Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xi măng la hiên VVMI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.7 KB, 21 trang )

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI
MĂNG LA HIÊN VVMI
Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI được thành lập cách đây gần
20 năm. Trong thời gian đó, Công ty đã có những bước phát triển không
ngừng. Từ sự tìm hiểu thông tin trên báo chí, internet và từ thông tin đại
chúng, sau đây tôi sẽ nêu ra một số điểm quan trọng trong quá trình hình
thành và phát triển của Công ty như sau:
I. Đặc điểm tình hình chung của Công ty cổ phần Xi măng La Hiên
VVMI
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xi măng La
Hiên VVMI
1.1 Tên và địa chỉ Công ty
Hiện nay, Công ty có tên chính thức như sau:
- Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG LA HIÊN VVMI
- Tên viết tắt: LHC
- Tên tiếng Anh: LA HIEN CENMENT JOIN STOCK COMPANY
Biểu tượng của Công ty:

Địa chỉ của Công ty:
- Trụ sở chính của Công ty đặt tại: Xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh
Thái Nguyên.
- Điện thoại: 0280 3829154
- Fax: 0280 3829 056
- Tài khoản số: 39010000000429 Ngân hàng ĐT & PT Thái Nguyên.
- Email:
- Website:
1.2. Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình phát triển
của Công ty
1
Nhà máy xi măng La Hiên được thành lập theo quyết định số 925/NL-
BCCB-LĐ ngày 31/12/1994 của Bộ Năng lượng (nay là Bộ Công thương),


là đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc Công ty Than Nội Địa, nay là Công ty
TNHH một thành viên Công nghiệp mỏ Việt Bắc – VVMI thuộc tập đoàn
than – khoáng sản Việt Nam – TKV.
Ngày 18/12/2006, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành quyết định số
3676/QĐ-BCN về việc cổ phần hóa Nhà máy xi măng La Hiên
Ngày 25/12/2006, Nhà máy xi măng La Hiên – VVMI được chuyển
thành Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên Công ty Công nghiệp mỏ
Việt Bắc – TKV. Nhà máy Xi măng La Hiên – VVMI, là đơn vị trực thuộc
của Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc – VVMI theo quyết định số 26/QĐ-
HĐQT của Hội đồng quản trị Công nghiệp mỏ Việt Bắc – TKV.
Sau khi cổ phần hóa Nhà máy xi măng La Hiên chuyển đổi thành
Công ty cổ phần Xi măng La Hiên - VVMI
Ngày 01 tháng 1 năm 2008 Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI
chính thức đi vào hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần, tổ chức quản lý
và hoạt đông theo Luật Doanh Nghiệp số: 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11
năm 2005 và điều lệ của Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI.
Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI được thành lập theo giấy
đăng ký kinh doanh số: 1703000349 do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái
Nguyên cấp ngày 01 tháng 01 năm 2008. Trong 15 năm phấn đấu xây dựng
và trưởng thành với những thành tích đã đạt được Công ty cổ phần xi măng
La HIên đã được Nhà nước, Chính phủ và cấp trên tặng thưởng nhiều danh
hiệu cao quý như :
Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 3 cho Nhà
máy xi măng La Hiên – Công ty than Nội Địa vì đã có thành tích xuất sắc
trong công tác từ năm 1995-1999 góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH
và bảo vệ Tổ Quốc.
Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhì cho Công
ty cổ phần xi măng La Hiên – Công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc –TKV vì đã
có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2004-2008 góp phần vào sự
nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ Quốc.

Ban Chấp hành Tổng Liên Đoàn lao động Việt Nam tặng bằng khen
cho cho Nhà máy xi măng La Hiên tỉnh Thái Nguyên vì đã có thành tích
xuất sắc trong phong trào xanh, sạch đẹp và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao
động năm 2000.
2
Bộ Công An tặng bằng khen cho cho Nhà máy xi măng La Hiên -
Công ty than Nội Địa vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào quần
chúng bảo vệ an ninh Tổ Quốc năm 2000 - 2004.
Nhiều bằng khen của các cấp các ngành của tỉnh Thái Nguyên như:
Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, của Bộ chỉ huy
quân sự tỉnh Thái Nguyên, của Liên đoàn lao động tỉnh Thái Nguyên, của
huyện Võ Nhai, khen thưởng Công ty cổ phần xi măng La Hiên vì đã có
thành tích xuất sắc về công tác như sản xuất kinh doanh, công tác BHLĐ,
công tác sẵn sàng chiến đấu bảo vệ an tổ quốc và Đảng Bộ huyện Võ Nhai
công nhận Đảng Bộ Công ty cổ phần xi măng La Hiên liên tục là đảng bộ
đạt tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vũng Mạnh.
Nhiều bằng khen của Tập đoàn Công Nghiệp Than - Khoáng sản Việt
Nam, của Công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc - TKV khen thưởng Công ty
cổ phần xi măng La Hiên vì đã có thành tích xuất sắc về công tác như đơn vị
sản xuất kinh doanh khá nhất về quản lý giá thành, về tổ chức công đoàn cơ
sở vững mạnh xuất sắc.
2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI
Chức năng, nhiệm vụ của Công ty được thể hiện ở các lĩnh vực kinh
doanh, các loại hàng hóa mà Công ty kinh doanh. Cụ thể:
2.1. Các lĩnh vực kinh doanh
Công ty cổ phần Xi măng La Hiên -VVMI được thành lập với chức năng
chính là sản xuất xi măng. Nghành nghề kinh doanh gồm có:
- Sản xuất, mua bán xi măng và vật liệu xây dựng
- Khai thác, chế biến và mua bán đá, đất sét, các loại khoáng sản
- Chế tạo gia công các sản phẩm cơ khí, kết cấu thép, phụ tùng

- Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng; lắp đặt hệ thống điện, hệ thống cấp thoát
nước, lò sưởi, điều hòa không khí; hoàn thành hệ thống xây dựng
- Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát
- Mua bán, xuất khẩu vật tư, thiết bị, phụ tùng, hàng hóa
- Vận tải hành khách, hàng hóa bằng ô tô.
2.2. Các loại hàng hóa, dịch vụ chủ yếu
Sản phẩm chính của Công ty cổ phần Xi măng La Hiên là xi măng Pooc
lăng hỗn hợp PCB30 và PCB40 theo TCVN 6260:1997 dùng cho các công
trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
3
Ngoài ra, Công ty còn sản xuất Clinke Pooclăng thương phẩm CPC40,
CPC50, CPC60 được sản xuất theo dây chuyền công nghệ lò quay phương
pháp khô là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay.
Sản phẩm của Công ty được sản xuất theo một hệ thống quản lý chất
lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
Tùy thuộc vào từng loại kết cấu mặt hàng mà có quy trình sản xuất thích
hợp, do đặc thù của việc sản xuất xi măng là quy trình công nghệ khép kín từ
khâu vật liệu ban đầu đến khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy
mà quy trình công nghệ của công ty có tính nguyên tắc và được tổ chức quản
lý chặt chẽ theo một hệ thống dây chuyền.
Cụ thể nung nguyên liệu sản xuất ra clinker đòi hỏi phải có sự thông gió
bảo đảm cho nhiệt độ nung là 1.450
o
thì clinker mới chín thấu. Bên cạnh đó do
yêu cầu của viẹc sản xuất xi măng nên công ty luôn phải đảm bảo ba ca sản
suất liên tục 24/24 giờ, đòi hỏi người công nhân phải vận dụng đúng thao tác,
quy trình kỹ thuật. Trong quá trình sản xuất bắt buộc phải có những biện pháp
quản lý kỹ thuật cứng rắn, nghiêm ngặt, chặt chẽ để sản phẩm sản suất ra luôn

đạt được chất lượng tốt mà công ty đã đăng ký và tạo uy tín với khách hàng.
Công ty cổ phần Xi Măng La Hiên - VVMI sản xuất các mặt hàng là xi
măng Poolang hỗn hợp PCB30 và PCB40, clinker là sản phẩm cuối cùng là
nguyên liệu chính để sản xuất xi măng nên chúng ta cùng tham khảo quy
trình sản xuất xi măng PCB30 qua sơ đồ sau:
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất xi măng PCB30
4
5
Đt
Đất sét
Sấy
Siro đất sét
Cân
Than
Phôi
P
Siro than
Cân
Quặng
Phôi
Siro quặng
Cân
Nghiền
Phân ly
Siro bột liệu
Trộn ẩm
Ve viên
Xỉ
Đập
Siro xỉ

Cân ĐT
Thạch
cao
Đập
Siro thạch cao
Cân ĐT
Nung clinker
Trộn clinker 1,2,3
Cân ĐT 1,2,3
Nghiền
Siro xi măng 1,2,3
Đóng bao
Kho
6
Đá vôi
Đập
Siro đá
Cân
* Nội dung quy trình các bước cụ thể:
.Bước 1: chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu bao gồm: đá vôi, đất sét, quặng sắt, cát mịn, thạch cao,
bônit,than cám…được chuyển từ nơi cung cấp về công ty. Tiếp tục được sơ
chế ( phôi, sấy, đập, kiểm tra…) rồi nạp vào các silo chứa, được cấp qua hệ
thống cân bằng điện tử để định lượng rồi đưa vào các máy nghiền chu trình
kín có máy phân ly để nghiền.
Bước 2: nghiền liệu sống.
Các loại nguyên liệu từ silo chứa được cấp qua hệ thống cân bằng điện
tủ, bột sau khi nghiền qua máy phân ly để đảm bảo độ mịn theo yêu cẩuồi đổ
vào các silo bột liệu sống sau máy phân ly được kiểm tra từng giờ các chỉ
tiêu chất lượng và độ mịn , đồng nhất bột liệu sống trước khi dưa vào lòbằng

phương pháp rút ở nhiều silotheo tỷ lệ nhất định để đưa vào silô đồng nhất.
Bước 3: nung clinker.
Bột liệu và nước được định dạnh trong máy trộn ẩm sau đó đưa xuống
máy ve viên. Viên liệu càn có kích thước theo đúng yêu cầu chất lượng là 7-
12mm và độ ẩm là 12-14%. Vật liệu được đưa vào lò thực hiện quá trình
nung cliker. Clinker khi ra lò được kiểm tra, phân loại và đưa vào các silo
chứa. clinker chất lượng tốt đổ vào silô CLIC(1,5), clinker chất lượng đưa
vào silo số 2.
Bước 4: nghiền xi măng.
Clinker, thạch cao, phụ gia từ các silô chứa được cấp qua hệ thống cân
bằng điện tử để định lượng rồi đưa vào các máy nghiền, chu trình khép kín
có máy phân ly trung gian và hệ thống làm lạnh bằng nước để nghiền. Bột xi
7
măng có chất lượng không phù hợp được đổ vào các silô XM I (4), XM II
(3).
Bước 5: Đóng bao
Xi măng từ các silô chứa được cấp vào máy qua két chứa trung gian
theo tỷ lệ nhất định do phòng KT quy định. Vỏ bao xi măng được đóng dấu
serri theo quy định của cấp số tự nhiên. Bao xi măng được vận chuyển, bốc
dỡ vào kho theo silô. Xi măng trong kho được sếp theo trình tự lô, mỗi
chồng 10 bao thẳng hàng, mỗi lô khoảng 70 - 80 tấn. Trước khi xuất xưởng
xi măng được kiểm tra chất lượng lần nữa xem có đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ
thuật 6220 - 1997 không rồi mới đưa ra thị trường.
4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần xi măng La
Hiên VVMI
*Số cấp quản lý trong bộ máy quản lý của Công ty
Hiện nay việc phân cấp trong bộ máy quản lý của Công ty cổ phần xi
măng La Hiên VVMI được tổ chức, phân chia rõ ràng 3 cấp quản lý: Cấp
quản lý cao nhất, cấp quản lý trung gian và cấp quản lý cơ sở. Cụ thể như
sau:

- Quản lý cấp cao nhất của Công ty là Giám đốc, bao quát toàn bộ tình
hình hoạt động của Công ty thông qua cán bộ quản lý cấp trung gian và cơ
sở.
- Quản lý cấp trung gian là người hướng dẫn hoạt động hàng ngày của
Công ty, hình thành và cụ thể hoá các quyết định quản lý cấp cao thành các
công việc cụ thể. Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI nhà quản lý cấp
trung gian là các Phó Giám đốc.
- Những nhà quản lý cấp cơ sở là những người giám sát hoạt động của
các nhân viên trực tiếp sản xuất hàng hoá hoặc dịch vụ để đảm bảo thực hiện
tốt các nhiệm vụ của cấp trên giao cho. Với Công ty cổ phần xi măng La
Hiên VVMI, cấp quản trị cơ sở được thể hiện ở các phòng ban, các phân
xưởng.
Sơ đồ tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty CP xi măng La Hiên
8
9
HĐ quản trị
Giám đốc
Ban kiểm soát
Phó GĐ kỹ
thuật
Phòng
KTSX
Phòng cơ
điện
Phòng KCS
Phòng an
toàn
Phân
xưởng
cơ điện

Phân
xưởng
liệu sống
Phân
xưởng lò
nung
Phân
xưởng
TP
Phân
xưởng
vận tải
Phòng tổ
chức NS
tổ chức NS
Phó GĐ kinh
doanh
PGĐ hành
chính
Phòng
KTTKTC
Phòng
KDTT
Phòng hành
chính
Phòng
KHVT
Trạm Y tế Đội bảo vệ
Phòng
thanh tra

Đội phục vụ
Ban kiểm soát
ĐHĐcổ đông
Chức năng nhiệm vụ cử từng bộ phận:
Đại Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của
Công ty. Có nhiệm vụ tổ chức các cuộc họp của cổ đông và đưa ra các quyết
định trong quá trình quản lý cũng như quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân
danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích, quyền lợi của
Công ty, trừ những vấn đề thuộc Đại hội đồng cổ đông quyết định. Đưa ra
các điều lệ về Công ty, tổ chức các cuộc họp và đưa ra các quyết định hành
động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của
Công ty.
Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của Công
ty.
Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra có chức năng kiểm
tra giám sát việc chấp hành các điều lệ, kiểm soát mọi hoat động sản xuất
kinh doanh của Công ty.
Giám đốc Công ty: Là người lãnhh đạo cao nhất trong mọi hoạt động
của Công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về hoạt động và kết quả sản
xuất kinh doanh. Có trách nhiệm lập, phê duyệt các chính sách, mục tiêu,
bên cạnh đó cung cấp nguồn lực cần thiết để duy trì hệ thống chất lượng,
đồng thời phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cho các trưởng đơn vị. Khi vắng
mặt uỷ quyền cho các phó giám đốc.
Phó giám đốc kỹ thuật: Là người chỉ đạo xây dựng kế hoạch sản
xuất, theo dõi, đôn đốc sản xuất tại các phân xưởng. Đồng thời chỉ đạo công
tác kỹ thuật sản xuất trong Công ty. Phó giám đốc kỹ thuật thay mặt giám
đốc giải quyết các công việc cụ thể tại phòng kỹ thuật sản xuất xi măng,
phòng cơ điện và các phân xưởng.

Phó giám đốc kinh doanh: Chịu trách nhiệm chỉ đạo kế hoạch tiêu
thụ từng kỳ. Đồng thời điều tra nhu cầu của thị trường, và tổ chức nghiên
cứu tiêu thụ sản phẩm, công nghệ sản xuất
10
Phó giám đốc hành chính: Là người có nhiệm vụ giúp đỡ giám đốc
trong một số công việc như: Quản lý phòng hành chính, đội bảo vệ, các công
việc khác
Phòng tổ chức nhân sự: Quản lý công tác tổ chức nhân sự, quản lý
lao động tiền lương. Có trách nhiệm xác định yêu cầu, trình độ chuyên môn
cho các cán bộ, nhân viên. Lập kế hoạch đào tạo hàng năm, tổ chức thực
hiện và theo dõi kết quả, lập kế hoạch phát triển nguồn lực, và kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng, thi nâng bậc. Đồng thời lưu giữ hồ sơ nhân sự của Công ty,
theo dõi nhân lực làm việc tại các bộ phận, lập báo cáo số lao động nghỉ việc
trong tuần gửi cho giám đốc.
Phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính: Quản lý công tác tài chính,
kế toán, thống kê của Công ty. Có trách nhiệm lập kế hoạch tài chính và
quản lý ngân quỹ, ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân
chuyển, sử dụng tài sản. Bên cạnh đó kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch
SXKD, kế hoạch thu, chi tài chính, kiểm tra sử dụng tài sản, kinh phí phát
triển, ngăn ngừa kịp thời những hoạt động tham ô, lãng phí, vi phạm các chế
độ, thể lệ về quản lý kinh tế tài chính của nhà nước. Đồng thời cung cấp số
liệu phục vụ cho việc điều hành SXKD, phục vụ cho công tác thống kê và
thông tin kinh tế của Công ty.
Phòng kế hoạch vật tư: Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch sản
xuất, tiêu thụ tháng, quý, năm, trình Giám đốc ký duyệt, dựa vào tình hình
thực tế của Công ty và thị trường, xác lập nhu cầu về vật tư, nguyên vật liệu,
để thực hiện kế hoạch sản xuất. Đồng thời lập kế hoạch tổ chức và kiểm soát
các hoạt động mua vật tư, đáp ứng nhu cầu sản xuất. đánh giá, phân tích tình
hình thực hiện kế hoạch sản xuất, tiêu thụ của Công ty, soạn thảo các hợp
đồng kinh tế.

Phòng kỹ thuật sản xuất xi măng: Là nơi hướng dẫn và tổ chức các
quy trình công nghệ cho các phân xưởng sản xuất. Lập phương án phối liệu,
đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, luôn luôn kiểm tra việc thực hiện quy
trình công nghệ, quy phạm kỹ thuật trong dây truyền sản xuất, xử lý các sai
phạm.Chịu trách nhiệm báo cáo giám đốc những lô sản phẩm và bán sản
phẩm không đạt chất lượng, nghiệm thu số lượng và chất lượng trong dây
truyền công nghệ sản xuất.
11
Báo cáo chuyên đề chất lượng theo qúy, năm. Bên cạnh đó bố trí nhân
lực kiểm tra nguyên vật liệu, chịu trách nhiệm về chất lượng NVL nhập, chất
lượng xi măng xuất kho. Cũng như duy trì và đảm bảo hiệu chỉnh các thiết
bị kiểm tra đo lường thử nghiệm thuộc phòng quản ký.
Phòng kinh doanh thị trường: Có nhiệm vụ điều hành các hoạt động
bán hàng, theo dõi xi măng trong kho và các đại lý của Công ty, xác lập nhu
cầu tiêu thụ, tiến hành các hoạt động giới thiệu sản phẩm. Đồng thời đảm
bảo hiểu rõ những yêu cầu của khách hàng trước khi chấp nhận đơn đặt hàng
và ký kết hợp đồng bán hàng, bên cạnh đó xác định các chiến lược nghiên
cứu thị trường và chọn đại lý cho mạng lưới phân phối. Cuối tháng tổng hợp
sản lượng tiêu thụ sản phẩm.
Phòng hành chính: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, chương trình
công tác của giám đốc, các PGĐ hàng tháng, quý, năm. Lập lịch theo dõi, thi
hành các quyết định, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên. Tổ chức các cuộc họp,
hội nghị chung của Công ty. Bên cạnh đó tổng hợp, lập báo cáo tình hình
hoạt động chung của Công ty, bao gồm các lĩnh vực sản xuất, kỹ thuật, kinh
tế, đời sống theo từng kỳ kế hoạch ( tháng, quý, năm ). Đồng thời xử lý các
văn bản, tài liệu, công văn gửi đến Công ty. Rà soát và đệ trình giám đốc
duyệt các bản thảo, công văn, kịp thời báo cáo cho GĐ biết mọi chỉ thị nghị
quyết của cấp trên. Tổ chức quản lý sử dụng con dấu của Công ty đúng quy
định. Tổ chức bảo quản tài liệu, công văn, lưu trữ đúng quy định, cấp các
loại giấy tờ thuộc lĩnh vực hành chính cho cán bộ công nhân viên. Và lập kế

hoạch mua sắm, thay thế trang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan,
văn phòng Công ty hàng năm.
Đội bảo vệ: Chịu trách nhiệm tham mưu, giúp GĐ về toàn bộ công
tác đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ sản xuất và tài sản của Công ty. Lập kế
hoạch, phương án tổ chức và quản lý chỉ đạo công tác bảo vệ sản xuất, tài
sản của Công ty, phát hiện xử lý kịp thời những hành vi, vi phạm của công
nhân viên chức. Cũng như lập phương án và tổ chức chỉ đạo công tác phòng
chống cháy nổ, tổ chức phong trào dân quân tự vệ, quần chúng bảo vệ an
ninh trật tự.
Trạm y tế: Là nơi phụ trách việc lập kế hoạch hoạt động y tế hàng
năm trình giám đốc duyệt, có kế hoạch cụ thể từng tháng, quý. Tổ chức huấn
12
luyện cho người lao động về cách sơ cứu khi có tai nạn xảy ra, mua sắm, bảo
quản trang thiết bị, thuốc men. Có nhiệm vụ trực cấp cứu theo ca sản xuất,
theo dõi, quản lý sức khoẻ cán bộ công nhân viên, tổ chức khám chữa bệnh
định kỳ, và quản lý hồ sơ vệ sinh, môi trường lao động, thực hiện các biện
pháp vệ sinh lao động.
Các phân xưởng sản xuất: Là nơi thực hiện các công việc của quy
trình sản xuất, phụ trách các phân xưởng là các đốc công. Các đốc công chịu
trách nhiệm giám sát tiến độ sản xuất của phân xưởng, đảm bảo tiến độ sản
xuất, an toàn sản xuất, theo dõi giám sát công nhân lao động. Đồng thời thực
hiện nhiệm vụ do các phòng ban giao, và theo dõi chấm công cho lao động.
Việc phân chia các bộ phận sản xuất theo qui trình công nghệ là vô
cùng quan trọng, nó giúp cho việc quản lý thực hiện nhiệm vụ của các bộ
phận được tốt hơn. Mỗi bộ phận có những đặc điểm quản lý khác nhau, các
phân xưởng, tổ, đội sản xuất cũng có đặc điểm khác nhau, chịu sự quản lý
của các bộ phận theo chức năng sản xuất. Các bộ phận có điều kiện quản lý
các phân xưởng, tổ, đội của mình tốt hơn, tính chuyên môn hoá trong sản
xuất được nâng cao, giữa các bộ phận luôn luôn có mối liên hệ khăng khít
với nhau.

II. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Để đảm bảo cho bộ máy kế toán hoạt động có hiệu quả phù hợp với
quy mô và đặc điểm SXKD, thực hiện tốt nhiệm vụ công tác kế toán Công ty
đã lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập chung.
Với cách thức tổ chức công tác kế toán của công ty bộ máy kế toán
bao gồm 11 người với chức năng và nhiệm vụ khác nhau có thể cụ thể hoá
qua sơ đồ sau đây:
Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty CP Xi măng La Hiên
13
Sơ đồ 3: Bộ máy kế toán Công ty CP Xi măng La Hiên
(Nguồn tài liệu: Phòng kế toán thống kê)
* Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên trong cơ cấu bộ máy kế toán:
- Kế toán trưởng: Là người đứng đầu phòng kế toán, phụ trách điều
hành toàn bộ công tác kế táon của công ty. Là người chịu trách nhiệm trước
ban giám đốc và nhà nước về việc sử lý và bảo vệ vật tư, tiền vốn trong sản
xuất kinh doanh, kiểm tra phân tích số liệu cuối kỳ kinh doanh. Đôn đốc mọi
bộ phân kế toán chấp hành các quy định, chế độ kế toán do nhà nước ban
hành. Hoàn thành mọi công việc đúng thời gian quy định. đồng thời là người
trực tiếp báo cáo các thông số kinh tế lên ban giám đốc, hội đồng cổ đông và
các cơ quan liên quan.
- Phó phòng kế toán kiêm kế tổng hợp: Là người phụ trách điều hành
toàn bộ công tác kế toán của công ty khi kế toán trưởng vắng mặt. Đồng thời
trực tiếp làm kế toán tổng hợp, tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh
của công ty.
Kế toán trưởng

Phó phòng kế toán kiêm kế toán
tổng hợp
KT thanh toán KT tiền lương

và BHXH
KT vật tư
hàng hóa
KT phải thu
phải trả
KT TSCĐ Nhân viên bán
hàng
Thủ quỹ
14
- Kế toán thanh toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: Có nhiệm vụ hạch
toán chi tiết tiền mặt, vay ngắn hạn, vay dài hạn ngân hàng hàng tháng, hàng
quý, hàng năm. Tổ chức kế toán tiền gửi ngân hàng, kiểm tra bảng kê, giấy
báo nợ, có của ngân hàng và lưu chữ các giấy tờ về ngân hàng. Lập báo cáo
tiền mặt tiền gửi ngân hàng cho kế toán tổng hợp.
- Kế toán vật tư hàng hoá: Là người có trách nhiệm tổ chức kế toán vật
tư hàng hoá, theo dõi nhập xuất đúng thủ tục chế độ quy định và lập bảng
phân bổ về tình hình nhập xuất NVL theo từng thag, quý, năm
- Kế toán tiền lương: Chịu trách nhiệm quản lý và mở sổ chi lương cho
cán bộ công nhân viên trong công ty, kiểm tra thanh toán các chứng từ
lương, BHXH, KPCĐ, BHYT hàng tháng cho cán bộ công nhân viên
- Kế toán các khoản phải thu phải trả: Có nhiệm vụ tổ chức thanh toán
với người bán, theo dõi các khoản nợ nội bộ phải thu của khách hàng, thu
khác.Tổ chức đói chiếu, xác định công nợ phải thu, công nợ phải trả và báo
cáo với cấp trên vào định kỳ hàng tháng, hàng quý
- Kế toán tài sản cố định: Chịu trách nhiệm tổ chức ghi chép, phản ánh
tổng hợp số liệu một cách đầy đủ, kịp thời hiện trạng và tính giá trị TSCĐ
hiện có. Tình hình tăng giảm, di chuyển TSCĐ. tính toán phân bổ chính xác
số khấu haoTSCĐ và CPSXKD
- Nhân viên bán hàng: Là người cố trách nhiệm viết hoá đơn bán hàng
tổng hợp hoá đơn cho kế toán phải thu, phải trả theo từng ngày

- Thủ quỹ: Làm nhiệm vụ giữ tiền và chi tiền, thu tiền. Chi tiền khi có
phiếu chi và thu tiền khi có phiếu thu. Hàng tháng phát tiền lương cho cán
bộ CNV trong công ty.
2. Hình thức kế toán áp dụng
15
* Chế độ kế toán
Chế độ kế toán: Chế độ kế toán áp dụng là chế độ kế toán Theo quyết
định số: 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ truởng Bộ tài chính.
Kỳ kế toán: 01 năm (bắt đầu từ 01/01 kết thúc 31/12)
Đơn vị tiền tệ: Việt nam đồng (VNĐ)
Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Công ty hạch toán hàng tồn kho
theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá hàng tồn kho theo
phương pháp bình thực tế đích danh.
Phương pháp khấu hao TSCĐ: Công ty áp dụng phương pháp khấu
hao theo phương pháp đường thẳng.
* Hình thức kế toán
Hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức nhật ký - chứng từ
16
Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký- chứng từ.
* Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi định kỳ hoặc cuối tháng
: Đối chiếu kiểm tra
Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký-chứng từ
( Nguồn tài liệu: Phòng kế toán thống kê tài chính)
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy
số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi
tiết có liên quan.
Chứng từ gốc và các

bảng phân bổ
Nhật ký chứng từ
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng kê
17
Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần
hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp
và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của
bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký - Chứng từ có liên quan.
Đối với các Nhật ký - Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê,
sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối
tháng chuyển số liệu vào Nhật ký - Chứng từ.
Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm
tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán
chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của
các Nhật ký - Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái.
Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết
thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các
sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để
lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ
Cái.
Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật
ký - Chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập
báo cáo tài chính.
18

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy
* Ghi chú:
: Nhập số liệu hàng ngày
: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
: Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 5: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán máy
( Nguồn tài liệu: Phòng kế toán thống kê tài chính)
Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được máy tính kiểm tra hợp
pháp, hợp lệ kế toán sẽ nhập vào máy tính, hệ thống máy tính sẽ tự động cập
nhật những thông tin đó vào những sổ cái, chứng từ ghi sổ hay sổ sách có
liên quan. Đối với các sổ cái được căn cứ vào các chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết
thì cuối tháng máy tính tự động cộng số liệu trên các sổ đó và chuyển vào
các chứng từ ghi sổ.
Cuối tháng máy tính cũng chuyển số liệu tổng cộng trên các chứng từ
ghi sổ liên quan lập các sổ cái và tổng cộng số liệu trên các sổ chi tiết để lập
bảng tổng hợp chi tiết tài khoản.
Công việc lập, luân chuyển và quản lý chứng từ là do kế toán thủ công
thực hiện. Báo cáo tài chính và các báo cáo tổng hợp khác do mạng máy tính
19
Chứng từ kế
toán
Bảng tổng hợp
chứng từ kế
toán
Phần mềm kế
toán
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
Báo cáo tài chính
thực hiện dưới sự kiểm tra, giám sát của các kế toán viên. các đối tượng kế

toán như hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản, hệ thống sổ sách kế toán
đều đã được mã hóa để chương trình tự động tiến hành.
* Chứng từ kế toán sử dụng:
Hiện nay công ty chủ yếu áp dụng hệ thống chứng từ theo Quyết định
số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính ngày 20/3/2006:
- Phiếu thu, phiếu chi, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, giấy đề nghị tạm
ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán, biaan lai thi tiền.
- Giấy báo nợ, giấy báo có.
- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển
nội bộ, biên bản kiệm nghiệm vật tư sản phẩm hàng hóa, phiếu báo vật tư
còn lại cuối kỳ, biên bản kiểm kê vật tư sản phẩm hàng hóa, bảng kê mua
hàng, phiếu nghiệm thu thành phẩm.
- Hóa đơn gí trị gia tăng
- Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, biên bản giao nhận
TSCĐ, thẻ TSCĐ, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ.
* Hệ thống tài khoản sử dụng
Công ty áp dụng hệ thống tài khoản cấp một và cấp hai trên cơ sở
những quy định về hệ thống tài khoản chung cho các doanh nghiệp do Bộ tài
chính ban hành, đồng thời mở chi tiết các tài khoản cấp ba và cấp bốn để
phù hợp với điều kiện sản xuất của công ty.
* Hệ thống sổ sách kế toán
Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính với hình thức ghi
sổ kế toán chứng từ ghi sổ. Hình thức này bao gồm các loại sổ kế toán sau:
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Bảng phân bổ, sổ, sổ cái, thẻ kế toán chi tiết
20
- Sổ, thẻ kế toán chi tiết
- Sổ cái
21

×