Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tiểu luận thị trường chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.1 KB, 14 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, vấn đề quản trị công ty
(QTCty) ngày càng trở thành vấn đề thời sự của hầu hết các quốc gia trên thế
giới nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hệ thống doanh nghiệp và nền
kinh tế.

Khác với hoạt động quản lý, điều hành công ty hàng ngày của ban lãnh
đạo công ty, QTCty là cách thức để các cổ đông giám sát công ty nhằm đảm bảo
cho việc ban lãnh đạo điều hành công ty một cách có hiệu quả và vì lợi ích tốt
nhất của các cổ đông (hay chủ sở hữu).

Đối với từng doanh nghiệp, áp dụng QTCty tốt làm tăng giá trị hiện tại
của công ty, thể hiện qua việc giúp các công ty kiếm lợi nhuận và phát triển một
cách ổn định, có khả năng thích ứng và hạn chế được những biến động xấu
không những về thị trường và còn tính đến cả những rủi ro về chính trị và xã hội.

Thị trường chứng khoán (TTCK) và QTCty có mối quan hệ mật thiết,
tương hỗ và thúc đẩy lẫn nhau. QTCty tốt giúp cho TTCK phát huy được tính
hiệu quả, công khai, minh bạch, góp phần bảo vệ người đầu tư tốt hơn. Ngược
lại, TTCK sẽ tạo ra một kênh thúc đẩy QTCty tốt nhất thông qua cơ chế công bố
thông tin thường xuyên và tạo môi trường minh bạch cho hoạt động thâu tóm và
sáp nhập. Cơ chế này sẽ tạo ra sự cạnh tranh có hiệu quả giữa những nhà quản trị
công ty, những nhà quản trị yếu sẽ nhanh chóng bị thay thế bởi những nhà quản
trị tốt hơn.
Xây dựng và phát triển TTCK là mục tiêu đã được Đảng và Chính phủ
Việt Nam định hướng từ những năm đầu thập kỷ 90 (thế kỷ 20) nhằm xác lập
một kênh huy động vốn mới cho đầu tư phát triển. Việc nghiên cứu, xây dựng đề
án thành lập TTCK đã được nhiều cơ quan Nhà nước, các Viện nghiên cứu phối
hợp đề xuất với Chính phủ.
1


PHẦN I
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH CHUNG
Một trong những bước đi đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu cho việc xây dựng
TTCK ở Việt Nam là việc thành lập Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển thị
trường vốn thuộc Ngân hàng Nhà nước (Quyết định số 207/QĐ-TCCB ngày
6/11/1993 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước) với nhiệm vụ nghiên cứu, xây
dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo bước đi thích hợp.
Theo sự uỷ quyền của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phối hợp với
Bộ Tài chính tổ chức nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của
TTCK, đề xuất với Chính phủ về mô hình TTCK Việt Nam, đào tạo kiến thức cơ
bản về chứng khoán và TTCK cho một bộ phận nhân lực quản lý và vận hành thị
trường trong tương lai; nghiên cứu, khảo sát thực tế một số TTCK trong khu vực
và trên thế giới… Tuy nhiên, với tư cách là một tổ chức thuộc NHNN nên phạm
vi nghiên cứu, xây dựng đề án và mô hình TTCK khó phát triển trong khi TTCK
là một lĩnh vực cần có sự phối hợp, liên kết của nhiều ngành, nhiều tổ chức.
Vì vậy, tháng 9/1994, Chính phủ quyết định thành lập Ban soạn thảo Pháp
lệnh về chứng khoán và TTCK do một đồng chí Thứ trưởng Bộ Tài chính làm
Trưởng Ban, với các thành viên là Phó Thống đốc NHNN, Thứ trưởng Bộ Tư
pháp. Trên cơ sở Đề án của Ban soạn thảo kết hợp với đề án của NHNN và ý
kiến của các Bộ, ngành liên quan ngày 29/6/1995, Thủ tướng Chính phủ đã có
Quyết định số 361/QĐ-TTg thành lập Ban Chuẩn bị tổ chức TTCK giúp Thủ
tướng Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng
TTCK ở Việt Nam. Ban Chuẩn bị tổ chức TTCK có nhiệm vụ:
- Soạn thảo các văn bản pháp luật về chứng khoán và TTCK;
- Soạn thảo Nghị định của Chính phủ về thành lập Uỷ ban Chứng khoán
Nhà nước;
- Chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, quản lý thị
trường, kinh doanh về chứng khoán;
- Hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế trong việc tổ chức TTCK ở
Việt Nam;

Đây là bước đi có ý nghĩa rất quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình hình
thành TTCK, làm tiền đề cho sự ra đời cơ quan quản lý nhà nước với chức năng
hoàn chỉnh và đầy đủ hơn.
2
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được thành lập ngày
28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, là cơ quan thuộc Chính phủ
thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường
chứng khoán. Việc thành lập cơ quan quản lý thị trường chứng khoán (TTCK)
trước khi thị trường ra đời là bước đi phù hợp với chủ trương xây dựng và phát
triển TTCK ở Việt Nam, có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời của TTCK sau đó
hơn 3 năm.
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, chịu trách
nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
chứng khoán và thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động
chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý các hoạt động dịch vụ công thuộc
lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật.
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn
theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và
những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính các văn bản quy phạm pháp
luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán; chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về chứng khoán, thị trường chứng khoán;

2. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định theo thẩm quyền hoặc để Bộ
trưởng Bộ Tài chính xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ việc thành lập, đình
chỉ hoạt động hoặc giải thể Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Sở Giao dịch
chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán, các tổ chức khác có liên quan
đến hoạt động chứng khoán và giao dịch chứng khoán;

3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch về chứng khoán, thị trường chứng khoán sau khi được phê duyệt;

4. Ban hành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm chuyên môn nghiệp vụ,
định mức kinh tế – kỹ thuật để áp dụng trong các tổ chức, đơn vị trực thuộc
theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
3
5. Cấp, gia hạn, đình chỉ hoặc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký phát
hành, đăng ký giao dịch, giấy phép niêm yết, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ
hành nghề kinh doanh và dịch vụ chứng khoán theo quy định của pháp luật;
6. Tổ chức, quản lý Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Sở Giao dịch
chứng khoán và các thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức, trung tâm lưu
ký, đăng ký, thanh toán bù trừ chứng khoán;
7. Quản lý việc thực hiện các quy định về chứng khoán và thị trường
chứng khoán đối với các tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức
niêm yết chứng khoán, tổ chức kinh doanh chứng khoán và tổ chức phụ trợ theo
quy định của pháp luật;
8. Thanh tra, kiểm tra và giám sát các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt
động tại thị trường chứng khoán và xử lý các vi phạm về chứng khoán và thị
trường chứng khoán theo quy định của pháp luật;
9. Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tổ chức hiệp hội chứng khoán thực
hiện mục đích, tôn chỉ và Điều lệ hoạt động của hiệp hội; kiểm tra thực hiện các
quy định của Nhà nước, xử lý hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền
xử lý các vi phạm pháp luật của hiệp hội chứng khoán theo quy định của pháp
luật và phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

10. Thực hiện chế độ báo cáo về chứng khoán và thị trường chứng khoán
theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

11. Thực hiện hợp tác quốc tế về chứng khoán và thị trường chứng khoán

theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

12. Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương
trình cải cách hành chính của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước được Bộ trưởng
Bộ Tài chính phê duyệt;

13. Tổ chức công tác phân tích dự báo, thông tin, tuyên truyền, phổ cập
kiến thức, đào tạo và bồi dưỡng về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho
các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên thị trường chứng khoán;

4
14. Tổ chức nghiên cứu khoa học về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

15. Tổ chức, quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin; hiện đại hoá công
tác quản lý chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật
và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ tài chính;
16. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức
thuộc phạm vi quản lý của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước; tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ,
công chức, viên chức thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định của
pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
17. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và
phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính
18. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.
Để hoạt động của thị trường chứng khoán diễn ra được thông thoáng và phổ
cập rộng rãi hơn thì luật chứng khoán đã ra đời.
Ngày 29 tháng 6 năm 2006, Luật Chứng khoán đã được Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua. Ngày 19
tháng 7 năm 2006 Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố Luật Chứng khoán. Theo
quy định, Luật chứng khoán có hiệu lực vào ngày 01/01/2007. Các nội dung

trong Luật chứng khoán đã được quy định cụ thể, chi tiết đặc biệt là các nội dung
mang tính nghiệp vụ như quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục chào bán chứng
khoán ra công chúng, về thành lập, quyền, nghĩa vụ của công ty chứng khoán,
công ty quản lý quỹ
Ngày 17 tháng 01 năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán. Nghị định này quy định cụ
thể về một số trường hợp chào bán chứng khoán mà Luật giao Chính phủ hướng
dẫn chi tiết; về điều kiện, hồ sơ, thủ tục niêm yết chứng khoán; về mức vốn thành
lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, việc thành lập công ty chứng
khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty
quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam; thành lập, tổ chức và hoạt động của công
ty đầu tư chứng khoán Nghị định sẽ có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ
ngày đăng công báo.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
lưu ý đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên thị trường chứng
khoán thực hiện theo các nội dung đã được quy định cụ thể tại Luật chứng khoán
và Nghị định hướng dẫn. Đặc biệt, liên quan đến việc đăng ký chào bán chứng
khoán ra công chúng, đăng ký niêm yết chứng khoán, đăng ký cấp phép thành lập
và hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư
chứng khoán, điều kiện, hồ sơ, thủ tục đăng ký được tiến hành theo quy định tại
Luật chứng khoán và Nghị định.
5
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thông báo để các tổ chức, cá nhân biết và
thực hiện theo quy định của pháp luật, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp
của mình.
Với vị thế là cơ quan quản lý chuyên ngành về chứng khoán và TTCK,
UBCKNN có vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị các điều kiện cho sự ra
đời của TTCK, đồng thời tổ chức và quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK
với mục tiêu chính là tạo môi trường thuận lợi cho việc huy động vốn cho đầu tư
phát triển, đảm bảo cho TTCK hoạt động có tổ chức, an toàn, công khai, công

bằng và hiệu quả, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư.
Các tổ chức sự nghiệp cần quan tâm tìm hiểu:
- Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HSTC) và Trung tâm Giao
dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (STC): là các tổ chức sự nghiệp, có
tư cách pháp nhân, có chức năng, nhiệm vụ tổ chức, quản lý, điều hành và giám
sát các giao dịch chứng khoán tại Trung tâm.
+ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội có trụ sở tại số 5-7 Tràng
Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội;
+ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh có trụ
sở tại số 45-47 Chương Dương, Quận I, Thành phố Hồ Chí Minh, đã khai trương
hoạt động từ ngày 20/7/2000.
- Trung tâm Tin học: là tổ chức sự nghiệp, có tư cách pháp nhân, có chức
năng phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước về tin học ngành chứng khoán và thực
hiện một số dịch vụ công hỗ trợ các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực
chứng khoán và TTCK.
Trung tâm Tin học có trụ sở chính tại 164 Trần Quang Khải, Quận Hoàn
Kiếm, Thành phố Hà Nội và Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán: là tổ chức sự
nghiệp, có tư cách pháp nhân, có chức năng phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước
và thực hiện một số dịch vụ công trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đào tạo
về chứng khoán và TTCK.
Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán có trụ sở chính
tại số 2 Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội (tạm thời) và Chi
nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tạp chí Chứng khoán: là tổ chức sự nghiệp, có tư cách pháp nhân, có
chức năng, phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước về thông tin tuyên truyền trong
lĩnh vực chứng khoán và TTCK.
6
Tạp chí Chứng khoán có trụ sở chính tại 164 Trần Quang Khải, Quận Hoàn
Kiếm, Thành phố Hà Nội và Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Đây là một vài thông tin về công ty chứng khoán vào thời gian hiện nay:
STT Tên công ty Website Vốn điều lệ
1 Công ty Cổ phần Chứng khoán
Bảo Việt
www.bvsc.com.vn 150.000.000.000 đ
2 Công ty TNHH Chứng khoán
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam
www.bsc.com.vn 200.000.000.000đ
3 Công ty Cổ phần Chứng khoán
Sài Gòn
www.ssi.com.vn 500.000.000.000đ
4 Công ty Cổ phần Chứng khoán
Đệ Nhất
www.fsc.com.vn 100.000.000.000đ
5 Công ty TNHH Chứng khoán
Thăng Long
www.thanglongsc.
com.vn
120.000.000.000 đ
6 Công ty TNHH Chứng khoán
Ngân hàng Á Châu
www.acbs.com.vn 250.000.000.000đ
7 Công ty TNHH Chứng khoán
Ngân hàng Công thương Việt
Nam
105.000.000.000đ
8 Công ty TNHH Chứng khoán
Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam

150.000.000.000đ
9 Công ty TNHH Chứng khoán
Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam
www.vcbs.com.vn 200.000.000.000đ
10 Công ty Cổ phần Chứng khoán
Mê Kông
www.mekongsecur
ities.com.vn
22.000.000.000đ
11 Công ty Cổ phần Chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh
www.hsc.com.vn 100.000.000.000đ
12 Công ty TNHH Chứng khoán
Ngân hàng Đông Á
www.DongASecur
ities.com.vn
135.000.000.000đ
13 Công ty cổ phần chứng khoán
Hải Phòng
www.hpsc.com.vn 50.000.000.000đ
14 Công ty TNHH Chứng khoán
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Nhà Hà Nội
50.000.000.000đ
15 Công ty Cổ phần Chứng khoán
Đại Việt
www.dvsc.com.vn 44.000.000.000
7
Đối với từng doanh nghiệp, áp dụng QTCty tốt làm tăng giá trị hiện tại của

công ty, thể hiện qua việc giúp các công ty kiếm lợi nhuận và phát triển một cách
ổn định, có khả năng thích ứng và hạn chế được những biến động xấu không
những về thị trường và còn tính đến cả những rủi ro về chính trị và xã hội.
PHẦN II
NHỮNG VẤN ĐỀ “NÓNG HỔI”
Thị trường chứng khoán không dành riêng cho bất kì cá nhân hay tổ chức
nào. Thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho giới trể tham gia vào thị trường
sôi động và đầy thử thách này. thị trường chứng khoán ảo dành cho sinh viên
được thiết kê nhằm tạo ra sân chơi học tập lành mạnh và năng động cũng
như nâng cao kỹ năng đầu tư cho các bạn sinh viên đam mê về tài chính,
chứng khoán, trường Đại học Mở bán công TPHCM, Ngân Hàng TMCP
Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và Công ty Chứng khoán Sài Gòn
Thương Tín (SBS) phối hợp cùng khoa Kế Toán - Tài Chính - Chứng
Khoán đã mở một sàn giao dịch ảo mang tên: “Sàn giao dịch chứng khoán
mở ISK lần 1”.
Tuy là sàn giao dịch ảo nhưng ngay trong những phiên giao dịch đầu tiên, Sàn
Giao Dịch Chứng Khoán Mở đã thu hút được một số lượng lớn hội viên từ các khoa
trong trường Đại Học Mở và các trường đại học khác trong thành phố. Chương trình
nhằm đáp ứng nhu cầu được tiếp cận hoạt động thực tế của một trung tâm giao dịch
chứng khoán, ứng dụng các kiến thức nền tảng về thị trường chứng khoán đồng thời
nâng cao các kỹ năng trong giao dịch chứng khoán cho các bạn sinh viên. Dự kiến sàn
giao dịch ảo này sẽ được tổ chức 2 lần trong một học kỳ và các nhà đầu tư sẽ được
phép mua bán chứng khoán theo lô với mỗi lô là 10 cổ phiếu. Trong sàn giao dịch có sự
xuất hiện của 10 cổ phiếu của các công ty nổi tiếng trong nước bao gồm cổ phiếu REE
(Cty Cổ Phần Cơ Điện Lạnh), SAM (Cty Cổ Phần Cáp & Vật Liệu Viễn Thông), CII
(CTCP Đầu Tư Hạ Tầng Kỹ Thuật TPHCM), KDC (Cty Cổ Phần Kinh Đô), VNM
(CTCP Sữa Việt Nam), BT6 (CTCP Bê Tông 620 – Châu Thới), STB (NHTMCP Sài
Gòn Thương Tín), PNC (CTCP Văn Hoá Phương Nam), TRI (CTCP Nước Giải Khát
Sài Gòn), KHA (CTCP XNK Khánh Hội). Sàn giao dịch ảo này có 3 phiên khớp lệnh
trong mỗi lần giao dịch và nhà các đầu tư của chúng ta sẽ được đặt lệnh mua bán các

chứng khoán mà mình chọn lựa. Do có sự xuất hiện của các cổ phiếu này đồng thời
phương thức giao dịch giống như sàn giao dịch thật sự đã làm cho sàn giao dịch ảo trở
nên rất sôi động và nhiều kịch tính. Trong 2 phiên giao dịch ảo đầu tiên ngày
19/11/2006 đã thu hút được hơn 800 nhà đầu tư chủ yếu là các bạn sinh viên. Những
bạn sinh viên nào trở thành nhà đầu tư có lợi nhuận nhiều nhất sẽ được nhận những
phần thưởng có giá trị từ nhà tài trợ của chương trình.
8
Trong thời người người, nhà nhà chơi chứng khoán như hiện nay, dù thị
trường có “đảo chiều” hay “sốt nóng” thì công ty chứng khoán cũng “ăn
đậm”. Tất cả nhà đầu tư đều không thoát phí môi giới, mỗi ngày có công ty thu
vào tiền tỷ. Chính vì vậy mà thiên hạ đua nhau mở công ty chứng khoán. “Ngồi
mát ăn bát vàng”
Chưa tính các hình thức kinh doanh như tự doanh, tư vấn… mà chỉ tính
phí môi giới của các công ty chứng khoán (CTCK) thì đã thấy các công ty này
đang “ngồi mát ăn bát vàng”.
Với phí môi giới tại các CTCK lớn, phí môi giới thường ở mức kịch trần,
là 0,5% trên tổng giá trị giao dịch thì mức phí ở CTCK nhỏ như Kim Long là
0,3% cho giao dịch từ 300 - 500 triệu, giao dịch trên 1 tỷ đồng phí 0,2% thì các
CTCK đều “gom” tiền tỷ mỗi ngày.
9
Theo tính toán, trong ngày 30-3, tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh với
giá trị giao dịch đạt 1.130 tỷ đồng, trong ngày hôm đó, các CTCK cũng có được
trên 2,6 tỷ đồng (nếu phí là 0,2%), trên 5,6 tỷ đồng (nếu phí là 0,5%).
Còn trong ngày 5-4 tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh với giá trị giao
dịch không cao (do thị trường chứng khoán đảo chiều), chỉ đạt 571 tỷ đồng
nhưng các CTCK cũng thu được trên 1,2 tỷ đồng (phí là 0,2%) và trên 2,6 tỷ
đồng (phí là 0,5%).
Tính riêng trong tháng 3.2006, thời điểm thị trường chứng khoán hưng
thịnh nhất từ trước đến nay với tổng giao dịch đạt 22.733 tỷ đồng, các CTCK đã
nhận được trên 206 tỷ đồng (phí là 0,2%) hay trên 516 tỷ đồng (phí là 0,5%)…

Giám đốc một CTCK “bật mí”, mỗi ngày công ty ông thu vào 1 tỷ đồng từ
phí môi giới… là chuyện thường.
Đua nhau mở CTCK
Chính vì món lợi cao mà thời gian qua, các CTCK liên tục ra đời. Nếu
cuối năm 2006, mới có trên 20 CTCK hoạt động thì nay đã có đến 41 CTCK.
Theo chúng tôi được biết, hiện đang có 70 công ty được cấp phép
thành lập CTCK… chỉ chờ ngày khai trương. Điều này cũng đồng nghĩa với việc
các công ty trên đã chạy đua để có được giấy phép nhằm tránh ngày 1-1-2007,
thời điểm Luật Chứng khoán có hiệu lực với những ràng buộc cao hơn.
PHẦN III
GIẢI ĐÁP
Điều kiện để thị trường chứng khoán hoạt động tốt?

Thị trường chứng khoán được xem là hoạt động tốt và hiệu quả nếu như
việc mua bán chứng khoán trên thị trường diễn ra thuận lợi, cung cấp cho nhà
đầu tư một cơ chế giao dịch thuận tiện, an toàn, công khai, công bằng và minh
10
bạch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhà đầu tư. Hay nói khác, thị trường
chứng khoán được xem là hoạt động tốt nếu như nó tạo ra tính thanh khoản cao
cho các chứng khoán giao dịch, cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà đầu tư và các
đối tượng tham gia thị trường, qua đó hình thành nên giá chứng khoán hợp lý, tạo
được niềm tin của công chúng vào thị trường chứng khoán.
Vì vậy, để có thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả thì phải có một
số điều kiện căn bản sau:
Về yếu tỗ vĩ mô: Sự ổn định môi trường chính trị và kinh tế vĩ mô nhằm
khuyến khích đầu tư và tiết kiệm của công chúng; mức độ lạm phát được kiềm
chế vừa đủ để duy trì nền kinh tế phát triển; mức thâm hụt ngân sách trong giới
hạn an toàn, các chiến lược phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo và tạo công ăn
việc làm được thực hiện có hiệu quả.
Về yếu tố vi mô, đó là:

Khung pháp lý hoàn chỉnh và đồng bộ với hệ thống các văn bản pháp quy
đầy đủ, rõ ràng, điều chỉnh các mặt hoạt động của thị trường chứng khoán giúp
cho thị trường hoạt động an toàn, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cho các
chủ thể tham gia thị trường.
Mạng lưới các trung gian hoạt động trên thị trường chứng khoán như các
công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư… vv, đóng vai trò cầu nối giữa
các nhà đầu tư thực hiện nghiệp vụ môi giới mua bán chứng khoán trên thị
trường tập trung, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác cho các nhà đầu tư như cho
vay, cung cấp thông tin và các dịch vụ liên quan đến giao dịch chứng khoán cho
nhà đầu tư như tư vấn đầu tư chứng khoán, tham gia bảo lãnh phát hành và tư
vấn cho các công ty trong việc niêm yết.
Cung cấp một cơ chế giao dịch hiệu quả thông qua tổ chức, vận hành của
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán gồm hệ thống
giao dịch, giám sát, công bố thông tin, hệ thống lưu ký, thanh toán bù trừ…vv.
Sự vận hành của các hệ thống này có những ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của
thị trường thông qua năng lực xử lý nhanh, chính xác các giao dịch trên thị
trường, giúp tăng tốc độ luân chuyển vốn trên thị trường.
Các tổ chức hỗ trợ phát triển thị trường, như các định chế trung gian khác
là tổ chức định mức tín nhiệm, tổ chức kiểm toán, tư vấn, tổ chức lưu ký, ngân
hàng thanh toán…vv. Ngoài ra thị trường cần đến sự tham gia của các nhà đầu tư
chuyên nghiệp đóng vai trò dẫn dắt thị trường, can thiệp thị trường vào những
thời điểm mất cân đối quan hệ cung cầu.
Xin hướng dẫn cho tôi biết các bước để tham gia giao dịch tại TTCK
Việt Nam?
Trả lời:

11
Để tham gia giao dịch mua, bán chứng khoán trên TTCK Việt Nam bạn
cần đến công ty chứng khoán để làm thủ tục mở tài khoản giao dịch chứng
khoán. Khách hàng và công ty chứng khoán sẽ ký hợp đồng mở tài khoản và mỗi

khách hàng sẽ được công ty chứng khoán mở một tài khoản riêng để theo dõi tiền
và chứng khoán của khách hàng. Để mua chứng khoán bạn phải có tiền hoặc để
bán chứng khoán bạn phải có chứng khoán trong tài khoản này. Vì vậy, bạn phải
gửi tiền vào tài khoản đó hoặc nếu đã có chứng khoán thì bạn phải gửi chứng
khoán cho công ty chứng khoán nơi bạn đã mở tài khoản. Sau đó, bạn có thể thực
hiện giao dịch (mua/bán) chứng khoán trên tài khoản của mình thông qua công ty
chứng khoán bằng việc viết phiếu lệnh và chuyển cho công ty chứng khoán nhập
lệnh vào hệ thống giao dịch. Kết thúc phiên giao dịch công ty chứng khoán sẽ
thông báo kết quả giao dịch cho bạn.
Để biết thêm chi tiết bạn có thể liên hệ trực tiếp với bộ phận môi giới của
các công ty chứng khoán.

VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
Kịch bản nào cho tháng 4?
22 phiên giao dịch của thị trường chứng khoán (TTCK) tháng 3/2007, với
những cung bậc lên xuống của thị trường nhưng nghiêng mạnh hơn về phần
sụt giảm. Vì thế, tháng 4 đến trong nỗi lo ngại phập phồng. Đã có những dấu
hiệu cho thấy đây có thể là một tháng đầy ưu tư của thị trường. Thậm chí,
một số tờ báo nước ngoài đã đưa ra những bài bình luận và nhận định rằng
VN Index trên TTCK VN sẽ sụt giảm mạnh xuống mức 900 điểm.
Bài toán kích cầu được các CtyNY đưa ra là tăng thêm cung cho thị
trường bằng cách tăng vốn điều lệ, trả cổ tức bằng cổ phiếu. Trên thực tế các
CtyNY đều có chiến lược riêng từ trước thời điểm này- chỉ có hiệu nghiệm trong
những phiên đầu tháng. Còn các phiên cuối cùng của tháng 3 tất thảy các loại cổ
phiếu đều xuống dốc khá nhanh cùng với sự đẩy mạnh bán cổ phiếu từ các quỹ
đầu tư nước ngoài, khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng, liên tưởng đến một kết kịch
bản cũ tuy có phần diễn ra hơi sớm so với thời điểm tháng 6, 7/2006 đang được
hình thành.
Với những suy luận đầy cảm tính của các nhà đầu tư, thị trường bước vào
phiên đầu tiên của tháng 4 với một góc nhìn khá bi quan, sẵn sàng cho một vòng

giảm giá mới. Nhiều nhà đầu tư trong nước bắt đầu bàng quan với biến động của
thị trường, cố gắng đẩy càng nhanh càng tốt những cổ phiếu mà mình đã mất bao
công sức mới mua được.
Tuy nhiên, tại các sàn giao dịch, những nhà đầu tư có kiến thức phân tích,
chí ít là những nhà quản lý đã nghỉ hưu lại đưa ra một góc nhìn khá xác đáng về
thị trường. Một nhà đầu tư giấu tên cho rằng, tiếp xúc với một một số lãnh đạo
của các quỹ ĐTNN được biết, sở dĩ quỹ ĐTNN bán cổ phiếu bởi họ đang quan
ngại đến việc Chính phủ VN có thể quyết định một hình thức kiểm soát vốn nào
12
đó để tránh hậu quả của tình trạng giảm giá đột ngột cũng như tránh hiện tượng
rửa tiền. Theo ông này, kiểm soát vốn có thể là một điều tốt, nhất là đối với
những thị trường nhỏ, đang phát triển. Tuy nhiên, rất khó thực hiện được điều
này bởi nhà ĐTNN bằng cách này, cách nọ có thể thông qua nhà đầu tư trong
nước thực hiện các giao dịch mua, bán. Cho nên ông hi vọng rằng, những nhà
hoạch định chính sách sẽ có một cái nhìn xác đáng cũng như những chính sách
để tạo lập một TTCK bền vững. Ông tin rằng, trong tháng 4 này, thị trường sẽ
qua chu kỳ điều chỉnh giảm, cùng lắm là đi ngang trong một thời gian ngắn và
tiếp tục tăng tốc.
Trên một số phương tiện thông tin đại chúng khá nhiều quỹ ĐTNN lại
đưa ra những nhận định khá khả quan về thị trường, họ cho rằng, tốc độ tăng
trưởng của nền kinh tế VN khá tốt, cho nên sức tăng giá của các cổ phiếu trên
TTCK tập trung trong thời điểm này chưa đến nỗi phải quan ngại và họ cũng
đang có ý định đầu tư vào thị trường vốn này (TTCK). Theo họ, việc nhiều nhà
ĐTNN bán mạnh cổ phiếu là do một số nhà đầu tư học một số quỹ của nước
ngoài đầu tư ngắn hạn, bán ra để thu hồi vốn, còn những quỹ có tên tuổi thường
có chiến lược rõ ràng, dài hạn.
Theo kế hoạch, năm 2007, TTCK sẽ được cung ứng nhiều hàng chất
lượng là cổ phiếu của các TCty nhà nước, DN có thương hiệu. Nhà đầu tư cần có
sự cân đối vốn và cơ cấu lại danh mục đầu tư của mình. Đặc biệt, khi đầu tư, cần
hết sức chú ý đến tính thanh khoản của cổ phiếu. Những cổ phiếu có tính thanh

khoản kém trong thời gian tới sẽ càng trở nên khó giao dịch hơn khi nhà đầu tư
có thêm nhiều cơ hội lựa chọn hấp dẫn hơn.
13
14

×