Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

luận văn những hạn chế của chính phong trào Tây Sơn và trong chính sách đối nội, cơ sở và nền tảng để thực hiện chính sách ngoại giao của triều đại này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.88 KB, 60 trang )

MỤC LỤC
M C L CỤ Ụ 1
L I M UỜ ỞĐẦ 1
CH NG 1ƯƠ 6
NH NG NHÂN T TÁC NG N QUÁ TRÌNHỮ Ố ĐỘ ĐẾ 6
HO CH NH CH NH SÁCH I NGO I C A TRI U I TÂY S N TH I QUANG TRUNGẠ ĐỊ Í ĐỐ Ạ Ủ Ề ĐẠ Ơ Ờ
- NGUY N HUỄ Ệ 6
1.1. Tình hình khu v c ông Nam Á l c aự Đ ụ đị 6
1.2. Nh Mãn Thanh d i th i tr vì c a C n Long (1736 – 1796)à ướ ờ ị ủ à 11
1.3. i Vi t: nh ng bi n ng cu i th k XVIIIĐạ ệ ữ ế độ ố ế ỷ 13
1.3.1. Kh i ngh a Tây S nở ĩ ơ 13
1.3.2. Tri u i Tây S nề đạ ơ 16
CH NG 2ƯƠ 18
NGO I GIAO TRI U I TÂY S NẠ Ề ĐẠ Ơ 18
TH I QUANG TRUNG – NGUY N HUỜ Ễ Ệ 18
2.1. Ngo i giao v i nh Thanhạ ớ à 18
2.2. Ngo i giao v i các qu c gia ông Nam Á l c aạ ớ ố ởĐ ụ đị 25
CH NG 3ƯƠ 32
NG L I NGO I GIAO VÀ NHÂN V T NGO I GIAOĐƯỜ Ố Ạ Ậ Ạ 32
3.1. Quang Trung – Nguy n Huễ ệ 32
3.2. Ngô Thì Nh mậ 35
CH NG 4ƯƠ 41
ÁNH GIÁ CH NH SÁCH NGO I GIAO TRI U IĐ Í Ạ Ề ĐẠ 41
TÂY S N TH I QUANG TRUNG - NGUY N HUƠ Ờ Ễ Ệ 41
VÀ NH NG TÁC NG T I KHU V CỮ ĐỘ Ớ Ự 41
ÔNG NAM Á L C AĐ Ụ ĐỊ 41
4.1. Tây S n - phong tr o nông dân i n hình trong khu v c ông Nam Á trong n a cu iơ à để ự Đ ử ố
th k XVIIIế ỷ 41
4.2. Vai trò c a nhân t Trung Qu củ ố ố 43
4.3. Nh ng tác ng c a chính sách ngo i giao tri u i Tây S n th i Quang Trung – ữ độ ủ ạ ề đạ ơ ờ
Nguy n Hu t i khu v c ông Nam Á l c aễ ệ ớ ự Đ ụ đị 46


4.4. Nh ng m t h n ch c a chính sách i ngo i tri u i Tây S n th i Quang Trung ữ ặ ạ ế ủ đố ạ ề đạ ơ ờ
– Nguy n Huễ ệ 49
K T LU NẾ Ậ 54
TÀI LI U THAM KH OỆ Ả 57
LỜI MỞ ĐẦU
Những năm cuối thế kỷ XVIII chứng kiến những biến đổi của chế độ
phong kiến ở phương Đông nói chung và ở các nước Đông Nam Á lục địa nói
riêng. Đông Nam Á là một khu vực địa lý lịch sử với nhiều nét tương đồng
trong quá trình phát triển và tồn tại qua nhiều thế kỷ. Quá trình phát triển của
các quốc gia trong khu vực này từ thời nguyên thủy đến khi bị chủ nghĩa thực
dân xâm lược hoàn toàn đều trải qua ba thời kỳ nhỏ: thời kỳ hình thành vương
quốc cổ (thời nguyên thuỷ đến thế kỷ 10), thời kỳ đấu tranh, xác lập và phát
triển thịnh đạt của vương quốc dân tộc (thế kỷ 10 - thế kỷ 15) và thời kỳ suy
1
thoái của chế độ phong kiến (thế kỷ 16 - nửa đầu thế kỷ 19). Đặc điểm nổi bật
của khu vực Đông Nam Á lục địa những năm cuối thế kỷ XVIII là sự phát
triển không đồng đều với những chiều hướng trái ngược nhau. Khung cảnh
tổng quan của Đông Nam Á lục địa giai đoạn này rất phức tạp, tất cả các quốc
gia (bao gồm: Chân Lạp, Đại Việt, Miến Điện, Lào Lạn Xạng và Xiêm La)
đều ở trong hoàn cảnh chiến tranh chống ngoại xâm và những mâu thuẫn xã
hội gay gắt. Cuộc chiến tranh giữa các quốc gia trong khu vực với nhau và
giữa đế quốc Trung Hoa với các quốc gia này đã gây ra tình trang hỗn loạn tại
khu vực.
Trung Hoa từ rất sớm đã trở thành một đế quốc phong kiến hùng mạnh và
trung tâm văn hoá – chính trị lớn, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quốc gia ở
châu Á nói chung, các quốc gia Đông Nam Á lục địa nói riêng. Tất cả các
quốc gia trong khu vực đều thi hành chính sách thần thuộc và triều cống để
thiết lập mối giao hảo với đế quốc này. Trung Hoa phong kiến là đối tác quan
trọng vào bậc nhất trong chính sách đối ngoại của tất cả các quốc gia và tiến
trình lịch sử của khu vực Đông Nam Á lục địa.

Thế kỷ XVIII, ở Đại Việt, phong trào khởi nghĩa của nông dân phát triển
mạnh mẽ nhằm lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến thối nát, điển hình
nhất là phong trào Tây Sơn. Cuộc khởi nghĩa đã cùng một lúc làm được hai
nhiệm vụ quan trọng: lật đổ ngai vàng một vua hai chúa, đặt cơ sở để thống
nhất nước nhà; đồng thời đánh tan quân xâm lược của đội quân Xiêm La được
coi là hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á và hai mươi chín vạn Mãn
Thanh. Những thắng lợi này đã đưa đến sự thiết lập triều đại Tây Sơn. Tuy
thời gian tồn tại ngắn ngủi nhưng triều đại Tây Sơn thời Quang Trung –
Nguyễn Huệ đã có những đóng góp quan trọng trong lịch sử dân tộc, đặc biệt
trên mặt trận ngoại giao với hai đối tác lớn là Trung Quốc và các nước Đông
Nam Á lục địa. Những con người như Quang Trung, Ngô Thì Nhậm đã tạo
nên một thời kỳ ngoại giao hiển hách. Những thành công này có tác dụng duy
2
trì hoà bình, xoá bỏ hận thù và nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh mới giữa
Đại Việt và Mãn Thanh. Không chỉ có thế, nó còn có những ảnh hưởng tới
chính sách ngoại giao của Quang Trung tới khu vực Đông Nam Á lục địa nói
chung và chính sách ngoại giao riêng biệt với từng quốc gia trong khu vực nói
riêng từ đó có những tác động nhất định tới tiến trình lịch sử của khu vực.
Trung Quốc với vai trò và ảnh hưởng to lớn trong khu vực nên trong quá trình
nghiên cứu cũng không thể không đề cập đến nhân tố này. Có thể nói, Trung
Quốc là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến chính sách đối
ngoại của bất cứ triều đại phong kiến Đại Việt nào nói chung và cũng đặc biệt
quan trọng với triều đại Tây Sơn thời Quang Trung – Nguyễn Huệ.
Những thắng lợi rực rỡ của Tây Sơn từ rất sớm đã trở thành mối quan tâm
của các nhà nghiên cứu. Do đó, nguồn tư liệu nghiên cứu về phong trào Tây
Sơn, thời đại Quang Trung – Nguyễn Huệ khá phong phú và đồ sộ. Riêng về
chính sách ngoại giao thời Tây Sơn đã có khoảng gần 30 bài viết và công
trình
1
nghiên cứu nghiêm túc và đầy tâm huyết. Những công trình nghiên cứu

và bài viết trên chủ yếu đề cập về ngoại giao triều đại Tây Sơn dưới góc độ
lịch sử và chiếm số lượng khá khiêm tốn trong tổng số các công trình nghiên
cứu về khởi nghĩa Tây Sơn. Một số tác phẩm tiêu biểu như: “Quang Trung -
anh hùng dân tộc” của Hoa Bằng - Hoàng Thúc Trâm; “Cách mạng Tây Sơn”
của Văn Tân; “Lịch sử bang giao Việt Nam – Đông Nam Á” của Trần Thị
Mai; “Bang giao Đại Việt” (tập 4, triều đại Tây Sơn), “Ngoại giao Việt Nam
từ thuở dựng nước đến trước Cách mạng tháng Tám 1945”, của Khoa Chính
trị Quốc tế và Ngoại giao Việt Nam, Bộ môn Chính sách Đối ngoại Việt Nam,
Học viện Quan hệ quốc tế đã miêu tả và phân tích một số thành tựu và đặc
điểm của ngoại giao triều đại Tây Sơn thời đại Quang Trung – Nguyễn Huệ.
1
Trong “Thư mục về Tây Sơn - Nguyễn Huệ”, Thư viện Khoa học tổng hợp Nghĩa Bình xuất bản, 1988 đã
liệt kê khoảng 20 bài viết và công trình nghiên cứu về ngoại giao thời Tây Sơn. Từ đó đến nay, đã có gần 10
công trình nghiên cứu về ngoại giao thời Tây Sơn được xuất bản.
3
Qua đó cho thấy, thành tựu chung về nghiên cứu ngoại giao thời Tây Sơn
là rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu về ngoại giao
triều đại Tây Sơn thời Quang Trung – Nguyễn Huệ và những tác động tới khu
vực Đông Nam Á lục địa, đặc biệt dưới góc độ nghiên cứu quan hệ quốc tế.
Đây là khu vực gần gũi và có nhiều nét tương đồng trong văn hoá, địa lý, bối
cảnh và tiến trình lịch sử với Đại Việt. Chính vì thế, khóa luận này cố gắng
phân tích mối quan hệ bang giao của Đại Việt với cả hai đối tác truyền thống
là Trung Quốc thời Mãn Thanh và các quốc gia Đông Nam Á lục địa. Mối
quan hệ bang giao này được phân tích dựa trên cơ sở phân tích của lý luận
quan hệ quốc tế bao gồm ba yếu tố: (i) bối cảnh của khu vực Đông Nam Á lục
địa, Trung Quốc tác động đến việc đưa ra chính sách ngoại giao; (ii) tình hình
nội tại của Đại Việt – cơ sở hoạch định chính sách ngoại giao; (iii) đường lối
ngoại giao và nhân vật ngoại giao nhằm đánh giá vị trí, vai trò của mỗi quốc
gia, mối tương quan với các quốc gia khác trong một trật tự quốc tế nhất định.
Từ đó, khoá luận bước đầu đưa ra một số nhận định về tác động của chính

sách ngoại giao triều đại Tây Sơn thời Quang Trung – Nguyễn Huệ đến khu
vực Đông Nam Á lục địa.
Trong quá trình nghiên cứu, một số nguồn tư liệu được sử dụng bao gồm:
 Các tài liệu lịch sử về khu vực Đông Nam Á lục địa, Trung Quốc và
lịch sử Việt Nam
 Các tài liệu lịch sử nghiên cứu về phong trào khởi nghĩa và triều đại
Tây Sơn.
 Các ghi chép của người đương thời, những nhân vật trọng yếu của
chính quyền Tây Sơn trực tiếp tham gia vào hoạt động ngoại giao đối ngoại,
những công văn, thư từ của vương triều Tây Sơn giao thiệp với các nước
Trung Quốc, Lào Lạn Xạng. Đặc biệt phải kể đến nguồn tư liệu chính sử của
Việt Nam bao gồm:
4
- Bộ tiểu thuyết lịch sử chương hồi “Hoàng Lê nhất thống chí” của các tác
giả thuộc dòng họ Ngô Thì (Ngô Gia văn phái).
- Tập “Đại Việt quốc thư” thu thập một số văn bản thư từ của quan chức
nhà Tây Sơn với nhà Thanh.
Trong quá trình hoàn thành khoá luận, phương pháp lịch sử và phương
pháp nghiên cứu quốc tế là hai phương pháp chính được sử dụng để phân tích
và lý giải các vấn đề.
Khoá luận được chia làm bốn chương:
Chương 1: Những nhân tố tác động đến quá trình hoạch định chính sách
ngoại giao của triều đại Tây Sơn thời Quang Trung – Nguyễn Huệ.
Chương này đề cập đến bối cảnh lịch sử của các quốc gia Đông Nam Á lục
địa, Trung Quốc thời đại Mãn Thanh, và tình hình của Đại Việt trong những
năm cuối thế kỷ XVIII.
Chương 2: Ngoại giao triều đại Tây Sơn thời Quang Trung – Nguyễn Huệ
Chương hai khái quát những chính sách và các hoạt động ngoại giao của
triều đại Tây Sơn thời Quang Trung – Nguyễn Huệ với hai đối tác chính là
Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á lục địa

Chương 3: Đường lối ngoại giao và nhân vật ngoại giao.
Chương ba tập trung khắc họa hai nhân vật lich sử có vai trò quan trọng
trong việc hoạch định và thực thi chính sách ngoại giao giai đoạn này là
Quang Trung – Nguyễn Huệ và Ngô Thì Nhậm.
Chương 4: Đánh giá chính sách ngoại giao triều đại Tây Sơn thời Quang
Trung – Nguyễn Huệ và những tác động tới khu vực Đông Nam Á lục địa.
Chương bốn đưa ra những một vài nhận định đánh giá về sự điển hình của
phong trào Tây Sơn, những tác động tích cực của chính sách ngoại giao tới
khu vực, cũng như một số hạn chế của các chính sách này.
5
CHƯƠNG 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH
HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TRIỀU ĐẠI
TÂY SƠN THỜI QUANG TRUNG - NGUYỄN HUỆ
1.1. Tình hình khu vực Đông Nam Á lục địa
Bức tranh toàn cảnh khu vực Đông Nam Á lục địa cuối thế kỷ XVIII hết
sức phức tạp và đa dạng, đó là mối quan hệ đan xen nhau giữa các quốc gia
trong khu vực và các mâu thuẫn xã hội chồng chéo nhau trong nội bộ từng
quốc gia. Tuy có một số bước phát triển về kinh tế nhưng nhìn chung giai
đoạn này chứng kiến sự suy thoái về mặt chính trị của chế độ phong kiến tại
khu vực này. Sự suy thoái đã diễn ra ở tất cả các quốc gia. Điều đó thể hiện ở
sự mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền, các cuộc chiến tranh giành địa vị
và tình trạng cát cứ hay phân chia về mặt lãnh thổ. Những cuộc chiến vì địa vị
và quyền lực của giai cấp phong kiến đưa đến tình hình xã hội mâu thuẫn gay
gắt, đời sống của người dân không được chăm lo, cuộc sống bất ổn định. Đó
cũng là nguyên nhân gây ra các cuộc khởi nghĩa của nông dân tại tất cả các
nước.
Trong lúc đó, thế kỷ XVIII, đặc biệt là những năm cuối thế kỷ lại diễn ra
các cuộc chiến tranh giữa các nước trong khu vực nhằm tranh giành địa vị và
mở rộng ảnh hưởng. Không một quốc gia nào ở đây không bị cuốn vào các

cuộc chiến tranh này. Trước hết là ba cuộc chiến tranh Miến Điện – Xiêm La,
lôi kéo theo cuộc chiến xâm lược Lào Lạn Xạng của Miến Điện nhằm mở
đường chiếm Xiêm. Mâu thuẫn giữa Miến Điện va Xiêm La là vấn đề chính
trị gay gắt nhất của cả hai quốc gia với tư cách là những vương quốc mạnh
trong khu vực. Nó bắt nguồn từ bản thân sự tồn tại, mong muốn khẳng định
cộng với tham vọng làm chủ được Chiengmai và cao hơn là tham vọng bá
quyền trong khu vực. Và nó đã dẫn hai nước đến sự hằn thù, mâu thuẫn, và
gây chiến với nhau từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX (khi cả hai nước
6
đều đã suy yếu và phải lo toan những công việc nội bộ của quốc gia mình) mà
gay gắt và khốc liệt nhất là những năm cuối thế kỷ XVIII. Cuộc chiến tranh
Miến Điện – Xiêm La bắt đầu bằng những chiến dịch đưa đến việc đánh
chiếm Chiengmai và Viêng Chăn. Sự kiện Miến Điện đánh chiếm Lào Lạn
Xạng đã kích động các quốc gia lân bang nhiều đến mức buộc Trung Quốc
phải tham chiến. Sau chiến thắng quân Miến Điện, Xiêm lại bắt đầu các cuộc
chiến xâm lược Viêng Chăn và thu phục Luang Prabang đồng thời gây chiến
ở Chân Lạp dẫn đến sự tham chiến của Đại Việt. Trước đó, Xiêm đã đưa quân
sang chiếm đất Hà Tiên nhưng thất bại. Không chỉ có thế, sau Miến Điện, Đại
Việt cũng phải chiến đấu chống sự can thiệp của quân Xiêm La và quân Mãn
Thanh xâm lược.
Chính vì thế, tại các quốc gia Đông Nam Á lục địa lúc này đã diễn ra hai
cuộc đấu tranh: đấu tranh trong nội bộ mỗi quốc gia để chống lại giai cấp
phong kiến lạc hậu và phản động, đồng thời đó là cuộc đấu tranh của dân tộc
chống lại quân xâm lược.
Chân Lạp: Trong thế kỷ VI, nước Chân Lạp do vua Bhavavarman I đứng
đầu chấm dứt sự lệ thuộc của người Khmer vào nước Phù Nam. Sau khi chiến
thắng Phù Nam, Chân Lạp trở thành một quốc gia quan trọng trong khu vực,
làm chủ một vùng lãnh thổ rộng lớn, mở đầu cho giai đoạn vương quốc Chân
Lạp sơ kỳ cùng với sự lan toả của văn hoá Khơme [31, tr. 82]. Nhưng vương
quốc Chân Lạp chẳng thịnh trị được bao lâu, sau đó lại rơi vào chia cắt rồi

suy yếu. Sự suy thoái của Chân Lạp chính thức bắt đầu từ năm 1350 khi
Ayut’ia chinh phục được Sukhothay và cao nguyên Khorạt . Các thế kỷ XVII
và XVIII, người Xiêm La và Đại Việt liên tục gây ảnh hưởng tại Chân Lạp,
điều này thường kèm theo sự tranh giành ngôi vua trong nội bộ hoàng gia.
Cuối thế kỷ XVIII, do tình hình Đại Việt có nhiều biến động nên Xiêm đã
chớp lấy cơ hội để áp đặt một nền thống trị vững chắc tại đây. Trong khi
người Xiêm liên tiếp tấn công thì chính quyền phong kiến Chân Lạp lại liên
7
tiếp sa vào những vụ mưu sát, tranh giành địa vị lẫn nhau. Nói chung, giai cấp
phong kiến Chân Lạp không có nền kinh tế riêng, sống chủ yếu bằng một
phần lao động thằng dư của nông dân do nhà nước phân phối lại, do đó, toàn
bộ cơ cấu chính trị của Chân Lạp là dựa vào nhà vua, người có quyền lực
tuyệt đối [31, tr. 129]. Vì thế, chỉ cần một cuộc khủng hoảng triều đại, một
ông vua tạ thế hay một vị vua nhỏ tuổi lên ngôi cũng đủ gây ra những cuộc
tranh chấp trong đám quan lại và mở ra một thời kỳ nhiễu loạn [15, tr. 46].
Trước sự bất lực, mất tác dụng, không giữ được vai trò chính quyền của giai
cấp phong kiến Chân Lạp, vào cuối thế kỷ XVIII, người Thái đã hoàn toàn
thống trị Chân Lạp, các vua Chân Lạp đã chịu làm chư hầu và được sắc phong
tại Bankok theo các nghi lễ của Xiêm.
Lào Lạn Xạng: Tư liệu về tiến trình lịch sử của Lào Lạn Xạng chỉ thực sự
đầy đủ và chắc chắn từ thế kỷ XIV, còn các giai đoạn trước đó chủ yếu được
biết đến thông qua các truyền thuyết. Đến giữa thế kỷ XIV, xã hội Lào tương
đối phát triển cộng với những biến đổi đáng kể, thuận lợi của tình hình các
nước trong khu vực Đông Nam Á lục địa [31, tr. 38, 39], Lào Lạn Xạng đã
tiến hành các cuộc đấu tranh thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của Pha
Ngừm. Nhưng quốc gia Lạn Xạng lại được xây dựng trên một nền tảng kinh
tế - xã hội phân tán và biệt lập cùng với đặc điểm của địa lý nên đã dẫn đến sự
hình thành những thế lực cát cứ địa phương. Từ năm 1707, Lào Lạn Xạng bị
chia thành ba quốc gia nhỏ: Luang Prabang, Viêng Chăn và Chămpaxắc. Mỗi
quốc gia đều bị suy yếu một cách nghiêm trọng do việc phía bên kia liên tục

tìm cơ hội để khôi phục lại sự thống nhất trước đây, tranh thủ sự giúp đỡ của
Xiêm, Miến Điện hay Đại Việt [8, tr. 653].Vương quốc Viêng Chăn thực thi
chính sách ủng hộ Miến Điện nhưng chỉ có hiệu quả trong giai đoạn đầu. Đến
năm 1779, Viêng Chăn bị Xiêm xâm lược và hoàn toàn nằm dưới ách thống
trị của Xiêm. Còn vương quốc Luang Prabang thực thi chính sách thân Trung
Quốc, về sau thì thiết lập liên minh phòng thủ với Xiêm. Đến khi Viêng Chăn
8
bị xâm lược thì Luang Prabang cũng trở thành quốc gia phụ thuộc chặt chẽ
vào Xiêm. Như vậy, sau một thế kỷ chia cắt, Lào Lạn Xạng nằm dưới ách
thống trị của Xiêm nhưng điều này chỉ diễn ra ở chính quyền trung ương, còn
tại các địa phương thì lại thuần phục Tây Sơn [50, tr. 195].
Miến Điện: Miến Điện nằm ở phía tây bán đảo Trung Ấn, cả ba mặt Đông,
Bắc và Tây đều có những dãy núi cao và hiểm trở bao bọc [31, tr. 165]. Miến
Điện trở thành quốc gia tập trung từ thế kỷ X với tên gọi là vương quốc Pagan
do vua Anratha trị vì. Nhưng sự thống nhất này cũng chỉ mang tính tạm thời.
Trong xã hội Miến Điện tồn tại mâu thuẫn giữa các tộc người mà không một
triều đại nào có thể giải quyết một cách căn bản. Thời trị vì của vua
Hsinbyushin (1736 – 1776) đánh dấu một vương quốc Miến Điện hùng mạnh
từng bước mở rộng kiểm soát trên nhiều vùng đất gồm cả các nhà nước ở
vùng đồi núi Shan, trở thành một cường quốc khu vực đáng kể. Năm 1764,
chiến tranh với Xiêm bắt đầu. Đầu năm 1766, Ayut'ia bị bao vây và thất thủ
tháng 3/1767, bị người Miến Điện phá trụi. Và từ năm 1766 đến 1769, Miến
Điện đã phải đối phó với hàng loạt cuộc xâm lược của Trung Quốc, điều đó
đã làm suy yếu khả năng khống chế của Miến Điện với Xiêm và tạo điều kiện
cho người Xiêm dưới sự lãnh đạo của P’ya Taksin khôi phục lại nhanh chóng.
Cuộc chiến tranh với Xiêm chấm dứt với cái chết của Hsinbyushin vào năm
1776. P’ya Taksin đã đánh đuổi họ ra khỏi Lào, khôi phục lại Chiengmai và
thống nhất nước Xiêm. Khi Bodawpaya lên làm vua Miến Điện thì đến 1785,
cuộc chiến tranh kiệt sức giữa Xiêm và Miến Điện lại nổ ra lần nữa và lần này
quân đội Miến Điện đã thất bại thảm hại. Cuối thế kỷ XVIII, các cuộc chiến

tranh liên tiếp với Trung Quốc (1766 – 1770), Xiêm (1768 – 1776) và Ấn Độ
(1794 – 1795) đã giúp Miến Điện bảo vệ được lãnh thổ và chủ quyền của
mình, trừ đất Chiengmai bị sáp nhập vào Xiêm La. Nhưng các cuộc chiến
tranh này đã làm cho mâu thuẫn trong xã hội Miến Điện thêm sâu sắc, đẩy
9
vương quốc Miến Điện tới chỗ suy thoái nhanh chóng hơn và tới sự bất lực
trước cuộc xâm lược của thực dân Anh sau này [31, tr. 183].
Xiêm La: Xiêm La là một nước Đông Nam Á lục địa có lịch sử rất trrẻ.
Vương quốc Thái La Vô ở hạ lưu sông Mê Nam, được hình thành vào thế kỷ
XIV, sau đó chuyển đô về Ayut'ia, lập nên vương quốc Ayut'ia và năm 1349,
Ayut'ia hùng mạnh bắt Sukhôthay thần phục ở miền trung sông Mê Nam.
Bromoraja (1758 – 1767) là vị vua cuối cùng của Ayut'ia. Ayut'ia là tên một
vương quốc nhưng cũng là một giai đoạn phát triển thịnh vượng của thời kỳ
phong kiến Xiêm La. Nó chứa đựng nhiều sự kiện sôi động trong đời sống
kinh tế, chính trị và văn hoá của vương quốc Xiêm La. Một năm sau khi đức
vua lên ngôi, vua Miến Điện là Alaungpaya lấy lý do Xiêm từ chối không trao
nộp quân phiến loạn người Môn đang tị nạn tại Xiêm đã xâm lược Xiêm và
bao vây Ayut'ia. Năm 1763, vua Hsinbyushin lên ngôi thay Alaungpaya đã
bắt đầu chuẩn bị một cuộc tấn công mới vào Ayut'ia. Bị Miến Điện tấn công,
ở Xiêm La đã hình thành các thế lực kháng chiến chống Miến Điện nhưng
còn phân tán theo tính chất cát cứ địa phương [23, tr. 262]. P’ya Taksin là
người lãnh đạo lực lượng mạnh nhất, đã đánh bại quân Miến Điện, thống nhất
đất nước và lên làm vua. Cuộc chiến Miến Điện – Xiêm La còn tiếp tục dưới
thời vua Rama I nhưng lần này Miến Điện đã thất bại. Sự thất bại của Miến
Điện trong cuộc chiến này không chỉ đánh dấu quá trình suy vong của phong
kiến Miến Điện mà nó còn đánh dấu sự lớn mạnh của Xiêm La. Cũng từ đây
Xiêm La đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện âm mưu xâm chiếm và mở rộng
lãnh thổ ra toàn khu vực Đông Nam Á lục địa. Và những năm cuối thế kỷ
XVIII, nước Xiêm đã “bao trùm toàn bộ lục địa Đông Nam Á (ngoại trừ lãnh
thổ Miến Điện và Việt Nam)” [46, tr. 235, 236].

Tóm lại, tình hình nổi bật của khu vực Đông Nam Á lục địa cuối thế kỷ
XVIII tập trung ở những vấn đề sau:
10
 Sự khôi phục của Miến Điện dẫn tới các cuộc chiến tranh xâm lược,
mở rộng lãnh thổ. Chiến tranh Miến Điện – Xiêm La đã gây ra tình trạng căng
thẳng trong khu vực đặc biệt với sự can thiệp của Trung Quốc khi đưa quân
xâm lược Miến Điện.
 Xiêm La dưới sự trị vì của Taksin và Rama ngày càng phồn thịnh tạo ra
một sự cân bằng với Miến Điện. Cùng với chiến thắng quân xâm lược Miến
Điện, Xiêm La bắt đầu mở rộng lãnh thổ và ảnh hưởng tại khu vực bằng các
cuộc chiến tranh thôn tính.
 Sự chia cắt của Lào Lạn Xạng và tình trạng bất ổn định tại Chân Lạp
cùng với tham vọng của Miến Điện và Xiêm La đã biến hai nước này thành
công cụ và nơi tranh giành ảnh hưởng của cả Miến Điện và Xiêm.
Tình hình Đông Nam Á lục địa như trên đã tác động đến chính sách ngoại
giao của Quang Trung. Trước những diễn biến tại khu vực này, Quang Trung
không thể không quan tâm để đưa ra những chính sách ngoại giao riêng biệt
với từng nước nhằm đảm bảo an ninh và vị thế của Đại Việt.
1.2. Nhà Mãn Thanh dưới thời trị vì của Càn Long (1736 – 1796)
Thế kỷ XVIII, trị vì nhà Thanh là Ái Tân Giắc La Hoàng Lịch là con thứ
tư của Ung Chính, hoàng đế thứ tư sau khi nhà Thanh vào quan ải. Giai đoạn
đầu cai trị của Càn Long, xã hội Trung Quốc có nhiều biến đổi tích cực nhưng
nó kéo dài không lâu. Khoảng giữa đời Càn Long về sau, xã hội ngày càng
mục ruỗng, ruộng đất tập trung vào tay giai cấp địa chủ người Hán, đời sống
nhân dân khốn khó, công thương nghiệp bị kìm kẹp không thể phát triển
mạnh. Cuối thế kỷ XVIII, mâu thuẫn xã hội bùng lên gay gắt: loạn ở Sơn
Đông năm 1774, Bạch liên giáo phất cờ khởi nghĩa phản Thanh phục Minh ở
Hà Nam, An Huy năm 1775…
Cũng như các triều đại phong kiến Trung Quốc trước, nhà Mãn Thanh từ
khi chiếm xong Trung Quốc liền tiến tới xâm lược và thôn tính các quốc gia

11
lân bang. Chẳng thế mà “sau 70 năm chinh phục, triều Thanh đã thành lập
được một đế quốc rộng lớn bao gồm lãnh thổ triều Minh và bốn vùng mới là
Mãn Châu, Mông Cổ, Tân Cương và Tây Tạng” [33, tr. 169]. Đối với khu vực
Đông Nam Á lục địa, chính sách đối ngoại của Trung Quốc thể hiện rất rõ
trong hai cuộc xâm lược Miến Điện và Đại Viêt chứng minh mục tiêu xâm
lược là “buộc họ tuân theo trật tự Trung Quốc như kiểu các nước đã từng tuân
theo trước đây là Việt Nam, Riu – kiu và Xiêm” [38, tr. 63]. Cả hai cuộc
chiến tranh này đều diễn ra dưới thời Càn Long.
Đối với Miến Điện: Trước sự lớn mạnh của Miến Điện cùng với việc nước
này xâm lược Xiêm La, năm 1776, lấy cớ Miến Điện xâm phạm biên giới,
nhà Thanh tiến hành chiến tranh xâm lược Miến Điện. Cuộc chiến này kéo
dài tới tận năm 1769 với thất bại của Trung Hoa được đánh dấu bằng việc ký
kết hiệp ước Kaungton.
Đối với Đại Việt: Khi mới lên ngôi vua ở Trung Quốc, phong kiến Mãn
Thanh chủ động sang thông hiếu và mang vàng bạc, lụa là sang tặng vua nước
Việt. Nhưng chỉ mấy năm sau, 1669, Mãn Thanh bắt đầu lấn chiếm biên giới
Đại Việt. Từ đấy cho tới cuối thế kỷ XVIII, chúng liên tiếp lấn chiếm các
châu Bảo Lạc, Vị Xuyên, Thuỷ Vì, Quỳnh Nhai, Chiêu Tấn, Lai Châu, Lộc
Bình và chiếm hẳn hai châu Quảng Lăng và Khiêm Châu. Năm 1780, Trung
Quốc chiếm thêm bốn châu nữa là Hoàng Nham, Tuy Phụ, Hợp Phì và Lễ
Tuyền. Điều đó cho thấy khá rõ âm mưu của Mãn Thanh nhằm một lần nữa
xâm lược Đại Viêt, biến nước ta thành một quận huyện của chúng.
Năm 1788, nhân việc Lê Chiêu Thống chạy sang xin vua Thanh giúp đỡ
đánh lại quân Tây Sơn, Càn Long đã có được một cơ hội hiếm có. Càn Long
bèn sai tổng đốc Lưỡng Quảng của nhà Thanh là Tôn Sĩ Nghị nhanh chóng tổ
chức chiến tranh xâm lược nước ta. Không muốn có một thất bại nhục nhã
như ở Miến Điện gần chục năm trước và cũng để lấy lại cái uy ở lục địa Đông
Nam Á, Đại Việt trở thành một mục tiêu xâm lược nhiều ý nghĩa của nhà
12

Thanh mà nếu chiến thắng, uy thế và vị trí đế quốc lớn nhất của Trung Quốc
sẽ được khẳng định mạnh mẽ. Chính vì thế Càn Long đã quyết định đưa sang
nước ta một lực lượng quân lớn với 29 vạn quân quyết tâm chiến thắng cao.
Như vậy, có thể thấy, dưới sự trị vì của Càn Long, đặc biệt là giai đoan
sau, Mãn Thanh đã không còn quan tâm đến sự phát triển kinh tế, và đời sống
của nhân dân, thay vào đó lại tăng cường đàn áp và khống chế người dân về
mặt tư tưởng. Điều đó lại làm cho những mâu thuẫn trong lòng xã hội nổi lên
gay gắt. Thêm vào đó, Mãn Thanh cũng phải liên tiếp gánh chịu những thất
bại trong các cuộc chiến tranh xâm lược.
1.3. Đại Việt: những biến động cuối thế kỷ XVIII
1.3.1. Khởi nghĩa Tây Sơn
Thế kỷ XVII đặc biệt là những năm đầu của thế kỷ XVIII “diễn ra quá
trình suy yếu của chế độ sở hữu ruộng đất của Nhà nước, do đó đã củng cố
chế độ chiếm hữu phong kiến tư nhân, chuyển thành chế độ sở hữu tư nhân về
ruộng đất” [37, tr. 49] ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Tình trạng này cùng
với sự mục ruỗng của chế độ phong kiến và sự tham ô của quan lại đã đẩy
cuộc sống của người nông dân vào cảnh khốn khó vô cùng do đó mà trong xã
hội Việt Nam “không có một thời kỳ nào mà cuộc biến động xã hội lại nổ ra
sâu sắc, rộng rãi và triền miên” [48, tr. 5] như thế. Các cuộc khởi nghĩa nông
dân diễn ra từ Bắc vào Nam, phong trào nọ nối tiếp phong trào kia, diễn ra sôi
nổi từ Bắc vào Nam. Đỉnh cao của các cuộc khởi nghĩa nông dân giai đoạn
này là phong trào Tây Sơn. Nó đã trở thành sự kiện có ý nghĩa quan trọng
nhất trong lịch sử Đại việt nửa sau thế kỷ XVIII. Năm 1771, Nguyễn Nhạc
cùng hai em là Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn.
Khẩu hiệu khôn khéo “đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng
tôn Hoàng Phúc Dương” vì đã đáp ứng đúng nguyện vọng nên đã thu hút
được đông đảo quần chúng nhân dân đi theo.
13
Chiến thắng Phú Yên năm 1775 đánh dấu một bước phát triển mới rộng ra
toàn quốc của phong trào Tây Sơn. Năm 1778, Nguyễn Nhạc tự xưng đế hiệu,

đặt niên hiệu là Thái Đức, gọi thành Đồ Bàn là Hoàng Đế thành, phong cho
Nguyễn Lữ làm Tiết chế,, Nguyễn Huệ làm Long Nhương tướng quân. Từ đó,
quân Tây Sơn liên tục mở các cuộc tấn công vào Gia Định. Quân Nguyễn tan
rã, một nhóm tàn quân theo Nguyễn Ánh chạy sang Xiêm cầu cứu vào năm
1783. Nhưng đội quân cứu viện của Xiêm cùng với tàn quân Nguyễn Ánh đã
bị thất bại nhục nhã ở Rạch Gầm – Xoài Mút. Và cũng từ chiến thắng này,
phong trào Tây Sơn chuyển hẳn sang một giai đoạn mới, đồng thời làm hai
nhiệm vụ: chống giai cấp phong kiến thống trị tàn bạo trong cả nước và bảo
vệ độc lập dân tộc. Cũng với khí thế của cuộc chiến thắng lợi trước quan
Xiêm, quân Tây Sơn quyết định đánh Phú Xuân và giành được thắng lợi dễ
dàng. Sau đó, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”, quân Tây Sơn cấp tốc vượt
sông Gianh hành quân ra Bắc đánh tan quân Trịnh trong vòng chưa đầy hai
tháng.
Sau chiến thắng ở Thăng Long, Nguyễn Huệ trao lại quyền hành cho vua
Lê rồi rút quân vào Nam nhưng Bắc Hà lại lâm vào cảnh rối loạn bởi sự nổi
dậy của họ Trịnh, sự trả thù của vua Lê Chiêu Thống, và sự chuyên quyền của
Nguyễn Hữu Chỉnh. Do đó, Nguyễn Huệ một lần nữa phải đem quân ra Bắc
Hà ổn định tình hình rồi giao cho Ngô Văn Sở, Ngô Thì Nhậm và một số
tướng lĩnh khác trấn giữ còn mình trở về Phú Xuân. Chính lúc này, Lê Chiêu
Thống lại cầu khẩn sự giúp đỡ của nhà Thanh. Theo lệnh của Càn Long, Tổng
đốc Lưỡng Quảng của nhà Thanh là Tôn Sĩ Nghị đã nhanh chóng tổ chức
chiến tranh xâm lược nước ta. Được tin quân Thanh đến biên giới, các tướng
lĩnh Tây Sơn đã cử một sứ bộ ngoại giao gồm một số quan lại cũ của triều
đình nhà Lê đang cộng tác với chính quyền Tây Sơn là “Nguyễn Quý Nha,
Trần Bá Lãm, Võ Huy Tấn, Nguyễn Đình Khoan, Lê Duy Chữ” [18, tr. 157]
đem một bức thư ký tên Giám quốc Lê Huy Cận và một tờ bẩm ký tên các
14
hào mục Bắc Hà tới biên giới giao cho Tôn Sĩ Nghị không chỉ làm kế hoãn
binh mà còn muốn nói cho Tôn Sĩ Nghị biết nhà Lê vẫn cai trị Bắc Hà, vua Lê
Chiêu Thống bỏ ngôi nên có người của tôn thất nhà Lê lên thay. Đây là hoạt

động ngoại giao đầu tiên của Tây Sơn với nhà Lê, tuy thất bại do không gặp
được Tôn Sĩ Nghị nhưng hoạt động ngoại này đã bác bỏ chiêu bài “phù Lê
diệt Tây Sơn” của quân Mãn Thanh và xác định chủ quyền lãnh thổ của Đại
Việt. Ngày 25/11 năm Mậu Thân (1789) đạo quân chủ lực của Tôn Sĩ Nghị
vượt sông Hồng kéo vào chiếm Thăng Long lúc này chỉ còn là một cái thành
rỗng sau khi quân Tây Sơn rút khỏi Thăng Long và đồng bằng Bắc Hà. Thấy
đội quân của Tôn Sĩ Nghị, lực lượng ủng hộ Lê Chiêu Thống bắt đầu ngóc
đầu dậy, xã hội Bắc Hà bị phân hoá thành nhiều xu hướng khác nhau. Tại Phú
Xuân, ngày 22/12/1788 (tức ngày 25/11 năm Mậu Thân) Nguyễn Huệ nhận
được tin cấp báo, vừa khẩn trương chuẩn bị về mặt quân sự vừa đề ra những
biện pháp chính trị, ngoại giao nhằm giành ngọn cờ chính nghĩa, vạch trần bộ
mặt của bè lũ bán nước và cướp nước và ngày 26/12/1788 (tức ngày 29/11
năm Mậu Thân), tại núi Bân (thuộc Phú Xuân), Ông lên ngôi Hoàng đế.
“Cùng với việc lên ngôi này, Nguyễn Huệ là người tuyên bố sự cáo chung của
triều Lê và khẳng định mình là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc
điều khiển vận mệnh quốc gia và dân tộc” [47, tr. 231]. “Chiếu lên ngôi” của
Nguyễn Huệ là bản cáo trạng chế độ nhà Lê thối nát, khẳng định quyền tự chủ
của dân tộc và trách nhiệm của Nguyễn Huệ đối với dân, với nước. “Chiếu
lên ngôi” phủ định hoàn toàn ngôi vua của Lê Chiêu Thống, kẻ bỏ ngôi chạy
trốn và rước quân Thanh về dày xéo đất nước đồng thời một lần nữa chỉ rõ,
chiêu bài “phù Lê diệt Tây Sơn” chỉ là hành động xâm lược của quân Thanh.
Sau khi cấp tốc hành quân, đêm 30 Tết, đại quân Nguyễn Huệ bắt đầu vượt
Gián Khẩu và bất ngờ tấn công vào dinh trại của quân Lê Chiêu Thống ở
vòng ngoài. Ngày mồng 3 Tết, đồn Hà Hồi thất thủ. Trận công kích vào thành
Thăng Long bắt đầu từ đêm mùng 4, rạng ngày mùng 5 Tết vào căn cứ Đống
15
Đa và tấn công trực diện vào đồn Ngọc Hồi. Chiến trận diễn ra ác liệt trong
vòng nửa ngày thì đồn Ngọc Hồi bị tiêu diệt. Tôn Sĩ Nghị liên tiếp nghe tin
thất bại, vội vàng sai làm cầu phao vượt sông Nhị Hà chạy về Bắc, vua Chiêu
Thống cũng vội và theo Tôn Sĩ Nghị về Bắc. Với thắng lợi oanh liệt của cuộc

đại phá quân Thanh, phong trào nông dân Tây Sơn đã phát triển đến đỉnh cao
nhất của cuộc chiến tranh nông dân trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ. Xuất
phát từ một cuộc khởi nghĩa nông dân, đấu tranh giai cấp trong nước, cuộc
khởi nghĩa chuyển hoá thành phong trào đấu tranh dân tộc nhằm bảo vệ đất
nước khỏi ách xâm lược của phong kiến nước ngoài.
1.3.2. Triều đại Tây Sơn
Phong trào nông dân Tây Sơn đã thực hiện nhiệm vụ lịch sử trọng đại là
đánh đổ tập đoàn phong kiến lỗi thời một vua hai chúa trong nước, dẹp nạn
ngoại xâm hoàn thành vẻ vang công cuộc thống nhất đất nước. Nhưng những
lãnh tụ của phong trào nông dân đã nảy sinh những mối bất hoà, nghi kỵ lẫn
nhau dẫn đến việc phân chia quyền lực. Sau xung đột năm 1787, Nguyễn
Nhạc và Nguyễn Huệ “lấy sông Bến Ván (Quảng Ngãi) làm ranh giới chia
nhau vùng cai trị” [29, tr. 185]. Từ Quảng Ngãi trở vào thuộc quyền của
Trung ương Hoàng đế Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ được phong làm Đông Định
Vương trấn giữ đất Gia Định. Từ Quảng Nam ra Bắc do Bắc Bình Vương
Nguyễn Huệ (năm 1788 ông lên ngôi Hoàng đế) cai quản. Và vương triều của
Nguyễn Huệ tồn tại bền vững nhất, đã thực thi một số chính sách tiến bộ, có
nhiều đóng góp quan trọng trong lịch sử dân tộc nửa cuối thế kỷ XVIII.
Quang Trung đã ban hành một loạt những biện pháp nhằm nhanh chóng giải
quyết những khó khăn chồng chất của đất nước đương thời. Ông thực hiện
xây dựng bộ máy chính quyền trung ương là một tổ chức Nhà nước theo chế
độ quân chủ tập trung quan liêu, dưới vua là hàng ngũ quần thần bá quan văn
võ giúp việc cho vua. Trong khoảng từ 1789 đến 1792, ông đã cho ban hành
16
nhiều chính sách lớn, tạo được những ảnh hưởng tốt đẹp. Quang Trung cũng
là người có thái độ khoan dung với các tôn giáo. Song song với việc ưu tiên
phát triển nông nghiệp, ông đã xoá bỏ chế độ “ức thương” thúc đẩy sản xuất
trong xã hội; đồng thời chú trọng tới việc đề cao chữ Nôm. Tổ chức và trang
bị quân đội thời Nguyễn Huệ đã được cải tiến và nâng cao thêm một bước với
những đội quân đặc biệt, được trang bị khá hiện đại và hùng mạnh chứng tỏ

“Quang Trung đã lập ra một nền chính trị hoàn toàn mới, trong đó, lần đầu
tiên trong lịch sử Đông Dương quân sự được xem trọng hơn dân sự” [38, tr.
65]. Trong công tác đối ngoại, người anh hùng áo vải cũng đã làm được rất
nhiều công việc giúp cho duy trì sự ổn định và an bình của đất nước.
Bối cảnh khu vực Đông Nam Á lục đại, tình hình Trung Quốc cộng với
những biến đổi trong nội bộ của Đại Việt là những nhân tố quan trọng và
quyết định tới chính sách đối ngoại của Quang Trung – Nguyễn Huệ. Chính
sách đối ngoại là sự tiếp nối của chính sách đối nôi, do đó nhân tố nội tại của
Đại Việt đóng vai trò quyết định nhất đến quá trình này. Những cải cách ban
đầu của Quang Trung đã đem lại một số kết quả nhất định, tạo ra sự ổn định
trong xã hội Đại Việt, để từ đó, Quang Trung đã đưa ra những đường lối đối
ngoại phù hợp với tình hình Trung Quốc và khu vực giai đoạn hậu bán thế kỷ
XVIII.
17
CHƯƠNG 2
NGOẠI GIAO TRIỀU ĐẠI TÂY SƠN
THỜI QUANG TRUNG – NGUYỄN HUỆ
Xuất phát từ mục đích ngoại giao, đặc điểm trong quan hệ đối ngoại của
Tây Sơn thời Quang Trung – Nguyễn Huệ là đấu tranh chính trị với Trung
Quốc là chủ yếu, coi trọng phát triển quan hệ bang giao với các nước trong
khu vực Đông Nam Á lục địa. Về phía Bắc, Quang Trung muốn khẳng định
vị thế chính trị, tính chính thống của mình bằng sự thừa nhận của nhà Thanh
đối với Đại Việt. Đối với biên giới phía Tây, Quang Trung muốn có sự yên
ổn, phát triển thương mại để tập trung lực lượng đối phó với Nguyễn Ánh ở
phía Nam. Nền ngoại giao thời Tây Sơn với hai đối tác chính là Trung Quốc
đời Càn Long và các quốc gia Đông Nam Á lục địa, tuy còn sơ khai nhưng đã
có rất nhiều thành tựu quan trọng trong lịch sử ngoại giao Việt Nam. Vị thế
Đại Việt được nâng cao trong sự đánh giá của Trung Quốc . Đối với người
Xiêm “ngoài miệng tuy nói khoác nhưng trong lòng sợ Tây Sơn hơn sợ cọp”
sau thất bại Rạch Gầm, Xoài Mút. Đối với Ai Lao, các tiểu quốc hoặc các

mường nhỏ thường thần phục và dựa vào uy thế chính trị của Tây Sơn để bảo
vệ khỏi sự xâm lấn của Xiêm.
2.1. Ngoại giao với nhà Thanh
Triều đại Tây Sơn thiết lập đánh dấu thời kỳ đấu tranh ngoại giao vô
cùng mềm dẻo và khéo léo nhằm làm xoay chuyển dần thái độ của nhà
Thanh, từ chỗ giận dữ vì bị tổn hại uy danh tới chấp nhận mối quan hệ bang
giao hoà hiếu lâu dài. “Những hành động quân sự của Quang Trung sau chiến
dịch Thăng Long là sự chuyển tiếp từ phương thức tiến công quân sự sang
tiến công ngoại giao” [18, tr. 194]. Là một nước nhỏ nằm bên cạnh một đế
quốc Trung Hoa hùng mạnh, trong lịch sử ngoại giao dân tộc, từ thời Ngô,
Đinh, Lý, Tiền Lê, các triều đại của Đại Việt đã thi hành chính sách ngoại
18
giao khôn khéo, linh hoạt, kết hợp giữa đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại
giao. Nó là kinh nghiệm có tính chất truyền thống nhằm làm tiêu tan ý đồ
phục thù của các triều đại phong kiến Trung Quốc sau mỗi lần thất bại. Đầu
tiên, ta dựa vào thế nước, dựa vào chiến thắng quân sự để tiếp tục tấn công
địch. Điều này không chỉ giúp ta củng cố những thắng lợi vừa đạt được mà
còn làm cơ sở để tiến tới những mục tiêu khác. Và truyền thống ấy đã được
vận dụng sáng tạo và thành công dưới triều đại Tây Sơn thời Quang Trung -
Nguyễn Huệ.
Giảng hoà với nhà Thanh: Thắng lợi của mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789
không chỉ khẳng định vị thế và vai trò của triều đại Tây Sơn cũng như Hoàng
đế Quang Trung mà còn bắt đầu một giai đoạn mới trong quan hệ ngoại giao
với nhà Thanh. Là một nước lớn với 29 vạn quân bị tiêu diệt không khỏi tủi
hổ, do đó, Càn Long đã ra lệnh cho gọi Tôn Sĩ Nghị về Yên Kinh hậu cứu,
đồng thời cử Phúc Khang An làm tổng đốc Lưỡng Quảng thay Tôn Sĩ Nghị
đốc thúc 50 vạn quân của chín tỉnh, định ngày kéo đến trấn Nam Quan đánh
Đại Việt một lần nữa. Về phía Quang Trung – Nguyễn Huệ cũng đã sớm biết
cái thế khó xử của vua tôi nhà Thanh nên ngay từ khi kéo quân đến núi Tam
Điệp, vua Quang Trung đã tính đến việc giảng hoà với nhà Thanh và giao

việc này cho Ngô Thì Nhậm phải đưa thư sang Thanh xin giảng hoà, xưng
thần, nộp cống vật và cầu phong. Sau này, khi Nguyễn Huệ trở về Phú Xuân
thì công việc bang giao với nhà Thanh cũng được giao lại cho Ngô Thì Nhậm,
Phan Huy Ích. Đồng thời khi kéo quân vào Thăng Long, Quang Trung cũng
ra lệnh cấm giết bại binh Thanh khi bắt được. Về phần Phúc Khang An, vốn
là người phụ trách quân lương cho đoàn quân của Tôn Sĩ Nghị trước đây cho
nên cũng thấy cái thế khó thắng của mình. Trong đội quân bại trận của Tôn Sĩ
Nghị có Thang Hùng Nghiệp đã tìm cách hoà hoãn với quân Tây Sơn khi biết
sức mình không thể thắng nổi. Ngày mồng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu,
Thang Hùng Nghiệp chạy trốn lên phía ải Nam Quan qua biên giới về nước.
19
Vừa tới Quảng Tây, ngày 18 tháng Giêng vội viết thư cho đại tướng của Đại
Việt là Hám Hồ Hầu
2
“đề nghị hoãn binh và yêu cầu Hám Hồ Hầu trình bày
với Nguyễn Huệ những lẽ hơn thiệt về việc nên giảng hoà với triều đình nhà
Thanh, Thang Hùng Nghiệp xin tình nguyện đứng ra làm trung gian điều
đình” [4, tr. 187, 188]. Như vậy, có thể thấy, cả Phúc Khang An và Thang
Hùng Nghiệp đều rất muốn hoà hoãn với Tây Sơn, dập tắt mưu đồ phục thù
của nhà Thanh. Tháng Giêng năm Kỷ Dậu, vua Quang Trung cho Nguyễn
Hữu Trì, Vũ Huy Phúc sang gặp Thang Hùng Nghiệp, tháng 2 năm Kỷ Dậu
lại cho Ngô Thì Nhậm sang Quảng Tây gặp Phúc Khang An. Sau những cuộc
gặp gỡ đó việc giao thiệp giữa hai nước được tiến hành khẩn trương. Tháng 3
năm Kỷ Dậu, một sứ bộ Đại Việt gồm có Nguyễn Quang Hiển, Võ Huy Tấn,
Ngô Vi Quý, Nguyễn Đình Cử mang cống vật và biểu văn lên đường sang
Yên Kinh xin yết kiến Càn Long và xin cầu phong. Đại Việt trao trả 800 tù
binh. Nhà Thanh phải đem một số cựu thần nhà Lê là bọn Nguyễn Đình Bài
cùng với gia đình của họ, gồm khoảng ngót 100 người trao trả cho quân đội
Tây Sơn. Đoàn sứ thần này được tiếp đón long trọng và ban thưởng rất hậu.
Cùng với những nỗ lực của Phúc Khang An, Thang Hùng Nghiệp ra sức dàn

xếp để vua Càn Long chấp nhận đề nghị giảng hoà của vua Quang Trung.
Đến tháng 4 năm Kỷ Dậu, 50 vạn quân của chín tỉnh được lệnh bãi bỏ với hai
điều kiện
 Lập đền thờ Hứa Thế Thanh và hàng năm phải làm lễ tế viên bại tướng
đã tử trận này.
 Sang triều cận vua Càn Long vào dịp bát tuần vạn thọ cử hành vào năm
1790.
Quang Trung chấp nhận hai điều kiện này và giai đoạn bang giao hoà bình
giữa Đại Việt và Mãn Thanh được mở ra từ đây. Quả thật sách lược ngoại
2
Là người đốc xuất hậu quân, làm đốc chiến, được chỉ định đem quân truy kích bọn Tôn Sĩ Nghị lên tận biên
giới, tên thật là Vũ Văn Dũng hoặc Nguyễn Văn Lộc
20
giao của triều đại Tây Sơn là một minh chứng rõ nét cho việc dùng ngoại giao
để mở cho kẻ địch, là “nước lớn”, “thiên triều” một lối thoát, giữ thể diện vì
bị một nước nhỏ đánh bại, do đó tránh cho dân tộc ta cuộc chiến tranh trả thù
đẫm máu đã được lên kế hoạch với 50 vạn quân.
Phong vương cho Quang Trung: Chuyến đi sang Trung Quốc của sứ bộ
Nguyễn Quang Hiển tháng 6 năm 1789 đã hoàn thành sứ mệnh cầu phong cho
Quang Trung. Để tuyên phong vương tước, ngày 1 tháng 8 năm 1789, Phúc
Khang An phái Thành Lâm đem thơ ngự chế và sắc dụ sang Thăng Long.
Trong bức thư trao đổi đi lại dàn xếp với Phúc Khang An, “vua Quang Trung
định sẽ ra Thăng Long để tiếp đón sắc thư nhưng còn vin đường sá hư hỏng,
tất phải chậm trễ vì đợi sửa chữa cầu cống”, bức thư sau “Quang Trung lại nói
vì được tin có đến hơn một trăm chiếc thuyền “lạ”, trưng cờ Thanh và khí giới
Thanh đang cướp bóc cư dân miền duyên hải nên ngài phải vội vã quay về
Phú Xuân” [3, tr. 223]. Sau đó, ông lại lấy lý do là đau ốm hay thành Thăng
Long “vượng khí đã tiêu, dân cư thưa thớt” để trì hoãn việc ra thành Thăng
Long nhận sắc phong mà ép nhà Thanh phải vào Thuận Hoá. Trong khi đấy,
hai viên quan của triều Thanh cũng được lệnh là phải làm lễ tuyên phong ở

Thăng Long cho nên không dám vào Phú Xuân theo lời mời của Quang
Trung. Sau đó, Nguyễn Huệ cho người giả làm Ông ra Thăng Long đón lệnh
tiếp đón sắc thư và bài thư ngự chế của vua Càn Long. Việc sắc phong cho
Quang Trung là một thắng lợi ngoại giao lớn của nhà Tây Sơn, nó chính thức
phủ nhận cơ sở pháp lý để tồn tại của nhà Lê và sự chính thống của nhà Tây
Sơn.
Vua Quang Trung giả sang nhà Thanh: Mùa xuân năm 1790, Phúc
Khang An giục Quang Trung sửa hành trang sang triều cận vua Thanh như
hẹn ước. Nhưng vua Quang Trung lấy cớ là mẹ chết, phải chịu tang, rồi xin
cho con là Quang Thuỳ đi thay. Phúc Khang An liền cho người sang Đại Việt
bảo cho vua Quang Trung biết rằng nếu không thể đi được thì nên tìm một
21
người có dung mạo giống nhà vua đi thay. Vì thế Phạm Công Trị đóng vai
Quang Trung giả rồi cùng “Ngô Văn Sở, Đặng Văn Chân, Phan Huy Ích, Vũ
Huy Tấn, Vũ Danh Tiêu, Nguyễn Tiến Lỗ, Đỗ Văn Công” [40, tr. 524] đem
theo đủ lễ vật và thêm hai thớt voi đực sang Yên Kinh dự lễ bát tuần thượng
thọ của vua Càn Long. Vua Quang Trung giả được đón tiếp trọng thể và ban
thưởng hậu hĩnh. “Trong lúc sứ bộ đang ở Yên Kinh thì bọn giặc biển đánh
phá miền duyên hải Trung Quốc giáp với nước ta. Tướng Trung Hoa là Trần
Diệu Cần nhờ viên biên tướng Việt Nam là Phạm Quang Chương giúp sức,
tiêu diệt được bọn giặc biển” [45, tr. 139]. Vì thế vua Càn Long đã ban
thưởng cho Quang Chương rất hậu hĩnh càng tỏ ra tin tưởng tấm lòng thành
thật của vua Quang Trung. Cuộc đón tiếp vua Quang Trung giả ấy “tốn tiền
bạc hơn cả quân phí một cuộc viễn chinh lớn” [30, tr. 50] đủ cho thấy thắng
lợi ngoại giao này rực rỡ như thế nào. Phái bộ này cũng có ảnh hưởng rất lớn
đến thái độ của nhà Thanh. “Tháng 4 năm Tân Hợi (1791), triều đình nhà
Thanh cho đem đày bọn cựu thần nhà Lê đi các nước. Còn Lê Chiêu Thống
và gia đình hắn bị giam lỏng tai “Tây An Nam dinh” trong kinh thành Yên
Kinh” [6, tr. 317]. Như vậy mưu đồ phục thù của bon xâm lược nhà Thanh bị
dẹp tan.

Bỏ lệ cống người vàng: Từ Lê Thái Tổ đến thế kỷ XVIII, để “trả tội” giết
Liễu Thăng, viên tướng tài năng của nhà Minh, đã thành lệ, mỗi năm nước
Đại Việt phải đúc người vàng làm lễ cống. Năm 1789, Phúc Khang An đã đòi
Nguyễn Huệ theo lệ cũ cống người vàng nhưng Nguyễn Huệ đã sai Ngô Thì
Nhậm viết một bức thư trong đó có trình bày đủ lý lẽ, không có tội với nhà Lê
cũng không có tội với nhà Thanh đưa cho Phúc Khang An đề nghị vua Thanh
bỏ lệ cống người vàng. Và Càn Long đã phải nhượng bộ, lệ cống người vàng
được bãi bỏ hẳn. Từ năm 1792, triều Thanh đặt cho Đại Việt một lễ cống độc
đáo (2 năm – 1 lần) không quy định cống phẩm, trong thực tế nó trở thành
danh nghĩa vì theo lời Càn Long trong dụ viết thì: “ta đánh giá ý thức của
22
vương cao hơn các loại và số lượng cống vật”. Trên thực tế, từ năm 1792,
cống phẩm của Đại Việt là những đồ vật độc đáo như “các chiến lợi phẩm thu
đựoc trên chiến trường ở các nước láng giềng phía Tây, những sách binh pháp
cũng như những quyển sách ghi về chế độ mục nát của Lê Chiêu Thống” [38,
tr. 77]. Những tặng phẩm ấy vừa có ý nghĩa biểu dương sức mạnh của quân
đội Tây Sơn, vừa nói lên lòng tự hào về nghệ thuật quân sự của dân tộc, vừa
vạch rõ cho bọn phong kiến nhà Thanh biết rằng những hành động theo gót
bọn phản động nhà Lê, xâm lược Đại Việt là trái với nguyện vọng của nhân
dân Đại Việt, không được nhân dân Đại Việt ủng hộ và nhất định phải thất
bại.
Cầu hôn công chúa Mãn Thanh và đòi lại đất Lưỡng Quảng: Khoảng
giữa năm 1792 vua Quang Trung sai người làm biểu sang nhà Thanh cầu hôn
và xin đất Lưỡng Quảng để đóng đô và người được cử đi sứ nước Thanh làm
nhiệm vụ là Vũ Văn Dũng. Cả hai yêu cầu trên đều được vua Càn Long bằng
lòng nhưng chỉ cho một tỉnh làm đất đóng đô. Công việc ngoại giao đang tiến
hành thuận lợi thì phải bỏ dở vì vua Quang Trung mất.
Trong chính sách ngoại giao của nhà Tây Sơn, Quang Trung còn chủ
trương liên kết và giúp đỡ những tổ chức nghĩa quân Trung Quốc đang chống
lại triều đình Mãn Thanh, khiến triều đình phải lo đối phó với họ, không có

thời gian rảnh rỗi để nhòm ngó vào Bắc Hà. Quang Trung cũng liên kết với tổ
chức Thiên địa hội ở Tứ Xuyên. Tại vùng duyên hải Quảng Đông, Phúc Kiến
có lực lượng các toán nghĩa quân mà được biết dưới cái tên “giặc tàu ô”
tương đối quan trọng với hơn 100 chiến thuyền đã nhận được sự giúp đỡ và
ủng hộ của Quang Trung. Quang Trung đã phong cho 12 người thủ lĩnh của
họ làm tổng binh và ban bằng sắc, ấn tín Đại Việt cho họ. Những toán nghĩa
quân này đồng thời làm một lúc hai nhiệm vụ: đánh phá các miền duyên hải
Trung Quốc, giữ chân quân đội nhà Thanh không cho chúng xâm lấn Bắc Hà,
23
và tiến xuống vùng biển Bình Khang, Bình Thuận, hợp tác với quân đội
Nguyễn Nhạc đánh phá vùng duyên hải Gia Định.
Phát triển quan hệ thông thương, buôn bán cũng là một trong những mục
tiêu quan trọng của ngoại giao giai đoạn này nhằm phát triển kinh tế đất nước,
tăng thêm nội lực. Dưới thời trị vì của vua Quang Trung, quan hệ ngoại
thương với Trung Quốc là đáng kể và phát triển nhộn nhịp nhất. Ngày 4 tháng
12 năm 1789, trong đạo chỉ của Càn Long về việc thông thương với Đại Việt
nêu rõ: “Còn việc thông thương với An Nam, từ khi bị cấm đến nay, nước ấy
không có hàng hoá của nội địa. Những vật dụng hàng ngày của dân gian tất là
thiếu thốn. Nay nước ấy đã thành tâm quy phụ, giữ chức phiên bang, thì nhân
dân hạt ấy đều là xích tử của ta. Ta nên cho mở cảng thông thương, sớm ngày
nào thì dân được lợi ngày ấy. Vả lại, An Nam vừa bị nạn binh đao, làng mạc
tan nát, tài lực đều hết, lại càng phải kíp cho thông thương ngay, để hoá vật
chỗ này lưu thông sang chỗ khác, mà nhân dân được giàu có. Vậy chuẩn sức
cho Đốc phủ miền duyên hải cho mở các cửa cảng và cho thông thương như
trước” [dẫn theo 26, tr. 23]. Qua năm Nhâm Tý (1792), vua Quang Trung sai
Võ Kỉnh Thành, Trần Ngọc Thuỷ sang triều đình nhà Thanh hiến thiệp, xin
mở cửa ải Bình Thuỷ ở Cao băng và Du Thôn ở Lạng Sơn để cho Bắc Nam
qua lại buôn bán với nhau được miễn thuế, lại xin lập nha hàng ở phủ Nam
Ninh tỉnh Quảng Tây để người Nam qua đó sinh sống, vua Càn Long đều
chấp thuận những điều này.

Triều đại Quang Trung tuy ngắn ngủi nhưng thời đại Quang Trung lại là
một trong những thời đại có những thắng lợi ngoại giao rực rỡ nhất. Bằng
chính sách ngoại giao khéo léo, Quang Trung đã thực hiện thành công các vấn
đề:
 Ngăn chặn âm mưu phục thù của 50 vạn quân Thanh
 Triều đình Mãn Thanh phải chính thức thừa nhận Quang Trung là vua
nước An Nam
24
 Yêu cầu Càn Long trao trả bè lũ Lê Chiêu Thống, thủ tiêu hoàn toàn ý
đồ phục thù, xoá bỏ hẳn tình trạng chiến tranh giữa hai nước
Những thắng lợi ngoại giao với Mãn Thanh đã giúp Quang Trung giữ yên
mặt Bắc, tập trung lực lượng xây dựng đất nước và chuẩn bị đánh Gia Định.
2.2. Ngoại giao với các quốc gia ở Đông Nam Á lục địa
Từ rất sớm Đông Nam Á đã là một khu vực lịch sử - văn hoá một chỉnh
thể được sản sinh trong một môi trường và điều kện lịch sử cụ thể. Đặc biệt,
các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á lục địa, mối liên hệ giữa các nước
được thiết lập từ rất sớm do có chung một không gian địa lý, chung một cội
nguồn văn hoá và đặc biệt là có chung số phận lịch sử. Nếu như đại dương là
yếu tố liên kết các quốc gia Đông Nam Á hải đảo thì đặc trưng lịch sử của các
quốc gia Đông Nam Á lục địa hay bán đảo là “những bộ tộc kiên cường nhất,
đã liên tục thiên di về phương Nam” [15, tr.33] và chỉ có những đồng bằng
phì nhiêu mới cung cấp được tương đối đầy đủ vật tư cho phép thành lập
những quốc gia lớn này. Khác với Trung Hoa, điểm xuất phát cho thể chế
trung ương tập quyền là vì lợi ích của một dòng họ mà đứng ra xưng đế thì ở
các quốc gia Đông Nam Á lục địa, đó là sự đại diện cho cả nước, cả một dân
tộc. Phải chăng vì thế mà các quốc gia Đông Nam Á có khả năng chống lại
các cuộc xâm lăng từ bên ngoài, bảo vệ nền văn hoá truyền thống chống đồng
hoá. Đồng thời, bằng tính “bản địa hoá”, các quốc gia Đông Nam Á cũng tiếp
thu được những tinh hoa văn hoá lớn của châu Á và biến nó thành đặc trưng
văn hoá của riêng mình. Và những đặc điểm này đã trở thành sợi dây liên kết

các quốc gia trong khu vực. Quan hệ giữa Đại Việt và các quốc gia trong khu
vực diễn ra từ rất lâu trong lịch sử như là một tất yếu khách quan dựa trên cơ
sở phát triển ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân. Suốt 1000 năm Bắc
thuộc, quan hệ giữa Đại Việt với các nước Đông Nam Á bị giảm sút hoặc
chấm dứt về mặt nhà nước nhưng quan hệ thương mại giữa nhân dân Đại Việt
25

×