Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 171 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH



NGUYỄN QUANG ANH





HOμN THIÖN C¥ CHÕ PH¸P Lý NH¢N D¢N
KIÓM SO¸T QUYÒN LùC NHμ N¦íC ë VIÖT NAM





LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC









HÀ NỘI - 2015

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH





NGUYỄN QUANG ANH





HOμN THIÖN C¥ CHÕ PH¸P Lý NH¢N D¢N
KIÓM SO¸T QUYÒN LùC NHμ N¦íC ë VIÖT NAM


Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số : 62 38 01 01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC



Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. TRẦN NGỌC ĐƯỜNG





HÀ NỘI - 2015



LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả số liệu nêu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng, chính xác của các cơ quan chức năng đã
công bố.

Tác giả luận án


Nguyễn Quang Anh















MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU 1
Chương 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
8
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 8
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 19
1.3. Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu 26
Chương 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ
NHÂN DÂN KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
29
2.1. Khái niệm, các yếu tố cấu thành và mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành
cơ chế, vai trò, mục đích, tiêu chí hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân
kiểm soát quyền lực nhà nước 29
2.2. Nội dung và phương thức hoạt động của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm
soát quyền lực nhà nước 45
2.3. Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở một số nước và
những giá trị tham khảo cho Việ
t Nam 55
Chương 3:
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG CƠ
CHẾ PHÁP LÝ NHÂN DÂN KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở
VIỆT NAM
69
3.1. Lịch sử hình thành và phát triển cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền
lực nhà nước ở Việt Nam 69
3.2. Thực trạng tổ chức, hoạt động của các thiết chế và các yếu tố bảo đảm của
cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước, hạn chế và
nguyên nhân hạn chế 80

Chương 4:
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ
NHÂN DÂN KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
111
4.1. Quan điểm hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà
nước ở Việt Nam 111
4.2. Các giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà
nước ở nước ta hiện nay 119
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN


CNXH : Chủ nghĩa xã hội
HĐND : Hội đồng nhân dân
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc
Nxb : Nhà xuất bản
TTND : Thanh tra nhân dân
UBND : Ủy ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa






1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền lực nhà nước vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực. Mặt tích
cực là quyền lực nhà nước có sức mạnh bảo đảm hoạt động hướng đích của xã
hội, giải quyết các mâu thuẫn xã hội, phục vụ lợi ích của cộng đồng và của mỗi
cá nhân. Mặt tiêu cực là quyền lực nhà nước có khuynh h
ướng lộng quyền và
lạm quyền trong quá trình vận động, phát triển. Đó gọi là sự tha hóa của quyền
lực nhà nước - một yếu tố cấu thành khách quan của hoạt động thực thi quyền
lực nhà nước. Quyền lực nhà nước khi bị tha hóa thì đều dẫn đến những hậu quả
tai hại mà người phải gánh chịu chính là nhân dân. Nhà nước là chủ thể nắm giữ
quyền lực to lớn nh
ất với phạm vi quản lý rộng khắp các lĩnh vực cùng các loại
nguồn lực dồi dào của xã hội. Điều này tạo ra nguy cơ nhà nước có thể vượt quá
các phạm vi, giới hạn mà nhân dân giao cho và sự lạm dụng quyền lực nằm ngay
bên trong nhà nước chứ không phải từ bên ngoài tác động vào. Do tính chất đặc
biệt của quyền lực nhà nước như vậy, nên ngay từ khi ra đời cho tới nay, vấn đề

kiểm soát quyền lực nhà nước luôn được đặt ra với những phương thức thực
hiện khác nhau. Theo đó, ở đâu có quyền lực thì ở đó phải có kiểm soát quyền
lực để quyền lực không trở thành tuyệt đối. Hoạt động thực thi quyền lực nhà
nước gồm ba yếu tố cấu thành: trao quyền, sử dụng quyền và kiểm soát quyền.
Khi mặc nhiên thừa nhậ
n quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân và của nhân
dân, không để xảy ra việc dân trao quyền rồi mất quyền thì tất yếu nhân dân phải
kiểm soát. Nhân loại, bằng kinh nghiệm lịch sử đầy máu và nước mắt đã chỉ ra
rằng quyền lực nhà nước phải có giới hạn và phải bị giới hạn, phải được kiểm
soát và hơn thế nữa phải được kiểm soát ch
ặt chẽ, nhất là trong chế độ dân chủ,
pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Để đạt được điều đó, nhất thiết phải hoàn thiện cơ

chế kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung, hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân
dân kiểm soát quyền lực nhà nước nói riêng.
Ở nước ta, kiểm soát quyền lực nhà nước là vấn đề mới nên chưa có
nhận thức đầy đủ, đúng
đắn trong việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý

2
nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Vì thế, mặc dầu tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân được hiến pháp ghi nhận, nhưng sau khi nhân dân giao
quyền, nhân dân ủy quyền quyền lực nhà nước của mình cho nhà nước, nhân
dân chưa trở thành chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước mà mình đã giao.
Tình trạng lộng quyền, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực trong bộ máy nhà
nước vẫn thường xẩy ra xâm ph
ạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của con
người, của công dân, nhưng nhân dân chưa có cơ chế pháp lý để kiểm soát
quyền lực nhà nước một cách hữu hiệu.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung,
phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà
nước thu
ộc về nhân dân” [51, tr.85]; tổ chức và hoạt động của nó dựa trên một
trong những nguyên tắc nền tảng: “Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự
phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” [51, tr.85]. Đây là bước phát triển quan
trọng về nhận thức của Đảng đối với việc kiểm soát quyền lực nhà nước trong
xây dựng nhà nước pháp quy
ền XHCN ở Việt Nam. Cương lĩnh khẳng định:
“Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc

sống ở mỗi cấp, trên tất c
ả các lĩnh vực" [51, tr.84-85] và “Nhân dân thực hiện
quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và
các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện" [51, tr.85]…
Thể chế hóa các tư tưởng nói trên, Hiến pháp năm 2013 quy định:
"Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân
chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ
quan khác của Nhà nước" [106, tr.10]; "Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công
chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tuỵ phục vụ Nhân dân, liên hệ
chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân"

3
[106, tr.11]; "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện dân chủ, tăng cường
đồng thuận xã hội, giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, Nhà
nước" [106, tr.11-12]; “Công đoàn… tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát
hoạt động của cơ quan nhà nước…" [106, tr.12-13] và các quy định về
quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (từ Điều 14 đến
Điều 49, Hiến pháp năm 2013). Như vậy, Hiến pháp năm 2013
đã xác lập cơ
sở hiến định để xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát
quyền lực nhà nước.
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: "Hoàn thiện
cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam" để
nghiên cứu, viết luận án tiến sĩ Luật học với mong muốn làm sáng tỏ các vấn
đề lý luận và thực tiễn về hoàn thi
ện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền
lực nhà nước, góp phần đưa Hiến pháp năm 2013 vào cuộc sống, nhằm xây
dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thật sự
của dân, do dân và vì dân, là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Mục đích của Luận án là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn
thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Trên cơ sở đó đề
xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát
quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
Để thực hiện mục đích trên, Luận án có các nhiệm vụ sau:
- Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài: Hoàn thiện cơ chế
pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở trong và ngoài nước, từ đó
rút ra nhữ
ng vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận việc hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân
kiểm soát quyền lực nhà nước, bao gồm: Khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu
thành và mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành cơ chế, vai trò, mục đích, tiêu
chí hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước; nội
dung và phương thức vận hành củ
a cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền

4
lực nhà nước; cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở một số
nước và những giá trị tham khảo cho Việt Nam.
- Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của cơ chế pháp lý nhân dân
kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam thông qua việc phân tích các thể chế
từ năm 1945 đến nay; đánh giá thực trạng tổ chức, hoạt động của các thiết chế
và các yếu tố bảo
đảm của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà
nước; hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.
- Đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân
kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân

kiểm soát quy
ền lực nhà nước ở Việt Nam. Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền
lực nhà nước này là Nhân dân - chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước. Cụ
thể là Nhân dân với tư cách là một chủ thể thống nhất, các thiết chế đại diện
nhân dân (tổ chức phi chính phủ), các phương tiện truyền thông đại chúng,
các thiết chế dân chủ ở cơ sở và cá nhân công dân thực hiện kiểm soát quyền
lực nhà n
ước.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Kiểm soát quyền lực nhà nước vừa được thực hiện bởi cơ chế pháp lý do
nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước tiến hành, vừa được thực
hiện bằng cơ chế pháp lý do các chủ thể là các cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp kiểm soát lẫn nhau, vừa
được thực hiện bằng cơ chế pháp lý
độc lập do một chủ thể độc lập chuyên
trách được hiến pháp quy định như: Toà án hiến pháp, Hội đồng bảo hiến…
Luận án này chỉ nghiên cứu về hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân với
tư cách là người chủ quyền lực nhà nước tiến hành kiểm soát. Tuy nhiên, Luận
án có đề cập đến mối quan hệ giữa các chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước
trong tổng thể cơ ch
ế kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.

5
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
- Cơ sở lý luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các quan
điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc v
ề nhân
dân; phát huy quyền làm chủ của nhân dân và dân chủ xã hội chủ nghĩa, vì mục

tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
- Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được các mục đích, nhiệm vụ nghiên
cứu nói trên, Luận án sử dụng: phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác-Lênin để nghiên cứu các vấn đề
liên quan đến nội dung đề tài. Về phương pháp cụ thể, Luận án sử dụng các
phương pháp sau đây:
+ Phương pháp phân tích tài liệu. Phương pháp này được áp dụng để
phân tích các tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp. Tài liệu sơ cấp bao gồm: các
văn bản pháp luật và văn kiện của Đảng có liên quan, các công trình khoa học,
số liệu thống kê chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tài liệu thứ
cấp bao gồm: các bài báo, tạp chí, kết luận, phân tích đã được các tác giả khác
thực hiện.
+ Phương pháp chuyên gia được sử dụng để thu thập thông tin và ý
kiến của những chuyên gia, các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu về luật
hiến pháp, lý luận nhà nước và pháp luật về các vấn đề lý luận và nhận xét,
đánh giá thực trạng vận hành của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền
lực nhà nước.
+ Phương pháp thống kê
để thống kê số liệu, phân tích, đánh giá thực
trạng cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
+ Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng hợp các số liệu, tri thức
có được từ hoạt động phân tích tài liệu, phỏng vấn, hỏi chuyên gia. Việc tổng
hợp nhằm mục đích đưa ra những luận giải, nhận xét và đề xuất củ
a tác giả
luận án ở các chương về thực trạng và quan điểm, giải pháp.

6
+ Phương pháp luật học so sánh được sử dụng để nghiên cứu mô hình,
kinh nghiệm của một số nước, từ đó rút ra những giá trị tham khảo cho
Việt Nam.

+ Phương pháp quy nạp và diễn dịch để khái quát hóa hoặc cụ thể hóa
đối tượng, nội dung, vấn đề nghiên cứu, đảm bảo chính xác, khách quan và có
lý trong xây dựng các vấn đề có tính lý luận.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án “Hoàn thi
ện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực
nhà nước ở Việt Nam"có một số đóng góp mới sau đây:
Thứ nhất, Luận án đã bổ sung, xây dựng được cơ sở lý luận của việc
hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước trong điều
kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam một cách khoa học, hệ
thống và toàn diện. Theo đ
ó, Luận án đã làm rõ được khái niệm, đặc điểm, các
yếu tố cấu thành và mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành cơ chế, vai trò, mục
đích, tiêu chí hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà
nước; nội dung và phương thức vận hành của cơ chế; khảo sát cơ chế pháp lý
nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở một số nước và rút ra được những
giá trị tham kh
ảo cho Việt Nam.
Thứ hai, Luận án đã khái quát, phân tích lịch sử hình thành và phát triển
cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước chủ yếu thông qua các
thể chế từ năm 1945 đến nay; đánh giá thực trạng tổ chức, hoạt động của các
thiết chế và các yếu tố bảo đảm của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền
lực nhà nước; chỉ rõ những hạn chế và nguyên nhân hạn chế
của cơ chế pháp lý
nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Đây là những cơ
sở thực tiễn quan trọng, có tính khoa học làm căn cứ cho việc hoàn thiện cơ chế
pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
Thứ ba, từ kết quả nghiên cứu nêu trên, Luận án đề xuất các quan điểm
và giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lự
c nhà nước

ở Việt Nam một cách khoa học, khả thi.

7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
- Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ góp phần xây dựng cơ sở lý luận
khoa học cho việc hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà
nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Luận án góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập của cơ chế pháp lý
nhân dân kiểm soát quy
ền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay bằng việc hoàn
thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước theo tinh thần và
nội dung mới của Hiến pháp năm 2013.
- Luận án là nguồn tài liệu tham khảo tin cậy và cần thiết phục vụ hoạt
động nghiên cứu khoa học và giảng dạy trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở
đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu của tác
giả đã công bố liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm 4 chương, 10 tiết.








8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về kiểm soát quyền lực nhà nước
Quyền lực nhà nước và cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước được đề
cập nhiều trong các công trình và diễn đàn khoa học, trên các sách, báo, tạp chí
trong những năm gần đây. Ngoài tính tất yếu, khách quan và cấp thiết, vấn đề
kiểm soát quyền lực nhà nước đang là đề tài được luận bàn, nghiên cứu trên
nhiều phương diện khác nhau cả về luậ
t học, chính trị học, hành chính học, triết
học, cả ở phương diện quốc gia và quốc tế. Có thể nêu một số công trình tiêu
biểu sau đây:
- Cuốn sách Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới [59] của tác giả Trần Ngọc Đường và cuốn sách: Một số
vấn đề về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong xây d
ựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [61], do Trần Ngọc Đường chủ
biên đã giải quyết một cách tương đối có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn
mối liên hệ giữa nhân dân với nhà nước - chủ thể tối cao của quyền lực nhà
nước; giữa Đảng với Nhà nước - chủ thể lãnh đạo nhà nước và giữa các cơ
quan nhà nước vớ
i nhau; đi sâu nghiên cứu về phân công, phối hợp và kiểm
soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam. Đề tài đã tiếp cận khoa học vấn đề nguồn gốc, đặc điểm, bản chất, xu
hướng của quyền lực nhà nước; chỉ ra được những điểm hạn chế của tổ chức
quyền lực nhà nước theo mô hình Xô viết và sự tác động,
ảnh hưởng đối với
Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện và
kiến nghị liên quan trực tiếp đến phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực
nhà nước trong mối liên hệ với các chủ thể cấu thành hệ thống chính trị ở Việt
Nam. Tuy nhiên, công trình chưa đi sâu nghiên cứu cơ chế, các phương thức,

hình thức nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Vi
ệt Nam.

9
- Cuốn sách: Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực với việc sửa đổi
Hiến pháp năm 1992 [63] của tác giả Trần Ngọc Đường. Đây là công trình khoa
học được nghiên cứu có hệ thống nhất về lý luận tổ chức thực thi quyền lực nhà
nước mà trung tâm là phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước.
Trên cơ sở lý luận khoa học và liên hệ thực tiễn sinh độ
ng, thuyết phục tác giả đã
luận chứng, đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân công, phối hợp
và kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Đây là công trình quan trọng, hữu
ích giúp nghiên cứu sinh thực hiện đề tài của mình. Tuy nhiên, cuốn sách này
chủ yếu chỉ đề cập đến cơ chế kiểm soát bên trong giữa các nhánh quyền lực nhà
nước về lập pháp, hành pháp và tư pháp mà không đ
i sâu cơ chế nhân dân kiểm
soát quyền lực nhà nước.
- Cuốn sách: Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà
nước ở nước ta hiện nay [133] do Đào Trí Úc và Võ Khánh Vinh đồng chủ biên.
Cuốn sách tập hợp nhiều bài viết của nhiều nhà khoa học về giám sát việc thực
hiện quyền lực nhà nước. Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn, các tác giả khẳng
định giám sát quyền lực nhà nướ
c là điều tất yếu, ở đâu có quyền lực thì ở đó
phải có giám sát để quyền lực được bảo đảm vận hành đúng hướng, tích cực. Từ
phân tích, đánh giá những hạn chế, bất cập trong hoạt động thực tiễn của cơ chế
giám sát quyền lực nhà nước ở Việt Nam, các tác giả chỉ rõ sự khác biệt giữa
giám sát bên trong hệ thống quyền l
ực nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước
và giám sát bên ngoài, không mang tính quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, công
trình chưa nghiên cứu sâu về đặc điểm, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương

thức, hậu quả pháp lý của cơ chế nhân dân giám sát quyền lực nhà nước cũng
như cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước từ nhân dân.
- Cuốn sách: Quyền lực nhà nước và quyền công dân [78] của tác giả
Đinh Vă
n Mậu. Tác giả thống nhất với các quan điểm: Quyền lực nhà nước thực
chất là quyền lực của nhân dân, nhưng cho rằng nhân dân không thể thực hiện
được hết quyền lực của mình một cách đơn lẻ mà phải ủy quyền cho nhà nước,
nhà nước thực hiện quyền đó thông qua cơ quan nhà nước. Nhà nước do nhân

10
dân thiết lập và trao quyền lực, nghĩa là quyền lực nhân dân trở thành quyền lực
nhà nước. Quyền lực đó thể hiện ý chí của nhân dân và được bảo đảm thực hiện
bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Nhà nước khi sử dụng quyền lực sẽ
nảy sinh xu hướng lộng quyền và lạm quyền. Vì vậy, phải kiểm soát đối với
quyền lự
c nhà nước để quyền tự do và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công
dân không bị xâm phạm. Tuy nhiên, công trình chưa nghiên cứu sâu vấn đề cơ
chế pháp lý nói chung, cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt
Nam nói riêng.
Thời gian gần đây nhiều ý kiến của các nhà khoa học đặt ra vấn đề giới
hạn quyền lực nhà nước, hạn chế quyền lực nhà nước, chế ngự quyền lự
c nhà
nước, kiểm soát quyền lực nhà nước, đối trọng, kiềm chế quyền lực nhà nước…
trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Bởi lẽ, các
tác giả cho rằng người có khả năng lạm quyền, cửa quyền, tham nhũng không
phải nhân dân, mà chính là ở các cơ quan sử dụng quyền lực công. Do đó, quyền
lực công phải bị giới hạn, kiểm soát và giám sát. Trong đ
ó tất yếu phải có sự
kiểm soát của nhân dân. Tiêu biểu có các công trình sau:
- Cuốn Sự hạn chế quyền lực Nhà nước [41] của tác giả Nguyễn Đăng

Dung. Đây là cuốn sách viết dưới phương diện khoa học luật hiến pháp, tập
trung lý giải về sự cần thiết phải giới hạn quyền lực nhà nước và nội dung của
việc hạn chế quyền lực nhà nướ
c. Coi sự hạn chế quyền lực nhà nước như là
biểu hiện khách quan của việc tổ chức nhà nước pháp quyền, dân chủ. Trung tâm
của sự hạn chế quyền lực nhà nước là tổ chức quyền lực nhà nước phải được
phân công, phân nhiệm rõ ràng theo chiều dọc và chiều ngang và phải có sự
kiểm tra, giám sát. Tác giả viện dẫn nhiều mô hình tổ chức quyền lực nhà nước
và các phương thứ
c hạn chế quyền lực nhà nước trên thế giới để đề xuất những
yêu cầu hạn chế quyền lực nhà nước ở Việt Nam như: Tổ chức lại cấu trúc
quyền lực nhà nước; hoạt động tự do báo chí; bằng sự công khai, minh bạch của
chính quyền; bằng bỏ phiếu trưng cầu ý dân; bằng tòa án độc lập… Nhưng tác

11
giả chưa đề cập cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước và trách nhiệm
của Nhà nước trong tạo lập cơ chế đó.
- Sách chuyên khảo Kiểm soát quyền lực nhà nước - Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay [153] của tác giả Trịnh Thị Xuyến. Dưới góc
độ chính trị học, tác giả đã làm sáng tỏ vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước ở
Việt Nam trong điều kiện hiện nay trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, cuốn
sách tập trung nghiên cứu, phân tích các vấn đề cơ bản như: cơ sở lý luận về
kiểm soát quyền lực nhà nước; thực tiễn kiểm soát quyền lực nhà nước ở một số
nước tiêu biểu như Mỹ, Anh, Xingapo, Malaixia, Nhật Bản; thực tiễn kiểm soát
quyền lực nhà nước ở Việt Nam, những mâu thuẫn, bất cập trong kiểm soát
quyền lực nhà nước mà Việt Nam đang và sẽ phải giải quyết trong tiến trình phát
triển; phương hướng và những giải pháp chủ yếu cho kiểm soát quyền lực nhà
nước ở Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả chỉ đề cập đến “một số vấn đề lý luận và
thực tiễn" của nội dung kiểm soát quyền lực nhà nước chứ chưa đề cập đến cơ
chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.

- Sách chuyên khảo Tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước [121] của
tác giả Thái Vĩnh Thắng. Tác giả vi
ện dẫn quan điểm của Jean Jacquens
Rousseau về kiểm soát quyền lực nhà nước cách đây gần 250 năm và khẳng
định đến nay vẫn còn nguyên giá trị; khoa học về quản lý nhà nước ngày nay
đã tiến bộ vượt bậc nhưng công nghệ tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước
vẫn còn nhiều điều bất cập. Do đó, tác giả đã nghiên cứu, phân tích, lý giải
cách thức tổ chức và ki
ểm soát quyền lực nhà nước trong các kiểu, mô hình
nhà nước phong kiến Việt Nam, các nhà nước tư sản, các nhà nước xã hội chủ
nghĩa ở Liên Xô, Trung và Đông Âu (trước 1991); nước Nga và các nước
Trung, Đông Âu ngày nay; tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt
Nam kể từ hiến pháp năm 1946 đến nay. Đây là công trình khoa học nghiêm
túc, có chất lượng và ý nghĩa trong việc rút ra các nguyên lý, kinh nghiệm về tổ
chức và kiểm soát quyền lực nhà n
ước nhằm xây dựng và hoàn thiện bộ máy
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam.

12
Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến vấn đề cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát
quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
- Luận án tiến sĩ Luật học của Trương Thị Hồng Hà về Hoàn thiện cơ chế
pháp lý đảm bảo chức năng giám sát của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam [65]. Trên cơ sở tiếp cận, phân tích về
cơ chế, làm sáng tỏ khái
niệm cơ chế pháp lý, các yếu tố cấu thành và mối quan hệ mật thiết giữa các yếu
tố tạo nên hệ thống cơ chế pháp lý, Luận án là một công trình nghiên cứu công
phu có tính khoa học cao về hoàn thiện cơ chế pháp lý. Đây là công trình có ý
nghĩa tham khảo về mặt lý luận cho việc hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực
nhà nước bằng thực hiện dân chủ đạ

i diện ở Việt Nam.
- Luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn Chí Dũng, Cơ chế pháp lý giám sát
hoạt động tư pháp ở Việt Nam [44]. Đây là công trình mà tác giả chủ yếu đi sâu
phân tích về cơ chế pháp lý giám sát đối với các hoạt động tư pháp của các chủ
thể là các cơ quan nhà nước, bên trong bộ máy nhà nước, còn giám sát do các
chủ thể mang tính nhân dân, không phải là cơ quan nhà nước, không mang tính
quyền lực nhà nước thì tác gi
ả chưa nghiên cứu sâu.
Các công trình nghiên cứu trên, cơ bản đều cho rằng: quyền lực nhà nước
có nguồn gốc từ nhân dân, thuộc về nhân dân, thống nhất ở nhân dân. Để quyền
lực đó không bị tha hóa và vận hành trong giới hạn, khuôn khổ nhân dân giao
cho thì quyền lực nhà nước phải bị kiểm soát. Vấn đề kiểm soát quyền lực nhà
nước được coi là vấn đề mới, rộng, phức tạp nhưng là t
ất yếu, khách quan trong
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tuy nhiên, cơ chế
kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát
quyền lực nhà nước nói riêng ở Việt Nam còn chưa hoàn thiện về mặt nhận thức,
lý luận cũng như về thể chế và tổ chức thực hiện. Vì thế, kiểm soát quyền lực
nhà nước của nhân dân còn hình thức, thiếu tính kh
ả thi, đặc biệt là các điều kiện
đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân còn bất cập, khả năng ngăn ngừa tình
trạng lạm dụng quyền lực của các cơ quan nhà nước còn yếu. Điều đó đặt ra yêu
cầu phải hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở
Việt Nam trong thời gian tới.

13
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về cơ chế pháp lý nhân dân kiểm
soát quyền lực nhà nước
Kiểm soát quyền lực nhà nước vừa được thực hiện bởi cơ chế bên trong bộ
máy nhà nước và cơ chế bên ngoài bộ máy nhà nước. Cơ chế bên trong theo chiều

ngang là hoạt động kiểm soát quyền lực do các cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; chiều dọc là giữa trung ương với địa
phương trong một bộ máy nhà nước thống nhất. Cơ chế bên ngoài, là cơ chế do
các chủ thể là những tổ chức đại diện nhân dân, không phải là cơ quan nhà nước,
không mang tính quyền lực nhà nước và cá nhân công dân thực hiện bằng cơ chế
dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp đối với quyền lực nhà nước. Mỗi cơ chế đều
có mặt ưu điểm và hạn ch
ế riêng, nhưng chúng có mối liên hệ tác động với nhau
hướng đích trong một thể thống nhất tạo ra hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện
kiểm soát quyền lực nhà nước. Sau đây là những công trình nghiên cứu liên quan
đến cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước:
- Cuốn sách: Mối quan hệ pháp lý giữa cá nhân công dân với nhà nước
[60] của tác giả Trần Ngọc Đường và Chu Văn Thành. Các tác giả khẳng đị
nh
quan hệ bình đẳng giữa nhà nước và công dân về quyền và nghĩa vụ trước pháp
luật; nhân dân có vai trò tham gia các hoạt động quản lý nhà nước, kiểm soát
quyền lực nhà nước với tư cách là chủ thể của quyền lực nhà nước. Trên cơ sở
viện dẫn các quan điểm của Đảng trong hệ thống văn kiện, cương lĩnh và hiến
pháp, pháp luật quy định về bản chất nhà nước, đị
a vị làm chủ của nhân dân, các
tác giả chỉ rõ nhân dân đương nhiên phải có đầy đủ quyền của người làm chủ,
đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ của mình, nhưng để đảm bảo quyền, nghĩa vụ
đó thực sự hữu hiệu thì phải được pháp luật quy định chi tiết, cụ thể. Pháp luật
chính là những bảo đảm để nhân dân thực hiện quyền kiểm soát c
ủa mình đối
với quyền lực nhà nước.
- Sách chuyên khảo Vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc thực
hiện quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta hiện nay [86] của tác giả Nguyễn
Thị Hiền Oanh. Dưới góc độ chính trị học, tác giả đã đề cập đến cơ sở lý luận và
thực tiễn về hoạt động của Mặt tr

ận Tổ quốc Việt Nam, tập trung nghiên cứu về

14
mối quan hệ giữa MTTQ và quyền làm chủ của nhân dân, trước hết chủ yếu là
quyền làm chủ về chính trị. Trên cơ sở thực tiễn, tác giả tìm hiểu và đánh giá
thực trạng của MTTQ trong việc đại diện thực hiện quyền làm chủ của nhân dân
thời gian qua còn có nhiều hạn chế, bởi vì những quy định của pháp luật chủ yếu
còn chung chung, chưa cụ thể về trách nhiệ
m, hậu quả pháp lý cũng như điều
kiện để bảo đảm quyền giám sát của MTTQ đối với quyền lực nhà nước, do đó
chất lượng hiệu quả hoạt động còn thấp, chưa đáp ứng đòi hỏi của người dân. Vì
vậy, cải cách và hoàn thiện bộ máy nhà nước nhằm tạo điều kiện để nhân dân
tham gia đóng góp, xây dựng cũng như giám sát, kiểm tra
đối với hoạt động của
nhà nước và cán bộ công chức, viên chức, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân
đối với nhà nước là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện.
- Công trình Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [124] do tác giả Lê Minh
Thông chủ biên. Công trình là kết quả nghiên cứ
u của đề tài KX 10-01 thuộc
chương trình khoa học cấp nhà nước về Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống
chính trị ở nước ta trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và chủ động hội nhập quốc tế. Khẳng định việc đổi mới hệ thống chính trị
thực chất là đổi mới quan hệ giữa đảng, nhà nướ
c và các tổ chức chính trị - xã
hội là quan hệ với nhân dân, với xã hội. Nhà nước phải lấy dân làm gốc, mọi
hoạt động đều phải hướng vào việc phụng sự nhân dân, phục tùng ý chí, nguyện
vọng của nhân dân và chịu sự kiểm soát của nhân dân. Công trình nghiên cứu đã
chỉ ra sự bất cập giữa các mối quan hệ trong hệ thống chính trị hiện nay và đề
cập biện pháp khắc phục trong thờ

i gian tới, trong đó có đặt vấn đề đổi mới tổ
chức hoạt động của MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội để thực hiện có hiệu quả
hơn chức năng giám sát và phản biện đối với hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Đề tài khoa học cấp cơ sở: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam trong hệ thống chính trị [91] do Lê Minh Quân làm ch
ủ nhiệm. Công trình
đã nghiên cứu, luận giải những vấn đề cơ bản của quyền lực nhà nước, mối quan
hệ giữa quyền lực nhà nước với với quyền lực đảng chính trị và các tổ chức
chính trị - xã hội ở Việt Nam từ đó đưa ra các quan điểm hoàn thiện nhà nước

15
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tuy nhiên, công trình chưa nghiên
cứu về cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
- Cuốn sách Nhà nước và trách nhiệm của Nhà nước [42] của tác giả
Nguyễn Đăng Dung. Theo tác giả thì hiện nay, muốn tồn tại, mọi nhà nước đều
phải là nhà nước dân chủ, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân để phân tích,
luận giải tính chính đáng và ch
ịu trách nhiệm của Nhà nước. Từ lý thuyết chủ
quyền nhân dân đặt ra vấn đề nhà nước của dân, do dân, vì dân phải là nhà nước
có trách nhiệm. Có trách nhiệm chính là nhà nước phải chịu sự kiểm soát của
nhân dân để nhà nước không trở nên vô trách nhiệm, độc tài và chuyên chế. Có
thể nói đây là một công trình nghiên cứu có mối liên hệ chặt chẽ với các công
trình trước đó của tác giả. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến nội dung hoàn
thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
- Sách chuyên khảo Cơ sở lý luận và các nguyên tắc cơ bản để hình thành
và quản trị các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam [38] của tác giả Nguyễn Mạnh
Cường. Tác giả đã tập trung chủ yếu vào việc đưa ra các vấn đề lý luận và thực
tiễn về tổ chức xã hội dân sự
ở Việt Nam, trong đó có đề cập vấn đề giám sát của
các tổ chức xã hội đối với việc thực hiện chính sách của nhà nước. Tuy nhiên, đó

chỉ là sự tham gia của một số chủ thể mang tính xã hội trong thực hiện kiểm soát
quyền lực nhà nước.
- Sách chuyên khảo Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn [135] do
Đào Trí Úc, Phạm Hữu Nghị đồng chủ biên. Trên cơ sở nghiên cứu phân tích về
đặc trưng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam các tác giả
cho rằng cần thiết xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh mà ở đó phải bảo
đảm quyền giám sát của nhân dân đối với việc thực thi quyền lực nhà nước, xây
dựng cơ chế
dân chủ và mở rộng xã hội dân sự ở Việt Nam. Tuy nhiên, là công
trình do nhiều tác giả nghiên cứu với vấn đề rộng, phức tạp nên chưa đề cập sâu
đến cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

16
- Sách chuyên khảo Vai trò của các tổ chức xã hội đối với phát triển và
quản lý xã hội [87] do các tác giả Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương
đồng chủ biên. Công trình đã phân tích sâu về vai trò của các tổ chức xã hội đối
với phát triển và quản lý xã hội ở Việt Nam. Công trình nêu lên vấn đề là làm thế
nào để các tổ chức xã hội tham gia vào hoạt động quản lý, phát triển xã hội có
hiệu quả thông qua hoạt động khác và hoạt độ
ng giám sát, phản biện đối với các
chính sách của nhà nước. Tuy nhiên, các tác giả chưa đề cập sâu đến vai trò của
các tổ chức xã hội với tư cách là những thiết chế của nhân dân trong hoạt động
kiểm soát quyền lực nhà nước.
- Sách chuyên khảo Cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của
bộ máy đảng và nhà nước - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn [136] do Đ
ào Trí
Úc chủ biên. Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu của nhiều tác giả về cơ

chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy Đảng và Nhà nước.
Các tác giả tập trung phân tích khoa học, có hệ thống về bản chất nền dân chủ
XHCN và yêu cầu xây dựng cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động
của bộ máy Đảng và Nhà nước trong điều kiện một Đảng cầm quyề
n. Xác định
vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ các chủ thể là MTTQ, các tổ chức thành
viên trong cơ chế nhân dân giám sát hoạt động của bộ máy Đảng và Nhà nước
cũng như thực trạng của cơ chế này ở nước ta. Công trình đã nghiên cứu kinh
nghiệm một số nước trên thế giới về cơ chế và hình thức giám sát của nhân dân
trong tổ chức thực hiện quyền lực quyền lự
c nhà nước, kinh nghiệm có thể vận
dụng ở Việt Nam và đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng giám sát
của nhân dân đối với bộ máy Đảng và Nhà nước. Giám sát của nhân dân đối
với hoạt động của bộ máy nhà nước là một nội dung quan trọng trong cơ chế
nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu trên
có giá trị tham khảo quan trọng cho việc nghiên cứu đề
tài: Hoàn thiện cơ chế
pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
- Đề tài: Vấn đề nhân dân giám sát các cơ quan dân cử ở nước ta hiện
nay [150] của Viện Khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh; Đề tài Hệ thống chính trị ở nông thôn nước ta hiện nay [28] do Hoàng

17
Chí Bảo làm chủ nhiệm. Các tác giả phân tích sâu, khoa học, cụ thể về bản chất
nền dân chủ XHCN mà nội dung căn bản là xây dựng cơ chế nhân dân làm chủ
bằng việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, thực hiện quyền kiểm soát,
giám sát thông qua các tổ chức đại diện của nhân dân ở cơ sở đối với các cơ
quan nhà nước và các chính sách của Nhà nước.
Những sách chuyên khảo và công trình nói trên cho thấy, các tác giả
đều

nghiên cứu, đề cập đến vấn đề kiểm soát, giám sát đối với quyền lực nhà nước.
Trong từng góc độ, các vấn đề đều nhận xét và khẳng định phải cần có sự kiểm
soát, giám sát hữu hiệu đối với quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, chưa có công
trình nào đề cập, nghiên cứu có hệ thống, toàn diện vấn đề hoàn thiện cơ chế
nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
ở Việt Nam.
- Luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn Mạnh Bình về Hoàn thiện cơ chế
pháp lý giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam
hiện nay [27]. Đây là công trình tác giả đi sâu vào phân tích, luận chứng cơ sở
lý luận và thực tiễn cũng như yêu cầu hoàn thiện cơ chế pháp lý giám sát xã hội
đối với việc thực hi
ện quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Tuy nhiên, giám sát xã
hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước trong luận án này chưa đi sâu
làm rõ cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước cả về lý luận lẫn
đánh giá thực trạng vận hành.
- Luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn Huy Phượng về Giám sát xã hội
đối với hoạt động của các cơ quan tư
pháp theo yêu cầu xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam [88]. Đây là công trình nghiên cứu có
chủ thể là Xã hội thực hiện chức năng giám sát đối với hoạt động của các cơ
quan tư pháp ở Việt Nam. Nội dung của Luận án hệ thống hoá cơ sở lý luận về
giám sát xã hội đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp; luận giả
i yêu cầu xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đòi hỏi phải tăng
cường giám sát xã hội đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp. Tuy nhiên,
Luận án chỉ nghiên cứu hình thức giám sát xã hội đối với các cơ quan tư pháp
mà chưa nghiên cứu cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước với đầy đủ
các phương thức kiểm soát đối với cả
ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.


18
- Trong những năm gần đây, nhất là trong dịp góp ý vào dự thảo xây dựng
Hiến pháp năm 2013 có nhiều bài viết liên quan đến cơ chế kiểm soát quyền lực
nhà nước, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước của các tác giả
như: GS.TS.Trần Ngọc Đường, GS.TS.Phan Trung Lý, GS.TS.Hoàng Thị Kim
Quế, GS.TSKH. Đào Trí Úc, PGS.TS. Hoàng Thế Liên, PGS.TS.Vũ Hồng Anh,
PGS.TS.Võ Khánh Vinh, PGS.TS.Nguyễn Đăng Dung, PGS.TS.Chu Hồng
Thanh, GS.TSKH.Lê Văn Cảm, PGS.TS.Nguyễn Minh Đoan, PGS.TS.Nguyễn
Tất Viễn, PGS.TS. Đinh Xuân Thảo, PGS.TS. Bùi Xuân Đức, TS.Vũ Anh Tuấn,
TS. Lương Minh Tuân, TS.Trần Thị Sáu, TS. Hoàng Thị Ngân, TS.Nguyễn Sĩ
Dũng và nhiều tác giả khác như: Huỳnh Đảm, Lê Đức Tiết, Trần Thanh Bình,
Nguyễn Mạnh Bình, Đỗ Huy Thường, Nguyễn Thị Doan, Bùi Thành Phần, Lê
Trọng Hanh là những chuyên gia cao cấp, nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà khoa
học, nhà giáo, nhà chính trị công tác ở các cơ quan như: Văn phòng Quốc hội,
Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương, Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, Viện nghiên cứu Lập pháp, các học viện, các trường đại học, các viện
nghiên cứu, các báo và tạp chí trung ương và địa phương có uy tín.
Nội dung các bài viết được công bố trong các tạp chí khoa học đã nghiên
cứu, luận bàn về vấn đề quyền lực nhà nước từ các phương diện khác nhau với
cách tiếp cận mới, đậm nét thực tiễn và xu thế phát triển xã hội,
đề cập vấn đề
dân chủ hóa xã hội nằm trong mối quan hệ, tác động của dân chủ hóa quyền lực
nhà nước. Với cách tiếp cận nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân
chủ trực tiếp và dân chủ đại diện mà trước đó chỉ thực hiện quyền lực nhà nước
bằng dân chủ đại diện, một số công trình nghiên cứu về dân chủ, coi dân chủ đờ
i
sống chính trị xã hội, dân chủ hóa tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
như là một hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước, trong đó dân chủ vừa là mục
tiêu vừa là động lực của phát triển xã hội. Một số bài viết đề cập đến vấn đề kiểm

soát quyền lực nhà nước, những yêu cầu của việc kiểm soát quyền lực nhà nước,
cơ chế kiểm soát, giám sát quyền lực nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng
nhà nước pháp quyền trong điều kiện ở Việt Nam…

19
Tóm lại, các công trình, luận án, bài viết nêu trên, dù ở phương diện chính
trị học, triết học, xã hội học hay luật học… đều có điểm chung thống nhất là:
muốn phát huy dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự
của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; dân chủ
vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của đất nước và tr
ở thành hiện thực xã
hội thì phải có một cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước hữu hiệu. Tuy nhiên,
chưa có công trình nào đề cập toàn diện, có hệ thống vấn đề hoàn thiện cơ chế
pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI
Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước đã có từ rất sớm trong lịch sử hình
thành và phát triển của lý thuyết phân quyền. Thời kỳ cổ đại, Aristotle đã đề cập
phương án phải phân chia quyền lực để kiểm soát lẫn nhau, trong tác phẩm Nền
chính trị (The politics). Thời kỳ cận đại, trong tác phẩm Khảo luận thứ hai về
chính quyền (Two treasures of government), J. Locke cho rằng trong thể chế
chính trị tự
do, quyền lực tối cao phải được phân cho các tổ chức, cá nhân nắm
giữ, không được tập trung trong tay một người hay một tổ chức nào.
Tuy nhiên, chỉ đến Motesquieu thì lý thuyết phân quyền mới đạt đến sự
hoàn thiện. Trong tác phẩm Tinh thần pháp luật (De L’Esprit des lois), ông cho
rằng cách tốt nhất để chống lạm quyền không phải là tập trung quyền lực nhà
nước mà phải phân chia quyền lực nhà nước thành ba quyền: Lập pháp, hành
pháp và tư pháp. Phân quy
ền là cơ sở để các nhánh quyền lực nhà nước tương
tác, phụ thuộc, kiềm chế, đối trọng, kiểm soát lẫn nhau để nhà nước không dẫn

đến chuyên quyền, độc đoán… Hiện nay, hầu hết các nước dân chủ tư sản đều
xây dựng mô hình nhà nước theo nguyên tắc phân quyền và cơ chế kiểm soát
được xác định ngay trong cơ cấu tổ chức nhà nước. Cơ chế này do chính các
nhánh quyền lực ki
ểm soát lẫn nhau trên cơ sở quy định của hiến pháp, pháp
luật, không để nhánh quyền nào được độc chiếm, chi phối quyền lực của các
nhánh còn lại. Ngoài ra, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước còn được xác định
từ các thể chế, thiết chế bên ngoài nhà nước rất đa dạng, phong phú. Đó là những

20
hạt nhân hợp lý đã được thực hiện phổ quát trên thế giới có hiệu quả, cần được
nghiên cứu nghiêm túc và vận dụng có chọn lọc ở Việt Nam.
Bên cạnh lý thuyết phân quyền, nhiều nhà tư tưởng cho rằng quyền lực
nhà nước là tập trung, thống nhất được tạo lập từ sự ủy quyền của nhân dân, do
đó nhân dân phải làm chủ quyền lực nhà nước thông qua thực hi
ện dân chủ trực
tiếp và dân chủ đại diện để kiểm soát quyền lực nhà nước. Điểm thống nhất
chung của các nhà tư tưởng theo quan điểm này là muốn có dân chủ, tự do thực
sự thì mọi quyền lực nhà nước phải do nhân dân kiểm soát. Để thực hiện được
điều đó cần thông qua hai hình thức: Một là, bầu cử trực tiếp, theo đa số chính
phủ, cá nhân người cầm quyền theo nhiệm kỳ. Hai là, sử dụng công luận với vai
trò là phương tiện giám sát, phản biện của nhân dân đối với quyền lực nhà nước.
Cả hai nội dung trên đều cần phải có tự do, dân chủ thực chất trên cơ sở trình độ
dân trí, cơ chế dân chủ và pháp luật nghiêm minh.
- Cuốn Bàn về tinh thần pháp luật [84] của Montesquieu đưa ra thuyết
phân chia quyền lực để
kiểm soát quyền lực Khi đưa ra thuyết phân quyền,
Montesquieu muốn giải quyết sự xung đột giữa các giai cấp trong xã hội (vua
chúa, quý tộc và thường dân) bằng cách san sẻ quyền lực chính trị cho mỗi giai
cấp để các giai cấp tự kiểm soát và kiềm chế lẫn nhau. Đề xướng mô hình ba

nhánh quyền lực nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) phải được phân
chia rành mạch, hoạt động theo nguyên tắc kiềm chế, đối trọng v
ới nhau “dùng
quyền lực kiểm soát quyền lực" để không dẫn đến chuyên quyền, độc đoán của
bất kỳ nhánh quyền lực nào. Tư tưởng đó có thể được xem là một trong các
chính thuyết quan trọng bậc nhất của nhân loại và là một trong các nguyên tắc
căn bản trong hiến pháp của nhiều quốc gia cho đến ngày nay. Tuy nhiên, tác
giả mới bàn chủ yếu về cơ chế kiểm soát quyền lực ngay bên trong b
ộ máy nhà
nước mà thôi.
- Cuốn Bàn về khế ước xã hội [108] của Jean jacques Rousseau: Ông cho
rằng bản chất quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân, chủ quyền nhân dân có
tính chất tối cao, không thể từ bỏ, không thể phân chia. Nhà nước được thiết lập

×