Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Xác định nguyên nhân gây bệnh mốc trên thuốc lá nguyên liệu bảo quản tại kho lạng giang, bắc giang và biện pháp phòng trừ bằng một số chế phẩm sinh học và hoá học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI







ðỖ THỊ PHƯỢNG


XÁC ðỊNH NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH MỐC TRÊN THUỐC
LÁ NGUYÊN LIỆU BẢO QUẢN TẠI KHO LẠNG GIANG,
BẮC GIANG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BẰNG MỘT SỐ
CHẾ PHẨM SINH HỌC VÀ HÓA HỌC





LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành : CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH
Mã số : 60.54.10

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. HÀ QUANG HÙNG
TS. HÀ VIẾT CƯỜNG



HÀ NỘI - 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị, một
công trình nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đều đã được cảm ơn. Trong luận văn tôi sử dụng các thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau, các thông tin trích dẫn được sử dụng đều được ghi rõ các nguồn
gốc, xuất xứ.
Tác giả luận văn


ðỗ Thị Phượng






















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản
thân, tôi còn nhận rất nhiều sự giúp đỡ quý báu khác.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Hà Quang Hùng và

TS. Hà Viết Cường đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, dìu dắt tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo và cán bộ Viện sau đại học, Khoa công
nghệ thực phẩm, Bộ môn Bệnh cây - Khoa nông học - Trường Đại học Nông
Nghiệp Hà Nội đã quan tâm và tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các tập thể, cá nhân, bạn bè và
người than, bạn bè và người than đã động viên khích lệ tôi trong thời gian học
tập tại trường và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2012
Tác giả luận văn



ðỗ Thị Phượng














Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG vi


DANH MỤC CÁC HÌNH viii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT x

PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2
1.2.1. Mục tiêu của đề tài 2

1.2.2. Yêu cầu của đề tài 3

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài 4

2.1.1. Giới thiệu về cây thuốc lá 4

2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lá trên thế giới 7

2.1.3. Bệnh hại thuốc lá nguyên liệu bảo trong kho 8

2.1.4. Biện pháp phòng trừ bệnh hại thuốc lá nguyên liệu bảo quản
trong kho 12

2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam 13

2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lá ở Việt Nam 13


2.2.2. Bệnh hại thuốc lá nguyên liệu trong bảo quản 19

2.2.3. Biện pháp phòng trừ bệnh hại thuốc lá nguyên liệu bảo quản
trong kho 19

2.3. Giới thiệu chế phẩm sinh học EM, hóa học ENDOX và LINQTEX 21

PHẦN 3. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

3.1. Địa điểm nghiên cứu 28

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


iv

3.2. Thời gian nghiên cứu 28

3.3. Vật liệu nghiên cứu 28

3.3.1. Dụng cụ nghiên cứu 28

3.3.2. Vật liệu nghiên cứu 28

3.4. Nội dung nghiên cứu 29

3.5. Phương pháp nghiên cứu 29

3.5.1. Phương pháp điều tra, thu mẫu 29


3.5.2. Phương pháp định loại các loài nấm hại 30

3.5.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả phòng trừ nấm mốc gây hại
trên thuốc lá nguyên liệu của một số chế phẩm sinh học và hóa học 34

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37

4.1. Tình hình bệnh mốc hại trên thuốc lá tại Lạng Giang, Bắc Giang
năm 2011 37

4.1.1. Diễn biến tỷ lệ hại của nấm trên thuốc lá nguyên liệu bảo quản
theo tầng trong kho 38

4.1.2. Diễn biến tỷ lệ hại của nấm trên thuốc lá nguyên liệu bảo quản
theo hình thức đóng gói trước khi đưa vào bảo quản lâu dài 39

4.1.3. Diễn biến tỷ lệ hại của nấm mốc hại theo bộ phận thuốc lá
nguyên liệu trong bảo quản 42

4.2. Xác định nguyên nhân gây nhân gây bệnh mốc thuốc lá nguyên liệu. 43

4.2.1. Triệu chứng gây hại 44

4.2.2. Đặc điểm hình thái 44

4.2.3. Xác định nấm bệnh dựa trên giải trình tự vùng ITS 47

4.3. Hiệu quả phòng trừ nấm mốc trên thuốc lá nguyên liệu được xử lý
chế phẩm sinh học và hóa học 49


4.3.1. Hiệu quả phòng trừ nấm mốc trên thuốc lá nguyên liệu xử lý
chế phẩm sinh học và hóa học trước thu hoạch (không lây nhiễm nấm) 49

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


v

4.3.2. Hiệu quả phòng trừ nấm mốc trên thuốc lá nguyên liệu xử lý chế
phẩm sinh học và hóa học trước thu hoạch (có lây nhiễm nấm trước khi
xử lý) 55

4.3.3. Hiệu quả phòng trừ nấm mốc trên thuốc lá nguyên liệu xử lý chế
phẩm sinh học và hóa học trước thu hoạch (có lây nhiễm nấm sau khi
xử lý) 58

4.3.4. Hiệu quả ức chế nấm mốc trên thuốc lá nguyên liệu được xử lý
chế phẩm sinh học và hóa học sau sấy (không lây nhiễm nấm) 62

4.3.5. Hiệu quả phòng trừ nấm trên thuốc lá nguyên liệu được xử lý
chế phẩm sinh học và hóa học sau sấy (có lây nhiễm nấm) 67

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 71

5.1. Kết luận 71

5.2. Đề nghị 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73


PHỤ LỤC 78

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của tầng bảo quản thuốc lá nguyên liệu đến diễn
biến tỷ lệ hại của nấm mốc trong kho Lạng Giang, Bắc Giang
năm 2011 38

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của hình thức đóng gói thuốc lá nguyên liệu
đến diễn biến tỷ lệ hại của nấm mốc trong kho Lạng Giang,
Bắc Giang năm 2011 41

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của bộ phận (cọng, lá) thuốc lá nguyên liệu đến
diễn biến tỷ lệ hại của nấm trong kho Lạng Giang, Bắc Giang
năm 2011 43

Bảng 4.4. Đặc điểm hình thái của nấm mốc hại trên thuốc lá nguyên liệu 45

Bảng 4.5. Kết quả giải trình tự 2 mẫu nấm Aspergillus gây bệnh mốc
thuốc lá 48

Bảng 4.6. Xác định danh tính loài của 2 mẫu nấm Aspergillus gây bệnh
mốc thuốc lá tại Bắc Giang 49


Bảng 4.7. Đánh giá cảm quan thuốc lá nguyên liệu (không lây nhiễm)
trước và sau sấy xử lý chế phẩm sinh học, hóa học trước khi
thu hái 52

Bảng 4.8. Hiệu quả phòng trừ nấm mốc trên lá thuốc lá nguyên liệu
không lây nhiễm được xử lý chế phẩm sinh học, hóa học
trước thu hái 53

Bảng 4.9. Đánh giá cảm quan trước và sau sấy của thuốc lá nguyên liệu
cận thu hoạch xử lý chế phẩm sinh học và hóa h
ọc
(có lây nhiễm nấm trước khi xử lý) 55

Bảng 4.10. Hiệu quả phòng trừ nấm mốc trên lá thuốc lá nguyên liệu có
lây nhiễm nấm trước xử lý chế phẩm sinh học, hóa học trước
thu hái 57

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


vii

Bảng 4.11. Đánh giá cảm quan trước và sau sấy của thuốc lá nguyên liệu
cận thu hoạch có lây nhiễm nấm sau khi xử lý chế phẩm sinh
học và hóa học 59

Bảng 4.12. Hiệu quả phòng trừ nấm mốc trên lá thuốc lá nguyên liệu có
lây nhiễm nấm sau khi xử lý chế phẩm sinh học và hóa học
trước thu hái 62


Bảng 4.13. Đánh giá cảm quan thuốc lá nguyên liệu sau sấy (không lây
nhiễm nấm) và sau sấy lần 2 đã xử lý chế phẩm sinh học, hóa
học 63

Bảng 4.14. Hiệu quả phòng trừ nấm mốc trên lá của thuốc lá nguyên liệu
sau sấy xử lý chế phẩm sinh học, hóa học (không lây nhiễm
nấm) 65

Bảng 4.15. Đánh giá cảm quan thuốc lá nguyên liệu sau sấy lần 1 và lần
2 của lá thuốc lá nguyên liệu sau sấy xử lý chế phẩm sinh
học (có lây nhiễm nấm) 68

Bảng 4.16. Hiệu quả phòng trừ nấm trên lá thuốc lá nguyên liệu sau sấy
xử lý chế phẩm sinh học, hóa học (có lây nhiễm nấm) 69


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức cụm gen RNA ribosome của sinh vật nhân thật
và vị trí mồi cũng như kích thước sản phẩm PCR 32

Hình 4.1. Các hình thức đóng gói thuốc lá nguyên liệu 40

Hình 4.2. Các bộ phận thuốc lá bị nhiễm nấm mốc 42


Hình 4.3. Khuẩn lạc nấm mốc phát triển trên môi trường PDA ở nhiệt
độ 28
0
C ngày thứ 7 (hình 4.3.a) và (hình 4.3.b) 46

Hình 4.4. Khuẩn lạc nấm hại chính Sp1 phát triển trên môi trường PDA
ở nhiệt độ 28
0
C ngày thứ 3 (hình 4.4.a) và Đặc điểm cơ quan
sinh sản của nấm Sp1 hại thuốc lá nguyên liệu (hình 4.4.b) 46

Hình 4.5. PCR nhân vùng ITS của 2 mẫu nấm Aspergillus gây bệnh
nấm mốc trên thuốc lá nguyên liệu. M là thang DNA 1 kb
(Fermentas). Kích thước sản phẩm PCR (~ 0.6 kb) được chỉ
rõ bằng mũi tên 47

Hình 4.6. Trình tự nucleotide đọc của 2 mẫu nấm 48

Hình 4.7. Xử lý chế phẩm sinh học và hóa học lên thuốc lá nguyên liệu
trước thu hoạch 50

Hình 4.8. Lá thuốc lá đã được xử lý chế phẩm sinh học, hóa học
trước khi sấy 51

Hình 4.9. Lá thuốc lá đã được xử lý chế phẩm sinh học, hóa học sau khi 51

Hình 4.10. Tỷ lệ nhiễm nấm mốc trên phần lá thuốc lá nguyên liệu không
lây nhiễm được xử lý chế phẩm sinh học, hóa học trước thu hái
ngày theo dõi thứ 5 54


Hình 4.11. Tỷ lệ nhiễm nấm mốc trên phần cọng thuốc lá nguyên liệu
không lây nhiễm được xử lý chế phẩm sinh học, hóa học
trước thu hái ngày theo dõi thứ 5 54

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


ix

Hình 4.12. Tỷ lệ nhiễm nấm mốc trên phần lá thuốc lá nguyên cận thu
hoạch có lây nhiễm nấm trước khi xử lý chế phẩm sinh học
và hóa học ở ngày thứ 5 58

Hình 4.13. Tỷ lệ nhiễm nấm mốc trên phần cọng thuốc lá nguyên cận
thu hoạch có lây nhiễm nấm trước khi xử lý chế phẩm sinh
học và hóa học ở ngày thứ 5 58

Hình 4.14. Tỷ lệ nhiễm nấm mốc trên phần lá thuốc lá nguyên cận thu
hoạch có lây nhiễm nấm sau khi xử lý chế phẩm sinh học và
hóa học ở ngày thứ 5 61

Hình 4.15. Tỷ lệ nhiễm nấm mốc trên phần cọng thuốc lá nguyên cận thu
hoạch có lây nhiễm nấm sau khi xử lý chế phẩm sinh học và
hóa học ở ngày thứ 5 61

Hình 4.16. Lá thuốc lá sau sấy lần 1chưa xử lý (a) và sau sấy lần 2 đã
xử lý (b) chế phẩm sinh học, hóa học 63

Hình 4.17. Tỷ lệ nhiễm nấm mốc trên phần lá thuốc lá nguyên liệu xử lý

chế phẩm sinh học, hóa học sau sấy (không lây nhiễm nấm) ở
ngày thứ 5 66

Hình 4.18. Tỷ lệ nhiễm nấm mốc trên phần cọng thuốc lá nguyên liệu
xử lý chế phẩm sinh học, hóa học sau sấy (không lây nhiễm
nấm) ở ngày thứ 5 66

Hình 4.19. Tỷ lệ nhiễm nấm mốc trên phần lá thuốc lá nguyên liệu sau
sấy xử lý chế phẩm sinh học, hóa học (có lây nhiễm) ngày
thứ 5 70

Hình 4.20. Tỷ lệ nhiễm nấm mốc trên phần cọng thuốc lá nguyên liệu
sau sấy xử lý chế phẩm sinh học, hóa học (có lây nhiễm nấm)
ngày thứ 5 70

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


x

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT
EM : Effective Microorganisms
ENĐ : ENDOX
LIN : LINQTEX
ĐC : Đối chứng
DMF : Chất sát trùng Dimethy Fumarate
ĐHNN HN : Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
BHT : Butylated hydroxytoluene

BHA : Butylated hydroxyanisole


WA : Water agar
PDA : Potato dextrose agar

KDTV : Kiểm dịch thực vật


CNSH : Công nghệ sinh học


CTAB : Cetyl trimethylammonium bromide
ITS :Internal Transcribed Spacer




















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


1

PHẦN 1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Cây thuốc lá (Nicotiana tabacum L.) là cây trồng thuộc nhóm cây công
nghiệp ngắn ngày. Thuốc lá là mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu có giá trị kinh
tế cao đồng thời là nguồn thu ngân sách đáng kể của nhiều nước trên thế giới.
Vì vậy ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá vẫn đóng vai trò quan trọng đối
với nền kinh tế quốc dân của Việt Nam. Hằng năm sản xuất thuốc lá góp phần
giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giảm bớt tỷ lệ người thất
nghiệp. Ở nước ta đã hình thành những vùng sản xuất nguyên liệu thuốc lá
như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên… Song song với việc phát triển
những vùng sản xuất nguyên liệu thuốc lá (hiện nay diện tích và sản lượng
thuốc lá của cả nước mới chỉ đạt khoảng 45% so với quy hoạch) [30] thì công
đoạn thu mua và bảo quản thuốc lá nguyên liệu trước khi cung cấp cho các
nhà máy thuốc lá cũng hết sức quan trọng.
Nguyên liệu thuốc lá là một mặt hàng nông sản không thể sử dụng ngay
sau khi thu hoạch và sơ chế xong mà phải trải qua thời gian bảo quản từ 6
tháng cho đến vài năm [4]. Bảo quản thuốc lá nguyên liệu hiện nay vẫn còn
gặp nhiều khó khăn do các điều kiện về kho tàng, thời tiết và cách thức bảo
quản dẫn đến thuốc lá nguyên liệu dễ bị các loài bệnh tấn công làm giảm khối
lượng và chất lượng. Khi nấm mốc phát triển trên các nguyên liệu sẽ nhanh
chóng làm giảm chất lượng nguyên liệu, đặc biệt lượng đường thuốc lá có thể
giảm từ 12% xuống còn 2.3% [7]. Ở Việt Nam, tuy chưa có số liệu chính xác
nhưng nhiều chuyên gia cho rằng thiệt hại do bệnh và sâu đối với thuốc lá
khoảng 25-30%. Nếu sản lượng hằng năm là 300000 tấn thì thiệt hại do sâu

bệnh khoảng 100 tỷ đồng và mỗi phần trăm thu được từ phần thiệt hại này trị
giá hàng tỷ đồng [1].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


2

Mốc là bệnh hại phổ biến cả nguyên liệu sau sấy và thuốc lá điếu ở
nước ta nói chung và kho bảo quản thuốc lá nguyên liệu tại Lạng Giang,
Bắc Giang nói riêng do khí hậu nóng ẩm. Thuốc lá nguyên liệu bị mốc hầu
như không còn khả năng sử dụng và thậm chí gây hại cho người sử dụng.
Hiện nay 1kg thuốc lá nguyên liệu vàng sấy có giá 50 nghìn VNĐ tuy
nhiên khi bị nấm mốc tấn công có thể làm giảm giá trị xuống còn 15 nghìn
VNĐ, thậm chí không thể sử dụng được nữa. Khi nấm mốc tấn công làm
cho toàn bộ khối thuốc lá nguyên liệu có màu xanh lục, lây lan rất nhanh.
Tuy nhiên ở Việt Nam chưa có tài liệu nào công bố chỉ rõ nguyên nhân do
loại nấm nào gây hại.
Chúng ta thường có thể nhận thấy tác hại của bệnh trên nông sản nói
chung và thuốc lá nguyên liệu nói riêng khi cất giữ trong kho, song việc chỉ
rõ tác nhân gây bệnh, đặc điểm sinh học, sinh thái học của nấm bệnh chủ
yếu là những câu hỏi đặt ra trước các nhà khoa học cần giải quyết. Ở nước
ta trong những năm gần đây các công trình nghiên cứu chi tiết về nấm bệnh
hại thuốc lá nguyên liệu trong kho bảo quản chưa nhiều. Vì vậy việc phòng
trừ bệnh hại thuốc lá nguyên liệu còn gặp nhiều khó khăn. Để góp phần
giải quyết yêu cầu chúng tôi tiến hành: “Xác ñịnh nguyên nhân gây bệnh
mốc trên thuốc lá nguyên liệu bảo quản tại kho Lạng Giang, Bắc Giang
và biện pháp phòng trừ bằng một số chế phẩm sinh học và hóa học’’.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của ñề tài
1.2.1. Mục tiêu của ñề tài
Trên cơ sở xác định tình hình bệnh nấm hại trên thuốc lá nguyên liệu

bảo quản trong kho và xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó đề xuất biện
pháp phòng trừ bằng chế phẩm sinh học EM (Effective Microorganisms), hóa
học ENDOX và LINQTEX .
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


3

1.2.2. Yêu cầu của ñề tài
- Điều tra tình hình bệnh mốc trên thuốc lá nguyên liệu trong kho bảo
quản tại Lạng Giang - Bắc Giang.
- Xác định nguyên nhân bệnh mốc trên thuốc thuốc lá nguyên liệu.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học EM và hóa học
ENDOX, LINQTEX phòng trừ bệnh mốc hại trên thuốc lá nguyên liệu.






















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


4

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ THUỐC LÁ
2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
2.1.1. Giới thiệu về cây thuốc lá
Cây thuốc lá (Nicotiana tabacum) là cây thuộc họ Cà Solanaceae.
Đây là loài được trồng phổ biến nhất của chi thuốc lá, lá dùng để chế biến
các sản phẩm thuốc lá. Cây cao từ 1 m đến 2 m. Cây thuốc lá được cho là
có nguồn gốc từ các loài Nicotiana hoang dại, là dòng lai của các loài
Nicotiana sylvestris, Nicotiana tomentosiformis, và có thể cả Nicotiana
otophora [31].
a. Nguồn gốc và phân bố cây thuốc lá
Cây thuốc lá hoang dại đã có cách đây khoảng 4.000 năm, có liên quan
nền văn minh của người da đỏ vùng Trung và Nam Mỹ. Lịch sử chính thức
của sản xuất thuốc lá được ghi nhận vào ngày 12/10/1492 do chuyến thám
hiểm tìm ra châu Mỹ của Christopher Columbus, chính ông đã phát hiện thấy
người bản xứ ở quần đảo Antil vừa nhảy múa, vừa hút một loại lá cuộn tròn
gọi là Tabaccos [31].
Thuốc lá được trồng rộng rãi ở các điều kiện tự nhiên khác nhau của
các châu lục. Phạm vi phân bố vùng trồng từ 40 vĩ độ Nam đến 60 vĩ độ Bắc,
nhưng tập trung nhiều ở vĩ độ Bắc. Thuốc lá có tính di truyền phong phú, tính

thích ứng rộng rãi. Có thể kể đến loại thuốc lá vàng sấy có hương vị độc đáo
là Virginia (Hoa Kỳ, Zimbabwe ), thuốc lá Oriental - đặc sản của vùng Địa
Trung Hải, xì gà nổi tiếng của Cuba và Sumatra (Indonesia) [31].
b. Vai trò của cây thuốc lá
Nhiều tài liệu đã ghi nhận giá trị của cây thuốc lá đến hệ sinh thái nông
nghiệp và đời sống của con người. Chúng ta có thể kể đến một số vai trò của
cây thuốc lá: giá trị kinh tế, giá trị sử dụng, y học
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


5

* Giá trị kinh tế
Thuốc lá là cây công nghiệp ngắn ngày, có tầm quan trọng về kinh tế
trên thị trường thế giới không chỉ đối với hơn 33 triệu nông dân của khoảng
120 quốc gia (có nguồn thu nhập chính từ sản xuất thuốc lá) mà còn cho cả
toàn bộ nền công nghiệp – từ các nhà máy chế biến, cuốn điếu, sản xuất phụ
gia, phụ liệu đến cả hệ thống phân phối và tiêu thụ, thậm chí cả một phần
ngành sản xuất các vật tư nông nghiệp phục vụ cho cây thuốc lá như phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật… Cây thuốc lá đã thu hút được nhiều lao động
nông nghiệp (trồng trọt, thu hái, sơ chế), lao động công nghiệp, góp phần tạo
công ăn việc làm, tận dụng lao động phụ, tăng thu nhập cho lao động chính,
làm phong phú thêm cơ cấu cây trồng, góp phần cải tạo lại đất trồng và phân
bố lại dân cư [7].
Mặt khác, nguyên liệu thuốc lá là mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu có giá
trị kinh tế cao đồng thời là nguồn thu ngân sách đáng kể của nhiều nước trên
thế giới. Theo số liệu của hiệp hội thuốc lá Zimbabwe, diện tích thuốc lá tại
đây chỉ chiếm 3% tổng diện tích đất nông nghiệp, nhưng đã đóng góp tới 38%
tổng sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu và đem lại 30% tổng số ngoại tệ xuất
khẩu cho đất nước (98% thuốc lá được xuất khẩu với giá trị trên 500 triệu

USD/năm).
Trung Quốc là quốc gia có sản lượng thuốc lá nguyên liệu và thuốc lá điếu
đứng đầu thế giới, chỉ tính riêng tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, doanh thu về
thuốc lá đạt trên 100 tỷ nhân tệ (trên 12 tỷ USD) trong đó lãi gần 1,5 tỷ USD,
nộp thuế được khoảng 3 tỷ USD (chiếm 72% doanh thu thuế toàn tỉnh).
Ở Mỹ, thuốc lá là một trong 5 loại cây trồng mang lại cho nông dân Mỹ
trên 1 tỷ USD hàng năm. Ngành công nghiệp thuốc lá Mỹ sử dụng trên
100.000 công nhân, thu nhập từ cây thuốc lá là 12,7 tỷ USD [32].
Tại Việt Nam, lợi nhuận thu được từ cây thuốc lá ngày càng cao và vượt
trội so với các cây trồng khác như lúa, ngô, sắn. Cây thuốc lá đã dần dần
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


6

khẳng định được là cây trồng xóa đói giảm nghèo và giúp nông dân vươn lên
làm giàu [7].
* Giá trị sử dụng
Ngày nay, giá trị sử dụng của thuốc lá không chỉ giới hạn ở việc hút
thuốc lá mà còn được sử dụng trong một số lĩnh vực khác.
Loại hình thuốc lá thuộc nhóm giống Nicotiana rustica L. Thường có
hàm lượng nicotine rất cao (4–5%), hoặc là tận dụng các loại phế thải thân, lá,
người ta sản xuất ra sulfate nicotine, có tác dụng tốt trong việc phòng trừ sâu
bệnh trên đồng ruộng. Từ thân và lá thuốc GS.R.L.Wain (Anh) đã chiết xuất
được sclareol và 13-epi sclareol có tác dụng phòng trừ được bệnh rỉ sắt trên
cây họ đậu.
Trong công nghiệp hóa dược, thực phẩm đã sử dụng nhiều sản phẩm như
nước hoa từ hoa thuốc lá. Acid nicotinic, acid citric được chiết xuất từ cây
thuốc lá nhiều hơn gấp 2–3 lần so với chiết xuất từ cam, chanh đã được sử
dụng trong công nghiệp thực phẩm. Người ta cũng chiết xuất được dầu từ hạt

thuốc lá với tỷ lệ 35–40% và sử dụng trong công nghiệp.
Ở Liên Bang Nga và Moldova, thân cây thuốc lá được tận dụng để chế
biến thành thức ăn gia súc có giá trị dinh dưỡng cao (thu được 3,0–3,5
tấn/ha). Các nước Nam Tư cũ, Hy Lạp người ta thu được 12–15% protein cao
cấp từ cây thuốc lá để sử dụng làm thực phẩm. Ngoài ra, các chế phẩm của
thuốc lá trong quá trình chế biến gồm có vụn, bụi đã được tận dụng làm thuốc
lá folio.
Về mặt nghiên cứu, cây thuốc lá được coi là mô hình lý tưởng để thử
nghiệm các nghiên cứu sinh học đối với cây trồng. Các nghiên cứu về nuôi
cấy mô (công nghệ sinh học ở cấp độ thấp), về sinh học phân tử đã thành
công ở cây thuốc lá. Hiện nay, ở Mỹ, Pháp, Canada việc ứng dụng cây thuốc
lá chuyển gen đang được mở rộng để đạt năng suất cao và hạn chế tác hại của
các hóa chất trừ cỏ và trừ sâu bệnh [7].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


7

2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lá trên thế giới
a. Tình hình sản xuất trên thế giới
Cây thuốc lá có nguồn gốc nhiệt đới nhưng ngày nay được trồng rộng
rãi 40 vĩ độ nam đến 60 vĩ độ bắc. Thống kê của Universal Leaf Tobacco
Company, hàng năm toàn thế giới có tổng diện tích thuốc lá khoảng 2,5–3,0
triệu ha với tổng sản lượng 4,9–5,4 triệu tấn. Diện tích thuốc lá tập trung chủ
yếu ở Châu Á 2500000 ha, sau đó đến Châu Mỹ là 1600000 ha, Châu Phi
326000 ha với nhiều loại thuốc lá khác nhau trong đó chủ yếu là thuốc lá rọi
vàng. Chất lượng thuốc lá tốt tập trung ở một số bang của Mỹ, Cuba và Ấn
Độ Thuốc lá vàng sấy chiếm tỷ trọng lớn với trên 70% sản lượng, tiếp đến là
thuốc lá Bruley chiếm khoảng 15%, thuốc lá Oriental với 6–7% và còn lại là
các chủng loại khác. Số liệu này cho thấy thuốc lá vàng sấy ngày càng chiếm

tỷ trọng lớn so với các chủng loại khác (tăng 60% so với năm của nhưng năm
trước, năm 2000 lên trên 70% tổng sản lượng thuốc lá nguyên liệu) [7].
Các nước sản xuất nguyên liệu hàng đầu thế giới gồm Trung Quốc,
Brazil, Ấn Độ, Mỹ, Malawi, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Zimbabwe, Tanzania,
Indonesia…với diện tích và sản lượng chiếm trên 3/4 tổng sản lượng toàn cầu.
Những nước có trình độ thâm canh tiên tiến như Mỹ, Brazil, Zimbabwe trồng
thuốc lá có năng suất cao hơn các nước khác và đạt bình quân 2,5 tấn/ha [32].
b. Tình hình tiêu thụ thuốc lá trên thế giới
Do đặc thù của công nghiệp sản xuất thuốc lá điếu là một số khẩu vị
thuốc lá phải sử dụng nhiều loại nguyên liệu của nhiều vùng lãnh thổ nên
hàng năm có tới khoảng 30% lượng nguyên liệu được trao đổi trên thị trường.
Zimbabwe và Malawe sản xuất nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu. Các nước
Nga, Đức, Anh, Nhật và một vài quốc gia khác sử dụng khối nguyên liệu lớn
được nhập từ nước ngoài.
Lượng nguyên liệu xuất khẩu trung bình hàng năm của toàn thế giới là
đạt 1,96 triệu tấn ở giai đoạn 2003-2008. Trong đó, có 10 quốc gia đứng đầu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


8

là Mỹ, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ…đạt 1,06 triệu tấn chiếm 54% tổng sản
lượng xuất khẩu. Việt Nam đứng thứ 20 với sản lượng xuất khẩu 4,073 tấn/
năm (0,21%) [33].
Đối với thuốc lá vàng sấy, các quốc gia xuất khẩu hàng đầu gồm
Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Mỹ. Brazil là nước xuất khẩu nguyên liệu
vàng sấy lớn nhất với khoảng 500 nghìn tấn/năm gấp 4 lần so với nước đứng
thứ 2 là Ấn Độ. Mỹ từ vị trí của nước xuất khẩu lớn nhất thế giới năm 2000
đã tụt xuống vị trí thứ 4 với mức khoảng 90 nghìn tấn/năm.
Đối với thuốc lá Burley, các quốc gia xuất khẩu hàng đầu gồm Brazil,

Mỹ, Malawe, Argentina. Lượng xuất khẩu của bốn quốc gia này trong năm
2003 – 2008 là 290 nghìn tấn/năm.
Lượng nguyên liệu nhập khẩu trung bình ở giai đoạn 2003 – 2008 của
toàn thế giới đạt 1,97 triệu tần/năm, trong đó có 10 nước nhập khẩu nhiều
nhất là Nga 285.000 tấn/năm (14,46%), Đức 263.077 tấn/năm và Mỹ 196.001
tấn/năm. Việt Nam đứng thứ 16 với lượng nhập khẩu 11000 tấn/năm.
Hầu hết các nước thành viên của hiệp hội các nước Đông Nam Á
(ASEAN) đều sản xuất thuốc lá. Ngoài việc tự túc một phần nguyên liệu
trong nước, các nước trong khu vực cũng có nhu cầu nhập khẩu ước tính vào
khoảng 70.000 tấn/năm. Trong đó Indonesia nhập khẩu 21.000 tấn,
Philippines 20.000 tấn, Thái Lan 8.000 tấn [33].
2.1.3. Bệnh hại thuốc lá nguyên liệu bảo trong kho
a. Các yếu tố ảnh hưởng ñến sự phát triển của nấm mốc trong kho bảo quản
Thuốc lá nguyên liệu bảo quản trong kho cũng giống như các nông sản
khác đều chịu sự tác động của các yếu tố như: độ ẩm của nguyên liệu, độ ẩm
và nhiệt độ không khí trong bảo quản ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và
khối lượng của thuốc lá nguyên liệu cũng như sự xâm nhiễm của bệnh hại
thuốc lá nguyên liệu trong kho.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


9

* ðộ ẩm của nguyên liệu
Thông thường độ ẩm của nguyên liệu ở vào khoảng 10-13% sau khi sơ
chế. Ở ẩm độ này, nấm mốc rất khó phát triển và phá hủy nguyên liệu. Tuy
nhiên, theo thời gian bảo quản, nguyên liệu có xu hướng hút thêm ẩm từ môi
trường không khí xung quanh. Nếu độ ẩm không khí lên cao (80-90%)
nguyên liệu sẽ nhanh chóng hút ẩm, độ ẩm của nguyên liệu có thể lên đến 15-

20%. Lúc này, nguyên liệu có nguy cơ bị nấm tấn công lớn nhất, đặc biệt nếu
kèm với nhiệt độ trong kho lên cao trên 30
0
C [7].
* Nhiệt ñộ không khí
Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự vận động, phát
triển của sâu bệnh hại thuốc lá nguyên liệu trong kho bảo quản. Nước ta là
nước nhiệt đới do vậy nhiệt độ rất thích hợp cho các loài nấm phát triển. Đặc
biệt là nấm mốc vì đa số các loài nấm phát triển ở nhiệt độ thích hợp từ 30-
35
0
C. Chính vì vậy việc bảo quản thuốc lá nguyên liệu trong kho bảo quản
cũng gặp nhiều khó khăn. Nếu việc bảo quản không chú ý sẽ gây hiện tượng
bốc nóng khối nguyên liệu tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.
Nhiều nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trong kho từ 28-40
0
C sẽ kích thích
nấm mốc trong kho phát triển mạnh nhất. Ở nhiệt độ <25
0
C nấm mốc phát
triển chậm và gần như không phát triển ở nhiệt độ 8
0
C. Điều này rất có ý
nghĩa trong công tác bảo quản nguyên liệu trong kho [7].
* ðộ ẩm không khí
Thủy phần là hàm lượng nước tự do có trong thuốc lá nguyên liệu.
Thủy phần của nguyên liệu thấp hay cao thì tốc độ phát triển của sâu bệnh.
Khi thủy phần cao tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển.
Độ ẩm không khí lại có vai trò rất lớn trong sự phát triển nấm mốc
thông qua việc làm gia tăng độ ẩm nguyên liệu. Với đặc điểm là nước nóng

ẩm, mưa nhiều, có thời gian độ ẩm không khí lên tới trên 95%. Khi độ ẩm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


10

trong kho dao động trong khoảng 75-95%, nguyên liệu trong kho sẽ hút ẩm
nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển nhanh [7].
b. Bệnh hại thuốc lá nguyên liệu bảo trong kho
Nấm mốc có nhiều chủng loại, phân bố và phát triển rộng. Có nhiều
loại có ích trong kỹ nghệ lên men, làm rượu, pho mát,vv nhưng cũng có
nhiều loại nấm mốc gây bệnh cho người. Nấm mốc phá hoại nguyên liệu
trong kho có một số loại nấm hoại sinh như: Alternaria, Penicillium,
Aspergilus,vv
Phần lớn các loài nấm mốc là những sinh vật có thể phát triển hầu
như bất cứ nơi nào nếu có điều kiện thuận lợi. Giống như hầu hết các sinh
vật sống, nấm mốc cần một nguồn nước và thức ăn để phát triển. Bất cứ
nguồn cacbon đơn giản, protein với muối thuận lợi có thể phục vụ như là
một nguồn thức ăn cho nấm mốc và độ ẩm của môi trường thuận lợi cho
nấm mốc phát triển.
Thuốc lá nguyên liệu thường được bảo quản trong một thời gian dài có
độ ẩm cao là điều kiện lý tưởng cho nấm mốc phát triển. Sự nhiễm nấm bệnh
trên thuốc lá nguyên liệu trong kho bảo quản dẫn đến làm giảm chất lượng và
giá trị thương mại.

Các loại nấm mốc phổ biến nhất gây hại trên thuốc lá
nguyên liệu trong kho bảo quản là các chi Cladosporium, Penicillium,
Alternaria, Aspergillus, và Mucor. Nấm mốc sẽ xuất hiện trên thuốc lá
nguyên liệu khi độ ẩm trên 70%, nhiệt độ 10
0

-32
0
C, đặc biệt khi nhiệt độ càng
tăng thì nấm mốc càng phát triển. Tùy thuộc vào thời gian nấm bệnh xâm
nhiễm mà trên thuốc lá nguyên liệu có xuất hiện màu sắc khác nhau.
Cladosporium làm cho trên lá thuốc lá nguyên liệu xuất hiện dạng bột có màu
đen xám. Penicillium ban đầu tạo sợi nấm màu trắng sau đó chuyển sang màu
xanh. Alternaria ban đầu lại tạo ra sợi nấm màu xám trắng sau đó chuyển
sang màu nâu. Aspergillus xuất hiện bột màu xanh đậm và có thể có nhiều
màu sắc như vàng, xanh, hoặc màu xanh lá cây. Nấm mốc Mucor xuất hiện
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


11

dạng sợi lúc đầu màu trắng hoặc màu vàng sau đó chuyển sang màu xám đen
hoặc xám nâu [16].
Vào đầu năm 1971, Papavassiliou và các đồng nghiệp đã nghiên cứu
thuốc lá được sản xuất tại Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Bỉ, Đức, Jordan, và Ai
Cập. Hàng trăm các chủng nấm đã được cô lập. Các nhà khoa học Hy Lạp đã
chứng minh rằng các loại nấm nổi bật nhất là Aspergillus (28 chủng từ thuốc
lá Hy Lạp và 35 chủng từ các nước khác [51]. RE Welty , Lucas GB đã phân
lập từ 100 mẫu ở các kho thuốc lá khác nhau từ 12 thị trường trong 2 vành đai
thuốc lábao gồm 11 chi, trong đó có 10 loài Aspergillus. Tỷ lệ trung bình cho
mỗi mẫu phân lập từ 62 mẫu của thuốc lá từ thị trường Trung Belt là
Alternaria, 40,6%, 47,8% Aspergillus niger, Aspergillus repens tăng 38,0%;
và Penicillium, 25,8%. Tỷ lệ trung bình cho mỗi mẫu phân lập từ 38 mẫu
thuốc lá từ các thị trường Belt Old Alternaria 74,0%; Penicillium tăng 52,5%;
Aspergillus repens 38,0%; và Aspergillus ruber 36,2%. Xác định trên thuốc
lá bị hư hỏng (74 mẫu) và không bị hư hỏng (26 mẫu) được bảo quản có sáu

chi của nấm, trong đó có tám loài Aspergillus. Các loài Aspergillus và
Penicillium thường bị cô lập từ cả hai bị hư hỏng và thuốc lá không bị hư
hỏng, trong khi các loài Alternaria, Cladosporium, Fusarium, và Rhizopus
isoalted thường xuyên hơn từ thuốc lá không bị hư hỏng. Các nấm xảy ra
trong dân số cao nhất trong thuốc lá bị hư hỏng là Aspergillus repens, A.
niger, A. ruber, và các loài Penicillium [20]. Trong một nghiên cứu về thành
phần nấm hại thuốc lá nguyên liệu bảo quản thuốc lá ở Vân Nam,Trung Quốc.
WANG Ge và các cộng sự ñã chỉ ra có 8 loài Asperillus gây hại trên thuốc
lá nguyên liệu [25]. Đặc biệt, HuaFuxin và các cộng sự đã chỉ rõ ảnh hưởng
của nhiệt độ, độ ẩm, pH đối với sự phát triển của nấm Aspergillus tamari Kita,
Eurotium repens de Bary và Eurotium chevaliveri Mangin trên thuốc lá
nguyên liệu: Cả 3 loài trên đều có phạm vi nhiệt độ phát triển rộng tương ứng
Aspergillus tamari Kita phát triển ở ngưỡng nhiệt độ 16-43
0
C, phát triển tối
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


12

ưu ở nhiệt độ 22-34
0
C và bị tiêu diệt khi nhiệt độ lên tới 60
0
C trong thời gian
10 phút. Eurotium repens de Bary phát triển ở ngưỡng nhiệt độ 13-31
0
C, tối
ưu từ 22-28
0

C và bị tiêu diệt ở nhiệt độ 65
0
C trong thời gian 30 phút hoặc
70
0
C trong thời gian 5 phút. Eurotium chevaliveri Mangin phát triển ở
ngưỡng nhiệt độ 16-37
0
C, tối ưu từ 22-31
0
C và bị tiêu diệt ở nhiệt độ 70
0
C
trong thời gian 15 phút. Độ ẩm là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của
nấm bệnh. Độ ẩm càng cao, nấm bệnh phát triển càng nhanh. Aspergillus
tamari Kita xuất hiện khi độ ẩm tương đối 82% trong khi đó Eurotium repens
de Bary và Eurotium chevaliveri Mangin xuất hiện khi độ ẩm tương đối 75%.
Tất cả các nấm đều có khả năng thích nghi với các pH khác nhau. Aspergillus
tamari Kita có thể phát triển ở pH 2,5 [18].
2.1.4. Biện pháp phòng trừ bệnh hại thuốc lá nguyên liệu bảo quản trong kho
a. Thiết kế và vệ sinh kho trước khi nhập kho
Thuốc lá nguyên liệu được sử dụng làm nguyên liệu cho các nhà máy
chế biến thuốc lá được bảo quản dưới dạng chưa tách cọng. Cũng như các
nông sản khác trải qua quá trình bảo quản lâu dài trong kho do đó chịu sự tác
động của các yếu tố bên ngoài tác động vào trong đó yếu tố độ ẩm không khí
có thể nói là yếu tố quan trọng nhất tác động đến sự tăng trưởng của nấm mốc
hại thuốc lá nguyên liệu nguyên liệu. Do vậy, việc thông gió kém trong các
kho bảo quản là nguyên nhân thúc đẩy sự tăng trưởng nấm mốc trong khối
thuốc lá đặt quá chặt. Trong kho cần thiết kế hệ thống thông gió hợp lý để
kiểm soát dòng khí tránh hiện tượng bốc nóng khối nguyên liệu do hiện tượng

“toát mồ hôi”. Có thể lắp hệ thống thông gió dưới đáy kho và trên đỉnh kho
cho phép chuyển động không khí qua các tầng, khối thuốc lá nguyên liệu.
Vào những ngày khô, nắng cần mở cửa kho để giảm độ ẩm trong kho. Có thể
giảm độ ẩm của kho bằng cách đặt nhựa trên sàn kho, đặt thêm than cốc hoặc
Propane trong kho cũng làm giảm độ ẩm và cơ hội phát triển nấm mốc nhưng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


13

phải kiểm soát chặt chẽ vì đó là những vật liệu dễ gây cháy nổ. Vệ sinh, khử
trùng kho trước khi nhập thuốc lá vào kho và sau khi xuất kho [52].
b. Biện pháp vật lý
Các yếu tố vật lý như: nhiệt độ, ẩm độ, thành phần không khí… là
những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự xâm nhiễm và phát triển của nấm
bệnh hại vào nông sản bảo quản trong kho nói chung và thuốc lá nguyên liệu
nói riêng. Những yếu tố này phần lớn lại phụ thuộc vào thiết kế kho bảo quản
và sự theo dõi, kiểm soát của con người.
c. Biện pháp hóa học
Trong nghiên cứu của YANG Jian-qing và các cộng sự đã chỉ ra tác
dụng ức chế sự tăng trưởng của sợi nấm mốc hại thuốc lá nguyên liệu trong
bảo quản của 5 loại thuốc trừ nấm mốc là: DMF (chất sát trùng

Dimethy
Fumarate), axit propionic, acid lactic, acid fumaric và methyl p-hydroxy
benzoat. Trong đó DMF cho hiệu quả tối ưu nhất [26].
Theo Bailey, chuyên gia thuốc lá thì hiện nay trên thế giới đã có một số thành
công trong việc phòng trừ nấm bệnh hại thuốc lá nguyên liệu trong kho bảo
quản sử dụng Ethanol hoặc thuốc tẩy. Mặc dù sử dụng Ethanol hoặc thuốc tẩy
có thể có hiệu quả trong việc giảm nấm nhưng lại không được khuyến khích

sử dụng vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Một số thuốc diệt
nấm cũng được sử dụng nhưng các công ty thuốc lá không thể chấp nhận dư
lượng thuốc diệt nấm trong sản phẩm thuốc lá nguyên liệu khi đưa vào chế
biến [52].
2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lá ở Việt Nam
a. Tình hình sản xuất thuốc lá ở Việt Nam
* Trước năm 1975
Tại miền bắc, một số vùng chuyên canh thuốc lá đã được hình thành tại
các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Tây. Sản lượng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


14

thuốc lá đạt khoảng 10.000 tấn/năm với các giống thuốc lá vàng sấy chủ yếu
của Trung Quốc như Đại Kim Tinh, Trung Hoa Đài, Bắc Lưu 1… Trong
thời gian này, thuốc lá nguyên liệu được sản xuất chủ yếu theo kinh nghiệm
và tập quán, với mức đầu tư hạn chế nên năng suất thấp chất lượng không
đáp ứng được yêu cầu sản xuất thuốc lá điếu. Mỗi năm các nhà máy thuốc lá
điếu phải nhập khẩu hàng nghìn tấn nguyên liệu lá vàng sấy từ Trung Quốc
và Triều Tiên.
Tại miền nam, thuốc lá nâu phơi được trồng một cách tự phát với diện
tích sản lượng hạn chế. Các nhà máy thuốc lá Mic và Bastos phải nhập
khoảng 7.000 tấn nguyên liệu mỗi năm [5].
* Từ năm 1976 – 1987
Trong giai đoạn này, sản xuất thuốc lá nguyên liệu của cả hai miền
tương đối phát triển cả về diện tích lẫn năng suất. Tại các tỉnh phía bắc,
thuốc lá vàng sấy đạt đỉnh cao về diện tích 15.000 ha, với sản lượng
14.000 tấn vào năm 1988. Các tỉnh phía nam chủ yếu trồng các thuốc lá

nâu phơi–nguyên liệu sử dụng cho thuốc lá điếu cấp thấp không đầu lọc
với sản lượng biến động từ 10.000–11.000 tấn/ năm. Thuốc lá vàng sấy
được đưa vào nghiên cứu trồng thử nghiệm với diện tích không đáng kể
tại Vĩnh Tho [5].
* Giai ñoạn từ 1988 ñến nay
Từ 1988, do thị hiếu của người tiêu dùng có sự thay đổi từ khẩu vị
thuốc thơm nhẹ, nóng của Trung Quốc sang khẩu vị thơm nổi, đậm đà kiểu
Anh, Mỹ. Chất lượng nguyên liệu đòi hỏi cao hơn nên tổng công ty thuốc lá
Việt Nam đã có các biện pháp để tạo ra những chuyển biến tích cực trong
công tác sản xuất thuốc lá nguyên liệu như tuyển chọn giống, cải biến kỹ
thuật canh tác, xây dựng chính sách đầu tư phù hợp… Kết quả nhiều giống
thuốc lá mới được tuyển chọn hoặc lai tạo thích nghi tốt với điều kiện canh
tác ở Việt Nam đã được công nhận giống quốc gia.

×