Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Vận dụng phương pháp công tác xã hội nhóm nhằm giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng giới đối với phụ nữ trong gia đình nông thôn tại xã Tân Lập- Sông Lô- Vĩnh Phúc hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.45 KB, 20 trang )

MỞ ĐẦU
1. Phần mở đầu
Trong lịch sử phát triển của nhân loại đã chứng minh rằng xã hội sẽ
không có những bước tiến ổn định, vững chắc nếu trong xã hội tồn tại một
bộ phận người đông đảo bị áp bức hoặc bị hạn chế vươn lên. Chính vì vậy
tạo quyền bình đẳng cho phụ nữ và bình đẳng giới đã trở thành mục tiêu
phát triển của thiên niên kỷ và điều này đã đánh dấu một bước tiến đáng kể
của nhân loại.
Bất bình đẳng giới là một trong những vấn đề được đặt ra từ lâu ở
nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt ngày nay tình trạng bất bình đẳng
giới diễn ra ngày càng phổ biến và nghiêm trọng không chỉ ở những nước
có nền kinh tế phát triển cao mà ở cả các quốc gia đang phát triển và chậm
phát triển. Nó đó trở thành vấn đề chung của toàn cầu và cần sự quan tâm
của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Việt Nam vốn đi lên từ nước nông nghiệp lạc hậu, những tư tường,
quan niệm của nền nông nghiệp làm hạn chế nhận thức của người dân về
bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là với trẻ em gái và
phụ nữ. Mặt khác, ở Việt Nam vẫn còn tồn tại tư tưởng “trọng nam khinh
nữ” từ thời phong kiến để lại.
Công tác xã hội là một khoa học ứng dụng, một hoạt động chuyên
nghiệp trong đó nhân viên công tác xã hội bằng kỹ năng kiến thức của
mình tác nghiệp với các đối tượng là cá nhân, nhóm, cộng đồng yếu thế
trong xã hội tự phát huy tiềm năng của mình để cải tạo hoàn cảnh vừa
vươn lên theo hướng tích cực bền vững. Nhóm phụ nữ đang là nạn nhân
của bất bình đẳng trong gia đình là đối tượng của công tác xã hội.
Tân Lập là một xó nghốo của huyện Sụng Lụ- Vĩnh Phúc, là một xã
thuần nông, nhân dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa và hoa màu. Với
đặc điểm kinh tế nông nghiệp, trình độ dân trí chưa cao, cơ hội tiếp cận
những nguồn thông tin mới còn hạn chế nên tư tưởng của ngưới dân nơi
đõy còn rất lạc hậu.Tư tưởng phong kiến gia trưởng cùng những sự biến
đổi chậm chập của ý thức xã hội, của các thiên kiến về giới vẫn bám rễ lâu


đời của các tầng lớp dân cư nên tình trạng bất bình đẳng giới ở nơi đây vẫn
diễn ra phổ biến.
1
Với kiến thức kỹ năng và phương pháp công tác xã hội đã được học
và với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc tuyên truyền, thực hiện
bình đẳng giới ở xó Tõn Lập, tác giả đã chọn đề tài: “Vận dụng phương
pháp công tác xã hội nhóm nhằm giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng giới
đối với phụ nữ trong gia đình nông thôn tại xó Tõn Lập- Sụng Lụ- Vĩnh
Phúc hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp, chuyên ngành công tác xã
hội của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề bình đẳng giới đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac-
Lờnin nghiên cứu. Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản, Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngay từ những ngày đầu
cách mạng đã quan tâm tới vấn đề này, coi việc giải phóng phụ nữ, nâng
cao vị thế của phụ nữ, thực hiện “nam nữ bình quyền” là một trong những
mục tiêu đấu tranh cơ bản của sự nghiệp các mạng. Điều đó được thể hiện
bằng các văn kỉện của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong hệ thống pháp luật
và chính sách của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong lĩnh vực nghiên cứu về giới: Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam,
Trung tâm nghiên cứu phụ nữ, Viện khoa học xã hội thành phố Hồ Chí
Minh, Viện nghiên cứu Thanh niên, Viện xã hội học, Trung tâm tư vấn và
phát triển, Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ thuộc
Viện khoa học xã hội Việt Nam.
* Nhóm các công trình về phụ nữ trên lĩnh vực kinh tế- xã hội:
Giáo sư Lê Thi(1999), “Việc làm, đời sống phụ nữ trong chuyển đổi kinh
tế ở Việt Nam”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
* Nhóm các công trình về phụ nữ trên lĩnh vực chính trị- xã hội:
Lê Thị Nhâm Tuyết (1973), “Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại”,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Các kết quả nghiên cứu của cỏc nhúm đề tài, công trình khoa học
trên đã đề cập đến vấn đề giới, vai trò của bình đẳng giới đối với sự phát
triển xã hội nói chung, ở các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, gia đình.
Nhưng do mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu khác nhau, vì vậy chưa có
một công trình nghiên, phân tích một cách toàn diện, hệ thống thực hiện
vấn đề bình đẳng giới hay bất bình đẳng giới đối với phụ nữ trong gia đình
2
ở huyện Sụng Lụ nói chung và ở xó Tõn Lập nói riêng, nhất là vận dụng
các kỹ năng và phương pháp của công tác xã hội và giải quyết vấn đề. Do
vậy, tác giả chọn đề tài “Vận dụng phương pháp công tác xã hội nhóm
nhằm giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng giới đối với phụ nữ trong gia
đình nông thôn tại xó Tõn Lập- Sụng Lụ- Vĩnh Phúc hiện nay” là đề tài
nghiên cứu của mình. Đây là một vấn đề cần được giải quyết và phương
pháp vận dụng giải quyết hoàn toàn mới mẻ- Công tác xã hội nhằm phát
huy vai trò của phụ nữ nông thôn xó Tõn Lập trong sự nghiệp xây dựng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
4.2 Phạm vi nghiên cứu
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
5.2 Phương pháp nghiên cứu
6. Đóng góp mới về khoa học của đề tài
7. Kế cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Nội dung, Kết thúc và Thư mục tài liệu tham
khảo, khóa luận bố cục thành 3 chương :
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung.

Chương 2: Thực trạng bất bình đẳng giới đối với phụ nữ trong gia
đình ở xó Tõn Lập-Sụng Lụ- Vĩnh Phúc hiện nay.
Chương 3: Giải pháp cơ bản và vận dụng một số phương pháp Công
tác xã hội nhóm xây dựng mô hình can thiệp nhằm giảm thiểu tình trạng
bất bình đẳng giới đối với phụ nữ trong gia đình nông thôn ở xó Tõn Lập-
Sụng Lụ- Vĩnh Phúc hiện nay.
3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Giới, bình đẳng giới và một số khái niệm liên quan
● Giới (Gender): Là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ môn
nhân loại học nghiên cứu về vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội
quy định cho nam và nữ bao gồm việc phân chia lao động, các kiểu phân
chia các nguồn và lợi ích.
● Bình đẳng giới: Là khái niệm biểu đạt sự đối xử như nhau của xã
hội đối với nam và nữ; là trạng thái (hay tình hình) xã hội trong đó phụ nữ
và nam giới có vị trí, vai trò ngang nhau. Được tạo điều kiện và phát huy
năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ
hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
● Một số khái niệm liên quan:
Giới tính là chỉ mặt sinh học của mỗi con người, sinh ra đã có sẵn
như phụ nữ có thể mang thai và sinh con, nam giới thỡ khụng.
Vai trò giới
Vai trò giới là kết quả của sự phân công lao động giới. Có thể hiểu “
Vai trò giới là vai trò mà con người được xã hội mong đợi, thực hiện do
chỗ họ là đàn ông hay đàn bà trong một nền văn hóa riêng.
Bất bình đẳng giới
Là sự không ngang bằng nhau về các cơ hội, lợi ích, địa vị xã hội, địa
vị chính trị giữa nam và nữ trong xã hội.

1.1.2 Phương pháp công tác xã hội nhóm
● Công tác xã hội
Công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp được thực hiện dựa trên
nền tảng khoa học chuyện ngành nhằm hỗ trợ đối tượng (cá nhân, nhóm,
cộng đồng) có vấn đề xã hội. Giải quyết vấn đề gặp phải, cải thiện hoàn
cảnh, vươn lên hòa nhập xã hội theo hướng tích cực, bền vững.
● Công tác xã hội nhóm
Công tác xã hội nhóm là một phương pháp của Công tác xã hội nhằm
tạo dựng và phát huy sự tương tác, chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực giữa
4
các thành viên, giúp củng cố, tăng cường chức năng xã hội và khả năng
giải quyết vấn đề, thỏa mãn nhu cầu của nhóm. Thông qua sinh hoạt nhóm
mỗi cá nhân hòa nhập phát huy tiềm năng, thay đổi thái độ, hành vi và khả
năng đương đầu với nam đề của cuộc sống, tự lực và hợp tác giải quyết
vấn đề đặt ra vì mục tiêu cải thiện hoàn cảnh một cách tích cực [22,84].
1.2 Cơ sở lý luận và lý thuyết vận dụng
1.2.1 Cơ sở lý luận
1.2.2 Một số lý thuyết vận dụng trong Công tác xã hội nhóm
Kết luận chương 1:
Trước hết, cần khẳng định giới và bình đẳng giới là hai lĩnh vực quan
trọng được nhiều nhà chức trách, Đảng, Nhà nước và cả xã hội quan tâm.
Gắn liền với bình đẳng giới là phát triển xã hội, muốn xã hội phát triển thì
con người phải bình đẳng, có điều kiện cống hiến và hưởng thụ thì xã hội
mới phát triển bền vững.
Với nền tảng cơ sở lý luận, các khái niệm về giới, bình đẳng giới
cũng như lý luận của chủ nghĩa Mac- Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
bình đẳng giới là cội nguồn, gốc rễ sâu xa, là nền tảng để Đảng, Nhà nước
đưa ra và ban hành các văn bản, chính sách, pháp luật bảo vệ qquyền và lợi
ích cho phụ nữ.
Bên cạnh đó, việc hình thành công tác xã hội nhóm cần nền tảng lý

thuyết vững chắc. Đõy chớnh là cơ sở và lý luận để xây dựng và phát triển,
triển khai các khía cạnh khác nhau xoay quanh giới và bình đẳng giới. Tạo
tiền đề cho việc triển khai các chương tiếp theo của đề tài nghiên cứu.
5
Chương II
THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRONG
GIA ĐÌNH NÔNG THÔN Ở XÃ TÂN LẬP HUYỆN SÔNG LÔ
TỈNH VĨNH PHÓC HIỆN NAY
2.1 Vài nét khái quát về xó Tõn Lập- Sụng Lụ- Vĩnh Phúc hiện nay
2.1.1 Đặc điểm địa lý, dân cư xó Tõn Lập
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội
2.2 Thực trạng bất bình đẳng đối với phụ nữ trong gia đình nông
thôn ở Tân Lập hiện nay.
2.2.1 Phân công lao động trong gia đình
2.2.1.1 Công việc sản xuất vật chất
Sản xuất là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội. Việc sản
xuất ra của cải vật chất được sử dụng cho sự tồn tại và là kế sinh nhai của
con người. Tùy từng vào loại hình sản xuất mà mang lại thu nhập khác nhau.
Xó Tân Lập 100% người dân trong xã làm nghề nông nghiệp bao
gồm cấy lúa, trồng các loại hoa màu như ngô, lạc, đậu, vừng, khoai sắn,
chăn nuôi gia súc gia cầm. Do tính chất là nghề nông nờn cỏc công việc
đồng áng cả phụ nữ và nam giới đảm nhận nhưng sự đóng góp của hai giới
là khác nhau ở những mức độ khác nhau. Như trong cấy lúa, làm hoa màu
phụ nữ hầu hết đảm nhận ở những khâu như chọn giống, gieo mạ, chăm
sóc, phơi sấy, cất trữ và bán sản phẩm, những công việc mang tính nhẹ
nhàng hơn, không phải dùng quá nhiều đến cơ bắp. Còn nam giới đảm
nhận chính những công việc mang tính nặng nhọc hơn như cỏc khõu làm
đất, phun thuốc trừ sõu…những công việc vừa nặng nhọc, vừa độc hại. Sự
phân công như vậy dường như trở thành một thói quen và ăn sâu vào nếp
nghĩ của người dân. Bởi nam giới bao giờ sức cũng dẻo dai và khỏe mạnh

hơn nữ giới. Mặt khác, tuy phụ nữ không nhiều sức bằng nam giới nhưng
họ khéo léo nên việc đảm nhiệm việc chăm sóc, cất trữ là đương nhiên.
Tuy nhiên, hiện nay cũng không ít người nam giới đi làm ăn xa nên mọi
công việc sản xuất cũng như tái sản xuất đều do người phụ nữ gánh vác,
6
họ cũng làm đất, phun thuốc trừ sâu và tất cả những công việc của nhà
nông. Điều đáng nói ở đây là cả hai giới cùng tham gia sản xuất công việc
đồng áng nhưng khi về đến nhà người phụ nữ lại đi nấu cơm, giặt quần áo,
lau dọn nhà cửa, còn nam giới thì ngồi xem tivi hoặc đi chơi nhà hàng
xóm. Người phụ nữ tất bật với mọi công việc phục vụ chồng và các thành
viên trong gia đình, mà nam giới không hiểu được sự vất vả của người phụ
nữ. Cùng chia sẻ công việc gia đình, giúp đỡ nhau trong công việc gia đình
chính là biện pháp nâng cao tính bình đẳng hơn trong gia đình.
2.2.1.2 Công việc tái sản xuất
Tái sản xuất không chỉ đơn thuần là việc sinh đẻ mà còn là sự chăm
sóc, nuôi dưỡng không chỉ trẻ em mà còn cả người lớn nữa trong trường
hợp những người này bị ốm đau hay già cả qua hàng loạt các công việc nội
trợ hàng ngày. Công việc tái sản xuất trong gia đình trên địa bàn xó Tõn
Lập bao gồm các hoạt động như công việc nội trợ, kế hoạch hóa gia đình,
dạy dỗ và chăm sóc con cỏi…Đõy là các chỉ số cơ bản mà khi đo lường
được chúng sẽ cho ta thấy bức tranh về phân công lao động giới trong hoạt
động phi sản xuất nhưng thường hay biểu lộ những mặt trái của quan hệ
giới.
Sinh sản:
Tái sản xuất ra con người là một trong những nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu của bất kỳ một cộng đồng người nào nhằm duy trì nòi giống và
duy trì lực lượng lao động.
Bất bình đẳng giới về nhận thức những thông tin đầy đủ về sức khỏe
sinh sản. Với câu hỏi “Ai là người tìm hiểu thông tin về sức khỏe sinh sản?”
thì kết quả thu được là: phụ nữ 85%, nam giới 15%. Kết quả cho ta thấy nam

giới rất ít tiếp cận, tìm hiểu những thông tin về sức khỏe sinh sản.
Kế hoạch hóa gia đình
Kế hoạch hóa gia đình là sự nỗ lực có ý thức của người phụ nữ và
nam giới nhằm xác định số con và khoảng cách lần sinh con. Ở xó Tõn
Lập việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình chủ yếu là do phụ nữ đảm nhiệm.
Theo số liệu của Báo cáo thổng kết năm 2010 của Hội phụ nữ cho biết
7
trong năm 2010 có hơn 200 phụ nữ đến đặt vòng, uống thuốc tránh thai là
153 người, đình sản nữ là 7 người, trong khi đó nam giới dùng bao cao su
là rất ít, triệt sản nam là 3 người. [5,6].
Nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con cái
Tớnh bất bình đẳng trong giáo dục con cái trên địa bàn xã thể hiện ở
con trai luôn được khuyến khích học hành cao hơn con gái. Được học ở
cấp học cao nếu năng lực có thể. Còn con gái thì vấn đề học xem nhẹ hơn.
Con gái có thể không đi học khi đã học hết tiểu học, trung học cơ sở mà
không học cao lên nữa mặc dù có năng lực, đặc biệt trong những gia đình
đông con thì điều này được thể hiện rõ nét.
Các công việc nội trợ:
Bảng 1: Câu hỏi “ai là người đảm nhận chính những công việc?”
Loại công việc Chồng (%) Vợ (%) Cả 2 (%)
Đi chợ 5.0 75.0 10.0
Nấu ăn 15.0 65.0 20.0
Giặt quần áo 3.0 87.0 5.0
Dọn nhà 7.0 71.0 12.0
Chăm sóc con 34.0 47.0 19.0
Chăm sóc người già, ốm. 15.0 65.0 20.0
Dạy trẻ học 35.0 40.0 25.0
Như vậy có thể thấy được rằng những công việc nội trợ trong gia
đình đều do người phụ nữ đảm nhận chính, chiếm % rất cao như đi chợ
75%, giặt quần áo 87%. Trong khi nam giới chỉ có 5% và 3% tương

đương. Điều này một mặt phản ánh thực trạng lao động hiện có ở gia đình,
mặt khác phản ánh thực trạng tồn tại của định kiến giới trong phân công
lao động.
2.2.1.3 Công việc cộng đồng
Công việc cộng đồng của người dân trong xã thường bao gồm: Tham
gia vào các tổ chức chính trị- xã hội, họp thôn xóm, vệ sinh đường làng,
giúp đỡ công việc hàng xóm (ma chay, cưới hỏi…).
8
Bảng 2:Câu hỏi “Ai là người đảm nhận chớnh cỏc công việc cộng
đồng?” Kết quả thu được như sau:
Loại công việc Chồng (%) Vợ (%) Cả hai (%)
Họp thôn xóm 80.0 15.0 5.0
Vệ sinh đường làng 38.0 45.0 17.0
Giúp đỡ hàng xóm 35.0 70.0 15.0
Thăm hỏi người ốm 26.0 60.0 14.0
Nhìn vào bảng kết quả trên cho ta thấy cả nam giới và nữ giới đều
tham gia và các công việc cộng đồng, ở mức tương đương nhau nhưng tùy
vào loại công việc mức độ tham gia khác nhau phù hợp với đặc điểm giới
tính. Như giúp đỡ hàng xóm, thăm hỏi người ốm thì người phụ nữ cao hơn
nam giới với mức là phụ nữ 70%, nam giới 35% . Thăm hỏi người ốm phụ
nữ 60% và nam giới 26%, mức độ cả hai cùng tham gia là rất thấp.Sự tham
gia của phụ nữ trong các công việc này đã trở thành quen thuộc, dường
như đã ăn sâu vào từng nếp sống, suy nghĩ của người dân nơi đây. Họ
thường cho rằng công việc nhà phụ nữ phải đảm nhiệm thì dọn về sinh
đường làng ngừ xúm là việc đương nhiên, vì nếp suy nghĩ một con đường
sạch hay bẩn cũng giống như một căn nhà có gọn gàng và sạch sẽ hay
không. Khi đó dư luận lại đánh giá người phụ nữ. Đõy chớnh là một sự bất
bình đẳng giới bắt nguồn từ những suy nghĩ lệch lạc và thiếu khách quan
của người dân trong xã.
2.2.2 Vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ

Trên địa bàn xã hiện nay, tình trạng bạo lực gia đình diễn ra không ít
gia đình. Bạo lực gia đình hiện nay không chỉ đơn thuần là bạo hành về thể
xác, người phụ nữ có thể chịu những trận đòn đập để lại những vết thương
nghiêm trọng nặng nề. Không những thế, người phụ nữ còn chịu những áp
lực tổn thương về tinh thần. Như vậy, người phụ nữ phải chịu đau đớn về
thể xác lại chịu tổn thương về tinh thần. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự
phát triển của người phụ nữ.
9
Để tìm hiểu vấn đề bạo lực trong gia đình, chúng tôi đã đưa ra câu
hỏi tìm hiểu nhận định của người dân về bạo lực trong gia đình:
Bảng 3: Bình đẳng giới thông qua nhận diện bạo lực gia đình
Các hành động
Có phải là bạo lực gia đình
Là bạo
lực(%)
Không là
bạo lực (%)
Khó trả
lời (%)
Sự đánh đập gây tổn thương thân thể 95.0 3.0 2.0
Sự ngăn cấm, cấm đoán, đe dọa vô
lý của người này đối với người kia.
54.0 36.0 10.0
Sự chửi bới, lăng mạ, nhạo báng…
gây tổn thương tâm lý
78.0 17.0 5.0
Làm ngơ, im lặng, không nói gì. 45.0 46.0 9.0
Sự ép buộc trong sinh hoạt tình dục 35.0 55.0 10.0
Kết quả trên cho thấy có những nhận định khác nhau về bạo lực gia
đình giữa các tiêu chí khác nhau. Nhìn vào bảng kết quả ta thấy người dân

nhận biết bạo lực gia đình qua những dấu tích để lại trên cơ thể mà có thể
nhìn thấy được đó là bạo lực gây tổn thương về thân thể, có tới 95% số
người cho đây là bạo lực, có 54% số người cho rằng sự ngăn cấm, cấm
đoán, đe dọa vô lý của người này đối với người kia, 78% số người cho
rằng sự chửi bới, lăng mạ, nhạo báng gây tổn thương tâm ý là bạo lực.
Như vậy cho ta thấy rằng con số này chiếm ưu thế hơn hẳn so với số %
còn lại, đồng nghĩa với nó đó là sự nhận thức đúng đắn của người dân về
tình trạng bạo lực trong gia đình.
2.2.3 Tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực trong gia đình
Để tìm hiểu tình trạng bất bình đẳng giới về quyền quyết định trong
gia đình chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: “Ai là người nắm giữ và kiểm soát
những công việc sau trong gia đỡnh?” và thu được kết quả:
10
Bảng 4: Bình đẳng giới thông qua tiếp cận và kiểm soát nguồn lực
Lĩnh vực hoạt động gia đình. Vợ (%) Chồng
(%)
Cả hai (%)
Chi tiêu hàng ngày 80.0 12.0 8.0
Việc hôn nhân của con 24.0 58.0 18.0
Việc học, hướng nghiệp của con 14.0 72.0 14.0
Đứng tên sở hữu tài sản có giá trị 10.0 85.0 5.0
Mua sắm tài sản có giá trị đắt tiền 21.0 65.0 14.0
Nhìn vào bảng kết quả cho ta thấy, trong những lĩnh vực hoạt động
trong gia đình mức độ tham gia và quyền quyết định giữa người vợ và
người chồng rất khác nhau.Và có sự chênh lệch rất lớn giữa những công
việc mang tính lớn và nhỏ trong gia đình. Trong lĩnh vực chi tiêu hàng
ngày người dân cho biết co tới 80% thuộc về phụ nữ, người đàn ông với số
% rất ít 12% và cả hai chỉ có 8%. Như vậy, những công việc chi tiêu hàng
ngày như mua sắm vật dụng nhỏ, đi chợ…đúng vai trò là người “tay hũm
chỡa khúa”, là người nội trợ trong gia đình. Ngược lại trong các lĩnh vực

khác mang tính quan trong và quyết định trong gia đình thì nam giới lại
nắm giữ quyền quyết định.
2.3. Những yếu tố bất bình đẳng đối với phụ nữ trong gia đình
nông thôn ở xó Tõn Lập hiện nay.
- Mâu thuẫn giữa sự tham gia của nam giới vào công việc nội trợ với
vai trò của họ trong các công việc sản xuất, mang lại thu nhập chính trong
gia đình.
- Mâu thuẫn giữa sự tham gia tích cực của phụ nữ vào lao động sản
xuất và tiếng nói của họ có phần hạn chế trong việc gia quyết định những
công việc chính trong gia đình.
- Mâu thuẫn giữa công việc nội trợ mà người phụ nữ đảm nhận chủ
yếu với nhu cầu phát triển năng lực, tiếp cận thông tin, nâng cao khả năng
cạnh tranh với tư cách là người lao động và người sản xuất.
11
2.4 Nguyên nhân dẫn tới sự bất bình đẳng giới đối với phụ nữu
trong gia đình nông thôn ở xó Tõn Lập- Sụng Lụ- Vĩnh Phúc hiện nay
2.4.1 Ảnh hưởng của văn hoá tư tưởng
- Tư tuởng phong kiến, đề cao tính gia trưởng của nam giới trong gia
đình trên địa bàn xó Tõn Lập.
- Quan niệm xã hội “ Công việc nội trợ là thiên chức của phụ nữ”.
2.4.1 Do trình độ nhận thức của người dân
Kinh tế chưa phát triển, người dân ít được tiếp cận với các dịch vụ
thông tin đặc biệt là kiến thức về giới và bình đẳng giới, luật hôn nhân và
gia đình.
Trình độ học vấn, nghề nghiệp của phụ nữ còn thấp nên ít có cơ hội
để độc lập, tự chủ về kinh tế.
2.4.2 Ảnh hưởng của kinh tế
Kinh tế chậm phát triển nên phụ nữ ít có thời gia nghỉ ngơi học tập,
trau dồi kiến thức, nâng cao khả năng học hỏi của mình.
2.5 Đánh giá những hoạt động đã can thiệp nhằm giảm thiểu tình

trạng bất bình đẳng đối với phụ nữ tại địa phương.
2.5.1 Thành tựu
Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình được Hội liên hiệp phụ nữ
phối hợp với các ban ngành giao chỉ tiêu thi đua cho các chi hôi, đoàn thể,
thôn dân cư thực hiện.
Thực hiện công tác tuyên truyền vận động.
Hội liên hiệp phụ nữ xó đó phối hợp với trạm y tế tổ chức các lớp
tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản, truyền thông về ma túy,
HIV/AIDS.
2.5.2 Hạn chế
Công tác dân số đạt tỷ lệ sinh nhưng chưa bền vững.
Tình trạng bạo lục gia đình vẫn thường xuyên diễn ra, công tác hòa
giải chưa mang lại hiệu quả cao.
Số phụ nữ tham gia lãnh đạo và là đản viờn cũn hạn chế.
2.5.3 Nguyên nhân của hạn chế
Ảnh hửong nặng nề của quan niệm truyền thống, tư tưởng trọng nam
khinh nữ.
12
Trình độ hiểu biết của phụ nữ hạn chế.
Hình thức tuyên truyền, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đến việc
tuyên truyền, giáo dục cho phụ nữ chưa thật sự chú trọng và quan tâm
đúng mức.
Kết luận chương II:
Từ việc nghiên cứu tình trạng bất bình đẳng giới đối với phụ nữ
trong gia đình nông thôn tại xó Tõn Lập huyện Sụng Lụ tỉnh Vĩnh Phỳc
trờn cỏc khía cạnh, lĩnh vực khác nhau trong tổ chức cuốc sống gia đình
như phân cụng cụng vệc gia đình, kế hoạch hóa gia đình, vấn đề bạo lực
trong gia đình hay tình trạng nắm quyền quyết định công việc trong gia
đỡnh…đó cho tác giả thấy được tình trạng bất bình đẳng. Từ đó tìm hiểu
nguyên nhân và những biện pháp đã thực hiện tại địa phương, những thành

tựu, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế. Từ đó giúp tác giả định hướng các
biện pháp giải quyết cũng như vận dụng phương pháp công tác xã hội vào
giải quyết vấn đề đang nghiên cứu tại địa phương nhằm góp phần giảm
thiểu tình trạng bất bình đẳng giới đối với phụ nữ trong gia đình tại địa bàn
nghiên cứu.
Chương III
GIẢI PHÁP CƠ BẢN VÀ VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM XÂY DỰNG MÔ HÌNH CAN THIỆP
NHẰM GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI ĐỐI
VỚI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN Ở XÃ TÂN LẬP-
SÔNG LÔ - VĨNH PHÓC HIỆN NAY
3.1 Giải pháp cơ bản
3.1.1 Nhóm giải pháp đối với kinh tế
Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Hoạt động tín dụng tiết kiệm cần mở rộng hơn nữa cho người dân
vay vốn.
Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dướng kiến thưc sho chị em phụ nữ.
Chính quyền cơ sở tạo điều kiện khôi phục và mở rộng làng nghề
truyền thống.
13
3.1.2 Giải pháp về văn hóa tư tưởng
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền những tư tưởng, quan điểm của
Đảng, Hồ Chi minh xóa bỏ tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, văn hóa lạc
hậu.
Tác động trực tiếp vào phụ nữ xóa bỏ tâm lý tự ty, e ngại. Đồng thời
cũng tác động vào tư tưởng của nam giới.
3.1.3 Nhóm giải pháp đối với nhận thức
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối với cả nam và nữ về vị thế, vai
trò cảu phụ nữ, về giới, bình đảng giới trong gia đình và ngoài xã hội.
Nâng cao trình độ học vấn cho phụ nữ.

3.2. Vận dụng phương pháp công tác xã hội nhóm xây dựng mô
hình can thiệp nhằm giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng giới đối với
phụ nữu trong gia đình nông thôn ở xó Tõn Lập huyện Sụng Lụ tỉnh
Vĩnh Phúc hiện nay.
3.2.1 Vai trò của Công tác xã hội nhóm nhằm giảm thiểu tình trạng
bất bình đẳng đối với phụ nữ trong gia đình nông thôn tại xó Tõn Lập
huyện Sụng Lụ tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.
3.2.2 Những kĩ năng của nhân viên xã hội khi xây dựng mô hình
nhằm giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng giới đối với phụ nữ trong gia
đình .
3.2.3 Vai trò của nhân viên xã hội trong việc phát huy nguồn lực
công tác xã hội nhóm.
3.2.4 Xây dựng mô hình Câu lạc bộ “ Đồng cảm” nhằm giảm thiểu
tình trạng bất bình đẳng giới đối với phụ nữu trong gia đình nông thôn xó
Tõn Lập huyện Sụng Lụ tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. (Điển cứu tại thụn Võn
Nhưng xó Tõn Lập).
Mô hình câu lạc bộ “Đồng cảm” được xây dựng và hoạt động trong
vòng một tháng. Với mục đích chung của nhúm: Giỳp cho các thành viên
trong nhóm bước đầu cú thờm kiến thức, kỹ năng và các biện pháp về
chăm sóc sức khỏe sinh sản, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn gia đình hướng
tới xây dựng một cuộc sống gia đình hạnh phúc cho các thành viên trong
nhóm.
14
Các hoạt động của câu lạc bộ được nhân viên xã hội cựng các thành
viên trong nhúm cựng thảo luận và đưa ra quyết định chung dựa trên
nguyên tắc đồng thuận, tập trung, tôn trọng lẫn nhau.
Các hoạt động của câu lạc bộ tập trung vào hai vấn đề lớn. Đó là, thứ
nhất nâng cao kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản, thứ hai là cung cấp các
biện pháp phòng chống nạn bạo hành gia đình. Dưới sự hướng dẫn của
nhân viên xã hội các thành viên trong câu lạc bộ đã cùng nhau trao đổi,

chia sẻ những vấn đề họ gặp phải trong cuộc sống nhằm mang lại những
chuyển biến tích cực trong mỗi thành viên, hướng tới giảm thiểu tình trạng
bất bình đẳng đối với phụ nữu trong gia đình, xây dựng gia đình hạnh
phúc.
Hoạt động diễn ra trong 4 buổi:
Buổi 1: Chủ đề “ Chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống”
Buổi 2: Các thành viên trong nhúm cựng trao đổi, chia sẻ theo chủ đề
“ Chăm sóc sức khỏe sinh sản”.
Buổi 3: Các thành viên trong nhúm cựng trao đổi, chia sẻ theo chủ đề
“ Phòng chống bạo lực gia đỡnh”.
Buổi 4: Câu lạc bộ phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ xó Tõn Lập tổ
chức sinh hoạt dã ngoại “ Vệ sinh đường làng”.
Kết luận chương 3: Qua tình trạng bất bình đẳng giới đối với phụ nữ
trong gia đình, từ những nguyên nhân căn bản tác giả đã đưa ra những giải
pháp cơ bản. Và với kiến thức, kỹ năng về công tác xã hội nói chung và
công tác xã hội nhóm nói riêng, chúng tôi đó xõy dụng nên mô hình câu
lạc bộ “Đồng cảm” nhằm mục đích giỳp cỏc nhúm viờn trao đổi, chia sẻ
những vấn đề gặp phải trong cuộc sống, đặc biệt trên hai lĩnh vực là chăm
sóc sức khỏe sinh sản và biện pháp phòng chống bạo lực gia đình. Bên
cạnh đó chúng tôi còn vận động cả nam giới tham gia nhằm mang lại hiệu
quả cao trong khi xây dựng và thực hiện mô hình tại địa bàn nghiên cứu.
Có như vậy mới nhằm mang lại hiệu quả cao trong việc giảm thiờut tình
trạng bất bình đẳng giới đối với phụ nữ trong gia đình xó Tõn Lập hiện
nay.
15
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận chung
Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình và ngoài xã hội là một việc
làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đặc biệt là trong các lĩnh vực của phân
công lao động trong gia đình. Nước ta do chịu ảnh hưởng của tư tưởng

phong kiến “trọng nam khinh nữ” và sự tồn tại khá đậm nét của các quan
niệm, tư tưởng văn hóa và phong tục truyền thống đã hạn chế khả năng
học hỏi, khả năng vươn lên đóng góp công sức và tài năng của người phụ
nữ cho xã hội nói chung và trong gia đình nói riêng. Thực hiện bình đẳng
giới đối với phụ nữ trong gia đình có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát
triển của toàn xã hội, bởi gia đình là tế bào của xã hội, gia đình giàu có thì
xã hội mới mạnh khỏe. Hơn nữa, phụ nữ chiếm ẵ dân số cả nước, họ có
khả năng cống hiến sức lục và trí tuệ cho sự phát triển xã hội, phát triển
đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng của phụ nữ, Đảng và Nhà nước
đã tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền luật bình đẳng giới đến với
người dân.
Xã Tân Lập với tinh thần chịu thương chịu khó của người dân, hòa
chung với đà phát triển chung của đất nước nền kinh tế xó cú phát triển
hơn trước nhưng do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nhận thức và văn hóa
của người dân nơi đõy đó làm hạn chế, ảnh hưởng đến quá trình phát triển.
Đặc biệt là phụ nữ trong xã, chưa được quan tâm đúng mức để tiếp cận cơ
hội học hỏi và phát triển, hạn chế khả năng đóng góp của phụ nữ cho xã
hội và thụ hưởng những thành quả xã hội. Qua khảo sát, nghiên cứu tại địa
bàn đã phản ánh đúng thực trạng đó.
Công tác xã hội là một ngành nghề rất mới đối với nước ta, nhất là ở
những vùng nông thôn, vựng sõu, vựng xa. Mà ở đây chỉ hoạt động với
các hoạt động từ thiện, giúp đỡ nhau trong cuộc sống hàng ngày, và làm
việc theo nhóm theo nhu cầu và mục đích chung của một nhóm người. Đú
chớnh là cơ sở để làm việc theo nhóm khi vận dụng các kiến thức trong
công tác xã hội nhóm vận dụng tại địa phương. Tại địa bàn nghiên cứu,
chính quyền địa phương đã áp dụng các biện pháp để nâng cao tính bình
đẳng giữa phụ nữ và nam giới cũng như nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ
16
trong gia đình cũng như ngoài xã hội đóng góp bằng thể lực và trí tuệ
nhưng chưa mang lại hiệu quả cao nhưng hiệu quả mang lại chưa cao.

Trên nền tảng những phương pháp đã được áp dụng tại địa phương, nhân
viên xã hội với những kỹ năng, phương pháp của công tác xã hội, đã phối
kết hợp cùng với các ban ngành, đoàn thể địa phương xây dựng nên mô
hình làm việc theo nhóm- Câu lạc bộ “Đồng cảm” đã thu hút hội viên tham
gia, các thành viên trong nhóm tương tác, hoạt động, trao đổi, chia sẻ
những vấn đề gặp phải trong cuộc sống gia đình, tập trung trên hai lĩnh
vực đó là vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản và vấn đề bạo lực trong gia
đình. Nhờ đó, bước đầu đóng góp vai trò to lớn trong việc nâng cao nhận
thức cũng như kết nối nguồn lực nhằm giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng
giới đối với phụ nữ trong gia đình trên địa bàn xó Tõn Lập huyện Sụng Lụ
tỉnh Vĩnh Phúc, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân.
Khuyến nghị
● Đối với Đảng và Nhà nước
● Đối với bản thân người phụ nữ
● Đối với bản thân nam giới
● Đối với Hội phụ nữ xó Tõn Lập
● Đối với chính quyền địa phương
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Vân Anh, TS. Lê Ngọc Hùng (1996), Phụ nữ, giới và phát
triển, Nxb Phụ nữ.
2. Hoàng Tú Anh, Lê Thị Ngân Giang (2007), Một số thuật ngữ về giới
và bình đẳng giới, Nxb Phụ nữ.
3. Nguyễn Thị Bảo (2003), Quyền bình đẳng của phụ nữ trong sự
nghiệp và cuộc sống gia đình, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
4. Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội các năm của Ủy ban Nhõn
xó Tõn Lập.
5. Báo cáo của Ban chấp hành hội Liên hiệp phụ nữ xó Tõn Lập.
17
6. Báo cáo số liệu thực hiện công tác hội năm 2010, Hội liên hiệp phụ
nữ xó Tõn Lập.

7. Báo cáo tổng kết công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình năm 2010,
Hội liên hiệp phụ nữ xó Tõn Lập.
8. Báo cáo quốc gia lần thứ 2 về tình hình thực hiện Công ước Liên Hợp
Quốc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ
(CEDAW), Nxb Phụ nữ, 1999
9. Bình đẳng giới trong lao động- một số vấn đề đặt ra với lao động nữ,
Tạp chí phụ nữ, số 12- 2010
10. Kim Văn Chiến, Nguyễn Thị Mai Hồng, Tập bài giảng giới và phát
triển, Nxb Hà Nội.
11. Ngô Tuấn Dung (2005), “Giới và việc làm trên thị trường lao động-
Một số tiếp cận lý thuyết”, Tạp chí khoa học về phụ nữ, Tr.10-20.
12. Ngô Tuấn Dung (2003), “Định kiến giới nhìn từ góc độ tâm lý xã
hội”, Tạp chí khoa học và phụ nữ, Tr.16-24.
13. Mai Huy Bích, Giáo trình xã hội học về giới, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội. Hà Nội, 2009
14. Kế hoạch hành động Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến
năm 2000, Nxb Phụ nữ, 1999
15. Nguyễn Thị Mai Hồng (2009), Tập bài giảng Lý luận công bằng và tiến
bộ xã hội, Hà Nội
16. Nguyễn Thị Thái Lan (2008), Giáo trình công tác xã hội nhóm, Nxb
Lao động- Xã hội
17. Cỏc Mác- Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị Quốc Gia
18. Cỏc Mác và Ăngghen (1970), Với vấn đề giải phóng phụ nữ, Nxb Sự
thật.
19. Cỏc Mác, (1987), Vấn đề hôn nhân và gia đình, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
20. Dương Thị Minh (2004), Gia đình Việt Nam và vai trò của người phụ
nữ trong gia đình hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia.
18
21. Một số luật và công ước quốc tế liên quan đến quyền phụ nữ và trẻ
em, Phụ nữ, 1999.

22. Nguyễn Duy Nhiên (2009), Công tác xã hội nhóm, Nxb Đại học sư
phạm Hà Nội, Hà Nội.
23. Nguyễn Duy Nhiên (2007), Nhập môn công tác xã hội, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ VI của Đảng. Nxb Chính trị Quốc gia.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ VIII của Đảng. Nxb Chính trị Quốc gia.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ IX của Đảng. Nxb Chính trị Quốc gia
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ X của Đảng. Nxb Chính trị Quốc gia.
28. Nguyễn Khánh Ngọc, Đưa vấn đề giới vào phát triển thông qua sự
bình đẳng về quyền hạn, nguồn lực và tiếng nói, Văn hóa thông tin.
29. Ngân hàng thế giới (2001), Đưa vấn đề giới vào phát triển, Nxb Văn
hóa thông tin, Hà Nội.
30. Nguyễn Linh Khiếu (2003), Nghiên cứu phụ nữ, giới và phát triển,
Nxb Khoa học xã hội.
31. Nguyễn Linh Khiếu (2001), Gia đình và phụ nữ trong biến đổi văn
hóa- xã hội nông thôn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
32. Luật hôn nhân và gia đình, số 22/1000/QH10 được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 7 thông qua
ngày 9/6/2000 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2001.
33. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Luật bình đẳng
giới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
34. Nguyễn Nam Phương, Bình đẳng giới trong lao động và việc làm với
tiến trình hội nhập ở Việt Nam, Nxb Văn hóa- Thông tin, Hà Nội.
35. Lê Thị Quý (2000), Bạo lực gia đình và bất bình đẳng trong quan hệ
giới, Tạp chí khoa học về phụ nữ, số 4.
19
36. Nguyễn Thị Thập (1963), Phụ nữ Việt Nam trong phong trào giải

phóng dân tộc, Nxb Phụ nữ.
37. Hoàng Bá Thịnh (2005), Bạo lực giới trong gia đình và vai trò của
truyền thông đại chúng trong sự nghiệp phát triển đất nước, Nxb Thế
giới.
38. Bùi Thị Tỉnh (2010), Phụ nữ và giới, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Đỗ Thị Thạch (2003), Bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ ở Việt
Nam hiện nay, Tạp chí Lý luận, số 8.
40. GS. Lê Thi (1998), Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt
Nam hiện nay, Nxb Phụ nữ.
41. Phạm Hạnh Sâm (2009), “Định kiến giới- rào cản đối với sự tiến bộ
và phát triển của phụ nữ Việt Nam”, Tạp chí cộng sản, số 19.
42. Hà Thị Thanh Vân (2011), Thực hiện bình đẳng giới vì sự phát triển
xã hội và nâng cao vị thế của phụ nữ, Tạp chí phụ nữ, số 1 (2011)
43. “Tạp chí nghiên cứu gia đình và giới”, số 2 (2007).
44. “Tạp chí phụ nữ và tiến bộ”, số 10 (2010)
45. Website: - Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
- />- />919846560/Bat_binh_dang_gioi_o_Viet_Nam_dang_dan_duoc_cai_thien.
html
- />%B3ng-gi%E1%BB%9Bi.
- />trong-quan-tri.
- />- />- />20

×