Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

bài tập lớn môn tâm lý học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.47 KB, 12 trang )

Bài tập lớn Tâm lý học đại cương Lành Thanh Huyền 382620
MỤC LỤC
Trang
A. LỜI MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 1
I. Xác định hiện tượng tâm lí được thể hiện trong câu nói của Bill
Johnson và giải thích hiện tượng tâm lí đó. 1
1. Xác định hiện tượng tâm lí. 1
2. Giải thích.
1
2.1. Cơ sở lý luận 1
2.2. Giải thích câu nói của Bill Johnson. 2
II. Liên hệ với định hướng nghề nghiệp của sinh viên. 4
C. KẾT LUẬN 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
A. LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới tâm lí của con người vô cùng diệu kỳ và phong phú, nó được
mọi người quan tâm và nghiên cứu cùng với lịch sử hình thành và phát triển
1
Bài tập lớn Tâm lý học đại cương Lành Thanh Huyền 382620
của nhân loại. Trong đó khi nói đến những hiện tượng tâm lý học, có nhiều ý
kiến cho rằng nó thường mang nặng tính lý thuyết, trừu tượng nhưng trên
thực tế ta đều có thể soi chiếu nó trong rất nhiều sự việc, hiện tượng trong
cuộc sống; trong câu nói của những người thành đạt, nổi tiếng. Để minh
chứng cho điều này em chọn đề tài số 26 để tìm hiểu, nghiên cứu và phân
tích:“ Bill Johnson một nhà tỉ phú đã cho rằng: “Nếu bạn đam mê điều gì, hãy
cố gắng theo đuổi nó đến cùng. Bởi nghề nghiệp sẽ là thứ theo bạn suốt cuộc
đời. Và sẽ không còn gì tốt hơn nếu như bạn được làm những gì mà bạn thực
sự thích”. Hiện tượng tâm lí nào thể hiện trong câu nói trên của nhà tỷ phú.
Giải thích tại sao? Liên hệ với việc định hướng nghề nghiệp của sinh viên
hiện nay”.


B. NỘI DUNG
I. Xác định hiện tượng tâm lí được thể hiện trong câu nói của Bill
Johnson và giải thích hiện tượng tâm lí đó.
1. Xác định hiện tượng tâm lí.
Theo em câu nói của Bill Johnson đã nói đến hiện tượng tâm lý hứng
thú – một biểu hiện của xu hướng trong cấu trúc của nhân cách.
2. Giải thích.
2.1. Cơ sở lý luận.
*Khái niệm Hứng thú: Hứng thú là thái độ đặc thù của cá nhân đối
với đối tượng nào đó mà đối tượng đó vừa có ý nghĩa trong đời sống, vừa hấp
dẫn về mặt tình cảm đối với cá nhân đó.
Như vậy hứng thú của cá nhân được hình thành trong hoạt động, và sau
khi hình thành nó sẽ tiếp tục quay trở lại tác động, thúc đẩy hoạt động đó.
Hứng thú vì thế tạo ra khát vọng tiếp cận và đi sâu và đối tượng gây ra nó.
Biểu hiện là cá nhân sẽ tập trung chú ý cao độ vào đối tượng gây hứng thú,
2
Bài tập lớn Tâm lý học đại cương Lành Thanh Huyền 382620
hướng dẫn và điều chỉnh các quá trình tâm lý theo hướng phù hợp với hứng
thú.
*Điều kiện để tạo ra hứng thú:
- Đối tượng đó phải được cá nhân ý thức, hiểu rõ ý nghĩa của nó đối với
đời sống riêng của mình.
- Đối tượng đó phải làm xuất hiện ở cá nhân một cảm tình đặc biệt.
*Mức độ thể hiện:
Có hai mức độ thể hiện khác nhau của hứng thú:
- Hứng thú thụ động: đây là mức độ hứng thú mà cá nhân chỉ dừng lại
ở mức tích cực tìm hiểu nó, thưởng thức vẻ đẹp của nó mà không muốn hoạt
động trong lĩnh vực đó như một nghề.
Ví dụ: em rất hứng thú với việc học múa nên thường xuyên tìm hiểu và
học các bài múa nhưng em không muốn trở thành một nghệ sĩ múa.

- Hứng thú tích cực: là mức độ hứng thú trực tiếp dẫn đến một hoạt
động tương ứng với nó. Hứng thú tích cực không chỉ làm cá nhân tập trung
vào hành động chiếm lĩnh và làm chủ đối tượng đó; là một trong những nguồn
quan trọng kích thích sự phát triển nhân cách; hình thành kĩ năng, kĩ xảo thúc
đẩy sự sáng tạo trong công việc.
Ví dụ: một bạn thích làm bác sĩ thì bạn sẽ cố gắng học tập tốt để thi đỗ
đại học y.
2.2. Giải thích câu nói của Bill Johnson.
Như em đã nhận định ở trên, câu nói của tỉ phú Bill Johnson đề cập đến
hiện tượng tâm lý hứng thú, mà cụ thể là hiện tượng hứng thú tích cực và
những tác động của nó với cuộc sống mỗi cá nhân.
“Nếu bạn đam mê điều gì, hãy cố gắng theo đuổi nó đến cùng. Bởi
nghề nghiệp sẽ là thứ theo bạn suốt cuộc đời. Và sẽ không còn gì tốt hơn nếu
như bạn được làm những gì mà bạn thực sự thích”.
Ở đây , “đam mê” và “những gì mà bạn thực sự thích” là một trong
những biểu hiện của sự hứng thú. Đam mê là một biểu hiện cao hơn của sự
3
Bài tập lớn Tâm lý học đại cương Lành Thanh Huyền 382620
hứng thú, nghĩa là sự hấp dẫn về mặt tình cảm đối với đối tượng là rất lớn;
khát vọng tìm tòi, hành động để chiếm lĩnh đối tượng ấy cũng vì thế mà
thường trực, lâu bền và cháy bỏng hơn. Và chi tiết hơn, câu nói đã đề cập đến
một mức độ thể hiện của hứng thú – hứng thú tích cực thông qua nghề nghiệp.
Hứng thú tích cực không những thôi thúc cá nhân luôn tìm cách hành động
cho vấn đề, định hướng hành động cho cá nhân mà còn luôn duy trì tình cảm,
niềm tin đặc biệt cho vấn đề đó; vì thế mà tạo cho họ động lực, sức mạnh về
tinh thần để vượt qua nhiều khó khăn, thử thách. Nếu chỉ nói đơn giản trong
phạm vi hẹp là với bất kì một hoạt động nào; khi chúng ta có hứng thú; thì
thái độ cũng như cách thực hiện công việc đó cũng sẽ rất khác nếu như hoạt
động đó không làm chúng ta hứng thú. Chính sự hấp dẫn về mặt tình cảm
trong mỗi cá nhân đối với hoạt động đó sẽ khiến họ có cái nhìn tích cực hơn

và thực hiện với một thái độ chủ động, tự giác hơn.
Ví dụ, người nhân viên văn phòng thực sự có hứng thú với công việc
đó sẽ cho rằng công việc văn phòng là vô cùng thú vị và luôn phải cố gắng để
mình làm việc tốt nhất có thể, còn với những người ít hoặc không có nhiều
hứng thú sẽ cho đó chỉ là những công việc trên bàn giấy tẻ nhạt và chán ngắt,
rồi từ đó họ sẽ chỉ làm việc với một thái độ bị động và thường làm cho xong.
Sinh viên hứng thú với pháp luật sẽ cho rằng bộ môn đó rất hay và chủ động
tìm kiếm thông tin về các bài học; còn với sinh viên không có hứng thú thì
cho rằng đó chỉ là môn học mà mình bắt buộc phải học để cho qua chương
trình và thường học chống đối cho qua môn. Như vậy bạn sẽ không thể làm
một điều gì đó với toàn bộ công suất và khả năng của bạn nếu như bạn không
có bất kì sự hứng thú nào với nó. Đó cũng là lí do mà “…không còn gì tốt hơn
nếu như bạn được làm những gì mà bạn thực sự thích”.
Suy rộng ra với vấn đề nghề nghiệp của mỗi chúng ta. Nghề nghiệp
không chỉ là công việc để chúng ta nuôi sống bản thân; nghề nghiệp còn là
những công việc mà chúng ta gắn bó và đồng hành trong phần lớn cuộc đời,
thậm chí là “suốt cuộc đời”; và nó phụ thuộc rất nhiều bởi hứng thú, đam mê
4
Bài tập lớn Tâm lý học đại cương Lành Thanh Huyền 382620
của chúng ta.Vì sao vậy? Bạn sẽ tốn phần lớn cuộc đời bạn cho công việc và
sẽ không tránh khỏi sự thật này trừ phi bạn được sinh ra trong một gia đình
giàu có hay kết hôn với một người giàu có. Trong một quãng thời gian dài
như vậy, con người phải có gì để duy trì sự hứng thú để làm việc hiệu quả và
vượt qua những áp lực trong công việc? Khi ấy, đam mê xuất hiện để làm câu
trả lời. Một khi bạn nhận ra rằng công việc của bạn là thứ mà bạn yêu thích và
đam mê, bạn sẽ không cảm thấy bạn đang làm việc mà chỉ đơn thuần là bạn
đang “hưởng thụ” niềm đam mê của mình, và thực hiện công việc lúc này sẽ
là quyền lợi nhiều hơn là trách nhiệm, nghĩa vụ. Khi làm việc với niềm đam
mê, cá nhân còn luôn không ngừng sáng tạo với những ý tưởng mới; và không
cảm thấy mệt mỏi vì bị ràng buộc bởi công việc hay đơn giản là vì những áp

lực hoặc thất bại. Vì bạn đam mê với những thứ bạn làm nên bạn cảm thấy
không thể bỏ giữa chừng và không gì có thể cản trở bạn đạt đến sự xuất sắc.
Niềm đam mê đã nhóm lửa cho công việc của bạn và giống như một tên lửa,
nó thúc đẩy bạn vượt qua mọi khó khăn trên con đường bạn đang đi.
Như vậy, câu nói của nhà tỉ phú Bill Johnson muốn khuyến khích mỗi
cá nhân tìm kiếm và theo đuổi đam mê của mình tới cùng, mà tiêu biểu là qua
việc chọn lựa nghề nghiệp cho bản thân.
II. Liên hệ với định hướng nghề nghiệp của sinh viên.
Trong cuốn sách Bí quyết cơ nghiệp bạc tỉ của Steve Jobs có viết:
“Công việc cũng giống như người yêu vậy. Nó chiếm một phần lớn
cuộc sống của bạn, thế nên cách duy nhất để hoàn toàn thỏa mãn là được làm
công việc mà bạn tin là điều tuyệt vời nhất. Và chỉ có một cách để làm việc
tốt nhất là yêu quý những gì bạn làm”.
Câu nói của Steve Jobs hay của Bill Johnson đều muốn đề cập đến mối
quan hệ mật thiết giữa yếu tố hứng thú, đam mê với công việc cũng như sự
định hướng nghề nghiệp của mỗi cá nhân nói chung và định hướng nghề
nghiệp của sinh viên nói riêng. Hứng thú trong học tập hay trong công việc
đều là yếu tố quan trọng quyết định được chất lượng học tập công việc ra sao.
5
Bài tập lớn Tâm lý học đại cương Lành Thanh Huyền 382620
Hứng thú - biểu hiện của xu hướng trong cấu trúc của nhân cách có mối quan
hệ mật thiết, là nền tảng tạo tích lũy tạo nên sự chủ động, tích cực trong học
tập tiếp thu kinh nghiệm, trí thức, cũng như định hướng công việc sau này cho
các sinh viên. Về lý mà nói, việc xem xét đam mê, sở thích của bản thân
quyết định rất lớn tới việc lựa chọn ngành, nghề của sinh viên. Sinh viên có
thể được hiểu là những người đang tham gia học tập, nghiên cứu tại các
trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Như vậy, so với những người đang học
nghề và đi làm ngay sau khi tốt nghiệp THPT, họ được ưu tiên để có thêm ít
nhất 4 năm nữa tại giảng đường trước khi ra ngoài đời tìm việc. Lí do gì để
sinh viên chấp nhận bỏ ra thêm 4 năm của cuộc đời cùng tiền bạc, thời gian,

tuổi trẻ ? Đa số câu trả lời là có một công việc được định hướng tốt hơn và
làm việc chuyên nghiệp hơn. Và nếu như vậy, lựa chọn một nghề nghiệp phù
hợp với đam mê của bản thân là điều tất yếu. Song trên thực tế thì không hoàn
toàn như vậy. Hầu hết các điều tra xã hội đối với sinh viên về nội dung “Có
hay không có định hướng ngành học trước khi bước vào cổng trường Đại Học
?” đều cho ra kết quả: sinh viên của chúng ta cơ bản định hướng ngành học
theo năng lực, nghĩa là lựa chọn ngành học theo điểm học tập gắn với điểm
đầu vào. Hay nói cách khác, sinh viên cho rằng, quan trọng trước tiên là phải
vào được một trường đại học để có tấm bằng đại học. Chính sự thiếu định
hướng nghề nghiệp này đã gây rất nhiều khó khăn cho sinh viên năm thứ 3
hay năm thứ 4 trong việc lựa chọn tìm kiếm nghề nghiệp vì các bạn thực sự
không biết rõ mình yêu thích và đam mê nghề nghiệp nào, muốn làm công
việc gì, tính chất ra sao hoặc đã muộn để có thể theo đuổi được nghề nghiệp
mình đam mê yêu thích đó và các bạn phải làm những công việc trái ngành
trái nghề mình đã học tập trong suốt một thời gian dài.
Theo cuộc hội thảo nằm trong dự án Nghiên cứu chính sách hợp tác với
Qũy Rosa – Luxemburg của CHLB Đức. Theo khảo sát công bố tại hội thảo,
trong số gần 3.000 sinh viên đã tốt nghiệp được hỏi, có 73% sinh viên tìm
được việc sau khi tốt nghiệp, song có tới 58,2% sinh viên tốt nghiệp không
6
Bài tập lớn Tâm lý học đại cương Lành Thanh Huyền 382620
biết xin việc ở đâu, 42% không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng,
27% không xin được việc vì lý do ngành học không phù hợp với thị trường,
thậm chí có 18% sinh viên không tìm được việc vì nhà tuyển dụng không biết
đến ngành đào tạo.
Từ góc độ người giảng dạy, TS. Trịnh Văn Tùn và Ths. Phạm Huy
Cường, Trường ĐH KH & NV – ĐHQGHN đã có nghiên cứu điều tra sự gắn
bó giữa ngành đào tạo và nghề kì vọng từ góc độ hướng nghiệp và tư vấn
hướng nghiệp của/cho SV ĐHQGHN. Kết quả cho thấy đa số SV đều chưa có
một định hướng cụ thể nào cho nghề nghiệp của họ sau khi tốt nghiệp với con

số 70% trả lời “đã nghĩ tới công việc rồi nhưng chưa chắc chắn và không có
nhiều thông tin về hệ thống nghề” gắn với định hướng đó. Kết quả nghiên cứu
cho thấy rằng, một bộ phận lớn SV sau khi đã đi gần hết quá trình đào tạo
trong trường đại học, chuẩn bị bước vào môi trường lao động nghề nghiệp thì
họ còn thiếu một định hướng đầy đủ và cụ thể cho nghề nghiệp của mình.
Việc định hướng nghề nghiệp không chỉ là trách nhiệm của từng cá nhân sinh
viên mà còn là trách nhiệm của gia đình cũng như xã hội. Đất nước ta đang
trong quá trình phát triển, sự đan xen giữa các chuẩn mực giá trị cũ và những
chuẩn mực giá trị mới đã có ảnh hưởng tới những định hướng giá trị, định
hướng nghề nghiệp cho con trong nhiều gia đình hiện nay.
Khi nghiên cứu về định hướng giá trị nghề nghiệp của người Việt Nam,
PGS.PTS. Nguyễn Quang Uẩn, PGS.PTS. Nguyễn Thạc, PGS.PTS. Mạc Văn
Trang đã đưa ra 25 thang giá trị nghề nghiệp trong nghiên cứu của mình. Kết
quả nghiên cứu cho thấy khi được yêu cầu chọn 10 giá trị thì 9 giá trị nghề
nghiệp đã được nhiều người đề cập đến đó là: - Nghề có thu nhập cao(77,0%)
- Nghề phù hợp với sức khỏe, trình độ (67,2%) - Nghề phù hợp với hứng thú,
sở thích (66,3%) - Nghề có điều kiện chăm lo gia đình (64,2%) - Nghề có
điều kiện phát triển năng lực (62,8%) - Nghề được xã hội coi trọng (62,7%) -
Nghề đảm bảo yêu cầu suốt đời (60,0%) - Nghề có thể giúp ích cho nhiều
người (57,8%) - Nghề có thể tiếp tục học lên (56,8%). Số phần trăm nghề phù
7
Bài tập lớn Tâm lý học đại cương Lành Thanh Huyền 382620
hợp với hứng thú và sở thích chiếm 66,3% - con số chưa lớn vì đa số sinh
viên đang học trái nghề đam mê do nhu cầu xu hướng của xã hội vào những
ngành đó không tạo ra được nhiều cơ hội làm việc hoặc thu nhập từ những
nghề nghiệp đó kém hơn/không thể đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống của
từng cá nhân. Cũng vì vậy,chắc chắn trong số tất cả các sinh viên thì không ít
sinh viên chọn nghề nghiệp theo ý kiến góp ý của người thân trong gia đình
bạn bè hay xu hướng nhu cầu của xã hội mà không có sự lựa chọn quyết đoán
theo sở thích, nhu cầu, sở trường, đam mê của bản thân.

Việc không được định hướng về nghề nghiệp một cách rõ ràng có thể
gây nên những khó khăn trong hoạt động nghề nghiệp sau này. Và vì nghề
nghiệp sẽ theo chúng ta suốt cuộc đời nên nếu định hướng sai nghề nghiệp
cũng chính là làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chính bản thân
những sinh viên. Một số trường hợp sinh viên gặp phải trong định hướng
nghề nghiệp: Sinh viên nghe theo định hướng của gia đình lựa chọn nghề
nghiệp phù hợp với xu thế của xã hội và gia đình đã có đầu ra nhưng lại
không phải nghề nghiệp mà sinh viên đó đam mê; Sinh viên lựa chọn nghề
nghiệp theo đam mê sở thích của bản thân nhưng lại không có đầu ra hoặc là
cơ hội tìm kiếm việc làm rất khó khăn.
Ở một số gia đình, họ luôn có xu hướng chọn nghề cho con theo sự ý
muốn của phụ huynh. Chính vì sự định hướng kiên định từ bố mẹ, con cái
bằng mọi cách sẽ tìm ra được một ngành học trong một trường đại học có số
điểm phù hợp với khả năng học tập của mình để thi đỗ, còn gia đình sẽ lo
“đầu ra” sau khi tốt nghiệp đại học. Với trường hợp như nếu các sinh viên
nghe theo định hướng của gia đình mình để học tập tại trường đại học chuyên
đào tạo ngành mà mình không đam mê, yêu thích vì gia đình đã định hướng
sẵn “có đầu ra” sau khi tốt nghiệp Đại học thì trong quá trình học tập của sinh
viên sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, gượng ép như sự chán nản, lười biếng
trong học tập, nảy sinh áp lực từ việc học chứ không chủ động trong việc tiếp
nhận kiến thức kinh nghiệm – sinh ra lối học bị động, không thể hoàn thiện về
8
Bài tập lớn Tâm lý học đại cương Lành Thanh Huyền 382620
mặt nhân cách – sinh ra tính ỷ lại, không thể tiếp nhận hết được kiến thức
ngành nghề đòi hỏi. Ngay cả sau khi tốt nghiệp trường Đại học, vào môi
trường làm việc theo ngành nghề không đam mê yêu thích, các sinh viên này
cũng sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc xử lý hoàn thành công việc,
không tìm thấy niềm vui trong công việc, công việc trở nên nặng nhọc khó
khăn dẫn đến việc dễ mệt mỏi, áp lực hay các vấn đề thay đổi khác về thần
kinh hay tính cách; quan trọng là trong hoạt động nghề nghiệp sẽ không có sự

chủ động, sáng tạo và phát huy được hết năng lực của bản thân. Cũng không
còn gì tồi tệ hơn bằng việc họ chán ghét chính công việc mà họ hằng ngày vẫn
phải thực hiện. Ngược lại, nếu các sinh viên này lựa chọn trường đại học và
nghề nghiệp theo đam mê và sở thích thực sự của mình thì sẽ phát huy được
hết năng lực bản thân, chủ động chiếm lĩnh tri thức, sáng tạo. Nghề nghiệp ưa
thích là nguồn kích thích mạnh mẽ, tính tích cực cho cá nhân, do ảnh hưởng
của nguồn kích thích này mà tất cả các quá trình diễn ra khẩn trương, hoạt
động công việc trở nên say mê, làm giàu khả năng, kinh nghiệm, kĩ năng, kĩ
xảo để giúp chính bản thân mình vượt qua được những khó khăn rào cản
trong quá trình học tập và lao động; hoàn thiện được về mặt nhân cách có thái
độ đặc biệt (không thờ ơ, không bằng quan mà tràn đầy ý định tích cực, cảm
xúc trong sáng, ý chí tập trong đối với công việc); luôn phấn đấu hướng tới
thành công. Các bạn sinh viên nên có ý kiến quyết đoán và bảo vệ cũng như
thực hiện ý chí của mình để theo đuổi nghề nghiệp ước mơ đam mê của bản
thân, hiểu được rõ vai trò của hứng thú trong cuộc sống để góp phần chủ động
nâng cao chất lượng đời sống của bản thân về cả mặt vật chất lẫn tinh thần.
Có những sinh viên sau 4 - 5 năm ngồi trên ghế giảng đường mà trong
đầu vẫn đầy băn khoăn, trăn trở sau khi ra trường mình sẽ làm nghề gì.Khi
giáo dục bậc đại học trở nên phổ biến, tỉ lệ cạnh tranh việc làm ngày một tăng
cao. Sinh viên mới ra trường còn đang mơ hồ về ngành nghề, vô hình chung
sẽ khó cạnh tranh được với những ứng viên có kinh nghiệm thực tế trong
cùng lĩnh vực. Do vậy, hiện tượng thất nghiệp hoặc chọn nghề nghiệp hoàn
9
Bài tập lớn Tâm lý học đại cương Lành Thanh Huyền 382620
toàn trái ngược với ngành học của mình ở sinh viên sau đại học đã không còn
hiếm thấy. Theo Bản tin cập nhật thị trường lao động quý I/2014, do Bộ LĐ-
TB-XH cùng Tổng cục Thống kê công bố ngày 21/3, quý IV/2013, cả nước
có 900.000 người thất nghiệp, tăng 48.000 người so với cùng kỳ năm 2012.
Đặc biệt, tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm có trình độ cao đẳng cao gấp 4 lần, nhóm
trình độ đại học trở lên cao gấp 3 lần tỷ lệ đối tượng thất nghiệp khác.

Đây là những con số khiến người ta phải đặt câu hỏi: Tại sao sinh viên
lại đang mất phương hướng trong việc lựa chọn nghề nghiệp đến vậy ? Tại
sao sinh viên luôn ca thán, không hài lòng với việc học tập trên giảng đường ?
Câu trả lời chính là do nhiều sinh viên vô hình đặt sự đam mê của mình sang
một bên khi quyết định chọn nghề nghiệp cho mình. Tuy nhiên, khi nhìn vào
một sự định hướng có tính tới yếu tố hứng thú, mọi chuyện sẽ đều được giải
quyết. Nếu các sinh viên này lựa chọn trường đại học và nghề nghiệp theo
đam mê và sở thích thực sự của mình thì sẽ phát huy được hết năng lực bản
thân, chủ động chiếm lĩnh tri thức, sáng tạo. Nghề nghiệp ưa thích là nguồn
kích thích mạnh mẽ, tính tích cực cho cá nhân, do ảnh hưởng của nguồn kích
thích này mà tất cả các quá trình diễn ra khẩn trương, hoạt động công việc trở
nên say mê, làm giàu khả năng, kinh nghiệm, kĩ năng, kĩ xảo để giúp chính
bản thân mình vượt qua được những khó khăn rào cản trong quá trình học tập
và lao động; hoàn thiện được về mặt nhân cách có thái độ đặc biệt (không thờ
ơ, không bằng quan mà tràn đầy ý định tích cực, cảm xúc trong sáng, ý chí tập
trong đối với công việc); luôn phấn đấu hướng tới thành công. Các bạn sinh
viên nên có ý kiến quyết đoán và bảo vệ cũng như thực hiện ý chí của mình
để theo đuổi nghề nghiệp ước mơ đam mê của bản thân, hiểu được rõ vai trò
của hứng thú trong cuộc sống để góp phần chủ động nâng cao chất lượng đời
sống của bản thân về cả mặt vật chất lẫn tinh thần.
Về việc định hướng nghề nghiệp của sinh viên thì ngoài bản thân các
sinh viên và gia đình thì xã hội cũng cần có những giải pháp để tạo cơ hội
việc làm cũng như cân bằng việc làm cho các ngành nghề để các sinh viên
10
Bài tập lớn Tâm lý học đại cương Lành Thanh Huyền 382620
dám chọn ngành nghề theo đuổi ước mơ và đam mê của bản thân. Chính sinh
viên là đội ngũ nòng cốt quyết định sự phát triển của xã hội, đi lên của đất
nước trong tương lai, việc đầu tư cho định hướng nghề nghiệp của xã hội
cũng là góp phần đầu tư, nâng cao chất lượng cho xã hội, con người, cộng
đồng không chỉ là đối với các sinh viên.

Rõ ràng, hứng thú là yếu tố không thể thiếu trong quá trình định hướng
nghề nghiệp cho sinh viên. Ngoài bản thân các sinh viên và gia đình thì xã hội
cũng cần có những giải pháp để tạo cơ hội việc làm cũng như cân bằng việc
làm cho các ngành nghề để các sinh viên dám chọn ngành nghề theo đuổi ước
mơ và đam mê của bản thân. Có như vậy, việc định hướng mới thật sự thiết
thực và có hiệu quả.
C. KẾT LUẬN
Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của hứng thú trong công việc nói
riêng và mọi hoạt động trong cuộc sống của chúng ta nói chung, và hơn nữa
càng không thể không coi trọng đam mê của mỗi con người. Động lực gì để
khiến người rửa bát thuê Michael Dell trở thành người sáng lập, đồng thời là
Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn sản xuất máy tính nổi tiếng thế giới
Dell ? Điều gì thôi thúc Bill Gate từ một người phục vụ ở Capitol trở thành
ông chủ Microsoft ? Đam mê, và chỉ có thể là niềm đam mê đã tạo cho họ
động lưc, sức mạnh để đột phá và thành công. Câu nói của nhà tỉ phú nổi
tiếng Bill Johnson không chỉ mang ý nghĩa tâm lí học mà còn mang ý nghĩa
thực tiễn to lớn; nhắc nhở và trên hết là thức tỉnh các sinh viên – những người
đang được đào tạo để trở thành “hiền tài” của đất nước, hãy quan tâm đúng
mức hơn tới hứng thú và đam mê, khát vọng của mình định hướng nghề
nghiệp tốt hơn cũng như làm việc hiệu quả hơn.
11
Bài tập lớn Tâm lý học đại cương Lành Thanh Huyền 382620
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nxb.
Công an nhân dân, 2006
2. Nguyễn Ngọc Bích, Tâm lý học nhân cách, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội, 2000
3. Từ rửa bát thuê thành tỉ phú, theo vtv.vn,
/>thanh-ty-phu-2687467.html, truy cập ngày 10/5/2014
4. Hồng Hạnh, Sinh viên thất nghiệp do thiếu định hướng nghề, theo

dantri.com.vn,
/>thieu-dinh-huong-nghe-547060.htm, truy cập ngày 10/5/2014
5. Chọn lựa nghề nghiệp, định hướng tương lai;

/>tu
/>854545.htm
12

×