BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI
CHÍNH TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN KHOÁNG
SẢN VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 02.30.08.11
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2015
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ lục
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục sơ đồ
TỔNG QUAN 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ
THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TRONG CÁC TẬP
ĐOÀN KINH TẾ 12
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ 12
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của Tập đoàn kinh tế 12
1.1.2. Một số loại hình Tập đoàn kinh tế 14
1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT
TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ 17
1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết của Báo cáo tài chính hợp nhất đối với
Tập đoàn kinh tế 17
1.2.2. Nội dung hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất 20
1.2.3. Các lý thuyết hợp nhất Báo cáo tài chính 21
1.2.4. Phạm vi hợp nhất Báo cáo tài chính 27
1.2.5. Niên độ kế toán hợp nhất và sự hòa hợp chính sách kế toán giữa
công ty mẹ với công ty con 31
1.2.6. Kế toán khoản đầu tư của công ty mẹ trong công ty con trên Báo
cáo tài chính hợp nhất và Báo cáo tài chính riêng 32
1.2.7. Kế toán lợi thế thương mại và bất lợi thương mại trên Báo cáo tài
chính hợp nhất 35
1.2.8. Kế toán các giao dịch nội bộ trên Báo cáo tài chính hợp nhất 43
1.2.9. Kế toán lợi ích cổ đông thiểu số trên Báo cáo tài chính hợp nhất 45
1.3. QUY TRÌNH HỢP NHẤT HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ 49
1.3.1.Thu thập, kiểm tra thông tin đầu vào của hệ thống Báo cáo tài
chính hợp nhất 49
1.3.2. Vận dụng kỹ thuật hợp nhất Báo cáo tài chính 51
1.3.3. Cung cấp và phân tích thông tin của hệ thống Báo cáo tài chính
hợp nhất 53
1.4. KINH NGHIỆM VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TRÊN
THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 54
1.4.1. Kinh nghiệm về Báo cáo tài chính hợp nhất trên thế giới 54
1.4.2. Bài học kinh nghiệm về Báo cáo tài chính hợp nhất cho Việt Nam 61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 64
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
HỢP NHẤT CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN -KHOÁNG
SẢN VIỆT NAM 65
2.1. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN-
KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 65
2.1.1. Quá trình hình thành phát triển của Tập đoàn 65
2.1.2. Các đặc điểm ảnh hưởng đến hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất
của Tập đoàn 67
2.1.3. Mô hình tổ chức, cơ chế và bộ máy quản lý của Tập đoàn 72
2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Tập đoàn phục vụ cho hợp
nhất Báo cáo tài chính 76
2.2. THỰC TRẠNG KHUNG PHÁP LÝ KẾ TOÁN VỀ BÁO CÁO TÀI
CHÍNH HỢP NHẤT CỦA VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN 81
2.2.1. Khung pháp lý kế toán về Báo cáo tài chính hợp nhất của Việt
Nam giai đoạn trước 2015 81
2.2.2. Khung pháp lý kế toán về Báo cáo tài chính hợp nhất của Việt
Nam giai đoạn sau 2015 93
2.3. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT
CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT
NAM
96
2.3.1. Xác định phạm vi hợp nhất và việc thống nhất chính sách kế toán,
niên độ kế toán của Tập đoàn 96
2.3.2. Khái quát hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn 99
2.3.3. Thực trạng quy trình hợp nhất hệ thống BCTC tại Tập đoàn 101
2.3.3.1. Thực trạng thu thập và kiểm tra số liệu đầu vào phục vụ hợp
nhất hệ thống Báo cáo tài chính của Tập đoàn 101
2.3.3.2. Thực trạng vận dụng kỹ thuật hợp nhất tại Tập đoàn 110
2.3.3.3 Thực trạng cung cấp và phân tích Báo cáo tài chính hợp nhất tại
Tập đoàn 119
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
HỢP NHẤT CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG
SẢN VIỆT NAM 120
2.4.1. Ưu điểm 120
2.4.2. Những điểm còn hạn chế 122
2.4.3. Nguyên nhân tồn tại trong hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất của
Tập đoàn 135
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 138
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO
TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP
THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 139
3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO
TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN –
KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 139
3.2. NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI
CHÍNH HỢP NHẤT CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN -
KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 142
3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
HỢP NHẤT CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG
SẢN VIỆT NAM 145
3.3.1. Hoàn thiện việc thu thập kiểm tra số liệu cho hợp nhất Báo cáo tài
chính 145
3.3.2. Hoàn thiện kỹ thuật hợp nhất Báo cáo tài chính cho Tập đoàn 157
3.3.3. Hoàn thiện việc cung cấp và phân tích số liệu Báo cáo tài chính
hợp nhất 175
3.4. ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT
CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT
NAM 179
3.4.1. Về phía Nhà nước 179
3.4.2. Về phía Tập đoàn 184
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 186
KẾT LUẬN CHUNG 187
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BTMBCTCHN
BCĐKT
BCĐKTHN
BCKQKD
BCKQKDHN
BCLCTT
BCLCTTHN
BCTC
BCTCHN
CGU
CPQLDN
CĐTS
CNTKSVN
CP
DN
DPĐTTCDH
DTBH
DTTC
DPĐTTCDH
GVHB
HMTSCĐ
LDLK
LICĐTS
LNCPP
LNST
LNSTCPP
: Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất
: Bảng cân đối kế toán
: Bảng cân đối kế toán hợp nhất
: Báo cáo kết quả kinh doanh
: Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất
: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất
: Báo cáo tài chính
: Báo cáo tài chính hợp nhất
: Cash generating unit ( Đơn vị tạo dòng tiền)
: Chi phí quản lý doanh nghiệp
: Cổ đông thiểu số
: Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam
: Cổ phần
: Doanh nghiệp
: Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn
: Doanh thu bán hàng
: Doanh thu tài chính
: Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn
: Giá vốn hàng bán
: Hao mòn tài sản cố định
: Liên doanh liên kết
: Lợi ích cổ đông thiểu số
: Lợi nhuận chưa phân phối
: Lợi nhuận sau thuế
: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
LTTM
NG TSCĐ
NTTTX
SXKD
TĐKT
TKKT
TNDN
TNHH MTV
TP
TSCĐ
TSDH
TSNH
VCSH
XNK
: Lợi thế thương mại
: Nguyên giá tài sản cố định
: Nguồn tài trợ thường xuyên
: Sản xuất kinh doanh
: Tập đoàn kinh tế
: Tài khoản kế toán
: Thu nhập doanh nghiệp
: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
: Thành phẩm
: Tài sản cố định
: Tài sản dài hạn
: Tài sản ngắn hạn
: Vốn chủ sở hữu
: Xuất nhập khẩu
DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Ký hiệu Tên bảng
Trang
Bảng 1-1 Bảng tóm tắt những luận điểm chính của 4 lý thuyết hợp
nhất
Bảng 2-1 Bảng tóm tắt các nội dung chính của khung pháp lý kế
toán về BCTCHN của Việt Nam giai đoạn trước 2015
trong mối tương quan với 4 lý thuyết hợp nhất
Bảng 2-2 Bảng thống kê kết quả khảo sát khung pháp lý kế toán về
BCTCHN của Việt Nam giai đoạn trước 2015
Bảng 2-3 Bảng tóm tắt các nội dung chính của khung pháp lý kế
toán về BCTCHN của Việt Nam giai đoạn sau 2015
trong mối tương quan với 4 lý thuyết hợp nhất
Bảng 2-4 Bảng tổng hợp thực trạng thu thập và kiểm tra số liệu,
thông tin đầu vào của hệ thống BCTCHN taị Tập đoàn
Bảng 2-5 Bảng tổng hợp thực trạng vận dụng kỹ thuật điều chỉnh
tại Tập đoàn
Bảng 2-6 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phân tích BCTCHN của Tập
đoàn CNTKSVN
Bảng 3-1 Bảng phân bổ lãi chưa thực hiện cuối năm 2012 cho
CĐTS theo cách của Tập đoàn đang làm và theo đề xuất
hoàn thiện của tác giả
Bảng 3-2 Bảng tóm tắt đề xuất sử dụng giá trị hợp lý cho Tập đoàn
Bảng 3-3 Bảng đề xuất sửa đổi và bổ sung một số chỉ tiêu trong
phân tích BCTCHN của Tập đoàn
Bảng 3-4 Bảng tổng hợp cách xác định mức lãi lỗ chưa thực hiện
từ giao dịch giữa công ty mẹ, công ty con với công ty
LDLK
28
83
86
93
103
112
119
154
155
177
182
DANH MỤC SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Ký hiệu
Sơ đồ 1-1
Sơ đồ 1-2
Sơ đồ 1-3
Sơ đồ 1-4
Sơ đồ 1-5
Sơ đồ 1-6
Sơ đồ 1-7
Sơ đồ 1-8
Sơ đồ 1-9
Sơ đồ 2-1
Sơ đồ 2-2
Sơ đồ 2-3
Sơ đồ 2-4
Sơ đồ 3-1
Sơ đồ 3-2
Tên sơ đồ
Tập đoàn có cấu trúc giản đơn
Tập đoàn có cấu trúc đầu tư đa cấp
Tập đoàn có cấu trúc hỗn hợp
Tập đoàn có cấu trúc “Tập đoàn trong Tập đoàn”
Hợp nhất BCTC theo lý thuyết chủ sở hữu
Hợp nhất BCTC theo lý thuyết công ty mẹ
Hợp nhất BCTC theo lý thuyết công ty mẹ mở
rộng
Hợp nhất BCTC theo lý thuyết thực thể
Sơ đồ quy trình hợp nhất hệ thống BCTC
Sơ đồ tổ chức Tập đoàn CNTKSVN
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty mẹ Tập
đoàn CNTKSVN
Sơ đồ phạm vi hợp nhất BCTC của Tập đoàn
CNTKSVN
Quy trình cộng gộp khi lập BCTCHN tại Tập đoàn
CNTKSVN
Tổ chức bộ máy kế toán công ty mẹ theo hướng
chuyên môn hóa
Xây dựng quy trình cộng gộp BCTC tại Tập đoàn
CNTKSVN
Trang
15
15
16
16
22
23
24
26
49
74
80
99
110
147
157
1
TỔNG QUAN
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Theo quy định hiện nay bên cạnh BCTC riêng, TĐKTvà các Tổng công ty
có công ty trực thuộc đã cổ phần hoá phải lập BCTCHN. Để giúp cácTĐKT
thực hiện tốt được quy định này, các cơ quan quản lý Nhà nước đã ban hành
khung phá lý kế toán về BCTCHN gồm Luật kế toán (2003), các chuẩn mực kế
toán Việt Nam, các thông tư hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực kế toán về
BCTCHN và chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC (đã đuợc thay thể bởi thông tư số 200/2014/TT-BTC). Mặc
dù khung pháp lý về BCTCHN đã được hình thành và đang được dần hoàn thiện
song qua kết quả khảo sát về khung pháp lý về BCTCHN mà tác giả đã tiến
hành, có thể nhận thấy rằng còn rất nhiều vấn đề nảy sinh trong thực tiễn nhưng
chưa được cụ thể hóa trong hệ thống văn bản pháp luật. Chính điều này đã làm
giảm chất lượng của hệ thống BCTCHN của các TĐKT nói chung trong đó có
Tập đoàn CNTKSVN nên ảnh hưởng đáng kể đến việc cung cấp thông tin một
cách trung thực và khách quan cho các đối tượng quan tâm. Tập đoàn
CNTKSVN là một TĐKT lớn mạnh hoạt động đa ngành nghề với việc được
công ty cổ phần đánh giá Việt Nam (VNR 500) xếp hạng nằm trong số 10
DNNN lớn nhất trong suốt giai đoạn từ 2005-2013. Để giữ vững và phát huy
hơn nữa các thành tích đã đạt được đó, các nhà quản lý rất cần sử dụng các
thông tin từ hệ thống BCTCHN để đánh giá về tình hình tài sản,nguồn vốn, kết
quả kinh doanh của Tập đoàn. Tuy nhiên BCTCHN vẫn là vấn đề mới mẻ và
phức tạp đối với đội ngũ quản lý và kế toán viên tại Tập đoàn nên việc triển khai
vận dụng còn nhiều vướng mắc. Do đó việc nghiên cứu hoàn thiện hệ thống
BCTCHN của Tập đoàn CNTKSVN nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý kinh
tế tài chính thực sự cần thiết. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp hoàn
thiện hệ thống báo cáo tài chính Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản
Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ.
2
2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
BCTCHN là vấn đề đã được đề cập từ rất lâu tại nhiều quốc gia như Mỹ,
Anh, Nhật Bản Chính vì vậy nhiều nghiên cứu về vấn đề này trên thế giới đã
được tiến hành, cụ thể:
-Advanced Financial Accounting (2008)[56] của các tác giả Richard
E.Baker, Valdean C. Lembke, Thomas E. King, Cynthia G. Jeffrey chủ
yếunghiên cứu về BCTCHN tại thời điểm hợp nhất kinh doanh và sau thời
điểmquyền kiểm soát được thiết lập với đặc điểm phản ánh theo các chuẩn mực
của FASB và GASB. Với trường hợp BCTCHN sau thời điểm quyền kiểm soát
được thiết lập nhóm tác giả tập trung nghiên cứu những kỹ thuật như hợp nhất
công ty con sở hữu toàn bộ, hợp nhất công ty con bị sở hữu một phần, cách xử
lý các giao dịch nội bộ liên quan đến hàng tồn kho, TSCĐ, các vấn đề liên quan
đến cổ phiếu ưu đãi, thay đổi phần sở hữu của công ty mẹ
- Consolidated financial statements (Malaysia) (2006) [53] của tác giả Ng
Eng Juan. Nội dung chủ yếu đề cập đến hợp nhất BCTC tại thời điểm thời điểm
hợp nhất kinh doanh và sau thời điểm quyền kiểm soát được thiết lập theo chuẩn
mực kế toán của Malaysia. Với BCTCHN sau thời điểm hợp nhất kinh doanh,
tác giả đề cập đến các vấn đề như loại trừ số dư, lãi lỗ chưa thực hiện, cổ tức
chia nội bộ, vấn đề thay đổi trong phần sở hữu, công ty con có cổ phiếu ưu đãi
hoặc trái phiếu, vấn đề Tập đoàn có cấu trúc phức tạp
- Advanced Accounting (2013) [42] của nhóm tác giả Joe Ben Hoyle
,Thomas F. Schaefer, Timothy S. Doupnik có nội dung chủ yếu nghiê cứu các
vấn đề về kế toán tài chính nâng cao theo phù hợp với chuẩn mực của FASB và
IFRS như hợp nhất BCTC sau ngày hợp nhất kinh doanh, việc xử lý đối với các
giao dịch tài sản nội bộ, các khoản nợ nội bộ, BCLCTTHN, mô hình sở hữu
3
- Under control? A practical guide to IFRS 10 Consolidated Financial
Statement (2012) [39] của công ty kiểm toán Grant Thronton đã làm rõ việc
hợp nhất BCTC theo IFRS 10 với quy định mới về mô hình quyền kiểm soát,
mất quyền kiểm soát, giao dịch làm thay đổi tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ mà
không làm mất quyền kiểm soát…
- UK GAAP vs IFRS: The basic spring 2011 (2011) [35] của công ty
kiểm toán Enrnt and Young trong đó có đề cập đến việc hợp nhất BCTC theo
chuẩn mực của Anh và chuẩn mực quốc tế.
- IFRS compared to US GAAP: An overview (2012) [44] của công ty
kiểm toán KPMG đề cập những điểm tương đồng và khác biệt trong lập
BCTCHN theo chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Mỹ Ngoài
ra, còn rất nhiều bài báo được đăng trên các tạp chí trong đó nghiên cứu một
nội dung cụ thể liên quan đến BCTCHN như vấn đề LTTM,
LICĐTS và bao gồm:
- Accounting Treatment of Goodwill in IFRS and US GAAP [49] của
tác giả Mateja Jerman đăng trên tạp chí Organizacija số 6 (2008) đề cập đến
việc xử lý LTTM theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và theo chuẩn
mực kế toán Mỹ.
- Recent Changes in Treatment of Goodwill [59] của tác giả Shinji
Nakamura đăng trên tạp chí Asialaw Japan Review (tháng 7/2006) so sánh
việc xử lý LTTM và bất lợi thương mại theo quy định của IFRS và FASB với
quy định của chuẩn mực của Nhật Bản.
- Accounting for Noncontrolling Interests in Consolidated Financial
Statements: An Explanation of FASB Statement NO. 160 [58] của nhóm tác
giả Robert G. Morgan, Ph.D., CMA, Martha M. Pointer, Ph.D., CPA đăng
trên tạp chí Tennessee CPA Journal tháng 02/2010 đề cập đến việc kế toán
phần lợi ích CĐTS theo chuẩn mực của Mỹ số 160.
4
- Towards an understanding of the phases of goodwill accounting in
four Western capitalist countries: From stakeholder model to shareholder
model [33] của nhóm tác giả Ding Y., Richard J., Stolowy H. được đăng trên
tạp chí Accounting Organizations and Society, số 33 năm 2008 tổng kết lại
các quan điểm kế toán LTTM trên BCTCHN tại các nước tư bản phương Tây
là Anh, Mỹ, Đức, Pháp
Tổng kết lại có thể thấy rằng các nghiên cứu nước ngoài mới chỉ cung
cấp các kiến thức về BCTCHN trong điều kiện vận dụng theo chuẩn mực kế
toán quốc tế hoặc của một quốc gia cụ thể. Như vậy tất cả các tác giả nêu trên
đều chưa nghiên cứu việc hợp nhất BCTC trong điều kiện kinh tế xã hội và
pháp luật của Việt Nam và đặc biệt không hề gắn liền các nghiên cứu này trực
tiếp cho Tập đoàn CNTKSVN. Do đó nhiều vấn đề thực tế tại Tập đoàn
CNTKSVN chưa từng được giải quyết trong các nghiên cứu ở nước ngoài đặc
biệt là những vấn đề liên quan đến quy trình hợp nhất hệ thống BCTC tại Tập
đoàn bao gồm việc thu thập, kiểm tra thông tin số liệu đầu vào, việc vận dụng
kỹ thuật hợp nhất, việc cung cấp và phân tích BCTCHN.
2.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Cho đến nay, các nghiên cứu này được thực hiện trên giác độ các
TĐKT Việt Nam nói chung với nội dung hợp nhất BCTC tại ngày quyền
kiểm soát được thiết lập và hợp nhất BCTC sau ngày kiểm soát được thiết lập
bao gồm:
- Vận dụng chuẩn mực BCTCHN và các khoản đầu tư vào công ty con
và chuẩn mực hợp nhất kinh doanh trong công tác kế toán của TĐKT Việt
Nam theo mô hình công ty mẹ công ty con – Kĩ thuật lập BCTCHN” (2006)
[23] - đề tài nghiên cứu khoa học cấp học viện của TS Trương Thị Thuỷ và
nhóm tác giả. Nội dung chủ yếu được đề cập là những vấn đề lý luận chung
về BCTCHN, lập BCTCHNtheo VAS 25 và VAS 11. Ngoài ra đề tài còn làm
rõ thực trạng về BCTCHN của một số Tập đoàn, một số Tổng công ty. Tuy
nhiên do vận dụng tại thời điểm mà khung pháp lý về BCTCHN của Việt
Nam mới ra đời nên nhiều kỹ
5
thuật hợp nhất chưa được nhóm tác giả nghiên cứu ở trong đề tài này như vấn
đề Tập đoàn đa cấp, vấn đề xử lý các giao dịch với LICĐTS mà làm mất
quyền kiểm soát hoặc không làm mất quyền kiểm soát
- Lập BCTCHN theo chuẩn mực kế toán Việt Nam – VAS 25 (2005) [9]
của tác giả GS.TS Ngô Thế Chi và Kế toán hợp nhất kinh doanh và hợp nhất
BCTC [13] của tác giả TS. Nguyễn Phú Giang (2009). Nội dung chủ yếu được
đề cập trong 2 cuốn sách này là phương pháp và kỹ thuật hợp nhất BCTC
(chủ yếu là BCĐKTHN và BCKQKDHN) tại ngày quyền kiểm soát được
thiết lập và sau ngày quyền kiểm soát được thiết lập theo chuẩn mực kế toán
Việt Nam. Bên cạnh đó, đối với một số vấn đề mà chuẩn mực Việt Nam chưa
có quy định thì nhóm tác giả có đưa ra kinh nghiệm xử lý theo chuẩn mực kế
toán của Nhật Bản và Mỹ. Tuy nhiên một số kỹ thuật hợp nhất còn chưa
được các tác giả đề cập như Tập đoàn đa cấp, vấn đề xử lý các giao dịch với
LICĐTS mà làm mất quyền kiểm soát hoặc không làm mất quyền kiểm
soát
- Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Phú Giang “Hoàn thiện quy trình
hợp nhất BCTC của các Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con”
(2008) [14]: về mặt lý luận, luận án đã nghiên cứu quy trình hợp nhất BCTC
(giai đoạn đồng hóa, giai đoạn kết hợp, giai đoạn loại trừ, giai đoạn phân bổ
VCSH), kỹ thuật hợp nhất, các phương pháp hợp nhất BCTC theo chuẩn mực
quốc tế. Tác giả đã tổng kết kinh nghiệm lập BCTCHN tại các nước Pháp,
Mỹ, Anh với các kinh nghiệm về phạm vi hợp nhất, miễn trừ hợp nhất, xử lý
LTTM, bất lợi thương mại Tác giả đã đề xuất quy trình hợp nhất BCTC cụ
thể cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam trong đó lập BCTC tổng hợp theo
từng khối như BCTC khối SXKD, BCTC khối XDCB để làm cơ sở lập
BCTC hợp nhất toàn công ty. Tuy nhiên việc hợp nhất theo quy trình như vậy
chưa phù hợp bởi việc hợp nhất không dựa trên cơ sở BCTC riêng của công
ty mẹ với các công ty con nên BCTCHN vẫn mang nặng tính chất của một
BCTC tổng hợp. Đối với việc Nhà xuất bản giáo dục, tác giả mới chỉ đề xuất
6
hoàn thiện việc loại trừ doanh thu, giá vốn, lãi (lỗ) và điều chỉnh ảnh hưởng
thuế TNDN đối với các nghiệp vụ mua bán hàng tồn kho, khoản đầu tư vào
công ty liên kết, loại trừ khoản nhận ký quỹ nội bộ. Như vậy những vấn đề
hoàn thiện của tác giả Nguyễn Phú Giang không thể phù hợp Tập đoàn
CNTKSVN khi mà nhiều vấn đề thực tế có ở Tập đoàn CNTKSVN nhưng
chưa được giải quyết trong luận án này như vấn đề Tập đoàn đa cấp, vấn đề
phát sinh các giao dịch với CĐTS mà không làm mất quyền kiểm soát, vấn đề
LTTM
- Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Anh Hiền “Xây dựng nội dung và
quy trình lập BCTCHN của các TĐKT đa ngành tại Việt Nam” (2011) [15].
Luận án đã tổng kết lý luận về BCTC, BCTHN, BCTCHN cho TĐKT đa
ngành đồng thời tổng kết kinh nghiệm thế giới nhưng mới chỉ đề cập đến IAS
27. Tác giả tiến hành khảo sát thực trạng lập BCTCHN tại một số TĐKT Nhà
nước như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, Tập đoàn Dầu khí quốc gia, Tập
đoàn CNTKSVN Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng nội dung và quy trình lập
BCTCHN cho TĐKT đa ngành với mục đích lập BCTCHN riêng biệt cho
từng lĩnh vực hoạt động gồm BCTCHN khối SXKD, BCTCHN khối sự
nghiệp, BCTCHN khối đầu tư xây dựng, BCTCHN khối tài chính-chứng
khoán- bảo hiểm. Tuy nhiên, BCTCHN theo lĩnh vực hoạt động mà tác giả đề
cập có bản chất là BCTC bộ phận theo VAS 28 “BCTC bộ phận”
Bên cạnh đó, cũng có nhiều luận án tiến sỹ và luận văn thạc sỹ được
thực hiện với phạm vi một TĐKT Nhà nước, một Tổng công ty Nhà nước
hoặc một TĐKT tư nhân cụ thể gồm:
- Luận án tiến sỹ của tác giả Chúc Anh Tú “Vận dụng chuẩn mực hợp
nhất báo cáo tài chính để tổ chức hệ thống báo cáo tài chính ở Tập đoàn Bưu
chính viễn thông Việt nam” (2009) [25]. Về mặt lý luận trong chương 1 tác
giả Chúc Anh Tú đã trình bày nguyên tắc, phương pháp lập BCTCHN và tổ
chức hệ thống BCTCHN theo hướng dẫn của khung pháp lý Việt Nam, kinh
7
nghiệm về phương pháp lập và trình bày BCTCHN của chuẩn mực quốc tế,
chuẩn mực kế toán Mỹ, chuẩn mực kế toán Nhật Bản, chuẩn mực kế toán Úc
và quy định của liên minh Châu Âu. Với thực trạng lập BCTCHN tại Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông dựa trên cơ sở BCTC tổng hợp theo khối, tác giả
đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện. Tuy nhiên một số vấn đề không phát sinh
tại Tập đoàn này và chưa được giải quyết trong luận án như LTTM, các giao
dịch hàng tồn kho, các giao dịch chuyển hàng tồn kho thành TSCĐ
- Luận án tiến sỹ của tác giả Đoàn Thị Dung “Báo cáo tài chính hợp nhất
của TĐKT Hoàng Hà- Thực trạng và giải pháp” (2010) [12]. Tác giả đã hệ
thống hóa được cơ sở lý luận về BCTCHN gồm phạm vi hợp nhất, kế toán
LTTM và bất lợi thương mại, kế toán khoản đầu tư của công ty mẹ trong công
ty con, tổ chức hệ thống BCTCHN Thực trạng BCTCHN của Tập đoàn
Hoàng Hà đã được làm rõ để làm cơ sở cho tác giả tiến hành hoàn thiện cả về
khung pháp lý và hoàn thiện cho chính Tập đoàn. Tuy nhiên do đây là TĐKT
tư nhân nên các vấn đề nảy sinh trong quá trình hợp nhất chưa thể đại diện
cho các vấn đề nảy sinh trong quá trình hợp nhất tại các TĐKT Nhà nước.
- Luận văn thạc sỹ của chính tác giả “ Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài
chính hợp nhất của Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam”
(2007). Tuy nhiên luận án thạc sỹ của tác giả mới chỉ đề cập việc hoàn thiện
một số kỹ thuật hợp nhất có hướng dẫn trong VAS 25 và thông tư 23 mà chưa
nghiên cứu nhiều vấn đề của Tập đoàn như LTTM, Tập đoàn đa cấp và sở
hữu chéo, các giao dịch với LICĐTS mà không bị mất quyền kiểm soát
Tóm lại, các công trình trong nước chưa thực hiện việc nghiên cứu tại
Tập đoàn CNTKSVN ngoại trừ luận văn thạc sỹ của chính tác giả trong khi
Tập đoàn CNTKSVN là Tập đoàn đa ngành được liên kết theo cả chiều ngang
và liên kết theo chiều dọc với đặc điểm phát sinh các giao dịch nội bộ vừa
phức tạp vừa đa dạng, đặc điểm hoạt động SXKD, đặc điểm công tác kế
toán cũng rất khác biệt so với các TĐKT mà các tác giả trước đây đã thực
8
hiện. Bên cạnh đó, các nghiên cứu trong nước lại chưa tiếp cận với BCTCHN
theo khía cạnh hệ thống với 3 vấn đề là vấn đề thu thập, kiểm tra thông tin số
liệu đầu vào, vấn đề vận dụng kỹ thuật hợp nhất và vấn đề cung cấp phân tích
thông tin đầu ra của BCTCHN. Ngoài ra, trong việc vận dụng kỹ thuật hợp
nhất, các nghiên cứu trong nước cũng chưa hoàn toàn cập nhật với thay đổi
của xu thế vận dụng lý thuyết thực thể khi hợp nhất BCTC như xác định và
trình bày LICĐTS, việc phân bổ lỗ trong công ty con cho CĐTS, việc xử lý
các giao dịch với LICĐTS mà làm mất quyền kiểm soát và không làm mất
quyền kiểm soát Xuất phát từ các lỗ hổng trong các công trình nghiên cứu
cả ở trong và ngoài nước đã được phân tích ở trên, tác giả đã lựa chọn đề tài
cho luận án tiến sỹ của mình là “Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp
nhất của Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam”
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích chung của đề tài là nghiên cứu hệ thống BCTCHN của Tập
đoàn CNTKSVN từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống BCTCHN
của đơn vị được nghiên cứu.
Với mục đích chung nêu trên, luận án đã tiến hành thực hiện các mục
tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về BCTCHN của các
TĐKT hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
- Đánh giá thực trạng hệ thống BCTCHN của Tập đoàn CNTKSVN để
từ đó chỉ ra những ưu điểm và tồn tại trong hệ thống BCTCHN của Tập đoàn.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống BCTCHN của Tập
đoàn CNTKSVN.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án lấy đối tượng nghiên cứu là
hệ thống BCTCHN của Tập đoàn CNTKSVN.
Phạm vi nghiên cứu về không gian: luận án nghiên cứu tại Tập đoàn
CNTKSVN.
9
Phạm vi về thời gian: luận án nghiên cứu hệ thống BCTCHN của Tập
đoàn CNTKSVN trong giai đoạn 3 năm 2011, 2012, 2013 và lấy số liệu
2013 để minh họa
Phạm vi về đối tượng:
- Luận án chỉ giới hạn tập trung vào những vấn đề trong hệ thống
BCTCHN từ sau thời điểm quyền kiểm soát được thiết lập. Chính vì vậy luận
án không đi sâu tìm hiểu những vấn đề liên quan đến hệ thống BCTCHN tại
ngày quyền kiểm soát được thiết lập.
- Luận án nghiên cứu hệ thống BCTCHN gắn liến với việc thu thập
kiểm tra số liệu thông tin đầu vào, việc vận dụng kỹ thuật trong hợp nhất
BCTC, việc cung cấp và phân tích số liệu đầu ra của hệ thống BCTCHN
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu về thực trạng hệ thống BCTCHN của Tập đoàn
CNTKSVN, tác giả đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác
nhau
Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được sử dụng trong luận án là số liệu khảo sát về thực
trạng khung pháp lý kế toán về BCTCHN của Việt Nam. Để thu thập được
nguồn tài liệu này, tác giả đã chọn mẫu, phỏng vấn và phát phiếu điều tra hiện
trạng khung pháp lý kế toán về BCTCHN của Việt Nam.
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Các số liệu tài liệu thứ cấp gồm các tài liệu liên quan đến tổ chức lập và
trình bày BCTCHN của Tập đoàn CNTKSVN như chuẩn mực kế toán quốc
tế, tài liệu văn bản trong khung pháp lý hiện hành của Việt Nam hướng dẫn về
BCTCHN, tài liệu về hoạt động kinh doanh, tổ chức quản lý, tổ chức công tác
kế toán của Tập đoàn, BCTC riêng, tài liệu các giao dịch trong nội bộ, số liệu
về LTTM, LICĐTS của các công ty mẹ và các đơn vị trong phạm vi hợp nhất,
10
BCTCHN của Tập đoàn… Các tài liệu, số liệu này được Tập đoàn cung cấp
hoặc được tác giả thu thập khai thác từ các công trình nghiên cứu trước đó
như luận án, bài báo, trang web…
Phương pháp xử lý số liệu
Dựa vào những thông tin, tài liệu thu thập được tác giả đã lựa chọn, phân
loại, sắp xếp một cách có hệ thống để sử dụng excel trong việc tính toán xử lý
số liệu phục vụ cho việc phân tích, khái quát các vấn đề nghiên cứu sau này.
Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp so sánh: tác giả đã tiến hành so sánh khung pháp lý về
BCTCHN của Việt Nam với quan điểm của các nhà nghiên cứu, người ban
hành chính sách chế độ đồng thời so sánh khung pháp lý về BCTCHN của
Việt Nam với thực trạng BCTCHN của Tập đoàn CNTKSVN. Trong quá
trình này, tác giả sử dụng các luận điểm của cá nhân để nhận định và đánh giá
về thực trạng nghiên cứu qua đó phát hiện tồn tại trong hệ thống BCTCHN
của Tập đoàn CNTKSVN trên 2 góc độ thực tế thực hiện và điều kiện thực
hiện.
6. Những đóng góp mới của luận án
Luận án nghiên cứu hệ thống BCTCHN của Tập đoàn CNTKSVN
trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế với việc tái cơ cấu các TĐKT
Nhà nước nên đã có những đóng góp mới sau:
- Luận án đã hệ thống hoá được các vấn đề lý luận cơ bản hệ thống
BCTCHN của các TĐKT.
- Tổng hợp kinh nghiệm BCTCHN của quốc tế và một số quốc gia trên
thế giới như Mỹ, Anh, Nhật Bản hiện nay theo xu hướng áp dụng lý thuyết
thực thể đối với các vấn đề như quyền kiểm soát, kế toán LTTM, LICĐTS…
- Luận án đã nghiên cứu thực trạng khung pháp lý về BCTCHN của
Việt Nam với những nội dung gồm quyền kiểm soát, kế toán LTTM, kế toán
giao dịch nội bộ, kế toán LICĐTS…Trên cơ sở phân tích đánh giá những hạn
11
chế, luận án khẳng định những vấn đề cần hoàn thiện và bổ sung trong khung
pháp lý về BCTCHN của Việt Nam theo hướng vận dụng lý thuyết thực thể
và hòa hợp với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 10 (IFRS 10) và chuẩn
mực của các quốc gia khác.
- Luận án đã nghiên cứu thực trạng hệ thống BCTCHN của Tập đoàn
CNTKSVN, cung cấp một bức tranh toàn diện về những tồn tại trong vấn đề
này tại Tập đoàn. Luận án đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống
BCTCHN của Tập đoàn CNTKSVN trong điều kiện hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung của luận án có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về hệ thống BCTCHN trong các
TĐKT.
Chương 2: Thực trạng hệ thống BCTCHN của Tập đoàn CNTKSVN
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống BCTCHN của Tập đoàn
CNTKSVN
12
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI
CHÍNH HỢP NHẤT TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ
1.1. Khái niệm, đặc điểm của Tập đoàn kinh tế
Tại Việt Nam, khái niệm về TĐKT (TĐKT) mới chỉ được nhắc đến nhiều
trong thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 nhưng tại nhiều nước trên thế giới
TĐKT đã có bề dầy phát triển từ trăm năm trước. TĐKT có đặc điểm thuộc sở
hữu nhà nước xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng năm 1830 tại một số nước
Tây Âu trong giai đoạn công nghiệp hóa phát triển bùng nổ
.
Hiện nay ở mỗi
nước khác nhau lại có những tên gọi khác nhau về TĐKT như Group,
Business group, Consortium, Conglomerate, Cartel, Trust, Syndicate,
Business houses (Ấn Độ), keiretsu (Nhật Bản), chaebol (Hàn Quốc), Jitual
Gongsi (Trung Quốc)…Mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau về TĐKT
(hay còn gọi là Tập đoàn kinh doanh) nhưng có thể hệ thống một số quan
điểm chính trong 2 nhóm như sau:
Nhóm quan điểm 1: TĐKT là một tổ hợp các công ty độc lập về mặt pháp
lý
-” TĐKT là một tập hợp các công ty liên kết với nhau theo những cách chính
thức hoặc không chính thức” [45, tr.54]
- “TĐKT về bản chất là một liên minh các công ty cùng theo đuổi những lợi
ích chung thông qua một hệ thống điều phối các quyết định do các công ty
thành viên đưa ra” [25, tr.61]
Nhóm quan điểm 2: TĐKT là tổ hợp các công ty độc lập về mặt pháp lý
có nhấn mạnh đến quyền kiểm soát của công ty mẹ
- “TĐKT (Group hay Business group) được nhận thức như một tổ hợp các
công ty độc lập về mặt pháp lý gồm một công ty mẹ và nhiều công ty hay chi
nhánh góp vốn cổ phần chịu sự kiểm soát của công ty mẹ”[32, tr.256].
- “TĐKT gồm một công ty mẹ và các công ty con mà công ty mẹ kiểm
13
soát hay tham gia góp vốn, mỗi công ty con cũng có thể kiểm soát các công ty
khác hay tham gia các tổ hợp khác” (từ điển Anh – Pháp – Việt, Nhà xuất bản
giáo dục, Hà Nội, 1998).
Nhật Bản xác định TĐKT là một nhóm các doanh nghiệp độc lập về mặt
pháp lý nắm giữ cổ phần của nhau và thiết lập được mối quan hệ mật thiết về
nguồn vốn, nguồn nhân lực, công nghệ, cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ
sản phẩm. Đối với Trung Quốc, TĐKT được sử dụng để chỉ tổ chức kinh tế
có kết cấu tổ chức nhiều cấp liên kết với nhau bằng quan hệ tài sản và quan hệ
hợp tác ở mức độ chặt chẽ, nửa chặt chẽ, lỏng lẻo thông qua việc nắm giữ cổ
phần chi phối, tham gia cổ phần, hợp tác của doanh nghiệp nòng cốt của Tập
đoàn. Tại Việt Nam, trong cuốn “Cơ chế tài chính trong mô hình Tổng công
ty, TĐKT”, các tác giả cho rằng TĐKT được hiểu là một pháp nhân bao gồm
nhiều công ty khác nhau có mối quan hệ sở hữu và khế ước với nhau, hoạt
động trong cùng một ngành khác nhau hay nhiều ngành khác nhau trên một
hay nhiều nước khác nhau trên thế giới.
Mặc dù có nhiều cách quan niệm khác nhau về TĐKT nhưng theo tác
giả các quan niệm này có thể được hiểu theo nghĩa chung: TĐKT là sự liên
kết kinh tế của các công ty, là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư cách
pháp nhân hoạt động trong một hoặc một số ngành khác nhau có quan hệ với
nhau về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, thị trường và các liên kết khác
xuất phát từ lợi ích của các doanh nghiệp tham gia liên kết trong đó có công
ty mẹ nắm quyền chi phối hoạt động của công ty con.
Tuy có đa dạng và khác nhau về nhận thức, quan niệm, tên gọi nhưng về
cơ bản các học giả đều thừa nhận TĐKT có một số đặc điểm như sau:
- TĐKT là tập hợp các doanh nghiệp liên kết với nhau chủ yếu thông
qua quan hệ về đầu tư vốn và các quan hệ khác như về công nghệ, thông tin,
thị trường… TĐKT được tổ chức theo mô hình công ty mẹ- công ty con
- TĐKT không có tư cách pháp nhân, mỗi thành viên trong Tập đoàn là
một pháp nhân độc lập. Như vậy các doanh nghiệp trong Tập đoàn kể cả công
ty mẹ và công ty thành viên đều bình đẳng với nhau trước pháp luật.
14
- Đa dạng hóa về tính chất sở hữu dựa trên sở hữu vốn cổ phần gồm
nhiều chủ là chủ yếu nhưng có công ty mẹ đóng vai trò chi phối với các công
ty con về mặt tài chính và chiến lược phát triển.
- Có quy mô lớn về vốn, doanh thu và lao động, hoạt động đa dạng, đa
ngành và không đơn thuần bó hẹp trong phạm vi của từng quốc gia.
1.1.2. Một số loại hình Tập đoàn kinh tế
Mặc dù có một số quan niệm khác nhau về TĐKT nhưng bản chất là sự
liên kết kinh tế của các công ty với nhau vì lợi ích của chính các đơn vị tham
gia liên kết. Hiện nay có nhiều cách phân loại của TĐKT, cụ thể:
Phân loại TĐKT theo phương thức liên kết
- Liên kết ngang: Các công ty trong cùng một ngành nghề kinh doanh
liên kết với nhau theo những mục tiêu đã xác định trước như tập trung vốn,
công nghệ… để hình thành nên TĐKT.
- Liên kết dọc: là việc liên kết các công ty con theo cùng dây chuyền
công nghệ với công ty mẹ. TĐKT theo mô hình liên kết dọc hoạt động có
hiệu quả cao do nắm được cả khâu cung ứng đầu vào, khâu sản xuất, khâu
tiêu
thụ sản phẩm nên tạo điều kiện kiểm soát được chất lượng sản phẩm, chi phí.
- Liên kết hỗn hợp: đây là dạng kết hợp của cả liên kết ngang và liên
kết dọc.
Phân loại TĐKT theo bản chất liên kết
- Liên kết mềm: các công ty thành viên cùng SXKD một loại sản phẩm
hoặc dịch vụ liên kết với nhau thông qua ký kết hiệp định thỏa thuận thống
nhất với nhau về giá cả sản phẩm, phân chia thị trường, hợp tác nghiên cứu.
- Liên kết cứng: các công ty thành viên trong TĐKT sẽ liên kết chặt
chẽ với nhau về vốn trong đó công ty mẹ nắm giữ cổ phần chi phối để giữ
quyền lãnh đạo, ra quyết định cho các công ty khác và điều này tạo ra mô
hình công ty mẹ- công ty. TĐKT được tổ chức theo mô hình công ty mẹ-
công ty con có các dạng phổ biến như sau:
+ Mô hình 1: TĐKT có cấu trúc đơn giản
15
TĐKT có cấu trúc đơn giản bao gồm công ty mẹ đầu tư chi phối các
công ty con cấp 1 (công ty con) và đến lượt công ty con cấp 1 tiếp tục đầu tư
chi phối công ty con cấp 2 (công ty cháu). Ở đây không có sự đầu tư ngược từ
công ty con cấp 1, công ty con cấp 2 vào công ty mẹ và không có sự đầu tư
giữa các công ty con đồng cấp với nhau (xem sơ đồ 1-1) [24]
Sơ đồ 1-1: Tập đoàn có cấu trúc giản đơn
CÔNG TY MẸ
Công ty con cấp 1
Công ty con cấp 1
Công ty
con cấp 2
Công ty
con cấp 2
Công ty
con cấp 2
Công ty
con cấp 2
3
+ Mô hình 2: TĐKT có sự đầu tư đa cấp trong đó công ty mẹ trực tiếp
đầu tư chi phối công ty con không thuộc cấp dưới trực tiếp nhằm mục đích
kiểm soát một số lĩnh vực có tầm quan trọng đặc biệt hoặc do các yêu cầu đầu
tư về vốn (xem sơ đồ 1-2) [24]
Sơ đồ 1-2: Tập đoàn có cấu trúc đầu tư đa cấp
CÔNG TY MẸ
Công ty con cấp 1
Công ty con cấp 1
Công ty
con cấp 2
Công ty
con cấp 2
Công ty
con cấp
2
Công ty
con cấp 2
+Mô hình 3: Tập đoàn có cấu trúc hỗn hợp
Mô hình này có đặc điểm công ty mẹ chi phối công ty con trực tiếp,
kiểm soát một số công ty thành viên thuộc cấp tiếp theo (công ty cháu) đồng
16
thời công ty con đầu tư ngược trở lại công ty mẹ. Bên cạnh đó các công ty
cùng cấp và khác cấp nắm giữ cổ phần của nhau và có mối quan hệ đầu tư đan
xen lẫn nhau. (sơ đồ 1-3) [24]
Sơ đồ 1-3: Tập đoàn có cấu trúc hỗn hợp
CÔNG TY MẸ
Công ty con cấp 1
Công ty con cấp 1
Công ty
con cấp 2
Công ty
con cấp 2
Công ty
con cấp 2
Công ty con
cấp 2
+ Mô hình 4: Công ty mẹ là công ty con của một số công ty khác (mô
hình Tập đoàn trong Tập đoàn). Đây là mô hình mà công ty mẹ của Tập đoàn
lại là công ty con do một số công ty khác kiểm soát về vốn (sơ đồ 1-4) [11]
Sơ đồ 1-4: Tập đoàn có cấu trúc “Tập đoàn trong Tập đoàn”
CÔNG TY MẸ 1
CÔNG TY
KHÁC
CÔNG TY MẸ 2
Công ty con cấp 2
Công ty con cấp 2
Công ty
con cấp 3
Công ty
con cấp 3
Công ty
con cấp
Công ty
con cấp 3
3