Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về ô nhiễm môi trường trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại khu vực tổ dân phố An Đào – Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội”. pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.93 KB, 23 trang )

Danh mục viết tắt
Tổ dân phố : TDP
An Đào – Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội : AĐ
Môi Trường : MT
Đại học Nông Nghiệp Hà Nội : ĐHNNHN
I - MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Con người ngày càng phát triển hơn và điều hiện sống vì thế cũng ngày càng
tốt hơn. Tuổi thọ trung bình của người dân ngày càng tăng. Và môi trường xung
quanh chúng ta sống là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến
điều kiện sống của chúng ta. Môi trường luôn đóng vai trò rất quan trọng trong đời
sống con người. Nó đảm nhận 3 chức năng chính: Cung cấp tài nguyên, cung cấp
không gian sống và là nơi chứa đựng rác thải. Môi trường xanh sạch không chỉ
đơn thuần tạo nên vẻ mỹ quan cho xã hội mà còn ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe
của con người. Tuy nhiên, trong hoạt động sống thường ngày con người đã thải ra
môi trường một khối lượng rác rất lớn và ngày càng nhiều. Điều này đã làm cho
môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường đang là một trong những vấn đề bất cập và nóng
hổi hiện nay. Mà nguyên nhân chính là do con người chưa nhận thức được tầm
quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Vì thế muốn cho môi trường của chúng
ta được cải thiện xanh sạch hơn trong lành hơn trước hết phải làm cho mọi người ý
thức được tầm quan trọng của bảo vệ và giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp.
- Những năm gần đây, cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, xu hướng đô thị
hóa đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ, tỉ lệ dân cư gia tăng nhanh nguyên nhân
chính la do vài năm gần đây Trường ĐHNNHN đã tăng số lượng sinh viên đầu
vào làm tăng lượng rác thải sinh hoạt, tạo khó khăn cho công tác thu gom và xử lý.
Do ý thức bảo vệ môi trường của người dân và sinh viên sống tại khu vực trường
ĐHNNHN chưa cao, việc phân loại rác chưa được thực hiện triện để và hành vi
vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định đã gây rất nhiều khó khăn trong việc thu
gom của đội ngũ nhân viên môi trường.
- Ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt không phải là một đề tài mới được


nêu ra để gây sự chú ý cho xã hội, mà nó đã là một vấn đề rất nghiêm trọng cần
được sự quan tâm của cả cộng đồng. Không cần các phương tiện kỹ thuật để đo
lường hay các nhà chuyên môn mà ngay cả người dân cũng nhận thấy được tình
trạng ô nhiễm đang ngày càng trầm trọng hơn. Chính vì vậy, em xin chọn đề tài :
“Tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về ô nhiễm môi
trường trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại khu vực tổ
dân phố An Đào – Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội”.
Đề tài tập trung vào “ tìm hiểu về thái độ, nhận thức và hành vi của người
dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt”, từ đó đề xuất các
biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân, đồng thời, từng bước thay đổi
thái độ, hành vi của người dân trong việc thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh
hoạt hàng ngày góp phần bảo vệ môi trường đất, nước và không khí tại TDP An
Đào – Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội”.
1.2 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu:
Nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về vấn đề phân loại, thu gom và
xử lý rác thải sinh hoạt.
Khách thể nghiên cứu:
Người dân và sinh viên đang sống ở TDP An Đào – Trâu Quỳ - Gia Lâm –
Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài chỉ dừng lại ở việc khảo sát và đánh giá thái độ, nhận thức của người
dân TDP An Đào – Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội trong việc phân loại, thu gom
và xử lý rác thải sinh hoạt.
- Qua đó em muốn chứng minh việc nâng cao nhận thức của người dân đối với
vấn đề phân loại, thu gom và xử lý rác thải là một điều rất cần thiết và cấp bách.
1.3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu:
- Đề tài tập trung chủ yếu vào việc tìm hiểu nhận thức và thái độ của người
dân và đặc biệt là sinh viên trong vấn đề phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh

hoạt, trên cơ sở đó làm rõ vai trò của các cơ quan chức năng, cơ quan truyền thông
trong việc quản lý môi trường.
- Đề ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao nhận thức từ đó góp phần
thay đổi hành vi của người dân.
1.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu thái độ nhận thức của người dân trong việc phân loại, thu gom và
xử lý rác thải sinh hoạt.
- Thực trạng phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của người dân.
- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc phân loại, thu gom và xử lý
rác thải của người dân.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong
việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ở phường Phú Thọ.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xã hội học, cụ thể là:
Phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Đây là phương pháp sử dụng bảng câu
hỏi dưới dạng chọn đáp án phù hợp.
- Phương pháp nghiên cứu định tính:
+ Nhấn vào mô tả thực trạng của việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh
hoạt, bối cảnh nghiên cứu cho thấy được đặc trưng của cộng đồng mà nhóm
nghiên cứu quan tâm.
+ Phương pháp phỏng vấn sâu được kết hợp với phương pháp điều tra bằng
bảng hỏi trong nghiên cứu định lượng để bổ sung và lý giải cho những con số mà
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi thu thập được, từ đó thấy được thực trạng xử
lý và phân loại rác thải sinh hoạt để đưa ra những đề xuất phù hợp.
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Nghiên cứu và phân tích các tài liệu có sẵn liên quan đến đề tài. Dữ liệu thứ
cấp được thu thập từ các nguồn chính sau: Các báo cáo và công trình nghiên cứu
trước đây và các tài liệu có sẵn được đăng tải trên báo, tạp chí (Báo Tuổi Trẻ, Báo

Thanh Niên, tạp chí Xã Hội Học,Vietnam.net, …)
- Phương pháp quan sát:
Quan sát địa bàn và các nhánh đường TDP AĐ nhằm tìm hiểu về việc phân
loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình và các khu cho sinh
viên trọ.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp liên ngành khác như:
Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp diễn dịch, quy nạp…
1.5 Mô tả về mẫu
- Nguyên tắc chọn mẫu định lượng:
Biến số độc lập: Tuổi, giới tính, học vấn, nghề nghiệp, tôn giáo của người trả
lời và thu nhập gia đình.
Biến số phụ thuộc: Những biểu hiện về nhận thức, thái độ, hành vi và tình
hình phân loại, thu gom rác trong gia đình của người trả lời thể hiện trong nội
dung nghiên cứu.
Nguyên tắc chọn mẫu định tính : Chọn mẫu phi xác suất theo chỉ tiêu.
Từ đó các mẫu được chọn như sau:
- Mẫu : 49 hộ gia đình
- Đề tài khảo sát trên địa bàn TDP An Đào.
Theo các tiêu chí sau:
 Gia đình công nhân viên chức( làm trong các công ty, tổ chức…) 4 hộ
 Gia đình trí thức: 13 hộ
 Gia đình làm nghề tự do: 15 hộ
 Gia đình hưu trí: 2 hộ
 Khu nhà sinh viên ở không có chủ quản lý: 15 hộ
Như vậy số lượng mẫu được khảo sát trong TDP An Đào là 49
Số liệu trong bảng dưới đây là đặc điểm của mẫu nghiên cứu trong đề tài:
Bảng 2.1 : Đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác chia theo nhóm
tuổi
(N = 49)
Nhóm

tuổi
Đánh giá việc phân loại rác thải sinh hoạt Tổng
Rất quan
trọng
Quan
trọng
Không
quan
trọng
Khó trả
lời
Nhóm
tuổi từ
(18-30)
N 3 5 8
Cột % 37,5% 62,5% 100,0%
Nhóm
tuổi từ
(31-40)
N 6 5 1 12
Cột % 50,0% 41,7% 8,3% 100,0%
Nhóm
tuổi từ
(41-50)
N 8 7 15
Cột % 53,3% 46,7% 100,0%
Nhóm
tuổi từ
(51-60)
N 4 3 1 8

Cột % 50,0% 37,5% 12,5% 100,0%
Trên 60 N 2 1 2 5
Cột % 40,0% 20.0% 40,0% 100,0%
Tổng N 23 22 2 2 49
Cột % 46,9% 44,9% 4,1% 4,1% 100,0%
(nguồn: Kết quả khảo sát của cá nhân)
- Kết quả nghiên cứu mức độ quan trọng về vấn đề phân loại rác thải được trình
bày trong bảng 2.1. Có đến 45/49 (91,8%) người trả lời cho rằng việc phân loại rác
là rất quan trọng và quan trọng trong khi đó chỉ có 4/49 (8,2%) số người cho rằng
là không quan trọng và khó trả lời . Điều này có thể nhận định rằng người dân
trong phường có kiến thức và đã hiểu được tầm quan trong của việc phân loại rác
sinh hoạt.
- Nhìn chung sự đánh giá về mức độ quan trọng của việc phân loại rác sinh hoạt
trong gia đình có sự thay đổi theo tuổi tác. Bảng số liệu trên cho thấy trong 27
người thuộc các nhóm tuổi (31 – 40) và nhóm tuổi (41 – 50) được hỏi có tới 26
người chiếm trên 50% cho rằng việc phân loại là rất quan trọng và quan trọng, như
vậy có thể nói đa số nhóm người ở tuổi trung niên đều đánh giá việc phân loại là
quan trọng và rất quan trọng. Theo nhận định chủ quan của nhóm tác giả, có thể
đây là nhóm tuổi mà công việc của họ đã ổn định hoặc có thể tuổi trẻ với tinh thần
cầu tiến, năng động và nhạy cảm đối với những vấn đề đang xảy ra xung quanh
họ, quan tâm đến những vấn đề xảy ra cho môi trường trong tương lai.
- Trong khi đó người cao tuổi( trên 60) có 5 người tham gia trả lời thì 3( 6.1%)
người cho rằng việc phân loại là quan trọng và rất quan trọng mặc dù ít năng
động, ít tiếp xúc với những thay đổi trong xã hội hơn nhóm trẻ nhưng qua đánh giá
tầm quan trọng của việc phân loại của người dân trong nhóm tuổi này cho thấy
vấn đề phân loại rác sinh hoạt không chỉ có người trẻ quan tâm mà người cao tuổi
cũng rất quan tâm. Chỉ có 2/49 hộ chiếm 4,1% cho rằng việc phân loại là không
quan trọng có thể do tốn thời gian, thiếu dụng cụ để phân loại hoặc họ cho rằng
việc phân loại rác là không cần thiết.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy đánh giá mức độ quan trọng trong việc phân loại

rác sinh hoạt của người dân chia theo giới tính có sự khác biệt như sau:
Bảng 2.2: Đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt chia
theo giới tính( N= 49)
Đánh giá việc
phân loại rác
Giới tính Tổng
Nam Nữ N Tỷ lệ %
N Tỷ lệ % N Tỷ lệ %
Rất quan trọng 12 52.2% 11 42.3% 23 46.9%
Quan trọng 9 39.1% 13 50.0% 22 44.9%
Không quan trọng 2 7.7% 2 4.1%
Khó trả lời 2 8.7% 2 4.1%
Tổng 23 100.0% 26 100.0% 49 100.0%
(Nguồn: Kết quả khảo sát của cá nhân)
- Qua bảng số liệu trên cho thấy, có 21/23 nam chiếm 91.3% cho rằng việc phân
loại là quan trọng và rất quan trọng, có 8.7% số nam cho rằng khó trả lời. Trong số
những người nữ tham gia trả lời có 24/26 người chiếm 92.3% cho rằng việc phân
loại là rất quan trọng và quan trọng, số nữ cho rằng không quan trọng chỉ chiếm
7.7%.
- So sánh mức độ quan tâm giữa nam và nữ ta thấy được, đa số cả nam và nữ đều
đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt là rất quan trọng và
quan trọng. Điều đó cho thấy, nam giới đang ngày càng có xu hướng quan tâm đến
vấn đề môi trường nói chung và việc phân loại rác thải sinh hoạt của gia đình nói
riêng. Từ phân tích trên em có nhận xét, tuy có đôi chút khác biệt trong việc đánh
giá mức độ quan trọng của việc phân loại rác sinh hoạt giữa nam và nữ nhưng nhìn
chung đều đánh giá là rất quan trọng và quan trọng, chỉ một số ít hộ trong những
hộ tham gia trả lời tỏ ra không quan tâm đến vấn đê phân loại mà thôi.
Qua quá trình khảo sát tại địa bàn phường, kết quả cho thấy, việc phân loại rác thải
sinh hoạt tại các hộ gia đình ở TDP AĐ hiện nay chưa được thực hiện triệt để thể
hiện qua bảng số liệu từ kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.3: Số hộ dân phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày trước khi xử lý
(N = 49)
Số hộ phân loại rác
thải sinh hoạt
N Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%)
Có 22 44,9% 45.8%
Không 24 49,0% 50%
Khó trả lời 2 4,1% 4.2%
Tổng 48 98,0% 100%
Số người không trả
lời
1 2,0%
Tổng 49 100,0%
(nguồn: Kết quả khảo sát của cá nhân)
- Số liệu trên cho thấy trong tổng số 48/49 hộ gia đình được hỏi trả lời chiếm
98.0% thì có 22/48 hộ chiếm 45.8% trả lời có phân loại rác trước khi được thu
gom và xử lý. Trong đó có đến 24/48 hộ trả lời chiếm 50% cho biết là họ không
phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày. Điều này chứng tỏ rằng: Có một số hộ dân
trong khu vực thường phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày còn đa số hộ dân thì
chưa phân loại
Như vậy có thể nhận định rằng việc phân loại rác sinh hoạt ở các hộ gia đình tại
TDP AĐ chưa được xem trọng. Vấn đề phân loại rác chưa được người dân quan
tâm thực hiện.
- Lợi ích của tái chế là tiết kiệm được nguồn tài nguyên, giảm thiểu được một
lượng rác thải ra môi trường. Ngoài ra, nó còn giảm nhu cầu đất đai cần thiết để
chôn lấp rác thải. Vì vậy, nếu người dân thường xuyên phân loại rác và phân loại
đúng cách sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho xã hội, đồng thời giảm thiểu được nguy
cơ gây ô nhiễm môi trường.
Bảng 2.4: Số hộ có biết cách phân loại rác sinh hoạt
(N = 49)

Số hộ biết cách phân
loại rác
N Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%)
Biết 37 75,5% 77.1%
Không biết 11 22,4% 22.9%
Tổng 48 97,9% 100,0%
Số người không trả lời 1 2,1%
Tổng 49 100,0%
(Nguồn: Kết quả khảo sát của cá nhân)
Có đến 37/48 hộ tham gia trả lời chiếm 77.1% trả lời có biết cách phân loại rác
thải sinh hoạt. Chứng tỏ, đa số các hộ dân trong khu vực đều biết cách phân loại
rác sinh hoạt, có kiến thức khá tốt trong việc phân loại rác. Tuy nhiên việc thực
hiện việc phân loại rác lại không chỉ phụ thuộc vào kiến thức mà còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác nữa. Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.3 cho thấy chỉ có
45,9% số hộ là có phân loại rác và một thực trạng không thể xem nhẹ là ở phường
có đến 22,9% hộ tham gia trả lời cho biết rằng họ không biết cách phân loại rác.
Điều này phản ánh tình trạng một số hộ dân trong khu vực không quan tâm nhiều
đến việc phân loại rác sinh hoạt của gia đình mình. Cần nâng cao nhận thức của
người dân, quan tâm hướng dẫn cho người dân biết cách phân loại rác thải sinh
hoạt tại gia đình và có những biện pháp nhằm thay đổi hành vi của họ một khi đã
nhận thức được tầm quan trọng của việc phân loại rác.
2.2 Thực trạng việc xử lý rác thải sinh hoạt
Xử lý rác thải trong sinh hoạt hàng ngày là việc được nhiều người quan
tâm hiện nay. Xử lý rác thải tốt sẽ làm giảm ô nhiễm môi trường và làm giảm phát
sinh các mầm bệnh, tiết kiệm tài nguyên. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có biện
pháp xử lý hữu hiệu nên nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ngày càng cao.
Hiện nay chất thải sinh hoạt của người dân chủ yếu được xử lý bằng
phương pháp chôn lấp, đốt tại các bãi chôn lấp, chỉ một phần nhỏ được xử lý bằng
phương pháp ủ sinh học tại bãi chốn lấp rác Kiêu Kỵ hiện do Xí nghiệp môi
trường đô thị Gia Lâm quản lý

Việc xử lý rác sinh hoạt đối với người dân ở TDP AĐ nói riêng đóng vai
trò rất quan trọng và cần thiết.
Quá trình xử lý rác thải sinh hoạt của người dân bao gồm các giai đoạn: Phân loại,
thu gom và xử lý. Do đó người dân thường trực tiếp tham gia vào công việc phân
loại và thu gom rác thải của gia đình còn công việc xử lý rác sau khi phân loại và
thu gom là nhiệm vụ của chính quyền và cơ quan có trách nhiệm. Có thể có một số
hộ sẽ tự chôn hoặc đốt rác trong các khu đất trống hoặc sau vườn của gia đình họ
nhưng không phải hộ dân nào trong phường cũng có thể làm được như vậy và
cách xử lý bằng cách chôn, đốt của một số hộ dân đó thì chưa thể đảm bảo vệ sinh
môi trường và không gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người xung
quanh. Vì vậy, vấn đề xử lý như chôn, đốt, tái chế, làm phân bón chủ yếu là công
việc của nhà nước người dân không thể thực hiện được.
Theo kết quả điều tra ý kiến người dân về tầm quan trọng của việc xử lý rác
thải sinh hoạt cho thấy:
Bảng 2.5: Ý kiến người dân về tầm quan trọng của việc xử lý rác thải sinh
hoạt. ( N = 49)
Mức độ N Tỷ lệ (%)
Rất quan trọng 26 53,1%
Quan trọng 18 36,7%
Không quan trọng 2 4,1%
Khó trả lời 2 4,1%
Tổng 48 98,0%
Số người không trả lời 1 2,0%
Tổng 49 100,0%
(Nguồn: Kết quả khảo sát của cá nhân)
Trong 48 hộ gia đình tham gia trả lời tại TDP AĐ có 44 hộ chiếm 89.8% cho rằng
việc xử lý là rất quan trọng và quan trọng vì người dân cho rằng không ai có một
cuộc sống tốt nếu môi trường bị ô nhiễm.
Điều này cho thấy người dân nơi đây coi việc xử lý rác là rất quan trọng
mặc dù công việc xử lý sau khi đã thu gom và phân loại thì không phải là của

người dân mà là của các cơ quan chức năng và chính quyền. Vì trong thực tế rác
thải có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống của người dân, nó ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe, môi trường sinh hoạt hàng ngày của họ. Hiện nay việc xử lý rác
của các cơ quan chính quyền địa phương còn gặp nhiều khó khăn vì khâu phân
loại người dân ít khi thực hiện như phân tích ở trên. Thông thường người dân
trong phường chỉ bỏ tất cả các loại rác vào bọc nilon rồi đem ra nơi bỏ rác và nếu
có phân loại thì cũng chỉ phân loại theo hình thức những loại có thể bán được cho
ve chai như chai, lon nhựa và những loại có thể phân hủy dùng để chăm sóc cây
cảnh, tận dụng cho heo ăn như nước thải, rau củ quả dư… Có thể do người dân
nghĩ việc xử lý rác sau khi phân loại và thu gom không thuộc trách nhiệm của họ,
mà đây là công việc của bên lực lượng thu gom rác và chính quyền địa phương.
Trong quá trình nghiên cứu em nhận thấy, công việc xử lý rác thải của các hộ dân
cư chủ yếu là do chính quyền địa phương và các cơ quan có trách nhiệm.
Bảng dưới đây thể hiện cách thức xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình
Bảng 2.6: Cách thức xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình( N = 49)
Cách xử lý rác thải N Tỷ lệ (%)
Để trước nhà công nhân vệ
sinh đến thu gom
21 42,9%
Để vào thùng rác công cộng 24 49,0%
Vứt rác ở gần nhà 1 2,0%
Đào hố chôn, đốt 2 4,1%
Khác 1 2,0%
Tổng 49 100,0%
(Nguồn: Kết quả khảo sát của cá nhân)
Kết quả khảo sát 49 hộ gia đình cho thấy đa số người dân bỏ rác vào thùng
công cộng. Có 49,0% hộ tham gia trả lời để vào thùng rác công cộng, 42,9% hộ
cho biết họ để rác trước nhà công nhân vệ sinh đến thu gom, chỉ có 2/49 hộ chiếm
4,1% cho biết họ có đào hố để chôn và đốt.
Theo quan sát, các thùng rác công cộng thường để cho những người qua

đường bỏ vào, rác của các hộ dân thì đã có các lực lượng dến thu gom.
Chôn và đốt là hai phương pháp truyền thống. Cách xử lý này tuy làm giảm lượng
rác thải có trong môi trường, các chất thải sau khi chôn lấp sẽ thối rữa mục nát
trong một thời gian ngắn, nhưng những chất vô cơ như bịch nilon, thuỷ tinh, nhựa,
sắt…vv hàng chục năm cũng khó phân huỷ hết, nó sẽ là nguyên nhân phát sinh các
mầm bệnh.
Các loại chất thải có thể đốt cháy sẽ làm giảm lượng rác thải thải ra môi
trường nhưng cũng có mặt còn tồn tại. Các loại rác sau khi đốt sẽ sinh ra khói bụi
độc hại, những chất độc hại sẽ làm ô nhiễm bầu không khí và có thể gây ra các
loại bệnh cho con người.
Khi hỏi người dân về cách xử lý rác thải sinh hoạt của chính quyền địa
phương thì đa số người dân trả lời là không biết.
Bảng 2.7: Chính quyền địa phương xử lý rác sau khi thu gom bằng cách (N=
49)
Địa phương xử lý rác
sau khi thu gom
N Tỷ lệ (%)
Chôn rác 6 12,2%
Đốt 8 16,3%
Tái chế 4 8,2%
Không biết 31 63,4%
Tổng 49 100,0%
(Nguồn: kết quả khảo sát của cá nhân)
Kết quả khảo sát cho thấy đa số người dân không biết chính quyền địa
phương xử lý rác như thế nào. Trong tổng số 49 hộ chiếm 100% có tới 31 hộ
chiếm 63,4% trả lời là không biết, chỉ có một số hộ biết địa phương xử lý bằng
cách chôn đốt hoặc tái chế. Việc xử lý rác của chính quyền địa phương là kết hợp
các hình thức chôn, đốt, tái chế…chứ không phải sử dụng riêng biệt một hình thức
xử lý nhất định nào, có loại rác có thể tái chế được thì tận dụng để tái chế nhưng
cũng có những loại rác phải dùng biện pháp khác như: Chôn hoặc đốt Điều này

nói lên rằng người dân ít chú ý đến việc xử lý rác của địa phương mà họ chỉ quan
tâm đến việc làm cho gia đình mình hết rác còn rác sau khi đem đi bỏ, chính
quyền địa phương sẽ làm gì với nó thì họ không quan tâm, không biết?
Có thể nói rằng vấn đề xử lý rác trên địa bàn hiện nay đang ngày càng trở
thành mối lo ngại cho các hộ dân. Dân số hiện nay lại đang ngày càng gia tăng
nhanh chóng do vài năm gần đây lượng sinh viên nhập trường tăng nhanh và kéo
theo đó lượng thải cũng sẽ ngày càng nhiều sẽ tác động ngược trở lại làm cho môi
trường sống của con người bị đe doạ.
Theo đánh giá của nhiều người dân trong phường thì công tác xử lý rác của
các hộ dân trong địa bàn sinh sống là chưa được tốt.
Bảng 2.8.: Ý kiến của người dân về cách xử lý rác hiện nay.
(N= 49)
Mức độ N Tỷ lệ (%)
Rất tốt 4 8,2%
Tốt 18 36,7%
Chưa tốt 24 49,0%
Khó trả lời 3 6,1%
Tổng 49 100,0%
(Nguồn: Kết quả khảo sát của cá nhân)
Khảo sát 49 hộ gia đình. Những người biết người dân trong phường mình xử lý rác
như thế nào? thì có 44.9% cho rằng việc xử lý rác hiện nay là rất tôt và tốt. Có tới
55.1% số hộ cho rằng chưa tốt và khó trả lời. Kết quả khảo sát đưa ra một thực
trạng là người dân rất quan tâm đến việc phân loại rác nhưng việc thực hiện xử lý
rác thì chưa tốt. Tình hình quản lý môi trường cũng chưa được chính quyền địa
phương quan tâm đúng mức.
Chương 3: Nhận thức, thái độ của người dân và sinh viên trong việc phân
loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.
3.1. Nhận thức và thái độ của người dân và sinh viên trong việc phân loại, thu
gom và xử lý rác thải sinh hoạt.
Điều tra việc nhận thức và thái độ của người dân trong việc bảo vệ môi trường

là một việc hết sức phức tạp đòi hỏi người làm điều tra phải khách quan và có
những hiểu biết căn bản về môi trường và các vấn đề của nó. Nhận thức và thái độ
là vấn đề khó đo lường, vì vậy rất khó đưa ra thước đo chính xác. Do đó, nghiên
cứu sẽ đánh giá một cách tương đối ở từng đối tượng dựa vào các tiêu chí như: Sự
quan tâm đến các vấn đề môi trường qua các phương tiện truyền thông đại chúng,
hiệu quả của việc tổ chức và tham gia các hoạt động về môi trường trong cuộc
sống, thái độ của mọi người với các hành vi gây ô nhiễm môi trường được phân
theo trình độ học vấn, nghề nghiệp, giới tính, ý thức bảo vệ môi trường trong sinh
hoạt hàng ngày, đánh giá nhận thức môi trường của những người xung quanh,
đánh giá của cộng đồng về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường hiện nay.
Bảng 3.1: Nguyên nhân bỏ rác và đổ rác không đúng nơi qui định ( N =49)
(Nguồn : Kết
quả nghiên
cứu của cá
nhân)
Nguyê
n nhân chủ
yếu của việc đổ
rác không
đúng quy định phần lớn là do thói quen, có 27 hộ trả lời chiếm tỷ lệ cao nhất
55.1% cho thấy được ý thức của người dân về việc vệ sinh công cộng còn yếu.
Nguyên nhân bỏ rác không đúng nơi quy định là do thiếu thùng rác, trong tổng số
49 hộ được hỏi thì có 8 hộ cho rằng thiếu thùng rác chiếm 16, 3%. Việc bỏ rác
không đúng nơi qui định của người dân địa phương có một phần là do thói quen
người dân và qui định giờ lấy rác chưa được hợp lý.
Bảng 3.2 : Khảo sát về việc biết nơi rác sau khi thu gom được đưa đến theo
trình độ học vấn. ( N = 49)
Trình độ học vấn
Rác sau khi được thu gom
được đưa đi đâu

Tổng
Biết Không biết
Biết đọc biết
viết

N 2 2
Tỷ lệ %
6.5% 4.2%
Tiểu học

N 2 2
Tỷ lệ % 6.5% 4.2%
Trung học cơ sở

N 5 10 15
Tỷ lệ % 29.4% 32.3% 31.3%
Trung học phổ
thông

N 3 9 12
Tỷ lệ %
17.6% 29.0% 25.0%
Trung cấp/ cao
đẳng

N 3 5 8
Tỷ lệ %
17.6% 16.1% 16.7%
Nguyên nhân N Tỷ lệ %
Do thói quen 27 55.1

Sợ tốn tiền đổ rác 1 2.0
Giờ lấy rác không hợp lý 3 6.1
Thiếu thùng rác 8 16.3
Do thuận tiện 1 2.0
Làm theo người xung quanh 1 2.0
Do hàng rong, xe ôm thải ra 1 2.0
Khác 5 10.2
Tổng 47 95.9
Không trả lời 2 4.1
Tổng 49 100.0
Đại học hoặc
trên đại học

N 6 3 9
Tỷ lệ %
35.3% 9.7% 18.8%
Tổng

N 17 32 49
Tỷ lệ %
100.0% 100.0% 100.0%
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của các nhân)
Khi hỏi người dân có biết nơi rác được đưa đến sau khi thu gom không thì có đến
32/49 hộ tham gia trả lời không biết chiếm 65.3% trong khi đó chỉ có 17/49 hộ trả
lời là có biết chiếm 34.7%. Số người không biết nơi rác được đưa đến chiếm gần
gấp đôi số người biết. Số liệu chỉ ra rằng: Cùng trình độ Phổ thông cở sở (15
người tương ứng 100.0%, số người không biết (10/15 người chiếm 66.7%) gấp 2
lần số người biết ( 5/15 người chiếm 33.3%), cùng trình độ Phổ thông trung học số
người không biết (9/12 người chiếm 75.0%) gấp 3 lần số người biết (3/12 người
chiếm 25.0%). Chỉ có Cao đẳng và Đại học là có số người trả lời biết nhiều hơn số

người trả lời không biết (6/9 người chiếm 66.7% biết và 33.3% không biết.
Qua số liệu trên cho thấy có rất ít người biết nơi rác thải sinh hoạt sau khi thu gom
sẽ được đưa đến, những người trả lời biết đều là những người có trình độ từ Trung
học cơ sở trở lên. Số liệu trên cũng cho thấy có sự khác biệt trong trả lời của
những người có cùng trình độ học vấn.
Điều đó phần nào cho thấy người dân càng có trình độ học vấn cao thì mức độ
quan tâm đến vấn đề môi trường càng nhiều và không đều nhau. Số người biết
được nơi rác thải sinh hoạt sau khi thu gom sẽ được đưa đến chỉ chiếm một tỷ lệ
nhỏ. Thực tế này cho thấy mức độ quan tâm của người dân trong phường chưa
cao, cần có những biện pháp để người dân có thể quan tâm nhiều hơn.
Tìm hiểu về phản ứng của người dân trong địa bàn khi nhìn thấy người khác xả rác
bừa bãi nhóm nhận được những thông tin quan trọng, kết quả được thể hiện ở
bảng sau
Bảng 3.3 : Phản ứng khi thấy người khác bỏ rác bừa bãi( N = 49)
Nghề
nghiệp
N
(%)
Phản ứng khi nhìn thấy người khác xả rác Tổng
Không
phản
ứng
Khó
chịu
Nhắc
nhở
Tự
nhặt
rác bỏ
vào

thùng
Báo
chính
quyền
Khác
Buôn
bán,
dịch
vụ
N 1 3 1 5
Tỷ
lệ %
4.8% 21.4% 50.0% 10.2%
Cán
bộ
viên
chức
nhà
nước
N 1 11 3 3 1 19
Tỷ
lệ %
25.0% 52.4% 21.4% 42.9% 100.0% 38.8%
Công
nhân
N 3 2 2 1 8
Tỷlệ
%
14.3% 14.3% 28.6% 50.0% 16.3%
Tiểu

thủ
công
nghiệp
N 1 1 2
Tỷ
lệ %
7.1% 14.3% 4.1%
Về
hưu
già
yếu,
không
làm
việc
N 1 2 4 7
Tỷ
lệ %
25.0% 9.5% 28.6% 14.3%
Không
nghề,
không
việc
N 1 1
Tỷ
lệ %
14.3% 2.0%
Nghề
khác
N 2 4 1 7
Tỷ

lệ %
50.0% 19.0% 7.1% 14.3%
Tổng N 4 21 14 7 1 2 49
Tỷlệ
%
100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của cá nhân)
Bảng số liệu trên thể hiện số hộ không phản ứng chỉ chiếm 4/49 ( 8%) hộ. Số hộ
có phản ứng là 45/49 chiếm đến 92%. Trong số những người có phản ứng thì mức
độ và cách phản ứng cũng khác nhau.
Phần lớn các hộ được hỏi thì có phản ứng khi nhìn thấy người khác vứt rác bừa
bãi là khó chịu có 21(42.9%) hộ trả lời, trong đó có 11 hộ cán bộ nhân viên nhà
nước trả lời là khó chịu chiếm 52.4%, cho thấy nhận thức về vệ sinh công cộng
cao hơn các hộ dân khác và họ nhắc nhở là 3 hộ trả lời chiếm 21.4% trong tổng số
19 hộ trả lời. Còn lại, phần lớn các hộ trả lời là nhắc nhở là 14(28.6%) hộ trả lời
t,rong đó hộ buôn bán, dịch vụ có 3 hộ trả lời chiếm 21.4%, về hưu già yếu không
việc làm có 4 hộ trả lời chiếm 28.6%.
Số liệu trên cho biết người dân đều có phản ứng khi thấy người khác xả rác bừa
bãi chứng tỏ người dân rất quan tâm đến môi trường. Đó là một trong những thói
quen tốt đem lại nhiều hiệu quả trong việc điều chỉnh những hành vi gây mất vệ
sinh môi trường của những người xung quanh, góp phần nâng cao ý thức của cộng
đồng dân cư. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên thói quen xả rác thải bừa bãi của
nhiều người Việt Nam nói chung và người dân ở phường Phú Thọ nói riêng vẫn
đang là một vấn đề cần có sự quan tâm và tìm những biện pháp điều chỉnh hợp lý
không chỉ là công việc của các cơ quan quản lý mà chính là công việc cần có sự
tham gia của cả cộng đồng dân cư.

Phần 4. Vai trò của các cơ quan quản lý trong việc hướng dẫn và quản lý
người dân thu gom và xử lý rác
Qua khảo sát của em cho thấy: Địa phương có tổ chức một số chương trình vận

động người dân tham gia vào giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường hay giúp cho
người dân ý thức bảo vệ môi trường như: Tổ chức kêu gọi người dân dọn vệ sinh
khu phố, tổ chức trồng cây xanh nơi công cộng, hay tổ chức các buổi họp tổ dân
phố để người dân phản ánh về tình trạng môi trường tại địa bàn….
Theo kết quả khảo sát của nhóm tác giả cho thấy như sau:
Bảng 4.1 Tổ chức chương trình dọn vệ sinh địa bàn tổ dân phố (N=49)
Tổ chức chương trình dọn vệ
sinh khu phố N Tỷ lệ(%)
Có 38 77.6
Không 9 18.4
Không biết 2 4.1
Tổng 49 100.0
(kết quả nghiên cứu của cá nhân)
Qua kết quả khảo sát của nhóm tác giả về việc tổ chức chương trình dọn vệ sinh
khu phố của phường có 38/49 hộ gia đình trả lời có tổ chức chương trình này
chiếm tỷ lệ 77.6%. trong đó có 9 ý kiến chiếm 18.4% trả lời là không tổ chức và 2
ý kiến(4.1%) trả lời không biết có tổ chức hay không.
Bảng .4.2 Mức độ Tổ chức chương trình dọn vệ sinh khu phố
(N = 49)
Mức độ Tổ chức chương trình dọn
vệ sinh khu phố N Tỷ lệ
Hiếm khi 2 4.1
Thỉnh thoảng 27 55.1
Thường xuyên 9 18.4
Không biết 1 2.0
Không trả lời 10 20.4
Tổng 49 100.0
(kết quả nghiên cứu của cá nhân)
Khi được hỏi về mức độ tổ chức chương trình dọn vệ sinh tại khu phố thì đa số hộ
đều trả lời là khu phố chỉ thỉnh thoảng tổ chức dọn vệ sinh chung 27/49 hộ chiếm

55.1% trong khi đó có 9 hộ (18.4%) trả lời khu phố có thường xuyên tổ chức
chơng trình này, trong khi đó 10/49 chiếm 20.4% không trả lời. Kết quả trên cho
thấy có nhiều ý kiến khác nhau trong việc đánh giá mức độ tổ chức chương trình
của từng khu phố.
Phần 5: Giải pháp
- Để cải thiện được vấn đề này đòi hỏi phải có sự hiểu biết về nguồn gốc và
tác hại của rác thải, xác định rõ những hướng đi khác để vận chuyển và tiêu huỷ,
cần có những hỗ trợ về công nghệ xử lý rác và tiến hành các giải pháp, đặc biệt
các biện pháp phối hợp giữa nhân dân và chính quyền, nhà nước.
- Việc thay đổi những thói quen và hành vi của người dân trong việc phân
loại và xử lý rác cần có thời gian, vì vậy cần có họat động thường xuyên để tuyên
truyền và giáo dục bảo vệ môi trường . Việc thu hồi rác, đây là một công việc cần
thời gian, công sức và sự đồng lòng của cộng đồng
- Vì vậy nhiệm vụ chính là tuyên truyền thông qua loa đài, băng rôn, áp
phích, tờ rơi nhằm nâng cao nhận thức của người dân về môi trường, để mọi
người đều hiểu được sự quan trọng của việc xả rác và phân loại rác đúng quy định
mang lại những ích lợi gì, và biến nhận thức đó thành những hành động cụ thể
nhằm bảo vệ môi trường.
- Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào thành nhóm tiêu chí để bình xét gia
đình văn hóa, nộp đủ và đúng thời hạn các loại phí bảo vệ môi trường theo quy
định, phải thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt đúng nơi quy định. Để người
dân tự giác thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường.
- Thường xuyên tổ chức các phong trào làm sạch đường phố, lồng ghép vào
các hoạt động thường kỳ của địa phương. Để người dân tham gia hoạt động vệ
sinh môi trường khu phố, ngõ xóm, nơi công cộng và hoạt động tự quản về bảo vệ
môi trường của người dân, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ môi
trường ở địa phương.
- Chính quyền địa phương kết hợp với sinh viên của nhà trường tại địa bàn
để kết quả hành động được tốt hơn.
- Từ thực tế cho thấy lượng rác càng ngày càng nhiều, lực lượng thu gom

rác lại ít. Vì vậy cần tăng cường thêm lực lượng thu gom rác, vì rác không thể để
lâu được, sẽ bốc mùi và gây ô nhiễm môi trường.
KẾT LUẬN
Mọi người dân đều có hiểu biết về tầm quan trọng của môi trường trong cuộc sống
của mình và đồng ý với việc bảo vệ môi trường bằng cách không vứt rác thải bừa
bãi và có những thái độ, hành vi nhất định để ngăn chặn hay hạn chế hành vi gây
mất vệ sinh môi trường của người khác. Xu hướng chung là đều cảm thấy khó
chịu, có nhắc nhở hoặc tự lại nhặt và cho vào thùng rác.
Nhìn chung sự đánh giá của người trả lời về việc phân loại rác là rất quan trọng và
quan trọng. Mức độ đánh giá có sự thay đổi theo tuổi tác, theo giới. Nhóm người ở
tuổi trung niên có nghề nghiệp và thu nhập ổn định đều đánh giá việc phân loại là
quan trọng và rất quan trọng trong khi đó người cao tuổi thì tỏ ra không quan tâm
lắm. Cả nam và nữ đều đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh
hoạt là quan trọng và rất quan trọng.
Một thực trạng chung là có rất nhiều hộ gia đình biết cách phân loại rác nhưng
trong thực tế lại rất ít hộ gia đình thực hiện phân loại, Chỉ một số hộ dân trong
phường thường phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày còn đa số hộ dân thì chưa
phân loại.
Việc phân loại rác sinh hoạt của người dân tại địa bàn chưa đồng bộ, vẫn còn
mang tính tự phát và không triệt để.
Ý thức tự giác trong việc bảo vệ môi trường thông qua việc phân loại rác của
nhiều người dân chưa cao. Nhiều hộ gia đình chưa thực sự quan tâm đến vấn đề
phân loại rác thải sinh hoạt của gia đình mình. Điều này sẽ gây nhiều khó khăn
cho bộ phận thu gom khi phải thu gom với một lượng rác thải lớn như khó tách ra
và khó sử dụng rác có thể tái chế.
Môi trường sống chung quanh chúng ta có được sanh sạch đẹp hay không là so ý
thức và hành động của chúng ta. Vì thế tất cả mọi người cần nâng cao ý thức để
góp phần giúp cho môi trường quanh ta ngày càng tốt đẹp hơn.
Tài liệu tham khảo
1. Dự án đào tạo chuyên nghành đô thị

2. Từ điển bách khoa toàn thư />3. www:tailieu.com
4. Nguyễn Thị Hằng - luận văn tôt nghiệp chuyên nghành môi trường
5. Sách báo về các vấn đề liên quan

×