Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện thanh chương, tỉnh nghệ án đến năm 2020”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.08 KB, 96 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp, kế hoạch thể hiện ở sự khống chế
trực tiếp của Chính phủ đối với những hoạt động kinh tế xã hội thông qua quá trình đưa ra
những quyết định pháp lệnh phát ra từ Trung ương. Các chỉ tiêu kế hoạch được xác định
bởi các nhà kế hoạch trung ương tạo nên một kế hoạch kinh tế quốc dân toàn diện và đầy
đủ; nguồn nhân lực, vật tư chủ yếu và tài chính không phải được phân phối theo giá thị
trường và điều kiện cung cầu mà phân phối theo các nhu cầu của kế hoạch tổng thể, theo
những quyết định hành chính của các cấp lãnh đạo. Môi trường kinh tế - xã hội của quốc
gia và địa phương mang tính ổn định cao và được kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, tính chủ
động, sự sáng tạo, và sự tự chịu trách nhiệm của các địa phương không được phát huy, và
vì thế, chúng ta đã từng lâm vào khủng hoảng trong thập niên 80 của thế kỷ trước.
Trong nền kinh tế thị trường và đặc biệt, trước bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sự liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các chủ thể trong
nền kinh tế và với thế giới ngày càng lớn, bên cạnh các định hướng lớn của Nhà nước các
địa phương cần chủ động, sáng tạo và tự chụi trách nhiệm về kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội của chính mình mình. Các địa phương cần xác định rõ các tiềm năng, thế mạnh của
cốt lõi mình cùng với phân tích và dự báo các cơ hội, đe dọa quan trọng từ môi trường bên
ngoài trong từng giai đoạn để xây dựng các định hướng chiến lược lớn nhằm phát triển
kinh tế - xã hội. Đây là nền tảng rất căn bản để địa phương chủ động tiến hành quy hoạch
và xây dựng kế hoạch phát triển trong từng thời kỳ.
Thay đổi tư duy và đào tạo cán bộ đáp ứng được lập kế hoạch phát triển địa phương
là một vấn đề lớn của Chính phủ Việt Nam. Bắt đầu từ năm 2008, Bộ Kế hoạch và đầu tư,
với sự trợ giúp của UNDP, Cơ quan Hợp tác và Phát triển Ai-len và Pháp đồng tài trợ, đó
tổ chức nghiên cứu và biên soạn Bộ tài liệu đào tạo “Lập kế hoạch có tính chiến lược phát
triển kinh tế địa phương”. Dự án này đã thực hiện đào tạo cán bộ của nhiều địa phương
trong cả nước. Tuy vậy, làm thế nào để áp dụng các kiến thức này vào thực tiễn công việc
1
hoạch định phát triển kinh tế - xã hội vẫn là một vấn đề rất mới mẻ đối với các cán bộ xây
dựng kế hoạch ở cấp huyện.
Là người đứng đầu huyện Thanh Chương, đã từng chỉ đạo việc quy hoạch phát triển


kinh tế - xã hội cũng như xây dựng kế hoạch của huyện, đây vẫn thực sự là vấn đề rất mới
mẻ với tôi. Từ kinh nghiệm bản thân, việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch của huyện còn
mang tính kinh nghiệm, chủ quan, chưa có cơ sở khoa học vững chắc - và đặc biệt còn
mang tính dàn trải, chưa xác định được các vấn đề cốt lõi, và do vậy thiếu các đột phá
mang tính hệ thống và chiến lược. Môn học quản trị chiến lược được trang bị ở bậc cao
học của Trường Đại học Nha Trang và tài liệu “Lập kế hoạch có tính chiến lược phát triển
kinh tế địa phương” thực sự đã mang lại cho tôi một tầm nhìn khác và đáp ứng được
những trăn trở của tôi trong việc xác định các trọng điểm đột phá nhằm phát triển kinh tế -
xã hội của huyện. Đây là lý do để tôi lựa chọn đề tài “Chiến lược phát triển kinh tế xã hội
của huyện Thanh Chương đến năm 2020”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và phương pháp xây dựng chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương.
- Phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tê – xã hội của huyện
Thanh Chương nhằm xác định các mặt mạnh và yếu quan trọng.
- Phân tích, dự báo sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài đến sự phát
triển kinh tế xã hội của huyện để xác định được các cơ hội và đe dọa quan trọng.
- Xác định sứ mạng, các mục tiêu chiến lược và đề xuất các chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của huyện đến 2020.
- Đề xuất một số giải pháp thực thi chiến lược.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2
- Các yếu tố bên và các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển kinh
tế - xã hội của huyện Thanh Chương với tầm nhìn 2020.
- Nghiên cứu từ tháng 3/2012 đến tháng 9/2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp nghiên cứu lịch sử,
phương pháp chuyên gia. Cụ thể như sau:
Phương pháp thu thập dữ liệu

Số liệu sơ cấp: được thu thập qua thảo luận, trao đổi và phỏng vấn trực tiếp với Bí thư
huyện ủy – Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) huyện; Phó ban kinh tế- xã hội của Hội
đồng nhân dân huyện; 03 Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện; Phó chủ tịch
HĐND huyện; 12 trưởng các phòng, ban ngành chuyên môn cấp huyện; 05 Giám đốc
doanh nghiệp trên địa bàn.
Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Thanh Chương; Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến 2020 của Thanh Chương, Anh
Kỳ, Tân Sơn và tỉnh Nghệ An; Phòng thống kê huyện Thanh Chương.
Các công cụ sử dụng
Để thực hiện được mục tiêu đề ra trong quá trình phân tích đề tài đã sử dụng các công
cụ xây dựng chiến lược như: ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận đánh
giá các yếu tố bên trong (IFE), ma trận đề xuất các chiến lược SWOT.
5. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học: đề tài hệ thống hóa những vấn đề lý luận, phân tích, xây dựng
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đây thực sự vẫn là một vấn đề mới
mẻ với các lãnh đạo chính quyền cấp huyện. Mặc dù Bộ Kế hoạch và đầu tư đã có
tài liệu và các khóa tập huấn về cách thức lập kế hoạch có tính chiến lược phát triển
3
kinh tế địa phương, nhưng thực sự, tác giả đã không tìm được tài liệu tham khảo nào
chuẩn mực liên quan đến xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện.
Do vậy, với sự hiểu biết của mình, đây là một công trình đầu tiên nghiên cứu một
cách bài bản về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện.
Ý nghĩa thực tiễn: đề tài nghiên cứu giúp cho tác giả cũng như lãnh đạo huyện
Thanh Chương nhận ra các vấn đề quan trọng cốt lõi đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương. Trên cơ sở các cơ hội, đe dọa và điểm mạnh, điểm yếu quan
trọng đã giúp huyện xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mình nhằm
đạt được Tầm nhìn mong muốn đến 2020. Đây cũng sẽ là tài liệu quan trọng giúp
huyện rà soát lại Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thanh Chương đến 2020
nhằm tập trung các nguồn lực có thể huy động vào các điểm nhấn cốt lõi, giúp
huyện phát triển nhanh và bền vững.

6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nôi dung của luận văn gồm các chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về chiến lược và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã
hội của địa phương.
Chương 2: Phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế xã hội của
huyện Thanh Chương
Chương 3: Phân tích, dự báo tác động của các yếu tố bên ngoài đến sự phát triển
kinh tế xã hội của Thanh Chương.
Chương 4: Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện Thanh Chương
của Thanh Chương đến 2020.
Chương 5: Một số giải phát quan trọng để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã
hội của Thanh Chương đến 2020.
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN
LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG
1.1. Giới thiệu
Chương 1 nhằm mục đích giới thiệu cơ sở lý thuyết về chiến lược và hoạch định
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chương này bao gồm ba phần chính:
(i) giới thiệu các khái niệm; (ii) quy trình hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
địa phương; (ii) các công cụ hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương.
1.2. Các khái niệm
1.2.1. Tầm nhìn: Tầm nhìn chiến lược thể hiện các mong muốn, khát vọng cao
nhất, khái quát nhất mà tổ chức (ngành hoặc địa phương) muốn đạt được trong tương lai (5
năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa) [5, 8].
1.2.2. Mục tiêu: Mục tiêu là những trạng thái, những cột mốc, những tiêu đích cụ
thể mà tổ chức muốn đạt được trong một khoảng thời gian xác định.Trong thực tế người ta
thường chia ra: mục tiêu dài hạn/mục tiêu chiến lược và mục tiêu hàng năm/mục tiêu ngắn
hạn. Mục tiêu dài hạn là mục tiêu cho thời hạn trên một năm. Mục tiêu hàng năm là những
cái mốc mà tổ chức phải đạt được trong từng năm để đạt đến mục tiêu dài hạn. Hệ thống

mục tiêu phải có tính nhất quán, các mục tiêu ngắn hạn phải đảm bảo nhằm đạt được các
mục tiêu dài hạn của chiến lược và tích hợp có hiệu quả vào chiến lược chung [3, 5, 8].
1.2.3. Chiến lược (Strategy): Xét về nguồn gốc từ ngữ, từ Strategy xuất phát từ
chữ Strategos trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “vị tướng”. Ban đầu được sử dụng trong
quân đội chỉ với nghĩa giản đơn, để chỉ vai trò chỉ huy, lãnh đạo của các tướng lĩnh. Sau
dần được phát triển, thuật ngữ chiến lược dùng để chỉ khoa học và nghệ thuật chỉ huy quân
đội, chỉ những hành động để chiến thắng quân thù. Ngày nay, thuật ngữ chiến lược được
sử dụng rất rộng rãi trong nhiều mặt cuộc sống [1, 6].
5
Theo Alfred Chandler (1962),”chiến lược là việc xác định mục tiêu cơ bản dài hạn
của doanh nghiệp, chọn lựa tiến trình hoạt động và phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực
hiện các mục tiêu đó” (trích dẫn theo [1, 5]).
Trong điều kiện hiện nay, khi môi trường có những thay đổi lớn và diễn ra hết sức
nhanh chóng, thì cần quan tâm tới định nghĩa của Jonhson G và Scholes K (1999), theo tác
giả này, “ chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn, nhằm giành lợi
thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi
trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên hữu
quan” (trích dẫn theo [9]).
1.2.4. Khái niệm về phát triển kinh tế xã hội địa phương
Phát triển kinh tế xã hội địa phương (PTKTXHĐP) là một quá trình có sự tham gia
của mọi thành viên, trên mọi lĩnh vực hoạt động, nhằm tạo ra sự phát triển một cách có
hiệu quả trên mọi lĩnh vực đời sống KTXH của địa phương. Quá trình PTKTXHĐP hướng
tới các mục tiêu sau đây [8]:
Thứ nhất, PTKTXHĐP phải nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi
người, trong đó đặc biệt quan tâm đến đối tượng nghèo ở địa phương.
Thứ hai, PTKTXHĐP nhằm khuyến khích các khu vực nhà nước, tư nhân và xã
hội, thiết lập mối quan hệ hợp tác và cùng phối hợp giữa các thành phần này để tìm ra giải
pháp PTKTXHĐP có hiệu quả nhất.
Thứ ba, quá trình PTKTXHĐP phải tìm kiếm cách thức trao quyền cho các đối
tượng tham gia, sử dụng hiệu quả nguồn lực để đạt tới các mục tiêu ưu tiên.

Quá trình PTKTXHĐP là một quá trình mang tính định hướng lâu dài nhằm xác
định các giá trị đích thực mà địa phương muốn đạt tới, sử dụng các động lực phát triển
kinh tế một cách có hiệu quả.
1.2.5. Khái niệm về chiến lược phát triển kinh tế xã hội địa phương
6
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội địa phương là việc xác định các mục tiêu cơ bản
dài hạn mà địa phương muốn đạt tới trong tương lai, chọn lựa tiến trình hành động và đưa
ra những cách thức phân bổ nguồn lực của địa phương một cách có hiệu quả để thực hiện
mục tiêu đặt ra.
1.2.6. Hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội địa phương
“ Một quốc gia, một tổ chức không có chiến lược
Cũng giống như một con tàu không có bánh lái,
Không biết sẽ đi về đâu”
Đối với mỗi tổ chức chiến lược có vị trí quan trọng như bánh lái của mỗi con tàu,
nhờ có bánh lái con tàu mới có thể xác định được hướng đi, đích đến,cùng hải trình tối ưu
nhất để đi đến đích; nhờ có chiến lược tổ chức (hay ngành, địa phương ) thấy rõ được
mục đích và hướng đi của mình để có thể phát triển đúng hướng và hiệu quả [1, 3, 5].
Hoạch định chiến lược PTKTXHĐP là quá trình hình thành tầm nhìn, xác định các
mục tiêu chiến lược của địa phương và tìm kiếm giải pháp PTKTXHĐP trong tương lai
theo hướng có hiệu quả và thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của môi trường, sử
dụng tối ưu các nguồn lực của địa phương [8].
1.3. Quy trình hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội địa phương
Một quy trình hoạch định chiến lược PTKTXHĐP phải được xây dựng trên cơ sở
tiến hành trả lời một cách logic các câu hỏi: Hiện nay địa phương đang đứng ở đâu? Địa
phương muốn đi đến đâu trong tương lai? Làm thế nào để có thể đến được đích? Quy trình
hoạch định chiến lược PTKTXHĐP gồm có các bước cơ bản sau đây [8]:
Bước 1: Phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển KTXH của địa phương
Mục tiêu chính của bước này là nhận dạng được tình hình thực tế của địa phương
và xác định địa phương đang đứng ở đâu trong quá trình phát triển. Trên cơ sở đó tìm thấy
những mặt mạnh, yếu của địa phương .

7
Việc phân tích, đánh giá toàn diện các yếu tố tiềm năng và thực trạng PTKTXHĐP
cần làm rõ được các khía cạnh của bốn loại nguồn lực: con người/xã hội, tài chính, vật chất
và tự nhiên. Các nội dung cụ thể bao gồm:
(1) Phân tích tiềm năng của địa phương: bao gồm phân tích các nguồn lực của
địa phương, trong đó có nguồn lực vật chất gắn liền với đất như tài nguyên thiên nhiên, đất
đai, khoáng sản, không gắn với đất như lao động, vốn, tài chính; các nguồn lực phi vật chất
như khoa học công nghệ, trình độ nguồn nhân lực, yếu tố xã hội, lịch sử v.v Những đánh
giá này có liên quan trực tiếp đến việc lựa chọn phương án tăng trưởng nhanh, bền vững
trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của địa phương so với các khu vực khác.
(2) Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội: bao gồm các đánh giá về kinh
tế (tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực, khả
năng cạnh tranh, các nguồn vốn đầu tư xã hội, sự phát triển của thị trường, kết quả sản xuất
kinh doanh, các mối liên kết kinh tế), xã hội (thu nhập, bảo đảm nhu cầu cơ bản cho con
người, HDI, giới), môi trường.Những nội dung chính cần chú trọng khi đánh giá thực trạng
phát triển KT-XH của địa phương bao gồm:
- Thực trạng phát triển kinh tế: đặc biệt quan trọng là phải xác định và hiểu đuợc
hiện trạng về trình độ phát triển kinh tế của địa phương., các sự kiện kinh tế và các xu
hướng phát triển kinh tế. Ngoài ra, việc đánh giá cũng cần nêu bật được đặc điểm cơ bản
của các cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương: họ sản xuất gì? và mua các đầu vào ở
đâu?
- Thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật địa phương
Các yếu tố hạ tầng kỹ thuật thường biểu thị cho trình độ PTKTXHĐP. Bên cạnh đó,
chất lượng các yếu tố hạ tầng kỹ thuật đóng vai trò hết sức quan trọng trong môi trường đầu
tư của địa phương. Các nội dung đánh giá bao gồm: hiện trạng hệ thống giao thông; hiện
trạng hệ thống cấp nước, thoát nước; hiện trạng hệ thống cấp điện; hiện trạng phát triển đô
thị; trình độ khoa học công nghệ.
- Thực trạng phát triển các lĩnh vực xã hội – môi trường
8
Các chỉ tiêu xã hội là bộ phận quan trọng nhất phản ánh chất lượng đời sống dân cư.

Khi nền kinh tế càng phát triển thì các vấn đề xã hội càng được coi trọng. Khác với các chỉ
tiêu kinh tế, việc đánh giá thực trạng các vấn đề xã hội là khá thuận lợi vì hầu hết mọi lĩnh
vực xã hội đều có các định mức hướng dẫn của ngành, quốc gia: Bao gồm cả các tiêu chuẩn
quốc gia về số lượng, chất lượng: trường chuẩn quốc gia, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, các
chương trình dân số… Do vậy việc đánh giá các vấn đề xã hội trên địa bàn cần lấy tiêu chí
chuẩn quốc gia làm căn cứ để so sánh. Tuy nhiên các đánh giá cũng cần tính đến các yếu tố
biến động tự nhiên về qui mô và cơ cấu dân số, học sinh…. Các nội dung đánh giá thực
trạng xã hội bao gồm: dân số; thực trạng thu nhập và nghèo đói địa phương; thực trạng
ngành giáo dục- đào tạo; thực trạng về môi trường sinh thái.
Hiểu biết cơ bản về tình hình KTXH địa phương là yêu cầu rất quan trọng để xây
dựng chiến lược phát triển địa phương một cách hiệu quả. Do đó đòi hỏi phải làm rõ được
các điểm mạnh của địa phương để phát huy, nhận dạng những điểm yếu để khắc phục; thúc
đẩy các hoạt động kinh tế để khai thác các cơ hội; và giảm thiểu các mối đe doạ và các tác
động xấu.
Đây là phần việc mang tính chất tổng hợp lại những vấn đề đã phân tích trong các
nội dung phân tích và đánh giá tiềm năng và thực trạng PTKTXHĐP. Theo đó, trong mỗi
nội dung phân tích, đánh giá về tiềm năng và thực trạng (ví dụ: về nguồn lực tự nhiên, con
người/xã hội, vật chất, tài chính), chúng ta hãy xác định các điểm mạnh và các điểm yếu
của địa phương liên quan đến phát triển kinh tế bằng việc trả lời các câu hỏi dưới đây:
• Các điểm mạnh:
+ Các nguồn lực có thể coi là thế mạnh của địa phương so với các địa phương khác là
gì? (về các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội, văn hoá, con người, tài chính…).
+ Khả năng khai thác các điểm mạnh này như thế nào?
+ Với sự hỗ trợ hoặc khuyến khích đầu tư, những nguồn lực nào sẽ là điểm mạnh có
thể phát huy?
9
+ Các điểm mạnh (nếu có) từ phía các tổ chức, các cá nhân ở địa phương?
• Các điểm yếu
+ Điểm yếu và vấn đề tồn tại lớn nhất của địa phương là gì?
+ Cái gì là rào cản có thể hạn chế sự PTKTXHĐP (ví dụ: Cán bộ không qua đào tạo,

thiếu cơ sở hạ tầng, quá phụ thuộc vào chính quyền địa phương, không được giao đầy đủ
quyền lực)?
+ Các đơn vị kinh doanh đang đối mặt với những vấn đề gì khi làm việc với chính
quyền địa phuơng và các cấp khác của chính quyền?
+ Các nhân tố kìm hãm sự phát triển của các cơ sở kinh tế và các hoạt động
PTKTXHĐP (ví dụ: Nhu cầu đào tạo lại, kinh nghiệm quản lý yếu kém)?
+ Có các yếu tố môi trường (ví dụ: ô nhiễm) có tác động xấu đến sức khoẻ cộng
đồng, làm giảm chất lượng cuộc sống, tính hấp dẫn của khu vực và năng suất lao động của
công nhân không?
Bước 2: Phân tích, dự báo tác động của các yếu tố bên ngoài đến sự phát triển
KTXH của địa phương.
Triển vọng phát triển kinh tế của địa phương có thể được nhìn nhận từ phía các yếu
tố tác động từ bên ngoài. Nhận biết môi trường kinh tế chính trị xã hội trong nước và quốc
tế sẽ cho phép làm rõ những cơ hội tương lai cũng như những thách thức đối với sự phát
triển.
Cơ hội là những yếu tố chính bên ngoài địa phương hiện nay và tương lai, có ảnh
hưởng tích cực đến các hoạt động trong địa phương. Thách thức là các yếu tố ngoài địa
phương đe doạ các nguồn lực, các cơ hội hoặc các giá trị của địa phương. Việc xác định
cơ hội và thách thức nhằm xác định bản chất của sự thay đổi, để địa phương có thể tranh
thủ lợi ích từ sự thay đổi trong khi có thể giảm thiểu các tác động xấu có khả năng xảy ra.
Các cơ hội và thách thức xuất phát từ các yếu tố xã hội, chính trị hoặc công nghệ và có
10
thể bao gồm cả sự thay đổi sở thích của thị trường. Chúng có thể xuất phát từ những thay
đổi trong các quy định, chính sách của chính quyền cấp trên của địa phương. Các cơ hội,
thách thức và các vấn đề bên ngoài khác cần được xem xét đánh giá. Nội dung cụ thể bao
gồm:
- Bối cảnh quốc tế và khu vực: Xu hướng đầu tư nước ngoài, chiến lược hỗ trợ quốc
gia của các nhà tài trợ hay sự biến động tình hình chính trị, an ninh thế giới có ảnh hưởng
như thế nào đến dòng đầu tư, khả năng thu hút ODA hay luồng khách du lịch đến Việt Nam
và địa phương? Những cam kết quốc tế khi gia nhập WTO có thể đặt địa phương trước một

môi trường cạnh tranh gay gắt hơn như thế nào? Chúng buộc chính quyền địa phương phải
dỡ bỏ các ưu đãi không mang tính cạnh tranh ra sao v.v
- Bối cảnh trong nước: Những thay đổi có thể diễn ra trong hệ thống luật pháp,
chính sách của các bộ ngành trung ương, các địa phương khác trong vùng có thể ảnh hưởng
như thế nào đến môi trường phát triển của địa phương đang xét? Các điều kiện địa lý, tự
nhiên, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ trong tương lai có thể ảnh hưởng tốt hay xấu
và như thế nào đến địa phương?
Bước 3: Xác định tầm nhìn
Xác định tầm nhìn, tức là phác họa bức tranh chụp nhanh viễn cảnh tương lai mà
địa phương muốn đạt được. Tầm nhìn không phải là mục tiêu mà là ý tưởng mục tiêu của
địa phương, là trạng thái có thể đạt được trong điều kiện thuận lợi nhất. Tầm nhìn hướng
về tương lai để biến hiện tại giống viễn cảnh mong đợi. Xác định tầm nhìn chính là định
dạng tương lai phát triển mà địa phương có khả năng tiếp cận được. Xác định tầm nhìn là
cơ sở cho xác định hướng đi đúng cho quá trình phát triển của địa phương. Xác định tầm
nhìn đúng sẽ hỗ trợ cho việc xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ cũng như các quyết định chiến
lược một cách chính xác hơn.
Việc xây dựng tầm nhìn có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác sức mạnh của trí
tuệ, phát huy sự sáng tạo của người dân và chính quyền địa phương trong việc tìm cách
khắc phục những trở ngại hiện tại để phấn đấu đạt được tương lai tươi sáng đã đặt ra. Nó cổ
11
vũ và hỗ trợ cho các sáng kiến về phát triển kinh tế của mọi thành phần kinh tế tại địa
phương.
Tầm nhìn là một dấu mốc quan trọng định hướng cho mọi hoạt động của tất cả các
thành phần kinh tế, các bên hữu quan trong cộng đồng địa phương vì một mục tiêu chung.
Nó không những định hướng cho các quyết định của lãnh đạo địa phương mà còn là căn cứ
để người dân địa phương theo dõi, kiểm chứng các quyết định của lãnh đạo có phù hợp với
Tầm nhìn chung đã được địa phương nhất trí hay không.
Tầm nhìn được sự đồng thuận của người dân địa phương sẽ là công cụ để củng cố sự
đoàn kết và niềm tự hào của địa phương, gắn kết mọi người và các tổ chức ở địa phương
trong việc lập kế hoạch trong tương lai, giúp họ hiểu được và tôn trọng các giá trị và các ưu

tiên của nhau.
Bước 4: Xác định mục tiêu chiến lược
Xác định mục tiêu chính là một bước cụ thể hơn để trả lời câu hỏi “Chúng ta muốn
đi đến đâu?” Thực chất, đây là việc xác định điểm mốc cần đạt được trong từng khoảng
thời gian nhất định để từng bước biến Tầm nhìn thành hiện thực. So với Tầm nhìn, nó sát
với thực trạng hơn và trực tiếp nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc nổi cộm tại địa
phương.
Mục tiêu phát triển của địa phương có thể được chia thành ba loại: mục tiêu chung,
mục tiêu kinh tế và mục tiêu phi kinh tế: Mục tiêu chung là đặt định hướng đi chung cho
địa phương và xác định đích mà địa phương có thể đạt tới trong một thời kỳ nhất định;
mục tiêu phi kinh tế có thể là mục tiêu về xã hội hay về môi trường; mục tiêu kinh tế phản
ánh định hướng trong việc đạt được những vấn đề về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của địa phương. Mục tiêu xã hội thường là mục tiêu cuối cùng mà địa phương cần
đạt được, còn mục tiêu kinh tế là các mục tiêu trung gian cho việc đạt được các mục tiêu
xã hội. Các mục tiêu thường được phân loại theo thời gian thực hiện hoặc định ra các
điểm mốc thực hiện trong lộ trình đi của địa phương. Mục tiêu thường được chia thành
mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Thông thường các mục tiêu dài hạn (còn gọi là
12
mục tiêu chiến lược) không có tính định lượng rõ ràng, nó thường gắn với và đặt ra nhiệm
vụ của địa phương; các mục tiêu trung hạn và ngắn hạn thường có tính định lượng cụ thể
hơn.
Bước 5: Đề xuất và lựa chọn phương án chiến lược
Trong bước này sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi: làm thế nào để đến được đích?
Sau khi đã xác định tầm nhìn và đề ra các mục tiêu PTKTXHĐP , qui trình hoạch
định chiến lược cần được tiếp tục với việc xác định các phương án chiến lược. Để đi đến
các mục tiêu mang tính chiến lược, địa phương có thể đi theo nhiều “con đường” khác
nhau, hay nói một cách khác, có nhiều phương án chiến lược khác nhau để giúp cho địa
phương biến các mục tiêu PTKTXHĐP thành hiện thực. Nếu không hình thành phương án
chiến lược, địa phương sẽ không thể hình dung hết các khả năng có thể trong việc hướng
tới các mục tiêu phát triển của mình, và do đó không có sự lựa chọn thích hợp nhất cho

việc huy động tiềm năng và nguồn lực cho phát triển kinh tế.
Việc rà soát lại các vấn đề chiến lược then chốt gồm: các mặt mạnh, yếu của địa
phương (đã được xác định trong bước 1), những cơ hội, thách thức (đã xác định trong
bước 2), xác định các mục tiêu (đã xác định trong bước 4) sẽ cho phép kết hợp thông qua
công cụ ma trận SWOT để đề xuất các phương án chiến lược có khả năng thực hiện.
Phương án chiến lược là một tập hợp các hành động nhằm thực hiện các mục tiêu chiến
lược. Các hành động nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển KTXH của địa phương có
thể bao gồm: xây dựng chính sách và cơ chế phát triển phù hợp, triển khai các dự án thí
điểm, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, thành lập các trung tâm đào tạo, nâng cấp cơ sở
hạ tầng, hình thành các khu/cụm công nghiệp, nâng cấp các trung tâm đô thị (thị trấn, thị
tứ), hình thành các tổ chức PTKTXHĐP, phát triển hệ thống tín dụng địa phương, tăng
cường thu hút đầu tư nước ngoài và trong nước, hỗ trợ khu vực kinh tế phi chính thức,
phát triển du lịch bền vững, bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, v.v
Sau khi đã tập hợp được bộ PACL (gồm nhiều phương án chiến lược), cần thiết
phải tiến hành đánh giá từng phương án và so sánh các PACL với nhau xem các phương án
13
này là bổ sung cho nhau hay loại trừ lẫn nhau. Các phương án bổ sung cho nhau có thể gộp
lại để có được chiến lược mang tính tổng quát hơn. Các phương án loại trừ lẫn nhau cần
phải đánh giá sâu hơn để có thể lựa chọn được phương án chiến lược tốt nhất. Công cụ để
phân tích sâu nhằm lựa chọn giữa các phương án loại trừ lẫn nhau là ma trận QSPM. Ma
trận này sẽ được trình bày chi tiết ở phần kế tiếp.
1.4. Các công cụ phục vụ công tác hoạch định chiến lược
1.4.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
Ma trận EFE tóm tắt và đánh giá những cơ hội, nguy cơ chủ yếu của môi trường bên
ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển của địa phương. Ma trận EFE giúp các nhà lãnh đạo của
địa phương đánh giá được mức độ phản ứng của địa phương đối với những cơ hội và nguy
cơ, đưa ra những nhận định môi trường bên ngoài tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho địa
phương.
Xây dựng ma trận EFE gồm có 5 bước:
Bước 1: Lập một danh mục từ 10-20 yếu tố cơ hội và nguy cơ chủ yếu, có ảnh

hưởng lớn đến sự phát triển của địa phương
Bước 2: Phân loại tầm quan trọng cho từng yếu tố.Tầm quan trọng của từng yếu tố
tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó đến sự phát triển của địa phương.Tổng số
các mức phân loại được ấn định cho tất cả các yếu tố phải bằng 1,0.
Bước 3: Xác định hệ số phân loại từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, hệ số của mỗi yếu tố
tùy thuộc vào mức độ phản ứng của địa phương đối với yếu tố đó, trong đó: 4-phản ứng tốt
(có nghĩa là: địa phương đã tận dụng tốt cơ hội hoặc vượt qua/né tránh thách thức); 3-phản
ứng trên trung bình; 2- phản ứng trung bình;1-phản ứng yếu (có nghĩa là: địa phương hoàn
toàn không tận dụng được cơ hội hoặc hoàn toàn không né tránh được thách thức )
Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với hệ số của nó để xác định số điểm
về tầm quan trọng
14
Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng của tất cả các yếu tố để xác định tổng
số điểm quan trọng của địa phương
Tổng điểm lớn nhất là 4 và thấp nhất là 1, trung bình là 2.5.Tổng số điểm quan trọng
là 4 cho thấy địa phương đang phản ứng rất tốt với các cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên
ngoài điều đó có nghĩa là hiện tại địa phương đã tận dụng một cách hiệu quả những cơ hội
và né tránh,giảm thiểu một cách hiệu quả những nguy cơ tư môi trường bên ngoài.Ngược
lại,tổng số điểm bằng 1 cho thấy, địa phương đã phản ứng lại tác động của môi trường bên
ngoài rất yếu kém, đã không tận dụng được các cơ hội và cũng không né tránh được các
nguy cơ từ môi trường bên ngoài
1.4.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
Ma trận IFE tóm tắt và đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu cơ bản của địa
phương.Ma trận cho thấy những điểm mạnh mà địa phương cần phát huy và những điểm
yếu địa phương cần cải thiện.
Xây dựng ma trận IFE gồm có 5 bước:
Bước 1: Lập danh mục từ 10-20 yếu tố, gồm những điểm mạnh và điểm yếu cơ bản
của địa phương
Bước 2: Phân loại tầm quan trọng cho từng yếu tố.Tầm quan trọng của từng yếu tố
tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó đến sự phát triển của địa phương.Tổng số

các mức phân loại được ấn định cho tất cả các yếu tố phải bằng 1,0.
Bước 3:Xác định hệ số phân loại từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, hệ số của mỗi yếu tố
tùy thuộc vào mức độ mạnh yếu của địa phương trong đó:4-rất mạnh;3-khá mạnh;2-khá
yếu;1-rất yếu.
Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với hệ số của nó để xác định số điểm
về tầm quan trọng
15
Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng của tất cả các yếu tố để xác định tổng
số điểm quan trọng của địa phương.
Tổng số điểm cao nhất bằng 4 và thấp nhất là 1,trung bình là 2.5.Tổng số điểm quan
trong là 4 cho thấy, địa phương rất mạnh về môi trường bên trong. Ngược lại, tổng số điểm
là 1 cho thấy địa phương yếu về nội bộ.
1.4.3. Ma trận SWOT
Một phương pháp hiện đại thường được sử dụng để tổng hợp các vấn đề then chốt
mang tính chiến lược của địa phương đó là phân tích SWOT (Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ
hội, Thách thức).
Bảng 1.1: Ví dụ về tổng hợp các vấn đề chiến lược then chốt của địa phương
Điểm mạnh Điểm yếu
Lực lượng lao động dồi dào và giá cả thấp
Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú
Vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao thương
các sản phẩm và dịch vụ
Có truyền thống và kinh nghiệm trong việc
phát triển một số ngành kinh tế
Cơ sở hạ tầng tốt
Tỷ lệ thất nghiệp cao
Khả năng quản lý ở các ngành còn thấp
Thiếu mạng lưới hỗ trợ phát triển
Công nghệ trong hầu hết các ngành còn lạc
hậu

Sản phẩm địa phương chưa có uy tín
Đất đai bị bạc màu và ô nhiễm
Môi trường ô nhiễm
Cơ hội Thách thức
Hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài
Tạo lập cơ chế cho các cụm kiên kết kinh tế
và khuyến khích phát triển các vùng kinh tế
Quá trình cổ phần hoá chậm chạp
Cạnh tranh từ các địa phương lân cận
16
mới
Khuyến khích áp dụng công nghệ mới cho
các doanh nghiệp hiện tại hoặc doanh nghiệp
mới
Khả năng huy động vốn đầu tư trên địa bàn
còn yếu
Không kiểm soát sự khai thác tài nguyên
thiên nhiên
Thiên tai thường xuyên (lũ lụt)
Phân tích SWOT (Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức) của một địa
phương sẽ cho phép các nhà lãnh đạo của địa phương bước đầu hình dung ra những PACL
có thể áp dụng cho tương lai.
Theo Fred R. David, xây dựng ma trận SWOT gồm có 8 bước :
Bước 1: Liệt kê các cơ hội chủ yếu từ môi trường bên ngoài của doanh nghiệp/ địa
phương (O1, O2…)
Bước 2: Liệt kê các mối đe dọa chủ yếu từ môi trường bên ngoài của doanh nghiệp/
địa phương (T1, T2…)
Bước 3: Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu của doanh nghiệp/ địa phương (S1, S2…)
Bước 4: Liệt kê các điểm yếu chủ yếu của doanh nghiệp/ địa phương (W1, W2…)
Bước 5: Kết hợp các điểm mạnh bên trong với các cơ hội bên ngoài để hình thành

các chiến lược SO
S+O: cần phải sử dụng mặt mạnh nào để khai thác tốt nhất cơ hội có được từ môi
trường bên ngoài
Bước 6: Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài để hình
thành các chiến lược WO
W+O: có thể xuất hiện hai cách kết hợp trong việc đề xuất chiến lược:
17
+ Phải tập trung khắc phục những yếu kém nào để tạo điều kiện cho việc tận dụng
những cơ hội từ môi trường bên ngoài.
+ Hoặc: cần phải khai thác những cơ hội nào để lấp dần những chỗ yếu kém bên
trong của địa phương.
Bước 7: Kết hợp những điểm mạnh bên trong với các mối đe dọa bên ngoài để hình
thành các chiến lược ST
S+T: cần phải sử dụng mặt mạnh nào để đối phó với những nguy cơ từ bên ngoài
Bước 8: Kết hợp những điểm yếu bên trong với các mối đe dọa bên ngoài để hình
thành các chiến lược WT
W+T: Phải khắc phục những yếu kém nào để có thể né tránh hoặc giảm thiểu thiệt
hại từ các nguy cơ.
Bảng 1.2: Ma trận SWOT
Cơ hội
O
1
:
O
2
:
O
3
:


Thách thức
T
1
:
T
2
:
T
3
:

Điểm mạnh
S
1
:
S
2
:
S
3
:

Chiến lược S/O Chiến lược S/T
18
Điểm yếu
W
1
:
W
2

:
W
3
:

Chiến lược W/O Chiến lược W/T
1.4.4. Ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng (QSPM)
Ma trận QSPM là công cụ hữu hiệu cho phép các chuyên gia có thể đánh giá một
cách khách quan các chiến lược để có thể lựa chọn các chiến lược tốt nhất khi các chiến
lược có xu hướng loại trừ lẫn nhau.
Xây dựng ma trận QSPM gồm có 6 bước:
Bước 1: Liệt kê các cơ hội, nguy cơ từ môi trường bên ngoài và các điểm mạnh,
điểm yếu bên trong vào cột «các yếu tố quan trọng » của ma trân QSPM. Các thông tin này
lấy trực tiếp từ ma trận EFE và IFE
Bước 2: Xác định hệ số phân loại cho từng yêu tố bên ngoài và bên trong.Hệ số phân
loại này lấy từ cột hệ số phân loại của ma trận EFE và IFE
Bước 3: Nghiên cứu các chiến lược đã đề xuất và xác định các chiến lược có thể thay
thế mà địa phương nên xem xét để thực hiện.
Bước 4: Xác định số điểm hấp dẫn (AS) là giá trị bằng số biểu thị tính hấp dẫn tương
đối của mỗi chiến lược trong nhóm các chiến lược có thể thay thế. Số điểm hấp dẫn được
xác định bằng cách xem xét mỗi yêu tố thành công quan trọng bên trong và bên ngoài, từng
yếu tố một và đặt câu hỏi » yếu tố này ảnh hưởng như thế nào đến sự lựa chọn các chiến
lược ? » Nếu câu trả lời là có ảnh hưởng thì các chiến lược nên được so sánh có liên quan
đến yếu tố quan trọng này.Số điểm hấp dẫn được phân từ 1 đến 4, trong đó: 1-chiến lược
19
không nên thực hiện; 2-chiến lược có thể thực hiện; 3-chiến lược có khả năng thực hiện tốt;
4-chiến lược có đầy đủ khả năng thực hiện tốt. Nếu câu trả lời là không ảnh hưởng thì
không chấm điểm hấp dẫn cho các chiến lược này.
Bước 5: Tính tổng số điểm hấp dẫn (TAS). Tổng số điểm hấp dẫn là kết quả của việc
nhân hệ số phân loại với số điểm hấp dẫn trong mỗi hàng. Tổng số điểm hấp dẫn càng cao

thì chiến lược càng hấp dẫn( chỉ xét về yếu tố thành công quan trọng ở bên cạnh)
Bước 6: Tính cộng các số điểm hấp dẫn. Đó là phép cộng của tổng số điểm hấp dẫn
trong cột chiến lược của ma trận QSPM. Chiến lược nào có tổng cộng số điểm hấp dẫn
càng cao biểu thị chiến lược càng hấp dẫn.
Bảng 1.3: Ma trận QSPM
Các yếu tố quan
trọng
Hệ số
phân loại
Các chiến lược có thể thay thế Cơ sở của số
điểm hấp dẫn
Chiến lược 1 Chiến lược2
AS TAS AS TAS
Các yếu tố bên
ngoài
Các yếu tố bên trong
Cộng tổng số điểm
hấp dẫn
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN THANH CHƯƠNG
2.1. Giới thiệu
20
Chương 2 nhằm mục đích đánh giá các vấn đề nội bộ của huyện Thanh Chương
trong mối tương quan với mức trung bình chung của Nghệ An cũng như với các địa
phương cạnh tranh nhằm xác định các điểm mạnh và yếu quan trọng. Chương này bao
gồm các phần chính: (i) Phân tích, đánh giá các yếu tố tiềm năng có thể khai thác của
Thanh Chương; (ii) Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Thanh Chương giai
đoạn 2001 – 2010; (iii) Xác định các điểm mạnh và yếu quan trọng của Thanh Chương;
(iv) Xây dựng ma trận IFE nhằm đánh giá tổng quát các vấn đề nội bộ của Thanh Chương.
Kết quả của việc phân tích, đánh giá các yếu tố về tiềm năng và thực trạng

PTKTXH huyện Thanh Chương sẽ cho chúng ta có cái nhìn rõ hơn về địa phương này
trong mối tương quan với các địa phương khác về các vấn đề KTXH cơ bản như: Các
nguồn lực phát triển, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, môi trường kinh doanh, các thị
trường tiêu thụ cơ bản . Các đánh giá này sẽ giúp xác định được các điểm mạnh, điểm
yếu của huyện Thanh Chương và là căn cứ quan trọng cho việc xây dựng chiến lược phát
triển kinh tế xã hội huyện Thanh Chương đến năm 2020.
2.2. Phân tích, đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của Huyện đến 2020
2.2.1. Thực trạng tài nguyên của Huyện
Để các phân tích, đánh giá về tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của địa phương
mang tính hệ thống và hoàn chỉnh, tác giả thực hiện đánh giá một cách tuần tự theo các
nội dung dưới đây. Phần lớn các dữ liệu trình bày ở phần này được lấy ra từ [9, 10].
a/ Các yếu tố về vị trí địa lý và các đặc điểm tự nhiên
- Vị trí địa lý:
Thanh Chương là huyện miền núi nằm phía Tây nam tỉnh Nghệ An, cách Thành
phố Vinh 45 km; Có tọa độ địa lý: 18
0
34’- 18
0
55’ vĩ độ bắc, 104
0
55’ - 105
0
30’ kinh độ
đông. Phía Bắc giáp hai huyện Anh Sơn và huyện Đô Lương, phía Nam giáp huyện Hương
Sơn tỉnh Hà Tĩnh, phía Đông giáp huyện Nam Đàn, phía Tây giáp tỉnh Bôlykhămxay nước
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào – đặc biệt có cửa khẩu Thanh Thủy rất tiện lợi giao lưu
21
với Lào. Diện tích tự nhiên 112.890,65 ha, dân số trung bình 244.300 người, chiếm 6,8%
diện tích tự nhiên và 7,6% dân số cả tỉnh (năm 2008). Về mặt hành chính toàn huyện có 40
xã - thị, trong đó có 31 xã miền núi (5 xã hưởng chế độ xã 135 và 2 xã tái định cư thuỷ

điện bản Vẽ mới thành lập).
Dòng sông Lam chạy dài theo chiều dọc của huyện, chia huyện thành hai vùng hữu
ngạn và vùng tả ngạn. Vùng tả ngạn có 14 xã, thị: có diện tích tự nhiên 13.119,81 ha,
chiếm 11,6% diện tích tự nhiên của huyện. Vùng hữu ngạn có 26 xã: có diện tích tự nhiên
99.770,84 ha, chiếm 88,4% diện tích tự nhiên của huyện.
Đường Hồ Chí Minh chạy song song với tỉnh lộ 533 dài 53km; Quốc lộ 46 đoạn
qua huyện dài 22 km trong thời gian tới sẽ hoàn chỉnh thêm hệ thống giao thông khu vực
cửa khẩu Thanh Thuỷ, cùng với 76 km đường cấp tỉnh và 266,2 km đường cấp huyện đã
tạo nên mạng lưới giao thông thuận tiện; giữ vai trò quan trọng trong giao lưu, luân chuyển
hàng hóa và phát triển kinh tế. Vị trí địa lý thuận lợi này tạo cho Thanh Chương vai trò
quan trọng trong mối giao lưu kinh tế - xã hội với các huyện trong vùng Tây Nam và vùng
Tây Nam với bên ngoài.
- Đặc điểm địa hình:
Thanh Chương nằm phía Đông dãy Trường Sơn có địa hình đa dạng, phức tạp, bị
chia cắt mạnh bởi các đồi núi và hệ thống sông suối nhiều. Về tổng thể, địa hình nghiêng
dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Với đặc điểm địa hình như trên, là một trở ngại cho
việc phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, gây khó khăn cho phát triển lâm nghiệp và
bảo vệ đất đai khỏi bị xói mòn. Tuy nhiên, hệ thống sông suối có độ dốc lớn, có nhiều núi
cao như: Tháp Bút, Đại Can, Toóc Hao, và nhiều thác lớn nhỏ là tiềm năng cần được khai
thác để phát triển thuỷ điện, điều hòa nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh.
- Khí hậu thủy văn:
Thanh Chương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hạ
nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23,7
0
C.
Nhiệt độ trung bình các tháng nóng nhất (tháng 6 đến tháng 7) là 35,2
o
C, nhiệt độ cao tuyệt
22
đối 41,1

o
c. Nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất (tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm
sau) là 13,4
o
C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 5
0
C. Số giờ nắng trung bình/năm là 1.500 - 1.700
giờ. Tổng tích ôn là 4.350
o
C - 4.500
o
C. Là huyện có lượng mưa trung bình khá cao so với các
huyện khác ở trong tỉnh. Lượng mưa bình quân hàng năm dao động từ 1.800 - 2.200 mm/năm. Mưa
chỉ tập trung chủ yếu từ tháng 8 đến tháng 10 và chia làm 2 mùa rõ rệt. Trị số độ ẩm trung bình
hàng năm dao động từ 84 - 86%, độ ẩm không khí cũng có sự chênh lệch giữa các vùng và
theo mùa. Chênh lệch giữa độ ẩm trung bình tháng ẩm nhất và tháng khô nhất tới 17 -
20%. Lượng bốc hơi từ 700 - 940 mm/năm. Nhìn chung, Thanh Chương nằm trong vùng
khí hậu có nhiều đặc thù, phân dị rõ rệt trên toàn lãnh thổ, tạo điều kiện cho nhiều loại cây
trồng phát triển. Mặc dù khí hậu có phần khắc nghiệt, đặc biệt là bão và gió phơn Tây
Nam, nhưng cũng không khác nhiều so với các huyện khác ở tỉnh Nghệ An.
- Tài nguyên nước:
Thanh Chương có hệ thống sông suối dày đặc, mật độ lưới sông từ 0,6-0,7 km/km
2
.
Sông Cả là sông lớn nhất tỉnh, dài 375 km có diện tích lưu vực 17.730 km
2
, đoạn chảy qua
huyện dài 27,0 km. Do địa hình dốc nên một số sông suối có khả năng xây dựng các công
trình thuỷ điện, đáp ứng nhu cầu năng lượng tại chỗ và hoà lưới điện quốc gia.
Nguồn nước mưa và nước của hệ thống đập, hồ, đầm, ao. Do lượng mưa bình quân

hàng năm lớn, nên nguồn nước mặt dồi dào. Tổng trữ lượng nguồn nước mặt có trên 2 tỷ
m
3
. Bình quân trên 1 ha đất tự nhiên có 18.000 m
3
nước mặt. Điểm lưu ý là mặc dù lượng
nước mặt lớn nhưng phân bố không đều trong năm và theo mùa. Mùa mưa lượng nước quá
tập trung lại trùng với mùa bão. Mùa khô lượng mưa ít nên nông nghiệp không thể dựa vào
nước mưa tự nhiên mà đòi hỏi phải có biện pháp thuỷ lợi hữu hiệu để điều tiết sử dụng hợp lý.
Nguồn nước ngầm của huyện mới được điều tra sơ bộ, được đánh giá là khá phong phú.
Chất lượng nguồn nước đảm bảo, số lượng đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt trong
vùng.
b/ Các yếu tố tài nguyên gắn với đất
- Tài nguyên đất:
23
Tổng tài nguyên quỹ đất có 106.501,68 ha (không kể diện tích đất sông suối, núi
đá) có hai nhóm đất chính: đất thủy thành và đất địa thành:
Bảng 2.1: Tài nguyên đất huyện Thanh Chương
Tên đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 112.890,65 100
Trong đó: DT các loại đất ( trừ sông suối
và núi đá)
106.501,68 94,34
I. Đất thủy thành 22.140,0 19,61
- Trong đó: Nhóm đất phù sa, dốc tụ 12.578,0 11,14
II. Đất địa thành 84.361,68 74,73
+ Nhóm đất Feralit đỏ vàng phát triển
trên đá sét (Fs)
49.063,00 43,46
+ Nhóm đất Feralit vàng nhạt phát triển

trên đá cát (Fq)
26.362,68 23,35
+ Nhóm đất mùn vàng trên núi 8.936,0 7,92
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện.
Đất thuỷ thành: Đất thuỷ thành 22.140 ha, chiếm 19,61% diện tích đất tự
nhiên. Loại đất này phân bố tập trung chủ yếu ở các xã ven sông, bao gồm 3 nhóm đất:
đất cát; đất phù sa, dốc tụ; đất bạc màu và biến đổi do trồng lúa. Sau đây là đặc điểm
chính của hai loại đất này:
- Đất cát cũ ven Sông Lam: diện tích không lớn (tập trung ở các xã vùng ven
sông), đất có thành phần cơ giới thô, kết cấu rời rạc, dung tích hấp thụ thấp. Các chất
dinh dưỡng như mùn, đạm, lân đều nghèo, kali tổng số cao, nhưng kali dễ tiêu nghèo.
Đây là loại đất thích hợp và đã được đưa vào trồng các loại cây như: rau, lạc, đỗ, dâu
và một số loại cây trồng khác.
24
- Đất phù sa: Có diện tích khoảng 12.578 ha.Tính chất của loại đất này là: đất ít
chua pHKCl 5,17- 5,24 ở tầng mặt. Hữu cơ và đạm tổng số nghèo tương ứng <1,0% và
0,1% ở tầng mặt, càng xuống sâu càng nghèo. Lân tổng số trung bình, lân dễ tiêu nghèo
đến trung bình ở tầng mặt. Ka li tổng số trung bình, ka li dễ tiêu nghèo. Cation trao đổi
thấp, dung tích hấp thu thấp <10 lđl/100g đất. Thành phần cơ giới thường là thịt nhẹ,
cấu tượng đất tốt. Loại đất này thích hợp dùng trồng lúa nước, hoa màu và cây công
nghiệp ngắn ngày. Để đảm bảo nâng cao năng suất cây trồng cần phải tăng cường bón
phân hữu cơ để cải thiện hàm lượng hữu cơ trong đất. Khi bón phân vô cơ nên bón làm
nhiều lần để tăng hiệu lực của phân bón.
- Ngoài hai loại đất chính trên còn có đất bạc màu diện tích không nhiều, loại đất
này có nhiều hạn chế trong sản xuất nông nghiệp.
Đất địa thành: Đất địa thành 84.361,68 ha, chiếm74,73% diện tích đất tự nhiên.
Loại đất này tập trung chủ yếu ở vùng núi và bao gồm các nhóm đất sau:
- Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét (Fs). Diện tích 39.063 ha, chiếm
43,46% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các loại địa hình nhưng chủ yếu tập trung
ở vùng núi có độ dốc lớn, tầng đất khá dày.Tính chất: Đất được hình thành trên sản

phẩm phong hoá của đá mẹ phiến sét, có màu đỏ vàng, vàng đỏ là chủ đạo. Đất chua
pHKCl 4,2- 4,3. Hữu cơ và đạm tổng số ở tầng mặt từ trung bình đến khá 1,65-3,51%
và 106- 0,19%. Lân tổng số ở tầng mặt trung bình, ở các tầng dưới từ nghèo đến trung
bình. Ka li tổng số ở tầng mặt từ 0,93-1,19%, ở các tầng dưới giàu, ka li dễ tiêu từ 7,3-
11,2mg/100g đất. Lượng can xi và magiê trao đổi rất thấp. CEC thấp. Fe
+++
và Al
+++

tương đối cao. Thành phần cơ giới thường từ thịt nặng đến sét, khả năng giữ nước, giữ
phân bón khá. Đây là loại đất đồi núi khá tốt, được đưa vào sử dụng trồng các loại cây
dài ngày chủ lực của huyện như: chè, cam, chanh, hồ tiêu, Trong quá trình canh tác
cần chú ý biện pháp chống xói mòn, rửa trôi đất và giữ ẩm cho đất
- Đất vàng nhạt phát triển trên sa thạch và cuội kết (Fq). Diện tích 26.362,68 ha,
chiếm 23,35% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác theo dải hẹp xen giữa các dải đất
phiến thạch. Tính chât: Đất được hình thành trên mẫu chất phù sa cổ, thường ở địa hình
25

×