Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Hội nhập WTO – cơ hội và thách thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.04 KB, 15 trang )

Hội nhập WTO – cơ hội và thách thức
Nền kinh tế thế giới đã bước vào giai đoạn toàn cầu hoá sâu rộng, sự ra
đời và phát triển của tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với 150 nước thành
viên tác động sâu sắc đến nhiều quốc gia, các quốc gia có hội nhập mới khai
thác, phát huy được lợi thế so sánh của mình. Việt Nam có xuất phát điểm muộn
trong tiến trình gia nhập WTO, đến nay Việt Nam đã chính thức là thành viên
thứ 150 của tổ chức này. Nhưng để có thể cạnh tranh được trên thị trường rộng
lớn này, chúng ta cần rất nhiều sự cố gắng thực sự!

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ WTO:
WTO (World Trade Organization) là chữ viết tắt của Tổ chức Thương
mại Thế giới - tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại
giữa các quốc gia trên thế giới. Trọng tâm của WTO chính là các hiệp định đã
và đang được các nước đàm phán và ký kết.
Mục tiêu:
- Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới
phục vụ cho sự phát triển, ổn định, bền vững và bảo về môi trường.
- Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng
tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống
thương mại đa phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công pháp
quốc tế, bảo đảm cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém
phát triển được thụ hưởng những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của thương
mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này và
khuyến khích các nước này ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế
thế giới.
- Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước
thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng.
Chức năng:
- 1 -
- Thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thoả thuận thương
mại đa phương và nhiều bên; giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ thuật


cho các nước thành viên thực hiện các nghĩa vụ thương mại quốc tế của họ.
- Là khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa
phương trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng WTO
- Là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến
việc thực hiện và giải thích Hiệp định WTO và các hiệp định thương mại đa
phương và nhiều bên.
- Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên,
đảm bảo thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hoá thương mại và tuân thủ các quy
định của WTO, Hiệp định thành lập WTO đã quy định một cơ chế kiểm điểm
chính sách thương mại áp dụng chung đối với tất cả các thành viên.
- Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như Quỹ
tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới trong việc hoạch định những chính sách
và dự báo về những xu hướng phát triển tương lai của kinh tế toàn cầu.
II. WTO – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM:
Hội nhập kinh tế quốc tế vừa có cơ hội, vừa có thách thức. Thách thức là
sức ép trực tiếp, còn cơ hội tự nó không chuyển thành lực lượng vật chất trên
thị trường mà phải thông qua hoạt động của chủ thể. Cơ hội và thách thức cũng
luôn vận động, biến đổi. Tận dụng được cơ hội sẽ đẩy lùi được thách thức và
tạo ra cơ hội thì thách thức sẽ lấn át làm triệt tiêu cơ hội. Vì vậy mà vai trò
“chủ thể” của doanh nghiệp, của nhà nước là rất quyết định. Doanh nghiệp là
người “xung trận”, tức là lực lượng trực tiếp đương đầu trong cạnh tranh.
Nhưng Nhà nước phải là người mở đường.
2.1. Cơ hội:
- Hàng hoá Việt Nam sẽ được bình đẳng như hàng hoá của các nước thành
viên khác và được đối xử bình đẳng như hàng hoá ở nước sở tại. Việt Nam
- 2 -
được hưởng thành tựu cắt giảm thuế đa phương của WTO mang lợi ích nhiều
nhất cho hai ngành chủ lực của Việt Nam là nông nghiệp và may mặc.
- Việt Nam có quyền thương lượng và khiếu lại với các cường quốc
thương mại một cách công bằng hơn khi có tranh chấp. Cơ quan giải quyết

tranh chấp (DSB) của WTO là cơ quan trọng tài duy nhất và giải quyết các
mâu thuẫn thương mại mang tính xây dựng. Khi có tranh chấp, DSB khuyến
khích và cho phép các nước thành viên đàm phán để đi đến một biện pháp hoà
giải. Nếu thất bại, một ban giải quyết tranh chấp sẽ được thành lập để phân xử
và nhờ một cơ quan kháng án đưa quyết định cuối cùng. Các phán quyết cuối
cùng này phải được các bên có liên quan chấp thuận. Nếu kết quả giải quyết
tranh chấp không được thi hành nghiêm túc, bên có quyền lợi bị vi phạm có thể
áp dụng những biện pháp trả đũa. Việc thiết lập toà án quốc tế này đã nâng cao
hiệu quả của hệ thống thương mại đa biên, bằng việc đưa những luật lệ chung
vào thế giới thương mại.
- Hoạt động của WTO hoàn toàn dựa trên những nguyên tắc chung chứ
không phải là sức mạnh, cho nên đã thật sự làm giảm bớt một số bất bình đẳng,
giúp cho các nước nhỏ có nhiều tiếng nói hơn, và đồng thời cũng giải thoát cho
các nước lớn khỏi sự phức tạp trong việc thoả thuận các hiệp định thương mại
với vô số đối tác thương mại của họ. Hơn nữa, các nước nhỏ có thể hoạt động
hiệu quả hơn nếu họ tận dụng những cơ hội để thành lập các liên minh và góp
chung các nguồn lực. Việc gia nhập WTO sẽ giúp Việt Nam có được tiếng nói
bình đẳng hơn và giảm bớt nhiều những chi phí nguồn lực cho việc đàm phán
song phương với các đối tác.
- Việc gia nhập WTO sẽ giúp chất lượng cuộc sống được nâng cao. Người
tiêu dung có được nhiều sự lựa chọn hang hoá hơn, tiết kiệm được nhiều nguồn
lực và chi phí. Chất lượng của hang sản xuất nội địa có thể nâng lên do chính
sự cạnh tranh từ hang nhập khẩu. Hơn nữa, hàng nhập khẩu còn được sử dụng
làm nguyên liệu linh kiện và thiết bị cho sản xuất trong nước dẫ tới mở rộng
phạm vi của các thành phần và dịch vụ do các nhà sản xuất trong nước làm.
- 3 -
- Việc gia nhập WTO sẽ buộc Chính phủ hoạt động có hiệu quả và thận
trọng hơn khi ra các quyết sách về kinh tế. Việt Nam phải cam kết áp dụng và
giám sát hệ thống luật của mình theo các nguyên tắc quốc tế: minh bạch, hợp
lý, công bằng và đồng bộ. Gia nhập WTO, Việt Nam phải tăng cường thực

hiện các cải cách kinh tế vĩ mô để sao cho vừa đáp ứng được những yêu cầu
của quá trình dự do hoá thương mại, vừa có thể tranh thủ được tối đa những lợi
ích mà nó mang lại. Đồng thời, Việt Nam phải cho phép và thực sự khuyến
khích khu vực kinh tế tư nhân phát triển nhằm tạo ra những lực lượng kinh tế
mạnh có khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế … Đối với các nhà doanh
nghiệp và đầu tư, cơ hội này được đồng nghĩa với sự ổn định cao hơn và rõ
ràng hơn về các điều kiện thương mại, các chính sách của Nhà nước.
- Gia nhập WTO sẽ thúc đẩy công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội và cải
cách thể chế, trước hết thúc đẩy việc hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính
sách của nước ta, tạo dựng môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch và thuận
lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam
thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh
và phát triển bền vững.
- Gia nhập WTO thúc đẩy các hoạt động thương mại, đầu tư và chuyển
giao công nghệ, các quan hệ hợp tác kinh tế song phương và đa phương của
nước ta với các nước trên thế giới.
Thông qua việc mở các thị trường hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, giảm hàng
rào thuế quan và phi thuế quan, giảm sự phân biệt đối xử trong WTO, các
doanh nghiệp Việt Nam sẽ có khả năng mở rộng thị trường do được tiếp cận
với nhiều thị trường và bạn hàng mới để phát triển hoạt động sản xuất kinh
doanh. Việt Nam có điều kiện tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu những mặt
hàng truyền thống như may mặc, giầy da, thuỷ sản, gạo, đồ thủ công mỹ nghệ,
những mặt hàng mới như xuất khẩu phần mềm, xuất khẩu lao động, phát triển
du lịch …đặc biệt các mặt hàng nông sản, thuỷ sản sẽ có vị thế lớn trên thị
trường thế giới. Điều này tạo thuận lợi trong giải quyết làm tăng thu nhập cho
người lao động, nhất là nông dân.
- 4 -
- Việt Nam có điều kiện thuận lợi trong việc thu hút vốn đầu tư nước
ngoài (ODA, FDI và các hình thức đầu tư gián tiếp) thông qua mở rộng diện
các nước thành viên đầu tư vào Việt Nam. Đồng thời với những cải cách trong

nước về thủ tục hành chính, về cơ chế chính sách, giảm chi phí đầu vào, mở
rộng lĩnh vực và phạm vi đầu tư theo lộ trình hội nhập sẽ làm tăng tính hấp dẫn
của môi trường đầu tư ở nước ta so với các nước trong khu vực, khuyến khích
nàn song đầu tư mới vào Việt Nam.
- WTO có những nguyên tắc ưu đãi riêng đối với nước đang phát triển,
Việt Nam là nước có thu nhập thấp. Do đó sẽ nhận được những đối xử đặc biệt,
miễn trừ khỏi sự ngăn cấm, hỗ trợ xuất khẩu (nếu hàng hoà là loại cạnh tranh
cao, sự miễn trừ này sẽ bị loại bỏ trong vòng 8 năm).
- Gia nhập WTO tạo đà cho các doanh nghiệp Việt Nam vươn lên, thích
nghi với những tiêu chuẩn và tập quán mới, tạo điều kiện nâng cao khả năng
cạnh tranh và phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
2.2. Thách thức
- Việc thực thi Hiệp định Quyền Sở hữu trí tuệ và xây dựng luật Sở hữu
trí tuệ đồng nghĩa với việc tăng chi phí sản xuất và khả năng đổi mới nhanh
chóng của các doanh nghiệp, dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam phải tự xác lập thương hiệu, thiết kế kiểu
dáng riêng và mua quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm của mình.
- Một thách thức nữa đối với Việt Nam là phải cắt giảm thuế, bãi bỏ hàng
rào phi thuế quan. Doanh nghiệp trong nước sẽ phải tham gia cạnh tranh thực
sự với các doanh nghiệp nước ngoài ngay chính tại tị trường nội địa. Nhưng
thực tế cho thấy, khả năng của các doanh nghiệp trong nước lại thấp hơn rất
nhiều so với các doanh nghiệp nước ngoài là thành viên của WTO, điều đó bất
lợi trong việc phát triển nền kinh tế ổn định và tự chủ. Việc Chính phủ Việt
Nam muốn duy trì sự bảo hộ nhất định đối với các ngành công nghiệp non trẻ
để xây dựng một cơ cấu công nghiệp hợp lý, và trước mắt là đảm bảo nguồn
thu ngân sách, sẽ khó thực hiện được.
- 5 -
- Việc phân phối không đồng đều giữa các Quốc gia phát triển, giữa các
bộ phận dân cư trong Quốc gia phát triển nên nguy cơ phá sản của một bộ phận
doanh nghiệp làm cho thất nghiệp gia tăng, phân hoá giàu nghèo diễn ra mạnh

mẽ hơn và nhiều vấn đề xã hội nảy sinh.
- Sự phụ thuộc vào các Quốc gia phát triển dẫn đến sự biến động thị
trường của các nước tác động mạnh mẽ đến thị trường trong nước.
- Ngoài ra còn có những thách thức về bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh
Quốc gia và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc….
III. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP WTO TỚI NGÀNH
CÔNG NGHIỆP:
3.1 Tác động tổng thể tới ngành công nghiệp:
- Lợi thế cạnh tranh có xu hướng giảm dần:
Khả năng cạnh tranh tổng thể cuả ngành công nghiệp Việt Nam còn yếu
so với một số nước trong khu vực. Những yếu tố quyết định năng lực cạnh
tranh của ngành là năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, trình độ
khoa học công nghệ, năng lực quản lý … đều còn yếu kém. Một số mặt hàng
có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới những còn
chiếm tỷ trọng nhỏ. Một số mặt hàng định hướng xuất khẩu cso khả năng cạnh
tranh như may mặc, giày dép, thủ công mỹ nghệ lại có mức bảo hộ cao ở thị
trường nội địa. Một số nhóm hàng có khả năng cạnh tranh ở thị trường nội địa
thì lại thường là do cso lợi thế về địa lý kinh tế như các loại kết cấu thép siêu
cường, siêu trọng, các loại vật liệu xây dựng cấp thấp. Lợi thế cạnh tranh của
hàng công nghiệp hiện nay chủ yếu dựa trên nguồn lao động rẻ và tài nguyên
thiên nhiên sẵn có nhưng những lợi thế này đang có xu hướng giảm nhanh.
Ngoài một số sản phẩm có khả năng cạnh tranh tương đối tốt như hàng
may mặc, giày dép, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nông, lâm, thuỷ hải sản nhiệt
đới, dầu thô, than đá và một số loại khoáng sản thì ngành có khả năng cạnh
tranh yếu như sắt, thép, thiết bị điện - điện tử, giấy, hoá chất – phân bón, sợi -
- 6 -

×