Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Thực tập tại khoa xét nghiệm bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.84 KB, 31 trang )

PHẦN A
THỰC TẬP TẠI KHOA XÉT NGHIỆM
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
1. Giới thiệu chung về bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Đại học Y Hà Nội là trường Đại học Y khoa lớn của Việt Nam
và là trường Đại học lâu đời nhất của Việt Nam còn hoạt động.
Trường đã được trao tặng huân chương sao vàng nhân dịp kỷ niệm
105 năm ngày thành lập trường vào ngày 14/11/2007, là một trong
số ớt cỏc trường Đại học trọng điểm Quốc gia.Tiền thân của trường
là Ecole de Mộdecine de l’Indochine (Trường Y khoa Đông Dương)
do Pháp thành lập năm 1902.
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội được thành lập ngày 19/09/2007,
bệnh viện nằm trong khuôn viên của trường. Tuy mới thành lập
nhưng bệnh viện đã thu được nhiều thành tích đáng tự hào, đáp ứng
ngày càng cao nhu cầu khám chữa bệnh của người dân và công tác
học tập nghiên cứu khoa học cho giáo viên, sinh viên y khoa. Bệnh
viện cú trờn 200 giường bệnh, khám chữa bệnh cho mọi đối tượng
từ người lớn đến trẻ em, khám bảo hiểm, dịch vụ, khám sức khoẻ.
2. Phương pháp tổ chức khoa xét nghiệm chung cho bệnh viện
đa khoa 200 giường
2.1. Nguồn nhân lực.
Khoa xét nghiệm của bệnh viện cần có:
01 Bác sĩ Trưởng khoa
01 Bác sĩ Phó trưởng khoa
03 Bác sĩ hoặc cử nhân xét nghiệm phụ trách 3 bộ phận của
khoa xét nghiệm là: hóa sinh, huyết học và vi sinh (Trưởng phó
khoa phải có trình độ sau đại học)
10 Kỹ thuật viên xét nghiệm
01 Hộ lý chuyên trách
2.2. Tổ chức sắp xếp cỏc phũng xét nghiệm
- Phòng lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm: Là nơi tiếp nhận


bệnh phẩm làm xét nghiệm và trả kết quả.
- Phòng dán nhãn và phân loại mẫu.
- Phòng xét nghiệm Hóa sinh
- Phòng xét nghiệm miễn dịch
- Phòng xét nghiệm huyết học
- Phòng xét nghiệm vi sinh
Là nơi thực hiện các xét nghiệm hóa sinh lâm sàng, kiểm tra
kết quả chất lượng các xét nghiệm, in kết quả và là nơi các cán bộ
xét nghiệm trả lời các thắc mắc của bờnh nhõn, cỏc cán bộ y tế khác
trong viện về kết quả xét nghiệm.
- Phòng xét nghiệm nước tiểu và soi mẫu
- Phòng lấy tinh trùng
- Phòng giao ban, trực đêm và nghỉ ngơi của nhân viên khoa
- Phòng rủa dụng cụ và lưu bệnh phẩm: bệnh phẩm được lưu
trong 5 ngày
2.3. Các trang thiết bị cần phải có.
* Các máy xét nghiệm huyết học:
- Máy xét nghiệm về công thức máu (18 hoặc 24 thông số): 2
máy
- Máy xét nghiệm đụng mỏu : 1 máy
Xét nghiệm đụng mỏu gồm các chỉ số: PT, APTT, Fibrinogen
- Mỏy máu lắng
- Máy lắc
- Định nhóm máu: bằng phương pháp thủ công trên bàn đá với
2 phương pháp: hồng cầu mẫu và huyết thanh mẫu
* Cỏc máy xét nghiệm sinh hoá:
- Máy xét nghiệm sinh hóa thường quy: ít nhất 1 máy
Làm các xét nghiệm: Glucose, Ure, Creatinin, A.Uric,
Cholesterol, Triglycerid, HLD, LDL, AST, ALT, Ca, BilT, BilD,
CK, CKMB, GGT, Troponin, Phos, ALP, TP, ALB, AMY, CRP,

HbA
1
C.
- Máy làm các xét nghiệm về khớ mỏu: Hct, Na, Cl, iCa, K,
SO
2
, tHb, pH, PO
2
, PCO
2
.
- Máy điện giải : Làm cỏc xột nghịờm về: Na, K, Cl
- Máy xét nghiệm nước tiểu :Xét nghiệm các thông số: Bil,
UBS, KET, ASC, Glu, Pro, Ery, pH, NIT, LEU, SG
- Phương pháp Test nhanh các thông số: HBs, auto HCV, HIV,
HBe, anti HBe, anti HBs, Influenza A/B Antigen
* Cỏc máy xét nghiệm miễn dịch sinh hóa
Làm các xét nghiệm miễn dịch với các thông số: TSH, T
4
, FT
4
,
T
3,
FT
3
, Pro, PRL, CEA, AFP, TPSA, CA-15-3, CA125, CH19-9,
CA72-4,β HCG, E
2,
LH, FSH, VIT-D, AFP, FERR, PTH.

* Máy ly tâm: 02 cái
Ngoài ra cũn cú các thiết bị phục vụ cho quá trình xét nghiệm
như: máy tính, máy in, kính hiển vi, tủ sấy, tủ lạnh bảo quản mẫu và
hoá chất đạt tiêu chuẩn, hệ thống lọc nước tinh khiết, pipet tự động,
pipet thuỷ tinh, bình định mức, ống đong
Hệ thống máy tính được nối mạng và kết nối với nhau để lưu
trữ thông tin, quản lý dữ liệu.
Mỗi máy xét nghiệm đều có quy trình vận hành và lý lịch
mỏy, cú đầy đủ thông tin về máy, người phụ trách máy, theo dõi,
bảo dưỡng, sữa chữa, di chuyển máy.
2.4. Quản lý quá trình xét nghiệm
Đánh BARCORD, nhập dữ liệu vào máy và trả kết quả:
- Tất cả các mẫu bệnh phẩm khi lấy xong đều được đánh mã số
theo các khoa phòng của bệnh viện, có ghi tên tuổi bệnh nhân.
- Tất cả các dữ liệu cần thiết của bệnh nhân đều được nhập vào
hệ thống máy vi tính của bệnh viện, hệ thống này được kết nối
mạng LAN nội bộ cho phép các khoa phũng, cỏc bác sĩ hay nhân
viên có trách nhiệm của bênh viện theo dõi tình trạng bờnh nhõn
qua đó dễ dàng phối hợp với nhau trong công tác chẩn đoán, điều
trị, ra các chỉ định và tiên lượng bệnh.
- Kết quả xét nghiệm có sẽ được lưu vào hệ thống máy tính và
được in ra để trả cho các khoa phòng, trả cho bệnh nhân.
3. Phương pháp quản lý chất lượng xét nghiệm:
Trong một phòng xét nghiệm thực hiện kiểm tra chất lượng xét
nghiệm còn được gọi là nội kiểm tra chất lượng xét nghiệm.
Mục đích:
+ Đánh giá những kết quả xét nghiệm thực hiện ở mỗi phòng
xét nghiệm.
+ Đảm bảo tính tin cậy của các kết quả xét nghiệm.
+ Giúp cho mỗi phòng xét nghiệm tự đánh giá được giá trị của

kỹ thuật xét nghiệm cùng sự hoạt động có hiệu quả phòng xét
nghiệm của mình.
+ Đánh giá tay nghề của mỗi cán bộ làm xét nghiệm.
+ So sánh kết quả xét nghiệm của phũng mỡnh với những kết
quả xét nghiệm của những phòng xét nghiệm khác áp dụng cùng
loại kỹ thuật.
- Chương trình kiểm tra chất lượng xét nghiệm bao gồm:
+ Kiểm tra độ chính xác (Precision).
+ Kiểm tra độ xác thực (Accuracy).
Mỗi kết quả xét nghiệm được coi là tin cậy khi nó có đủ 2 thông
số là độ chính xác và độ xác thực:
Chính xác + Xác thực = Tin cậy
Qua các thông số thống kê ta có thể xác định được độ tin cậy
của kết quả xét nghiệm.
- Thời gian tiến hành:
+ Chạy QC hàng ngày: thường tiến hành chạy QC vào buổi
sáng trước khi thực hiện xét nghiệm cho bệnh nhân và vào lúc cuối
ngày sau khi đã hết bệnh nhân. Nếu số lượng xét nghiệm quá nhiều
thì có thể quy định sau khi thực hiện số lượng xét nghiệm nhất định
sẽ tiến hành chạy QC.
+ Chạy QC định kỳ: tuỳ thời gian quy định của từng hoá chất,
từng loại xét nghiệm mà có thể tiến hành chạy QC định kỳ (VD: 1
tuần, 2 tuần, 1 tháng)
- Phương pháp tiến hành:
+ Sử dụng huyết thanh kiểm tra: có thể tự chế tạo huyết thanh
kiểm tra hoặc sử dụng huyết thanh kiểm tra của nhà sản xuất.
+ Tiến hành chạy mẫu kiểm tra.
+ Lưu kết quả lại và tớnh cỏc trị số.
Trị số trung bình:
•Phương sai V (Vaviance).

•Độ lệch chuẩn SD (Standard deviation).
•Hệ số phân tán CV (Coefficient of variation).
Thông thường CV của các kỹ thuật xét nghiệm cho phép dao
động.
+ Định lượng glucose huyết thanh, cholesterol huyết thanh, acid
uric huyết thanh, bilirubin huyết thanh, creatinin huyết thanh, <
5%.
+ Cỏc xét nghiệm về enzym, hormon, … có độ dao động sinh
học lớn, CV cho phép từ 5-10 % .
+ Cách tiến hành kiểm tra độ xác thực: người ta xen vào lô xét
nghiệm hàng ngày mẫu kiểm tra chất lượng xét nghiệm - kiểm tra
độ xác thực. Trị số thực của mẫu kiểm tra ký hiệu là x
0
. Thông
thường ta thường làm xem cùng với mẫu kiểm tra độ chính xác. Độ
xác thực của mỗi kỹ thuật xét nghiệm càng cao thì hiệu số d và D
càng nhỏ, kết quả xét nghiệm chỉ được phép chênh lệch so với trị số
thực trong giới hạn sau:
+ Tiêu chuẩn 3 hệ số phân tán (CV): D < 3CV
Hoặc có thể so sánh d với δ hàng ngày: x
0
– x  < 3δ
+ Tiêu chuẩn 5 hoặc 10%.
+ Các xét nghiệm thông thường với kỹ thuật chuẩn, đặc hiệu độ
xác thực chấp nhận ở mức D < 5%.
+ Các xét nghiệm với kỹ thuật ít đặc hiệu hoặc các xét nghiệm
có độ dao động sinh học lớn D có thể tới 10%.
4. Kỹ thuật điện hóa phát quang (Eletrochemiluminescence
process) trờn mỏy xét nghiệm hóa sinh- miễn dịch Elecsys 2010
và Cobas e411

Điện hóa phát quang là quá trình phát quang hóa học, trong đó
các chất phản ứng mạnh được tạo thành từ tiền chất bền, xảy ra trên
bề mặt của một điện cực.
Cơ chế ECL có thể diễn ra nhờ vô số phân tử khác nhau, bao
gồm các hợp chất ruthenium, osmium, rhenium và các nguyên tố
khác.
Kỹ thuật ECL là kỹ thuật hiện đại sử dụng chất đánh dấu là
Ruthenium(II)-tris(bipyridyl) [Ru(bys)3
2+
] và Tripopylamine (TPA).
Ruthenium được khởi động bằng điện, thông qua một điện thế áp
dụng vào dịch mẫu. Phương pháp này được sáng chế nhằm loại bỏ
bất cứ vấn đề gì liên quan đến việc bổ sung và khuấy các thuốc thử,
như vậy phản ứng có thể được kiểm soát chính xác hơn.
Ruthenium-tris (bipyridin) là những hợp chất bền, tan trong
nước. Bipyridin có thể sẵn sàng bị biến đổi bởi cỏc nhúm phản ứng
tạo thành các hợp chất hoá phát quang được hoạt hóa.
Khi phức hợp kháng nguyên – kháng thể có gắn chất đánh dấu
được gắn lên bề mặt điện cực thì quá trình khởi động điện bắt đầu.
Dưới tác dụng của dòng điện điện áp 2V, hợp chất phát ra photon
ánh sáng và giải phóng electron quay trở lại bỏm trờn bề mặt điện
cực (Điều này là cơ sở để giải thích tại sao khi vận hành máy phân
tích cứ mỗi 2 tuần lại phải rửa điện cực bằng dung dịch rửa và qui
trình dành riêng. Việc làm này nhằm loại bỏ các electron bỏm trờn
bề mặt điện cực làm cản trở hoạt động của điện cực). Cường độ ánh
sáng tỷ lệ với nồng độ chất cần phân tích và là cơ sở cho việc tính
toán nồng độ chất này. ECL đã khắc phục nhược điểm của hóa phát
quang (Chemiluminescence) nờn cú độ nhạy và đặc hiệu cao hơn
hóa phát quang do vậy kết quả xét nghiệm sử dụng công nghệ ECL
có độ chính xác cao và tin cậy. Công nghệ này được phát triển ở

nhiều hệ thống máy phân tích của hãng Roche như Elecsys 2010,
Cobas e411….
Hình 1. Công nghệ điện hóa phát quang
Cỏc máy xét nghiệm miễn dịch: được sử dụng tại khoa
+ Máy Hitachi Elecsys 2010:
Làm các xét nghiệm miễn dịch với các thông số: TSH, T
4
, FT
4
,
T
3,
FT
3
, Pro, PRL, CEA, AFP, TPSA, CA-15-3, CA125, CH19-9,
CA72-4, HCG-Beta.
+ Máy Hitachi Cobas e 411:
Làm các xét nghiệm miễn dịch với các thông số: E
2,
LH, FSH,
VIT-D, CEA, AFP, FERR, PTH.
5. Hệ thống thiết bị phân tích hóa sinh tại bệnh viện đại học Y
Hà Nội
5.1. Máy móc
+ Máy Cobas c 311:
Làm các xét nghiệm: Glucid, Ure, Creatin, Uric, Cholesterol,
Triglycerid, HLD, LDL, AST, ALT, Ca, BilT, BilD, CK, CKMB,
GGT, Troponin, Phos, ALT, TP, ALB, AMY, CRP, HbA
1
C.

+ Máy Hitachi 917 Automatic Analyzer:
Làm các xét nghiệm: Glucoze, AU, Creatin, Cholesterol, TG,
Ure, HLD, LDL, AST, ALT, TBILI, BilD, AMY, CK, CK-MB,
GGT, CRP-S, ALP, Fe, Phos, TRSE
2
, LDH.
+ Máy Cobas b 121:
Làm các xét nghiệm về khớ mỏu: Hct, Na, Cl, iCa, K, SO
2
,
tHb, pH, PO
2
, PCO
2
.
+ Máy điện giải Rapidchem
tm
744:
Làm cỏc xột nghịờm về: Na, K, Cl
+ Máy xét nghiệm nước tiểu Uri-Screen 500
Xét nghiệm 11 thông số: Bil, UBS, KET, ASC, Glu, Pro, Ery,
pH, NIT, LEU, SG
+ Phương pháp Test nhanh các thông số: HBs, auto HCV, HIV,
HBe, anti HBe, anti HBs, Infhienza AIB Antigen
* Cỏc máy xét nghiệm miễn dịch:
+ Máy Hitachi Elecsys 2010:
Làm các xét nghiệm miễn dịch với các thông số: TSH, T
4
, FT
4

,
T
3,
FT
3
, Pro, PRL, CEA, AFP, TPSA, CA-15-3, CA125, CH19-9,
CA72-4, HCG-Beta.
+ Máy Hitachi Cobas e 411:
Làm các xét nghiệm miễn dịch với các thông số: E
2,
LH, FSH,
VIT-D, CEA, AFP, FERR, PTH.
* Máy ly tâm: 02 cái
+ Máy Eppendorf Centrifuge 5702
+ Máy Herceus labofuge 300 Centrifuge
5.2. Nguyên tắc phân tích
- Cỏc máy sử dụng kỹ thuật điện hóa phát quang như: Hitachi
Elecsys 2010, Hitachi Cobas e 411:
+ Nguyên tắc phân tích: Trong kỹ thuật miễn dịch điện hóa phát
quang, người ta sủ dụng một phức hợp ruthenium(II)- tris
(bipyridyl) và tripropylamin. Sản phẩm phát quang hóa sau cùng
được tạo thành trong khi phát hiện. như vậy, các phản ứng phát
quang hóa học dẫn đến sự phỏt sỏngtừ chất đánh dấu. Ruthenium
được khởi động bằng điện, thông qua một điện thế áp dụng vào dịch
mẫu. Phương pháp này được sáng chế nhằm loại bỏ bất cứ vấn đề gì
liên quan đến việc bổ sung và khuấy các thuốc thử, như vậy phản
ứng có thẻ được kiểm soát chính xác hơn. Ruthenium tris
(bipyridin) là những hợp chất bền, tan trong nước. Bipyridin có thể
sẵn sàng bị biến đổi bởi cỏc nhúm phản ứng tạo thành các hợp chất
hoá phát quang được hoạt hóa.

- Cỏc máy sử dụng kỹ thuật đo độ đục và phương pháp so màu
như Hitachi 717, cobas211…
+ Nguyuờn tắc hoạt động: Các KN trong huyết thanh cần định
lượng phản ứng với các kháng thể đặc hiệu, tạo thành các phức hợp
miễn dịch (KN-KT) làm cho môi trường phản ứng có độ đục. Độ
đục này tỷ lệ với nồng độ kháng nguyên cần đo và được xác định
bằng quang kế
5.3. Kiểm soát chất lượng:
Bệnh viện đã tham gia nội kiểm chất lượng các xét nghiệm hóa
sinh cụ thể như sau:
- Chạy QC hàng ngày tiến hành với các xét nghiệm: Glucose,
Ure, Creatin, Uric, Cholesterol, Triglycerid, HLD, LDL, AST, ALT,
Ca, BilT, BilD, CK, CKMB, GGT, Troponin, Phos, ALT, TP, ALB,
AMY, CRP, HbA
1
C. CRP-S, ALP, Fe, Phos, TRSE
2
, LDH.
- Chạy QC định kỳ với các xét nghiệm như: TSH, T
4
, FT
4
, T
3,
FT
3
, Pro, PRL, CEA, AFP, TPSA, CA-15-3, CA125, CH19-9,
CA72-4, HCG-Beta, E
2,
LH, FSH, VIT-D, FERR, PTH.

6. Kết Luận
Qua thời gian 2 tuần thực hành tại khoa em đã được bổ sung
những kiến thức về lâm sàng xét nghiệm nói chung và hóa sinh lâm
sàng nói riêng rất bổ ích. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô,
các anh chị tại khoa đã hướng dẫn em trong thời gian qua, em xin
cảm ơn bộ môn hóa sinh đó giỳp em hoàn thành học phần này.
PHẦN B
THỰC TẬP TẠI KHOA HÓA SINH
BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
1.Giới thiệu chung về bệnh viện Nhi Trung Ương :
Bệnh viện Nhi Trung Ương được thành lập từ năm 1969 với
tên gọi là Viện Bảo vệ Sức khoẻ Trẻ em, năm 1997 được đổi tên là
Viện Nhi, tên gọi hiện nay có quyết định chính thức vào tháng 06
năm 2003. Trong khoảng giữa các giai đoạn trên Viện cũn cú các
tên gọi không chính thức là: Bệnh viện Nhi Việt Nam – Thụy Điển,
Viện Nhi Olof Palmer.
Bệnh Viện được thành lập trên cơ sở khoa Nhi Bệnh viện Bạch
Mai. Năm 1972 cơ sở hạ tầng bị hư hỏng nặng do bị ném bom. Với
sự giúp đỡ của Chính phủ và nhân dân Thụy Điển, Viện được xây
dựng lại, khởi công từ năm 1975 và bắt đầu hoạt động từ năm 1981.
Bệnh viện Nhi Trung Ương được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là đơn vị
đầu ngành của hệ thống Nhi khoa toàn quốc. Bệnh viện là trung tâm
viện trường và là tuyến điều trị cao nhất về Nhi khoa trong cả nước
Bệnh viện có 22 chuyên khoa lâm sàng bao gồm : Thần kinh,
Hô hấp, Dinh dưỡng, Ung bướu, Thận, Nội tiết, Máu, Tim mạch,
Tiờu hoỏ, Ngoại khoa, Sơ sinh, Điều trị tích cực, Hồi sức ngoại, PT
Chỉnh hình Nhi, Liên khoa TMH- Mắt- RHM, Cấp cứu, Lây, Tâm
bệnh, Phẫu thuật gây mê - Hồi sức, Đông y, Khoa khám bệnh, Phục
hồi chức năng. Các khoa này nhận bệnh nhân nặng từ tất cả các tỉnh
phía Bắc, một số tỉnh miền Trung và miền Nam chuyển đến.

Mỗi năm Bệnh viện tiến hành hàng nghìn ca phẫu thuật lớn bao
gồm Phẫu thuật Thần kinh, Lồng ngực, Tim mạch, Tiết niệu, Tiờu
hoỏ, Tạo hình và chỉnh hình. Phẫu thuật nội soi được áp dụng từ
năm 1977 cho đến nay, đã tiến hành nhiều loại phẫu thuật phức tạp
như phình đại tràng, thận niệu quản đôi, thoỏt vị cơ hoành, mủ
màng tim, cũn ống động mạch … Bệnh viện tiến hành ghép thận,
ghép gan và ghép tuỷ xương đạt kết quả tốt.
Trong những năm qua nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được
áp dụng, tỷ lệ tử vong tại Bệnh viện liên tục giảm thấp.
Tháng 10 năm 2005 Bệnh viện vinh dự được Nhà nước trao
tặng danh hiệu "Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới"; cá
nhân PGS. TS Nguyễn Thanh Liêm cũng được tặng thương danh
hiệu cao quý này vào tháng 02 năm 2008. Là Bệnh viện tuyến trung
ương nên lượng bệnh nhân thường xuyên quá tải chính vì vậy số
người xét nghiệm rất đông đòi hỏi phải thiết lập hệ thống xét
nghiệm khoa học trả lời kết quả nhanh chính xác đáp ứng với nhu
cầu lâm sàng.
2. Tìm hiểu về khoa Hóa sinh – bệnh viện Nhi Trung Ương :
2.1. Nhân lực :
Khoa hóa sinh được thành lập từ năm 1969 cùng với quyết định
thành lập của Bệnh viện. Hiện nay nguồn nhân lực gồm có :
Tổng số khoa có : 15 cán bộ công chức
Trong đó :
- 1 tiến sĩ.
- 1 thạc sĩ.
- 1 bác sĩ chuyên khoa II.
- 2 bác sĩ xét nghiệm định hướng hóa sinh.
- 4 cử nhân xét nghiệm.
- 4 kỹ thuật viên xét nghiệm.
- 2 hộ lý.

Khoa xét nghiệm Hóa sinh có trưởng phó khoa là các cán bộ
chuyờn sõu tâm huyết với nghề, đã có nhiều năm công tác, có kinh
nghiệm trong chuyên nghành hóa sinh.
Các cử nhân, Kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ luôn được
học tập, tập huấn nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới. Khoa
hóa sinh được tổ chức theo cấu trúc phân chia từng giai đoạn : Tiếp
nhận lấy bệnh phẩm → Đánh số tách mẫu → Phân tích mẫu → Trả
kết quả.
Các thành tựu chính đạt được
- Đến nay khoa đã thực hiện được khoảng 100 loại xét nghiệm
sinh hoá có chất lượng.
- Tích cực tham gia công tác nghiên cứu khoa học
- Hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao
- Liên tục đạt danh hiệu lao động giỏi.
2.2. Tổ chức sắp xếp cỏc phũng xét nghiệm
Khoa có 11 phòng được sắp xếp cụ thể như sau
+ Phòng nhận mẫu và trả kết quả xét nghiệm: Là nơi tiếp
nhận bệnh phẩm làm xét nghiệm và trả kết quả. Đây cũng đồng thời
là phòng họp giao ban chuyên môn của khoa, kiểm tra kết quả chất
lượng các xét nghiệm, và là nơi các cán bộ xét nghiệm trả lời các
thắc mắc của bờnh nhõn, cỏc cán bộ y tế khác trong viện về kết quả
xét nghiệm.
+ Phòng máy AU400: đặt máy AU400 làm các xét nghiệm
sinh hóa trong tua trực.
+ Phòng máy AU2700: đặt máy AU2700 làm các xét nghiệm
sinh hóa trong giờ hành chính.
+ Phòng xét nghiệm miễn dịch: Là nơi thực hiện các xét
nghiệm miễn dịch.
+ Phòng đặt máy GCMS: làm các xét nghiệm định lượng acid
Amin.

+ Phòng đặt máy ELISA: làm các xét nghiệm 170HP.
+ Phòng xét nghiệm nước tiểu.
+ Kho văn phòng phẩm.
+ Kho hóa chất.
+ Phòng giao ban, trực đêm và nghỉ ngơi của nhân viên khoa
+ phòng rủa dụng cụ và lưu bệnh phẩm: bệnh phẩm được lưu
trong 1 ngày.
3. Qui trình nhận mẫu, phân phối mẫu, trả kết quả xét nghiệm tại
khoa hoá sinh bệnh viện nhi
3.1. Bộ phận tiếp nhận người bệnh, lấy bệnh phẩm :
- Bộ phận lấy mẫu xét nghiệm tại phòng khám phục vụ các đối
tượng người bệnh ngoại trú và người bệnh không được miễn phí.
- Bộ phận xét nghiệm trong bệnh viện phục vụ các đối tượng
người bệnh nhân nội trú và người bệnh được miễn phí. Bệnh phẩm
được chuyển tới khoa xét nghiệm.
3.1.1. Chuẩn bị dụng cụ:
Thông thường máu để xét nghiệm phân tích các chỉ số hóa sinh
là máu tĩnh mạch, cũng có khi là máu mao mạch hoặc máu động
mạch. Bộ dụng cụ để lấy máu gồm:
- Bơm kim tiêm vô khuẩn dùng một lần, với trẻ em có thể có
kim lấy riêng.
- Dõy garụ.
- Ống đựng máu có sẵn chất chống đụng (tựy từng xét nghiệm
mà có chất chống đông phù hợp (EDTA, Heparin)
3.1.2.Chuẩn bị bệnh nhân:
- Nói chung thường lấy máu vào buổi sáng sớm, khi bệnh nhân
chưa ăn, khi đó nồng độ các chất trong máu tương đối trung thực
với các thông số sinh học thực của bệnh, đồng thời trỏnh cỏc yếu tố
gây sai số.
- Trước khi lấy máu bệnh nhân cần nghỉ ngơi 10-15 phút, cần

giải thích cho bệnh nhân cách lấy máu để bệnh nhân không bị bất
ngờ, với trẻ em cần phải có người lớn giữ trong khi lấy máu. Một số
trường hợp phải lấy máu mao mạch hoặc máu động mạch cần giải
thích kỹ để lấy máu an toàn, khụng gõy đau nhiều cho bệnh nhân,
không ảnh hưởng đến kết quả và khụng gõy sai số.
3.1.3. Cách lấy máu:
- Lấy máu tĩnh mạch: thường lấy ở tĩnh mạch khuỷu tay. Có thể
để bệnh nhân nằm hoặc ngồi, tay duỗi thoải mái trên vật cứng.
Dựng dõy thắt, thắt ở vị trí trên khuỷu tay 2-3 cm, chọc kim vào
tĩnh mạch, kéo nhẹ bơm tiêm kiểm tra xem kim đã chắc chắn vào
tĩnh mạch hay chưa. Bỏ dây thắt rồi mới lấy máu để tránh hiện
tượng ứ máu, ứ máu có thể làm tăng lượng CO
2
, O
2
và thay đổi tính
chất lý hoá và thành phần máu.
- Lấy máu động mạch : việc lấy mỏu động mạch tương đối phức
tạp, có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân, vì vậy chỉ có những bác
sỹ, kỹ thuật viên có kinh nghiệm mới nên tiến hành thủ thuật này.
Khi lấy máu động mạch, chỉ nờn dựng bơm tiêm, để máu tự động
chảy vào bơm tiêm, khụng nên tạo áp lực cho bơm tiờm, trỏng bơm
tiêm bằng heparin.
3.1.4. Cách bảo quản mẫu máu:
- Thời gian bảo quản cho phép đối với các mẫu huyết thanh và
huyết tương là khoảng 4 giờ ở nhiệt độ phòng thí nghiệm và trên 1-2
ngày ở nhiệt độ 2-8
0
C.
- Nếu muốn giữ lâu hơn thì cần để ở nhiệt độ dưới 0

0
C.
- Đối với các mẫu để định lượng enzym cần tuân theo quy định
cụ thể của từng phương pháp định lượng.
- Trên thực tế có những chất tương đối vững bền ở nhiệt độ
20
0
C trong khoảng thời gian dài lớn như Cl, K, Na, Mg, Fe,
hemoglobin, acid uric, cholesteron, triglycerid,
3.2.Cách lấy và bảo quản nước tiểu:
3.2.1.Dụng cụ:
- Bình chứa nước tiểu, thông thường dựng bỡnh thuỷ tinh có
chia độ theo ml, hoặc ống nghiệm thuỷ tinh 10-15 ml được rửa sạch
sấy khô và cú nỳt đậy.
3.2.2.Cách lấy nước tiểu:
- Với các xét nghiệm định tính thông thường, dùng nước tiểu
bất kỳ thời gian nào trong ngày; lấy nước tiểu giữa dòng, bỏ phần
đầu (do dễ có tạp nhiễm bởi dịch nhày, tế bào bong, vi khuẩn).
- Một số trường hợp nên lấy vào thời gian thích hợp như:
+ Viêm tiết niệu thỡ nờn lấy nước tiểu buổi sáng ngủ dậy.
+ Nghi ngờ glucose niệu thì lấy nước tiểu sau bữa ăn 2 giờ.
+ Urobilinogen dễ phát hiện khoảng 14-16 giờ.
- Với các xét nghiệm định lượng các chất thường phải thu góp
nước tiểu 24 giờ. Thường cho thêm mỗi bình vài giọt thymol trong
rượu hoặc 5ml cyanua 4%. Đến giờ ấn định cho bệnh nhân đái hết,
vứt bỏ phần nước tiểu đó. Trong 24 giờ tiếp theo hứng tất cả nước
tiểu bệnh nhân đái vào một bình sạch, chú ý hứng cả phần nước tiểu
bệnh nhân khi đi đại tiện. Ngày hôm sau, vào giờ thứ 24, cho bệnh
nhân đái lần cuối cùng vào bình, đo thể tích nước tiểu 24 giờ và lấy
0.5l gửi đến phòng thí nghiệm kèm theo các tài liệu như: thể tích

nước tiểu 24 giờ, tên, tuổi, giới tính bệnh nhân, chế độ ăn, khối
lượng nước uống, những thuốc đó dựng, trạng thái nghỉ ngơi hay
hoạt động của bệnh nhân, chẩn đoán.
3.2.3.Bảo quản mẫu nước tiểu:
- Nói chung khi phân tích các chất trong nước tiểu nờn dựng
nước tiểu tươi, để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm. Nếu chưa phân tích
nước tiểu ngay có thể để mẫu nước tiểu ở 2-8
0
C trong vòng 3 ngày,
đối với mục đích phân tích hormon hoặc nồng độ thuốc, để ở nhiệt
độ này thuốc không bị phân huỷ. Nếu cần giữ mẫu lâu hơn 3 ngày
thì phải để mẫu < 0
0
C. Nói chung không nên dựng hoỏ chất để bảo
quản nước tiểu.
3.3. Bộ phận nhận, tách mẫu :
- Bệnh phẩm ở phòng khám được đánh số ký hiệu riêng và ưu
tiên trả trước.
- Bệnh phẩm của bệnh nhân nội trú đánh số ký hiệu riêng, bệnh
nhân cấp cứu ưu tiên trả trước
- Các mẫu máu được ly tâm, tách huyết tương và chia ra từng
tuýp riêng chia cho cỏc mỏy để phân tích theo yêu cầu lâm sàng.
3.4. Phân tích mẫu :
Các mẫu được lưu trữ (tùy từng yêu cầu) hoặc phân tích. Cỏc
mỏy đó được kiểm tra chất lượng chuẩn và chạy QC hàng ngày.
Được cán bộ phân tích ghi kết quả sau khi đã kiểm tra phân tích.
3.5. Trả kết quả :
Kết quả được trưởng phó khoa và bác sĩ kiểm tra lại, ký tên,
vào sổ. Kết quả xét nghiệm được nhập vào máy tính để lưu trữ. Sau
đó kết quả được trả cho bệnh nhân (ưu tiên trả trước cho bệnh nhân

cấp cứu và bệnh nhân ở phòng khám)
4. Các xét nghiệm hóa sinh đặc đặc biệt phục vụ bệnh nhân nhi :
- Các xét nghiệm đánh giá chức năng thận : urờ, creatinin,
định lượng protein niệu…
Trong nhi khoa urờ huyết thường thấp hơn so với urờ
huyết của người lớn.
Những nguyên nhân gây giảm urờ huyết như :
+ Urờ được tổng hợp ở gan nên bệnh về gan (không có bệnh
về thận).
+ Thiếu dinh dưỡng.
+ Giảm tiết hormon chống lợi niệu.
+ Ứ nước.
Những nguyên nhân tăng urờ huyết như :
+ Do mất nước.
+ Sung huyết tim.
+ Giảm huyết áp.
+ Bệnh về thận (viờm cầu thận cấp, viêm thận mãn)
- Cỏc xét nghiệm đánh giá chức năng gan mật: ALT, AST,
ALP, Protein, Albumin, Bilirubin (toàn phần, trực tiếp, gián tiếp)

- Các xét nghiệm định lượng các yếu tố vi lượng : Mg,
phospho, canxi…
Rối loạn chuyển hóa canxi thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, đặc biệt
là trẻ đẻ non.
Tăng canxi huyết nguyên nhân do :
+ Trẻ đẻ non.
+ Dùng vitamin dự phòng liều cao.
Giảm canxi huyết do:
+ Mẹ bị bệnh đái tháo đường
+ Thiếu vitamin D ở mẹ

+ Thiếu canxi ở sữa mẹ
+ Bệnh về gan thận
+ Rối loạn nội tiết (giảm năng cận giáp).
- Các xét nghiệm bổ thể : C
3
, C
4

- Các xét nghiệm đánh giá tình trạng thiếu máu: Fe, ferritin.
- Xét nghiệm Globulin miễn dịch IgE, IgG, IgA, IgM
+ IgE là Ig của dị ứng, tăng trong hen phế quản, viêm mũi dị
ứng
+ IgG, IgM, IgA tăng trong nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh, nhiễm
khuẩn hô hấp. Giảm trong hội chứng thiếu hoặc không có globulin
gama trong mỏu…
- Các xét nghiệm: glucose, cholesterol, triglycerit, NH
3
, axit
lactic, LDH, CK, CRP…
+ Glucose huyết ở trẻ sơ sinh thấp nhiều hơn so với người
lớn.Giảm glucose huyết là dấu hiệu nguy kịch hàng đầu ở trẻ sơ
sinh, nguyên nhân do trẻ đẻ thiếu tháng thiếu năng lượng dự trữ,
trẻ có mẹ bị bệnh đái tháo đường.
+ NH
3
là sản phẩm trung gian quan trọng của việc tổng hợp
axit amin. Tăng NH
3
huyết là trường hợp cấp cứu khẩn cấp ở trẻ
sơ sinh. Nguyên nhân do rối loạn bẩm sinh do thiếu enzym

transcarbamylase (ít gặp), nguyên nhân phổ biến do chế độ dinh
dưỡng cao, dịch thức ăn của trẻ chứa lượng axit amin nhiều hơn
nhu cầu về nitơ.
- Xét nghiệm điện di protein:
+ Abumin
+ Glubulin α
1

+ Glubulin α
2
+ Glubulin β
+ Glubulin gama
+ Tỷ lệ A/G
- Xét nghiệm RNA, DNA : trong bệnh lupud ban đỏ và các
bệnh hệ thống.
- Xét nghiệm 17 α-OH progesterone trong tăng sản thượng
thận bẩm sinh.
- Xét nghiệm G6PD : G6PD là enzym xúc tác phản ứng oxy
hóa glucose-6-phosphate thành 6 phosphogluconat. Thiếu hụt
G6PD dẫn đến nhiều rối loạn lâm sàng: thiếu máu tan huyết cảm
ứng với thuốc.
- Các xét nghiệm Hormon, các dấu ấn ung thư, ELISA, EIA,
sắc ký miễn dịch như : CEA, AFP, T
3
, TSH, T
4
, FT
3
, FT
4

,
Cortisol, Insulin, LH, FSH, Testosteron, Estradiol…
Xét nghiệm nồng độ thyroxin toàn phần (T
4
) và TSH sàng lọc
suy giáp trạng bẩm sinh ở trẻ sau sinh. Nguyên nhân suy giáp
trạng bẩm sinh do khiếm khuyết của phát triển phôi hoặc do
nguyên nhân thứ phát của sự tổng hợp hormon tuyến giáp.
- Xét nghiệm đánh giá tình trạng rối loạn nước điện giải:
Na
+
, K
+
, Cl
-

+ Tăng Na
+
huyết ở trẻ do mất nước, do dùng quá liều thuốc
chứa Na, trẻ đẻ thiếu tháng do khả năng đáp ứng kém trong điều
hòa Na
+
. Giảm Na
+
huyết ở trẻ đẻ thiếu tháng do nguyên nhân thận
khả năng giữ Na
+
kém, do nôn hoặc ỉa chảy.
+ Tăng Kali huyết do rối loại chức năng thận, do dùng lượng
Kali cao. Giảm Kali huyết do thiếu lượng kali nhập cơ thể, tăng

lượng kali bài xuất do nôn, ỉa chảy, dùng quá liều thuốc lợi tiểu.
+ Tăng Clo huyết do dùng quá liều. Giảm Clo huyết khi trẻ
nôn nhiều.
- Các xét nghiệm đánh giá tình trạng thăng bằng toan kiềm :
xét nghiệm khớ mỏu.
- Ngoài ra, khoa còn thực hiện một số xét nghiệm khác như :
xét nghiệm 10 thông số nước tiểu, đo pH phân, soi cặn dư trong
phân, làm phản ứng pandy, phản ứng rivalta, định lượng
hemoglobin, làm các test nhanh HIV, HBsAg…
Các công trình đã nghiên cứu của khoa :
- Hằng số hóa sinh ở trẻ em
- Nghiên cứu hoạt độ một số enzyme chuyển hóa hồng cầu ở
bệnh nhân Hb E- Beta Thalassemia
- CRP trong phân biệt viêm não do nhiễm khuẩn và virus
- Kỹ thuật miễn dịch trong bệnh microglobuline
Hướng phát triển :
Khoa đang tiến hành triển khai thêm một số kỹ thuật xét nghiệm
chuyên khoa sâu, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán điều trị
và nghiên cứu khoa học
Thường xuyên trao đổi kỹ thuật với các đơn vị bạn trong và
ngoài nước.

×