Tải bản đầy đủ (.pdf) (339 trang)

Kinh tế thế giới 2000 - 2001 - Đặc điểm và triển vọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.38 MB, 339 trang )

/ Ị ỉ ĩ í \
Mế
i ĩ ờ )
icyic
VIỆN KINH TẾ THÊ GIỚI
Chủ biên : TS. KIM NGỌC
KINH TÊ THÊ GlÓn
2 0 0 0 -3 0 0 1
___
tỳ 9
Đặc diêm và triên vọng
Mỹ Latinh
Đỏng
Châu Phi
Châu Á
>ng kẻ Nhật Bản
heo đánh giá của WB và IMF )
THU VIEN DAI KOC THUY SAN
2000002526
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ Quốc GIA
VIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI
Chủ biên : TS. KIM NGỌC
KINH TÊ THÊ GIỚI
2000-2001
Đặc điểm và triển vọng
X c £ 6
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HÀ NỘI - 2001
Mục lục
Trang
Chú dần củ a Nhà xuát bàn 7


Bản chú giải những chữ viết tắt 9
Phần I: Những vấn đề chung c ủ a nền kinh tế thế giói 13
Kinh tế thế giới năm 2000: Bức tranh màu sáng
TS. Kim Ngọc 15
Thương mại thế giới
TS. Bùi Quang Tuấn 37
Đầu tư nước ngoài trên thế giới tiếp tục gia tăng
Phạm Hồng Tiến 59
Tài chính - tiền tệ thế giới
TS. Nguyễn Hồng Sơn
TS. Nguyễn Đức Độ 79
Liên kết kinh tế quốc tế
Nguyễn Hổng Nhung 91
Phần II: Kinh tế c á c nước công nghiệp phát triển 107
Kinh tế các nước công nghiệp phát triển
TS. Chu Đức Dũng 109
Kinh tế Mỹ - đỉnh cao của chu kỳ tăng trưởng
Bùi Trưòng Giang 125
Kinh tế Nhật Bàn: Đã qua rồi thập kỷ khó khăn?
TS. Lưu Ngọc Trịnh
Nguyễn Ngọc Mạnh 138
5
EU - kinh tế khởi sắc
Ngọc Xuân 157
Phần III: Kinh tế c á c nưốc đang phát triển 169
Kinh tế các nước đang phát triển trong bước
chuyển giao thế kỷ
75. Hoa Hữu Lân 171
Các nền kinh tế mói công nghiệp hoá châu Á
(NIEs) trưóc thềm thế kỷ XXI

Ngô Thị Trinh 187
Kinh tế ASEAN - tăng trưởng trong những
bất ổn hậu khủng hoàng
Th.s. Đào Việt Hung 202
Kinh tế các nước Mỹ Latinh và vùng Caribê
75. Đinh Quý Độ 222
Kinh tế các nước châu Phi
Th.s. Nguyễn Duy Lọi 234
Phần IV: Kinh tế c á c nưóc chuyển đổi 247
Kinh tế Trung Quốc
75. Phạm Thái Quốc 249
Nhũng chuyển biến tích cục của nền kinh tế Nga
Lê Thu Hà 267
Kinh tế Đông Âu
75. Nguyễn Vãn Tâm 282
Kinh tế Việt Nam
75. Nguyễn Trần Quế 299
Kinh tế Campuchia và Lào vân còn khó khăn
Uông Trần Quang 315
Số liệu thống kê kinh tế thế giói 329
Tài liệu tham khảo 343
6
Chú dẫn cúa Nhà xuất bản
Cuốn sách Kinh tê thê giới 2000-2001: đặc điểm và triển
vọng của tập thể các tác giả thuộc Viện Kinh tế thế giới - Trung
tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quô"c gia nhằm phác hoạ một
sô" nét khái quát về bức tranh toàn cảnh tình hình kinh tế thế
giới trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, với những thời cơ và thuận lợi
cùng những thách thức và khó khăn.
Cuô"n sách được ra mắt bạn đọc hằng năm với mong muôn

cung cấp cho bạn đọc một sô" thông tin và tư liệu cập nhật về tình
hình kinh tế các khu vực và các nưóc trên thế giới. Một sô" nhận
định, tư liệu và sô" liệu trong cuôn sách được dẫn từ những nguồn
khác nhau, nên có một sô" chỗ chưa khớp nhau, chúng tôi ghi rõ
nguồn để bạn đọc thuận tiện trong việc theo dõi và tra cứu.
Xin giói thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 3 năm 2001
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ Quốc GIA
7
Bản chú giải nhãng chữ viết lắt
ADB
Ngân hàng phát triển châu Á
AFTA
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
AIA Khu vực đầu tư ASEAN
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEM Diễn đàn hợp tác Á-Âu
CAN Cộng đồng các quốc gia vùng Anđét
CARICOM
Cộng đổng Caribe và thị trường chung
CDFI
Tổ chức tài chính phát triển cộng đồng
CEFTA
Hiệp hội thương mại tự do Trung Âu
CEPT
Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực
CFA
Khối hợp tác tài chính châu Phi

COMESA
Thị trường Trung Đông và Nam Phi
DJIA
Chỉ số bình quân công nghiệp Dowr Jones
DM Dmác - đơn vị tiền tệ Đức
ECB
Ngân hàng Trung ương châu Âu
ECLAC
Ưỷ ban kinh tế Mỹ Latinh và Caribê
ECOTECH Hợp tác kỹ thuật và kinh tế (trong APEC)
ECOWAS
Cộng đồng kinh tế Tây Phi
EFTA
Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu
EIƯ
Đơn vị tình báo kinh tế
EMS
Hệ thống tiền tệ châu Âu
EMU
Liên minh kinh tế - tiền tê châu Âu
9
EU
Liên minh châu Âu
FAO Tổ chức Nỏng nghiệp và lương thực Liên hợp quốc
FDI
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
FED Cục dự trữ liên bang Mỹ
G-7
Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển nhất
của thế giới

GCC Hội đồng hợp tác vùng Vịnh, Trung Đông
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GNP
Tổng sản phẩm quốc dân
HDI
Chỉ số phát triển nhân lực do UNDP biên soạn
HIPC
Các nước nghèo mắc nợ cao
IDB
Ngân hàng phát triển liên Mỹ
IEA
Cơ quan Năng lượng quốc tế
ILO Tổ chức Lao động quốc tế
IMF
Quỹ tiền tệ quốc tế
JPY Yên - đơn vị tiền tệ Nhật Bản
LAES
Hệ thống kinh tế Mỹ Latinh
MERCOSUR Khối thị trường chung Nam Mỹ
NDT
Nhân dân tệ - đơn vị tiền tệ Trung Quốc
NIEs Các nền kinh tế mới công nghiệp hoá
OAU
Tổ chức thống nhất châu Phi
ODA
Viện trợ phát triển chính thức
OECD
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế
OPEC
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ

SAARC Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á
SAFTA Khu vực mậu dịch tự do Nam Á
UNCTAD Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại
và phát triển
UNDP Chương trình phát triển của Liên hợp quốc
10
UNICEF
Quÿ Nhi dông Lien hap quoc
USD
Dôla Mÿ
WB
Ngân hàng Thé gioi
WEF Diën dàn kinh té thé giôi
WTO
Tô chiîc Thirang mai thé giôi
P h ấ n
/
Những vấn dế chang
câa nền kinh tế thế giới
13
Kinh tế thế giới năm 2000
Bức ttanh màu sáng
ĨS. Kim Ngọc
Trong Báo cáo đánh giá sự phát triển của kinh tế thế
giới năm 2000, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tê
(OECD) cho rằng, mặc dù giá dầu mỏ trên thế giới đã tăng
60% so với năm 1999, nhưng ảnh hưởng của việc giá dầu
tăng cao không đáng kể so với cuộc khủng hoảng dầu mỏ
trong thập kỷ 1970 và các thị trường tài chính vẫn khá
yên ắng. Theo OECD, kinh tế thê giới năm 2000 đạt tốc độ

tăng trưởng là 4,1%, cao hơn 0,6% so với mức 3,5% dự
đoán hồi đầu năm và lớn hơn 1,1% so với mức 3% của năm
1999. ủy ban kinh tê - xã hội của Liên hợp quốc đưa ra
đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tê thế giối là 4,3%. Các
chuyên gia của Business Week đánh giá, tốc độ tăng
trưởng của kinh tế thê giới là 4,5%, cao hơn 1,5% so vối
năm 1999. Còn Quỹ Tiền tệ quốc tê (IMF) và Ngân hàng
Thế giói (WB) đưa ra đánh giá lạc quan nhất về sự phát
triển của kinh tê thê giới. Theo IMF và WB, tốc độ tăng
trưởng của kinh tế thế giới là 4,7%, tăng 0,5% sò với dự
báo hồi tháng Tư-2000. Chỉ duy nhất, tạp chí EIU (the
Economist Intelligence Unit) đánh giá sự phát triển kinh
15
tê thế giới chậm lại. Theo EIU, tốc độ tăng trưởng kinh tê
thế giới là 2,8%, thấp hơn 0,2% so vói mức 3% năm 1999
Tuy có nhiều đánh giá khác nhau về tốc độ tăng
trưởng của kinh tế thế giới, song về cơ bản phần lớn các
cơ quan nghiên cứu kinh tế trên toàn thế giới đều thống
nhất nhận định chung là năm 2000, kinh tế thế giới tăng
trưởng nhanh và đạt mức tăng cao nhất trong hơn một
thập kỷ qua.
Hoạt động thương mại toàn cầu khởi sắc vối tốc độ
tăng trưởng đạt 10%, cao hơn 2 lần so với mức 4,3% năm
1999 và hơn 2,5 lần so với mức 3,8% năm 1998. Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO) đánh giá "sản xuất quốc tế mở
rộng mạnh mẽ là do các liên kết kinh tế quốc tế được tăng
cường hơn bao giờ hết, từ Bắc Mỹ cho đến châu Âu, châu
Phi và Trung Á , và nhu cầu cao ở Bắc Mỹ và châu Á đã
giúp thương mại hàng hoá thế giới tăng mạnh". Trong khi
đó, dòng vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới tăng lên mức

kỷ lục do xu hướng sáp nhập các công ty lớn nhất thành
các công ty khổng lồ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Theo
UNCTAD (Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát
triển), các công ty lớn đang có xu hướng đầu tư bằng cách
mua hoặc sáp nhập với các công ty nước ngoài có lợi hơn là
bắt đầu một hoạt động mới, sô" vụ sáp nhập công ty trên thế
giói tăng hơn 50% so với năm 1999, làm cho đầu tư nước
ngoài trên thế giới lần đầu tiên đạt mức 1.000 tỷ USD.
(Năm 1990, FDI trên thế giới đạt 151 tỷ USD, chiếm 72%
tổng sô" vô"n đầu tư trên thê" giới; năm 1999, FDI đạt 865 tỷ
USD, trong đó 720 tỷ USD hay 83% là do sáp nhập công ty).
Hoạt động thương mại, đầu tư được tăng cường mạnh
16
mẽ đã giúp cho sự phục hồi phát triển kinh tê ỏ phần lớrf
các quốc gia, khu vực trên thế giói dặc biệt là kinh tế Mỹ,
châu Âu và châu Á. IMF và WB cho rằng "kinh tế thế giới
dạt dược mức tăng trưởng cao nhất trong hơn một thập kỷ
qua là nhờ sự tăng trưởng mạnh của kinh tế Mỹ, tăng
trưởng hơn của kinh tế châu Âu và sự tiếp tục phục hồi
của các nền kinh tế châu Á". Tuy sự phục hồi tăng trưởng
ở từng quốc gia khu vực trên thế giới có mức độ khác
nhau, song bức tranh chung của nền kinh tế th(í giới thật
sáng sủa.
Kiụh tê các nước công nghiệp phát triển
Theo OECD sự phát triển kinh tế của các nước công
nghiệp phát triển cũng đạt mức cao nhất trong hơn một
thập kỷ qua, 4,3% so với 3,4% năm 1999 (sô" liệu của IMF
và WB là 3,9% so với 3% năm 1999). GDP của nhóm bảy
nước công nghiệp hàng đầu (G-7) tăng mạnh, đạt 4,2% so
vối 3,2% năm 1999. Trong các nước công nghiệp chủ chốt,

Mỹ là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh nhất. Năm
2000 được xem như là "cột mốc" lịch sử của nền kinh tế Mỹ.
Tốc độ tăng trưởng, theo IMF và WB, đạt 5,2%, cao hơn 1%
so với mức 4,2% năm 1999; hơn 1,8% so với mức 3,4% năm
1998 và cao hơn mức 1,5% so vối mức 3,7% năm 1997.
Theo đánh giá của NABE (National Association of
Business Economics), tô"c độ tăng GDP của Mỹ là 5,2%,
cao hơn 0,3% so với mức 4,9% dự báo hồi đầu năm. Đây là
mức tăng cao nhất trong 16 năm qua (năm 1984, tốc độ
tăng GDP của Mỹ là 7,3%). Kích thích chủ yếu đốì vối sự
tăng trưởng kinh tế Mỹ là tăng xuất khẩu và sự bùng nổ
vôn đầu tư sản xuất. Nhằm giảm bớt tốc độ tăng trưởng
kinh tế và giữ lạm phát trong tầm kiểm soát, Cục Dự trữ
liên bang Mỹ đã 6 lần tăng lãi suất, từ mức 5,25% vào
tháng Tám 1999 lên 6,5% hiện nay. Mức lạm phát là 3,2%,
cao hơn 0,2% so với dự báo hồi đầu năm (3%) - song đây
cũng là mức lạm phát thấp nhất kể từ năm 1985 đến nay.
Trong khi đó, năng suất lao động tiếp tục tăng với tốc độ
cao. Theo đánh giá của Bộ Lao động Mỹ, quý II năm 2000
năng suất lao động tăng 5,3%, trong khi suốt 20 năm,
năng suất lao động Mỹ chỉ tăng bình quân 1,5%/năm. Bắt
đầu từ giữa những năm 1990, năng suất lao động Mỹ tăng
mạnh đã khiến tiêu dùng cá nhân tăng 5,3% so với 4-,'6%
năm 1999 và là một trong những nhân tô" chủ yếu góp
phần thúc đẩy kinh tê tăng trưởng ổn định. Đến nay nền
kinh tế Mỹ đã tăng trưởng liên tục 112 tháng liền - thời
gian mở rộng dài nhất trong chu kỳ phát triển từ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai. "Nền kinh tế mới" dựa trên
các công nghệ thông tin đã kích thích mở rộng sản xuất,
thay đổi quá trình phát triển kinh tê Mỹ, bảo đảm tốc độ

tăng GDP cao đối với việc duy trì mức lạm phát thấp.
Tò Biki số 48/2000 nhận định: "Kinh tế Mỹ đã phát
triển vượt bậc và có những nét đáng chú ý kể từ sau Chiến
tranh thê giới thứ hai: tăng trưởng GDP ổn định ở mức cao
trong một thời gian dài và lạm phát tương đối thấp". Nền
kinh tế tăng trưởng liên tục làm cho thu nhập của ngân
sách tăng nhiều hơn so với dự báo. Theo đánh giá của
Tổng thống Mỹ B.Clinton, thặng dư ngân sách trong năm
tài chính 2000 đạt ít nhất 230 tỷ USD - con sô lốn nhất
trong lịch sử nước Mỹ từ trước đến nay và vượt hơn hẳn
«
18
*
năm 1999 (122,7 tỷ USD). Chính phủ Mỹ dự báo trong 10
năm tới, thặng dư ngân sách còn tăng hơn 1.000 tỷ USD.
B.Clinton nói: "Tám năm trước đây, khi tôi bắt đầu nhậm
chức, nền kinh tế Mỹ đang có một tương lai mờ mịt với tốc
độ tăng trưởng kinh tê thấp, số người thất nghiệp tăng với
toc độ chóng mặt, lại cộng thêm tỷ lệ lãi suất cao và khoản
nợ liên bang tăng gấp 4 lần so với 12 năm trước đó. Thâm
hụt ngân sách lúc bấy giờ là 290 tỷ USD và ngay cả nhà
phân tích lạc quan nhất lúc đó cũng dự báo thâm hụt
ngân sách sẽ lên tới 455 tỷ USD. Nhưng nay, kết quả
hoàn toàn trái ngược. Kể từ năm 1965 đến nay, đây là lần
đầu tiên Mỹ có thể cân bằng ngân sách mà không sử dụng
đến quỹ tài chính dự phòng, đồng thời cũng là năm thành
công nhất trong việc giảm nợ. Kể từ sau năm 1949, đây là
năm thứ ba liên tiếp có thặng dư ngân sách".
Trong khi đó, nền kinh tế của các nước thuộc Liên
%

minh châu Au (EU) lại phát triển khả quan hơn. Nếu
như năm 1999, kinh tế của EU bị chững lại, thì năm nay,
theo IMF, WB, kinh tê của EU sáng sủa hơn nhiều. Theo
dánh giá của các chuyên gia thuộc ủy ban châu Âu, kinh
tê các nưốc EU năm 2000 đạt mức tăng trưởng cao nhất kể
từ năm 1989 đến nay, 3,4%, cao hơn 1,3% so với mức 2,1%
năm 1999 và hơn 0,5% so với mức 2,9% năm 1998. Các
nước thuộc khu vực đồng euro cũng đạt tốc độ tăng trưởng
3,5%, cao hơn 1,1% so với mức 2,4% năm 1999. Một sô"
quốc gia lớn trong EU bị suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh
tê năm 1999 thì nay đều đã khởi sắc. Trong đó, kinh tế
Đức tăng trưởng vdi tôc độ 2,9%, cao hơn 1,5% so với 1,4%
năm 1999 và 0,2% so với 2,7% năm 1998; của Pháp là
19
3,5%, cao hơn 0,6% so với 2,9% năm 1999 và hơn 0,3% so
với mức 3,2% năm 1998; của Anh là 3,1%, cao hơn 2% so
với mức 1,1% năm 1999 và hơn 0,9% so với mức 2,2% năm
1998; của Italia là 3,1%, cao hơn 1,9% so với mức 1,2%
năm 1999 và hơn 1% so với mức 2,1% năm 1998. Các
chuyên gia của ủy ban châu Au còn cảnh báo vê mối nguy
hiểm của nền kinh tế "quá nóng" mà dấu hiệu đã nhận
thấy ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hà Lan. Nhờ tốc độ
tăng trưởng cao nên sô" chỗ làm việc mới của tâ"t cả các
nưốc thành viên EU tăng thêm gần 4 triệu. That nghiệp
giảm còn 14,4 triệu người (chiếm 9,2% lực lượng lao động)
so với 16,3 triệu người năm 1999 (chiếm 9,6% lực lượng
lao động). Lạm phát thấp, 1,8% so với 1,2% năm 1999.
Chủ tịch ủy ban châu Âu về các vấn đề kinh tế và ngoại
hối Solbek cho rằng: "Trong 10 năm qua kinh tê các nước
EU đã giữ mức tăng trưởng ổn định, thì giai đoạn tới sẽ

bước vào thời kỳ tăng. Nếu .như trong suốt thập kỷ 1990,
tốc độ tăng trưởng kinh tê của EU luôn thấp hơn Mỹ thì
bắt đầu từ năm 2001, tốc độ tăng trưởng kinh tế của EU
sẽ cao hơn Mỹ". Các chuyên gia của Business Week, úy
ban châu Âu, IMF và WB đều đánh giá, tăng trưởng kinh
tế hiện nay của EU chủ yếu không phải dựa vào những
nhân tố bên trong (tăng năng suất lao động) mà là do "mơ
rộng khả năng xuất khẩu". Tờ Biki số 93/2000 nhận định
"kích thích chủ yếu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tê
trong các nước EU là sự bùng nổ xuâ"t khẩu do sự phát
triển ổn định nền kinh tế Mỹ tạo nên cũng như sự phát
triển kinh tế của các nưốc châu Á sau khi khắc phục
những hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính và sự
20
giảm giá của đồng euro". Xuất khẩu hàng hoá của EU
tăng 8,6% - mức tăng cao nhất kể từ năm 1997 đến nay.
Theo tạp chí The Economist sô 8186/2000, mặc dù đồng
euro bị mất giá gần 30% so với đồng đôla kể từ khi ra đời
đến nay, nhưng điều đó không hề là mốì đe doạ đối với nền
kinh tế của khu vực này. Giá dầu mỏ tăng đã làm tăng tỷ
lệ lạm phát trong khu vực đồng euro cao hơn 2% - tỷ lệ
mong muôn của Ngân hàng trung ương châu Âu và họ đã
chông lại sức ép giá ngày càng tăng với 7 lần tăng lãi suất
lên tới 4,75% kể từ tháng Mười một 1999. Trái lại, "sự
phục hồi phát triển của EU chủ yếu do tác động của chu
kỳ kinh doanh: đồng euro yếu kém và nhu cầu trên thế
giới mạnh". Hơn nữa, có nhiều cơ sở để người ta hy vọng
rằng tốc độ tăng trưởng không chỉ bển vững trong giai
đoạn trung hạn mà chiều hướng còn tiếp tục gia tăng. Một
mặt là do chính phủ nhiều nước đã làm cho thị trường lao

động trở nên linh hoạt hơn. Những quy chế cũ đã được nối
lỏng nên các hãng đã thuê nhiều lao động hơn, thường là
dưới dạng hợp đồng ngắn hạn như lao động bán chuyên
trách vói những khoản đóng bảo hiểm xã hội thấp hơn và
điều kiện bảo hộ lao động ít ngặt nghèo hơn. Chính vì vậy,
việc làm ỏ khu vực đồng euro đã có tốc độ tăng nhanh hơn
đôi chút so với Mỹ trong hai năm qua. Mặt khác, những
thay đổi mang tính cách mạng cũng đang diễn ra sầu rộng
trong EƯ với làn sóng sáp nhập và mua lại công ty trở nên
dữ dội, buộc các nhà quản lý phải tăng hiệu quả đầu tư (số
vụ sáp nhập trên thế giới tăng 50%, trong đó 3/4 là tăng ở
các nước Tây Âu). Điều đó hứa hẹn tăng năng suất lao
động trong tương lai.
21
Mặc dù còn nhiều việc phải làm, song chiều hướng
tăng trưởng kinh tế tiếp tục nếu các nền kinh tế trong EU
vẫn xúc tiến mạnh mẽ con đường cải tổ của mình.
Đôi với Nhât Bản, nền kinh tê lớn thứ hai trên thê
giới đang dần phục hồi, IMF và WB đánh giá tốc độ tăng
trưởng kinh tê là 1,4%, cao hơn 0,4% so với mức 1% năm
1999. Tổ chức thương mại thế giới đánh giá GDP của Nhật
Bản tăng 1%, cao hơn 0,5% so với mức tăng 0,5% năm
1999. Còn Viện nghiên cứu Nomura (Nhật Bản) đánh giá
tốc độ tăng trưởng thực tế nền kinh tế Nhật Bản là 2,3%
trong năm tài khoá 2000, cao hơn 1,8% so với mức 0,5%
năm tài khoá 1999. Kinh tê Nhật Bản đang dần hồi phục
với số vốn đầu tư và sô" người có công ăn việc làm thuận
lợi chủ yếu nhờ các ngành có liên quan đến công nghệ
thông tin (IT). Các ngành có liên quan đến IT đang rất
phát đạt với doanh số bán điện thoại di động, các thiết bị

phát thanh sô qua vệ tinh, hàng bán dẫn và tinh thể lỏng
tăng mạnh.
Nhằm phục hồi và kích thích sự tăng trưởng kinh tế,
Chính phủ Nhật Bản đã chi hơn 10 tỷ USD để phát triển
các cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các dự án trong ngành công
nghiệp viễn thông. Như vậy, tổng số tiền mà Nhật Bản chi
cho kích thích tăng trưởng kinh tê trong thập kỷ 1990 đã
lên hơn 833 tỷ USD. Chính phủ Nhật Bản hy vọng kê
hoạch kích thích kinh tê trọn gói sẽ thúc đẩy ngành công
nghệ thông tin - một trong những ngành công nghiệp mũi
nhọn của nước này phát triển.
Mặc dù nền kinh tế Nhật Bản đang phục hồi, song các
đánh giá đều cho rằng "sự phục hồi của Nhật Bản vẫn râ"t
22
mong manh và đứng trước nhiều nguy cơ suy giảm", bởi
tiêu dùng cá nhân vẫn yếu, nợ nhà nưốc đã tăng tối 130%
GDP. Thủ tướng Nhật Bản Yoshiro Mori cho rằng "nền
kinh tế lốn thứ hai thê giới này mối chỉ vừa mới khởi sắc
sau một thập kỷ suy thoái và chúng ta chưa thể lạc
quan". Còn Tổng cục trưởng Cục Kê hoạch kinh tế Nhật
Bản (EPA) cho rằng "Nếu nền kinh tế này là một chiếc
máy bay phản lực. thì chúng ta mới chỉ vừa cất cánh khỏi
mặt đất nhưng bộ bánh máy bay vẫn chưa được rút vào.
Giai đoạn này chưa phải là lúc mà chúng ta có thể ngồi và
nghỉ ngơi trong cabin".
Vấn đề quan trọng đặt ra đối với Nhật Bản hiện nay là
để phục hồi kinh tế bền vững, Nhật Bản cần có những
bước đi mạnh mẽ trong cải cách cơ cấu nới lỏng quy chế;
mở cửa các thị trường cho nước ngoài cạnh tranh và làm
lành mạnh hoá hệ thông tài chính. Bởi theo các chuyên

gia của WTO những vấn để này sẽ gây ra "bức tranh
không rõ ràng" về việc phục hồi ở Nhật Bản sẽ mạnh đến
đâu và kéo dài bao nhiêu lâu.
Theo đánh giá của IMF, WB và các cơ quan nghiên cứu
kinh tê trên toàn thế giới, sự phục hồi dần của nền kinh tê
Nhật Bản, sự khởi sắc của kinh tê EU và tăng trưởng kỷ
lục ở Mỹ đã góp phần tạo ra tăng trưởng trên một phạm vi
lớn của thế giới, làm cho bức tranh kinh tế thế giới sáng
sủa hơn trong hơn thập kỷ qua.
Kinh tê các nước đang phát triển
Kinh tế của các quốc gia công nghiệp phát triển tăng
trưởng mạnh đã giúp cho kinh tê của các quôc gia đang
23
phát triển phục hồi và phát triển mạnh hơn.Theo IMF,
WB, tốc độ tăng trưỏng kinh tê của các quôc gia đang phát
triển đạt 5,6%, cao hơn 1,8% so vối mức 3,8% năm 1999 và
cao hơn 3,3% so với mức 2,3% năm 1998. Các quốc gia
đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh đều đạt
tốc độ tăng trưởng cao hơn so với năm 1999. Trong đó, các
nền kinh tê châu Á đủ mạnh để đương đầu với những
thách thức của thị trường. Theo Ngân hàng Phát triển
châu Á (ADB): "Các nền kinh tê châu Á đã đủ mạnh để đối
phó với sự suy giảm trên thị trường chứng khoán và thị
trường tiền tệ, mặc dù thâm hụt ngân sách và quá trình
tái cơ cấu công ty chậm chạp vẫn tiếp tục gây trở'ngại cho
một sô" nền kinh tế".
Châu Á đã chế ngự được cuộc khủng hoảng tài chính
%
của khu vực và sự phục hồi kinh tế vẫn đi đúng hướng.
Theo IMF và WB, tốc độ tăng trưởng kinh tê của châu Á

đạt 6,7%, cao hơn 0,8% so với mức 5,9% năm 1999 và cao
hơn 3,5 lần so với mức tăng 1,9% của năm 1998, cao hơn
0,1% so với mức tăng 6,6% năm 1997. Lạm phát giảm
mạnh xuống còn 2,5% so với mức 7,6% năm 1999.
Đối với hầu hết các nền kinh tê châu Á, xuất khẩu vẫn
là xương sống của sự phục hồi, đặc biệt là xuất khẩu các
sản phẩm điện tử mà giờ đây châu Á đang là nhà cung cấp
hàng đầu thế giới; nhu cầu nội địa hiện nay cao hơn và
thương mại trong nội bộ khu vực cũng bắt đầu đóng góp
vào sự tăng trưởng kinh tế. IMF và WB cho rằng "nhu cầu
nội địa đang ngày càng trở thành nhân tô" quan trọng
trong sự phát triển của châu Á". Thêm vào đó, dự trữ
ngoại tệ tăng lên đã giúp trả các khoản nợ ngắn hạn và cơ
24
câu thanh toán của các khoản nợ nước ngoài được cải
thiện. Trong khi đó, theo ADB, thị trường bất động sản trì
trệ của châu Á - biểu tượng của sự sa sút về kinh tế trong
khu vực này sau cuộc khủng hoảng tài chính cách đây ba
nàm đã xuống tới mức tột cùng chủ yếu do nhu cầu phi
đầu cơ. Nhờ vậy, các nguồn phục hồi thay thế khác đang
bắt đầu góp phần cho sự "trỗi dậy" của châu Á.
Trong các nền kinh tế châu Á, Hàn Quốc và Hồng
Công đạt mức tăng trưởng cao nhất, 9,5% và 8%. Đài
Loan vẫn đứng vững trong cuộc khủng hoảng tài chính
tiền tệ khu vực, đã đạt mức tăng trưởng 6,5%, cao hơn
0,8% so vối mức 5,7% năm 1999. Xingapo đạt mức tăng
trưởng 7,9%, cao hơn 2,5% so với mức 5,4% năm 1999.
Sự phục hồi tăng trưởng mạnh của các nền kinh tế
trên đã làm cho GDP của các NIEs tăng 7,9%, cao hơn
2,2% so với mức 5,7% của năm 1999 và cao hơn gần 5 lần

so với mức 1,6% của năm 1998. Theo Ngân hàng thế giới,
hiện nay các nền kinh tê Đông Á đang có một bước tiến
còn vững chân hơn là trước thời gian đồng bath Thái Lan
bị phá giá vào tháng Bảy 1997. Các nền kinh tế trong
ASEAN bị ảnh hưởng nặng nê của khủng hoảng tài chính -
tiền tệ cũng đang phục hồi nhưng chậm hơn so với các
NIEs chủ yếu là do hệ thông tài chính của các nước
ASEAN vẫn chưa hoạt động bình thường. Tốc độ tăng
trưởng GDP của ASEAN (trừ Xingapo và Brunây) đạt
4,6%, cao hơn 1,4% so với mức 3% năm 1999. Trong đó,
kinh tế Thái Lan tuy chưa đạt được mức tăng trước
khủng hoảng, song GDP đã tăng từ mức 4,2% năm 1999
lên 5% năm 2000; Inđônêxia đã vượt qua thời kỳ tồi tệ
25
nhất với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 4,0%, tăng 2% so
với mức 2% năm 1999. Tuy nhiên, nền kinh tế Inđônêxia
còn đang phải đôi mặt với một loạt thách thức như chức
năng trung gian của ngân hàng chưa được hồi phục; sự
mất ổn định về chính trị Kinh tê Malaixia tiếp tục phát
triển năng động: GDP tăng 6,5%, cao hơn 1,1% so với mức
5,4% năm 1999. Malaixia là quốc gia duy nhất từ chối sụ
giúp đỡ của IMF khi lâm vào khủng hoảng kinh tế. Tuy
vậy, xuất khẩu tăng mạnh (đặc biệt là xuất khẩu sản
phẩm điện tử) tăng hơn 45% đã giúp kinh tế Malaixia
phục hồi phát triển. Riêng Philippin cuộc khủng hoảng
chính trị đã gây ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế và
làm đồng pesô mất giá thêm. Tốíc độ tăng trưởng kinh tê
không đạt được mức 4,5% mà chính phủ đã đề ra hồi đầu
năm. Trong khi đó, theo ADB, một sô nước như Việt Nam.
Campuchia, Lào và Mianma vẫn còn gặp khó khăn vể

kinh tế. Tại Mianma, khoảng 40% tổng đầu tư trực tiếp
nước ngoài, động lực hỗ trợ cho toàn bộ nền kinh tế của
nước này, lại bắt nguồn từ các nước khác trong khôi
ASEAN. Do đó, đầu tư trực tiếp vào Mianma sẽ không
tăng, trừ phi nền kinh tê của ASEAN hoàn toàn phục hồi
và đi vào phát triển ổn định. Tình hình tương tự cũng
xảy ra đối với
Viêt Nam (mặc dù tốc độ tăng GDP đạt
6,7%, cao hơn 2,2% so vối mức 4,5% năm 1999), vào giữa
những năm 1990, đầu tư trực tiếp của nước ngoài đã góp
phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm lên gần
10%. Tại Campuchia, do lũ lụt và giá dầu mỏ tăng cao
đã làm cho tăng trưởng GDP chỉ đạt 3,5%, thấp hơn 1,5%
so với mức 5% dự báo hồi đầu năm.
26
Các quốc gia ở Nam Á vẫn Liếp tục duy trì được tốc độ
tăng trưởng kinh tế. Trong đó Ân Đô đạt tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao nhất, 6,7%, cao hơn so với mức 6,4%
năm 1999. IMF cho rằng "tình hình kinh tế của Ấn Độ là
rất tốt trong những năm gần đây bất chấp những ảnh
hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng trong khu vực đối
với xuất khẩu và giá dầu thế giới tăng cao".
Trung Quốc, - nước sắp gia nhập Tổ chức Thương mại
thê giới (WTO), đã có bước chuyển biến quan trọng. Ngân
hàng Phát triển châu Á đã vẽ một bức tranh sáng sủa về
nền kinh tế Trung Quốc. ADB đánh giá GDP tăng 8%, cao
hơn 0,9% so với mức 7,1% năm 1999 và cao hơn 0,4% so
vối mức 7,6% năm 1998 (số liệu của IMF về tốc độ tăng
trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2000 là 7,5%). Theo
báo cáo "Phân tích tình hình kinh tê vĩ mô năm 2000 và

triển vọng kinh tế năm 2001 của Trung Quốc" do Trung
tâm thông tin quốc gia công bô" năm 2000, GDP của Trung
Quốíc đạt 8.928 tỷ NDT, tương đương vối 1.078 tỷ USD.
Đây là lần đầu tiên, GDP của Trung Quốc đạt trên 1.000
tỷ USD, đồng thời GDP bình quân đầu người của Trung
Quốc cũng đạt 849 USD, vê cơ bản thực hiện được mục
tiêu chiến lược bước 2 mà Trung Quốc đê ra. Báo cáo cho
rằng hiện nay, nền kinh tê Trung Quốc vận hành tốt chủ
yếu nhờ vào chính sách tài chính ngắn hạn tích cực và môi
trường bên ngoài chuyển biến tốt. Theo ông Min Tang,
nhà kinh tế chủ chốt của ADB tại Bắc Kinh, nhờ xuất
khẩu và mức tiêu dùng trong nước tăng mạnh nền kinh tế
Trung Quốc đang trở lại những mức tăng trưởng trước khi
xảy ra khủng hoảng trong khu vực. Kim ngạch xuất khẩu
27
của Trung Quốc tăng 20,6% so với mức tăng 6,1% của năm
1999. Vả lại, việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương
mại thế giới và các cuộc cải cách kèm theo đó sẽ mang lại
những nguồn lợi kinh tê lâu dài và có thể bổ sung thêm 1 -
2% vào mức tăng GDP. Tuy vậy, theo ADB, để bảo đảm
tăng trưởng kinh tế lành mạnh, Trung Quốc sẽ phải thực
hiện "các đợt điều chỉnh cơ cấu mạnh mẽ trong một loạt
khu vực kể cả nông nghiệp, ô tô, ngân hàng, bảo hiểm và
viễn thông"; đồng thời vẫn cần phải áp dụng các chính
sách tài chính tích cực. IMF cũng cho rằng “Trung Quốc
cần phải đẩy mạnh công cuộc cải cách xí nghiệp quốc
doanh và hệ thông ngân hàng”.
Sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cùng sự phục
hồi phát triển mạnh mẽ các nền kinh tế ASEAN, NIE đã
giúp giảm nguy cơ tụt hậu của các nền kinh tế châu Á.

Tuy vậy, theo WB ba hậu quả lớn của cuộc khủng hoảng
tài chính 1997 để lại là gánh nặng nợ, lòng tin của các nhà
đầu tư giảm sút và khu vực bất động sản bấp bênh làm
các nền kinh tê châu Á vẫn còn dễ bị tổn thương khi thị
trường thế giới biến động. WB kêu gọi các nưốc châu Á
tiếp tục đẩy mạnh cải cách khu vực ngân hàng, cơ cấu lại
nợ công ty và thực hiện luật phá sản mới.
Tại châu Phi, do hạn hán, rối loạn về chính trị và do
giá cả của các loại hàng hoá không phải dầu mỏ đình trệ,
nên tốic độ tăng trưởng của các nền kinh tế bị giảm sút so
với dự báo của IMF đưa ra hồi đầu năm. Tôc độ tăng GDP
đạt 3,4%, cao hơn 0,3% so vối mức 3,1% năm 1999, bằng
tốc độ tăng trưởng năm 1998 (3,4%), song vẫn thấp hơn
1% so với mức 4% dự báo hồi đầu tháng Tư 2000 của IMF.
28
Mặc dù một sô" nưóc sản xuất dầu mỏ đã được lợi nhò
giá năng lượng cao hơn, nhưng rất nhiêu nưốc không sản
xuất dầu mỏ ỏ châu Phi phải đương đầu với mức thua lỗ
đáng kê về thương mại vì giá xuất khẩu các mặt hàng
không phải dầu mỏ và các mặt hàng thiết yếu khác nói
chung không tăng, trong khi giá nhập khẩu dầu mỏ lại
tăng mạnh. Các nển kinh tế ở Nam Phi phục hồi, "tuy vẫn
cỏn mong manh", nhưng đang có đà với mức tăng GDP
hơn 3%.
Theo IMF và WB, Nam Phi cần thực hiện cải cách cơ
cấu, đặc biệt là thông qua tư nhân hóa để thu hút đầu tư
nước ngoài nhằm nâng mức tăng trưởng hàng năm lên 5%
và cắt giảm thất nghiệp.
Kinh tế các nước Mỹ Latinh và vùng Caribe, ủy
ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (ECLAC) đánh giá, nền

kinh tế Mỳ Latinh đạt tốc độ tăng trưởng 4%. Còn IMF
và WB cho rằng nên kinh tế Mỹ La tinh tăng trưởng mạnh
hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng -0,3% năm 1999. Tốc
độ tàng GDP của Mỹ Latinh là 4,25%, cao hơn mức 4% dự
báo đưa ra hồi đầu năm. Theo IMF, "Mỹ Latinh và Caribe
đang tiêp tục phục hồi từ cuộc khủng hoảng tại các thị
trường đang nổi lên năm 1997 - 1998. Sự tăng trưởng kinh
tế được hỗ trợ bởi xuất khẩu tăng, dặc biệt là sang Mỹ,
cũng như sự phục hồi về niềm tin và mức chi tiêu của
người tiêu dùng". Trong đó Mêhicô có tốc độ tăng trưởng
GDP là 6,5% - ngang với mức từ năm 1995 trở lại đây.
Braxin đạt mức tăng GDP là 4%; Chilê 6,0%, cao hơn
4,9% so với mức 1,1% của năm 1999. Riêng Cộng hoà
Dominica có mức tăng trưởng nhanh nhất khu vực Mỹ
29
Latinh với GDP tăng 8,4%, cao hơn 0,1% so với mức 8,3%
năm 1999. Tuy vậy, IMF lưu ý rằng sự tăng trưởng trong
khu vực này vẫn không đều nhau, một sô nước phát triển
mạnh hơn trong khi một số nước lại phải đương đầu với sự
mất ổn định vê kinh tê và chính trị. Còn thư ký điều
hành ECLAC, José Antonio, cho rằng, kinh tê Mỹ Latinh
đã phục hồi do giá dầu trên thê giới tăng, nhưng sự phục
hồi này không tương xứng vối sự phát triển của khu vực.
Giá dầu mỏ tăng trong năm nay đã làm thay đổi nền
kinh tế khu vực theo hai hưống: các nước sản xuất dầu
mỏ như Mêhicô, Vênêxuêla. Colombia, Áchentina, Êcuađo
và Bôlivia được hưởng lợi và những nước nhập khẩu dầu
mỏ như Braxin, Chilê và các nước vùng Trung Mỹ thì bị
thiệt hại.
Theo ECLAC, kinh tê Mỹ Latinh và Caribê sẽ tiếp tục

phục hồi và tăng trưởng trong những năm tới nếu các nước
tiếp tục đẩy mạnh cải cách nền kinh tế và hội nhập sâu
rộng vào nền kinh tê toàn cầu.
Kỉnh tế các nước đang chuyển đổi
Nền kinh tề Nga hồi sinh trở lại với tốc độ tăng
trưỏng GDP đạt 5,5% cao hơn 3,5% so với mức tăng 2%
của năm 1999. Đây là năm thứ hai liên tiếp kinh tế Nga
tăng trưởng ổn định. (IMF đánh giá GDP của Nga tăng
7%). Các chuyên gia đánh giá kinh tế Nga cho rằng, sự
phục hồi tăng trưởng của Nga một mặt là do việc phá giá
đồng rúp gây ra cuộc khủng hoảng kinh tê hồi tháng Tám
1998 đã giúp các công ty trong nước cạnh tranh với hàng
nhập khẩu. Mặt khác là do giá dầu mỏ tăng cao trên thế
30

×