Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỂ XÂY DỰNG TUYẾN, ĐIỂM DU LỊCH Ở THANH HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663.11 KB, 50 trang )

CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỂ XÂY DỰNG TUYẾN, ĐIỂM DU
LỊCH Ở THANH HÓA
A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH THANH HĨA
Ðiều kiện tự nhiên và đặc điểm vị trí địa lý là những nhân tố quan trọng tác
động đến quá trình phát triển của kinh tế - xã hội. Việc nhận thức và đánh giá đúng
những lợi thế tiềm năng và hạn chế của những nhân tố này sẽ là tiền đề, điều kiện
hết sức cơ bản, giúp hoạch định những sách lược cho việc phát triển kinh tế - xã hội
của Thanh Hố.
Thanh Hố là hình ảnh thu nhỏ của Việt Nam, nằm ở phía Nam vùng trọng
điểm kinh tế Bắc Bộ, có tiềm năng phát triển với chính sách đầu tư hấp dẫn, vị trí
mang tính chiến lược lâu dài, rất thuận tiện để phát triển một nền kinh tế công nông nghiệp - dịch vụ hiện đại và hồn chỉnh.
1. Vị trí địa lý
Thanh Hố là tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ. Phía Bắc giáp các tỉnh Ninh Bình,
Hồ Bình, Sơn La với đường ranh giới dài 175 km. Phía Nam và Tây Nam nằm
liền kề Nghệ An với đường ranh giới hơn 160 km. Phía tây, nối liền sông núi với
tỉnh Hủa Phăn của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, với đường biên giới dài
192 km. Phía đơng, mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Ðông, với đường
bờ biển dài trên 102 km và một thềm lục địa khá rộng. Phần đất liền của Thanh
Hoá chạy dài theo hướng từ Tây Bắc xuống Ðông Nam.
Ðiểm cực Bắc ở xã Trung Sơn, phía Ðơng Bắc huyện Quan Hố (giáp tỉnh
Hồ Bình), nằm ở vĩ độ 200 40' Bắc; điểm cực Nam ở xã Hải Hà gần bờ biển của
huyện Tĩnh Gia (giáp Nghệ An), nằm ở vĩ độ 190 18' Bắc; Ðiểm cực Tây là núi Pha
Long xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát (giáp Lào), nằm trên kinh tuyến 1040 22'
Ðông; điểm cực Ðơng là xã Nga Ðiền (giáp Ninh Bình), nằm trên kinh tuyến 1060
05' Ðơng.
Thanh Hố có tổng diện tích vùng đất nổi rộng 11.168 km2 (theo dư địa chí
Thanh Hoá) và một thềm lục địa rộng 18.000 km2. Chiều rộng hướng Bắc - Nam
gần 100 km (đo theo đường thẳng gần bờ biển). Ðường chéo lớn nhất của lãnh thổ,
từ phía Tây Bắc đến điểm cực Nam kéo dài 200 km. Về diện tích, Thanh Hố đứng
thứ tư trong tổng số 61 đơn vị tỉnh thành trực thuộc Trung ương.
Thanh Hố có hệ thống giao thơng thuận lợi. Trong đó, đường bộ có 6 tuyến


quốc lộ với tổng chiều dài 800 km, gồm quốc lộ 1A, quốc lộ 10, đường Hồ Chí
Minh,... sang trung Lào theo quốc lộ 217, đến thượng Lào theo đường xuyên
ASEAN. Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh Thanh Hoá dài 92 km, có
nhánh rẽ vào Khu cơng nghiệp Bỉm Sơn, khu cơng nghiệp Nghi Sơn, cảng Nghi
Sơn.
Hệ thống giao thông đường thuỷ bao gồm cảng biển tổng hợp Nghi Sơn (giai
đoạn I năm 2002 - 2003) có thể tiếp nhận tàu trọng tải 10.000 DWT (dự kiến sau
năm 2003 có thể tiếp nhận tàu trọng tải 30.000 - 50.000 DWT, công suất xếp dỡ 15
- 20 triệu tấn/năm); cảng chuyên dùng xi măng cho phép tàu có trọng tải 35.000 tấn


cập cảng. Hệ thống giao thơng đường sơng có thể khai thác hơn 1.000 km cho phép
thuyền, sà lan đi lại dễ dàng. Cảng pha sơng biển Lễ Mơn có công suất xếp dỡ
300.000 tấn/năm, khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 600 tấn. Với lợi thế có đường
bờ biển dài, tàu biển từ các cảng của Thanh Hoá như Lễ Mơn, Nghi Sơn, Lạch
Bạng có thể đi trực tiếp đến các cảng trong nước, đồng thời đi đến các nước trong
khu vực Ðông Nam á và thế giới.
2. Khí hậu
Khí hậu Thanh Hố vừa mang đặc điểm của vùng khí hậu Bắc Bộ với một
mùa đơng (tuy ngắn) lạnh và khơ; vừa mang những tính chất riêng của khí hậu
Trung Bộ. Mùa mưa muộn hơn các nơi khác và bão muộn hơn Bắc Bộ. Ðồng thời,
Thanh Hố cịn có những ngày khơ nóng do chịu ảnh hưởng phơn Tây - Nam thổi
từ Lào sang. Nhìn chung, khí hậu Thanh Hố có tính chất chuyển tiếp giữa Bắc Bộ
và Trung Bộ với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm
230C - 240C ở vùng đồng bằng - trung du; 200C ở vùng núi. Lượng mưa trung
bình 1.600 - 2.000 mm/năm, số ngày mưa 130 - 150 ngày và mùa mưa thường kéo
dài từ tháng 5 đến tháng 10.
3. Ðịa hình, địa chất, đất đai
Thanh Hố có đủ các dạng địa hình: từ núi tương đối cao đến đồi trung du,
đồng bằng, đồng chiêm trũng (nhiều vùng mặt đất còn thấp hơn mực nước biển),

đến bãi bồi, cồn cát, ruộng vùng ven biển, các đảo ven bờ và ngồi khơi.
Ðịa hình Thanh Hố có đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả tỉnh, nhiều đồi núi cao
từ 1.000 m đến 1.500 m gắn liền với vùng rừng núi thuộc khu Tây Bắc và những
dãy núi thuộc tỉnh Hủa Phăn (Lào). Từ đây, địa hình thoải dần, kéo dài và mở rộng
về phía Ðơng Nam. Ðến ngang vùng trung tâm của tỉnh, chỉ còn các núi đồi cao
trên dưới 500 m, từ độ cao 20 m trở xuống là đồng bằng, tiếp theo là vùng thềm lục
địa rộng và nơng dưới đáy vịnh Bắc Bộ.
Khống sản của Thanh Hố có trữ lượng, chất lượng tốt là đá vôi ( dùng cho
sản xuất xi măng), vôi, sô đa, bột nhẹ, đá xây dựng, đá ốp lát, đá mable màu đen,
trắng, vân mây, v.v. đá mácma: gabro, spilit-diabaz, granit, v.v. và các loại đá khác
có cát kết màu trắng. Nguyên liệu gốm sứ chịu lửa có các loại cao lanh, quaczit, cát
thuỷ tinh, v.v.. Nhiều loại đất sét sản xuất xi măng, gạch, ngói, phụ gia sản xuất xi
măng (bazan, quặng sắt,...). Ngun liệu hố chất có barit, secpentin, đơlomit, v.v..
Ðồng thời, Thanh Hố cũng có một số quặng kim loại như: Cromit (mỏ duy
nhất tại Việt Nam, trữ lượng trên 20 tấn), ilmenit, zircon, chì, kẽm, vàng, v.v. cùng
nhiều nguồn nước khoáng thiên nhiên tinh khiết.
Lâm sản như tre, nứa, luồng: 183.622 ha, trữ lượng trên 1 triệu cây (4 triệu tấn);
rừng trồng: bạch đàn, keo (18.000 ha), thông nhựa (7.200 ha), quế, v.v.. Khả năng
khai thác các loại lâm sản như tre, nứa, luồng là 1 triệu tấn/năm. Trong thời gian
tới, tiếp tục phát triển nguyên liệu tre, nứa, luồng, gỗ rừng trồng, v.v.. Trồng mới


khoảng 125.000 ha rừng gồm: rừng nguyên liệu giấy, gỗ 110.000 ha, rừng quế
12.000 ha, cánh kiến 3.000 ha.
Sơng ngịi, tổng diện tích chiều dài của 16 sơng chính và nhánh là 1.072 km.
Mật độ sơng ngịi khơng lớn, biến đổi từ 0,1 - 1,06 km/km2. Các sông đều ngắn
(trừ sơng Mã dài 528 km). Sơng có độ dốc lớn biến thiên từ 5,4% đến 23,7%. ở
vùng sát biển, sông có độ dốc nhỏ và chịu ảnh hưởng của thuỷ triều. Thanh Hố có
bốn hệ thống sơng chính là sơng Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Lạch Bạng.
1) Sông Mã: dài 528 km, trong đó phần chảy trên lãnh thổ Việt Nam là 410

km. Riêng địa phận Thanh Hoá là 242 km. Các phụ lưu của sông Mã gồm 89
nhánh, trong đó có các sơng, suối chủ yếu là: suối Sim, suối Quanh, suối Xia, sơng
Luồng, sơng Lồ, Hón Nủa, sông Bưởi, sông Cầu Chày, sông Chu, sông Khao, sông
Âm, sông Ðạt. Ðây là hệ thống sông lớn nhất Thanh Hố, trong phạm vi của tỉnh,
lưu vực sơng bao trùm tới 4/5 diện tích của tồn tỉnh.
2) Sơng n: dài 94,2 km, trong đó có 50 km chảy qua vùng rừng, núi và
hơn 40 km chảy qua vùng đồng bằng. Diện tích lưu vực là 1.996 km2 (đồng bằng
và bán sơn địa chiếm 49,5%, diện tích ngồi đê là 107 km2, chiếm 5,3%; diện tích
rừng núi là 900 km2, chiếm 45,2% ). Sơng n có 4 nhánh chính: sơng Nhơm,
sơng Hồng, sơng Lý, sơng Thị Long.
3) Sơng Hoạt: kể từ nguồn đến cửa sông khoảng 55 km, chảy qua hai huyện
Hà Trung và Nga Sơn. Từ cầu Cừ trở lên thường gọi là sông Man Bảo, dưới cầu Cừ
thường gọi là sông Hoạt.
4) Sông Lạch Bạng: dài 34,5 km, trong đó có 18 km chảy trên vùng đồi núi,
16,5 km chảy qua vùng đồng bằng. Diện tích lưu vực 236 km2, trong đó miền núi
chiếm trên một nửa. Sơng chủ yếu có hướng Tây Bắc - Ðơng Nam, nhưng trong
vùng đồng bằng lại chạy theo hướng Tây Nam - Ðơng Bắc, tạo với hướng cũ thành
hình chữ V với góc độ khoảng 1200.
Biển ở đây là những đặc trưng thiên nhiên đặc sắc của tỉnh Thanh Hoá, nhân tố tác
động thường xuyên đến nhiều hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên và ảnh hưởng
đến nhiều hoạt động xã hội.
Nước ở vùng biển Thanh Hố nóng ấm quanh năm, vào mùa đơng nhiệt độ
nước biển ít khi xuống dưới 200C, vào mùa hè nhiệt độ nước biển dao động ở mức
25 - 270C.
Thềm lục địa, đáy biển Thanh Hoá kéo dài ra xa với địa hình tương đối bằng
phẳng, ít có rãnh sâu hoặc đảo núi như vịnh Hạ Long. Biển ở Thanh Hóa nơng hơn
so với biển của các tỉnh lân cận như Ninh Bình, Nam Ðịnh, Hà Nam và Nghệ An.
Tài nguyên biển và thuỷ sản: Thanh Hoá có trên 102 km bờ biển, vùng lãnh
hải rộng cùng với 7 cửa lạch lớn, nhỏ, rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ hải
sản, cho tàu đánh cá ra vào, là những trung tâm nghề đánh bắt cá biển và dịch vụ

hậu cần. Hiện nay, Thanh Hố có 135 tàu đánh bắt xa bờ. Hàng năm, khả năng khai
thác trên 100.000 tấn hải sản các loại. Nhiều loại đặc sản như: cá (cá chim, thu, nụ
đé, cá hồng, cá nục, cá ngừ, cá lầm, cá trích,...); tơm (tơm he, tôm hộp, tôm sắt, tôm
hùm); mực (mực ống, mực nang), cua, ghẹ, sứa, ngao, sò, ốc hương, v.v.. Vùng


triều và vùng nước mặn gần bờ nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ như: tôm sú, tôm
he, cua, cá song, trai ngọc, tơm hùm, rong câu, trồng cói, cây chắn sóng và làm
muối. Dự kiến việc phát triển nguyên liệu thuỷ, hải sản đến năm 2010 của tỉnh:
tổng sản lượng khai thác trên 80.000 tấn, trong đó có các loại đặc sản như: tôm,
mực, v.v.. Sản lượng thuỷ sản nuôi nước mặn và nước lợ là 15.000 tấn, trong đó
chủ yếu là các loại tơm và đặc sản.
Bên cạnh đó, Thanh Hố cịn có nguồn nơng sản khá dồi dào, với 30.000 ha
đất canh tác, cùng nhiều loại nông sản chính có sản lượng lớn, chất lượng cao như
gạo, ngơ, lạc, mía, dứa, cói, khoai lang, sắn, cây ăn quả, cao su, cà phê và những
đàn gia súc, gia cầm lớn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.
Với những lợi thế nêu trên có thể khẳng định, Thanh Hoá là địa phương hội
đủ các nhân tố về nhân lực và vật lực để có thể phát triển kinh tế - xã hội một cách
toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Tuy vậy, để Thanh Hoá trở thành nền kinh tế
động lực của miền Trung, nhân dân Thanh Hoá cần phải hết sức nỗ lực và đồn kết
để có thể tận dụng tốt những lợi thế sẵn có, vượt qua khó khăn, khẳng định vị thế là
một tỉnh lớn của cả nước.
B. CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỂ XÂY DỰNG TUYẾN, ĐIỂM DU LỊCH Ở
THANH HÓA
II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở THANH HÓA
1. Doanh thu từ du lịch và số lượt khách
1.1 Kết quả đánh giá năm 2006:
Tháng 12/2006 Du lịch Thanh Hố ước đón khoảng 47.000 lượt khách, tăng
13,7% so với cùng kỳ năm 2005 ; Phục vụ 95.450 ngày khách, tăng 11% so với
năm 2005 ; Doanh thu ước đạt 40,5 tỷ đồng, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2005.

Năm 2006, Du lịch Thanh hố tổ chức địn khoảng 1.280.000 lượt khách,
vượt 6,67% so với kế hoạch, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2005; Phục vụ
2.420.000 ngày khách, vượt 5,7% so với kế hoạch, tăng 21,5% so với năm 2005.
Trong đó tổ chức đón được 10.000 lượt khách quốc tế, vượt 25% so với kế hoạch,
tăng 49% so với năm 2005. Thị trường khách quốc tế chủ yếu là : Trung Quốc, Hàn
Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Anh, Pháp, Lào, Canada…tổ chức phục vụ được
20.000 ngày khác, vượt 17,6% so với kế hoạch, tăng 26% so với cùng kỳ năm
2005.
Tổng doanh thu ước đạt 385 tỷ đồng, vượt 24,1% so với kế hoạch, tăng
47,1% so với năm 2005. Trong đó doanh thu ngoại tệ từ khách du lịch quốc tế ước
đạt 1.000.000 USD, vượt 17,6% so với kế hoạch, tăng 51,9% so với cùng kỳ năm
2005. Nộp ngân sách ước đạt 26 tỷ đồng.
1.2. Kết quả đánh giá năm 2007 :
Sáu tháng đầu năm : Trong 6 tháng đầu năm 2007, theo ước tính: Du lịch
Thanh Hố tổ chức đón được 1.101.250 lượt khách, tăng 39,7% so với cùng kỳ
năm 2006, bằng 73,4% kế hoạch năm 2007; trong đó khách quốc tế là: 8760 lượt


khách, tăng 47,6% so với cùng kỳ năm 2006, thị trường khách chủ yếu đến từ các
nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Canada, Newzeland, Pháp,…; phục vụ được
1.873.550 ngày khách, tăng 29,9% so với cùng kỳ năm 2006, bằng 57,6% kế
hoạch; doanh thu đạt 316 tỷ đồng, tăng 47,4% so với cùng kỳ 2006, bằng 65,2% kế
hoạch
Kết quả hoạt động kinh doanh qúi IV/2007 và năm 2007: Quý IV/2007 Du
lịch Thanh Hố ước đón được 87.750 lượt khách, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm
2006; Phục vụ 138.250 ngày khách, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2006; Doanh thu
ước đạt 32,5 tỷ đồng, tăng 21,15% so với cùng kỳ năm 2006.
Năm 2007, ước tính Du lịch Thanh Hố tổ chức đón được 1.750.000 lượt
khách, đạt 116,7% kế hoạch năm 2007, tăng 36,7% so với năm 2006; Phục vụ
3.328.000 ngày khách, đạt 103% kế hoạch, tăng 30% so với năm 2006. Trong đó tổ

chức đón được 14.000 lượt khách quốc tế, đạt 107,7% kế hoạch, tăng 40,6% so với
năm 2006; phục vụ 29.500 ngày khách, đạt 113,1% kế hoạch, tăng 48% so với năm
2006. Thị trường khách quốc tế chủ yếu là: các nước Đông Nam á, Trung Quốc,
Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Anh, Pháp, Canada…
Tổng doanh thu năm 2007 ước đạt 523,5 tỷ đồng, đạt 108% kế hoạch, tăng
36% so với năm 2006. Trong đó doanh thu ngoại tệ ước đạt 1.770.000 USD, đạt
118% kế hoạch, tăng 77% so với năm 2006. Nộp ngân sách ước đạt 35,4 tỷ đồng.
1.3. ket qua danh gia 6 thang dau nam 2008:
Tháng 6/2008, Du lịch Thanh Hóa ước đón được 235.500 lượt khách, tăng
3,06% so với cùng kỳ năm 2007; doanh thu ước đạt trên 100 tỷ đồng, tăng 7,8% so
với cùng kỳ năm 2007.
6 tháng đầu năm 2008, du lịch Thanh Hóa ước đón được 1.193.500 lượt
khách, đạt 59,6 % kế hoạch, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2007; phục vụ
2.057.820 ngày khách, đạt 54,2% kế hoạch, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2007.
Doanh thu ước đạt trên 350 tỷ đồng, đạt 53,9% kế hoạch, tăng 19,7% so với năm
2007.
Kết quả hoạt động kinh doanh tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2008 có tăng,
song mức tăng trưởng không cao, nguyên nhân do ảnh hưởng của các yếu tố như:
thời tiết, dịch bệnh, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao.
2. Cơ cấu lao động trong nhành du lịch
( dang tim tu lieu)
3. Cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng phục vụ du lịch
3.1.Cơ sở vật chất kỹ thuật


Thành phố Thanh hóa
* Khách sạn Ngân Hoa (1*)
Địa chỉ: 36 Nguyễn Trãi - P.Ba Đình
Điện thoại: 037.3855157
* Khách sạn Thành Công (1*)

Địa chỉ: 29 Triệu Quốc Đạt-P. Điện Biên
Điện thoại: 037.3710656
* Khách sạn Đại Nam (1*)
Địa chỉ: P. Đông Vệ
Điện thoại: 037.3723162
* Khách sạn Miền tây Xanh (1*)
Địa chỉ: 212 Dương Đình Nghệ
Điện thoại: 037.3851718
* Khách sạn Thanh Hoa (2*)
Địa chỉ: 25A Quang Trung - P. Ngọc Trạo
Điện thoại: 037.3852517
* Khách sạn Táo Đỏ (2*)
Địa chỉ: P. Hàm Rồng
Điện thoại: 037.3962079
* Khách sạn Sao Mai (3*)
Địa chỉ: 20 Phan Chu Trinh - P.Điện Biên
Điện thoại: 037.3712691
* Khách sạn Thắng Lợi (1*)
Địa chỉ: Xóm 1 –Xã Quảng Thắng –TPTH
Điện thoại: 037.3950555
* Khách sạn NOR IKO(2**)
Địa chỉ: 36-Đinh Liệt - P.Lam Sơn.TPTH
Điện thoại: 037.3726008
* Khách sạn Hàm Rồng (1*)
Địa chỉ: Trung tâm khu du lịch Hồ Kim Quy-Hàm Rồng-TPTH
Điện thoại: 037.3962610
* Khách sạn Ngọc Ly 2 (1*)
Địa chỉ: 7/54 Tống Duy Tân-P.Lam Sơn.TPTH
Điện thoại: 037.3850873
* Khách sạn Anh Phát Thành (1*)

Địa chỉ: 675 Nguyễn Trãi-P.Phú Sơn-TPTH
Điện thoại: 037.3943999


Thị xã Bỉm Sơn
* Khách sạn Đức Khánh (1*)
Địa chỉ: P. Bắc Sơn - TX Bỉm Sơn
Điện thoại: 037.3763937
Huyện Tĩnh Gia
* Khách sạn Bình Minh (1*)
Địa chỉ: Hải Hồ-Tĩnh Gia
Điện thoại: 037.3616666
* Khách sạn Nam Phương (2*)
Địa chỉ: Hải Bình -Tĩnh Gia
Điện thoại: 037.3611888
* Khách sạn Xanh Hà ABC (1*)
Địa chỉ: Hải Hoà - Huyện Tĩnh Gia
Điện thoại: 037.3971386
Thị xã Sầm Sơn
* Khách sạn Bưu điện Sầm Sơn (1*)
Địa chỉ: Đ. Nguyễn Du - P. Trường Sơn
Điện thoại: 037.3822006
* Khách sạn Hoa Hồng 1 (2*)
Địa chỉ: Đ. Tây Sơn - P. Trường Sơn
Điện thoại: 037.3822507
* Khách sạn Hương Biển 1 (2*)
Địa chỉ: Đ. Hồ Xuân Hương - P.Trường Sơn
Điện thoại: 037.3821306
* Khách sạn Resort Vạn Chài (4*)
Địa chỉ: Thôn Hồng Thắng-x ã Quảng C ư

Điện thoại: 037.3821727
* Khách sạn Điện Lực 1 (1*)
Địa chỉ: Đ. Hồ Xuân Hương - P.Trường Sơn
Điện thoại: 037.3821306
* Khách sạn Biển Đợi (1*)
Địa chỉ: Đ. Hồ Xuân Hương - P.Trường Sơn
Điện thoại: 037.3821727
* Khách sạn Hồ Gươm (1*)
Địa chỉ: Đ. Hồ Xuân Hương - P.Trường Sơn
Điện thoại: 037.3821100
* Khách sạn Sông Mã (1*)
Địa chỉ: Đ. Hồ Xuân Hương - P.Trường Sơn
Điện thoại: 037.3822291
* Khách sạn Bộ Xây dựng (1*)
Địa chỉ: Đ. Hồ Xuân Hương - P.Trường Sơn


Điện thoại: 037.3821050
* Khách sạn Bông Hồng (1*)
Địa chỉ: Đ. Lê Hoàn - P. Trường Sơn

Điện thoại: 037.3821403
* Khách sạn Thăng Long (1*)
Địa chỉ: Đ. Hồ Xuân Hương -TX Sầm Sơn
Điện thoại: 037.3822779
* Khách sạn Cơng Đồn Thanh hóa (2*)
Địa chỉ: Đ. Bà Triệu - P. Bắc Sơn
Điện thoại: 037.3821035
* Nhà nghỉ Bộ Tài Chính (2*)
Địa chỉ: Đ. Tây Sơn - P. Bắc Sơn

Điện thoại: 037.3821362
* Khách sạn Lê Lợi (2*)
Địa chỉ: Đ. Lê Lợi - P. Trường Sơn
Điện thoại: 037.3821327
Huyện Nga Sơn
* Khách sạn Nga Sơn (2*)
Địa chỉ; H ưng Long-Thị trấn Nga Sơn
Điện thoại;037.3628653


3.2. Cở sở hạ tầng
( dang xin so lieu)
II. HIỆN TRẠNG VÀ CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG CÁC TUYẾN, ĐIỂM DU
LỊCH Ở THANH HÓA
1. Tài nguyên du lịch
1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
1.1.1. Bãi biển Sầm Sơn
Thị xã Sầm Sơn cách thành phố Thanh Hóa 16km về phía Đơng với
diện tích tự nhiên xấp xỉ 18km2.
Bãi biển Sầm Sơn có chiều dài gần 9km; trong đó có 5km có thể là bãi tắm
hiện đang khai thác trên 3km. Bãi cát mịn, rộng, thoải và sạch, nước biển
trong, nồng độ muối trong nước 30%, ngồi ra cịn có nhiều khóang chất rất
tốt cho con người.
Khí hậu ở Sầm Sơn thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, do là vùng ven
biển nên mùa hè mát, mùa đông ấm. Nhiệt độ trung bình trong năm là 23240C, mùa hè là từ 25-290C; mùa Đông 18-200C.
Với điều kiện tự nhiên như vậy, Sầm Sơn có tiềm năng rất lớn cho
phát triển du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng...
Sầm Sơn là khu du lịch nổi tiếng của Việt Nam từ những năm đầu thế
kỷ XX. Khơng chỉ có bãi biển đẹp, Sầm Sơn cịn có những di tích, danh
thắng gắn liền với các truyền thuyết và huyền thoại, làm nên một Sầm Sơn

độc đáo và riêng biệt.
Đến Sầm Sơn cái thú đầu tiên là tắm biển. Những đợt sóng biển xơ bờ
êm nhẹ, con người có thể thả mình trên sóng mà tận hưởng cái mát lạnh của
nước, cái bồng bềnh của sóng và cái mênh mơng xanh ngắt của biển trời,
làm nhanh chóng qn đi những vất vả đời thường. Không phải ngẫu nhiên
khi xâm lược nước ta, người Pháp đã chọn đây làm nơi nghỉ mát lý tưởng.
Trong con mắt của họ, Sầm Sơn là một kho báu chưa được khai thác. Hơn
trăm năm trước đã có những cơng trình nghiên cứu. Nhưng phải đợi đến
ngày đất nước hồn tồn giải phóng, non sông thu về một mối và bước vào
thời kỳ công nghiệp hố, hiện đại hố, triển vọng về một đơ thị du lịch mới
được mở rộng cửa.
1.1.2. Suối cá thần Cẩm Lương
Xã Cẩm Lương - Cẩm Thuỷ - Thanh Hoá (thuộc tổng Lương Điền
xưa) nằm xen kẽ giữa những dãy núi đá vôi trùng điệp bên tả ngạn sông Mã.
Dãy núi đá vơi Trường Sinh như hình chiếc võng khổng lồ chạy suốt từ Bắc
đến Đông, ôm gọn Cẩm Lương vào vịng lũng núi. Dịng sơng Mã trong
xanh như một dải lụa mềm trải suốt phía Tây Nam.
Cẩm Lương, cách huyện lỵ 10km, cách tỉnh lỵ 80km về phía Tây, cư dân
tương đối ổn định, trong đó chủ yếu là dân tộc Mường. Đến với xã Cẩm


Lương, du khách không thể không tham quan suối cá Thần Làng Ngọc. Suối
cá xuất phát từ mạch nước trong ngọn núi đá vôi Bồ Um, thuộc dãy núi
Trường Sinh. Đến nay, chưa có nhà khoa học nào nghiên cứu chính xác về
nguồn gốc của suối cá cũng như những hiện tượng về đàn cá.
Khác với những dịng suối thơng thường khác, suối chỉ dài trên 150m, có
một đàn cá tự nhiên với hàng ngàn con sinh sống từ bao đời nay. Nhân dân
quen gọi đây là Vó cá thần hay suối cá Thần, tất cả tên gọi này đều bắt
nguồn từ truyền thuyết về Thần Rắn:
Xưa có 2 vợ chồng tuổi đã cao mà vẫn chưa có con. Vợ chồng hàng

ngày ra thửa ruộng bên cạnh suối vừa khơi nước trồng lúa vừa xúc cá bắt ốc
về làm thức ăn. Một hôm bà xúc được một quả trứng lạ. Nhiều lần xúc được
lại thả xuống nước, nhưng xúc lần nào thì quả trứng lạ ấy vẫn cứ thấy nằm
trong rổ. Bà mang về, vợ chồng bàn nhau đem cho gà ấp thử. Một hôm nghe
tiếng gà cục tác bà vợ ra xem thì thấy trứng nở được một con rắn. Hoảng sợ,
người chồng mang rắn con ra suối Ngọc để thả, nhưng cứ thả thì tối tối rắn
lại trở về nhà. Dần dần rắn sống tại gia đình thân quen như những con vật
ni khác. Từ khi có rắn ở trong nhà, đồng ruộng có đủ nước để cày cấy, đời
sống trong vùng ấm no hạnh phúc vì khơng còn cảnh hạn hán kéo dài.
Chàng rắn sống với gia đình và làng bản trong cảnh thái bình, no ấm.
Trải qua năm tháng, chàng rắn đã to bằng ống vác nước, cứ trưa trưa
lại lên xà nhà nằm. Bỗng một đêm trời mưa to gió cả sấm chớp ầm ầm, sáng
ra dân làng thấy xác chàng rắn chết dạt vào chân núi Trường Sinh (vị trí đền
thờ hiện nay). Thương tiếc chàng Rắn, dân làng chôn chàng ngay chân núi
và lập đền thờ ngay trên mộ chàng. Dân làng được thần linh cho biết: Chàng
chết vì đã đánh nhau với thuỷ quái về phá hoại bản làng và chàng đã được
thượng đế phong Thần hiệu 'Tứ Phủ Long Vương'.
Cũng từ đó, suối Ngọc trước cửa đền thờ, có đàn cá hàng ngàn con
ngày đêm về chầu và nhân dân trong vùng không bao giờ ăn cá suối Ngọc,
cũng như quen gọi cá thần từ đó.
Ngay bên tả ngạn của Suối cá Thần, hiện nay vẫn cịn lại nền móng
của ngơi đền cổ, đó là đền Ngọc. Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ XI, có
các đạo sắc: 2 đạo sắc thời Lê và 1 đạo sắc vào thời Vĩnh Tộ và thời Cảnh
Hưng, 1 đạo sắc vào thời Nguyễn của vua Khải Định năm thứ 8 (1924). Đền
đã nhiều lần được trùng tu lại, lần trùng tu mới nhất vào năm 1928. Trải qua
mưa ngàn gió núi, đền đã bị sập vào năm 1962, hiện nay chỉ còn lại nền
móng.
Theo nhân dân trong vùng kể lại, đàn cá có những con nặng tới 30kg,
ngày thường không chui ra khỏi hang, mà chỉ khi mùa nước lớn, người dân
mới thấy cá ra nhưng rồi lại vào ngay. Nước trong suối không bao giờ cạn,

mực nước nơi sâu nhất vào mùa mưa từ chỉ từ 50 – 80cm, điều kỳ lạ là với


hàng ngàn con cá sinh sống trong dòng suối chỉ dài chừng 150m nhưng nước
suối quanh năm trong như ngọc, không hề bị ô nhiễm hay bụi bẩn. Những
ngày thường đàn cá ở đây rất gần gũi với người và người dân nơi đây cũng
không bao giờ ăn thịt cá, có những câu chuyện người ăn cá suối Ngọc đã bị
thần linh bắt chết. Chỉ những ngày tế lễ “Tứ phủ Long Vương” thì dân làng
xin thần được thả xúc, con nào tự chui vào xúc có nghĩa là con cá ấy tự dâng
mình cho thần thì làng mới cử người mang về làm thịt tế thần linh. Lệ này
đã có từ xưa, cho đến ngày nay vẫn cịn duy trì.
Từ đầu nguồn suối Ngọc leo lên dãy núi Trường Sinh, đường đi gấp
khúc theo hình bậc đá, dễ dàng cho du khách tham quan danh thắng. Trên
đường, du khách vừa đi vừa gạt lá để mở đường, hai bên đường là những
loại cây của khu rừng già, nhiều tầng cây rợp bóng, khó có thể thống kê hết.
Các loại cây đang tồn tại ở dãy núi Trường Sinh là những cây đền (họ tre) to
cao, lóng dài dân vùng lấy về làm hơng đồ xơi, có những cây đăng (họ sồi)
cao chọc trời, thân hàng mấy người ôm.
Từ chân núi đi lên khoảng 200m, là gặp cửa động Đăng rộng mở đón
du khách. Vịm cửa động cao 7m, rộng 8m, lối vào cửa thoáng rộng dễ đi.
Bước vào cửa động du khách sẽ gặp một bước bức tranh bồng lai tự nhiên
đập vào mắt, những suối thạch nhũ nhiều mầu từ vách động, vòm động rũ
xuống. Thạch nhũ ở đây có lẫn những tinh thể của cát, của các loại khoáng
chất, cho nên phát sáng giống như những khối kim cương khổng lồ ơm lấy
vịm động. Động Đăng cao ráo rộng rãi, sạch sẽ.
Những mảng thạch nhũ kỳ lạ lát kín vách động và vịm hang, do thạch
nhũ tự nhiên cấu trúc có hình thể kỳ lạ, du khách giầu trí tưởng tượng, hẳn
sẽ xây dựng được những huyền tích thú vị theo mỗi bước chân.
Đã từ lâu, nhân dân địa phương đặt tên cho những cột thạch nhũ tiêu
biểu nhưng rất giống với những hình thể sự thật cốt truyện. Tượng “Hạnh

phúc” là cột nhũ như đôi trai gái đang đứng ơm hơn nhau thắm thiết, suối tóc
cơ gái để dài xuống lưng và tràn xuống gót; Tượng nhũ “Mẹ con” giống hệt
một người mẹ trẻ tràn đầy sinh lực đang cõng một đứa con mập mạp; Kho
lúa, từng tảng nhũ như những bó lúa chảy tràn tầng tầng lớp lớp từ vòm
động đến các vách hang; Nhũ búa trời như một quả phật thủ nặng ngàn cân
treo lơ lửng trên vòm động như sẵn sàng thực hiện công lý của trời đất …
Những cảnh kỳ ảo trong lịng động khơng ai có thể tả hết. Từ động Đăng đến
động Đắng có những bức tranh tồn mỹ bằng chất liệu nhũ đá cuốn hút lòng
người.
Những năm gần đây, môi trường tự nhiên đã và đang bị con người tàn
phá làm ảnh hưởng đến không chỉ cuộc sống của chúng ta mà cịn ảnh
hưởng đến rất nhiều các lồi động, thực vật. Thế mà làng Ngọc vẫn còn một


suối cá tự nhiên độc nhất vô nhị của đất nước. Điều đó càng minh chứng cho
ý thức trách nhiệm của người dân nơi đây, cũng như các ngành hữu quan để
suối cá thần Cẩm Lương trở thành điểm du lịch hấp dẫn trong cả nước về sự
độc đáo và nguyên sơ của nó.
1.1.3. Khu sinh thái Bến En
Nằm cách thành phố Thanh Hố 46 km về phía Tây nam, vườn quốc
gia Bến En là một địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn đối với bất kỳ ai yêu
thích vẻ nguyên sơ của tạo hoá. So với các Vườn quốc gia ở phía Bắc như:
Ba Bể, Ba Vì, Tam Đảo, Cúc Phương .. vườn Bến En có tầm cỡ thực sự về
tiềm năng du lịch sinh thái.
Vườn Bến En trải rộng trên 2 huyện Như Xuân và Như Thanh với
tổng diện tích 16.634ha, chia làm 3 khu vực chính, trong đó khu bảo tồn
nguồn gien là nơi 'cấm địa' của vườn (chỉ những nhà khoa học mới được
phép tìm hiểu, nghiên cứu), ở đây hệ thực vật rất phong phú với hàng trăm
lồi, bộ, họ (Có họ có tới 10 loài) như các loại cây lim xanh rất đặc trưng (có
cây lên tới cả ngàn tuổi) cây trị trĩ và các lồi thuốc nam q … Tính đặc

trưng của vườn có những nét đẹp và phong phú rất khác các vườn quốc gia
khác. Hệ động vật cũng vậy, các loài quý hiếm ở đây là voi, hổ, gấu, chim
…tồn tại trong 37 bộ, 96 họ, 216 giống và 309 loài, các loài Voi, Vượn má
trắng, hổ ...thuộc loại quý hiếm đang được bảo vệ. Tuy nhiên, ở phân khu
du lịch sinh thái dường như gần gũi với du khách hơn cả. Khu này gồm lịng
hồ được hình thành bởi 4 con suối và con sơng Mực có diện tích rộng
khoảng 3.500 ha, nước bốn mùa xanh biếc, tĩnh lặng trong quần thể khơng
gian trời, mây, non, nước hữu tình. Du khách sẽ thoả lòng khi đến thăm 21
hòn đảo với những sắc thái rất khác nhau bằng các chuyến ca nơ, xuồng máy
....Đặc biệt, tại đây có 8 tuyến đi du lịch trên hồ thăm các ốc đảo. Trong 8
tuyến đi (cơ bản tuỳ theo sự lựa chọn của khách) tuyến ngắn nhất là 1,5km
và tuyến dài nhất 8,5km.
Du khách có thể đến thăm đảo động vật, đảo thực vật, chiêm ngưỡng
hang Dơi, ngắm cảnh hang động với nhiều hình thù kỳ lạ được sắp đặt bởi
bàn tay của tạo hố. Hơn thế nữa, du khách có thể đi vào các bản làng của
người H'Mông, người Thổ uống rượu cần … hoàn toàn phù hợp với tour du
lịch cộng đồng. Ở các đảo động vật, các loài thú được bảo vệ, ni nấng
theo hình thức bán hoang dã nên mọi hoạt động sinh hoạt của nó đều tự
nhiên đến lý thú. Trong đảo thực vật bao gồm tất cả các lồi cây có tên ở
Việt Nam, được trồng phân theo từng loại, từng bộ, họ … đã phục vụ rất tốt
cho các nhà khoa học, ngành lâm nghiệp, môi trường sinh thái và khách du
lịch …
Trên tuyến bộ bắt đầu từ trung tâm vườn đi lên khu phía Bắc, chúng ta
sẽ bắt gặp những cảnh quan không kém phần hấp dẫn so với nội khu. Đó là


cụm núi đá Hải Vân tồn tại song song với 21 hịn đảo trong lịng hồ, cụm di
tích hang Lị Cao kháng chiến - nơi Giáo sư Trần Đại Nghĩa từng chế tạo vũ
khí từ năm 1945 phục vụ kháng chiến chống Pháp. Đi xa hơn nữa, khách du
lịch có thể đến Phủ Sung, Phủ Na - nơi nhân dân vẫn thường tổ chức phường

hội cúng tế trời đất … Tiếp đó là quần thể thắng cảnh hang Ngọc, cây lim
trăm tuổi như biểu tượng của vườn. Trong hang Ngọc, một suối nước trong
vắt, theo quan niệm nếu tắm được ở đây có nghĩa là đã cởi bỏ được những
tục trần nặng nhọc nhất của cuộc sống đời thường. Có lẽ chính vì thế mà
hang Ngọc tuy có xa hơn một chút so với các đảo trên lòng hồ Bến En, song
vẫn là điểm được khách đến đông hơn cả.
Đến Bến En, dù là du lịch sinh thái, song nếu đặt trước vẫn có thể
được hưởng những món ăn đặc sản như: món cá quả, cá mè.. rất to được bắt
từ sơng Mực có thể nướng hoặc luộc, hấp … Mùa hè có thể ăn thêm món
trai dắt vách đá (một loại nhuyễn thể gần giống với ốc) đặc biệt mang hương
vị của rừng.
Bến En hôm nay đang được quan tâm chú ý đúng mức, đến khả năng
du lịch sinh thái và nhiệm vụ bảo tồn. Với những thế mạnh vốn có, có thể
khẳng định Vườn Quốc gia Bến En với đảo, rừng, sông, suối, hồ nước, hang
động và sự trân trọng của con người, Bến En sẽ là điểm du lịch sinh thái lý
tưởng.
1.1.4. Động Từ Thức
Từ thủ đô Hà Nội, vượt 120km đường quốc lộ 1A đến huyện Hà
Trung rẽ về Nga Sơn, chúng ta sẽ dễ dàng đến được động Bích Đào. Động
Bích Đào, hay cịn gọi là động Từ Thức - Gắn liền với câu chuyện Từ Thức
lên cõi tiên đầy thi vị.
Ở làng Cẩm La xưa, thuộc Tống Sơn (nay thuộc huyện Nga Sơn) có
chàng thanh niên là Từ Thức. Khoảng cuối đời Trần, niên hiệu Quang Thái
(1388 - 1398) Từ Thức được bổ làm quan tri huyện Tiên Du (Bắc Ninh ngày
này). Ông nổi tiếng thanh liêm, chính trực và yêu thích ngao du sơn thuỷ.
Mùa xuân năm Bính Tý (1396) Từ Thức đi chơi hội “mẫu đơn” ở một ngôi
chùa đẹp nổi tiếng, đã gặp một thiếu nữ xinh đẹp bị nhà chùa giữ lại vì vơ
tình làm gãy một cành hoa mẫu đơn. Động lòng thương, Từ Thức liền cởi áo
gấm chuộc lỗi cho cơ gái.
Vốn là người u thích nghệ thuật, chán ghét lợi danh nên nhân việc

chịu tang mẹ, Từ Thức treo ấn từ quan.Về quê, chàng ngày ngày ngao du
sơn thuỷ. Một ngày kia, tới cửa biển Thần Phù (Nga Sơn), chàng bỗng thấy
phía khơi xa có một ngọn núi tuyệt đẹp. Chàng liền chèo thuyền ra xem và
làm một bài thơ khắc trên vách núi đá. Bỗng từ vách núi nứt ra một cửa
động, chàng bước vào, thì đấy là một chốn bồng lai tráng lệ. Chàng đang
mải mê thì có hai thiếu nữ áo xanh mời chàng và cửa hang liền khép lại.


Chàng được đưa tới gặp một vị tiên áo trắng, vị tiên đón tiếp ân cần và cho
chàng biết đây là động Phù Lai, động thứ 6 trong 36 động cõi tiên, và cho
biết chàng sẽ kết duyên với con của gái bà là Giáng Hương - cô gái được
chàng cứu trong dịp hội “mẫu đơn” năm nào.
Từ Thức cùng Giáng Hương đã sống những ngày hạnh phúc ở cõi
tiên. Nhưng ở chốn cực lạc, chàng vẫn không nguôi nhớ quê hương, nhớ
những cuộc ngao du. Chàng đã ngỏ lời được về thăm quê, khuyên chồng
không được, Giáng Hương đành phải bằng lòng cho chàng cưỡi xe mây về
trần. Về tới q, chàng bàng hồng vì cảnh q vẫn như xưa nhưng khơng
cịn gặp lại ai chốn q cũ nữa. Chàng hỏi một cụ già râu tóc bạc phơ ở trong
làng và được kể rằng, thuở nhỏ, cụ được nghe nói có ơng tam đại tên là Từ
Thức treo ấn từ quan, đi ngao du rồi mất tích.
Chàng buồn bã chán ngán, một năm tiên giới bằng trăm năm trần
gian. Chàng hối hận muốn quay lại cõi tiên, nhưng xe mây đã biến mất, mở
phong thư mà Giáng Hương trao cho lúc tiễn biệt, thì đấy chính là lời biệt ly:
Kết hoan hỷ (ư) vân trung, tiên duyên dỹ đoạn
Phỏng tiên sơn (ư) hải thượng, hậu hội vô nhân
(Kết bạn loan trong mây, duyên xưa đã dứt
Tìm núi tiên trên biển, dịp khác khơng cịn).
Chàng buồn, thất vọng đi về phía núi Ngũ Hàn Sơn (Nơng Cống), rồi
sau đó biệt tích.
Động Bích Đào, dấu tích của chàng Từ Thức du tiên thuở xưa, nằm

trên hệ thống núi đá vôi được kéo dài từ Tam Điệp (Ninh Bình) đến cửa
Thần Phù (Nga Sơn - Thanh Hố).
Đi vào lịng động, nhũ đá nhỏ xuống, đụn nhũ nhơ lên, tạo nên cảnh
trí huyền ảo với nhiều dáng hình gây trí tưởng tượng kỳ thú: "Này đây Đụn
gạo, kho tiền, này kia bồn muối, vườn cây trái có đầy đủ các loại, rồi mâm
xơi, thủ lợn, rồi phường bát âm, gõ vào tạo nên một thứ âm thanh thú vị. Rồi
bàn cờ tiên, một bàn đá phẳng lỳ có đầy đủ các quân cờ, đường kẻ… ” như
thể chàng Từ Thức cùng các vị tiên vừa tỉ thí với nhau ở đây và mới đứng
dậy đi ngao du đâu đó.Đi sâu vào chút nữa, chếch về phía bên trái, ta gặp
vũng nước trong vắt, mát dượi, đây những hòn cuội trắng, xinh, kế bên là ao
bèo (bằng đá) với những lớp bèo cũng bằng đá, bồng bềnh điểm những chùm
hoa trắng lục, rồi những nhũ đá hình ống chầu, ếch toạ …Cuối động cũng có
đường lên trời, lại có đường xuống âm phủ. Theo những bậc đá đều nhau thì
đấy là đường lên trời, tương truyền, đây là đường mà Từ Thức cùng các
nàng tiên đi thưởng ngoạn, những nhũ đá nhô ra cũng mang dáng của những
giá áo, giá mũ khi chàng dừng chân nơi đây.


Cịn đường xuống âm phủ cũng chính là một cửa hang ăn sâu xuống
lòng núi với những bậc đá gập ghềnh, tối tăm, ẩm ướt, hun hút, nhiều ngách,
nhiều lối khiến cho ai bạo dạn cũng chỉ xuống được vài bước rồi phải đi
ngược trở lại.Truyền thuyết Từ Thức lên tiên và đặc biệt là cảnh tích kỳ thú
của động Bích Đào đã từng là nơi hấp dẫn đối với nhiều tao nhân, mặc
khách, nhiều danh sỹ hiền nhân như: Nguyễn Trung Ngạn, Lê Quý Đôn,
Trịnh Sâm, Nguyễn Thượng Hiền, Huỳnh Thúc Kháng… Và ngay tại cửa
động, vẫn còn lưu bài thơ chữ Hán của Lê Quý Đôn khắc trên một phiến đá đã mấy trăm năm trôi qua nét chữ vẫn cịn sắc như mới khắc.
1.1.5. Một thống Pù Luông
Với 17.662 ha rừng tự nhiên, thuộc địa phận hai huyện Quan Hố và
Bá Thước, Pù Lng- Khu bảo tồn thiên nhiên của Thanh Hố hiện đang lưu
giữ trong mình những giá trị cảnh quan thiên nhiên phong phú với sự đa

dạng về các loại động- thực vật sinh sống trong rừng. Con đường 15C lịch
sử chạy xuyên suốt từ thị trấn Cành Nàng của huyện Bá Thước tới cuối địa
phận của xã Phú Lệ thuộc huyện Quan Hoá và được nối với đường 47 đi về
bản Lác của huyện Mai Châu tỉnh Hồ Bình đã chia cắt Pù Lng thành hai
hệ sinh thái khác biệt với một bên là hệ sinh thái núi đá vôi và một bên là hệ
sinh thái núi đất. Đây cũng chính là con đường đã ghi lại dấu chân của
những chiến sĩ anh hùng, những đồn dân cơng tiếp tế khơng biết quản ngại
thời gian trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử chấn động địa cầu.
Qua khảo sát của các nhà khoa học, sự phong phú và đa dạng sinh học
của Pù luông chỉ đứng sau Vườn Quốc Gia Cúc Phương. Về số lượng và
chủng loại thực vật ở đây hiện có 1109 lồi trong đó có rất nhiều lồi q
hiếm và đặc hữu. Quan trọng nhất là đã phát hiện được 4 chi mới cho khoa
học và 7 loài cây lá kim rất đặc trưng hiện đang được quan tâm bảo tồn ở
Việt nam. Về đa dạng số lượng loài động vật tại Pù Luông được đánh giá là
ngang với những khu rừng đặc dụng khác ở miền Bắc-Việt nam. Hiện kết
quả điều tra cho biết đã xác định được 31 bộ, 130 họ, 598 loài. Đặc biệt tại
đây hiện là nơi cư trú của hàng chục đàn Voọc quần đùi trắng - Một loài linh
trưởng quý hiếm với số lượng lên đến hàng trăm cá thể. Khơng chỉ có vậy,
hệ thống đá Kast của hệ sinh thái núi đá vơi cịn lưu giữ nhiều hang động với
dáng vẻ huyền bí của tự nhiên. Các khu, hệ thực vật với các loài phong lan
quý hiếm đã tạo ra cho các khu rừng những cảnh sắc mà không phải khu
rừng nào cũng cũng có được. Bên cạnh đó, những nếp nhà sàn, những nét
sinh họat văn hoá đặc sắc và đa dạng của đồng bào người Thái nơi đây đã
làm cho Pù luông càng có một dáng vẻ độc đáo và riêng có của mình.
Nằm giữa rừng đại ngàn là các bản Son, Bá, Mười của xã Lũng cao-Bá
thước. Với độ cao trên 1000m và rừng già bao quanh đã làm cho nơi đây trở
thành một khu vực có khí hậu lý tưởng, một ngày có bốn mùa và nhiệt độ


khơng bao gìơ vượt q 23oC. Các loại rau quả như bầu bí, su su, rau cải…

đơm hoa kết trái quanh năm với hương vị đặc biệt thơm ngon. Bên cạnh
những thảm rừng già hoang dã là những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng
tuyệt đẹp. Đâu đây tiếng mõ trâu lốc cốc lẫn với làn khói bếp hồ quyện
cùng sương chiều bị lan trên những mái tranh cổ kính nghe đầm ấm, giản dị
mà rất đỗi thân quen. Sau một ngày ruộng nương vất vả, bên ánh lửa nhà sàn
lung linh những bài tình ca lại được các chàng trai cô gái Thái thể hiện với
những lời ca điệu múa đậm đà bản sắc. Men rượu cần ngọt lắm cho lời ca
càng thêm bay bổng, như mời gọi như níu giữ du khách mn phương.
Với những gì mà thiên nhiên ban tặng, du lịch sinh thái ở Pù luông sẽ
là một hướng đi nhiều triển vọng không chỉ mang lại lợi ích cho chính các
cộng đồng địa phương đang sinh sống nơi đây mà nó cịn có ý nghĩa quan
trọng trong việc gắn kết mục tiêu bảo tồn các giá trị đa dạng về sinh thái
cũng như về văn hố. Dưới hình thức du lịch sinh thái cộng đồng, những giá
trị về tiềm năng du lịch của khu bảo tồn thiên nhiên Pù luông đang bắt đầu
được khai thác và chắc chắn đây sẽ là một khu du lịch sinh thái hấp dẫn
trong tương lai.
1.1.6. Bãi Cị
Vị trí bãi Cị cách thành phố Thanh Hố 10 km đường nhựa, nằm bên
bờ sơng Hồng, nơi có 36 mẫu Hồ Nga. Bãi Cị nổi lên giữa hồ Nga áp bờ
sơng Hồng. Sơng Hồng là biên giới hai huyện Triệu Sơn và Đông Sơn.
Bên kia xã Đông Ninh, bên này xã Tiến Nơng. Xưa kia hai xã qua lại bằng
đị, nay đã có chiếc cầu tre. Người ta bảo hồ Nga là kho báu của xã Tiến
Nông. Dải đất gồm bốn làng: Nga Thượng, Nga Hạ, Nga Phú và Hoà Triều.
Gọi chung là làng Nga - Bãi Cò. Làng nằm dài 2km, một bên hồ nước, một
bên sơng Hồng. Giữa hồ nước rộng 18,5ha, nổi lên một cồn rộng 2ha mọc
toàn tre gai. Tre gai dày mọc lởm chởm vào trời, um tùm xuống nước, tạo ra
một cồn đảo của loài tre gai, một thành luỹ tre che chở cho loài chim cò tha
hồ sinh cơ lập nghiệp.
Xã hội cò gồm nhiều lồi giống sum họp, cị trắng, cị quăn, cị bợ, cị
liềm, cị lửa, cị ốc … Nịi giống có khác nhau về mỏ, chân nhưng đều mang

áo lông mầu trắng ngà hoặc trang trí bằng một đám lơng đen, vài sợi lơng
xám, chân cao, cổ dài, gáy có hai lơng seo dài mảnh vểnh lên như mào, làm
cánh mũ đội đầu. Các lồi bồ nơng, vạc to cao hơn mị đến hịng xâm lược.
Các lồi khác như Diệc, ngốc, cun cút, thọc chùn, vịt trời … là dân di tản
lâu dần thấy sống được thì xin nhập quốc tịch với thổ dân cị. Riêng chim
Hạc cổ trắng thì xưa kia thi thoảng hoặc mới có con thả cánh xuống thăm, cứ
như từ thiên triều Hạc phái kẻ đi sứ đến vương quốc cò.
Vào mùa cò làm tổ đẻ trứng từ tháng 4 đến tháng 9 thì bát ngát chân cị.
Hàng nghìn con tranh nhau đậu trắng cồn tre, khơng đủ chỗ, nhiều con phải


ngủ tạm trên các lùm cây tre quanh làng, dọc con sơng Hồng. Tổ cị đan
bằng que dài theo thân cò, nằm trên các tầng cây tre gai. Cò bợ lóc lách vào
mãi giữa lùm tre. Cị trắng thường làm tổ vịng ngồi, xếp tầng tầng lên mãi
chót vót đầu cành, đầu ngọn. Một con ấp, một con nằm ngoài canh. Không
phân biệt trống mái, chúng thay nhau ấp, chúng mời mọc, đùa rỡn bằng mỏ,
cánh, đuôi. Tinh tế nhất là đơi chân cị, những ngón chân móng sắc x rộng,
nó dị đường, dị mồi, nhận ra các loại chướng ngại vật, các loại cạm bẫy
bằng chính đơi chân. Đơi chân lam lũ trong bùn nước, đôi chân làm cần ăng
ten thăm dò làm cái đệm nằm, làm cái kheo đứng, làm mái chèo cho đơi
cánh bay, nhờ có đơi chân cao và tinh nhạy, chịu khó mà cị giữ gìn cho cái
mình trắng sạch.
Những buổi chiều lác đác chim về, các cụ già cả trong làng thường tha
thẩn bên hồ Nga, nhìn vào chân trời, lẩm nhẩm đọc câu thơ ngẫu cảm: “Cò
ơi, rừng xanh núi đỏ là nhà/ Nhớ đồng, nhớ ruộng, nhớ ta thì về”… hững
con cị trắng vẫn đi theo sau người cày bừa nhặt con sâu, con dế, nó làm bạn
với người nơng dân bao đời nay.
Bãi cò là kho báu trời cho. Nhiều nơi muốn có mà khơng có được.
Những nơi cị về làm tổ, thường các loài chim đồng nước khác cũng theo về.
Cị như là những cậu lính thơng tin trinh sát. Từ bãi cò mở ra vườn chim.

Theo tài liệu của Viện điều tra quy hoạch rừng thì trên cả nước trước năm
1980 có 24 vườn chim. Từ 1980 đến 1992 nhiều vườn chim tan rã. Nay chỉ
còn 11 vườn chim. Đồng bằng Bắc Bộ có 4, đồng bằng sơng Cửu Long 7.
Trong đó Thanh Hố có 1. Đó là vườn chim Tiến Nơng, Triệu Sơn, Thanh
Hố. Đó là làng Nga - Bãi Cò.
Xưa kia vườn chim là nguồn kinh tế đáng kể. Cuối thế kỷ 19, người
Pháp đã đánh thuế vườn chim gấp hai lần thuế nơng nghiệp. Ngồi ra lơng
chim thời đó xuất khẩu mỗi năm đến hàng triệu France.
Ghi lại những tư liệu này như dụng ý muốn nói vườn chim (Bãi Cị) là
tài sản quốc gia. “Bãi vàng trắng” biết sinh sôi ấy là đặc ân của trời cho xã
Tiến Nông - Triệu Sơn, cho làng Nga. Thiên nhiên sông nước, tre quây quần
quanh phủ Vạn - nơi thờ bà chúa Lĩnh có tiếng linh thiêng. Người tứ xứ
thường về đây hương khói.
Từ trung tâm Phủ Vạn - Bãi Cị rẽ sang núi Hồng - Ngưu, di tích tướng
qn Nguyễn Chích, rẽ về vùng dân ca Đơng Anh, quê hương nhà thơ
Nguyễn Mộng Tuần và nhà sử học Lê Hy. Đặc biệt ngược lên dãy Na Sơn
với thắng cảnh đền chùa, hang động, sân chim … kỳ thú.
Phủ Vạn - Bãi Cị xã Tiến Nơng huyện Triệu Sơn là di tích danh thắng
đã được Nhà nước xếp hạng.
1.1.7. Động Trường Lâm


Thuộc địa phận hai xã Mai Lâm, Trường Lâm (huyện Tĩnh Gia) cách
Thành phố Thanh Hố 50 km về phía Nam có một con đường rải nhựa mịn
màng, rộng 14m nối với quốc lộ 1A, ra tận nhà máy xi măng Nghi Sơn. Nơi
đây tạo thành một ngã ba sầm uất, nhộn nhịp khách bộ hành tấp nập đi về
các tuyến đường, từ ngã ba này nhìn về hướng tây, ta bắt gặp một dãy núi
nhìn ra như một vịng cung có dáng hình như một con cua đang bị. Dân
trong vùng quen gọi là núi Gộp Cua. Từ quốc lộ 1A, đi sâu vào 4 km là chân
núi.

Đến đây hãy chịu khó leo dốc mươi phút, trượt sang chân dốc bên kia,
phong cảnh thiên nhiên sẽ xoa dịu một nỗi mệt nhọc sau một chặng leo dốc,
trước mắt bạn một lèn đá vôi sừng sững giữa trời gồm những tảng đá lớn tựa
lưng vào nhau giống như một lâu đài dựng theo kiểu lắp ghép. Vách đá phía
bắc có hình một thiếu nữ mắt nhìn đăm đắm phương trời xa, tà áo tung bay
trước gió. Lèn đá được mang tên hòn Ngọc Nữ. Truyền thuyết dân gian kể
Ngọc Nữ có sắc đẹp chim sa cá lặn, là cung nữ của vương mẫu chấn Bàn
Đào. Nàng yêu thái tử Kim Đồng con của Ngọc Hoàng Thượng Đế, bị đầy
xuống trần gian hố đá, đời đời nàng hướng về phía bắc, nhìn sang động
Ngọc Hồng, nơi có Kim Đồng ở đó, nhìn hình dáng thiếu nữ ta nhớ đến bài
thơ vịnh của Lê Thánh Tơng:
Tồ núi ai đem đặt giữa đồng
Dáng hình thiếu nữ đứng mà trơng…
Theo hướng nhìn của Ngọc Nữ, bạn sẽ được vào thăm động Ngọc
Hoàng. Động này dân trong vùng đã biết từ xưa với tên Động Thờ. Chưa ai
dám vào sâu, nhưng thấy cảnh thiên nhiên hùng vĩ, huyền bí, người ta nghĩ
đến thần linh nên lập đền thờ để cầu phúc, người ta đã lập đồn đùng đèn
đóm tiến sâu vào hang để khám phá những điều thần bí của thiên nhiên. Tiến
sâu vào động thấy rõ hai tầng trần gian và hạ giới. Tầng trần gian có cung
vua hình thành trên vách đá vơi với rồng chầu hai bên ngai vàng. Trước ngai
vàng có tượng nhiều người đang cúi xuống, ta liên tưởng đến hình ảnh các
quan đại thần triều phục trinh tể đang cúi đầu chờ vua phán những điều cơ
mật của sơn hà xã tắc.
Qua một ngách hang lên tầng thượng giới, bạn gặp cảnh tiên ơng râu
tóc bạc phơ đứng giữ lớp con cháu vây quanh. Vào sâu chút nữa, ta gặp cung
Vương Nữ với sự tích hội bàn Đào và thần tiên. Cạnh bàn thờ uy nghi là
hình ảnh chng treo lơ lửng và nhiều trái đào tiên xếp chồng lên nhau. Đi
nữa ta gặp điện thờ với bát nhang, đèn nến cảnh voi thần thò vòi hút nước
suối, bên cạnh tượng Lã Vọng ngồi câu cá, lại có hình cây đa và cây sung
quả sai chi chít. Giữa hai cây có hình đầu người đứng trơng lên. Phải chăng

đây là một đám người muốn được ban lộc theo kiểu "há miệng chờ sung”?
Đi tiếp bạn gặp hình chó ngao, ngựa phi, sư tử gầm… đều xoay quanh một


cây cột sừng sững vươn lên tận nóc kiểu như "kình thiên trụ”; lên cao một
chút, trên nóc động có hình những con cơng x đi nhảy múa.
Từ cung Vương Mẫu quanh ra, leo lên tầng cao, bạn sẽ gặp cung
Ngọc Hồng, nơi vua trời thiết triều. Đó là phiến nhũ to cao màu nâu nhạt
như một bức phù điêu tạc vào thành động hình Ngọc Hồng đội mũ bình
thiên nhìn xuống động trần gian, xung quanh là các quan đến hội kiến.
Đứng ở nền cung Ngọc Hoàng, ngửa mặt trơng lên ta thấy mờ mờ ảo
ảo, thiên hình vạn trạng nhũ đá màu trắng phau như tuyết, màu ngọc bích
màu nâu sẫm…lấp lánh. Một dịng suối luồn lách qua các kẽ đá ngoằn nghèo
nước chảy róc rách treo ngược hình các nhũ đá trong lịng nó, khoả chân vào
nước suối, những hình nhũ chao đi chao lại dập dềnh trên mặt nước. Những
hòn đá gõ mạnh vào các nhũ đá mỏng như âm thanh đàn đá Tây Nguyên.
Âm thanh ngân dài trong lịng động tăng thêm vẻ huyền bí của tạo hố.
Đứng ở động này bạn có cảm giác mình đã lọt vào thế giới khác đầy bí ẩn.
Ra khỏi động Ngọc Hoàng, bạn sẽ được vào thăm động Ngọc Long. Hình
tượng đầu tiên bạn thấy ở động là những con rồng, có nơi là một con rồng
lớn vắt ngang trần động; Có nơi là hình tượng năm con rồng chầu quanh một
bàn thờ mang đầy sự tích nhà phật. Đi sâu vào, bạn sẽ thấy ngay cột nhũ cao
thành cổng của một lâu đài tráng lệ. Nhìn lên vách động, ta bắt gặp hình ảnh
phật bà Quan âm chắp tay đứng nhìn xuống những hình tượng nhà sư mặc
áo cà sa đang cúi đầu, cung kính chắp tay.
Rời cõi phật, bạn hãy đến với cõi tiên. Cảnh đầu tiên bạn nhìn thấy ở
động này là voi chầu trên vách đá và hổ phục dưới nền động. Qua một ngách
hang hẹp, bạn sẽ gặp một cột đá chống lên trần ngang tạo ra hai cửa. Nhiều
hình tượng phụ nữ tạc vào vách động. Vô số những nhũ đá trắng muốt như
hình vú người mẹ căng trịn, nước giọt tí tách tí tách … nhiều du khách ví

hình tượng người phụ nữ là những nàng tiên và nhũ đá là vú tiên chảy ra
dịng sữa khơng bao giờ vơi cạn. Tiếp tục đi, bàn chân ta dẫm lên một lớp
thạch nhũ lạo xạo chỉ bằng đầu ngón tay út, trịn lẵn như những viên bi. Lớp
thạch nhũ này chảy vào hàng mấy chục mét, có nơi chiều rộng đến cả chục
mét. Cầm một (viên bi) vàng nhạt đưa lên miệng, dùng răng cắn vỡ đơi bạn
thấy có lớp nhân bên trong. Dân gian truyền rằng đó là thuốc tiên. Ta bắt gặp
hình tượng một con chim khổng lồ dang rộng cánh cúi đầu mổ thuốc tiên. đó
là “thần giữ của” trông coi kho thuốc tiên. Qua kho thuốc ta gặp ao tiên,
ngấn nước cịn hằn trên vách động óng ánh. Lại có hình cá sấu đang vươn cổ
xuống ao. Giữa ao, hình một con rùa ngửa cổ cao đầu ngơ ngác. Trên thành
ao, hình hai lưng rồng nổi lên, cách đầu rồng, nền động chũng xuống chứa
nhiều thạch nhũ hình quả na làm ta liên tưởng đến trứng rồng.
Quần thể hang động ở Trường Lâm có cả chục cái, bạn chỉ cần vào
thăm hết 3 động chính này cũng đủ để cảm nhận sự biến hố khơn lường của


tạo hoá. Những hang động ở đây quý giá ở chỗ nó cịn giữ đầy đủ nét hoang
sơ những hùng vĩ và huyền bí của thiên nhiên đã ban phát cho con người.
1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
1.2.1. Quần thể di tích Sầm Sơn
1.2.1.1. Đền Độc Cước (Di tích đã được Bộ VH-TT xếp hạng năm
1962).
Sau những giây phút bồng bềnh với sóng, du khách có thể thả hồn mình
dạo bước trên núi Trường Lệ, nơi có đền thờ Độc Cước. Toàn cảnh đền như
một bức tranh sống động, tồn tại từ bao đời, được coi là 'Tối linh từ'.
Chuyện kể rằng xưa lắm có một bọn quỷ mũi đỏ đến vùng biển này làm
hại dân lành. Hồi bấy giờ có một chú bé mồ cơi cha vừa chui ra khỏi bụng
mẹ đã lớn nhanh như thổi. 'Hạt lúa lớn bằng người ôm, trái cà con nặng một
người gánh' mà vẫn không đủ nuôi chú bé. Khi chú bé trở thành người
khổng lồ cũng là lúc bọn quỷ dữ hại dân lành hoành hành ghê gớm. Chàng

khổng lồ đánh thắng chúng ngoài biển, chúng tràn vào đất liền cướp phá,
nếu chàng ở trong đất liền thì chúng lại phá ở ngồi khơi cịn nếu chàng ở
ngồi khơi thì chúng lại phá ở đất liền. Chàng nghĩ cách lấy búa tự xẻ đơi
thân mình, một nửa thân và một chân đứng ngự trên đỉnh Sầm Sơn, một nửa
thân và một chân theo bè mảng ra khơi hộ vệ dân chài. Hơm ấy bọn quỷ lẫn
vào bờ nhìn lên thấy chàng khổng lồ vẫn sừng sững đứng đó, ra biển lại
cũng thấy chàng hiên ngang trên mảng y như trên đỉnh núi. Từ đó chúng
xiêu bạt đi nơi khác kiếm ăn, không dám bén mảng đến vùng biển này nữa.
Cái tên thần Độc Cước, tức thần 'Một chân' bắt nguồn từ tích này.
Theo đạo sắc phong cịn giữ được, vào năm Cảnh Hưng thứ 14 (1783),
thì thần Độc Cước tên là Chu Văn Khoan, có tài đức, giúp các đời vua dẹp
yên giặc giã, giữ gìn bờ cõi. Ngài hiệu là Đại pháp sư, có 7 phép màu để trị
ma quỷ gian ác… và được vua phong mấy chữ: 'Độc Cước sơn triều'.
Đền đã qua nhiều lần trùng tu. Năm trùng tu xưa nhất được giữ ở
thượng lương gian tiền đường ghi niên hiệu Chính Hồ (1675 - 1705). Cịn
tiền đường mới hiện tại có niên đại Tân Mão (1891), với dịng chữ: 'Hồng
triều Thành Thái tam tam niên tuế thứ Tân Mão hạ huyệt trọng xuân lưu
nhật quang thời tân tạo tiền đường thụ đại cát'. Tạm dịch: 'Đời vua Thành
Thái thứ 3, năm Tân Mão, mùa xuân tháng Ba ngày tốt, làm ngôi tiền
đường'. Qua hai cuộc kháng chiến, từ 1945 đến 1974, bom đạn liên miên,
nhưng đền Độc Cước hầu như vẫn nguyên vẹn, với những chiếc cột bằng gỗ
lim, gỗ chò và một số đồ thờ, bia, tượng, có phong cách nghệ thuật Việt
Nam thế kỷ XVIII, XIX.
1.2.1.2. Đền Tơ Hiến Thành
Đền được xây dựng ở xóm Tài, làng Núi, nay thuộc phường Trường
Sơn, thị xã Sầm Sơn, cách Đền Độc Cước 300m. Đền thờ Tô Hiến


Thành, một đại thần ở thế kỉ thứ XII, dưới triều nhà Lý. Ông là một viên
quan, được lịch sử ca ngợi rất thanh liêm, chính trực. Vào năm 1161, ông

được vua Lý Thánh Tôn cử cầm quân vào dẹp loạn ở vùng ven biển Thanh
Hoá, nhờ thế mà nhân dân địa phương mới được an cư lạc nghiệp. Vì vậy
nhiều nơi ở Thanh Hoá, nhân dân đã lập đền thờ để tưởng nhớ cơng đức của
ơng.
Trước kia theo kí ức của nhân dân địa phương thì ngơi đền này khá đẹp
và có nhiều cây cổ thụ. Nhưng rồi đền đã bị phá, cây cối bị đốn hết, vài năm
trở lại đây đền mới được dựng lại. Hiện nay, đền chỉ còn lại bộ kiệu từ xưa,
đang được cất giữ trong đền Độc Cước và một cây bàng ở phía trái đền, có
tuổi thọ hơn 70 năm
Hàng năm cứ đến ngày 16/2 âm lịch, nhân dân địa phương tổ chức lễ
hội thắp hương ở đền.
1.2.1.3. Đền Hoàng Minh Tự
Cách đền thờ Tô Hiến Thành khoảng 300m, theo đường chim bay, đền
thờ Hoàng Minh Tự nằm giữa khu nhà ở của cư dân phường Trường Sơn.
Trước kia, đền được dựng trên một khu đất khá rộng, xung quanh nhiều cây
cổ thụ mọc um tùm, người ôm không xuể. Nhưng cách đây mấy chục năm,
đền đã bị phá, nay vừa được trùng tu lại. Hiện vật cũ, cịn nếp nhà có từ thời
Bảo Đại tam niên (1929), hai bức tượng võ quan mặc triều phục, tay cầm
gươm, chiếc kiệu song loan vào loại lớn, đang đặt ở đền Độc Cước và hai
đạo sắc thời Thành Thái thứ 13 (1902) và Khải Định thứ 6 (1922).
Sự tích nhân vật Hồng Minh Tự hiện được biết, có nội dung khác biệt
nhau. Có tích cho rằng, Hoàng Minh Tự vốn quê ở xã Quảng Vinh, huyện
Quảng Xương bây giờ. Ông nhà nghèo đến ở với một gia chủ nơi đây. Gia
chủ nuôi thầy trong nhà để dạy con học. Hoàng Minh Tự rất sáng dạ, nên
nghe lỏm bài thầy giảng đều nhớ và hiểu hết. Về sau ơng đi thi và đỗ Hồng
Giáp. Khi vinh quy bái tổ, trở về làng này, thì chức sắc địa phương đón tiếp
nhạt nhẽo, coi thường ơng là kẻ tơi tớ. Ơng bèn ném chiếc gươm đeo bên
hơng xuống con sông gần đấy mà thề rằng: 'Nếu gươm nổi, thì ngươì làng
này từ rày về sau mới có kẻ thi cử, đỗ đạt'. Chiếc gươm chìm, nên từ đó làng
Núi này khơng có ai học hành thi đỗ ra làm quan cả. Khi nghỉ hưu, Hoàng

Minh Tự đã về sống ẩn dật ở nơi này cho đến lúc mất. Thi hài ông được mối
đùn lên thành nấm mồ và rất linh thiêng, nên nhân dân địa phương đã lập
đền thờ.
Nhưng có tích lại nói rằng Hồng Minh Tự, vốn là một viên quan của
nhà Tống, bên Trung Quốc, tên thực là Hoàng Hiển. Khi nhà Tống bị quân
Nguyên - Mơng tiêu diệt, thì Hồng Hiền cùng với một số gia thuộc chạy


sang Việt Nam và xin được ở lại làm quân tình nguyện đánh giặc Ngun Mơng. Ơng đã lập nhiều chiến cơng, nên được vua Trần phong 'Minh tự'. Vì
thế nhân dân quen gọi ơng là Hồng Minh Tự. Khi tuổi già, ông về ở ẩn ở
vùng Kẻ Trường, nay là xã Quảng Vinh, huyện Quảng Xương. Nhân dân
khắp vùng này ở xã Quảng Vinh và Sầm Sơn đều lập đền thờ ông sau khi
ông mất. Hàng năm cứ đến ngày 26 tháng hai âm lịch, các đền này đều có tổ
chức lễ tưởng niệm.
1.2.1.4. Chùa Khải Minh
Ngơi chùa này thuộc địa phận phường Bắc Sơn, thị xã Sầm Sơn, cách
đền Hoàng Minh Tự khoảng 1km. Theo nhân dân địa phương cho biết, thì
chùa này trước kia được xây dựng trên diện tích hàng chục ha. Chùa có rất
nhiều tượng phật đẹp và xung quanh các cây cổ thụ mọc kín, có cây hàng hai
người ơm mới xuể. Mấy chục năm trước cầy đã bị phá. Năm 1994, nhân dân
địa phương mới xây dựng lại, kiến trúc khá đẹp, toàn bằng gỗ, nhưng quy
mô nhỏ hơn trước nhiều.
Trong chùa hiện có hàng chục bức tượng phật, trong đó có 11 pho
tượng cũ làm từ trước kia, nhân dân còn cất giữ được. Một chiếc chuông
đồng, nặng khoảng trên chục cân, có khắc 8 chữ Hán: 'Quý tỵ trọng xuân'
(Tháng Hai năm Quý tỵ) và 'Đông Khê ấp chung' (Chuông ấp Đơng Khê).
Đặc biệt, trước cửa chùa có hai chiếc khánh đá vào loại lớn. Mỗi chiếc
có chiều dài 3m, cao 1m dầy gần 0,2m, có lỗ xâu chốt, đặt trên 2 cột trụ đá.
Trên chiếc khánh còn thấy khắc mấy dòng chữ Hán: 'Tự Đức nhị thấp nhất
niên, ngũ nguyệt sơ cửu nhật, bản thôn hương lão hưng tạo, thành tiền thập

lục bát quan'. Như vậy chiếc khánh đá được làm từ năm 1868, ngày 9 tháng
Năm âm lịch, hết 68 quan tiền.
1.2.1.5. Đền Cơ Tiên (Di tích được Bộ VH-TT xếp hạng năm 1962)
Đền được dựng ở phía nam mỏm núi Trường Lệ, một vị trí rất thống
đãng. Đứng ở đền, có thể nhìn thấy đảo Hịn Mê, cả vùng biển Nghi Sơn,
huyện Tĩnh Gia, bãi biển các xã Quảng Vinh, Quảng Hùng, huyện Quảng
Xương.
Tương truyền thuở xưa, ở làng núi này có đơi trai gái u nhau tha thiết.
Chẳng may cô gái bị bệnh hủi, nên dân làng không cho ở trong làng. Nàng
phải ra hang núi ở và chàng cũng bỏ làng ra theo, rồi họ trở thành vợ chồng.
Họ đùm bọc nhau, ngày ngày bắt cá ở biển, đào củ trên núi để sống. Một lần
tình cờ nàng hái một loại lá cây ăn và lành bệnh. Từ đó nàng làm nghề thuốc
để cứu nhân độ thế. Khi mất, nàng được nhân dân sở tại lập đền thờ, nên gọi
là đền Cô Tiên. Nhưng theo cụ Phan Viết Dân, 69 tuổi, người trông coi đền
hiện nay cho biết, thì đền này là nơi thờ vọng thần Độc Cước. Cịn cái tên
'Cơ Tiên' chỉ mới xuất hiện mấy chục năm trở lại đây mà thôi.


Đền không biết được khởi dựng từ thuở nào, nhưng niên đại cũ nhất
còn ghi lại là năm Thành Thái nhị niên (1890). Trong đền hiện còn những
câu đối bằng chữ Hán. Năm 1960, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã thăm đền Cơ
Tiên và đã gặp gỡ, trị chuyện với một số dân chài làng Núi.
1.2.1.6. Hòn Trống Mái
Trên đường từ đền Độc Cước đến đền Cô Tiên, du khách sẽ gặp hai hòn
đá lớn, chồng lên trên một bệ đá chênh vênh, lấy tay đẩy còn thấy rung rinh,
ấy thế mà chúng đã đứng trụ vững chãi với mưa, gió, khơng biết tự thửa nào.
Người đời hình dung đây là biểu tượng của một cặp uyên ương chung thuỷ
và đặt tên là hòn Trống Mái.
Theo truyền thuyết dân gian, thì thuở xa xưa, bờ biển Sầm Sơn ăn vào
tận nơi này. Một lần có chàng trai đánh cá làng Trường Lệ, thấy một cơ gái

bị sóng biển xơ vào bờ. Chàng trai đã cứu sống nàng, rồi hai người yêu
nhau, nguyện kết làm vợ chồng.
Nhưng cô gái vốn là cơng chúa người nhà trời, vì mắc tội nên bị Ngọc
Hoàng đày xuống hạ giới. Hết hạn đày, Ngọc Hoàng sai chư thần xuống đưa
công chúa về trời, nhưng nàng quyết ở lại với chồng dưới trần thế. Ngọc
Hoàng tức giận, sai Thiên Lôi xuống hỏi tội. Khi Thiên Lôi tới thì thấy vợ
chồng cơng chúa và tất cả đồ đạc, gia súc trong gia đình đều đã biến thành
đá. Ngày nay, hịn đá lớn chính là người chồng, hịn đá nhỏ hơn chính là
người vợ. Xung quanh hịn trống mái cịn thấy nhiều hịn đá nhỏ khác, hình
thù giống đàn lợn, con mèo, chiếc mâm, bếp núc… Đó chính là gia đình của
đơi vợ chồng có một tình u hết sức chung thuỷ đã biến thành đá, để được
vĩnh viễn bên nhau.
1.2.1.7. Đền Bà Triều: Sở VH – TT Thanh Hóa cơng nhận là di tích lịch
sử năm 1993
Được người xưa dựng trên đất Làng Trấp, nay thuộc thôn Công Vinh xã
Quảng Cư. Ngôi Đền thờ Bà Triều, tổ sư của nghề dệt săm súc, một phương
tiện đánh bắt hải sản của ngư dân Sầm Sơn. Đây là một làng nghề truyền
thống đang được khôi phục và phát triển tại thôn Tiến Lợi, nơi Bà đã truyền
nghề cho con cháu từ xa xưa. Lễ hội truyền thống vào ngày 10 tháng 2 Âm
lịch, với các hoạt động văn hóa cùng các lễ nghi như: Rước kiệu, tế lễ… Đền
Bà Triều vừa mới được nhân dân thị xã Sầm Sơn trùng tu, tơn tạo năm 2004.
1.2.2. Khu di tích Lam Kinh
Lam Kinh (hay còn gọi là Tây Kinh) thuộc địa bàn xã Xuân Lam huyện
Thọ Xuân, cách thành phố Thanh Hố 52km về phía Tây Bắc.
Khu di tích lịch sử Lam Kinh rộng khoảng 30 ha, gồm những lăng phần, đền
miếu và một hành cung của các vua nhà Hậu Lê mỗi lần về bái yết tổ tiên.
Thành điện Lam Kinh phía Bắc dựa vào núi Dầu (Du Sơn), phía Nam nhìn
ra sơng Chu, xa xa là núi Chúa, bên trái là rừng Phú Lâm, bên phải là núi



Hương. Khu hoàng thành, cung điện và Thái miếu được bố trí xây dựng theo
trục nam bắc, trên một khoảng đất đồi gị có hình dáng giống chữ Vương
trong chữ Hán. 4 mặt xây thành có chiều dài 314m, bề ngang 254m, thành
phía Bắc xây phình ra thành hình cánh cung với bán kính 164m, thành dầy
trên 1m.
Mặt trước ngồi hồng thành khoảng 100m cịn lại dấu vết của cổng
vào rộng trên 6m, hai bên có xây 2 bức tường thành hình cánh cung kéo dài
đến sát bờ sơng Ngọc, móng tường thành cịn lại dầy 1,08m, qua cổng thành
khoảng 10m đến một con sơng đào có tên là sơng Ngọc. Sơng này bắt nguồn
từ Tây Hồ, chạy vịng qua trước thành và điện Lam Kinh. Theo sách "Hoàng
việt dư địa chí" xưa kia, nước sơng trong veo, đáy sơng có nhiều sỏi trịn
đẹp, trơng rất đáng u, khơng ai dám lấy.
Trên sơng có bắc một cây cầu tên là Tiên Loan Kiều hình cánh cung, cịn có
tên gọi là Cầu Bạch, trên cầu có nhà, thành dáng Thượng gia hạ kiều, qua
cầu khoảng 50m thì đến một giếng cổ. Trước kia dưới giếng còn thả sen để
giữ cho nước mát trong những ngày hè nóng nực. Bờ giếng phía Bắc có lát
bậc đá lên xuống, gọi là bến nước.
1.2.2.1. Ngọ mơn
Trước Ngọ mơn có hai con nghê đá đứng canh. Nền Ngọ mơn rộng
11m dài 14,10m, có 3 cửa ra vào. Cửa giữa rộng 3,6m, cửa hai bên rộng
2,74m và được bố trí ở hàng cột chính giữa. Đặc điểm của bốn cột giữa là rất
lớn, đường kính chân tảng đo được 78cm. Ngọ môn 3 gian, bước gian giữa
rộng 4,60m, bước gian bên rộng 3,50m.
Căn cứ vào chiều rộng của nền Ngọ môn và xét về tỷ lệ quy mơ các cơng
trình kiến trúc tồn khu cung điện, các nhà nghiên cứu về kiến trúc cổ đã đi
đến đốn định, Ngọ mơn thành điện Lam Kinh là một cơng trình kiến trúc
hồnh tráng.
1.2.2.2. Sân Rồng
Qua Ngọ mơn vào đến sân rồng (cịn có tên gọi là sân chầu). Sân trải
rộng khắp bề ngang chính điện và đến sát thềm hai nhà tả vu và hữu vu với

tổng diện tích 3.539,2m2 (rộng 58,5m dài 60,5m).
1.2.2.3. Chính điện Lam Kinh
Qua sân rồng đến khu chính điện, gồm 3 tồ điện lớn xây trên nền đất
rộng, cao 1,80m so với sân rồng, bề ngang 38m, chiều sâu 46m. Mặt bằng
của điện bố trí hình chữ cơng I (chữ Hán).
Ngày 21 tháng 2 năm Bính Tý (1456) vua Lê Nhân Tơn đích thân đem
các quan về bái yết sơn lăng ở Lam Kinh, nhà vua đã lệnh cho các đại thần
đặt tên các điện. Theo đó, điện phía trước gọi là điện Quang Đức, điện dọc ở
giữa gọi là điện Sùng Hiếu, điện phía sau gọi là điện Diên Khánh (theo Đại
Việt sử ký toàn thư). Hai điện Quang Đức và Diên Khánh đều 9 gian, gian


giữa rộng nhất, hai gian hai đầu hồi chỉ rộng 2m tạo thành hành lang bao
quanh cả 3 điện.
Đây là cơng trình kiến trúc gỗ có quy mơ lớn, hàng cột cái của cả 3
điện có đường kính 62cm. Căn cứ vào chiều rộng của nền điện, khoảng cách
của hai hàng cột cái thì cung điện nay có 2 tầng mái. Kiến trúc ba Tồ chính
điện Lam Kinh có giá trị đặc biệt quan trọng về nghệ thuật kiến trúc thời Lê
Sơ.
Từ sân rồng lên chính điện là thềm rộng lớn, rộng 5m có 9 bậc với 3
lối lên, có chiều rộng không bằng nhau, lối giữa rộng 1,80m, lối bên rộng
1,21m. Hai bên lối giữa trang trí hình rồng tạc trịn, thân uốn khúc, trên thân
khắc hoa văn hình ngọn lửa trên sóng xoắn, trên đầu thể hiện một bờm, mép
rồng trang trí hình râu xoắn, dưới cằm có râu dài xoắn hình vặn thừng, tay
rồng giống bàn tay người nắm gọn râu phần dưới đặt trên một viên ngọc.
Gọi là long hí châu (rồng vờn ngọc). Theo sự đánh giá của nhà nghiên cứu
người Pháp tên là Louis Bezacien là "Nghệ thuật tạc rồng ở đây rõ ràng nổi
hơn hẳn hình rồng ra đời muộn hơn thường chạm trong các đền chùa Việt
Nam".
1.2.2.4. Khu thái miếu triều Lê Sơ

Cửa giữa sau điện Diên Khánh có hai lan can đá mỗi lan can tạc một
con rồng có thân và đi hình con sóc. Từ trên điện đi xuống thềm là khu
sân Thái miếu.
Sau sân gồm 9 toà Thái miếu thờ Thái hồng Thái phi, mỗi nền Thái
miếu có kích thước gần bằng nhau, dài 16m, với diện tích 200m2, tổng diện
tích của 9 nền thái miếu là 1.800m2. Gạch lát nền là gạch vuông lát chéo,
giữa các Thái miếu có một lối đi lát gạch rộng khoảng 4m. Lối đi này có
thêm tác dụng thốt nước. Nền Thái miếu cao so với sân 90cm.
Trước mỗi Thái miếu đều có một lối lên 5 bậc, hai bên lan can tạc hai
rồng uốn khúc bằng cả một phiến đá dày nguyên khối, rồng ở đây nhỏ hơn
rồng ở thềm trước chính điện nhưng hình dáng và phong cách giống nhau.
Sau khu Thái miếu khoảng 50m là tường thành phía Bắc, xây theo hình vịng
cung, có đường kính 165m, ơm bao bọc tồn khu cung điện và Thái miếu
mặt Bắc.
Ngồi các cơng trình quan trọng như chính điện Thái miếu ra, trong
khu hồng thành cịn nhiều cơng trình khác.
Hai bên sân rồng có hai nhà tả vu và hữu vu chạy dài suốt cả chiều sâu sân
rồng.
Phía Tây khu chính điện cịn có hai điện thờ lớn, mỗi điện 5 gian, đó
là Chiêu Hiếu Điện còn gọi là Lam Kinh Tây giáp thất điện, thờ Tun Tổ
Hồng đế Lê Khống bố đẻ của Vua Thái Tổ và thờ Chiêu Hiếu đại vương


×