Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Bài tập Kế toán quản trị kèm lời giải - Phân tích PCV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.4 KB, 22 trang )





BÀI TẬP
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ














Tp. Hồ Chí Minh, Ngày 20, Tháng 04, Năm 2014

Bài tập số 38: Trang 491
Công ty X và công ty Y kinh doanh cùng loại mặt hàng. Có tài liệu sau đây về hoạt động sản
xuất kinh doanh của hai công ty trong tháng 3 năm 2009:
Chỉ tiêu Công ty X Công ty Y
Doanh thu tiêu thụ 200.000.000 200.000.000
Tỷ lệ hiệu số gộp 30% 70%
Tổng chi phí 160.000.000 120.000.000
Yêu cầu:
1. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo mô hình ứng xử của chi phí cho từng


công ty. Có nhận xét gì về cơ cấu chi phí của hai công ty trên.
2. Xác định độ lớn đòn bẩy kinh doanh của từng công ty. Giả sử doanh thu của hai công
ty tăng thêm 10%. Cho biết lãi của từng công ty tăng thêm bao nhiêu ?
3. Xác định doanh thu hòa vốn, doanh thu an toàn và tỷ lệ doanh thu an toàn của từng
công ty khi doanh thu tăng thêm 10%. Các điều kiện khác của các công ty không thay
đổi.
4. So sánh doanh thu hòa vốn, doanh thu an toàn và tỷ lệ doanh thu an toàn trước và sau
khi tăng thêm 10% doanh thu tiêu thụ của hai công ty. Cho nhận xét ?
Bài làm: (Đơn vị tính: đồng)
1. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo mô hình ứng xử của chi phí cho từng
công ty. Có nhận xét gì về cơ cấu chi phí của hai công ty trên.
Công ty X:
Tỷ lệ hiệu số gộp là 30%,
Suy ra: Hiệu số gộp = Doanh thu x 30% = 200.000.000 x 30% = 60.000.000
Suy ra: Biến phí = Doanh thu – Hiệu số gộp = 200.000.000 - 60.000.000 = 140.000.000
Do tổng chi phí là: 160.000.000 => Định phí = 160.000.000 - 140.000.000 = 20.000.000
EBIT = Doanh thu – Tổng chi phí = 200.000.000 - 160.000.000 = 40.000.000
Báo cáo thu nhập theo dạng hiệu số gộp công ty X:
Chỉ tiêu Giá trị Tỷ lệ (%)
Doanh thu 200.000.000 100
Biến phí 140.000.000 70
Hiệu số gộp 60.000.000 30
Định phí 20.000.000
EBIT 40.000.000
Công ty Y:
Tỷ lệ hiệu số gộp là 70%,
Suy ra: Hiệu số gộp = doanh thu x 70% = 200.000.000 x 70% = 140.000.000
Suy ra: Biến phí = doanh thu – hiệu số gộp = 200.000.000 - 140.000.000 = 60.000.000
Do tổng chi phí là: 120.000.000 => Định phí = 120.000.000 - 60.000.000 = 60.000.000
EBIT = doanh thu – tổng chi phí = 200.000.000 - 120.000.000 = 80.000.000

Báo cáo thu nhập theo dạng hiệu số gộp công ty Y:
Chỉ tiêu Giá trị Tỷ lệ (%)
Doanh thu 200.000.000 100
Biến phí 60.000.000 30
Hiệu số gộp 140.000.000 70
Định phí 60.000.000
EBIT 80.000.000
Nhận xét:
Ta phân tích về kết cấu chi phí:
- Công ty X có biến phí chiếm tỷ trọng lớn ( 140.000.000 / 160.000.000 = 87,5%), định phí
chiếm tỷ trọng nhỏ (20.000.000 / 160.000.000 = 12,5%) và do đó tỷ lệ hiệu số gộp cũng nhỏ.
Công ty này sẽ có lợi nhuận ít thay đổi, do đó đánh mất lợi nhuận đáng kể khi doanh thu
tăng. Nhưng công ty có định phí nhỏ trong kết cấu chi phí, tỷ lệ hiệu số gộp nhỏ, doanh thu
hòa vốn thấp, số dư an toàn cao; thiệt hại hiệu số gộp thấp khi doanh thu giảm: độ an toàn
trong kinh doanh cao.
- Công ty Y lại có: biến phí và định phí chiếm tỷ trọng như nhau ( 60.000.000 / 120.000.000
= 50%), nhưng tỷ trọng biến phí tương đối nhỏ so với doanh thu, và do đó tỷ trọng hiệu số
gộp tương đối lớn . Công ty này sẽ có lợi nhuận thay đổi nhanh, do đó lợi nhuận tăng đáng
kể khi doanh thu tăng. Nhưng công ty có biến phí nhỏ trong kết cấu chi phí, tỷ lệ hiệu số
gộp lớn, doanh thu hòa vốn cao, số dư an toàn thấp; thiệt hại hiệu số gộp cao khi doanh
thu giảm: độ an toàn trong kinh doanh sẽ thấp hơn.
2. Xác định độ lớn đòn bẩy kinh doanh của từng công ty. Giả sử doanh thu của hai công
ty tăng thêm 10%. Cho biết lãi của từng công ty tăng thêm bao nhiêu ?
Công ty X:
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh =
Hiệu số gộp
=
60.000.000
= 1,5
Lợi nhuận 40.000.000

Khi doanh thu công ty X tăng lên 10% thì tốc độ tăng lợi nhuận của công ty X là: 1,5 x 10%
(Với điều kiện giá bán, biến phí đơn vị và định phí không đổi).
Vậy lợi nhuận của công ty X sẽ tăng thêm: 1,5 x 10% x 40.000.000 = 6.000.000
Công ty Y:
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh =
Hiệu số gộp
=
140.000.000
= 1,75
Lợi nhuận 80.000.000
Khi doanh thu công ty X tăng lên 10% thì tốc độ tăng lợi nhuận của công ty X là: 1,75 x 10%
(Với điều kiện giá bán, biến phí đơn vị và định phí không đổi).
Vậy lợi nhuận của công ty X sẽ tăng thêm: 1,75 x 10% x 80.000.000 = 14.000.000
3. Xác định doanh thu hòa vốn, doanh thu an toàn và tỷ lệ doanh thu an toàn của từng
công ty khi doanh thu tăng thêm 10%. Các điều kiện khác của các công ty không thay
đổi.

a. Trường hợp 1: Giả định rằng các điều kiện khác của công ty không thay đổi là: Giá
bán không đổi, biến phí đơn vị không đổi, và định phí không đổi. Ta có các bảng báo cáo
thu nhập sau:

Bảng báo cáo thu nhập theo dạng hệ số gộp của Công ty X và Công ty Y khi doanh
thu tăng 10%

Chỉ tiêu
Công ty X Công ty Y
Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)
Doanh thu 220.000.000 100 220.000.000 100
Biến phí 154.000.000 70 66.000.000 30
Hiệu số gộp 66.000.000 30 154.000.000 70

Định phí 20.000.000 60.000.000
EBIT 46.000.000 94.000.000
Giải thích số liệu bảng báo cáo:
 Công ty X:
Doanh thu tăng thêm 10% => Doanh thu (sau khi tăng 10%) = 200.000.000 x (100% + 10%)
= 220.000.000
Do các điều kiện khác không đổi: Doanh thu tăng 10% suy ra tốc độ tăng lợi nhuận bằng
1,5 x 10%, suy ra giá trị lợi nhuận tăng thêm là 1,5 x 10% x 40.000.000 bằng 6.000.000,
suy ra giá trị lợi nhuận sau khi doanh thu tăng 10% là 40.000.000 + 6.000.000 bằng
46.000.000. Tóm lại: Lợi nhuận = 46.000.000
Định phí (không đổi) = 20.000.000
Suy ra: Biến phí = Doanh thu – Định phí – Lợi nhuận
= 220.000.000 - 20.000.000 - 46.000.000 = 154.000.000
Hiệu số gộp = Doanh thu – Biến phí = 220.000.000 - 154.000.000 = 66.000.000
 Công ty Y:
Doanh thu tăng thêm 10% => Doanh thu (sau khi tăng 10%) = 200.000.000 x (100% + 10%)
= 220.000.000
Do các điều kiện khác không đổi: Doanh thu tăng 10% suy ra tốc độ tăng lợi nhuận bằng
1,75 x 10%, suy ra giá trị lợi nhuận tăng thêm là 1,75 x 10% x 80.000.000 bằng 14.000.000,
suy ra giá trị lợi nhuận sau khi doanh thu tăng 10% là 80.000.000 + 14.000.000 bằng
94.000.000. Tóm lại: Lợi nhuận = 94.000.000
Định phí (không đổi) = 60.000.000
Suy ra: Biến phí = Doanh thu – Định phí – Lợi nhuận
= 220.000.000 - 60.000.000 - 94.000.000 = 66.000.000
Hiệu số gộp = Doanh thu – Biến phí = 220.000.000 - 66.000.000 = 154.000.000
Xác định doanh thu hòa vốn, doanh thu an toàn và tỷ lệ doanh thu an toàn của từng
công ty khi doanh thu tăng thêm 10%.
 Công ty X:
Doanh thu hòa vốn =
Định phí

=
20.000.000
 66.666.667
Tỷ lệ hiệu số gộp 30%
Doanh thu an toàn = Doanh thu tiêu thụ - Doanh thu hòa vốn
= 220.000.000 - 66.666.667 = 153.333.333
Tỷ lệ doanh thu an toàn =
153.333.333
x 100%

69.7%
220.000.000

 Công ty Y:
Doanh thu hòa vốn =
Định phí
=
60.000.000
 85.714.286
Tỷ lệ hiệu số gộp 70%
Doanh thu an toàn = Doanh thu tiêu thụ - Doanh thu hòa vốn
= 220.000.000 - 85.714.286 = 134.285.714
Tỷ lệ doanh thu an toàn =
134.285.714
x 100%

61,04%
220.000.000

b. Trường hợp 2: Giả định rằng các điều kiện khác của công ty không thay đổi là: Điều

kiện của công ty theo đề bài không đổi, tức là tổng chi phí không đổi và tỷ lệ hiệu số gộp và
tỷ lệ biến phí trên doanh thu không đổi. Ta có các bảng báo cáo thu nhập sau:
Bảng báo cáo thu nhập theo dạng hệ số gộp của Công ty X và Công ty Y khi doanh
thu tăng 10%
Chỉ tiêu
Công ty X Công ty Y
Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)
Doanh thu 220.000.000 100 220.000.000 100
Biến phí 154.000.000 70 66.000.000 30
Hiệu số gộp 66.000.000 30 154.000.000 70
Định phí 6.000.000 54.000.000
EBIT 60.000.000 100.000.000
Giải thích số liệu bảng báo cáo:
 Công ty X:
Doanh thu tăng thêm 10% => Doanh thu (sau khi tăng 10%) = 200.000.000 x (100% + 10%)
= 220.000.000
Do tỷ lệ hiệu số gộp và tỷ lệ biến phí trên doanh thu không đổi cho nên:
Biến phí = Doanh thu x 70% = 220.000.000 x 70% = 154.000.000
Hiệu số gộp = Doanh thu x 30% = 220.000.000 x 30% = 66.000.000
Do tổng chi phí không đổi cho nên:
Định phí = Tổng chi phí – Biến phí = 160.000.000 - 154.000.000 = 6.000.000
Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng chi phí = 220.000.000 - 160.000.000 = 60.000.000
 Công ty Y:
Doanh thu tăng thêm 10% => Doanh thu (sau khi tăng 10%) = 200.000.000 x (100% + 10%)
= 220.000.000
Do tỷ lệ hiệu số gộp và tỷ lệ biến phí trên doanh thu không đổi cho nên:
Biến phí = Doanh thu x 30% = 220.000.000 x 30% = 66.000.000
Hiệu số gộp = Doanh thu x 70% = 220.000.000 x 70% = 154.000.000
Do tổng chi phí không đổi cho nên:
Định phí = Tổng chi phí – Biến phí = 120.000.000 - 66.000.000 = 54.000.000

Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng chi phí = 220.000.000 - 120.000.000 = 100.000.000
Xác định doanh thu hòa vốn, doanh thu an toàn và tỷ lệ doanh thu an toàn của từng
công ty khi doanh thu tăng thêm 10%.
 Công ty X:
Doanh thu hòa vốn =
Định phí
=
6.000.000
= 20.000.000
Tỷ lệ hiệu số gộp 30%
Doanh thu an toàn = Doanh thu tiêu thụ - Doanh thu hòa vốn
= 220.000.000 - 20.000.000 = 200.000.000
Tỷ lệ doanh thu an toàn =
200.000.000
x 100%

90,91%
220.000.000

 Công ty Y:
Doanh thu hòa vốn =
Định phí
=
54.000.000
 77.142.857
Tỷ lệ hiệu số gộp 70%
Doanh thu an toàn = Doanh thu tiêu thụ - Doanh thu hòa vốn
= 220.000.000 - 77.142.857 = 142.857.143
Tỷ lệ doanh thu an toàn =
142.857.143

x 100%

64,94%
220.000.000
4. So sánh doanh thu hòa vốn, doanh thu an toàn và tỷ lệ doanh thu an toàn trước và sau
khi tăng thêm 10% doanh thu tiêu thụ của hai công ty. Cho nhận xét ?
Ta lập bảng so sánh sau:
a. Trường hợp 1 (tương ứng trường hợp 1 câu 3)
Xác định doanh thu hòa vốn, doanh thu an toàn và tỷ lệ doanh thu an toàn của từng công
ty trước khi doanh thu tăng thêm 10%:
 Công ty X:
Doanh thu hòa vốn =
Định phí
=
20.000.000
 66.666.667
Tỷ lệ hiệu số gộp 30%
Doanh thu an toàn = Doanh thu tiêu thụ – Doanh thu hòa vốn
= 200.000.000 - 66.666.667 = 133.333.333
Tỷ lệ doanh thu an toàn =
133.333.333
x 100%

66,67%
200.000.000
 Công ty Y:
Doanh thu hòa vốn =
Định phí
=
60.000.000

 85.714.286
Tỷ lệ hiệu số gộp 70%
Doanh thu an toàn = Doanh thu tiêu thụ - Doanh thu hòa vốn
= 200.000.000 - 85.714.286 = 114.285.714
Tỷ lệ doanh thu an toàn =
114.285.714
x 100%

57,14%
200.000.000

Bảng so sánh doanh thu hòa vốn, doanh thu an toàn và tỷ lệ doanh thu an toàn
trước và sau khi tăng thêm 10% doanh thu tiêu thụ của hai công ty

Chỉ tiêu
Công ty X Công ty Y
Trước khi
doanh thu
tăng 10%
Sau khi
doanh thu
tăng 10%
Trước khi
doanh thu
tăng 10%
Sau khi
doanh thu
tăng 10%
Doanh thu hòa vốn 66.666.667 66.666.667 85.714.286 85.714.286
Doanh thu an toàn 133.333.333 153.333.333 114.285.714 134.285.714

Tỷ lệ doanh thu an toàn 66,67% 69.7% 57,14% 61,04%

Nhận xét:
Từ bảng so sánh ta thấy doanh thu hòa vốn của công ty X trước và sau khi doanh thu tăng
10% đều bằng nhau và bằng 66.666.667.
Doanh thu hòa vốn của công ty Y trước và sau khi doanh thu tăng 10% cũng bằng nhau và
bằng 85.714.286.
Nhìn chung doanh thu hòa vốn của hai công ty tương đối thấp dẫn đến doanh thu an toàn
tương đối cao được chứng minh thông qua tỷ lệ doanh thu an toàn.
Doanh thu an toàn của hai công ty sau khi doanh thu tăng 10% đều cao hơn so với doanh
thu an toàn trước khi doanh thu tăng 10% là 20.000.000.

b. Trường hợp 2 (tương ứng trường hợp 2 câu 3)
Xác định doanh thu hòa vốn, doanh thu an toàn và tỷ lệ doanh thu an toàn của từng công
ty trước khi doanh thu tăng thêm 10%: (giống trường hợp 1)
Bảng so sánh doanh thu hòa vốn, doanh thu an toàn và tỷ lệ doanh thu an toàn
trước và sau khi tăng thêm 10% doanh thu tiêu thụ của hai công ty
Chỉ tiêu
Công ty X Công ty Y
Trước khi
doanh thu
tăng 10%
Sau khi
doanh thu
tăng 10%
Trước khi
doanh thu
tăng 10%
Sau khi
doanh thu

tăng 10%
Doanh thu hòa vốn 66.666.667 20.000.000 85.714.286 77.142.857
Doanh thu an toàn 133.333.333 200.000.000 114.285.714 142.857.143
Tỷ lệ doanh thu an toàn 66,67% 90,91% 57,14% 64,94%
Nhận xét:
Từ bảng so sánh ta thấy doanh thu hòa vốn của hai công ty trước và sau khi doanh thu tăng
10% đều có sự chênh lệch đáng kể và doanh thu hòa vốn của hai công ty sau khi doanh
thu tăng 10% đều thấp hơn so với trước khi doanh thu tăng 10%.
Doanh thu an toàn của công ty X sau khi doanh thu tăng 10% là rất cao: 200.000.000 đạt tỷ
lệ an toàn là 90,91%
Doanh thu an toàn của công ty Y sau khi doanh thu tăng 10% là tương đối cao: 142.857.143
đạt tỷ lệ an toàn là 64,94%
Nhìn chung doanh thu an toàn của hai công ty có sự khác biệt rõ rệt trước và sau khi doanh
thu tăng 10%, doanh thu an toàn “sau” đều cao hơn so với “trước” và biến động doanh thu
an toàn của công ty X là cao hơn so với công ty Y
Bài tập số 39: Trang 491-492
Công ty TNHH Minh Bình đang tính toán tìm một giải pháp giao cho các đại lý bán các loại
giày dép do công ty sản xuất. Dưới đây là các số liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh
của công ty được cho trong tài liệu như sau: (đơn vị tính: đồng).
 Sản lượng tiêu thụ trung bình là: 40.000 đôi
 Sản lượng tiêu thụ tối đa là: 60.000 đôi
 Đơn giá bán: 40.000 đồng/đôi
 Chi phí sản xuất trực tiếp: 26.500 đồng/đôi
 Hoa hồng bán hàng: 1.500 đồng/đôi
 Chi phí bao bì: 2.000 đồng/đôi
 Các chi phí cố định hàng năm 360.000.000 đồng được cho như sau:
 Tiền thuê nhà: 60.000.000 đồng
 Lương nhân viên: 200.000.000 đồng
 Chi phí quảng cáo: 80.000.000 đồng
 Chi phí khác: 20.000.000 đồng

Yêu cầu: Anh chị hãy xác định:
1. Hiệu số gộp đơn vị sản phẩm và tỷ lệ hiệu số gộp.
2. Xác định doanh thu và sản lượng hòa vốn.
3. Nếu công ty chỉ bán được 35.000 đôi thì EBIT sẽ là bao nhiêu ?
4. Nếu phải thưởng cho nhân viên bán hàng thêm 500 đồng cho mỗi đôi giày được bán
thì doanh thu và sản lượng ở điểm hòa vốn là bao nhiêu ?
5. Nếu tiền lương của bộ phận bán hàng được tính theo nguyên tắc thêm một khoản định
phí là 100.000.000 đồng. Vậy điểm hòa vốn tính theo sản lượng và doanh thu là bao
nhiêu ?
6. Nếu sau điểm hòa vốn phải thưởng cho nhân viên bán hàng thêm 500 đồng mỗi đôi
giày được bán. Vậy lợi nhuận của công ty là bao nhiêu nếu sản lượng tiêu thụ đạt
50.000 đôi ?
7. Nếu công ty thay đổi hình thức trả lương theo thời gian là 100.000.000 đồng trong kỳ
sang trả lương theo sản phẩm là 2.000 đồng/đôi, dự kiến sản lượng tăng hơn so với
mức bình thường là 25%, theo anh chị EBIT tăng hay giảm bao nhiêu ?
8. Nếu công ty thực hiện chính sách bán hàng “sale off” nhân dịp lễ Tạ Ơn tại Hoa Kỳ, với
giá bán giảm 25% trên giá hiện tại, tăng chi phí quảng cáo thêm 50.000.000 đồng, dự
kiến sản lượng đạt mức tiêu thụ tối đa, anh chị cho biết EBIT tăng hay giảm ?

Bài làm: (Đơn vị tính: đồng)
Doanh thu = Sản lượng tiêu thụ trung bình x Giá bán = 40.000 x 40.000 = 1.600.000.000
Biến phí đơn vị = 26.500 + 1.500 + 2.000 = 30.000
Biến phí = Biến phí đơn vị x Sản lượng tiêu thụ trung bình
= 30.000 x 40.000 = 1.200.000.000
Định phí = 60.000.000 + 200.000.000 + 80.000.000 + 20.000.000 = 360.000.000
EBIT = Doanh thu - Biến phí - Định phí = 1.600.000.000 - 1.200.000.000 - 360.000.000
= 40.000.000
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty Minh Bình:
Chỉ tiêu Giá trị
Đơn vị

Tỷ lệ (%)
Doanh thu 1.600.000.000 40.000 100
Biến phí 1.200.000.000 30.000 75
Hiệu số gộp 400.000.000 10.000 25
Định phí 360.000.000


EBIT 40.000.000



1. Hiệu số gộp đơn vị sản phẩm và tỷ lệ hiệu số gộp.
Hiệu số gộp = Doanh thu - Biến phí = 1.600.000.000 - 1.200.000.000 = 400.000.000
Hiệu số gộp đơn vị sản phẩm =
Hiệu số gộp
=
400.000.000
= 10.000
Sản lượng TB 40.000

Tỷ lệ hiệu số gộp =
Hiệu số gộp
x 100% =
400.000.000
x 100% = 25%
Doanh thu 1.600.000.000

2. Xác định doanh thu và sản lượng hòa vốn.

Doanh thu hòa vốn =

Định phí
=
360.000.000
= 1.440.000.000
Tỷ lệ số dư đảm phí 25%

Sản lượng hòa vốn =
Doanh thu hòa vốn
=
1.440.000.000
= 36.000 (sản phẩm)
Đơn giá bán 40.000

3. Nếu công ty chỉ bán được 35.000 đôi thì EBIT sẽ là bao nhiêu ?
Doanh thu mới = 35.000 x 40.000 = 1.400.000.000
Biến phí mới = 35.000 x 30.000 = 1.050.000.000
EBIT mới = Doanh thu mới – Biến phí mới – Định phí
= 1.400.000.000 - 1.050.000.000 - 360.000.000 = - 10.000.000
Vậy nếu chỉ bán được 35.000 sản phẩm công ty sẽ lỗ 10.000.000

4. Nếu phải thưởng cho nhân viên bán hàng thêm 500 đồng cho mỗi đôi giày được bán thì
doanh thu và sản lượng ở điểm hòa vốn là bao nhiêu ?
Biến phí đơn vị mới = 30.000 + 500 = 30.500
Sản lượng hòa vốn =
Định phí
=
360.000.000
 37.895 (sản phẩm)
Đơn giá bán - BPđv mới 40.000 - 30.500
Doanh thu hòa vốn = Sản lượng hòa vốn x Đơn giá bán = 37.895 x 40.000 = 1.515.800.000


5. Nếu tiền lương của bộ phận bán hàng được tính theo nguyên tắc thêm một khoản định
phí là 100.000.000 đồng. Vậy điểm hòa vốn tính theo sản lượng và doanh thu là bao
nhiêu ?

Biến phí đơn vị mới = 30.000 - 1.500 = 28.500 (do phải giảm biến phí đơn vị của bộ phận
bán hàng là 1.500)
Định phí mới = 360.000.000 + 100.000.000 = 460.000.000
Sản lượng hòa vốn =
Định phí
=
460.000.000
= 40.000 (sản phẩm)
Đơn giá bán - BPđv mới 40.000 - 28.500
Doanh thu hòa vốn = Sản lượng hòa vốn x Đơn giá bán = 40.000 x 40.000 = 1.600.000.000

6. Nếu sau điểm hòa vốn phải thưởng cho nhân viên bán hàng thêm 500 đồng mỗi đôi
giày được bán. Vậy lợi nhuận của công ty là bao nhiêu nếu sản lượng tiêu thụ đạt 50.000
đôi ?
Sản lượng tại điểm hòa vốn = 36.000 (sản phẩm)
Biển phí đơn vị trước điểm hòa vốn = 30.000
Biến phí đơn vị sau điểm hòa vốn = 30.000 + 500 = 30.500
Vậy biến phí với sản lượng tiêu thụ là 50.000 đôi là:
Biến phí mới = 36.000 x 30.000 + (50.000 - 36.000) x 30.500 = 1.507.000.000
Doanh thu mới = 50.000 x 40.000 = 2.000.000.000
EBIT = 2.000.000.000 - 1.507.000.000 - 360.000.000 = 133.000.000
Vậy lợi nhuận công ty đạt 133.000.000 với điều kiện trên.
7. Nếu công ty thay đổi hình thức trả lương theo thời gian là 100.000.000 đồng trong kỳ
sang trả lương theo sản phẩm là 2.000 đồng/đôi, dự kiến sản lượng tăng hơn so với
mức bình thường là 25%, theo anh chị EBIT tăng hay giảm bao nhiêu ?


Yêu cầu câu 7 có nghĩa là:
Sản lượng mới = 40.000 x (100% + 25%) = 50.000 (sản phẩm)
Doanh thu mới = 50.000 x 40.000 = 2.000.000.000
Định phí mới = 360.000.000 - 100.000.000 = 260.000.000
Biến phí mới = (30.000 + 2.000) x 50.000 = 1.600.000.000
EBIT mới = 2.000.000.000 - 1.600.000.000 - 260.000.000 = 140.000.000
Chênh lệch EBIT = EBIT mới – EBIT = 140.000.000 - 40.000.000 = 100.000.000
Vậy EBIT tăng so với trước là 100.000.000

8. Nếu công ty thực hiện chính sách bán hàng “sale off” nhân dịp lễ Tạ Ơn tại Hoa Kỳ, với
giá bán giảm 25% trên giá hiện tại, tăng chi phí quảng cáo thêm 50.000.000 đồng, dự
kiến sản lượng đạt mức tiêu thụ tối đa, anh chị cho biết EBIT tăng hay giảm ?
Yêu cầu của câu 8 có nghĩa là:
Định phí mới = 360.000.000 + 50.000.000 = 410.000.000
Sản lượng tối đa = 60.000 (sản phẩm)
Doanh thu mới = Đơn giá bán x Sản lượng tối đa - (Đơn giá bán x Sản lượng tối đa) x 25%
= 40.000 x 60.000 - (40.000 x 60.000) x 25% = 1.800.000.000
Biến phí mới = Sản lượng tối đa x biến phí đơn vị = 60.000 x 30.000 = 1.800.000.000
EBIT mới = 1.800.000.000 - 1.800.000.000 - 410.000.000 = - 410.000.000
Chênh lệch EBIT = - 410.000.000 - 40.000.000 = - 450.000.000
Vậy thực hiện chính sách trên thì công ty sẽ lỗ 410.000.000 hay EBIT của công ty giảm so
với trước là 450.000.000

Bài tập số 43: Trang 495-497
Công ty TNHH Thanh Bình sản xuất ba loại sản phẩm, cơ cấu sản phẩm tiêu thụ không đổi
trong các kỳ kế toán. Có báo cáo kết quả kinh doanh tháng 7 và tháng 8 như sau:
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Tháng 7 Tháng 8
Doanh thu tiêu thụ 80.000.000 60.000.000

Tổng chi phí 60.000.000 52.000.000
EBIT 20.000.000 8.000.000
Giá bán sản phẩm và biến phí đơn vị sản phẩm, được cho như sau:
Chỉ tiêu Sản phẩm X Sản phẩm Y Sản phẩm Z
Đơn giá bán 20.000 10.000 5.000
Biến phí đơn vị 8.000 3.000 3.000
Hiệu số gộp đơn vị 12.000 7.000 2.000
Tỷ lệ hiệu số gộp 60% 70% 40%
Cơ cấu doanh thu 40% 40% 20%
Yêu cầu:
1. Sử dụng báo cáo kết quả kinh doanh của tháng 7 và tháng 8, xác định tổng định phí và
tỷ lệ biến phí bình quân so với doanh thu tiêu thụ.
2. Xác định doanh thu hòa vốn.
3. Sản phẩm nào có hiệu số gộp lớn nhất tính theo đơn vị sản phẩm ?
4. Sản phẩm nào có tỷ lệ hiệu số gộp lớn nhất ?
5. Để đạt được mức lợi nhuận hàng tháng là 100.000.000 đồng thì doanh thu phải đạt
được là bao nhiêu ? Cho biết số lượng sản phẩm tiêu thụ của từng loại sản phẩm tại
mức doanh thu này, biết cơ cấu sản phẩm tiêu thụ không đổi.
6. Trưởng phòng kinh doanh dự định tăng số lượng tiêu thụ sản phẩm Z thêm 10.000 sản
phẩm/tháng và giảm số lượng sản phẩm Y là 2.000 sản phẩm/tháng. Cho biết lợi nhuận
của công ty sẽ thay đổi như thế nào ?
7. Giả sử tháng 9 công ty tiêu thụ là 100.000.000 đồng với cơ cấu sản phẩm tiêu thụ theo
doanh thu là: sản phẩm X 40%, sản phẩm Y 30%, sản phẩm Z 30%. Cho biết lợi nhuận
thuần của công ty ?
8. Giả sử tháng 10, doanh thu tiêu thụ của công ty là 90.000.000 đồng và lợi nhuận thuần
là 22.000.000 đồng. Hãy xác định:
a. Tỷ lệ hiệu số gộp bình quân ?
b. Sản phẩm nào được bán với tỷ lệ cao hơn so với tỷ lệ bình thường trong cơ cấu
sản phẩm tiêu thụ ?
9. Giả sử rằng, hiện tại công ty đang tiêu thụ 6.000 sản phẩm Z, chiếm tỷ lệ 40% trong

tổng số sản phẩm tiêu thụ. Vì loại sản phẩm này có hiệu số gộp đơn vị thấp nhất nên
quản trị công ty cho rằng cần phải giảm tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm Z. Tỷ trọng tiêu thụ
sản phẩm Y không thay đổi (40%), thì tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm X sẽ tăng lên. Cho
biết, lợi nhuận thuần của công ty thay đổi như thế nào nếu tỷ trọng sản phẩm Z giảm
xuống 30% (Biết các điều kiện khác không đổi).

Bài làm: (Đơn vị tính: đồng)
1. Sử dụng báo cáo kết quả kinh doanh của tháng 7 và tháng 8, xác định tổng định phí và
tỷ lệ biến phí bình quân so với doanh thu tiêu thụ.
Từ bảng báo cáo kinh doanh tháng 7 và tháng 8 ta xác định:
Trong tháng 7:
Doanh thu sản phẩm X = Doanh thu toàn công ty x 40% = 80.000.000 x 40% = 32.000.000
Doanh thu sản phẩm Y = Doanh thu toàn công ty x 40% = 80.000.000 x 40% = 32.000.000
Doanh thu sản phẩm Z = Doanh thu toàn công ty x 20% = 80.000.000 x 20% = 16.000.000
Hiệu số gộp sản phẩm X = Doanh thu spX x 60% = 32.000.000 x 60% = 19.200.000
Hiệu số gộp sản phẩm Y = Doanh thu spY x 70% = 32.000.000 x 70% = 22.400.000
Hiệu số gộp sản phẩm Y = Doanh thu spZ x 40% = 16.000.000 x 40% = 6.400.000
Suy ra: Tổng hiệu số gộp = 19.200.000 + 22.400.000 + 6.400.000 = 48.000.000
Suy ra:
Tổng biến phí = Doanh thu toàn công ty – Tổng hiệu số gộp
= 80.000.000 - 48.000.000 = 32.000.000
Tổng định phí = Tổng chi phí – Tổng biến phí = 60.000.000 - 32.000.000 = 28.000.000
Tỷ lệ biến phí bình quân so với doanh thu tiêu thụ =
32.000.000
80.000.000
100%
= 40%

Bảng báo cáo thu nhập theo dạng hệ số gộp của từng loại sản phẩm tháng 7


Chỉ tiêu
Toàn công ty Sản phẩm X(1.600) Sản phẩm Y(3.200) Sản phẩm Z(3.200)
Giá trị
Tỷ lệ
%
Giá trị
Tỷ lệ
%
Giá trị
Tỷ lệ
%
Giá trị
Tỷ lệ
%
Doanh thu 80.000.000 100 32.000.000 100
3
2.000.000 100 16.000.000 100
Biến phí 32.000.000 40 12.800.000 40 9.600.000 30 9.600.000 60
Hiệu số
gộp
48.000.000 60 19.200.000 60 22.400.000 70
6.400.00
0
40
Định phí 28.000.000

EBIT 20.000.000

Trong tháng 8:
Doanh thu sản phẩm X = Doanh thu toàn công ty x 40% = 60.000.000 x 40% = 24.000.000

Doanh thu sản phẩm Y = Doanh thu toàn công ty x 40% = 60.000.000 x 40% = 24.000.000
Doanh thu sản phẩm Z = Doanh thu toàn công ty x 20% = 60.000.000 x 20% = 12.000.000
Hiệu số gộp sản phẩm X = Doanh thu spX x 60% = 24.000.000 x 60% = 14.400.000
Hiệu số gộp sản phẩm Y = Doanh thu spY x 70% = 24.000.000 x 70% = 16.800.000
Hiệu số gộp sản phẩm Z = Doanh thu spZ x 40% = 12.000.000 x 40% = 4.800.000
Suy ra: Tổng hiệu số gộp = 14.400.000 + 16.800.000 + 4.800.000 = 36.000.000
Suy ra: Tổng biến phí = Doanh thu toàn công ty – Tổng hiệu số gộp
= 60.000.000 - 36.000.000 = 24.000.000
Tổng định phí = Tổng chi phí – Tổng biến phí = 52.000.000 - 24.000.000 = 28.000.000
Tỷ lệ biến phí bình quân so với doanh thu tiêu thụ =
24.000.000
60.000.000
100%
= 40%
Bảng báo cáo thu nhập theo dạng hệ số gộp của từng loại sản phẩm tháng 8
Chỉ tiêu
Toàn công ty Sản phẩm X(1.200) Sản phẩm Y(2.400) Sản phẩm Z(2.400)
Giá trị
Tỷ lệ
%
Giá trị
Tỷ lệ
%
Giá trị
Tỷ lệ
%
Giá trị
Tỷ lệ
%
Doanh thu 60.000.000 100 24.000.000 100 24.000.000 100 12.000.000 100

Biến phí 24.000.000 40 9.600.000 40 7.200.000 30 7.200.000 60
Hiệu số
gộp
36.000.000 60 14.400.000 60 16.800.000 70 4.800.000 40
Định phí 28.000.000

EBIT 8.000.000

2. Xác định doanh thu hòa vốn.
Vì định phí và tỷ lệ hiệu số gộp tháng 7 và tháng 8 như nhau nên:
Doanh thu hòa vốn =
Định phí
=
28.000.000
 46.666.667
Tỷ lệ hiệu số gộp bình quân 60%
3. Sản phẩm nào có hiệu số gộp lớn nhất tính theo đơn vị sản phẩm ?
Theo bảng giá bán sản phẩm và biển phí đơn vị sản phẩm của đề bài cho thì:
Sản phẩm có hiệu số gộp lớn nhất tính theo đơn vị sản phẩm là sản phẩm X.
Hiệu số gộp đơn vị spX = 12.000
4. Sản phẩm nào có tỷ lệ hiệu số gộp lớn nhất ?
Theo bảng giá bán sản phẩm và biến phí đơn vị sản phẩm của đề bài cho thì:
Sản phẩm có tỷ lệ hiệu số gộp lớn nhất là sản phẩm Y. Tỷ lệ hiệu số gộp sp Y = 70%

5. Để đạt được mức lợi nhuận hàng tháng là 100.000.000 đồng thì doanh thu phải đạt
được là bao nhiêu ? Cho biết số lượng sản phẩm tiêu thụ của từng loại sản phẩm tại
mức doanh thu này, biết cơ cấu sản phẩm tiêu thụ không đổi.
Doanh thu cần thiết =
Tổng định phí + Lợi nhuận kỳ vọng




Tỷ lệ hiệu số gộp bình quân


=
28.000.000 + 100.000.000

213.333.333

60%

Vì cơ cấu sản phẩm tiêu thụ không đổi, suy ra cơ cấu doanh thu không đổi, nên với mức
doanh thu trên ta có:
Doanh thu sản phẩm X = 213.333.333 x 40% = 85.333.333,2
Doanh thu sản phẩm Y = 213.333.333 x 40% = 85.333.333,2
Doanh thu sản phẩm Z = 213.333.333 x 20% = 42.666.666,6
Suy ra:
Số lượng sản phẩm X tiêu thụ tương ứng =
85.333.333
20.
,2
000

4.267 (sản phẩm)
Số lượng sản phẩm Y tiêu thụ tương ứng =
85.333.333
10.
,2
000


8.534 (sản phẩm)
Số lượng sản phẩm Z tiêu thụ tương ứng =
42.666.666,6
5.000

8.534 (sản phẩm)

6. Trưởng phòng kinh doanh dự định tăng số lượng tiêu thụ sản phẩm Z thêm 10.000 sản
phẩm/tháng và giảm số lượng sản phẩm Y là 2.000 sản phẩm/tháng. Cho biết lợi nhuận
của công ty sẽ thay đổi như thế nào ?

Yêu cầu câu 6 suy ra: (giả sử sản lượng thay đổi vào sau tháng 8)
Số lượng tiêu thụ sản phẩm Y sau tháng 8 là: 2.400 - 2.000 = 400 (sản phẩm)
Số lượng tiêu thụ sản phẩm Z sau tháng 8 là: 2.400 + 10.000 = 12.400 (sản phẩm)
Suy ra:
Doanh thu trong tháng 9 là: 24.000.000 + 400 x 10.000 + 12.400 x 5.000 = 90.000.000
Tổng biến phí trong tháng 9 là: 9.600.000 + 400 x 3.000 + 12.400 x 3.000 = 48.000.000
Định phí không đổi và bằng: 28.000.000
Suy ra: EBIT = 90.000.000 - 48.000.000 - 28.000.000 = 14.000.000
Chênh lệch EBIT = 14.000.000 - 8.000.000 = 6.000.000
Vậy với phương án trên của trưởng phòng kinh doanh thì lợi nhuận công ty trong các tháng
tiếp theo đạt 14.000.000 hay lợi nhuận tăng 6.000.000 so với tháng 8.
7. Giả sử tháng 9 công ty tiêu thụ là 100.000.000 đồng với cơ cấu sản phẩm tiêu thụ theo
doanh thu là: sản phẩm X 40%, sản phẩm Y 30%, sản phẩm Z 30%. Cho biết lợi nhuận
thuần của công ty ?
Yêu cầu câu 7 suy ra:
Doanh thu sản phẩm X = 100.000.000 x 40% = 40.000.000
Doanh thu sản phẩm Y = 100.000.000 x 30% = 30.000.000
Doanh thu sản phẩm Z = 100.000.000 x 30% = 30.000.000

Suy ra:
Sản lượng tiêu thụ sản phẩm X =
40.000.000
= 2.000 (sản phẩm)
20.000

Sản lượng tiêu thụ sản phẩm Y =
30.000.000
= 3.000 (sản phẩm)
10.000

Sản lượng tiêu thụ sản phẩm Z =
30.000.000
= 6.000 (sản phẩm)
5.000
Suy ra:
Tổng biến phí = 8.000 x 2.000 + 3.000 x 3.000 + 3.000 x 6.000 = 43.000.000
Định phí không đổi và bằng: 28.000.000
Suy ra: EBIT = 100.000.000 - 43.000.000 - 28.000.000 = 29.000.000
Vậy lợi nhuận thuần của công ty trong tháng 9 đạt 29.000.000 với mức doanh thu và cơ cấu
sản phẩm tiêu thụ theo doanh thu đã cho.
8. Giả sử tháng 10, doanh thu tiêu thụ của công ty là 90.000.000 đồng và lợi nhuận thuần
là 22.000.000 đồng. Hãy xác định:
a. Tỷ lệ hiệu số gộp bình quân ?
b. Sản phẩm nào được bán với tỷ lệ cao hơn so với tỷ lệ bình thường trong cơ cấu sản
phẩm tiêu thụ ?

a. Có: Tổng hiệu số gộp = Định phí + Lợi nhuận thuần
= 28.000.000 + 22.000.000 = 50.000.000
Tỷ lệ hiệu số gộp bình quân =

Tổng hiệu số gộp
=
50.000.000
x 100%

55,56%
Tổng doanh thu 90.000.000
b. Giả định giá bán không đổi, biến phí đơn vị không đổi và định phí không đổi ta thấy:
Nếu cơ cấu doanh thu mà bình thường tức cơ cấu sản phẩm mà bình thường thì khi doanh
thu là 90.000.000 tức là doanh thu tăng thêm 10.000.000 so với tháng 7 thì lợi nhuận tăng
thêm so với tháng 7 sẽ là 10.000.000 x 60% = 6.000.000, tức lợi nhuận tháng 10 sẽ là:
20.000.000 + 6.000.000 = 26.000.000 , nhưng đề bài lại cho lợi nhuận tháng 10 là
22.000.000. Suy ra cơ cấu doanh thu theo sản phẩm trong tháng 10 đã thay đổi so với
trước, hay cơ cấu sản lượng tiêu thụ của các sản phẩm đã thay đổi tức là sản lượng tiêu
thụ của từng sản phẩm trong tháng 10 đã thay đổi.
Vì vậy, ta gọi x là sản lượng tiêu thụ của sản phẩm X trong tháng 10
y là sản lượng tiêu thụ của sản phẩm Y trong tháng 10
z là sản lượng tiêu thụ của sản phẩm Z trong tháng 10
Suy ra x, y, z phải là số nguyên không âm.
Biến phí tháng 10 = Tổng doanh thu tháng 10 – Tổng hiệu số gộp tháng 10
= 90.000.000 - 50.000.000 = 40.000.000
Ta có hệ sau:

20.000 10.000 5.000 90.000.000
8.000 3.000 3.000 40.000.000
4.500 18.000
xyz
xyz
xyz












(1)
(2)
(3)
<=>
4.000
4314.000
4.500 18.000
yz
xy
xyz












<=>
4.000
4 3 14.000
4.500 18.000
zy
xy
xyz










<=>
4.000
4 3 26.000
4.500 18.000
zy
xz
xyz












Giải thích (3):
Tổng sản lượng
nhỏ nhất
=
Tổng doanh thu
=
90.000.000
= 4.500 (sản phẩm)
Giá bán lớn nhất 20.000

Tổng sản lượng
lớn nhất
=
Tổng doanh thu
=
90.000.000
= 18.000 (sản phẩm)
Giá bán nhỏ nhất 5.000

Nhận xét: Hệ trên có nhiều nghiệm.
Ta thấy: z – y = 4.000 >0, suy ra: z > y
Mặt khác: z – y = 4.000 mà z, y là số nguyên không âm
Suy ra: z tối thiểu sẽ là 4.000 khi y = 0
Do x cũng là số nguyên không âm, tức là số không âm.

Nên từ phương trình 4x + 3z = 26.000, suy ra: 4x tối đa bằng 26.000 - 3

4.000 = 14.000
Suy ra x tối đa bằng 3.500.
Có x tối đa bằng 3.500 mà z tối thiểu là 4.000. Vậy z luôn luôn lớn hơn x.
Tổng hợp lại ta có: z > x ; z > y
Vậy số lượng sản phẩm Z đồng thời lớn hơn số lượng sản phẩm X, sản phẩm Y
Kết luận: Sản phẩm Z được bán với tỷ lệ cao hơn tỷ lệ bình thường trong cơ cấu sản phẩm
tiêu thụ.

9. Giả sử rằng, hiện tại công ty đang tiêu thụ 6.000 sản phẩm Z, chiếm tỷ lệ 40% trong
tổng số sản phẩm tiêu thụ. Vì loại sản phẩm này có hiệu số gộp đơn vị thấp nhất nên
quản trị công ty cho rằng cần phải giảm tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm Z. Tỷ trọng tiêu thụ
sả
n phẩm Y không thay đổi (40%), thì tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm X sẽ tăng lên. Cho
biết, lợi nhuận thuần của công ty thay đổi như thế nào nếu tỷ trọng sản phẩm Z giảm
xuống 30% (Biết các điều kiện khác không đổi).
Hiện tại:
Tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ =
6.000
= 15.000 (sản phẩm)
40%
Sản lượng tiêu thụ sản phẩm X = 15.000 x 20% = 3.000 (sản phẩm)
Sản lượng tiêu thụ sản phẩm Y = 15.000 x 40% = 6.000 (sản phẩm)
Sản lượng tiêu thụ sản phẩm Z = 6.000 (sản phẩm)
Tổng doanh thu hiện tại = 3.000 x 20.000 + 6.000 x 10.000 + 6.000 x 5.000 = 150.000.000
Tổng biến phí hiện tại = 3.000 x 8.000 + 6.000 x 3.000 + 6.000 x 3.000 = 60.000.000
Định phí = 28.000.000
EBIT hiện tại = 150.000.000 - 60.000.000 - 28.000.000 = 62.000.000
Sau khi sản phẩm Z giảm tỷ trọng tiêu thụ xuống 30%:

Sản lượng tiêu thụ sản phẩm X = (20% + 30%) x 15.000 = 7.500 (sản phẩm)
Sản lượng tiêu thụ sản phẩm Y = 6.000 (sản phẩm)
Sản lượng tiêu thụ sản phẩm Z = (40% - 30%) x 15.000 = 1.500 (sản phẩm)
Tổng doanh thu sau khi spZ giảm tỷ trọng = 7.500 x 20.000 + 6.000 x 10.000 +1.500 x 5.000
= 217.500.000
Tổng biến phí sau khi spZ giảm tỷ trọng = 7.500 x 8.000 + 6.000 x 3.000 +1.500 x 3.000
= 82.500.000
Định phí = 28.000.000
EBIT sau khi sp Z giảm tỷ trọng = 217.500.000 - 82.500.000 - 28.000.000 = 107.000.000
Chênh lệch EBIT = 107.000.000 - 62.000.000 = 45.000.000
Vậy với phương án trên, lợi nhuận thuần đạt 107.000.000 hay tăng so với hiện tại là
45.000.000

×