Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Tổng hợp cách nấu những món ngon ăn sáng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.96 MB, 22 trang )

TỔNG HỢP CÁCH NẤU CÁC MÓN NGON ĂN SÁNG

1. Hủ tiếu mực thịt băm tươi ngon
Nguyên liệu: (cho 04 người ăn)
- 400g hủ tiếu
- 1kg mực tươi
- 200g thịt băm
- 50g tôm khô
- 2 củ cà rốt; 200g nấm; nửa củ hành tây.
- 1 củ tỏi, 2 củ hành tím
- Hành, mùi, rau xà lách, cần tây, giá đỗ.
Cách làm:
Bước 1: Hành lá, rau mùi rửa sạch, thái nhỏ. Rau xà lách, cần tây, giá đỗ rửa sạch, giũ cho
ráo nước rồi xếp ra đĩa.

Bước 2: Cho tôm khô, nửa củ hành tây,1/2 thìa cà phê muối cùng 2 lít nước vào nồi ninh
để làm nước dùng.
Bước 3: Tỏi, hành tím bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ, phi thơm vàng rồi đổ ra bát. Dùng chảo
vừa phi tỏi cho thịt băm vào xào chín tới rồi đổ vào nồi nước dùng. Khi nước sôi hạ lửa lim rim.
Nêm nước dùng vừa ăn với muối và nước mắm.

Bước 4: Cà rốt bào vỏ, rửa sạch, thái khoanh. Nấm cắt chân, chẻ đôi, ngâm nước muối
loãng 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch, vớt ra để ráo. Cho cà rốt, nấm vào nồi nước dùng 10
phút trước khi ăn.
Bước 5: Hủ tiếu chần qua nước sôi, đến khi đạt độ mềm vừa ăn thì đổ ra rổ, rửa qua bằng
nước lọc rồi cho 1 thìa dầu ăn lên trên, dùng đũa xóc đều đến khi hủ tiếu ráo nước. Sắp hủ tiếu
vào 4 bát.
Bước 6: Mực làm sạch, cắt miếng vừa ăn. Đun sôi nước, chần mực khoảng 1-2 phút, mực
chín tới thì vớt ra xếp phía trên hủ tiếu.

Bước 7: Rắc hành mùi, tỏi phi, mì chính và tiêu xay trên cùng rồi chan nước dùng là có thể


thưởng thức.

Sợi hủ tiếu dai mềm, những khoanh mực tươi trắng như hoa bưởi, nước dùng ngon ngọt tự
nhiên từ tôm khô và rau củ cùng hương thơm không thể cưỡng từ Tin chắc gia đình bạn sẽ có
một buổi tối xì xụp ngon mê.



2. Cách nấu bún bò Huế
Nguyên liệu:
- 900g bắp bò; 900g đuôi bò; 900g móng giò heo (móng trước); 450g giò tai hoặc giò lụa,
giò bò; 450g tiết lợn luộc (cắt thành các miếng vừa ăn)
Nước dùng:
- Một nồi nước 8 lít; nước luộc gà; 10-12 cây sả; 2 củ hành tây lớn, cắt đôi, để cho ngọt
nước dùng; 45g muối; 30g đường; 30g bột tôm; 45-60ml nước mắm; 10g mì chính (nếu không sử
dụng đuôi bò, bạn có thể sử dụng 20g mì chính)
Hương thơm và màu:
- 45g hạt điều màu đỏ; 45ml dầu ăn; 30g hành củ; 30g tỏi
Ăn kèm:
- Rau húng quế, húng bạc hà, giá đỗ, ớt, chanh
Hoa chuối:
- Hoa chuối; 500ml nước; nước cốt 1 quả chanh
Bún:
- Bún tươi

Cách làm:
Bước 1: Rửa thịt
- Cho tất cả thịt, xương vào trong nồi, cho đủ nước vào, đun sôi. Vớt thịt ra để ráo nước rồi
rửa sạch dưới vòi nước.
Bước 2: Cho thịt, nước dùng gà, sả và hành tây vào nồi đầy nước tới miệng. Đun sôi rồi

giảm nhiệt, đun liu riu, thêm gia vị làm nước dùng vào.
- Chân giò khoảng 1 tiếng là được, còn thịt bò thì để từ 2-3 tiếng.
Sau khi các loại thịt, móng giò đã chín, vớt ra, để nguội. Sau đó, thái bắp bò thành các
miếng mỏng, vừa ăn. Chặt móng giò thành các miếng vừa ăn. Điều chỉnh thêm gia vị vào nồi
nước dùng nếu cần thiết.
Bước 3: Làm chất thơm và tạo màu
Cho hạt điều màu vào xào trong chảo dầu cho đến khi các hạt có màu đỏ tươi, sau đó, vớt
các hạt ra.Thêm hành, tỏi vào xào cho đến khi vàng thơm. Rồi thêm hỗn hợp này vào nồi nước
dùng.

Bước 4: Cách thái hoa chuối
Chuẩn bị khoảng 500ml nước trong một chậu nhỏ, hòa vào nước nước cốt một quả chanh.
Hoa chuối bóc bỏ phần già bên ngoài, thái mỏng. Thái xong phần nào thì cho ngay vào
trong chậu nước có pha chanh ngâm trong 30 phút. Cách làm này để hoa chuối không bị thâm
đen.

Bước 6: Thưởng thức
Bún chần qua nước sôi, rồi cho ra bát. Thêm giò tai hoặc giò lụa, hay giò bò. Thêm thịt bò,
móng giò, tiết rồi chan nước dùng.


Ăn bún kèm giá đỗ, và các loại rau sống khác.


3. Bún riêu
Bún riêu cua có nguồn gốc từ vùng châu thổ sông Hồng, nhưng khi du nhập vào Nam đã
được biến tấu nhiều.
Trên con đường di cư đó, bún riêu cua lại được thêm thắt một số đặc sản địa phương để
hợp với khẩu vị. Tuy nhiên, vị chua ngọt thanh mát, béo ngậy say đắm lòng người của riêu cua
vẫn không hề thay đổi. Cách làm bún riêu cua không khó.

Nguyên liệu: (khẩu phần cho 3 người ăn)
- 500g cua đồng xay nhuyễn giữ mai
- 200g thịt xay
- 200g tàu hũ cục chiên sẵn
- 1 quả trứng gà
- 1 quả cà chua
- Gia vị: 40g bột nêm; 3g tiêu; 40g đường; 40g mắm tôm; 2 củ hành tím; 30ml dầu điều.
- 1kg bún

Thực hiện:
Bước 1: Rây phần cua xay qua rây lấy thịt, vẫn giữ lại phần xác để nấu nước dùng. Khều
sạch gạch cua trong mai cho vào chung.

Bước 2: Lột vỏ, băm nhuyễn 1 củ hành tím. Trộn hỗn hợp thịt, gạch cua với thịt băm, hành
tím, một quả trứng gà, 10g bột nêm, 3g tiêu.

Bước 3: Hòa 500ml nước sạch với phần xác cua, lược kĩ qua rây để lấy sạch phần thịt còn
lại, bỏ vỏ cua.

Bước 4: Rửa sạch cà chua, thái múi cau. Bóc vỏ, băm nhuyễn 1 củ hành tím. Đặt một
chiếc nồi lên bếp, cho 30ml dầu điều, hành tím, cà chua vào, mở lửa lớn.

Bước 5: Khi cà chua mềm, 500ml nước sạch và nước thịt cua vào, giảm lửa vừa. Khi nước
sôi, nêm 40g mắm tôm, 30g bột nêm, 40g đường.

Bước 7: Dùng muỗng nhẹ nhàng múc từng viên thịt riêu cua thả vào nồi nước dùng.

Tiếp tục thả tàu hũ vào rồi tắt bếp.

Bước 8: Xếp bún ra tô, múc thịt riêu, tàu hũ ra và chan nước dùng vào.


Bún riêu cua có thể ăn kèm các loại rau sống như rau muống bào, hoa chuối thái, tía tô,
giá
Lưu ý: Cần nấu thịt riêu cua cẩn thận, tránh bị vỡ nát.

4. Cách làm bún mắm ngon tuyệt cho bữa sáng
Bún mắm vốn có nguồn gốc từ Campuchia, được nấu từ mắm bò hóc. Khi sang đến Việt
Nam thường được nấu bằng mắm cá linh hay cá sặc, đây là các loại cá có nhiều tại miền Tây, các
tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng.
Trước đây, bún mắm là một món ăn dân dã và được chế biến giản dị, nó thường được dùng
cho những bữa ăn nhanh. Con mắm được nấu rã ra, sau đó lọc lấy phần nước trong, cho thên một
ít đường, hành sả và dùng chung với bún. Về sau để tăng hương vị và độ phong phú cho bún
mắm, người ta cho thêm miếng cá, tôm, mực và heo quay. Hiện nay, bún mắm đang làm một
trong những món đặc sản ngon của miền Tây Nam Bộ. Cách làm bún mắm chị em có thể tham
khảo tại đây.
Nguyên liệu: (khẩu phần cho 4 người ăn)
- 150g mắm cá linh
- 200g tôm tươi
- 200g thịt heo quay
- 1 con mực ống
- 300g phi lê cá lóc
- 300g sườn già
- 50g sả băm
- 2 cây sả
- 1 quả cà tím
- 1 trái ớt sừng
- Gia vị: 60g đường; 50g bột nêm; 5ml dầu ăn.
- 1kg bún

Thực hiện:

Bước 1: Đặt một chiếc nồi nhỏ lên bếp, cho 200ml nước sạch vào và mở lửa lớn. Khi nước
sôi, thả mắm cá linh vào nấu đến khi mắm cá dẻo, mềm.

Bước 2: Múc nước mắm cá ra, lược qua rây, bỏ phần xác chỉ lấy phần nước.

Bước 3: Rửa sạch sườn già. Đặt một chiếc nồi lớn lên bếp, cho 500ml nước sạch cùng
sườn vào, mở lửa lớn nấu sôi trong vòng 5 phút. Đổ bỏ phần nước dơ vừa nấu ra. Tiếp tục thêm
1.5 lít nước sạch vào, mở lửa nhỏ để hầm sườn trong 20 phút.

Bước 4: Trong lúc hầm sườn, bắt tay chế biến cà tím. Rửa sạch và cắt cà tím thành từng
khúc nhỏ. Đặt chảo lên bếp, cho 5ml dầu ăn cùng 50 sả băm vào phi thơm. Sau đó thả cà tím vào,
đảo đều khoảng 2 phút rồi tắt bếp.

Bước 5: Đập dập 2 cây sả. Rửa sạch, cắt ớt sừng thành từng đoạn ngắn. Khi sườn đã mềm,
đổ phần nước cốt mắm vào khuấy đều. Tiếp tục cho sả cây, hành tím và ớt sừng vào. Nêm nước
dùng với 60g đường và 50g bột nêm.

Bước 6: Sơ chế và rửa sạch mực, cá lóc và tôm. Cắt cá lóc thành từng phần nhỏ, cắt
khoanh mực ống và bỏ phần đầu tôm. Trụng cá lóc, mực, tôm vào nước dùng đến khi vừa chín tới
thì vớt ra.

Bước 7: Xếp bún cùng hải sản ra tô. Chan nước dùng vào.


Lưu ý:
- Rây kĩ mắm cá linh để lấy được hết phần cốt đậm đà của mắm.
- Chỉ nên trụng hải sản vừa chính tới để giữ được vị ngọt và dai của hải sản.

Bún mắm được ăn kèm các loại rau sống của miền Nam như rau muống bào, giá, bông
súng, rau nhút, rau đắng, tùy sở thích.

×