Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Khắc sâu kiến thức cho học sinh thông qua câu hỏi và bài tập thực hành trong chương trình địa lý 10 và 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.18 KB, 15 trang )

Phần I: Lý do chọn đề tài
Phần II: Lý luận khoa học - thực tiễn của đề tài
Phần III: Nội dung đề tài khắc sâu kiến thức cho học sinh thông qua câu
hỏi thực hành và bài tập thực hành trong chương trình địa lý líp 10 và líp 11.
Phần IV: Đánh giá học sinh và kết quả thu được
Phần V: Kiến nghị đề xuất và kết luận
1
PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Qua thực tiễn giảng dạy bản thân tôi thấy chương trình địa lý BTTHPT
líp 10 và 11 có rất nhiều bài tập và câu hỏi thực hành, những bài tập và câu
hỏi thực tập nằm rải rác từ đầu chương trình cho tới cuối chương trình mục
đích yêu cầu đặt ra khác nhau nhưng cái đích cuối cùng vẫn là khắc sâu kiến
thức để vận dụng lý thuyết vào bài tập thực hành chính vì vậy việc rèn kỹ
năng làm bài tập thực hành có ý nghĩa quan trọng về mặt sư phạm và thực
tiễn.
PHẦN II: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC - THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Cơ sở lý luận: Thực tiễn khắc sâu kiến thức cho học sinh là một trong
những yêu cầu cơ bản nhất hiện nay đối với giáo viên, cùng với phương pháp
dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm là phải dạy cho học sinh biết cách
làm, biết vận dụng các kiến thức được đưa vào thực tế, không tiếp thu kiến
thức thụ động mà phải biết chủ động tiếp thu kiến thức.
Đứng trước yêu cầu của xã hội, người học không những học để mà biết,
còn học để làm được, để áp dụng và sáng tạo ra những cái mới vì vậy người
học phải tham gia tích cực chủ động, sáng tạo trong những tiết học mà cả quá
trình học tập.
Môn Địa lý là môn học hàng ngày các em được lĩnh hội một khối lượng
kiến thức rất lớn qua các kênh thông tin như: truyền hình, đài, báo, vì vậy
hướng dẫn các em vận dụng kiến thức nhận biết đối chiếu với thực tế là rất
cần. Kiến thức nào là kiến thức cần được lưu lại trong các em cần phải được
khắc sâu mà điều tôi thấy cần phải làm và đạt được trong quá trình giảng dạy.
Song muốn đạt được mục đích đó thì người thầy phải thay đổi về nhận thức,


phải căn cứ vào yêu cầu của nội dung chương trình nhu cầu của người học,
lấy học sinh làm trung tâm giảng dạy. Phải khắc sâu được kiến thức cho học
sinh. Trong điều kiện của thực tế hiện nay tôi chỉ đặt ra cho mình là khắc sâu
kiến thức cho học sinh thông qua bài thực hành địa lý và các câu hỏi thực
hành trong sách giáo khoa nêu ra.
PHẦN III: NỘI DUNG ĐỀ TÀI: KHẮC SÂU KIẾN THỨC CHO HỌC SINH
THÔNG QUA CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH
ĐỊA 10 VÀ 11.
1. Giáo viên nghiên cứu kỹ chương trình líp 10 - líp 11 để tìm ra
những câu hỏi thực hành và các bài tập thực hành sau đó phân loại.
Qua tìm hiểu chương trình tôi thấy ở Địa lý líp 10: có khoảng 100 câu
hỏi và bài tập ở cuối bài trong đó có khoảng 35% là các câu hỏi vận dụng trí
nhớ để kiểm tra mức độ hiểu biết tập trung vào các vấn đề trọng tâm của
chương trình. Khoảng 45% là các câu hỏi có mục đích để phát triển tư duy
2
nhằm yêu cầu học sinh suy luận, giải thích các vấn đề nêu ra trong bài và còn
20% câu hỏi và bài tập có mục đích rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ, xử lý số
liệu, thống kê trong các bảng biểu.
Trong chương trình địa lý líp 11 ở cuối mỗi bài đều có câu hỏi và bài
tập. Tổng số vào khoảng 150 cân, trong đó khoảng một phần ba là các câu hỏi
tài liệu các kiến thức trọng tâm. Một phần ba là những câu hỏi về kỹ năng
phân tích các số liệu thống kê và lược đồ một phần ba còn lại là những câu
hỏi phát triển tư duy cho học sinh. Đòi hỏi họ phải có năng lực vận dụng, trí
thông minh và óc sáng tạo. Ngoài ra trong chương trình địa lý líp11 còn có số
lượng bài thực hành khá phong phú, gồm 13 bài, mỗi bài thực hành trong một
tiết (45 phót). Nội dung các bài thực hành chủ yếu tập trung vào 3 kỹ năng
dọc bản đồ, vẽ biểu đồ và phân tích các số liệu để rót ra những kết luận về
kinh tế xã hội.
2. Để khắc sâu kiến thức cho học sinh thông qua các câu hỏi thực
hành và bài thực hành, thì thầy và trò cũng phải tham gia vào công tác

chuẩn bị bài.
Để thực hiện được việc khắc sâu kiến thức cho học sinh, qua bài thực
hành thì bản thân tôi đã phải tiến hành như sau: Thay đổi từ công việc chuẩn
bị bài dạy đến khâu dạy ở trên líp và đánh giá học sinh.
Người thày trước hết phải nắm chắc được nội dung và kiến thức cơ bản,
những trọng tâm bài dạy, những yêu cầu về đồ dùng học tập mà ở môn địa lý
cần như: biểu đồ, bản đồ, bảng số liệu hoặc những tư liệu cần thiết. Thầy phải
sơ bộ lên kế hoạch thực hiện, thày phải làm gì? chuẩn bị bản đồ nào? học sinh
phải xem lại nhớ lại kiến thức gì? và những kiến thức nào có liên quan đến
việc hình thành kiến thức mới của bài.
3
4
5
6
7
8

×