Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

báo cáo Thực tập tốt nghiệp khoa chăn nuôi thú y – trung học nông nghiệp Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (812.71 KB, 58 trang )

PHỤ L

ỤC
LỜI CẢM ƠN 3
PHẦN MỘT: ĐẶT VÂN ĐỀ 4
PHẦN II: ĐIỀU TRA CƠ BẢN 6
A. Đặc điểm của Quận Hoàng Mai 6
B.Phường Đại Kim 6
1. Vị trí của Phường 6
2. Đặc điểm của phường Đại Kim 7
3. Điều kiện kinh tế của địa phương. 8
4. Tình hình kinh tế 9
5. Tình hình xã hội 9
6. Tình hình chăn nuôi thú y và dịch bệnh năm gần đây 9
6.1Chăn nuôi 9
6.2. Thú y 11
6.3. Tình hình dịch bệnh năm gần đây 11
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THỰC TẬP 12
A. NỘI DUNG THỰC TẬP 12
B. KẾT QUẢ THỰC TẬP 13
1. Phương pháp chăn nuôi tại phường: 13
2. Phòng dịch 15
2.1. Bệnh dại 16
2.2. Bệnh lở mồm long móng (LMLM) 19
2.3. Bệnh dịch tả lợn 20
3. Kết quả thực tập khám và điều trị bệnh cho gia súc tại phường Đại Kim và phòng chẩn đoán bệnh viện trung ương 21
3.1 Hỏi bệnh 22
3.2 Lấy nhiệt độ 22
3.4 Cho uống thuốc 23
3.5 Cách tiêm 23
3.6 Thụt rửa 24


3.7. Đặt thuốc: 24
3.8 Đỡ đẻ: 24
3.9 Truyền dung dịch: 25
C. MÔ TẢ MỘT SỐ CA BỆNH THƯỜNG GẶP Ở VẬT NUÔI MÀ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI PHƯỜNG VÀ PHÒNG CHẨN
ĐOÁN. 26
1. Bệnh truyền nhiễm 26
2. Bệnh nội khoa 29
3. Bệnh ngoại khoa 34
4. Bệnh sản khoa 36
5. Bệnh ký sinh trùng 39
6. Đỡ đẻ cho gia súc 41
7. Triệt sản cho gia súc 43
D. KÊT QUẢ THỰC TẬP KIẾM ĐỘNG VẬT TẠI CHỢ KIM GIANG, CHỢ ĐẠI TỪ CỦA PHƯỜNG ĐẠI KIM QUẬN HOÀNG MAI 47
1. Dụng cụ khám và đóng dấu 47
2. Quan sát bên ngoài: 48
2.1-Quan sát trình tự: 48
2.2. Cách phân biệt và xử lý thịt-Phủ tạng màu sắc bệnh truyền nhiễm: 49
3. Tình hình thuốc thú y : 53
PHẦN IV : KẾT LUẬN 55
PHẦN V : TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 56
1.Tồn tại : 56
2. Đề nghị : 56
LỜI CẢM ƠN
Kính gửi: Trung Tâm Chẩn Đoán Chi Cục Thú Y Hà Nội & Trạm
Thú Y Quận Hoàng Mai.
Em là : THÂN THỊ UYÊN học viên lớp CN trường trung học nông
nghiệp Hà Nội.
Trong thời gian vừa qua, được sự phân công của nhà trường và ban
chăn nuôi thú y, em đã được thực tập tại trung tâm và quý trạm. Trong thời
gian thực tập được sự giúp đỡ nhiệt tình và hướng dẫn tận tay của các Bác

lãnh đạo, anh chị trong trung tâm cùng sự chỉ bảo của thày cô trong ban thú
y, em đã được học tập nhiều kĩ năng và nâng cao nghiệp vụ của một nhan
viên thú y.
Vì vậy nay em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Bác, các anh
chị trong trung tâm cùng các thầy cô trong trường. Em xin cảm ơn ban lãnh
đạo trung tâm chẩn đoán trung ương chi cục thú y HN đã quan tâm tạo điều
kiện cho em hoàn thành đợt thực tập vừa qua
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2007
Học viên
Thân Thị Uyên
PHẦN MỘT: ĐẶT VÂN ĐỀ
Nước ta là một nước nông nghiệp nó giữ vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế quốc dân, Trong đó ngành chăn nuôi chiếm vị chí rất quan trọng
trong nông nghiệp.Nó không những cung cấp một lượng lớn thực phẩm cho
con người như: trứng, sữa…mà còn cung câp nguyên liệu cho xuất khẩu.
Đồng thời ngành chăn nuôi còn góp phần tạo công ăn việc làm cho phần
lớn nông dân ở các vùng nông thôn ở nước ta.
Với ý nghĩa quan trọng đó đảng và chính phủ ta luôn lấy trọng tâm
chính là nông nghiệp Đảng và nhà nước đã có nhiều khuyến khích ưu đãi
cho nông dân phát triển ngành chăn nuôi ví dụ: phát triển ngành chăn nuôi
ở vùng núi là đưa con giống giao cho từng hộ gia đình để lai hoá đàn bò
việt nam tạo công ăn việc làm cho nông dân vùng sâu hay truyền thông
những kinh nghiệm tìm con giống mới cho nông dân trong sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước.Trước tình hìnhnước ta gặp nhiều khó
khăn mà trong đó 80 % dân số nước ta sống dựa vào nông nghiệp, vì thế
mà mấy năm gần đây ngành chăn nuôi- thú y đã có những bước phát triển
nhảy vọt song song với bước tiến ấy công tác giống ngày càng được trang
bị những kiến thức khoa học kĩ thuật hiên đại để nâng cao chất lượng cũng
như số lượng đàn gia súc, gia cầm các loại.

Trong ngành chăn nuôi nếu có một nguồn thức ăn dôì dào, kỹ thuật
chăn nuôi cao, công tác thú y tốt mà không có nguồn giống thật tốt thì hiệu
quả chăn nuôi cũng không cao chất lượng sản phẩm kém thiệt hại về kinh
tế đồng thời nguồn giống không tốt không dồi dào về số lượng phong phú
về chủng loại cũng làm cho số lượng đàn gia súc giảm xuống ngành chăn
nuôi xẽ kém phát triển .Chính vì vậy mà công tác giống chiếm một vị chí
quan trọng trong ngành chăn nuôi nói riêng và trong ngành nông nghiệp nói
chung.
Xuất phát từ những nhận định chung trường trung học Nông Nghiệp
Hà Nội cũng như các trường nông nghiệp khác trong cả nước đã và đang
đào tạo ra hàng trăm cán bộ, công nhân có chuyên môn cao. Cá nhân em là
một học sinh ở trường em luôn hiểu sâu sắc và xác định mục tiêu học là lý
thuyết phải đi đôi với thưc hành đó là phải gắn liền với thực tế sản xuất.Cứ
hàng năm sau mỗi khoá học nhà trường lại có kế hoạch hướng dẫn học sinh
về các cơ sở sản xuất thực tập tốt nghiệp tạo điều kiện cho các học sinh học
tập thực tế sản xuất nhằm bổ xung mở rộng thực tế sản xuất và nâng cao
tay nghề.
Dưới sự chỉ đạo của Ban Chăn Nuôi Thú Y trường Trung Học Nông
Nghiệp Hà Nội em được về thực tập tại Phòng Chẩn Đoán của Chi Cục
Thú Y Hà Nội và Phường Đại Kim thuộc Quận Hoàng Mai, đến nay thời
gian thực tập của em đã hết em xin được viết báo cáo này nhằm hệ thống
lại kết quả mà bản thân em đã đạt được trong thời gian qua.
PHẦN II: ĐIỀU TRA CƠ BẢN
A. Đặc điểm của Quận Hoàng Mai
Hoàng Mai là một quận mới được hình thành từ năm 2004 từ một
phần của huyện Thanh Trì cũ nằm ở phía nam của thành phố Hà Nội, có
đường quốc lộ 1A, 1B chạy qua nên rất thuận lợi cho việc giao lưu vận
chuyển hàng hoá nói chung và việc vận chuyển gia súc gia cầm, thực phẩm
tiêu dùng nói riêng. Hàng ngày, lượng thịt gia súc gia cầm tiêu dùng trong
thành phố được vận chuyển qua Quận. Mặt khác, quận Hoàng Mai cũng là

một trong những địa điểm tiêu úng của cả thành phố nên đây là một trong
những nguy cơ tiềm ẩn làm mầm bệnh lây lan, phát dịch cho đàn vật nuôi
và ô nhiễm môi trường.
Quận Hoàng Mai chia làm 14 phường gồm:
STT Tên phường STT Tên phường
1 Yên Sở 8 Giáp Bát
2 Trần Phú 9 Mai Động
3 Vĩnh Hưng 10 Tương Mai
4 Thanh Trì 11 Hoàng Văn Thụ
5 Thịnh Liệt 12 Hòang Liệt
6 Tân Mai 13 Định Công
7 Lĩnh Nam 14 Đại Kim
B.Phường Đại Kim
1. Vị trí của Phường
Đại Kim là một trong 26 xã thuộc huyện Thanh Trì cũ nay là phường
Đại Kim thuộc quận Hoàng Mai.
Vị trí điạ lý của phường Đại Kim:
-Phía bắc: giáp hai phường là phường Định Công và phường
Khương Đình.
-Phía đông: giáp phường Thịnh Liệt.
-Phía tây: giáp xã Tân Triều.
-Phía nam: giáp hai phường là phường Thanh Liệt và phường Hoàng
Liệt.
Phường Đại Kim có sông Tô Lịch chạy dọc theo hướng bắc- nam,
phần đất phía đông là hồ nước Đại Từ.
Phường Đại Kim gồm 4 cụm:
- Cụm Đại Từ.
- Cụm Kim Lũ.
- Cụm Kim Văn.
- Cụm Kim Giang.

Phường có vị trí rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hoá xã
hội và khoa học kỹ thuật.
2. Đặc điểm của phường Đại Kim.
Phường Đại Kim là một phường nằm giữa quận Hoàng Mai, cạnh thị
trấn Văn Điển và ven quốc lộ 1A nên có rất nhiều điều kiện phát triển kinh
tế, giao lưu buôn bán các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm gia
súc gia cầm. Bên cạnh đó, Đại Kim là một xã chuyển lên phường nên đây
vẫn là nơi đồng trũng, hệ thống xử lý rác thải và nước thải sinh hoạt chưa
được triệt để, lại có nhánh sông Tô Lịch chảy qua là nơi chứa nước thải của
thành phố. Do vậy, đó là những nguy cơ tiềm ẩn của các mầm bệnh phát
triển, phát bệnh cho gia súc gia cầm.
Ngoài vấn đề nước thải, phường còn bị ảnh hưởng bởi rác thải công
nghiệp của các công ty: công ty tóc giả, công ty bánh kẹo…., rác thải y tế
và cả khu mai táng của Phường.

Điều đó đã làm ảnh hưởng đến nguồn
nước, không khí của phường.
3. Điều kiện kinh tế của địa phương.
Phường có 330000 hộ dân và 195000 nhân khẩu nên có nguồn nhân
lực dồi dào.Hiện nay, nghề nghiệp chính là nông nghiệp và làm nghề tự do,
một phần là công nhân viên chức. Để tạo điều kiện cho phát triển nông
nghiệp nên phường dành 12,3 ha cho trông trọt nhằm tạo nguồn lương
thực, thực phẩm vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, vừa cho chăn nuôi.
Tuy phường có vị trí thuận lợi nhưng phường cũng có nhiều khó
khăn do có sông Tô Lịch chảy qua_ là nơi chứa nước thải của thành phố.
Hơn nữa, do quá trình đô thị hoá nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày
càng thu hẹp thay vào đó là việc xây dựng nhà trung cư, xây dựng khu
công nghiệp, các cửa hàng đã gây ra ô nhiễm môi trường là nguồn dịch
bệnh. Bên cạnh đó, việc đô thị hoá đã cải thiện, nâng cao hệ thống thuỷ lợi
nên việc tưới tiêu không gặp khó khăn trong mùa khô và việc thoát nước

trong mùa mưa không gây úng ngập.
Hiện nay, ngành chăn nuôi trong phường cũng không phát triển lắm,
chỉ các hộ chăn nuôi thu nhỏ theo quy mô hình tận dụng. Các quy trình
chăn nuôi theo tiến bộ khoa học kỹ thuật thì chưa được áp dụng nên sản
lượng cung cấp thịt ra thị trường không nhiều.
Để khắc phục được những khó khăn trên và phát huy được các mặt
mạnh để đời sống kinh tế của người dân từng bước được cải thiện, phường
có một số dự án đầu tư quy hoạch và nâng cấp cơ sở hạ tầng: xây thêm
trường học, tu sửa bệnh xá, đường làng, ngõ xóm, cung cấp các loại giống,
vật nuôi có năng suất giá trị kinh tế cao.
4. Tình hình kinh tế
Thu nhập của người dân trong phường nếu chỉ dựa vào cây lúa, hoa
màu thì chưa đủ, vì vậy, các ngành nghề phụ xuất hiện và đang phát triển
như: nấu rượu, buôn bán nhỏ và các xưởng sản xuất nhỏ mọc lên nên thu
nhập của người dân cao hơn, đới sống được cải thiện.
5. Tình hình xã hội
Trước đây người dân chủ yếu sống bằng nghề nông cho nên thành
phần xã hội phần lớn là nông dân. Từ khi chuyển lên phường và do sự phát
triển của xã hội , do ý thức của người dân nên tầng lớp trí thức ngày càng
nhiều, trình độ văn hoá ngày càng cao, ý thức của người dân cũng tăng lên.
Số người học đại học tăng, thoát li nhiều nên các tệ nạn xã hội như cờ bạc,
rượu chè, đánh nhau… ít xảy ra, thay vào đó là mối đoàn kết ngõ, xóm.
6. Tình hình chăn nuôi thú y và dịch bệnh năm gần đây
6.1Chăn nuôi
a. Chăn nuôi trâu bò
Trong thời kỳ bao cấp trâu bò rất quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp, nó cung cấp phân bón và sức kéo. Nhưng ngày nay, do diện tích đất
nông nghiệp bị thu hẹp, hơn nữa nông nghiệp đang phát triển theo hướng
công nghiệp hoá hiện đại hoá nên hình ảnh “con trâu đi trước, cái cầy theo
sau” đã không còn. Số lượng trâu bò giảm đi đáng kể. Hiện nay toàn

phường chỉ có 15 con cả trâu và bò.
b. Chăn nuôi lợn
Trong mấy năm gần đây chăn nuôi lợn cũng giảm, chủ yếu chăn
nuôi theo mô hình tận dụng. Mỗi một hộ gia đình chỉ nuôi 1 đến 2 con, các
hộ nuôi nhiều cũng thì 20 đến 40 con. Hiện nay, toàn phường có 323 con
lợn.
c. Chăn nuôi gia cầm
Vì từ một xã chuyển lên phường và thuộc quận nên theo quyết
định………. Không được nuôi gia cầm trong nội thành nên lượng gia cầm
trong phường không có nhiều, chỉ có một số gà, vịt, gà chọi và chim cảnh.
Số lượng gia cầm trong phường gồm:
- Gà các loại : 53 con.
- Vịt : 15 con.
- Chim cảnh : 33 con.

Vậy tổng số đàn gia súc gia cầm trong toàn phường là 439:
STT Loài gia súc Số lượng Tỷ lệ đực
1 Trâu, bò 15
2 Lợn 323
3 Gia cầm 101
Qua bảng số liệu cho thấy tỷ lệ trâu bò ở phường không được
phát triển, nhưng lợn phát triển nhiều hơn vì có một số hộ chuyên nuôi lợn
để cung cấp thịt cho thị trường. Về gia cầm thì không phát triển vì là
phường thuộc quận nội thành nên bị cấm không đựơc nuôi.
d. Tình hình con giống
- Lợn: chủ yếu là lợn lai kinh tế giữa Landarce với móng cái.
- Trâu bò: thường là trâu bò Việt Nam, bò vàng lai với lai Sind.
- Gia cầm: các loại gà ta ( gà ri), gà lương phượng, gà tre. Các loại
vịt: vịt siêu trứng.
Tất cả các giống trên đều dễ nuôi, phù hợp với bà con chăn nuôi thả

ngoài đồng, lại cho hiệu quả kinh tế cao.
6.2. Thú y
Vì chính em là thú y trưởng và hai bạn thú y viên ở cụm Đại Từ và
Kim Văn đã trực tiếp tham gia tổ chức các đợt tiêm phòng cho gia cầm gia
súc như bệnh dại ở chó mèo, lở mồm long móng (LMLM), tụ huyết trùng ở
trâu bò, 4 bệnh đỏ ở lợn. Hình thức tiêm phòng chủ yếu theo kiểu cuốn
chiếu, tổ chức các dây tiêm. Ngoài ra, em tự đi điều trị các ca bệnh nếu chủ
gia súc có nhu cầu.
6.3. Tình hình dịch bệnh năm gần đây
Năm 2006 xảy ra dịch LMLM tại nhà ông Nguyễn Văn Lập, Nguyễn
Văn Thống và Nguyễn Văn Hiền tại tổ 22 của phường với tổng số con bị là
7 con b, trong đó có 3 con bị nặng và chết nhưng bệnh dịch đã được dập tắt
nhanh chóng.Sau đó, bệnh không còn xảy ra do được tiêm phòngđầy đủ và
triệt để. Chỉ xuất hiện một số bệnh như: viêm phổi, viêm ruột…nhưng được
điều trị kịp thời, đầy đủ và nhanh chóng bình phục.
Vì phường xảy ra ổ dịch nên Quận lập ra 4 chốt trong đó có 1 chốt
đặt tại phường Đại Kim để không cho xuất nhập gia súc vào phường. Tại
chốt ở phường em cũng được tham gia trực tiếp từ ngày 22/8/2006 đến
ngày 22/01/ 2007_ là ngày công bố hết dịch. Trong thời gian trực chốt em
cũng tham gia phun thuốc tiêu độc và tham gia điều trị cho những con bò
mắc bệnh.
BẢNG SỐ LƯỢNG GIA SÚC GIA CẦM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
CỦA PHƯỜNG ĐẠI KIM
Năm Trâu bò Lợn Gia cầm Chó mèo
2001 165 890 980 1300
2002 148 600 890 1390
2003 137 602 667 1210
2004 106 495 525 1115
2005 80 450 401 1200
2006 91 400 300 1060

2007 15 323 101 1398
Qua bảng số liệu trên ta có nhận xét sau:
- Số đầu con của các năm luôn thay đổi tương đố:
+ Đặc biệt là trâu bò: năm 2001 là 165 con thì đến năm 2007 chỉ
còn 15 con.
+ Lợn năm 2001 là 890 con thì đến năm 2007 chỉ còn 323 con.
+ Vì là Quận nội thành nên số lượng gia cầm giảm rõ rệt: năm 2001
là 980 con thì đến 2007 chỉ có 101 con.
- Sở dĩ có sự thay đổi như như vậy là do sự phát triển kinh tế của
phường thay đổi như chăn nuôi trâu bò không phù hợp với người dân. Họ
có các nghề phụ có thu nhập kinh tế cao hơn nghề chăn nuôi trâu bò. Còn
chăn nuôi lợn không còn được như trước vì một số gia đình chỉ nuôi theo
mô hình chăn nuôi tận dụng các sản phẩm thừa, phế phẩm phụ từ nghề phụ
như nghề làm đậu, nấu rượu…Nhưng bên cạnh đó chăn nuôi chó ngày càng
tăng do nhu cầu giữ nhà của chủ hộ. Do đó, hộ nuôi chó để giữ nhà với số
lượng nhiều.
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THỰC TẬP.
A. NỘI DUNG THỰC TẬP
Để thực hiện tốt yêu cầu và mục đích cuả nhà trường nhằm đào tạo
cán bộ chăn nuôi thú y không chỉ nắm vững về lý thuyết mà còn thành thạo
về thực hành.
Trong ba tháng thực tập vừa qua em đã học hỏi quan sát thực tế
những nội dung mà trường và ban chăn nuôi đã đề ra với những nội dung
sau:
1.Công tác tuyên truyền tổ chức tiêm phòng bệnh truyền nhiễm cho
gia súc gia cầm, phòng dại cho đàn chó, phòng LMLM cho trâu bò…
Tuyên truyền thuyết phục nhân dân trong, phường hiểu rõ được
nghĩa tác dụng và tầm quan trọng của việc tiêm phòng.
1. Tham gia điều trị bệnh cho gia súc.
*Biết chẩn đoán và điều trị bệnh .

*Thành thạo các thao tác: cho gia súc uống thuốc, thụt rửa ,lấy
thân nhiệt, sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh cho gia súc.

*Biết tẩy ký sinh trùng.
3. Công tác kiểm dịch động vật
Thực hiện quy trình kiểm tra vệ sinh thú-y tại các chợ trong phường,
các quán ăn kinh doanh sản phẩm gia súc gia cầm.
4. Tìm hiểu công tác tổ chức quản lý của trạm thú y quận Hoàng
Mai.
B. KẾT QUẢ THỰC TẬP
1. Phương pháp chăn nuôi tại phường:
Như ta đã biết Việt Nam là một nước thuần nông , tỷ lệ nông nghiệp
chiếm tới 80% trong cơ cấu ngành.Chính vì điều đó mà nó ảnh hưởng đến
tập quán chăn nuôi của bà con nông dân rất nhiều .Từ trong chăn nuôi
người nông dân luôn mang một suy nghĩ rằng nuôi lợn chỉ để tận dụng thức
ăn thừa là chính còn không nghĩ nhiều lắm đến vấn đề sản xuất.Do vậy mà
hiện nay tư tưởng đó tuy đã thay đổi nhiều nhưng vẫn còn một số gia đình
áp dụng chăn nuôi theo kiểu tận dụng.
Đại Kim là một phường tuy trong mấy năm gần đây đã có nhiều biến
chuyển về kinh tế nhưng tập quán chăn nuôi vẫn không cải tiến, các hộ chủ
yếu vẫn tận dụng các sản phẩm dư thừa của bữa ăn gia đình các phế phẩm
như: bã bia, bã rượu, bã đậu… được đưa vào làm thức ăn cho chăn nuôi.
Bên cạnh đó cũng có một số gia đình làm kinh tế mới theo hướng công
nghiệp họ nuôi rất nhiều (có gia đình nuôi tới 40 con lợn, tiêu biểu là anh
Nguyễn Khắc Hiếu ở tổ 22 nuôi 41 con). Vì vậy thức ăn dư thừa không
đảm bảo đủ số lượng cho gia súc như vậy. Cho nên ngoài thức ăn do gia
đình tận dụng họ còn nuôi theo hướng công nghiệp cho ăn các sản phẩm:
cám công nghiệp, các thức ăn hỗn hợp, thứ ăn bổ sung…Chuồng trại được
chú ý hơn, thông thoáng sạch xẽ có hệ thống nước thoát nước tiểu, phân…
Tuy nhiên số lượng này vẫn còn hạn chế trong phường Đại Kim nhưng

cũng đang được cải thiện dần tỉ lệ chăn nuôi theo phương thức tận dụng
của phường cao hơn so với tỉ lệ chăn nuôi theo phương thức công nghiệp
(80% > 20%). Có tỉ lệ chênh lệch đó ngoài lý do về tư tưởng trong chăn
nuôi như đã nêu trên thì còn do nguyên nhân chủ quan nữa là nguồn gốc
thức ăn có sẵn. Đại Kim là một xã mới chuyển lên phương lên phần lớn
người dân vẫn làm nghề nông, chủ yếu họ trồng rau màu, có gia đình trồng
đến hàng mẫu rau. Chính điều này mà trong nguồn thức ăn cho chăn nuôi
sản phẩm thức ăn tự nhiên được sử dụng rất nhiều, chiếm tỷ lệ chủ yếu
trong bữa ăn của gia súc, cho nên người dân chọn phương thức chăn nuôi
tận dụng là đa số. Điều này giúp bà con chăn nuôi kết hợp với trồng trọt
được chặt chẽ và hiệu quả. Sản phẩm của trồng trọt được phục vụ cho con
người nhưng những sản phẩm không hoàn hảo được tận dụng cho gia súc,
gia cầm. Tuy phương pháp chăn nuôi tận dụng này giá thành rất thấp, tiết
kiệm được một số chi phí nhưng thời gian chăn nuôi lại kéo dài và không
được an toàn, năng xuất lại thấp.
Có 2 nhà chăn nuôi theo hướng công nghiệp do hiểu được kỹ thuật
chăn nuôi này, họ qua thử nghiệm và thu được kết quả khả quan nên họ
phát triển phương thức chăn nuôi này. Tuy nhiên số hộ gia đình này chỉ là
số ít trong phường.
2. Phòng dịch
Công tác tuyên truyền và tổ chức tiêm phòng bệnh truyền nhiễm cho
đàn gia súc.
Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây lan do vi sinh vật gây ra làm cho con
vật có thể chết hàng loạt gây thiệt hại kinh tế ảnh hưởng tới số lượng đàn
gia súc và làm cho số gia súc giảm đáng kể. Trong khi đó, số lượng đàn
gian súc là nguồn cung cấp sản phẩm như sữa, thịt,… và là nguồn cung cấp
chất đạm trong bữa ăn hàng ngày của từng gia đình. Cho nên khi chúng ta
ăn phải động vật bị mắc bệnh như Lepto, bệnh gạo đóng dấu, bệnh dịch tả,
bệnh LMLM, tụ huyết trùng thì sẽ bị mắc bệnh và gây ảnh hưởng đến sức
khoẻ thậm chí còn đe doạ đến tính mạng. Trong một số bệnh truyền nhiễm,

chỉ có ít bệnh có thể chữa được, còn lại chỉ có thuốc phòng.
Chính vì vậy mà công tác phòng chống dịch bệnh là rất quan trọng.
Nếu làm tốt công tác phòng bệnh dịch, sẽ ngăn chặn và hạn chế được các
bệnh truyền nhiễm và các vụ dịch xảy ra. Như vậy, sẽ đảm bảo được số
lượng đàn gia súc, an toàn sức khoẻ và tính mạng cộng đồng.
2.1. Bệnh dại
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm chung cho nhiều loài gia súc và người
do virut gây rối loạn thần kinh bắt nguồn từ tuỷ sống và óc. Bệnh xảy ra
thường xuyên quanh năm nhất là vào mùa hè và mùa xuân, bệnh luôn đe
doạ tính mạng của con người và gia súc. Bệnh xảy ra tất cả ở các động vật
máu nóng nhưng mẫn cảm nhất là động vật ăn thịt như chó mèo đặc biệt là
người cảm thụ mạnh với bệnh này. Virut cư trú ở não, tuỷ sống và tuyến
nước bọt. Bệnh này xảy ra trực tiếp thông qua vết cắn, xây sát, tập trung ở
nước bọt con bệnh. Ngoài ra còn xuyên qua niêm mạc mắt lành, qua nhau
thai, qua đường hô hốp. Khi con vật ho, virut phân tán ra ngoài môi trường.
Thấy được bệnh dại nguy hiểm như vậy nên hiện nay bệnh dại là mối
quan tâm hàng đầu trong công tác phòng bệnh dại của quận nói riêng và cả
nước nói chung. Theo thông báo của quận thì năm 2007 cả nước đã có 27
trường hợp chết vì bệnh gia súc dại cắn. Hàng năm, quận Hoàng Mai dưới
sự chỉ đạo của chi cục thú y Hà Nội tổ chức các đợt tiêm phòng dại trong
khu vực của quận. Đối tượng tiêm là vật súc như chó mèo mà chó mèo là
vật nuôi rất gần gũi với con người và là nguồn lây bệnh trực tiếp sang
người. Hơn nữa những năm gần đây, chó mèo rất được ưa chuộng. Vậy
người ta nuôi không những để giữ nhà, bắt chuột, mà còn nuôi để làm cảnh
nên số chó mèo ngày càng tăng. Do đó việc kiểm soát chó mèo là rất quan
trọng. Vì vậy nắm được số lượng chó mèo thì mới tổ chức tiêm phòng được
triệt để.
Quy trình tiêm phòng dại cho chó mèo:
Ban chỉ đạo phòng chống dại ở quận nhiệm vụ triển khai kế hoạch
thực hiện tiêm phòng dại ở các phường dưới sự chỉ đạo của chi cục thú y

Hà Nội.
Cán bộ thú y lên kế hoạch ngày giờ tiêm phòng cụ thể cho từng
phường, cụm, tổ.
Sử dụng hệ thống thông tin tuyên truyền đại chúng để truyền tải
thông tin nâng cao trình độ dân trí giúp họ hiểu được tác hại và nguy hiểm
của bệnh dại và việc tiêm phòng dại là cần thiết như thế nào.
Phường cần gửi thông báo cho từng tổ, viết lên bảng tin từng tổ dân
phố.
UBND phường giao cho công an, ban bảo vệ dân phố, tổ trưởng tổ
dân phố cùng thú y đến từng hộ tiêm nên kết quả đạt được rất cao. Ban chỉ
đạo căn cứ vào số lượng chó mèo để đăng kí vacxin. Trên mỗi lọ vacxin
phải ghi nhãn đầy đủ, ngày sản xuất, hạn sử dụng.
Vacxin phải được bảo quản kĩ trong hộp đá, phải tránh ánh nắng mặt
trời.
Ban thú y phường tổ chức các dây tiêm đi đến từng hộ gia đình vận
động hướng dẫn chủ vật nuôi cố định con vật để tiêm phòng dại cho chó
mèo bằng vacxin Rasbisin và Rabigen mono liều 1ml / con / lần.
Hiệu lực bảo hộ là một năm.
Cách tiêm:
Beo da rồi tiêm, động tác nhanh gọn chính xác thuốc lấy đúng tiêu
chuẩn liều lượng quy định, vacxin phải đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật đề
ra.
Sau khi tiêm xong: viết đầy đủ vào giấy chứng nhận rồi đưa trả cho
chủ vật nuôi một giấy, thú y giữ một giấy để có căn cứ.
* Chú ý: chó mèo đang chửa, dưới 2 tháng tuổi hoặc ốm, không tiêm
vacxin dại.
Do làm tốt công tác tuyên truyền bệnh dại nguy hiểm và bệnh truyền
nhiễm gây chết người mà không có thuốc chữa, cách phòng duy nhất tiêm
vacxin dại.Vì chủ vật nuôi đã ý thức nguy hiểm của bệnh này nên tỉ lệ tiêm
phòng là tương đối cao.

Bên cạnh đó còn có một số hộ gia đình khi đến không có nhà hay bị
chó ốm, chó chửa và một số nhà không tự ý thức được tác hại của bệnh dại
nên không tiêm.
Bảng kết quả tiêm phòng dại:
Địa điểm Tổng số con chưa tiêm Số con được tiêm
Tổ 1 45 32
Tổ 2 12 18
Tổ 3 4 10
Tổ 4 7 18
Tổ 5 21 45
Tổ 6 3 12
Tổ 7 6 16
Tổ 8 9 21
Tổ 9 11 32
Tổ 10 8 33
Tổ 11 12 28
Tổ 12 5 6
Tổ 16 9 11
Tổ 17 24 12
Tổ 18 13 10
Tổ 19 17 3
Tổ 20 7 6
Tổ 21 31 11
Tổ 22 38 61
Tổ 24 19 5
Tổ 25 21 76
Tổ 26 16 56
Tổ 27 18 27
Tổ 28 22 21
Tổ 29 35 47

Tổ 30 21 30
Tổ 31 28 37
Tổ 32 41 38
Tổ 33 32 22
Tổ 34 6 15
Tổ 35 19 3
Tổ 38 10 5
Tổ 39 10 3
Tổ 41 21 16
Tổng số 601 797
2.2. Bệnh lở mồm long móng (LMLM)
Bệnh do virut hướng thượng bì non, bệnh thường gặp ở động vật
guốc chẵn (trâu, bò, lợn, dê…) ở mọi lứa tuổi. Chúng xâm nhập qua đường
tiêu hoá, da, niêm mạc tổn thương…
Phòng bệnh bằng cách dùng vacxin vô hoạt nhũ dầu chủng 10
(Đecivac) để tiêm: - Liều lượng chung 2ml / con (trâu, bò, lợn trên 20 ngày
tuổi, tiêm mũi 2 cách sau mũi 1 từ 4 đến 6 tuần).
- Bảo quản ở nhiệt độ 2
0
C đến 3
0
C tránh ánh sáng trực tiếp.
Vị trí tiêm: tiêm bắp.
Bảng kết quả tiêm phòng LMLM:
Địa điểm Số con chưa được tiêm Số con được tiêm
Tổ 2 10 31
Tổ 5 05 14
Tổ 7 08
Tổ 8 07 11
Tổ 11 15

Tổ 22 81
Tổ 23 06 08
Tổ 25 04 39
Tổ 26 04
Tổ 27 22
Tổ 28 25
Tổ 29 04
Tổ 32 04 40
Tổng số 36 302
2.3. Bệnh dịch tả lợn
Bệnh do virut thuộc nhóm Tortosuis, lợn mọi lứa tuổi đều mắc phải,
mầm bệnh có trong cơ quan phủ tạng, dụng cụ chăn nuôi.
Bệnh xâm nhập qua thức ăn, nước uống và các chất bài tiết.
Phòng bệnh: dùng vacxin dịch tả lợn đông khô.
- Lọ 50 liều + 50ml nước cất.
- Lọ 25 liều + 25ml nước cất.
- Lọ 20 liều + 20ml nước cất.
Vị trí tiêm: Tiêm bắp.
Bảng kết quả tiêm phòng dịch tả lợn
Địa điểm
Số con chưa
được tiêm
Số con được tiêm
Tổ 2 33
Tổ 5 05 14
Tổ 7 08
Tổ 8 11
Tổ 11 15
Tổ 22 03 81
Tổ 23 08

Tổ 25 04 39
Tổ 26 06
Tổ 27 22
Tổ 28 04 25
Tổ 29 05
Tổ 32 40
Tổng số 16 307
Qua quá trình đi tiêm phòng, em có nhận xét sau:
Thuận lợi:
Do tính chất nghiêm trọng của dịch bệnh nguy hại đến đàn gia súc,
gia cầm như bệnh LMLM, dịch tả lợn, cúm gà nên được các ngành các cấp
đặc biệt quan tâm từ Bộ nông nghiệp và phát triên nông thông, Cục thú y,
UBND thành phố, chi cục thú y Hà Nội, trạm thú y quận, UBND quận đã
có chỉ thị, văn bản để hướng dẫn chỉ đạo, đôn đốc công tác phòng chống
dịch.
Trạm thú y quận đề nghị phường: Tổ chức họp UBND phường, cụm,
tổ, tuyên truyền trên loa đài để toàn dân nắm bắt chủ trương, biện pháp
tiêm phòng cho đàn gia súc.
Tiến hành họp ban thú y để nắm bắt cụ thể số lượng đàn gia súc,
đăng kí lịch tiêm để trạm cung cấp thuốc.
Tất cả đi tiêm đều có các tổ trưởng dẫn đến từng hộ có gia súc để
tiêm.
Khó khăn:
Khó khăn chính vẫn là nhận thức của các hộ gia đình có vật nuôi
chưa thực hiện nghiêm pháp lệnh thú y mà nhà nước ban hành. Họ chưa
nhận thức được vai trò của việc tiêm phòng nhất là việc do tiêm phòng dại
cho chó thu với mức giá 15000 đồng / con khi đến tận nhà để tiêm. Do vậy,
đã có một số nhà không tiêm.
3. Kết quả thực tập khám và điều trị bệnh cho gia súc tại phường
Đại Kim và phòng chẩn đoán bệnh viện trung ương.

Phòng chẩn đoán là một đơn vị thuộc chi cục thú y Hà Nội.
Phòng gồm 3 bác sĩ chịu trách nhiệm khám và chữa bệnh cho gia
súc.
Nhiệm vụ của phòng: là một đơn vị để tiếp nhận khám và chữa bệnh
cho gia súc trong thành phố Hà Nội và cả nước.
Tại phòng chữa em được thực tập từ ngày 5/4/2007 đến 25/6/2007.
Tại đây, em được các bác sĩ thú y hướng dẫn nhiệt tình, được quan sát trực
tiếp, luyện tập thao tác kỹ thuật, tiếp nhận bệnh súc.
Qua thời gian thực tập, em được trực tiếp tham gia chẩn đoán và điều
trị cho gia súc và một số kỹ thuật thú y khác, các công việc gồm:
3.1 Hỏi bệnh
Khi tiếp xúc với bệnh súc, việc hỏi gia chủ để điều tra bệnh của con
vật: Hỏi thời gian con vật mắc bệnh lâu chưa? Có ăn hay không? Diễn biến
bệnh lâu chưa? Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng ra sau? Nó có những triệu
chứng biểu hiện như thế nào?
Hỏi bệnh kết hợp với xem mắt, mũi, da, lông và các lỗ tự nhiên xem
có xuất huyết không? Biểu hiện những gì? Khi đã quan sát xong ta mới có
hướng để chẩn đoán bệnh
3.2 Lấy nhiệt độ
Ta vẩy nhiệt kế cho cột thuỷ ngân xuống mức quy định rồi từ từ đưa
vào hậu môn để 5 phút sau đó mới lấy ra và đọc chỉ số ở trên thân nhiệt kế,
biết được nhiệt độ cơ thể ở mức bình thường hay đang bị bệnh.
Ví dụ ở mức bình thường:
Chó mèo: 38
0
C-38.5
0
C Gà: 40
0
C-42

0
C
Lợn: 38
0
C-40
0
C Trâu bò: 37.5
0
C-39.5
0
C
Ngựa: 37.5
0
C-38.5
0
C Dê cừu: 38.5
0
C-40
0
C
3.3 Khống chế gia súc : để tránh con vật cào cắn
Đối vơi chó:
Có thể dùng dây, cũi, hoặc dùng rọ mõm để ép đầu
Đối với mèo:
Dùng một tấm vải dầy giữ đầu, 4 chân, giữ bằng tay chắc chắn, hoặc
dùng làn ép chặt miệng làn để mèo ở trong rồi tiêm.
Đối với trâu bò:
Dùng dây thừng để cố định con vật.
3.4 Cho uống thuốc
Hoà tan thuốc vào nước rồi hút vào xilanh. Tay trái tóm gáy đầu con

vật kéo ra đằng sau để con vật ngửa cổ lên, tay phải cầm xilanh đưa qua
mép con vật.
3.5 Cách tiêm
Trước khi tiêm phải khử trùng dụng cụ, liều lượng thể hiện từng ml ở
thân xilanh.
Đối với chó mèo:
Tiêm dưới da, beo da cổ hoặc da lưng, da đùi lên và chọc mũi, hơi
chệch 30
0
C rồi từ từ bơm thuốc vào cơ thể.
Tiêm bắp mông, cổ sau đùi và thắt lưng.
Tiêm hoặc truyền tĩnh mạch: Tĩnh mạch chân hoặc khoeo.
Đối với trâu bò:
Tiêm ở cổ và phần trân của bắp mông. Khi tiêm hướng tiêm 30
0
C
đến 40
0
C
Đối với gia cầm:
Tiêm bắp lườn, dưới da cánh hướng ra phía sau.
3.6 Thụt rửa
Thường áp dụng để rửa tử cung, viêm tử cung, hậu môn trong bị ỉa
chảy, xuất huyết ruột.
Dụng cụ thụt rửa gồm:
- Ca đựng thuốc bằng nhựa và chỉ dùng trong thụt rửa.
- Xilanh thụt: làm bằng cao su một đầu có lỗ tròn nhỏ, đầu đó được
đưa vào trong tử cung hay hậu môn.
3.7. Đặt thuốc:


Pha thuốc tan với nước hút vào xilanh và bơm thuốc qua ống thụt,
đặt ống vào ruột, sau khi đã bơm hết thuốc ta rút ống thụt ra từ từ để thuốc
không chảy.
3.8 Đỡ đẻ:
Chuẩn bị cho gia súc chỗ đẻ cần:
-đối với lợn ta dọn sạch chuồng trại, đổ trấu vào cho lợn mẹ hay
dùnh rơm để cho lợn mẹ làm ổ.
-Trước khi đẻ 2 tuần cần tắm rửa sạch sẽ.
-Dụng cụ gồm kìm bấm nanh ( bấm móng tay loại to ) cồn sát trùng,
cân đồng hồ, giấy bút, phích nước.
3.9 Truyền dung dịch:
Muối đẳng trương NaCL 0, 9%.
Muối đẳng trương glucoza.
+Dụng cụ truyền gồm:
-Ông truyền làm bắng thuỷ tinh hay nhựa trên ống có vạch chia độ,
dùng ống có dung lượng là 20ml, 30ml, 50ml.
-Dây truyền bằng nhựa, một đầu gắn với ống truyền một đầu gắn với
kim số: 22, 23, 25.
-Cách truyền: dụng cụ truyền được tiệt trùng kỹ, trước và sau khi
song dịch truyền ta chỉnh ống truyền để lấy hết bọt khí trong dây truyền và
ống truyền ra ngoài. Dùng kéo cắt sạch lông ở tĩnh mạch chân sát trùng
bằng cồn 70o taị vị trí đó.Sau đó dùng tay bấm nhẹ lên tĩnh mạch để mạch
nổi rõ châm kim chếch 45o vào tĩnh mạch cho tới khi dung dịch trong ống
truyền hết ta rút kim ra, sau đó lấy bông cồn sát trùng ngược lên tĩnh mạch
để máu không chảy ra ngoài.
*Chú ý: dung dịch truyền phải được khử trùng kỹ và đồng xuất
không chuyển đục, tủa khí trong ống truyền và dây truyền, tốc độ truyền
phải từ từ tránh hiện tượng sốc, dụng cụ truyền phải được tiệt trùng kỹ.

×