Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tiểu luận TÌM HIỂU NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC VĂN HIẾN VỀ CUỘC SỐNG ĐỘC THÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.75 KB, 24 trang )

TÌM HIỂU NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN ĐẠI
HỌC VĂN HIẾN VỀ CUỘC SỐNG ĐỘC THÂN
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
I.Lý do chọn đề tài 1
II. Mục đích nghiên cứu 2
III.Khách thể và đối tượng nghiên 2
IV.Giả thuyết nghiên cứu 3
V.Nhiệm vụ nghiên cứu 3
VI. Giới hạn đề tài 3
VII. Phương pháp nghiên cứu 4
PHẦN NỘI DUNG
I.Cơ sở lý luận
1.Lịch sử nghiên cứu 4
1.1 Nguyên nhân 4
1.2 Hậu quả của cuộc sống độc thân 4
2.Các khái niệm định nghĩa 5
2.1 Nhận thức 5
2.2 Thái độ 6
2.3 Mối tương quan giữa nhận thức và thái độ 7
2.4 Sinh viên 8
2.5 Cuộc sống độc thân 9
II. Kết quả nghiên cứu 9
1.Mô tả mẫu nghiên cứu 9
2.Dụng cụ nghiên cứu 10
3.Cách thu thập số liệu 10
4.Cách xử lý số liệu 10
5.Các kết quả 11
5.1 Thành phần mẫu nghiên cứu 11
5.2 Kết quả tính trên toàn mẫu 12
5.3 So sánh giữa các nhóm 13


5.4 Kết quả về nhận thức 16
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 21
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Xã hội càng phát triển, cuộc sống càng hiện đại thì kéo theo đó con người cũng
có những xu hướng những cái nhìn và suy nghĩ ngày càng khác biệt về nhiều vấn đề
khác nhau và đặc biệt là vấn đề kết hôn lập gia đình. Một trong những khía cạnh đó là
vấn đề nhiều người đang có xu hướng sống độc thân hiện nay. Ở những nước phát
triển xu hướng sống độc thân này đang diễn ra rất mạnh mẽ và có thể nó cũng đang
nhen nhóm ở Việt Nam.
Ngày nay khi kinh tế phát triển nhiều người trong độ tuổi thanh niên đã chọn lối
sống độc thân vì họ đặt sự nghiệp lên hàng đầu, coi trọng sự nghiệp hơn là tình cảm.
Một số người thích tự do không muốn bị ràng buộc trong hôn nhân mà lựa chọn cuộc
sống độc thân và xu hướng chọn lựa lối sống này ngày càng cao trong giới trẻ đặc biệt
là giới nữ. Nhất là ở các nước phát triển chủ nghĩa độc thân đang thực sự lên ngôi,
nhận thức của họ về lập trình của tạo hóa “sinh ra – lập gia đình – có con” đã có nhiều
thay đổi. Rất nhiều người đã chọn độc thân là cuộc sống cho mình, bởi rất nhiều lý do
để họ không lập gia đình mà chọn cuộc sống độc thân thoải mái tự do.
Sinh viên hiện nay là lực lượng đông đảo, là thành phần vô cùng quan trọng của
xã hội, là nguồn nhân lực, người chủ tương lai của đất nước. Sự phát triển của Sinh
viên có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với xã hội quốc gia. Việt Nam đang trong quá
trình hội nhập, phát triển, mở cửa, giao lưu với thế giới và trong thời đại truyền thông
kĩ thuật số bùng nổ, internet phổ biến và nhất là thanh niên sinh viên được tiếp cận với
nền văn hóa toàn cầu hóa thì sự thay đổi về tâm thế, tính cách, quan điểm, nhận thức
càng rõ rệt nên có những xu hướng, lối đi mới tốt nhất cho bản thân, một trong số đó là
vấn đề kết hôn lập gia đình.
2
Sinh viên là những người luôn hướng về những ước mơ hoài bão, hướng về lý
tưởng nên có thể sinh viên sẽ đặt những lý tưởng hoài bão đó lên trên nhất, bỏ qua một
số yếu tố quan trọng đó là việc kết hôn - lập gia đình mà đi theo cuộc sống độc thân

thoải mái không vướng bận ràng buộc để phát triển sự nghiệp, ước mơ hoài bão của
mình. Cuộc sống độc thân là một khía cạnh khá mới mẻ đối với nhóm nghiên cứu.
Sinh viên có những hiểu biết gì về cuộc sống độc thân? Xu hướng của sinh viên như
thế nào? Họ có cách nhìn nhận và thái độ như thế nào với cuộc sống độc thân? Đó là
những điều mà nhóm nghiên cứu muốn biết, do vậy mà nhóm nghiên cứu chọn đề tài
“Tìm hiểu thái độ và nhận thức của sinh viên ĐH Văn Hiến về cuộc sống độc thân”
II. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm tìm hiểu nhận thức và thái độ của sinh viên đại học văn hiến đối với đời
sống độc thân trong xã hội hiện nay.
Đề tài này nhằm đạt đến mục tiêu cụ thể là:
- Tìm hiểu nhận thức của sinh viên ĐH Văn Hiến về cuộc sống độc thân: khái
niệm, khó khăn, thuận lợi…
- Đánh giá thái độ của sinh viên ĐH Văn Hiến khi nói về đời sống độc thân: tích
cực, tiêu cực…
- Tìm hiểu về nhu cầu và xu hướng hiện tại để tiên đoán trong tương lai về sự gia
tăng đời sống độc thân.
III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
- Khách thể nghiên cứu trong đề tài này là 210 sinh viên khoa: Tâm Lý, Kinh Tế,
Du Lịch trường ĐH DL Văn Hiến thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi khoa có 70
sinh viên bao gồm : 35 sinh viên năm thứ nhất và 35 sinh viên năm thứ 3. Năm
thứ nhất và năm thứ ba của mỗi khoa gồm: 15 sinh viên nam và 20 sinh viên
nữ.
- Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là thái độ, nhận thức của sinh viên ĐH
DL Văn Hiến về cuộc sống độc thân.
3
IV. Giả thuyết nghiên cứu.
- Cuộc sống hiện đại hóa, văn hóa nước ngoài du nhập vào trong nước theo
hướng ngày càng gia tăng thị trường đời sống được tiếp xúc mạnh nên sinh viên
sẽ tiếp cận những thông tin, văn hóa, cách sống, một cách nhanh chóng, do
vậy sẽ nhận thức và hiểu biết nhiều về đời sống độc thân.

- Sinh viên có cái nhìn tương đối tích cực về cuộc sống độc thân.
- Ứng với nghề nghiệp mà mình đang học, sinh viên khoa Du lịch sẽ có thái độ
tích cực nhất về cuộc sống độc thân.
- SV khoa Kinh Tế chọn cuộc sống độc thân nhiều hơn SV khoa Tâm Lý
- Sinh viên năm thứ 3 có thái độ tích cực đối với cuộc sống độc thân hơn năm
nhất.
- Sinh viên nam có thái độ tích cực về sống độc thân hơn sinh viên nữ.
V. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để tiến hành đề tài này nhóm nghiên cứu sẽ thực hiện các bước sau:
- Tìm hiểu những thông tin từ sách, báo trang web….về thái độ và xu hướng đời
sống độc thân.
- Tìm hiểu những quan tâm, hiểu biết của sinh viên ĐH Văn Hiến về đời sống
độc thân.
- Tìm hiểu, thái độ, nhận thức, cách lựa chọn đời sống độc thân của sinh viên ĐH
Văn Hiến.
- So sánh sự khác biệt về thái độ đối với đời sống độc thân giữa sinh viên các
ngành, các khoa, năm thứ.
- Rút ra những kết luận sau khi đã nghiên cứu, đưa ra những kiến nghị.
VI. Giới hạn đề tài
Về nội dung:
- Chỉ nghiên cứu nhận thức, thái độ của sinh viên đối với đời sống độc thân như
thực trạng ( khó khăn, thuận lợi), nguyên nhân…
4
- Chỉ nghiên cứu sinh viên trong trường ĐH DL Văn Hiến ở Tp HCM
- Trên cơ sở rút ra những kết luận và đưa ra kiến nghị.
Về không gian: Chỉ khảo sát trong trường ĐH DL Văn Hiến.
VII. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc sách báo, thu thập và chọn lọc các thông tin
trên mạng.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra bằng phiếu thăm dò.

Thống kê toán học: sử dụng phần mềm thống kê SPSS.
PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN :
1. Lịch sử nghiên cứu.
1.1 Nguyên nhân
Theo điều tra, hai nguyên nhân hàng đầu của việc sống độc thân là không tìm
được người phù hợp (28,7%) và do hoàn cảnh gia đình (28,1%). Ngoài hai lý do này,
thì có một số người sống độc thân vì sức khoẻ không cho phép lập gia đình hoặc bản
thân họ thích cuộc sống tự do. Phần lớn những người độc thân thấy buồn và lo lắng
khi về già không có con để cậy nhờ, khi đau ốm không có người chăm sóc.
Theo kết quả cuộc điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 do Bộ Văn hoá - Thể
thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê, UNICEF, và Viện Gia đình và Giới tiến hành.
Người độc thân hiện chiếm khoảng 2,5% dân số, trong đó chủ yếu là nữ giới với tỷ
trọng 87,6% tổng số người độc thân theo đó, nữ độc thân tập trung chủ yếu ở nông
thôn (63,9%), trong khi nam giới độc thân lại sống nhiều hơn ở thành thị. Đa số người
độc thân không sống một mình mà sống cùng các thành viên trong gia đình (91,5%) và
họ cũng có vai trò quan trọng trong các hộ gia đình bằng việc là người đóng góp chính
thứ nhất hoặc thứ hai vào thu nhập của hộ gia đình.So với nhóm người không độc
thân, tỷ lệ mù chữ của những người độc thân cao hơn (tỷ lệ này là 16,4% so với 10,2%
của nhóm không độc thân).
1.2. Hậu quả của sống độc thân
5
Sức khỏe: Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phụ nữ
độc thân, đặc biệt là người trên 40 tuổi, có nhiều nguy cơ mắc bệnh tâm thần, chủ yếu
là các thể hoang tưởng, trầm cảm, mất ngủ. Họ rất dễ cáu gắt, nóng giận với những
người xung quanh, sống khép kín, khó hòa đồng và thường nghĩ rằng mình giỏi hơn
người khác. Các bác sĩ phụ khoa đưa ra một kết luận: Những phụ nữ độc thân thường
hay bị rối loạn chu kỳ kinh và hay đau ngực. Sự cô đơn càng làm tăng thêm mức độ
stress ở họ. Sống một mình, họ có xu hướng dồn sức tìm niềm vui trong công việc,
như vậy càng khiến cho cuộc sống thêm căng thẳng, đến lúc cần chia sẻ lại không có

ai bên cạnh. Khi đó, họ rơi vào trạng thái trầm cảm kéo dài, mệt mỏi, mất mọi hứng
thú trong đời sống, công việc cũng trở nên không còn hấp dẫn như trước nữa. Lâu dần,
nếu không được mọi người thông cảm, họ sẽ càng khó hòa đồng, dễ tủi thân và rối
loạn tâm lý. Tiêu cực hơn, có người còn tìm đến cái chết vì cảm thấy mình như người
thừa, không gắn bó với cuộc sống.
Theo một cuộc điều tra của Newsweek, cánh mày râu ở độ tuổi 20 đến 59 có
cuộc sống hôn nhân hạnh phúc thì tuổi thọ tăng thêm hai năm. Căn cứ tính tuổi thọ
trung bình của cuộc điều tra này dựa vào các yếu tố lứa tuổi, giới tính, huyết áp, tỷ lệ
mỡ trong cơ thể, mức độ hút thuốc lá và tình trạng hôn nhân. Đàn ông độc thân dễ rơi
vào tâm trạng buồn chán, lái xe nhanh và uống rượu nhiều hơn, tỉ lệ tử vong ở nam
giới độc thân trong nhóm tuổi 35 đến 44 khá cao. Số người bị tai biến mạch máu não
do uống rượu cao gấp 6 lần so với những người có gia đình hạnh phúc và gấp 2 lần đối
với các bệnh về thần kinh, nội tiết, da, xương và cơ. Sống độc thân có tỉ lệ mắc bệnh
xơ gan và chấn thương tâm thần cao hơn gấp đôi so với người có gia đình.
Dân tộc già: Cuộc sống độc thân là một trong những nguyên nhân của tình
trạng giảm tỷ lệ tăng dân số thế giới, kèm theo đó là cơ cấu dân số bị già hóa, ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển xã hội. Xu hướng này là nỗi ám ảnh rất nhiều nước, đặc
biệt ở Nga, nơi thực trạng dân số giảm được cảnh báo như một nguy cơ lớn
Theo Ủy ban Dân số Liên Hợp Quốc, đến giữa thế kỷ này, dân số Nga (khoảng
142 triệu năm 2007) có thể chỉ còn 1/3 .Tất cả là do thực trạng không muốn có con và
thích sống độc thân. Nhật Bản là một ví dụ khác, cộng thêm với sự già cỗi dân số. Do
hai hiện tượng trên, dân số Nhật Bản không giảm do các cụ sống quá thọ, trong khi đó
đã 25 năm liền, tỷ lệ trẻ em dưới 14 tuổi giảm liên tục. Các nhà xã hội học lo lắng,
6
điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến tương lai của nước Nhật trong nhiều năm sau này, vì sẽ
xảy ra tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng.
2. Các khái niệm, định nghĩa.
2.1.Nhận thức
Theo từ điển tiếng Việt: Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện
hiện thực vào trong tư duy, quá trình con người nhận biết, hiểu biết về thế giới khách

quan, hoặc kết quả của quá trình đó. Nâng cao nhận thức, có nhận thức đúng, hoặc
nhận thức sai lầm. Nhận ra và biết được hiểu được, nhận thức được vấn đề, nhận thức
rõ khó khăn và thuận lợi.
Theo PGS.TS Trần Tuấn Lộ: Nhận thức là hoạt động tâm lý nhằm mục đích biết
được một sự vật hay một hiện tượng nào đó là gì, là như thế nào bằng các giác quan để
có những cảm giác và tri giác hoặc tư duy tưởng tượng.
+ Nhận thức là một hoạt động chủ thể hướng vào đối tượng nhằm mục đích biết
và hiểu đối tượng cũng như biết và hiểu chính mình.
+ Nhận thức là một trong ba đời sống tâm lý con người, nó là tiền đề của hai mặt
kia và đồng thời có quan hệ chặt chẽ với nhau và với hiện tượng tâm lý khác
+ Nhận thức là tiến trình chon lọc, diễn dịch, phân tích và hợp nhất các kích thích
gây ra phản ứng ở các giác quan của ta
Ngày nay đa số cho rằng nhận thức là một quá trình tiếp cận và tiến gần đến chân
lý nhưng không ngừng ở mức độ nào, vì còn nhiều điều mà chúng ta chưa hiểu hết
được, cần phải loại bỏ cái sai, không khớp với hiện thực và liên tục đi từ bước này
sang bước khác để hoàn thiện hơn.
2.2. Thái độ
Theo từ điển tiếng Việt: Thái độ là tổng thể nói chung những biểu hiện bên
ngoài (bằng nét mặt cử chỉ, lời nói, hành động) của ý nghĩ, tình cảm với ai hoặc đối
với sự việc nào đó: có thái độ hống hách, hoặc niềm nở, hoặc không bằng lòng, hoặc
giữ im lặng. Là cách nghĩ cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó trước
một vấn đê một tình hình như xây dựng thái độ lao động mới, thái độ học tập đúng
đắn, thái độ hoài nghi thiếu tin tưởng.
Theo tâm lý học xã hội: Thái độ là sự sẵn sang ổn định của cá nhân để phản ứng
7
với một tình huống hay một phức thể tình huống, thái độ vốn có xu hướng rõ rệt hình
thành quy luật nhất quán phương thức xử thế của mỗi cá nhân.
Lênin định nghĩa: Thái độ là một bộ phận của lĩnh vực tình cảm phản ánh quan
hệ của cá nhân với hiện thực. Nó được quyết định bởi thế giới quan của cá nhân cho
nên cũng phản ánh tồn tại xã hội, chịu ảnh hưởng bởi ý thức giai cấp, của tâm lý xã

hội, của dư luận xã hội và tập thể xã hội. Nó thường không phải là những đáp ứng
được biểu lộ một cách rõ rang hay trực tiếp mà là những ý nghĩ đang chuển hóa thành
hành động.
2.3. Mối tương quan giữa nhận thức và thái độ
Nhận thức và thái độ đều phản ánh hiện thực khách quan cơ bản nhất của hiện
thực xã hội và mang tính chủ thể sâu sắc. Mặc dù vậy hai quá trình cũng có những nét
riêng biệt: nhận thức thì phản ánh những thuộc tính và các mối quan hệ của bản thân
thế giới, còn thái độ thì thể hiện mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng với nhu cầu
động cơ của con người. Nhận thức và thái độ có quan hệ gắn bó với nhau, hai quá trình
tâm lý cơ bản này tạo nên cấu trúc của hiện tượng ý thức.
Thái độ chính là một phần trong biểu hiện tình cảm, mà nhận thức và tình cảm có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhận thức là cơ sở của tình cảm, tình cảm là nguồn
động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm tòi chân lý. Tình cảm là thái độ thể hiện
sự rung cảm cảu con người đối với sự vật hiện tượng có lien quan đến nhu cầu cảu họ.
Vì vậy nhận thức có mối liên hệ với thái độ.
Nhận thức chi phối thái độ, nhận thức là cơ sở nền tảng nảy sinh thái độ. Con
người phải có thông tin về đối tượng để có thái độ nhất định đối với đối tượng đó.
Trước một sự vật hiện tượng nào chúng ta luôn luôn phải suy nghĩ để biết, hiểu nó là
cái gì, nó như thế nào và có ý nghĩa gì trong cuộc sống nơi mà nó đang tồn tại. Biết đối
tượng là gì, có quan trọng, có ý nghĩa gì đối với mình hay không để từ đó xuất hiện
thái độ tích cực hay tiêu cực với đối tượng để tránh xảy ra những thái độ không như
mong muốn.
Thái độ chịu sự chi phối của nhận thức nhưng nó cũng tác động ngược lại nhận
thức. Khi chúng ta có thái độ tích cực với một vấn đề cụ thể thì nhu cầu hứng thú nhận
thức của chủ thể được nâng lên. Nhưng có nhiều khi con người lại không như vậy
nhiều lúc nhận thức đúng nhưng nhưng không có thái độ tích cực và ngược lại có thái
độ đúng nhưng lại bị hạn chế về mặt nhận thức.
8
2.4. Sinh viên
a/ Khái niệm

Danh từ sinh viên hiện nay đang dùng để gọi những người theo học các trường
đại học, trên thế giới sinh viên đều được hiểu theo nghĩa tiếng Pháp (étudiant) có nghĩa
là người nghiên cứu. Tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga cũng đồng nghĩa như vậy.
Danh từ “étudiant” của tiếng Pháp phát sinh từ danh từ mẹ là “etude” (sự nghiên cứu),
ngữ nguyên ở tiếng La Tinh là “stadium” nghĩa là: sự vận dụng trí não để học hỏi hiểu
biết và đào sâu một vấn đề.
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, thì nghiên cứu là
xem xét, tìm hiểu kĩ lưỡng để nắm vững vấn đề, giải quyết vấn đề hay để rút ra những
hiểu biết mới. Để nghiên cứu một vấn đề, người nghiên cứu (sinh viên) cần có hai điều
kiện cǎn bản: Phải nắm vững phần kiến thức tổng quát và phải biết vận dụng sự tìm tòi
suy nghĩ độc lập cửa bản thân mình.
b/ Đặc điểm của sinh viên
Sinh viên hầu hết là những người có độ tuổi từ 18- 25, là những người đang học
tập ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Theo tâm lý học phát
triển Sinh viên thuộc độ tuổi thanh niên lớn, là những người có đặc điểm hoàn thiện về
sinh lý, chín muồi về mặt xã hội, được xã hội thừa nhận, có nghĩa vụ công dân. Hoạt
động chủ đạo của sinh viên là học nghề nghiệp, chuẩn bị lao động, hoạt động xã hội
chuẩn bị lập gia đình và có cuộc sống riêng.
+ Sinh viên là lớp thanh niên có trí tuệ, tiềm lực, sức khỏe, năng lực và thể lực,
luôn hướng về những ước mơ hoài bão, những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, họ là
những người nhạy cảm với cái mới, cái chân thiện mỹ hướng về lý tưởng.
+ Tình yêu và khát vọng là một đặc điểm đặc trưng của sinh viên. Nhiều thanh
niên, sinh viên coi trọng tình yêu đôi lứa như tín ngưỡng cuộc đời họ, vì tình yêu đôi
lứa là nhu cầu khát vọng về sự chinh phục và hy sinh, vừa có tính hiến dâng vừa là sự
chiếm hữu. Ở thanh niên, sinh viên có sự lôi cuốn nghiêm túc, một tình yêu chân thành
với những rung cảm sâu sắc. Sự dậy thì giới tính tạo ra sắc thái ái tình mạnh mẽ, nhu
cầu giao tiếp nhân cách sâu sắc và sự hài hòa với người mình yêu thường gần với hình
mẫu về “cái tôi’ hơn là gần với hình mẫu người thật.
9
+ Xu hướng về các kết luận hấp tấp, vội vàng là điểm hạn chế trong bước trưởng

thành của thanh niên, sinh viên, do sớm mong muốn khẳng định mình song lại thiếu
kinh nghiệm trong cuộc sống.
+ Tự trọng và chức năng của tự trọng: biểu hiện tính cách của tuổi trẻ, đó là một
đặc tính đẹp của thanh niên, sinh viên.Thanh niên, sinh viên nghiêng về phía đòi hỏi
không thực tế và thổi phồng bản thân, họ đáng giá năng lực và vị trí bản thân họ trong
tập thể. Sự tự tin không có cơ sở làm cho người khác bất an gây ra xung đột và va
chạm các nhân cách.
+ Độ nhạy cảm và lòng nhiệt tình trong cuộc sống và tinh thần tập thể cao, thanh
niên sinh viên nỗ lực để được người khác chấp nhận.
+ Tính lãng mạn làm thanh niên, sinh viên sôi nổi và luôn vui vẻ hoạt bát, nhưng
rất khó thoát ra khỏi tính phiến diện, không nhẫn lại, dễ dàng bỏ cuộc.
+ Thanh niên sinh viên khát khao tự khám phá và thường đối chiếu cảm xúc lý
tưởng, ước mơ của mình với người khác. Thanh niên chiếm vị trí trung gian giữa trẻ
con và người lớn. Vị trí của trẻ em đặc trưng là sự phụ thuộc vào người lớn và cũng
xuất hiện nhiều hơn vai trò của người lớn nhờ sự lớn dần của tính độc lập và tinh thần
trách nhiệm. Tính không nhất quán của vị trí và các yêu cầu đối với tuổi thanh niên đã
tạo ra nét tâm lý đặc trưng của lứa tuổi này.
2. 5. Cuôc sống độc thân
Cuộc sống độc thân được hiểu theo nhiều cách khác nhau, chưa có người yêu,
chưa kết hôn cũng gọi là độc thân nhưng đây là độc thân tạm thời. Cuộc sống độc thân
tức là sự lựa chon cuộc sống của cá nhân mỗi người sống một mình, không kết hôn
hay lập gia đình cho đến hết cuộc đời. Trong tiếng Anh độc thân là “alone” nó có
nghĩa là mô tả một người tách rời khỏi những người khác, thích sống riêng biệt, cô đơn
nhưng nó không gợi lên sự bất hạnh.
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU :
1. Mô tả mẫu nghiên cứu:
Tổng số mẫu là 210 mẫu được chia ra theo 3 ngành : tâm lý học, du lịch, kinh
tế. Mỗi ngành 70 người. Trong mỗi ngành ta chọn ngẫu nhiên 2 lớp : một lớp năm 1
và một lớp năm 3. số lượng nam trong mỗi lớp của mỗi lớp15; nữ là 20.
10

Ngành Tổng
Cộng
Tâm lý học Du lịch Kinh tế
Năm 1 Năm 3 Năm 1 Năm 3 Năm 1 Năm 3
Nam
15 15 15 15 15 15 90
Nữ
20 20 20 20 20 20 120
Tổng Cộng
35 35 35 35 35 35 210
2. Dụng cụ nghiên cứu :
* Dụng cụ dùng để đo, khảo sát : phiếu thăm dò ( tự soạn : tham khảo tài liệu, tìm
những thái độ tích cưc, tiêu cực, những quan điểm và nhận thức về đời sống độc thân).
* Cấu trúc :
- Phần giới thiệu ngắn gọn với người trả lời về mục đích của phiếu thăm dò, đề
nghị họ hợp tác.
- Các thông tin cá nhân ( giới tính, năm thứ, ngành học) tạo các biến xử lý và so
sánh để phục vụ cho mục đích nghiên cứu
-Câu hỏi chính phục vụ cho nhiệm vụ của đề tài để hoàn thiện mục đích nghiên
cứu.( thang thái độ, thang nhận thức)
3. Cách thu thập số liệu :
- Thời gian : 1 tuần
- Cách thức : Chuẩn bị 240 phiếu, phát phiếu trực tiếp, chia đều cho 3 khoa, thu
về 235 phiếu. Những phiếu trống nhiều, trả lời sai quy định. Chọn lọc còn 210 phiếu.
4. Cách xử lý số liệu :
 Quy đổi điểm số ở thang thái độ :
+ Những câu mang ý nghĩa tích cực : 2,3,5,10,12,14,15,16,18,20.
4 : Hoàn toàn đồng ý
3: Đồng ý
2 : Phân vân

1: Không đồng ý
0 : Hoàn toàn không đồng ý
+ Những câu mang ý nghĩa tiêu cực : 1,4,6,7,8,9,11,13,17,19.
0 : Hoàn toàn đồng ý
1: Đồng ý
11
2 : Phân vân
3: Khơng đồng ý
4 : Hồn tồn khơng đồng ý
 Cách tính tổng điểm thang thái độ : tổng cộng điểm từ câu 1 đến câu 20.
 Cách nhập số liệu vào máy : các biến về thơng tin cá nhân
+ PhieuSo
+ Phai ( 2 phái, 1= Nam , 2 = Nữ ).
+ Nganh ( 1= Tâm lý học, 2= Du lịch, 3= Kinh tế )
+ NamThu ( năm thứ, 1= Năm 1, 2= Năm 3 )
+ Các biến từ C1 đến C20 : là 20 câu trong thang thái độ.
+ Các biến từ NT1 đến NT9 : là các câu hỏi về nhận thức.
+ TongTD : tổng điểm thang thái độ từ C1 đến C20.
+ Phanloai: Phân loại mức độ tiêu cực và tích cực trong thang thái độ ( 1= tiêu cực,
2= tích cực ). Tích cực có tổng điểm từ 50 trở lên : có xu hướng thích sống độc thân.
Tiêu cực từ 49 điểm trở xuống : vẫn theo cách sống truyền thống “kết hơn – sinh con”
 Cách xử lý số liệu : đã sử dụng Kiểm nghiệm F giải tích biến lượng so sánh tổng
điểm thang thái độ (TongTD) giữa 3 ngành , kiểm nghiệm ANOVA trên tổng điểm
thái độ giữa 3 ngành, kiểm nghiệm Chi-square để so sánh giữa phái tính, ngành, năm
thứ với mức độ phân loại thang thái độ…
5. Các kết quả :
5.1. THÀNH PHẦN MẪU NGHIÊN CỨU :
Bảng 5.1.1 : Phân bố tần số phái tính Nam Nữ ứng với Ngành và Năm thứ.
Ngành
Tổng

Cộng
Tâm lý học Du lịch Kinh tế
Năm 1
Năm
3
Năm 1 Năm 3 Năm 1 Năm 3
Nam
15 15 15 15 15 15 90
Nữ
20 20 20 20 20 20 120
Tổng Cộng
35 35 35 35 35 35 210
B ảng 5.1.2 : Phân bố tần số phái tính Nam – Nữ ứng với từng Ngành
12
Ngành
Tổng
cộng
Tâm lý
học
Du lịch Kinh tế
Phái tính
Nam
Tần số
30 30 30 90
Tỉ lệ %
14.3% 14.3% 14.3% 42.9%
Nữ
Tần số
40 40 40 120
Tỉ lệ %

19.0% 19.0% 19.0% 57.1%
Tổng
70 70 70 210
33.3% 33.3% 33.3% 100.0%
Bảng 5.1.3 Phân bố tần số phái tính Nam – Nữ ứng với Năm thứ
Năm thứ
Năm 1 Năm 3
Phái tính Nam
Tần số
45 45 90
Tỉ lệ %
21.4% 21.4% 42.9%
Nữ
Tần số
60 60 120
Tỉ lệ %
28.6% 28.6% 57.1%
Tổng
105 105 210
50.0% 50.0% 100.0%
Từ Bảng5. 1.1, bảng 5.1.2, bảng 5.1.3 : tổng số mẫu là 210 mẫu được chia ra theo 3
ngành : tâm lý học, du lịch, kinh tế. Mỗi ngành 70 người. Trong mỗi ngành ta chọn
ngẫu nhiên 2 lớp : một lớp năm 1 và một lớp năm 3. số lượng nam trong mỗi lớp của
mỗi lớp15; nữ là 20.
5.2. KẾT QUẢ TÍNH TRÊN TOÀN MẪU
5.2.1 Các số thống kê mơ tả trên tồn mẫu về tổng thang thái độ đối với đời
sống độc thân:
Mean SD Mode Median Range
Tổng Thái độ
46.52 8.162 48 47.50 43

 Nhận xét :
-Mean tổng Thái độ có điểm là 46.52 .
+Điểm cao nhất là 66 => TB là 33 điểm so sánh với mean của bảng kết quả thì điểm
trung bình về thái độ đối với đời sống độc thân của cuộc khảo sát tương đối cao.
13
+ Với cuộc sống hiện đại ngày nay nền kinh tế phát triển thì bộ phận thanh niên cũng
có thái độ tích cực về những thuận lợi của cuộc sống độc thân.
- Mode (yếu vị) của tổng Thái độ ở điểm số 48 có tần số trả lời cao nhất.
- Median (trung vị) của tổng thái độ là 47.50 .
5.2.2 Biểu đồ tần số các điểm số trong tổng điểm thang thái độ
5.3. SO SÁNH GIỮA CÁC NHĨM :
5.3.1. So sánh theo Ngành học (khoa):
B ảng 5. 3.1.a Kết quả kiểm nghiệm ANOVA trên tổng điểm thái độ giữa 3 ngành.
Ngành học N Mean SD
Tâm lý học 70 45.29 8.650
Du Lịch 70 48.23 8.532
Kinh tế 70 46.06 7.032
Tổng 210
46.52 8.162
( F= 2.481 , Sig. = 0.086 )
Bảng 5.3.1.b: Kết quả giải tích biến lượng so sánh tổng điểm thang thái độ
(TongTD) giữa 3 ngành.
14
Nguồn gốc SS DF MS F
Xác suất
P
Giữa 3 ngành
325.981 2 162.990
2.481 0.086
Sai số

13596.400 207 65.683
Toàn thể
13922.381 209
 Nhận xét Bảng 5.3.1.a và 5.3.2.b: Có sự khác biệt về thái độ đối với đời
sống độc thân giữa 3 ngành ở mức xác suất ý nghĩa 0.086 .Tổng điểm thái độ của khoa
du lịch chiếm cao nhất là 48.23.
5.3.2. So sánh theo Phái tính:
Biến so sánh Phái N Mean SD F Sig.
Tổng điểm Nam
90 46.39 7.601
0.043 0.836
Nữ
120 46.63 8.589
Tổng
210 46.52 8.162
 NX : khơng có sự khác biệt trong cách trả lời giữa nam nữ về thái độ đối với đời
sống độc thân ở mức ý nghĩa 0.836. Tuy nhiên phái nam có đểm trung bình cao hơn
phái nữ, nam có xu hướng sống độc thân nhiều hơn.
5.3.3. So sánh theo Năm thứ :
Biến so sánh Năm
thứ
N Mean SD F Sig.
Tổng điểm Năm 1
105 46.65 6.820
0.048 0.827
Năm 2
105 46.40 9.344
Tổng
210 46.52 8.162
 NX : Khơng có sự khác biệt về thái độ đối với đời sống độc thân giữa sinh viên

năm thứ 1 và sinh viên năm 3.
5.3.4 So sánh giữa phái tính và mức độ phân loại thang thái độ :
Kết quả so sánh các tỉ lệ
15
Mức Độ
Nam Nữ Kiểm
nghiệm
Xác
suất
Tần Số Tỉ Lệ % Tần Số Tỉ Lệ %
Tích cực 38 42.2% 44 36.7%
Z 0.414
Tiêu cực 52 57.8% 76 63.3%
Nhận xét : Ở nam thì thái độ tích cực về đời sống độc thân chiếm tỉ lệ cao hơn
nữ. ( 42.2 % > 36.7 % ). Thơng thường thì nam có xu hướng sống độc thân để lo cho
sự nghiệp ổn định rồi mới tính đến việc có nên kết hơn lập gia đình hay khơng.
5.3.5 So sánh giữa ngành học với phân loại thang thái độ
Bảng 4.3: Kết quả so sánh các tỉ lệ
Mức Độ
Tâm lý học Du lịch Kinh tế
Kiểm
nghiệm
Chi square
Xác
suất
P
Tần
Số
Tỉ Lệ
%

Tần
Số
Tỉ Lệ
%
Tần
Số
Tỉ Lệ
%
Z 0.062
Tích cực
22 31.4% 35 50.0% 25 35.7%
Tiêu cực
48 68.6% 35 50.0% 45 64.3%
 NX : Du lịch ( 50 %) chiếm tỉ lệ cao hơn khoa tâm lý ( 31.4 %) và kinh tế
(35.7% ). Sinh viên theo ngành du lịch thường đã xác định sự nghiệp của mình ít ở
một chỗ mà phải đi đây đi đó nhiều nên việc lập gia đình sẽ gây khó khăn cho sự
nghiệp của họ. Do vậy sinh viên ngành du lịch có xu hướng sống độc thân nhiều
hơn những sinh viên ngành khác.
5.3.6 So sánh giữa năm thứ với phân loại thang thái độ
Mức Độ
Năm 1 Năm 3 Kiểm
nghiệm
Xác
suất
Tần Số Tỉ Lệ % Tần Số Tỉ Lệ %
Tích cực 36 34.3 % 46 43.8% Z 0.157
16
Tiêu cực 69 65.7 % 59 56.2%
 NX: Sinh viên năm 3 có thái độ tích cực về đời sống độc thân cao hơn sinh viên
năm nhất ( 43.8% > 34.3% ). Thông thường thì những sinh viên khi sắp ra trường đa

số đều lo lắng cho công việc sắp tới của mình, có trách nhiệm với tương lai của bản
thân, có suy nghĩ chín chắn hơn những sinh viên năm nhất nên sinh viên năm 3 có xu
hướng tập trung vào sự nghiệp nhiều hơn là lập gia đình.
5.4. Kết quả nhận thức:
Câu 1 Nhận thức về khái niệm cuộc sống độc thân

A. Sống một mình
B. Không kết hôn
C. Không yêu
D. Yêu nhưng không kết hôn
E. Sinh con nhưng không kết hôn.
Kết luận: Sinh viên có khái niệm về cuộc sống độc thân là “Sống một mình” chiếm tỷ
lệ cao nhất 51.9% trên tổng số 210 sinh viên. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là khái niệm sống
độc thân là “Không yêu” 1.9%. Ngoài ra khái niệm sống độc thân là “ Không kết hôn”
chiếm 28.1% ,khái niệm “yêu nhưng không kết hôn”12.9%, khái niệm “sinh con
nhưng không kết hôn” chiếm 5.2%.
Tần số Tỉ lệ %
A
109 51.9
B
59 28.1
C
4 1.9
D
27 12.9
E
11 5.2
Total
210 100.0
17

Câu 2: Nhận thức về nguyên nhân dẫn tới việc chọn lựa cuộc sống độc thân
A. Không tìm được người bạn đời hoàn hảo như mong ước.
B. Đã từng gặp thất bại, sự cố trong tình yêu, hôn nhân.
C. Sợ mất tự do, sợ bị cản trở sự nghiệp
D. Sợ đau khổ khi đã chứng kiến nhiều người thất bại trong hôn nhân.
E. Do hoàn cảnh gia đình.
Kết luận: Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân sống độc thân là “Sợ mất tự do, sợ
cản trở sự nghiệp” chiếm tỷ lệ cao nhất 37.6%. Tiếp đó là nguyên nhân “Không tìm
được người bạn đời hoàn hảo như mong ước”chiếm 26.7%, nguyên nhân “Do hoàn
cảnh gia đình” chiếm 15.7% bằng với nguyên nhân “Đã từng gặp thất bại, sự cố trong
tình yêu, hôn nhân” 15.2% và chiếm tỷ lệ thấp nhất là nguyên nhân “Do hoàn cảnh gia
đình” 4.8%
Câu 3: Nhận thức của sinh viên về những thuận lợi của cuộc sống độc thân đối với
bản thân.

Tần số Tỉ lệ %
Valid A 74 35.2
B
27 12.9
C
8 3.8
D
57 27.1
E
10 4.8
F
34 16.2
Total
210 100.0
Tần số Tỉ lệ %

A
56 26.7
B
32 15.2
C
79 37.6
D
33 15.7
E
10 4.8
Total 210 100.0
18
A. Hoàn toàn được tự do thoải mái.
B. Tránh được cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc.
C. Không phải lo lắng hay suy nghĩ quá nhiều về tình yêu.
D. Có nhiều thời gian thực hiện những sở thích hoài bão, ước mơ.
E. Không đặt nặng các vấn đề “cơm- áo- gạo- tiền”
F. Không vướng bận bởi gia đình (vợ chồng con cái )
Kết luận: Nhận thức về thuận lợi của cuộc sống độc thân “Hoàn toàn được tự do thoải
mái” chiếm tỷ lệ cao nhất 35.2%. Tỷ lệ thấp nhất 3.8% là “Không phải lo lắng hay suy
nghĩ quá nhiều về tình yêu”. Chiếm tỷ lệ cao thứ hai 27.1% là “Có nhiều thời gian
thực hiện những sở thích hoài bão, ước mơ”. Tiếp tiếp đó “Không vướng bận bởi gia
đình (vợ chồng con cái )” là 16.2%, “Tránh được cuộc sống hôn nhân không hạnh
phúc” là 12,9%.
Câu 4: Nhận thức của sinh viên về những thuận lợi của cuộc sống độc thân đối với
gia đình.

Tần số Tỉ lệ %
Valid A
43 20.5

B
93 44.3
C
58 27.6
D
16 7.6
Total
210 100.0
A. Giành nhiều thời gian ở bên cha mẹ
B. Có nhiều điều kiện kinh tế, vật chất để phụng dưỡng cha mẹ tốt nhất
C. Không có mâu thuẫn trong mối quan hệ gia đình ( cha mẹ - dâu rể, xui gia…)
D. Tình cảm cha mẹ với con cái không bị chia sẻ cho người khác.
Kết luận: Thuận lợi cho gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất 44.3% là “Có nhiều điều kiện
kinh tế, vật chất để phụng dưỡng cha mẹ tốt nhất”. Tỷ lệ cao thứ hai là “Không có mâu
thuẫn trong mối quan hệ gia đình ( cha mẹ - dâu rể, xui gia…)” chiếm 27.6% tiếp theo
là thuận lợi “Giành nhiều thời gian ở bên cha mẹ” chiếm 20.5% và thấp nhất là thuận
lợi “Tình cảm cha mẹ với con cái không bị chia sẻ cho người khác” chiếm 7.6%.
Câu 5: Nhận thức của sinh viên về những khó khăn của cuộc sống độc thân đối với
bản thân.
19

Tần số Tỉ lệ %
Valid A
69 32.9
B
32 15.2
C
38 18.1
D
71 33.8

Total
210 100.0
A. Khi buồn, vui, cô đơn không có người an ủi, chia sẻ.
B. Gặp những vấn đề về tâm sinh lí, sức khỏe.
C. Chịu sự phản đối của gia đình, bàn tán của dư luận xã hội.
D. Gặp những khó khăn khi về già.
Kết luận: Khó khăn lớn nhất là “Gặp những khó khăn khi về già”chiếm 33.8% tiếp
theo là khó khăn “Khi buồn, vui, cô đơn không có người an ủi, chia sẻ” chiếm 32.9%.
Chiếm tỷ lệ thấp nhất là khó khăn “Gặp những vấn đề về tâm sinh lí, sức khỏe” 15.2%
và còn lại là khó khăn “Chịu sự phản đối của gia đình, bàn tán của dư luận xã hội”
chiếm 18.1%.
Câu 6 : Nhận thức của sinh viên về những khó khăn của cuộc sống độc thân đối
với gia đình.

Tần số Tỉ lệ %
Valid A 92 43.8
B
71 33.8
C
22 10.5
D
24 11.4

Total
210 100.0
A. Không có con cháu nối dõi.
B. Làm cho cha mẹ phiền muộn, lo lắng.
C. Gia đình mang tiếng với dòng họ, xóm giềng.
D. Tạo gánh nặng cho gia đình (những người không thành công )
Kết luận: Khó khăn lớn nhất cho gia đình là “Không có con cháu nối dõi” chiếm

43.8% và khó khăn cao thứ hai là “Làm cho cha mẹ phiền muộn, lo lắng” chiếm
33,8% và khó khăn chiếm tỷ lệ thấp nhất là “Gia đình mang tiếng với dòng họ, xóm
giềng” 10.5% còn lại là khó khăn “Tạo gánh nặng cho gia đình” chiếm11.4%.
Câu 7: Nhận thức về những người chọn cuộc sống độc thân

Tần số Tỉ lệ %
20
Valid A 26 12.4
B
127 60.5
C
11 5.2
D
6 2.9
E
7 3.3
F
33 15.7
Total
210 100.0
A. Giới nghệ sĩ, người nổi tiếng.
B. Những người tri thức có học vấn cao.
C. Những người không có nhan sắc
D. Không có địa vị
E. Không tiền tài.
F. Những người gặp vấn đề về giới tính.
Kết luận: Tỷ lệ người sống độc thân cao nhất là “Những người tri thức có học vấn
cao” chiếm 60.5%, tiếp theo là “Những người gặp vấn đề về giới tính” 15.7%, tỷ lệ
“Giới nghệ sĩ, người nổi tiếng” 12.4% và tỷ lệ khá thấp là “Những người không có
nhan sắc” 5.2% và tỷ lệ “Không tiền tài” 3.3% thấp nhất là tỷ lệ “Không có địa vị”

2.9%.
Câu 8 : Hoạt động chủ yếu của người sống độc thân.

Tần số Tỉ lệ %
Valid A
81 38.6
B
102 48.6
C
10 4.8
D
17 8.1
Total
210 100.0
A. Tập trung hầu hết thời gian vào công việc.
B. Thực hiện ước mơ hoài bão, lý tưởng của họ.
C. Giành hết thời gian cho gia đình.
D. Tham gia công tác xã hội.
Kết luận: tỷ lệ người độc thân “Thực hiện ước mơ hoài bão, lý tưởng của họ” cao nhất
chiếm 48.6% tiếp đó là “Tập trung hầu hết thời gian vào công việc” chiếm 38.6%.
Thấp nhất là “Giành hết thời gian cho gia đình” 4.8% và còn lại là “Tham gia công tác
xã hội” chiếm 8.1%.
Câu 9: Hoạt động giải trí của người sống độc thân.
21

Tần số Tỉ lệ %
Valid A
39 18.6
B
93 44.3

C
36 17.1
D
42 20.0
Total
210 100.0
A. Thường xuyên tụ họp với bạn bè…
B. Tham gia công tác từ thiện, cộng đồng.
C. Thích một mình nghe nhạc, đọc sách, xem phim, mua sắm…
D. Theo một tôn giáo nào đó.
Kết luận:Hoạt động “Tham gia công tác từ thiện, cộng đồng” chiếm cao nhất 44.3%
tiếp theo là “Theo một tôn giáo nào đó” 20% và “Thường xuyên tụ họp với bạn bè”
chiếm 18.6% còn lại chiếm tỷ lệ thấp nhất là “Thích một mình nghe nhạc, đọc sách,
xem phim, mua sắm” chiếm 17.1%.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
1.Về mặt nhận thức
Nhìn chung sinh viên trường ĐH Văn Hiến đã nhận thức được một số khía cạnh
của cuộc sống độc thân khá đầy đủ và chính xác. Những hiểu biết của sinh viên về
cuộc sống độc thân khá rõ, có một nhận thức đúng đắn và cái nhìn khách quan. Sinh
viên nhìn nhận cuộc sống độc thân ngoài hiểu biết còn dựa trên những sự phán đoán và
kinh nghiệm sống của mỗi người. Sinh viên cho rằng cuộc sống độc thân là “sống một
mình”, những người chọn cuộc sống này đa phần là những “nhà trí thức,có học vấn
cao” nên suy nghĩ và cách nhìn nhận cuộc sống của họ có sự khác biệt. Nguyên nhân
chủ yếu để một số người chọn cuộc sống độc thân là “sợ mất tự do và cản trở sự
nghiệp”. Ngoài ra hầu hết sinh viên cũng thấy rõ những thuận lợi và khó khăn của
cuộc sống độc thân đối với bản thân và gia đình: về thuận lợi đó là khi sống độc thân
sẽ hoàn toàn tự do thoải mái, có điều kiện để phụng dưỡng cha mẹ môt cách tốt nhất.
Còn về khó khăn của cuộc sống độc thân đó là gặp những khó khăn khi về già và
không có con cháu nối dõi.

22
2.Về mặt thái độ và xu hướng
Đa số sinh viên có cái nhìn và thái độ khá tích cực về cuộc sống độc thân. Tuy
nhiên có sự khác biệt giữa các phái, các khoa và năm thứ. Sinh viên khoa Du Lịch có
xu hướng độc thân cao nhất có thể là do tính chất ngành nghề của du lịch là phải tự do,
không ràng buộc mới có thể phát triển nghề nghiệp thành công nhất. Tiếp tới là sinh
viên khoa Kinh Tế có thái độ tương đối tích cực với cuộc sống độc thân hơn so với
sinh viên khoa Tâm lý. Sinh viên năm thứ 3 có thái độ về cuộc sống độc thân tích cực
hơn sinh viên năm thứ nhất. Nam sinh viên có xu hướng độc thân nhiều hơn nữ sinh
viên. Những kết quả trên hoàn toàn đúng với giả thuyết đặt ra. Tóm lại hầu hết sinh
viên có cái nhìn khá tích cực về cuộc sống độc thân.
II.Kiến nghị
Đề tài này chỉ mang tính sơ khai, làm tiền để nên chỉ giới hạn tìm hiểu nhận thức
và thái độ của sinh viên về một số mặt, ở một số cá thể ở trường ĐH Văn Hiến, các
vấn đề chưa thực sự bao quát do nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau. Vì đây là
lần đầu nhóm nghiên cứu thực hiện một đề tài khoa học nên có thể chưa có kinh
nghiệm do vậy không thể thực hiện đầy đủ các yêu cầu của đề tài đặt ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài Liệu Tâm lý học Đại cương, PGS.TS Trần Tuấn Lộ.
2. www. google.com.vn
3. www.tamlyhoc.net
4. www.vietbao.vn
5. www.vi.wikipedia.org
6. www.bachkhoatoanthu.gov.vn
23
24

×