PHẦN I
Mở đầu
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, cùng với sự phát triển của nhiều ngành nghề, trong nền kinh tế
quốc dân, ngành chăn nuôi của nước ta cũng đang từng bước phát triển và đã
áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nên đã có những thay đổi
cả về chất lượng và số lượng sản phẩm chăn nuôi. Nói đến ngành chăn nuôi,
trước tiên phải nói đến ngành chăn nuôi lợn, bởi tầm quan trọng và ý nghĩa
thực tiễn của các sản phẩm đa dạng từ chăn nuôi lợn đến với đời sống nhân
dân. Hàng năm, ngành chăn nuôi lợn cung cấp một lượng lớn sản phẩm đa
dạng như thịt, mỡ làm thực phẩm cho con người. Ngoài ra, chăn nuôi lợn còn
cung cấp một khối lượng lớn phân bón cho ngành trồng trọt và một số sản
phẩm phụ của nó là nguyên liệu cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến.
Thịt lợn là sản phẩm chiếm vị trí hàng đầu trong việc xuất khẩu cũng nh tiêu
thụ ở trong nước. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta hết sức chú ý trong việc
phát triển và chăn nuôi lợn. Hiện nay, các nhà khoa học nước ta đã lai tạo
được đàn lợn nuôi cùng với các giống lợn ngoại có tầm vóc lớn, sinh
trưởng nhanh, tỷ lệ thịt nạc cao. Cùng với đó là việc áp dụng phương thức
chăn nuôi theo hướng công nghiệp, mô hình chăn nuôi lớn, áp dụng các
biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng tiên tiến, chế biến các loại thức
ăn có chất lượng cao.
Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi, sự gia tăng của đàn lợn, thì
một vấn đề quan trọng phải được chú ý quan tâm đặc biệt, đó là tình hình dịch
bệnh của vật nuôi. Vấn đề dịch bệnh đã gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế cho
các ngành chăn nuôi, khiến người chăn nuôi chưa thực sự yên tâm đầu tư.
Một trong những bệnh phổ biến hay gặp ở lợn con theo mẹ là bệnh phân trắng
lợn con. Lợn con bị bệnh phân trắng lợn con thì bị còi cọc, chậm lớn, giảm
1
sức đề kháng đối với các bệnh khác và tỷ lệ chết cao. Những nguyên nhân
gây bệnh chủ yếu là do lợn thiếu dinh dưỡng, vệ sinh chuồng trại, máng ăn
kém, thời tiết thay đổi thất thường dẫn đến giảm khả năng đề kháng của lợn
con làm cho cơ thể lợn con mất cân bằng hệ sinh vật đường ruột và dẫn đến bị
bệnh phân trắng. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, đặc biệt ở
những trại chăn nuôi sinh sản tập trung.
Với huyện Phú Lương hiện nay, chăn nuôi lợn đang ngày một phát triển
mạnh do nhu cầu số lượng cũng như chất lượng thực phẩm ngày càng tăng
nên ngành chăn nuôi lợn ngày càng phát triển theo hướng tập trung với quy
mô trang trại. Tuy nhiên, trên thực tế bệnh phân trắng lợn con còn xảy ra
nhiều với tỷ lệ nhiễm bệnh cao, gây thiệt hại lớn cho hộ chăn nuôi lợn nái.
Đặt biệt, đây lại là một huyện miền núi, kinh tế chưa phát triển, trình độ dân
trí còn thấp, kỹ thuật chăn nuôi còn nhiều lạc hậu, khả năng tiếp nhận khoa
học kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ những yêu cầu cấp bách đó,
được sự nhất trí của cơ sở và thầy giáo hướng dẫn, chóng tôi tiến hành nghiên
cứu chuyên đề: “Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật để phòng và điều trị bệnh
phân trắng lợn con tại xã Động Đạt – huyện Phú Lương”.
Với mục đích:
Điều tra tình hình nhiễm bệnh phân trắng lợn con tại xã Động Đạt – Phú
Lương – Thái Nguyên.
Từ đó áp dụng một số biện pháp kỹ thuật để phòng và điều trị bệnh phân
trắng lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi.
1.2. Sự cần thiết tiến hành chuyên đề
Như đã nói ở trên, bên cạnh với sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn
nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng thì cũng kéo theo tình hình dịch
2
bệnh cũng phát triển và lây lan nhanh chóng gây thiệt hại đáng kể cho ngành
chăn nuôi.
Chính vì vậy việc tiến hành chuyên đề: “Áp dụng một số biện pháp kỹ
thuật để phòng và điều trị bệnh phân trăng lợn con tại xã Động Đạt –
huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên”.
1.3. Điều kiện tiến hành chuyên đề
1.3.1. Điều kiện bản thân
Trong quá trình học tập tại trường, tôi đã học và tiếp thu kiến thúc của
hầu hết các môn học của ngành thú y. Tôi đã đi sâu vào một số môn như chăn
nuôi lợn, bệnh truyền nhiễm, bệnh nội khoa, vệ sinh gia súc…Tôi đã tập trung
thời gian nghiên cứu về những kiến thức chủ đạo về chuyên ngành thú y và áp
dụng vào thực tiễn.
- Tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy giáo TS. Nguyễn Văn
Sửu.
- Trong thời gian nghiên cứu, tôi đã nhận được sự đồng ý của Ban
giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa chăn nuôi thú y cùng các thầy cô
trong bộ môn vi sinh vật giải phẫu vật nuôi
3
PHẦN II
Công tác phục vụ sản xuất
2.1. Điều tra cơ bản
2.1.1. Điều kiên tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Phú Lương có 14 xã, 2 thị trấn với tổng diện tích 36881,8 ha.
Huyện có quốc lộ ba chạy dọc theo và đây là trục đường quan trọng tới phát
triển kinh tế của huyện Phú Lương và trong vùng.
2.1.1.2. Khí hậu thuỷ văn
Huyện Phú Lương có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa đông lạnh và
mùa hè nóng rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 4 - tháng 10: Nhiệt độ cao, có nhiều
mưa, độ Èm cao. Mùa lạnh nhiệt độ xuống thấp do có gió mùa Đông Bắc:
nhiệt độ thấp, khô hanh.
Lượng mưa trung bình 2000 - 2100 mm/năm, tập trung nhiều vào tháng
6 - 7, tháng 1,2 có lượng mưa thấp nhất.
Nhiệt độ trung bình 22
0
C, tổng tích nhiệt là 8000
0
C.
Nhiệt độ bình quân mùa nóng 27,2
0
C
Nhiệt độ bình quân mùa đông 20
0
C
Tháng 7 có nhiệt độ bình quân cao nhất 28 -29
0
C
Tháng 1 có nhiệt độ bình quân thấp nhất 15,6
0
C
Phú Lương có mật độ sông suối lớn (bình quân 0,2km/km
2
) đủ cung
cấp nước cho khu vực sinh hoạt và sản xuất. Huyện Phú Lương có 3 con sông
chảy qua là sông Đu, sông Chu và sông Cầu. Phần lớn các sông đều hẹp và
dốc, mùa mưa thường xảy ra lò gây xói mòn ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản
xuất.
2.1.1.3. Đất đai thổ nhưỡng
Tổng diện tích 36.881,6 ha, trong đó:
- Nông nghiệp là 11.689,6 ha =31,7%
+Đất lúa 2 vô 2.142,9 ha.
+ Đất lúa 1 vô + 1 màu : 1.856,9 ha.
+ Đất trồng cây lâu năm : 5596,5 ha.
4
+ Mặt nước nuôi trồng là : 442,2 ha.
- Lâm nghiệp 12.186,9 ha =33,0%
- Chuyên dùng 2.355,1 ha = 6,3%
- Dân cư 835,7 ha =2.3%
- Đất chưa sử dụng là 6.955,2 ha = 18,9%
(Theo tài liệu: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế huyện Phú Lương
2001-2010).
Địa hình huyện Phú Lương chủ yếu là đồi núi mất mô điển hình của
một huyện miền núi.
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Điều kiện - kinh tế xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế của một vùng lãnh thổ thậm chí một địa phương nó bao gồm vấn
đề về dân số, lao động, thu nhập bình quân đầu người, tập quán sản xuất, trình
độ văn hoá. Đây có thể là nhân tố thúc đẩy hoặc kìm hãm những mặt khác
nhau trong hoạt động kinh tế nông hộ.
2.2.1. Điều kiện kinh tế
Sau khi điều tra khảo sát, theo nguồn thống kê của huyện tôi đã thu
được thông tin:
Tổng sè hộ gia đình là 32356 hé
Số nhân khẩu là 147698 nhân khẩu
Về mức tăng trưởng GDP của huyện Phú Lương qua 3 năm qua là:
+ Năm 2006: 4,68%
+ Năm 2007: 5,32%
+ Năm 2008: 6,75%
2.2.2. Tình hình dân cư
Huyện Phú Lương có 9 dân tộc anh em sinh sống trong đó: Người
Kinh chiếm 54,2%, người Tày chiếm 21,1%, người Nùng chiếm 8,05%,
người Dao 4,04%, người Sán Dìu 3,29 còn lại là một số dân tộc khác như
Thái, Hoa, H’ mông.
Phân bố dân cư không đều giữa các xã, trong khi mật độ dân cư của xã
Yên Ninh là 132 người/km
2
thì xã Sơn Cẩm có mật độ lên tới 739 người/km
2
.
5
Tỷ lệ tăng dân số còn cao khoảng 1,7%, tỷ lệ sinh thô giảm từ 0,8 - 1
phần nghìn. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 52% tổng dân số.
Trong đó lao động nông nghiệp chiếm 81,6% tổng lao động .
2.2.3. Tình hình văn hoá, giáo dục, y tế
Giáo dục: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo phổ thông có nhiều chuyển
biến tích cực cơ sở vật chất, trường lớp đã được củng cố, số giáo viên dạy
giỏi, học sinh giỏi thi đỗ vào các trường chuyên nghiệp ngày một tăng.
Năm học 2006 - 2007 là năm học đầu tiên bộ giáo dục và đào tạo triển khai
nghiêm túc cuộc vân động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh
thành tích trong ngành giáo dục” bước đầu đã đánh giá thực chất hơn chất
lượng dạy và học hiện nay. Kết thúc năm học đã có 5 trường được công
nhận đạt chuẩn quốc gia.
Y tế: Chất lượng khám chữ bệnh tai bệnh viên huyện và ở các trạm y tế
xã ngày càng được nâng cao, trang thiết bị y tế ngày càng đầy đủ và hiện đại,
trình độ chuyên môn và công tác phục vụ của bác sĩ cung hết sức tận tình, chu
đáo. Số người đến khám chữa bệnh tại tuyến xã và huyện ngày một đông hơn.
Văn hóa: Do có nhiều dân tộc anh em sinh sống nên các nét văn hoá
dân tộc trong huyện rất đa dạng và phong phú. Người dân cũng tích cực gìn
giữ nét đẹp trong truyền thống văn hoá của dân tộc mình.
2.2.4. Tình hình phát triển nông nghiệp
- Tình hình phát triển ngành trồng trọt
Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến bất
thường, các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã tập trung chỉ đạo tích cực, cùng bà
con nông dân khắc phục khó khăn nên sản xuất nông nghiệp đạt kết quả tốt.
Tổng diện tích lúa cả năm đạt 681 ha, đạt 100% kế hoạch. Diện tích
ngô đạt 1570 ha, đạt 112% kế hoạch. Sản lượng lương thực cả năm đạt 37.802
tấn đạt 94,5% kế hoạch. Trong đó sản lượng thóc 30.882 tấn bằng 88,9% kế
hoạch, sản lượng ngô bằng 6919 tấn bằng 134,4% kế hoạch.
- Tình hình ngành chăn nuôi
Chăn nuôi là ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp có
vai trò trong việc cung cấp thực phẩm, sức kéo, phân bón và thu nhập cho
nông dân.
6
Đối tượng ngành chăn nuôi rất đa dạng: Trâu, bò, ngựa, dê, lợn, gà
Ngoài những giống nội được nuôi lâu đời ở địa phương. Hiện nay các giống
mới nhập ngoại cao sản được người dân chú trọng kèm theo đó là kỹ thuật
chăm sóc, nuôi dưỡng, công tác thú y ngày càng được chú ý. Vì vậy số lượng
vật nuôi không ngừng được tăng lên.
Công tác về giống: Để đạt được năng xuất cao trong chăn nuôi thì công
tác giống là khâu quan trọng hàng đầu sau đó mới đến dinh dưỡng, chăm sóc,
quản lý. Nhận thức được tầm quan trọng của giống, người dân đã tích cực
tham gia các chương trình: Sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn, gà siêu thịt, siêu
trứng
Tập quán chăn nuôi:
- Chăn nuôi thả rông: Đây là hình thức truyền thống nhưng không còn
phổ biến, chỉ còn tồn tại trong chăn nuôi dê thả rông, gia súc chỉ còn ở một số
xã phía Tây Bắc như : Yên Ninh, Yên Trạch nơi có diện tích rừng lớn.
Gia súc thả rông chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh dễ mắc
các bệnh truyền nhiễm ký sinh trùng.
- Chăn thả kết hợp: Đây là phương thức chăn nuôi được áp dụng rộng
rãi hiện nay, phương thức này có ưu điểm là tận dụng được nguồn thức ăn
ngoài tự nhiên, dễ quản lý, nuôi dưỡng và kiểm soát được dịch bệnh phù hợp
với hộ gia đình.
- Nuôi nhốt: Áp dụng hoàn toàn đối với lợn, gà công nghiệp và với trâu
bò vỗ béo.
Thức ăn dành cho động vật nuôi nhốt là thức ăn có sẵn từ ngành trồng
trọt kết hợp với thức ăn công nghiệp. Nuôi nhốt mang lại hiệu quả kinh tế cao
hơn hẳn nhờ tăng hệ số sử dụng thức ăn, giảm thời gian nuôi dưỡng.
- Tình hình dịch bệnh và công tác thú y:
Tình hình dịch bệnh: Nói chung trên địa bàn huyện Phú Lương tình
hình dịch bệnh diễn ra khá phức tạp.
Trâu bò: Thường mắc các bệnh như tụ huyết trùng và lở mồm long
mãng. Các bệnh thông thường khác thường mắc như tiêu chảy, viêm đường
tiêu hoá và ký sinh trùng đường tiêu hoá. Ngoài ra trâu, bò trong huyện còn
mắc ký sinh trùng đường máu và bệnh ghẻ.
7
Dê: Do chăn thả rông, thức ăn phụ thuộc vào tự nhiên. Vệ sinh thức ăn
và chuồng trại không đảm bảo nên đàn dê trong huyện mắc rất nhiều bệnh.
Biểu hiện triệu chứng điển hình của một số bệnh: Viêm loét miệng truyền
nhiễm, giả lao, lở mồm long móng, tụ huyết trùng, ký sinh trùng. Mặc dù số
lượng dê không ngừng tăng lên nhưng chất lượng còn thấp.
Lợn: Thường xảy ra các bệnh truyền nhiễm (tụ dấu + lepto ) bệnh sản
khoa (sảy do thiếu vi chất, đẻ khó ).
Nguyên nhân là do lợn nuôi rải rác trong dân, điều kiện nuôi nhốt chật
chội, mật độ nuôi nhốt cao và ở gần nơi sinh hoạt của người dân. Thức ăn
người dân thường tận dụng nguồn phụ phế phẩm của nông nghiệp và sinh
hoạt nên không đảm bảo dinh dưỡng.
Công tác thú y:
Thực hiện ngăn chặn dịch bệnh động vật bảo vệ đàn vật nuôi. Phòng
chống một số bệnh lây lan từ vật nuôi sang người, hàng năm trạm thú y huyện
Phú Lương tổ chức tiêm phòng định kỳ cho vật nuôi.
Trâu bò: Tiêm vacxin lở mồm long móng và tụ huyết trùng 2 lần trên
năm vào tháng 4 tháng 9, đầu tháng 10
Chã: Tiêm phòng vacxin dại 1 lần/ năm.
Lợn: Tiêm vacxin tụ dấu, dịch tả.
Gà: Tiêm vacxin cóm gia cầm, Newcastle, Gumboro.
- Tình hình phát triển lâm nghiệp :
Do là một huyện miền núi nên diện tích rừng ở Phú Lương khá
lớn. Hiện nay các rừng cây tạp đều đã được chuyển sang trồng cây lâm
nghiệp mà phổ biến nhất là cây keo lai mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều
hộ nông dân sau khi nhận khoán rừng nay đã trở thành tỷ phú, có trong tay
nhiều ha rừng. Các nhà máy chế biến gỗ tiêu dùng và xuất khẩu đã mọc lên
thu hút nguồn nhân lực dồi dào và đóng góp nhiều cho ngân sách của huyện
2.3. Đánh giá chung những thuận lợi, khó khăn
- Thuận lợi: Phú Lương nằm trên tuyến quốc lộ 3, giữa một bên là tỉnh
có trình độ phát triển tương đối thấp, thuộc vùng biên giới phía Bắc (Cao
Bằng, Bắc Kạn) với một bên là thành phố Thái Nguyên và tiếp đến là vùng
kinh tế trọng điểm của phía Bắc có trình độ phát triển cao.
8
Là vùng giàu về tài nguyên thiên nhiên gồm các loại nguyên liệu nông
lâm thuỷ sản, quặng than Titan, sắt
Phú Lương tiếp giáp với một trung tâm đào tạo khoa học lớn của vùng
núi - đó là thành phố Thái Nguyên và cách trung tâm khu công nghiệp Sông
Công khoảng 30km. Để đáp ứng nhu cầu phát triển Phú Lương có thể gửi đào
tạo tại các trường, trung tâm dạy nghề của tỉnh Thái Nguyên hoặc thu hót lao
động chất lượng cao, lao động qua đào tạo từ Thái Nguyên và Sông Công.
Cùng với kết cấu hạ tầng ngày càng hoàn thiện gắn vùng kinh tế
trọng điểm phía Bắc với các tỉnh vùng núi phía Bắc nên các dự án đầu tư
trong nước và ngoài nước vào Thái Nguyên. Trong đó có Phú Lương tăng
lên nhanh chóng.
- Khó khăn: Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển chưa đồng bộ, nhiều
nơi còn ở tình trạng yếu kém, hạn chế khả năng thu hút các nhà đầu tư vào địa
bàn huyện hoặc không khuyến đầu tư trong nhân dân.
Sản xuất nông - lâm nghiệp vẫn là chủ yếu, năng xuất lao động xã hội
còn thấp, khả năng tích luỹ không đáng kể.
Các cơ sở công nghiệp được hình thành từ lâu đời nên trang thiết bị
công nghệ đã quá cũ và lạc hậu, sản phẩm còn hạn chế, nhiều sản phẩm sản
xuất ra không tiêu thụ được. Các má than khai thác từ lâu hầu nh đã cạn kiệt,
khó khai thác.
Phú Lương thiếu nhiều lao động có tay nghề cao, các nhà quản lí kinh
doanh và chuyên môi giới, có trình độ đáp ứng những thách thức gay gắt của
nền kinh tế thị trường.
2.4. Nội dung và kết quả phục vụ sản xuất
2.4.1. Nội dung thực tập
Trong trời gian thực tập, căn cứ vào những thuận lợi và khó khăn của
xã Động Đạt, trên cơ sở phân tích và nghiên cứu kỹ tôi đưa ra một số nội
dung công tác sau:
- Điều tra, số lượng đàn lợn trong xã.
- Phân đàn lợn theo tuổi.
- Tham gia công tác chăm sóc, nuôi dưỡng .
- Tham gia việc chẩn đoán và điều trị.
9
- Tiến hành chuyên đề nghiên cứu khoa học tại xã.
2.4.2. Biện pháp tiến hành
Để làm tốt các mục tiêu của mình tôi đã đề ra các biện pháp sau:
Tuân thủ nội quy, quy chế của nhà trường và trạm thú y cơ sở xã, chuẩn bị kế
hoạch và làm việc hợp lý với sự giúp đỡ của cán bộ thú y xã cũng nh thó y ở
các thôn, xóm.
Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất. Bản thân không
ngại khó khăn, gian khổ, trung thực với công việc mình làm, theo dõi tình
hình phát triển cũng như dịch bệnh trong xã, báo cáo kịp thời với lãnh đạo cấp
trên.
Tranh thủ sự giúp đỡ của các thầy cô, nhất là sự chỉ bảo nhiệt tình của
thầy giáo TS. Nguyễn Văn Sửu.
Không ngừng học hỏi kinh nghiệm và kiến thức thực tế từ các cán bộ
thú y cơ sở làm kinh nghiệm cho bản thân, tham khảo tài liệu, sách báo và các
phương tiện thông tin đại chúng làm cơ sở cho việc thực tập của mình.
2.5. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
2.5.1. Công tác thú y
2.5.1.1. Công tác vệ sinh thó y trong chăn nuôi
* Công tác tiêm phòng :
Hàng năm xã có tổ chức tiêm phòng định kỳ một năm 2 lần cho đàn gia
sóc gia cầm. Trong thời gian thực tập tôi đã được phân công xuống xã và
tham gia vào tất cả các đợt tiêm phòng cho đàn gia sóc, gia cầm. Mặc dù kết
quả tiêm phòng chưa cao so với kế hoạch của trạm thó y đề ra đó là do nhận
thức của người dân chưa cao và đi lại gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy trong thời
gian qua chúng tôi cũng đã tham gia tiêm phòng được một số loại vacxin sau:
Tụ huyết trùng trâu, bò,lợn, dịch tả lợn, cóm gia cầm, Newcastle, dại chó,
long móng lở mồn. Nhũng kết quả chúng tôi làm đã được lãnh đạo xã đánh
giá cao.
* Đối với công tác vệ sinh phòng dịch
Vệ sinh phòng dịch là khâu rất quan trọng quyết định thắng lợi của
người chăn nuôi. Công tác vệ sinh phòng dịch đã được xã cũng như người dân
10
chú trọng nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hộ gia đình chưa thực sự quan
tâm đến vệ sinh phòng dịch như vệ sinh chuồng trại, ủ phân, vận chuyển gia
sóc, gia cầm… chính điều này đã làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của vật nuôi
và là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây hại phát triển gây nên dịch bệnh
cho gia sóc, gia cầm Mặc dù thời gian không dài nhưng chúng tôi cũng đã
tham gia vào việc phun khử trùng tiêu độc trên phạm vi hầu hết xã. bên cạnh
đó chúng tôi cũng đã tuyên truyền cho người dân về lợi Ých công tác vệ sinh
phòng dịch, hướng dẫn họ làm hố ủ phân, tiêu độc chuồng trại và vận chuyển
gia sóc gia cầm từ nơi này qua nơi khác tránh lây lan bệnh dịch.
2.5.1.2. Công tác chẩn đoán và điều trị một số bệnh
Chẩn đoán nhanh, chính xác mỗi khi con vật có biểu hiện bệnh là khâu
cần thiết và rất quan trọng của một bác sỹ thú y. Có được chẩn đoán chính
xác, nhanh thì các bước tiếp theo sẽ dễ dàn hơn rất nhiều và con vật sẽ có khả
năng hồi phục nhanh hơn. Trong quá trình thực tập tại xã chúng tôi cũng đã đi
sâu tìm hiểu môi trường sống, nguyên nhân gây bệnh để có cách xử lý bệnh
hợp lý. Tôi cũng học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm thực tế từ cán bộ Thú y
cơ sở và chính những người dân. Đó thực sự là bài học quý báu giúp tôi hoàn
thiện hơn về công tác chẩn đoán và điều trị bệnh sau này.
Trong thời gian thực tập tại xã chúng tôi đã chẩn đoán và điều trị một
số bệnh sau:
• Đối với trâu bò
* Bệnh tụ huyết trùng
Triệu trứng: Con vật bỏ ăn, hung dữ, ngừng nhai, sốt cao 41 – 42
0
C,
mắt lờ đờ, đi khó khăn, phù ở cổ, yếm nước tiểu hơi vàng. Trên cơ sở quan sát
và tham khảo ý kiến của cán bộ thú y còng nh hái ý kiến chủ nhà tôi nhận
định đây là bệnh tụ huyết trùng.
Điều trị: dùng Tetramycin tiêm bắp 4ml/kgP kết hợp với Kanamycin
cộng với các thuốc bổ trợ nh Vitamin A, D, E.
* Bệnh Giun đũa bê nghé: đây là bệnh phổ biến ở bê nghé từ sơ sinh đến
6 tháng tuổi gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi. Trong thời gian
thực tập tôi đã tiến hành chÈn đoán một số bê nghé có triệu chứng: kém ăn,
11
cơ thể gầy yếu, suy nhược, ỉa chảy, lông xù, sinh trưởng kém… tôi đã tiến
hành điều trị Levamisol 7.5% với liều lượng 1ml/10kgP.
• Đối với lợn
* Bệnh phù mặt lợn con
Bệnh ỉa chảy phù đầu mặt thường gặp ở lợn trong giai đoạn 1 tháng
tuổi, bệnh gây chết cao, lây lan mạnh.
- Nguyên nhân:
Nguyên nhân chính do chủng E.coli gây xung huyết. Ngoài nguyên
nhân chính còn có các tác nhân như: stress, thay đổi thức ăn đột ngột, thiếu
vitamin A, thiếu sắt…
Do những yếu tố trên E.coli xâm nhập vào màng ruột gây độc
trong mạch máu, độc tố làm thay đổi tính thẩm thấu của màng mạch
máu, gây phù thũng xung quanh. Nếu vi khuẩn xâm nhập vào máu gây
triệu chứng thần kinh.
- Triệu chứng:
Khi mới nhiễm bệnh lợn con ỉa phân lỏng màu vàng, kém ăn, đi lại
không nhanh nhẹn, da nhợt nhạt. Hậu môn, đuôi và hai chân sau bê bết phân,
nhiệt độ cơ thể 40 – 41
0
C. Ở giai đoạn sau lợn có những biểu hiện thần kinh
nhẹ như đâm đầu vào tường, đi lai không định hướng, mặt đầu phù nề, mí mắt
sưng, có biểu hiện co giật, hai chân sau bại liệt, chết đột ngột, tỷ lệ chết cao
40 - 90%. Mổ khám thấy xung huyết đường ruột, dạ dày chứa Ýt sữa đông
đặc như chưa được tiêu hoá, hạch ruột sưng, xung huyết.
- Điều trị:
Hanocillin : 1ml/ 10 – 15 kg TT
Thyanazin : 1ml/ 7 – 10 kg TT
Bcomlex : 1ml/ 7 – 10 kg TT
*Bệnh viêm tử cung
- Nguyên nhân:
+ Lợn mẹ sau khi đẻ do quá trình chèn Ðp của nhau thai làm tổn thương
niêm mạc tử cung hoặc nhau thai chưa ra hết
12
+ Lợn mẹ đẻ khó do bào thai quá to hoặc do tư thế thai không thuận lợi
phải can thiệp bằng tay hay dụng cụ làm xây xát, tổn thương niêm mạc tử
cung tạo điều kiện cho vi khuẩn vào gây viêm.
+ Do kế phát từ các bệnh truyền nhiễm
- Triệu chứng: Âm hộ sưng đỏ, thân nhiệt tăng, ăn uống giảm, có khi
cong lưng rặn, tỏ vẻ không yên tĩnh. Từ cơ quan sinh dục chảy ra dịch màu
trắng đục, mùi hôi tanh. Xung quanh hốc đuôi, âm môn dính đầy dịch viêm.
- Điều trị: Để hạn chế quá trình viêm lan, kích thích tử cung co bóp thải
dịch viêm ra ngoài đề phòng nhiễm trùng toàn thân, chúng tôi tiến hành điều
trị theo phương pháp sau:
+ Thụt rửa tử cung bằng dung dịch thuốc tím (KMnO
4
), mỗi ngày một
lần vào buổi sáng pha với tỷ lệ 1/1000 ( 1gam KMnO
4
- pha với một lít nước)
+Tiêm bắp Oxytoxin ( tống dịch viêm ra ngoài ) với liều 4ml/con/ngày
+Sau khi dung dịch thụt rửa ra hết, đặt kháng sinh: Peniciline (2000
000 UI) kết hợp với Streptomicine (2000 000 UI) hoà tan trong 20 ml nước
cất thụt vào tử cung.
Ngoài ra còn tiêm thêm Amio booser( tác dụng kích sữa) với liều
10ml/con/ngày.
Điều trị liên tục 3-4 ngày
* Bệnh phân trắng lợn con
Xảy ra phổ biến ở hầu hết các đàn lợn. Chúng tôi đã sử dụng một số
loại thuốc để điều trị như sau :
- Thuốc tiêm: - Phar-SPD thành phần kanamycin 6.700.000 UI
Colistin 25.000.000 UI
Liệu trình điều trị: 1ml/10 kg P/lần
(Công ty pharmavet)
- Coli- Flox thành phần Kanamycin mono sulphat 8.7 g
Colistin sulphat 1,25 g
Atropin sulphat50 g
(Công ty pharmavet)
- Thuốc nhỏ: - Colexin Pump thành phần Colistin sulphat 200.000 UI
Trimethoprim 50 mg
13
(Sản xuất tại Hà Lan do công ty TNHH DP Đô Thành nhập về).
* Tiêm Dextran- Fe.
* Thiến lợn đực.
* Sát trùng chuồng trại.
Bảng 1.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất
STT Nội dung
Kế hoạch
(con)
Kết quả
Số lượng
(con)
Tỷ lệ
(%)
1 Tiêm phòng dại chó 1570 1300 120 %
2 Tiêm THT trâu,bò 800 658 82 %
3 Tiêm LMLM trâu,bò 800 830 103 %
4 Tiêm phòng cúm gia cầm 30.000 37.264 124 %
Công tác khác An toàn
6 Thiến lợn đực 15 15 100
7 Tiêm Dextran- Fe 25 25 100
8 Sát trùng chuồng trại 863m
2
863m
2
100
9 Chữa bệnh giun đũa bê nghé 24 24 100
10 Chữa bệnh phù mặt ở lợn con 11 11 100
11 Chữa bệnh viêm tử cung 3 3 100
2.6. Tổng quan tài liệu
2.6.1. Cơ sở khoa học
2.6.1.1. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi
2.6.1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng, phát dục
14
Theo Trần văn Phùng và cs (2004) [11], lợn con giai đoạn này có khả
năng sinh trưởng và phát dục nhanh nhưng không đều qua các giai đoạn, do
lượng sữa của mẹ tiết ra nhiều cho đến 21 ngày , sau đó giảm dần.
Qua nghiên cứu thực tế sản xuất người ta thấy rằng: so với khối lượng
sơ sinh thì sau 04 ngày khối lượng lợn tăng lên gấp 02 lần, sau 21 ngày khối
lượng lợn tăng lên 04 lần, sau 30 ngày khối lượng lợn tăng lên gấp 5-6 lần, 40
ngày khối lượng tăng 7-8 lần, 50 ngày tuổi tăng 10 lần, 60 ngày tuổi tăng gấp
12-14 lần. Khả năng đồng hoá và trao đổi chất nhanh, lợn con sau 20 ngày
tuổi mỗi ngày tích luỹ 9-14 gam protein/1 kg TT, trong khi đó lợn trưởng
thành tích luỹ 0,3-0,4 gam protein/kg khối lượng.
Lợn con giai đoạn bú tăng trọng nhanh, nhưng không đều qua các giai
đoạn, nhanh trong 21 ngày tuổi đầu, sau đó giảm. Nguyên nhân chính là sự
giảm hàm lượng Hemoglobin trong máu, giai đoạn bị giảm thường hay kéo
dài 2 tuần hay còn gọi là giai đoạn khủng hoảng của lợn con. Chóng ta có thể
hạn chế sự khủng hoảng bằng cách cho lợn tập ăn sớm.
2.6.1.1.2. Đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hoá
Cơ quan tiêu hoá của lợn con giai đoạn theo mẹ phát triển nhanh về cấu
tạo và hoàn thiện dần về chức năng. Biểu hiện cụ thể:
Dung tích dạ dày: Lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 3 lần lúc sơ sinh
Lóc 20 ngày tuổi tăng gấp 8 lần lúc sơ sinh
Lóc 60 ngày tuổi tăng gấp 60 lần lúc sơ sinh
(dung tích dạ dày lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít)
Dung tích ruột non: Lóc 10 ngày tuổi tăng gấp 3 lần lúc sơ sinh
Lóc 20 ngày tuổi tăng gấp 8 lần lúc sơ sinh
Lóc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần lúc sơ sinh
(Dung tích ruột non lúc sơ sinh khoảng 0,11 lít)
Dung tích ruột già: Lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 1,5 lần lúc sơ sinh
Lóc 20 ngày tuổi tăng gấp 2,5 lần lúc sơ sinh
Lóc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần lúc sơ sinh
(Dung tích của ruột già lúc sơ sinh khoảng 0,4 lít)
15
Đặc biệt hệ thần kinh của ở lợn còn kém phát triển nên chúng có phản
ứng chậm chạp với các yếu tố tác động bên ngoài. Do chưa thành thục nên cơ
quan tiêu hoá của lợn dễ bị mắc bệnh và dễ bị rối loạn tiêu hoá.
Từ Quang Hiển và Phan Đình Thắm (1995) [6] cho biết: Lợn con dưới
1 tháng tuổi trong dịch vị chưa có HCl tù do, lúc này lượng axit tiết ra rất Ýt
và nã nhanh liên kết với dịch nhầy của dạ dày, hiện tượng này gọi là
Hypohydric, đây là một đặc điểm quan trọng trong tiêu hoá dạ dày của lợn
con. Do thiếu axít HCl tù do nên dạ dày của lợn không có tính sát trùng,
vi sinh vật xâm nhập vào dạ dày sẽ sẽ sinh sôi nảy nở, gây ra bệnh về
đường tiêu hoá cho lợn con.
Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ (1995) [4]: Nhiều
loại vi khuẩn đường ruột đã sản sinh ra các kháng sinh gây ức chế sự phát
triển của vi trùng gây bệnh như: vi khuẩn phó thương hàn, vi khuẩn sinh thối
rữa… ở lợn mới sinh ra hệ vi sinh vật đường ruột và số lượng vi khuẩn có lợi
phát triển chưa đầy đủ, nên chưa đủ khả năng kháng lại vi khuẩn gây bệnh
nhất là các bệnh về đường tiêu hoá.
Khi nghiên cứu về sự phân tiết của hệ thống men chóng ta thấy: Chức
năng tiêu hoá của hệ thống men này hoàn thiện dần khi lớn lên. Chức năng
tiêu hoá của hệ thống men được hoàn thiện khi lợn đạt 21 ngày tuổi.
+ Men Pepsin: Nếu không cho lợn tập ăn sớm thì trong khoảng 25 ngày
đầu đẻ ra, men Pepsin trong dạ dày lợn con còn chưa có khả năng tiêu hoá
protein của thức ăn.
+ Men Amilaza và men Mantaza: Có trong nước bọt và trong dịch tụy
của lợn con từ lúc mới đẻ ra, nhưng hoạt lực còn thấy trong giai đoạn dưới 3
tuần tuổi, do đó khả năng tiêu hoá tinh bột còn kém, chỉ tiêu hoá được 50%
lượng tinh bột đưa vào. Đối với tinh bột sống lợn con tiêu hoá còn kém cho
nên trong giai đoạn này không nên cho lợn con ăn thức ăn có thành phần của
tinh bột sống. Sau 3 tuần tuổi men Mantaza và Amilaza mới có hoạt lực mạnh
nên khả năng tiêu hoá tinh bét trong giai đoạn này mới hoàn thiện .
+ Men Saccharaza: Đối với lợn con dưới 2 tuần tuổi men này có hoạt
tính thấp, nếu cho đường Saccharoza trong thời gian này lợn dễ bị tiêu chảy.
16
+ Men Catepsin: Là men tiêu hoá protein trong sữa đối với lợn con
dưới 3 tuần tuổi, men này đầu tiên hoạt động mạnh sau đó giảm dần.
+ Men Lactaza: Tác dụng tiêu hoá Lactorose trong sữa, hoạt lực cao
nhất ở tuần tuổi thứ 2 sau đó giảm dần.
+ Men Lipaza và Chimosin: Hai men này có hoạt tính mạnh trong 3
tuần đầu sau đó giảm.
17
2.6.1.1.3. Đặc điểm về cơ năng điều tiết nhiệt
- Lợn con dưới 3 tuần tuổi cơ năng điều tiết nhiệt chưa hoàn thiện, thân
nhiệt lợn con chưa ổn định. Sau 3 tuần tuổi cơ năng điều tiết nhiệt của lợn con
mới tương đối hoàn chỉnh và ổn định ở 39- 39,5
2.6.1.1.4. Đặc điểm về khả năng đáp ứng miễn dịch
Phản ứng miễn dịch là khả năng đáp ứng của cơ thể. Phần lớn các chất
lạ là mầm bệnh. Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể lợn con tương đối dễ dàng,
do chức năng của các tuyến chưa hoàn chỉnh. Lợn con lượng enzim tiêu hoá
và lượng HCl tiết ra còn Ýt, chưa đủ để đáp ứng cho quá trình tiêu hoá, gây
rối loạn trao đổi chất, dẫn tới khả năng tiêu hoá kém, hấp thu kém. Trong giai
đoạn này mầm bệnh (Salmonella spp, E.coli…) dễ dàng xâm nhập vào cơ thể
qua đường tiêu hoá và gây bệnh.
Lợn con mới đẻ ra trong cơ thể hầu nh chưa có kháng thể. Lượng kháng
thể tăng rất nhanh sau khi lợn con được bú sữa đầu của lợn mẹ. Cho nên khả
năng miễn dịch của lợn con là hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào lượng
kháng thể hấp thu được nhiều hay Ýt từ sữa đầu của lợn mẹ.
Trong sữa đầu của lợn mẹ hàm lượng protein rất cao. Những ngày đầu
mới đẻ, hàm lượng protein trong sữa chiếm 18-19%, trong đó lượng
γ
γ
-
globulin chiếm số lượng khá lớn( 30-35%)- nó có tác dụng tạo sức đề kháng,
cho nên sữa đầu có vai trò quan trọng đối với khả năng miễn dịch của lợn con.
Lợn con hấp thu lượng
γ
- globulin bằng con đường Èm bào. Quá trình hấp
thu nguyên vẹn nguyên tử
γ
- globulin giảm đi rất nhanh theo thời gian. Nó
chỉ có khẳ năng hấp thu qua ruột non của lợn con rất tốt trong 24h đầu sau khi
đẻ ra nhờ trong sữa đầu có kháng men antitripsin làm mất hoạt lực của men
tripsin tuyến tụy và nhờ khoảng cách tế bào vách ruột của lợn con khá rộng.
Cho nên 24h sau khi được bú sữa đầu, hàm lượng
γ
- globulin trong máu lợn
con đạt tới 20,3mg/100ml máu. Sau 24h, lượng kháng men trong sữa đầu
giảm dần và khoảng cách giữa các tế bào vách ruột của lợn con hẹp dần, nên
sự hấp thu
γ
- globulin kém hơn, hàm lượng
γ
- globulin trong máu lợn con
tăng lên chậm hơn. Đến 3 tuần tuổi chỉ đạt khoảng 24mg/100ml máu( máu
bình thường của lợn trưởng thành có khoảng 65 mg/100ml máu). Do đó lợn
con cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Nếu lợn con không được bú sữa
18
đầu thì từ 20-25 ngày tuổi mới có khả năng tự tổng hợp kháng thể. Do đó
những lợn con không được bú sữa đầu thì sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh, tỷ
lệ chết cao. (Theo Trần văn Phùng và cs, (2004), [11]
2.6.1.1.5. Các thời kỳ quan trọng ở lợn
* Thời kỳ từ sơ sinh đến 1 tuần tuổi :
Là thời kỳ khủng hoảng đầu tiên của lợn con do sù thay đổi hoàn toàn
về môi trường sống, bởi vì lợn con chuyển từ điều kiện sống ổn định trong cơ
thể mẹ sang điều kiện tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Do vậy nếu
chăm sóc nuôi dưỡng không tốt lợn con dễ bị mắc bệnh, còi cọc, tỷ lệ nuôi
sống thấp.
* Thời kỳ 3 tuần tuổi: Là thời kỳ khủng hoảng thứ hai của lợn con, do
quy luật tiết sữa của lợn mẹ gây nên. Sản lượng sữa của lợn mẹ tăng dần từ
sau khi đẻ và đạt cao nhất ở 3 tuần tuổi, sau đó sản lượng sữa giảm nhanh,
trong khi đó nhu cầu dinh dưỡng của lợn con ngày càng tăng do lợn con sinh
trưởng, phát dục nhanh. Đây là mâu thuẫn giữa cung và cầu. Để giải quyết
mâu thuẫn này cần tập cho lợn con ăn sớm vào 7 – 10 ngày tuổi.
* Thời kỳ ngay sau khi cai sữa:
Là thời kỳ khủng hoảng thứ 3 do môi trường sống thay đổi từ bú sữa
mẹ đến cai sữa hoàn toàn. Mặt khác, thức ăn thay đổi, chuyển từ thức ăn chủ
yếu là sữa mẹ sang thức ăn hoàn toàn do con người cung cấp nên giai đoạn
này nếu dinh dưỡng, chăm sóc không chu đáo, lợn con rất dễ bị còi cọc, mắc
bệnh đường tiêu hóa, hô hấp.
2.6.1.2. Bệnh phân trắng lợn con
Bệnh phân trắng lợn con là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn
E.coli thuộc họ trực khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae gây ra. Bệnh
thường xảy ra ở thể viêm ruột, viêm dạ dày cấp tính ở lợn con giai đoạn theo
mẹ với đặc trưng là ỉa chảy, phân màu trắng hoặc hơi vàng, biểu hiện mất
nước, lông xù, da nhăn nheo, gầy sòm, suy kiệt và chết.
2.6.1.2.1. Đặc điểm dịch tễ của bệnh
Trịnh Văn Thịnh (1985) [15] lợn con thường bị phân trắng vào 4-5
ngày tuổi, có con bị bệnh vào 8-10 ngày, cá biệt có con trên 20 ngày. Bệnh
xảy ra quanh năm ở những nơi chăn nuôi tập trung, thường phát mạnh từ
19
đông sang hè (tháng 11- tháng 5) đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột,
bệnh phát hàng loạt.
Tỷ lệ mắc bệnh ở các tỉnh thuộc trung du miền núi lớn hơn các tỉnh
đồng bằng.
Theo Đặng Xuân Bình, Đỗ Văn Trung,(2008) [2] thì bệnh xảy ra
hầu hết quanh năm, đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột, môi trường
sống bị ô nhiễm.
2.6.1.2.2. Nguyên nhân gây bệnh
Trịnh Văn Thịnh,(1985), [15] nhận định nguyên nhân gây bệnh bao gồm:
- Các loại kÝ sinh trùng đường ruột không có vai trò gây bệnh
- Vi trùng E.coli giữ vai trò kế phát trong nguyên nhân gây bệnh (khi lợn
bị tiêu chảy sức chống đỡ của lợn giảm, E.coli phát triển trở nên hàng độc dẫn
đến kế phát bệnh).
- Bệnh là một chứng khó tiêu của gia sóc non, nguyên nhân chủ yếu do
ảnh hưởng của cá yếu tố bên ngoài như sự thay đổi đột ngột về thời tiết, thức
ăn của mẹ kém phẩm chất hoặc thay đổi thức ăn đột ngột… tác động vào cơ
thể lợn con, gây rối loạn thần kinh dẫn tới rối loạn tiêu hoá.
Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Long
() [18] cho rằng nguyên nhân gây bệnh
là các nguyên nhân tổng hợp:
- Do điều kiện vệ sinh dinh dưỡng: nhân tố bẩm sinh do quá trình chăm
sóc nuôi dưỡng lợn mẹ không đầy đủ nhất là giai đoạn có chửa lợn mẹ bị
thiếu chất dinh dưỡng, khoáng, nhất là Fe, Co, Ca, Vitamin B12….làm bào
thai phát triển kém do đó gia súc mới sinh dÔ bị nhiễm bệnh.
- Do đặc điểm sinh lý lợn con: khi mới sinh cơ thể lợn con chưa phát
triển hoàn chỉnh về hệ tiêu hoá và miễn dịch. Mặt khác, vỏ não và các trung
tâm điều tiết nhiệt của lọn con chưa hoàn chỉnh, do vậy không kịp thích nghi
với sự thay đổi của môi trường và khí hậu mà lượng mỡ dưới da của lợn con
mới sinh rất Ýt (chỉ khoảng 1%) vì vậy mà có sự không cân bằng giữa quá
trình sản nhiệt và thải nhiệt. Do đó khi thời tiết thay đổi đột ngột thì tỷ lệ
thường mắc rất cao và ồ ạt.
20
- Do vi khuẩn đường ruột thường là kế phát. Khi sức đề kháng của lợn
con giảm thì E.coli, Salmonella…phát triển nhanh chóng gây bội nhiễm, tăng
cường độc lực để gây bệnh.
• Vai trò gây bệnh của vi khuẩn E.coli
Vi khuẩn Escherichia coli thuộc họ trực khuẩn đường ruột
Enterobacteriaceae. Trong điều kiện bình thường, E.coli chỉ khu trú ở phần
ruột sau, Ýt khi có trong dạ dày, ruột non, nó chỉ có tác động gây bệnh khi
sức đề kháng của con vật giảm sút do chăm sóc nuôi dưỡng kém…E.coli bội
nhiễm và trở thành nguyên nhân gây bệnh. Colibacillosis là tên gọi chung
dùng để chỉ bệnh do E.coli gây nên.
+ Đặc điểm hình thái và tính chất bắt màu gram:
NguyÔn Nh Thanh và cs, (1995) [13]: E.coli là một trực khuẩn hình gậy ngắn
kích thước 2-3 x 0,6
µ
. Trong cơ thể có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ
đôi khi xếp thành chuỗi ngắn. Trong canh trùng già có thể gặp những trực
khuẩn dài 4-8
µ
. Hai đầu tròn, phần lớn E.coli di động do có lông xung
quanh thân, nhưng một số không thấy di dộng. Vi khuẩn không sinh nha bào,
có thể có giáp mô.
Vi khuẩn bắt màu Gram âm, có thể bắt màu đều hoặc sẫm ở hai đầu,
khoảng giữa nhạt hơn.
+ Đặc tính nuôi cấy, sinh hoá: E.coli phát triển dễ dàng trong môi
trường nuôi cấy thông thường, một số chủng có thể phát triển được ở môi
trường tổng hợp đơn giản.
E.coli là trực khuẩn hiếu khí hoặc yếm khí tuỳ tiện, có thể sinh trưởng
ở nhiệt độ từ 15-40
0
C, nhiệt độ thích hợp là 37
0
C, PH thích hợp từ 7,2-7,4,
phát triển được từ PH 5,5-8.
- Trong môi trường thạch thường: Sau 24h nuôi cấy hình thành những
khuẩn lạc tròn, ướt, không trong suốt, màu tro trắng, hơi lồi, đường kính từ 2-
3mm, dạng S (smooth). Nuôi lâu khuẩn lạc trở thành gần nh nâu nhạt và mọc
rộng ra. Có thể quan sát thấy cả những khuẩn lạc dạng M.
- Môi trường nước thịt: Phát triển tốt môi trường đục, có màu tro nhạt
lắng xuống đáy, đôi khi có màu xám nhạt, có mùi phân thối. Trong môi
trường có Tryptophan, E.coli dễ dàng phân huỷ và tạo ra Indole.
21
- Môi trường Macconkey: Sau 24h hình những khuẩn lạc màu đỏ cánh
sen, hơi lồi, xung quanh có vùng mờ sương.
E.coli lên men sinh hơi các loại đường fructose, glucose, galactose,
maniton,mannit, lactose. Không lên men andonit và innoit
E.coli làm đông sữa sau 24-72h ở 37
0
C. Không làm tan chảy gelatin. Không
sinh hơi H
2
S.
Phản ứng MR dương tính( phản ứng đỏ metyl)
Phản ứng VP âm tính
Hoàn nguyên nitrat thành nitrit
+ Cấu trúc kháng nguyên:
E.coli có cấu trúc kháng nguyên rất phức tạp. Bao gồm: kháng nguyên
K (Cappular hay Microcappsular), kháng nguyên lông H (Flagellar), và yếu tố
bám dính F (Fimbriae). Cho đến nay đã có Ýt nhất 170 serotype kháng
nguyên O, 70 serotype kháng nguyên K, 56 serotype kháng nguyên H và sự
phát triển một cách nhanh chóng kháng nguyên F đã được ghi nhận.
- Kháng nguyên thân O: là thành phần chính của thân vi khuẩn được
cấu tạo bởi Lipôplysaccharid, chịu được nhiệt và chỉ vô hoạt ở 100
0
C, bị
focmon phá huỷ nhưng có sức đề kháng với cồn.
- Kháng nguyên thân H: Kháng nguyên này không chịu được nhiệt,
bị phá huỷ ở nhiệt độ 70
0
C, có khả năng đề kháng với focmon nhưng bị
cồn phá huỷ.
- Kháng nguyên K: là kháng nguyên vỏ hoặc kháng nguyên bề mặt. Có
3 loại, kí hiệu là L, A, B.
- Kháng nguyên F: giúp cho vi khuẩn bám giữ vào giá thể ( niêm mạc
của đường tiêu hoá ), yếu tố này có vai trò quan trọng để vi khuẩn thực hiện
bước đầu tiên của quá trình gây bệnh. Vi khuẩn E.coli gây bệnh phân trắng
lợn con thường lá những chủng mang yếu tố bám dính F
4
, F
5
, F
6
, F
41
.
+ Đặc tính gây bệnh của E.coli
E.colli gây bệnh cho lợn con bao gồm những yếu tố gây bệnh sau:
- Khả năng bám dính: Chủng E.coli gây bệnh bám dính lên niêm mạc
nhờ vào các yếu tố bám dính, tham gia gây tiêu chảy cho lợn con theo mẹ có
4 yếu tố bám dính quan trọng là: F
4
, F
5
, F
6
thỉnh thoảng có F
41
và F
42
. các yếu
22
tố bám dính ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công của quá trình sinh bệnh. Sự
có mặt của yếu tố bám dính cùng với Enterotoxin của E.coli là tác nhân quan
trọng chủ yếu gây bệnh ở lợn con.
- Khả năng xâm nhập: Xâm nhập là khái niệm dùng để chỉ quá trình vi
khuẩn E.coli vượt qua hàng rào bảo vệ trên bề mặt niêm mạc ruột non và tế
bào biểu mô, để sinh sản và phát triển trong lớp tế bào này, tránh được các
yếu tố phòng vệ không đặc hiệu của niêm mạc ruột non.
Cơ chế xâm nhập: chủng E.coli gây bệnh có thể xuyên qua lớp màng tế bào
biểu mô niêm mạc ruột, dung giải thể thực bào. Trong quá trình bị xâm
nhập, vi khuẩn phát triển, nhân lên, di chuyển rải rác trong tế bào chất,
sản sinh ra mét hay vài loại Enterotoxin làm phân giã cấu trúc tế bào gây
phản ứng viêm, sốc nhiễm khuẩn và sau cùng là tiêu chảy nặng (Lê Đình
Doanh và cs,(1997), [5])
- Khả năng gây dung huyết: khả năng sản sinh ra haemolysin (Hly) của
E.coli nhằm mục đích dung giải hồng cầu, giải phóng nhân Hem để cung cấp
cho qúa trình trao đổi chất của vi khuẩn. Khả năng dung huyết là yếu tố độc
lực quan trọng của E.coli gây bệnh.
- Tính kháng kháng sinh: Khẳ năng kháng thuốc của E.coli ngày càng trở
nên nghiêm trọng bởi việc quá lạm dụng các chất kháng sinh và hoá dược
trong phòng trị , dẫn đến hiệu quả điều trị bệnh thấp, thậm chí có nhiều liệu
pháp kháng sinh đã bị vô hiệu hoá hoàn toàn.
- Khả năng sản sinh độc tố: Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn tác
động đến cơ thể bằng cách cướp đi dinh dưỡng của cơ thể để tiếp tục nhân
lên và phát triển, mặt khác nó tiết chất độc để gây độc cho cơ thể hoặc phá
huỷ các tổ chức cơ quan cơ thể. Lý Thị Liên Khai (2001) [7] cho biết trực
khuẩn E.coli tạo ra hai loại độc tố là ngoại độc tố và nội độc tố.
Ngoại độc tố là độc tố vi khuẩn tiết ra khuyếch tán vào môi trường xung
quanh. Ngoại độc tố của vi khuẩn này không chịu được nhiệt độ, dễ bị phá
huỷ ở 56
0
C trong 10-30 phút. Dưới tác dụng của focmon và nhiệt, ngoại độc
tố chuyển thành giải độc tố. Ngoại độc tố có hướng thần kinh và gây hoại tử.
Nội độc tố là độc tố có trong tế bào vi khuẩn, chỉ được giải phóng ra
ngoài môi trường khi tế bào đã chết, bị dung giải hoặc bị phá vỡ. Là yếu tố
23
gây hại chủ yếu của trực khuẩn E.coli. nội độc tố có thể chiết xuất bằng nhiều
phương pháp: phá vỡ vỏ tế bào bừng cơ học, chiết xuất bằng axit
trichloacetic, phenol hay các enzym.
Theo Đặng Xuân Bình, Đỗ Văn Trung, (2008), [3] E.coli phân lập có
đặc tính sinh vật hoá học đặc trưng, sản sinh độc tố đường ruột ST (48%), LT
(37,5%), ST+LT(15,6%), sản sinh yếu tố bám dính F
4
(7,8%), F
5
(15,6%), F
6
(23,4%), F
18
(4,6%), sản sinh yếu tố cạnh tranh Colicin (26,5%), cố độc lực
mạnh, gây chết 100% chuột thí nghiệm trong 48h. Kháng Norfloxacin (16,6%),
Colistin (16,6%), Kanamicine (33,3%), Gentamicine (16,6%), Spectinomicine
(33,3%), Trimethoprim (16,6%), Sulfamethoxasol (16,6%). E.coli phân lập được ở
hầu hết các mẫu bệnh phẩm là máu tim, ruột non, gan thu thập từ những lợn
mắc bệnh phân trắng. Tỷ lệ phân lập đạt từ 68,7-100%.
2.6.1.2.3. Cơ chế gây bệnh.
Theo Phùng ứng Lân, (1986) [8] lợn con theo mẹ dưới 20 ngày tuổi có
sự mâu thuẫn giữa quy luật sinh trưởng phát triển khối lượng rất nhanh của
lợn với bộ máy tiêu hoá yếu ớt, chưa hoàn thiện. Vì vậy các nguyên nhân như
virus, vi khuẩn, stress xấu tác động vào cơ thể thì tác động trực tiếp ngay đến
bộ máy tiêu hoá, kích thích niêm mạc đường tiêu hoá, tăng nhu động đường
tiêu hoá dẫn đến ỉa chảy.
Iả chảy đầu tiên là một phản ứng bảo vệ cơ thể để đẩy các tác nhân gây
bệnh kích thích niêm mạc đường tiêu hoá ra ngoài. Nhưng do nguyên nhân
gây bệnh không ngừng kích thích vào cơ thể lợn, niêm mạc đường tiêu hoá
nên ỉa chảy ngày một dữ dội. Mặt khác làm rối loạn chức năng hấp thu, tiêu
hoá, vận động, tiết dịch…
Tiếp theo là sự rối loạn cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, vi khuẩn
lên men sinh thối ngày càng nhiều làm rối loạn sự giải độc của gan. Nguy
kịch hơn nữa là hiện tượng ỉa chảy liên tiếp sẽ dẫn đến hiện tượng mất nước,
rối loạn cân bằng điện giải.
Nh vậy bao gồm 3 quà trình rối loạn: rối loạn chức năng tiêu hoá, rối
loạn cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, rối loạn hệ cân bằng điện giải. Từ đó
làm cho cơ thể bị nhiễm độc, trụy tim mạch, chết.
24
2.6.1.2.4. Triệu chứng và bệnh tích
a/ Triệu chứng:
[17] cho biết bệnh gặp nhiều ở lợn sơ sinh
đến 21 ngày tuổi. Lợn kém bú rồi bỏ hẳn, đi đứng siêu vẹo. Lợn đi ỉa, da khô
nhăn nheo, đầu to bụng hóp, lợn gầy sút rất nhanh, hậu môn thường dính bết
phân. màu phân lúc đầu xanh đen sau chuyển sang xám, có mùi tanh , khắm
đặc trưng. Niêm mạc mắt lợn nhợt nhạt, 4 chân lạnh, thở nhanh. Lợn rặn rất
nhiều khi ỉa. Lợn con bị bệnh thường hay khát nước, đôi khi nôn ra sữa chưa
tiêu hoá nên có mùi chua. Bệnh kéo dài 2-4 ngày, lợn suy yếu rồi chết. Tỷ lệ
chết từ 50-80%.
Thể kéo dài thường gặp nhiều ở lợn từ 22 ngày tuổi. Bệnh có thể kéo
dài từ 7-10 ngày. Lợn con vẫn bú nhưng giảm dần đi, phân màu trắng đục,
trắng vàng. Lợn suy dinh dưỡng, niêm mạc nhợt nhạt, nếu không chữa trị kịp
thời lợn thường chết sau một tuần bị bệnh.
Theo Phạm Sỹ Lăng, Lê Thị Tài, (1999) [9] trong những ngày đầu sau khi
đẻ, lợn con xù lông, ỉa chảy, phân trắng vàng, có mùi hôi thối, gầy yếu nhanh
chóng. Lợn nằm bẹp một chỗ, đuôi dính đầy phân bê bết. Nếu không can
thiệp kịp thời con vật chết nhanh chóng, tỷ lệ chết cao (80-90%)
b/ Bệnh tích:
Đào Trọng Đạt và cs,(1995) [1]: Mổ khám thấy lợn con gầy đét, vùng đuôi
bê bết phân. Niêm mạc mắt, mồm nhợt nhạt. Trong dạ dày chứa đầy hơi hoặc
sữa chưa tiêu, mùi khó ngửi. Trong ruột rỗng, chứa đầy hơi. Gan bình
thường, đôi khi hơi sưng. Túi mật chứa đầy mật. Phổi thường ứ máu, đôi
khi có hội chứng sưng phổi nhẹ. Cơ tim nhão. Lách không sưng nhưng có
thể bị teo.
2.6.1.2.5. Phòng và trị bệnh
* Phòng bệnh: Đây là một khâu rất quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong
chăn nuôi, nó quyết định đến khả năng sinh trưởng, phát triển của đàn lợn giai
đoạn sau và ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất của ngưới chăn nuôi.
- Chuồng trại phải khô ráo, thoáng mát về mùa hè, Êm áp về mùa đông.
Chuồng trại phải thường xuyên vệ sinh, khử trùng tiêu độc.
25