Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

tiểu luận thực trạng công tác giảng dạy môn lịch sử Đảng CSVN hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.28 KB, 14 trang )

Chương 1
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY
I. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Nội dung chương trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
hiện nay dùng cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng là
giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - Đề cương bài giảng
dùng trong các trường đại học và cao đẳng từ năm học 1991 -
1992, tái bản lần thứ năm, năm 1998. Toàn bộ nội dung chương
trình được cấu tạo ngoài lời nói đầu, đối tượng nghiên cứu môn
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam gồm 6 bài, thời gian tương ứng
với quá trình lịch sử là hợp lý, vừa thống nhất tính lịch sử với tính
lôgíc. Cụ thể sáu bài đó là:
- Bài I: Cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Bài II: Đảng lãnh đạo và tổ chức cuộc đấu tranh cách
mạng tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền (1930 - 1945).
- Bài III: Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền
cách mạng và tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
luợc (1945 - 1954).
- Bài IV: Đảng lãnh đạo tiến hành đồng thời hai chiến lược
cách mạng, thực hiện mục tiêu chung giải phóng miền Nam thống
nhất Tổ quốc (1954 - 1975).
1
- Bài V: Đảng lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội trên cả nước và bảo vệ Tổ quốc thống nhất (1975 - đến nay).
- Bài VI: Tổng kết lịch sử 70 năm đấu tranh của Đảng Cộng
sản
Việt Nam.
Về thời gian, với tổng số 60 tiết (trong đó lý thuyết 45 tiết,
thảo luận xêmina 15 tiết với 4 chuyên đề) là tương đối phù hợp.
Song, mỗi bài, mỗi mục vẫn cần được đầu tư, tập trung làm rõ


bằng những tư liệu, sự kiện, phân tích sâu sắc hơn. Đồng thời, cần
bổ sung kịp thời "cập nhật" chương trình nội dung, tham quan,
viết tiểu luận (phần này sẽ được đề cập rõ thêm ở phần sau).
Hiện nay, trong quá trình giảng dạy, chúng tôi đang thực
hiện từng bước thể nghiệm nội dung chương trình môn học theo
hai phần lớn:
- Phần thứ nhất, gồm những nội dung cơ bản chủ yếu nhất
lịch sự Đảng Cộng sản Việt Nam. Trang bị cho mỗi sinh viên
những kiến thức cơ bản, có trọng điểm về lịch sử hoạt động của
Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo cách mạng
Việt Nam.
Thông qua đó, xây dựng và củng cố niềm tin vững chắc,
khoa học đối với sự lãnh đạo của Đảng; xác định ý thức phát huy
truyền thống tốt đẹp kế thừa sự nghiệp cách mạng của Đảng và
nhân dân, trách nhiệm góp phần cống hiến vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, trực tiếp là thực hiện thắng lợi công
2
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Phần thứ hai, các chính sách kinh tế - xã hội của Đảng
1. Các văn bản hướng dẫn chương trình, kế hoạch và
phương pháp
1.1. Chương trình giảng dạy
1.2. Hướng dẫn học tập phần hai
1.3. Các câu hỏi gợi ý nghiên cứu giáo trình phần hai
1.4. Gợi ý hướng dẫn sinh viên đọc tài liệu tham khảo
2. Các tài liệu tham khảo bắt buộc
2.1. Trích báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội kỳ họp
thứ 3 - Quốc hội khóa X (19-4-1998)
2.2. Trích báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội kỳ họp

thứ 4 - Quốc hội khóa X (27-10-1998)
2.3. Trích báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội kỳ họp
thứ 5 - Quốc hội khóa X (3-5-1999)
2.4. 2.3. Trích báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội kỳ
họp thứ 8 - Quốc hội khóa X (14-11-2000)
(Hoặc những báo cáo tổng kết quan trọng hàng năm của
Chính phủ, Quốc hội)
*
* *
3
Tiến trình kế hoạch giảng dạy: Phần thứ nhất 30 tiết, phần
thứ hai 30 tiết. Trong quá trình thực hiện, vai trò giảng viên là
người hướng dẫn, tổ chức thi công, sinh viên giữ vai trò chủ động.
Muốn vậy, giảng viên cần tuân thủ một số nguyên tắc chỉ đạo việc
giảng dạy môn Lịch sử Đảng. Đó là:
Thứ nhất, sử dụng cuốn "Đề cương bài giảng lịch sử Đảng"
(do Bộ Giáo dục và Đào tạo Ên hành) và các tài liệu tham khảo
bắt buộc khác.
Hai là, giảng viên không giảng bài theo phương pháp "thầy
đọc chậm - trò ghi bài", cũng không theo kiểun "thầy thuyết trình
say sưa - trò chỉ biết nghe mà không ghi được".
Ba là, phương pháp giảng bài lịch sử Đảng áp dụng phải là
tổng hợp các phương pháp. Có thể là những phương pháp cơ bản
sau đây:
- Giảng theo vấn đề (hoặc chủ đề).
- Mỗi vấn đề trang bị và cung cấp cho sinh viên một khung
kiến thức có hệ thống, cơ bản, cốt lõi nhất; đi liền với những gợi
ý, hướng dẫn sinh viên đọc giáo trình, tài liệu tham khảo để hoàn
thiện cái khung vững chắc đã định trước, nắm chắc, hiểu sâu, lập
luận quan trọng.

Bốn là, chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động của sinh
viên, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo - trang bị
4
phương pháp đọc, phương pháp học, nghiên cứu: trang bị phương
pháp là chủ yếu.
Trong quá trình thực hiện, vấn đề có tính nguyên tắc là bảo
đảm đúng nội dung, chương trình, thời gian và tiến độ. Song, điều
có ý nghĩa quan trọng để sinh viên nắm vững hệ thống kiến thức
cơ bản của khoa học lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngoài hệ
thống hơn 40 câu hỏi theo ngân hàng do Bộ Giáo dục và Đào tạo
quy định, giảng viên cần gợi mở, hướng dẫn sinh viên tự nghiên
cứu giáo trình theo từng chủ đề, từng bài. Đó là hệ thống những
vấn đề:
Bài 1: Cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam
1. Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở nước ta đã gây
những hậu quả gì? (về kinh tế, về vị trí và kết cấu các giai cấp và
về xã hội).
2. Những biến đổi kết cấu giai cấp trong xã hội thuộc địa
nửa phong kiến Việt Nam.
3. Thế nào là xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
4. Xã hội thuộc địa nửa phong kiến tồn tại những mâu
thuẫn cơ bản nào? Mâu thuẫn nào là chủ yếu, tại sao?
5. Những phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân ta từ
khi thực dân Pháp xâm lược đến trước khi Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đơì?
5
6. Trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời có những lực
lượng nào, giai cấp nào giải quyết những mâu thuẫn đó đều bị thất
bại? Vì sao?

7. Những tổ chức cách mạng đầu tiên của Đảng Cộng sản
Việt Nam là gì?
8. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về mọi mặt về chính trị, tư
tưởng và tổ chức thực chất là những ván đề gì tiến tới thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam?
9. Tại sao nói con đường cứu nước, giải phóng dân tộc
đúng đắn, không có con đường nào khác ngoài con đường cách
mạng vô sản.
10. So sánh con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với
con đường cứu nước của các văn thân, sỹ phu yêu nước và các xu
hướng dân chủ tư sản, tiểu tư sản.
11. Tại sao khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là
sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong
trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong đầu thế
kỷ XX?
12. Những nội dung cơ bản được nêu trong Cương lĩnh
cách mạng đầu tiên của Đảng.
Bài 2: Đảng lãnh đạo và tổ chức cuộc đấu tranh cách
mạng tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền (1930-1945)
6
1. Để đi tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thắng
lợi, Đảng ta đã tiến hành tổ chức thông qua những cuộc "Tổng
diễn tập cách mạng".
2. Hoàn cảnh lịch sử, thắng lợi và bài học kinh nghiệm của
"cuộc tổng diễn tập lần thứ nhất" là gì?
3. Hoàn cảnh lịch sử, thắng lợi và bài học kinh nghiệm của
"cuộc tổng diễn tập lần thứ hai" là gì?
4. Hoàn cảnh lịch sử, thắng lợi và bài học kinh nghiệm của
"cuộc tổng diễn tập lần thứ ba" là gì?
5. Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự

ra đời ngày độc lập dân tộc 2-9-1945 có ý nghĩa lịch sử gì?
6. Những nguyên nhân thắng lợi của cuộc Cách mạng
tháng Tám năm 1945? Nguyên nhân nào là chủ yếu nhất? Tại
sao?
7. Đảng Cộng sản Việt Nam đã rót ra bài học kinh nghiệm
gì của thắng lợi Cách mạng tháng Tám?
Bài 3: Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh bảo vệ chính
quyền cách mạng và tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược (1945-1954)
1. Những thuật lợi và khó khăn của đất nước ngay sau khi
giành được chính quyền?
2. Những chủ trương, biện pháp của Đảng nhằm bảo vệ
chính quyền cách mạng non trẻ?
7
3. Hoàn cảnh lịch sử ra đời của đường lối kháng chiến
chống Pháp?
4. Mục đích, tính chất, nhiệm vụ của cuộc kháng chiến.
5. Tại sao cuộc kháng chiến chống Pháp mang tính toàn
dân, toàn diện, lâu dài?
6. Những thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp là gì?
7. Nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm của cuộc
kháng chiến chống Pháp là gì?
Bài 4: Đảng lãnh đạo tiến hành đồng thời hai chiến lược
cách mạng, thực hiện mục tiêu chung giải phóng miền Nam
thống nhất Tổ quốc (1954-1975)
1. Âm mưu cơ bản của đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam
Việt Nam?
2. Hoàn cảnh lịch sử ra đời đường lối kháng chiến chống
Mỹ cứu nước? Nội dung cơ bản đường lối chống Mỹ cứu nước?
3. Phương châm chiến lược chung của đường lối kháng

chiến chống Mỹ cứu nước là gì?
4. Thực chất của những chiến lược chiến tranh xâm lược
của Mỹ được thay thế lẫn nhau trong quá trình xâm lược Việt
Nam của nhiều đời Tổng thống Mỹ là gì và chứng tỏ điều gì?
5. Ý nghĩa lịch sử của thắng lợi hoàn toàn trong chiến dịch
Hồ Chí Minh lịch sử là gì?
8
6. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm của Đảng trong
thắng lợi đó?
7. Hoàn cảnh lịch sử ra đời đường lối xây dựng CNXH ở
miền Bắc.
8. Dựa vào căn cứ nào Đảng đề ra đường lối xây dựng
CNXH ở miền Bắc.
9. Quá trình xây dựng CNXH ở miền Bắc đạt được những
thành tựu gì?
10. Ý nghĩa của những thành tựu đó?
Bài 5: Đảng lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội trên cả nước và bảo vệ Tổ quốc thống nhất (1975 đến nay)
1. Nội dung chính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
trong chặng đường đầu tiên, do Đại hội toàn quốc lần thứ V của
Đảng đề ra?
2. Những thành tựu đạt được trong 10 năm đầu cả nước xã
hội CNXH và bảo vệ Tổ quốc.
3. Hoàn cảnh lịch sử khi Đảng đề xướng đường lối đổi mới
xây dựng CNXH?
4. Nội dung chủ yếu của đường lối đổi mới là gì?
5. Ý nghĩa, tác dụng của đường lối đổi mới.
6. Những thành tựu, hạn chế trong 15 năm thực hiện đường
lối đổi mới? Đánh giá tổng quát?
9

7. Những đặc trưng của CNXH và những phương hướng
cần nắm vững trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, do
Đại hội Đảng lần VII của Đảng đề ra.
8. Những bài học kinh nghiệm trong sự nghiệp đổi mới
được Đại hội Đảng lần thứ VIII tổng kết?
Bài 6: Tổng kết lịch sử và những bài học kinh nghiệm
lịch sử của Đảng
1. Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo
duy nhất trong quá trình cách mạng Việt Nam?
2. Tại sao sự lãnh đạo duy nhất đó là một tất yếu lịch sử?
3. Tại sao tự chỉnh đốn, tự đổi mới là một tất yếu có tính
thường xuyên của Đảng?
4. Những lý do đặt ra tổ chức cuộc vận động xây dựng,
chỉnh đốn Đảng hiện nay là gì?
5. Những nội dung chủ yếu của cuộc vận động là gì?
6. Bạn suy nghĩ gì về cuộc vận động này?
III. THỰC HÀNH MÔN HỌC LỊCH SỬ ĐẢNG
A. Nội dung và phương pháp xêmina
1. Các nội dung (đề tài) theo bốn vấn đề do quy định của
Bộ Giáo dục và Đào tạo:
1.1. Hoàn cảnh và điều kiện lịch sử nào mà việc Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời và luôn luôn giữ vị trí là người lãnh
10
đạo cách mạng ở nước ta được xem như là tất yếu lịch sử? Tại sao
nói sựa lựa chọn con đường giải phóng dân tộc tiến lên CNXH là
sự lựa chọn của chính lịch sử? Trong cương lĩnh cách mạng đầu
tiên của Đảng, sự lựa chọn đó đã được thể hiện như thế nào?
1.2. Ý nghĩa dân tộc và thời đại của Cách mạng tháng Tám
năm 1945, kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ
hoàn thành cách mạng dân tộc trong cả nước. Vì sao có những

thành quả đó.
1.3. Vì sao Đảng ta chủ trương đổi mới đường lối xây dựng
CNXH? Những nội dung cơ bản của đường lối đổi mới do Đại
hội VI của Đảng đề xướng và các Đại hội VII, Đại hội VIII tiếp tục?
Ý nghĩa của đường lối đổi mới.
1.4. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quan trọng
hàn đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam?
2. Hoặc cụ thể triển khai những đều tài trên thành những
nội dung nhỏ hơn như:
2.1. Bằng thực tiễn lịch sử, hãy chứng minh: Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của lịch sử nước ta trong
quá trình đi tìm con đường cứu nước.
2.2. Nếu vắn tắt nội dung cơ bản trong Cương lĩnh cách
mạng đầu tiên của Đảng? v.v
11
3. Cách chuẩn bị: Mỗi sinh viên đều phải chuẩn bị đề
cương các đề tài, hoặc câu hỏi. Trong đó có một câu chuẩn bị kỹ
hơn theo sự phân công của lớp.
B. Các bài tập trắc nghiệm (phần phụ lục kèm theo)
Kết quả thăm dò ý kiến một số sinh viên về thực hiện cải
tiến giảng dạy lịch sử Đảng theo phương pháp mới (tại trường Đại
học Quản trị kinh doanh Hà Nội).
T
T
Nội dung

tiếp
thu
tốt
Bình

thườn
g
Khó
tiếp
thu
Khôn
g
ý kiến
1 Giảng theo chủ đề 53,7% 27% 2% 17,3%
2 Giảng theo cách thuyết trình,
độc thoại (kết quả 20% sè
sinh viên được hỏi)
7% 17% 25%
3 Giảng theo phương pháp đối
thoại (cung cấp một khung
kiến thức, các trọng điểm,
hướng dẫn đọc).
56% 17% 8% 19%
4 Giảng kết hợp hướng dẫn đọc
tài liệu, xêmina
42% 14% 9% 35%
Kết luận: Chương trình, nội dung hiện hành là phù hợp.
12
Số tiết, câu hỏi theo ngân hàng, câu hỏi thực nghiệm, bài
tập thi, kiểm tra cần được lựa chọn cho phù hợp với từng ngành
đào tạo.
II. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIẢNG DẠY
Đội ngũ cán bộ giảng dạy luôn luôn là yếu tố quyết định.
So với vài năm trước đây, đội ngũ cán bộ giảng dạy Mác - Lênin
nói chung tại các trường đại học và cao đẳng, chuyê ngành lịch sử

Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng đã được tăng cường đáng kể
về số lượng, chất lượng. Tại hầu hết các trường đại học sư phạm,
số cán bộ có trình độ học vị từ thạc sĩ trở lên tăng khá. Chỉ tính
riêng trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Sư phạm Hà
Nội II (Xuân Hòa), với tổng số cán bộ giảng dạy lịch sử Đảng có
15 người, có tới 90% là thạc sĩ, 2 tiến sĩ lịch sử Đảng, 4 cán bộ là
NCS; nhưng đúng chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam thì chưa phải là 100%. Tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
nếu những năm 1980 - 1990, có 12 cán bộ giảng dạy Lịch sử
Đảng, đúng chuyên ngành là 50%. Hiện nay, bộ môn này có 8
người đều là từ đại học khoa học cơ bản, chủ yếu là lịch sử, địa
lý, thạc sĩ trở lên là 100%, nhưng đúng chuyên ngành là 2 người
(chiếm tỷ lệ 25%), còn lại là chuyên Lịch sử. Mặc dù vậy, số cán
bộ này đã có nhiều năm dạy Lịch sử Đảng, vốn kinh nghiệm được
tích lũy và mối liên hệ gắn với Lịch sử Đảng nên có thể nói là đội
ngũ quý, đóng góp quan trọng trong giảng dạy tại các khoa cơ bản
và đặc biệt với đào tạo chuyên ban Lịch sử Đảng của khoa Giáo
13
dục chính trị. Hiện nay, cán bộ giảng dạy môn Lịch sử Đảng thời
gian lên lớp khá nhiều (kể cả các khoa cơ bản trong toàn trường
và chuyên ban Lịch sử Đảng của khoa Giáo dục chính trị), vì vậy,
việc đầu tư để thực hiện nghiên cứu khoa học là rất hạn chế. Đội
ngũ giảng viên môn Lịch sử Đảng là những người rất yêu nghề -
tự hào với nghề của mình cũng chính là tự hào về Đảng Cộng sản
Việt Nam quan vinh, về lãnh tụ Hồ Chí Minh kính yêu, về dân tộc
anh hùng và vĩ đại. Nhưng so với giảng viên các môn khác như
Triết học, Kinh tế - chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học thì
giảng viên Lịch sử Đảng có những "thiệt thòi" hơn về kinh tế,
nhưng bù lại, đó chính là lòng ham mê với nghề nghiệp. Những
đòi hỏi chính đáng để nâng cao nhận thức, trình độ với bộ môn là

cần hỗ trợ kinh phí để mua được những tài liệu mới nhất, cập
nhật, hay những tài liệu cơ bản: Hồ Chí Minh Toàn tập; Hồ Chí
Minh Biên niên tiểu sử; Bộ Văn kiện Đảng; Tạp chí Lịch sử
Đảng, v.v nên được trang bị ban đầu mỗi cán bộ giảng dạy có
đủ những tài liệu nêu trên.
Hiện tại, giờ lên lớp còn đơn điệu, phương pháp chủ yếu
vẫn là thuyết trình, diễn giảng. Giờ thảo luận xêmina chất lượng
còn hạn chế. Giáo trình chuẩn của môn học chưa có tất cả điều
đó có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của môn học. Từ thực
tế đó, sự tất yếu đặt ra là phải đổi mới nội dung, phương pháp lên
lớp, học tập môn Lịch sử Đảng tại các trường đại học và cao
đẳng, trước hết tại các trường đại học sư phạm.
14

×