Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

Thiết kế nhà máy cà phê hòa tan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 103 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM
BỘ MÔN: THỰC HÀNH THIẾT KẾ NHÀ MÁY
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ NHÀ MÁY CÀ PHÊ HÒA TAN
GVHD: VŨ THỊ HOAN
Nhóm: 4
Họ và tên:
Phạm Thị Diễm Thùy 12019681
Phạm Đức Thuận 12015261
Trần Việt Đức 12009241
Trần Thị Thu 12026141
Nguyễn Thị Trúc Quỳnh 12015101
TP Hồ Chí Minh Tháng 3 năm 2015
MỤC LỤC
NHÓM 4 GVHD: VŨ THỊ HOAN
I. TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU
1. Nguyên liệu
1.1 Đặc điểm của nguyên liệu – cà phê
Hiện nay, cây cà phê được trồng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới, và với gần 70
loại khác nhau, trong đó có một số nước xuất khẩu cà phê. Hạt cà phê được lấy từ
hạt của các loài cây thuộc họ cà phê (Rubiaceae). Ba dòng cây cà phê chính là
• Coffea arabica (Cà phê Arabica) – cà phê chè, cà phê Blue Mountain;
• Coffea canephora (Cà phê Robusta) – cà phê vối;
• Coffea excelsa (Cà phê Liberia) - cà phê mít.
• Robusta (cà phê vối)
Loại cây trông này rất thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại vùng Tây Nguyên
Việt Nam - nhất là vùng đất bazan (Gia lai, Đắclắc) nhiệt độ thích hợp cho sự
phát triển của cà phê này là 24- 26
0
C. Hằng năm đạt 90-95% tổng sản lượng cà


phê Việt Nam, mùi thơm nồng, không chua, độ cafein cao, thích hợp với khẩu vị
người Việt, nhưng quá đậm đặc với người nước ngoài.
Đặc điểm của quả cà phê này là hình bán cầu tròn và thường là 2 hạt trong 1 trái.
Khi chin có màu đỏ thẫm, vỏ cứng và dai hơn Arabica.
Đặc điểm nhân là hơi tròn, phần ngang to, vỏ lục màu nâu ánh bạc. Nhân có màu
xanh xám, xanh bạc và vàng mỡ gà.
Trải qua quá trình chế biến trên dây chuyền thiết bị hiện đại với công nghệ cao
tạo cho loại cà phê Robusta có mùi thơm dịu, vị đắng gắt, nước có màu nâu sánh,
không chua, hàm lượng cafein vừa đủ đã tạo nên một loại cà phê đặc sắc phù hợp
với khẩu vị của người dân Việt Nam.
• Arabica (cà phê chè)
3
NHÓM 4 GVHD: VŨ THỊ HOAN
Là loại được trồng nhiều nhất trên thế giới. Hình dạng hạt thường là hình trứng,
trong quả thường có hai nhân một số ít có 3 nhân. Ngoài nhân và vỏ lụa màu bạc.
ngoài vỏ lụa là vỏ trấu cứng, ngoài cừng là vỏ thịt.
Ở nước ta chủ yếu gồm 2 giống chính là mokka và catimor thuộc loài thực vật
Coffea L. Cà phê Arabica chiếm một diện tích rất ít khoảng 1% diện tích trồng cà
phê. Loại cà phê này chỉ cho chất lượng tốt khi được trồng ở độ cao trên 1000m
so với mặt nước biển.
- Moka:
Mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ, nhưng sản lượng rất thấp, giá trong nước
không cao vì không xuất khẩu được, trong khi giá xuất rất cao-gấp 2-3 lần
Robusta – vì trồng không đủ chi phí nên người nông dân ít trồng loại café này.
- Catimor:
Mùi thơm nồng nàn, hơi có vị chua, giá xuất gấp hai lần Robusta – nhưng không
thích hợp với khí hậu vùng đất Tây Nguyên vì trái chín trong mùa mưa và không
tập trung – nên chi phí hái rất cao - hiện nay tại Quảng Trị đang trồng thí
nghiệm, đại trà loại cây này và có triển vọng rất tốt.
• Liberia (cà phê mít)

Không phổ biến lắm vì vị rất chua - chịu hạn tốt. Công chăm sóc đơn giản, chi phí
rất thấp - nhưng thị trường xuất khẩu không chuộng kể cả trong nước nên ít
người trồng loại này - một cây café mít 15-20 tuổi, nếu tốt có thể thu hoạch từ
4
NHÓM 4 GVHD: VŨ THỊ HOAN
100kg -200kg café tươi nếu nằm gần chuồng bò hoặc nơi sinh hoạt gia đình. Hàm
lượng cafein đạt khoảng 1.02 – 1.15%.
Quả hình trứng hơi dẹt núm quả lồi. quả chin có màu đỏ xẫm. Hạt màu xanh ngả
vàng vỏ lụa dính chặt khó chóc. Cà phê này có vị chua và chất lượng uống ít đươc
ưa chuộng.
• Cấu tạo của hạt cà phê.
Lớp vỏ quả: là lớp vỏ ngoài cùng, mềm mỏng, có màu xanh hoặc đỏ. Vỏ của cà phê
chè mềm hơn cà phê vối và cà phê mít.
Lớp vỏ thịt: nằm dưới lớp vỏ quả. Vỏ cà phê chè mềm, chứa nhiều chất ngọt dễ
xay xát hơn. Vỏ thịt cà phê mít cứng và dày hơn.
Lớp vỏ trấu: cứng, chứa nhiều chất xơ bao bọc xung quanh nhân. Vỏ trấu của cà
phê chè mỏng và dễ đập vỡ hơn vỏ trấu của cà phê mít và cà phê vối.
Lớp vỏ lụa: là lớp vỏ mỏng nằm sát nhân cà phê, có màu sắc khác nhau tùy thuộc
lọai cà phê. Vỏ lụa cà phê chè có màu trắng bạc, rất mỏng và rất dễ bong ra khỏi
hạt trong quá trình chế biến
Nhân cà phê: nằm trong cùng. Lớp tế bào ngoài của nhân thì cứng và có những tế
bào nhỏ, trong có những chất dầu, phía trong có những tế bào lớn và mềm hơn
Các loại quả và nhân Cà phê vối (%) Cà phê chè (%)
Vỏ quả 41-42 43-45
Lớp nhớt 21-22 20-23
Vỏ trấu 6-8 6-7.5
Nhân và vỏ lụa 26-29 26-30
5
NHÓM 4 GVHD: VŨ THỊ HOAN
• Thành phần hóa học của cà phê

Cà phê nhân thương phẩm gồm: nước khoáng, lipit, protit, gluxit. Ngoài ra
còn có những chất khác mà ta thường gặp trong thực vật là những acid
hữu cơ chủ yếu như acid clorogenic và ancaloit. Có rất nhiều nghiên cứu về
thành phần hóa học của nhân cà phê.
Bên cạnh đó hàm lượng vitamin có một lượng đáng kể, còn có các chất bay
hơi và các cấu tử gây mùi thơm. Đến nay các nhà khoa học đã tìm thấy tới
hơn 70 chất thơm hỗn hợp lại thành mùi hương đặc chưng của cà phê.
Trong cà phê chủ yếu là vitamin nhóm B như B1, B2, B6, B12 và các loại
acid hữu cơ là tiền các loại vitamin. Có thể xem tại bảng dưới đây.
Bảng 1.8 Thành phần hóa học của nhân cà phê
Thành phần hóa
học
Tính bằng
g/100g
Tính bằng
mg/100g
Nước
Chất béo
Đạm
Protein
Cafeine
Acid clorogenic
Trigonenlin
Tannin
Acid cafetanic
Acid cafeic
Pantosan
Tinh bột
Dextrin
Đường

Xenlulose
Hem
Tro
Canxi
Photphat
Sắt
Natri
Mangan
Rb, Cu, F
8 – 12
4 – 8
1,8 – 2,5
9 – 16
0,8 – 2
2 – 8
1 – 3
2
8 – 9
1
5
5 – 23
0.85
5 – 10
10 – 20
20
4
2,5 – 4,5
85 – 100
130 – 165
3-10

4
1-45
Vết
6
NHÓM 4 GVHD: VŨ THỊ HOAN
Nước: trong nhân cà phê đã sấy khô, nước còn lại 10-12% ở dạng liên kết. Khi
hàm lượng nước cao hơn, các loại nấm mốc phát triển mạnh làm mỏng hạt. Mặt
khác, hàm lượng nước cao sẽ làm tăng thể tích bảo quản kho, khó khăn trong quá
trình rang, tốn nhiều nhiên liệu và nhất là tổn thất hương cà phê. Hàm lượng
nước trong cà phê sau khi rang còn 2.7%.
Chất khoáng: Hàm lượng chất khoáng trong hạt cà phê khoảng 3-5% chủ yếu là
Kali, Nito, Magie, Photpho, Clo. Ngoài ra còn có các chất nhôm, sắt, đồng, lưu
huỳnh Những chất này ảnh hưởng không tốt đến mùi cà phê. Chất lượng cà phê
càng cao thì khoáng chất càng thấp và ngược lại.
Glucid: Chiếm ½ tổng số chất khô, đại bộ phận không tham gia vào thành phần
nước uống mà chỉ cho màu và vị Caramen. Đường có trong cà phê do quá trình
thủy phân dưới tác dụng của Axit hữu cơ và các Enzim thủy phân. Hàm lượng
Saccharose có trong cà phê phụ thuộc vào độ chín của quả. Quả càng chín thì hàm
lượng càng cao. Saccharosa bị Caramen hóa trong quá trình rang tạo thành
hương vị cho nước cà phê.
Protein: Hàm lượng Protein không cao nhưng đóng vai trò quan trọng trong quá
trình hình thành hương vị của sản phẩm. Bằng phương pháp thủy phân, người ta
nhận thấy trong thành phần Protein có những Axit Amin sau: Cystein, Alanie,
APhenylalanine, Histidine, Leucine, Lysine, Derine Các Axit Amin này ít thấy ở
dạng tự do. Chúng được giải phóng ra và tác dụng với nhau hoặc tác dụng với
những chất tạo mùi và vị cho cà phê rang.
Trong các chất Axit Amin kể trên đáng chú ý nhất là những Axit Amin có chứa lưu
huỳnh như Cystein, Methionine và Proline Chúng góp phần tạo hương đặc trưng
của cà phê sau khi rang. Đặc biệt, Methionine và Proline có tác dụng làm giảm
oxy hóa các chất thơm, làm cho cà phê rang giữ được mùi vị khi bảo quản. Trong

7
NHÓM 4 GVHD: VŨ THỊ HOAN
quá trình chế biến chỉ có một phần Protein bị phân giải thành Axit Amin, phần
còn lại biến thành hợp chất không tan.
Lipid: Hàm lượng Lipid chiếm khá lớn 10-13%. Chủ yếu là dầu và sáp. Trong đó
sáp chiếm 7-8%, còn lại dầu chiếm khoảng 90%. Trong quá trình chế biến, Lipid
bị biến đổi, song một phần Axit béo tham gia dưới tác dụng của nhiệt độ cao tạo
nên hương thơm cho sản phẩm. Lượng Lipid không bị biến đổi là dung môi tốt
hòa tan các chất thơm. Khi pha cà phê thì chỉ một lượng nhỏ Lipid đi vào nước
còn phần lớn lưu lại trên bã.
Các Alcaloid: Trong cà phê có các Alcaloid như: Caffein, Trigonulin, Colin. Trong
đó quan trọng và được nghiên cứu nhiều hơn cả là Caffein và Trigonulin.
Caffein: Chiếm từ 1-3%. Phụ thuộc vào chủng loại cà phê, điều kiện khí hậu, điều
kiện canh tác. Hàm lượng Caffein ít hơn ở cà phê chè nhưng nó lại kích thích hệ
thần kinh với thời gian dài hơn. Vì khi uống cà phê chè tốc độ lưu thông máu
không tăng lên nên Caffein thải ra ngoài chậm hơn. Mặc khác khi pha cà phê
trong nước, Caffein được giải phóng hoàn toàn tự do, không hình thành khả năng
kết tủa hoặc những chất không có hoạt tính của Ancaloit.
Trigonellin (Acid Metyl Betanicotic:C7H7NO2 ): Là ancanoit không có hoạt
tính sinh lý, ít tan trong rượu Etylic, không tan trong Clorofoc và Ete, tan nhiều
trong nước nóng, nhiệt độ nóng chảy là 2180 C. Tính chất đáng quý của
Trigonellin là dưới tác dụng của nhiệt độ cao nó bị thủy phân tạo thành Acid
Nicotic (tiền Vitamin PP ). Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy trong cà phê nhân
không có Acid Nicotic nhưng nó được hình thành trong quá trình gia nhiệt trong
đó sự nhiệt phân Trigonellin giữ vị trí quan trọng.
Chất thơm: Trong cà phê hàm lượng chất thơm nhỏ, nó được hình thành và tích
lũy trong hạt. Nó là sự tích lũy của nhiều yếu tố như đất đai, khí hậu và nhất là
chủng loại cà phê. Mặc khác nó được hình thành trong quá trình chế biến cà phê,
đặc biệt trong quá trình rang. Chất thơm bao gồm nhiều phân tử cấu thành như:
Acid, Adehid, Cceton, rượu, Phynol, Este Trong quá trình rang các chất thơm

thoát ra ban đầu có mùi hắc sau chuyển thành mùi thơm. Các chất thơm của cà
8
NHÓM 4 GVHD: VŨ THỊ HOAN
phê dễ bị bay hơi, biến đổi và dẫn đến hiện tượng cà phê bị mất mùi thơm nên
cần đựng trong bao bì kín và tiêu thụ nhanh.
1.2 Chỉ tiêu chất lượng nguyên liệu.
Tiêu chuẩn đánh giá nguyên liệu cà phê nhân
- Độ ẩm: 12.5%
- Đen vỡ: 0%  3%
- Tạp chất: 0% 0.5%
- Cỡ hạt đồng đều theo tiêu chuẩn TCVN 4807:2001
- Màu sắc. mùi vị tự nhiên
- Không mốc, không lên men, không mùi vị lạ…
- Theo tiêu chuẩn TCVN 4193:2001 : 90 lỗi max/300g
- Tỉ lệ khối lượng hạt lỗi cho phép đối với từng hạng cà phê được quy định
trong bảng 1.3, bảng 1. 4 và xem phụ lục A về nguyên nhân chính của
khuyết tật.
Bảng 1.3 - Tỷ lệ khối lượng hạt lỗi cho phép đối với từng hạng Cà phê
(Robusta)
Hạng chất lượng Lỗi (%) Tạp chất (%)
R
1
18a 10 0,1
R
1
18b 15 0.5
R
1
16c 14 0.5
R

1
16d 16 0.5
R
1
16e 20 0.5
R
2
13a 15 0.5
R
2
13b 22 0.5
R
2
13c 24 1.0
Bảng 1.4 - Tỉ lệ khối lượng hạt lỗi cho phép đối với từng hạng Cà phê
(Arabica)
Hạng chất lượng Lỗi (%) Tạp chất (%)
A
1
18a 5 0.1
A
1
16b 8 0,1
A
1
16c 10 0,1
A
2
14a 11 0,1
A

2
13b 12 0,1
A
2
13c 15 0,1
- Tỷ lệ khối lượng đối với từng hạng cà phê trên sàng lỗ tròn, được quy định
trong bảng 1.5 và kích thước lỗ sàng theo phụ lục B.
9
NHÓM 4 GVHD: VŨ THỊ HOAN
Yêu cầu kỹ thuật (TCVN 7032 : 2007 (ISO 10470 : 2004).
Màu sắc: Màu đặc trưng của từng loại cà phê nhân.
Mùi: Mùi đặc trưng của từng loại cà phê nhân, không có mùi lạ.
Độ ẩm: Nhỏ hơn hoặc bằng 12,5%.
Tỷ lệ lẫn cà phê khác loại, được quy định trong bảng 2.
Bảng 2 - Tỷ lệ lẫn cà phê khác loại cho phép trong các hạng cà phê.
Loại cà phê Hạng 1 Hạng 2
Cà phê chè Không được lẫn R và C Được lẫn R ≤ 1% và C ≤ 0,5%
Cà phê vối Được lẫn C ≤ 0,5% và A ≤
3%
Được lẫn C ≤ 1% và A ≤ 5%
Chú thích: - A: Cà phê chè (Arabica), R: Cà phê vối (Robusta), C: Cà phê
mít (Chari)
- %: Tính theo phần trăm khối lượng.
2. Cà phê hòa tan
Cà phê hòa tan hay cà phê uống liền (instant coffee) là một loại đồ uống bắt
nguồn từ cà phê dưới dạng bột cà phê và đã được nêm nếm sẵn theo khẩu vị và
được chế biến bằng phương pháp rang xay sấy khô. Cà phê hòa tan được sử dụng
ngay bằng cách chế với nước sôi và khuấy đều là có thể sử dụng. Loại cà phê này
rất tiện sử dụng, có thể bảo quản được lâu và dễ sử dụng
2.1 Đặc điểm sản phẩm cà phê hòa tan

10
NHÓM 4 GVHD: VŨ THỊ HOAN
Chất lượng sản phẩm : Sản phẩm cà phê hòa tan tốt nhất thơm ngon đậm đà, hợp
với khẩu vị người Việt.
Đặc tính sản phẩm : Khả năng chiết xuất độc đáo, chỉ lấy những phần tinh túy
nhất chỉ có trong từng hạt cà phê để cho ra đời sản phẩm cà phê hòa tan với
hương vị khác biệt đậm đặc. Chính những đặc biệt trên đã và đang tạo nên sự
khác biệt riêng cho cà phê hòa.
Thiết kế sản phẩm : sản phẩm dạng bột màu nâu hòa tan nhanh trong nước.
2.2 Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm cà phê hòa tan.
Bảng chỉ tiêu về sản phẩm cà phê hòa tan (TCVN 7035:2002 (ISO 11294:1994),
TCVN 6603:2000 (ISO 10095:1992))
Tên chỉ tiêu Mức quy định
Cà phê hòa tan
Độ ẩm, tính theo % khối lượng, không lớn hơn 5
Hàm lượng tro tổng số , tính theo % khối lượng,
không nhỏ hơn
5
Hàm lượng cafein, tính theo % khối lượng, không
nhỏ hơn
2.5
Cà phê hòa tan hỗn hợp
Độ ẩm, % khối lượng, không lớn hơn 5
Caffeine, % khối lượng, không nhỏ hơn 1.5
Không thêm chất màu trừ
đường nâu, hoặc màu
caramen
Có thể sử dụng chất tạo ngọt
theo quy định
Bảng : Giới hạn tối đa vi sinh vật của các sản phẩm cà phê hòa tan dạng

11
Stt Tên chỉ tiêu Giới hạn tối đa ( trên 100m sản phẩm)
1
Coliforms 2.2/100ml
(tính theo phương pháp đếm số có xác suất lớn)
2 E.coli 0
3 Các vi sinh vật
gây bệnh
0
4 Nấm men nấm
mốc
0
NHÓM 4 GVHD: VŨ THỊ HOAN
lỏng (Theo QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn
12
NHÓM 4 GVHD: VŨ THỊ HOAN
ônhiễmđộctố) CHẤT BẢO QUẢN (chỉ quy định đối với cà phê hòa tan dạng
lỏng)
1. Sulfur dioxide không vượt quá 70mg/kg cà phê hòa tan dạng lỏng.
2. Benzoic axit hoặc sorbic axit hoặc muối của cả hai loại nói trên tính theo
axit, uhkhông lớn hơn 200mg/kg cà phê hòa tan dạng lỏng
Chỉ sử dụng 1 trong 2 chất bảo quản trên. Nếu sử dụng nhiều loại chất bảo
quản thì tổng hàm lượng chất bảo quản sử dụng cùng nhau không được vượt
quá hàm lượng tối thiểu của loại cho phép sử dụng.
Bảng 1 – Hàm lượng tối đa của các cacbohydrat chỉ thị trong cà phê hòa
tan tinh khiết, độ không đảm bảo mở rộng và giới hạn đặc hiệu
Cacbohydrat Hàm lượng tối
đa
a
% khối lượng

Khoảng dao động
mở rộng
b
(%)
Giới hạn đặc
hiệu
(%)
Glucoza tổng số 2,32 0,14 2,46
Xyloza tổng số 0,42 0,03 0,45
a
Nguồn: Tài liệu tham khảo [5]
b
: Nguồn: Tài liệu tham khảo [6]
II. CHỌN ĐỊA ĐIỂM CHO NHÀ MÁY
1. Các địa điểm
1.1 Khu Công nghiệp Biên Hòa 2, Đồng Nai
1.1.1. Đặcđiểmchung
- Nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, với tổng diện tích theo
quy hoạch 365 ha, trong đó 100% đất công nghiệp có thể cho thuê đã được lấp
đầy. Đây là một trong những Khu công nghiệp đẹp nhất Việt Nam, được ghi nhận
là Khu công nghiệp điểm của khu vực phía Nam.
- Là Khu công nghiệp nằm ở vị trí thuận lợi nhất của tỉnh Đồng Nai, một tỉnh có
nhiều lợi thế về vị trí do tiếp giáp với nhiều tỉnh thành khác nhau như:
+ Đông giáp tỉnh Bình Thuận
+ Đông bắc giáp tỉnh Lâm Đồng
+ Tây bắc giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước
13
NHÓM 4 GVHD: VŨ THỊ HOAN
+ Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
+ Tây giáp Tp. Hồ Chí Minh

1.1.2. Vị trí giao thông
- Nằm trên trục Quốc lộ 1A.
- Cách trung tâm Thành phố Biên Hòa : 05 km
- Cách trung tâm Tp HCM : 25 km
- Cách Quốc lộ 51 : 01 km
- Cách Tp Vũng Tàu : 90 km
- Cách Cảng Đồng Nai : 02 km
- Cách Cảng Phú Mỹ : 65 km
- Cách Cảng Sài Gòn : 20 km
- Cách Ga Biên Hòa : 10 km
- Cách Ga Sài Gòn : 28 km
- Cách sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất : 35 km
- Cách sân bay Quốc tế Long Thành : 33 km
Rất thuận lợi cho việc giao thương bằng đường bộ, đường thủy, đường sắt
và đường hàng không.
Tọa lạc trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí thuận lợi như gần
quốc lộ, cảng, sân bay, dễ thu hút lao động, có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, Khu công
nghiệp Biên Hòa 2 luôn là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam. Với phương châm "Phát triển sản xuất kinh doanh phải đi đôi với bảo
vệ môi trường vì mục tiêu phát triển ổn định, bền vững", nhà máy xử lý nước thải
tại Khu công nghiệp Biên Hòa 2 với công suất 8.000 m
3
/ngày đêm đáp ứng yêu
cầu xử lý nước thải phát sinh trong KCN, thực hiện tốt công tác bảo vệ môi
trường cho cộng đồng.
Hiện nay, Khu công nghiệp Biên Hòa 2 đã lấp đầy toàn bộ diện tích với trên 100
dự án của các nhà đầu tư đến từ 19 quốc gia và các vùng lãnh thổ. Một số khách
hàng điển hình: Cargill, Hisamitsu, Sanyo, Philips, Syngenta, C.P
1.1.3. Cơ sở hạ tầng và tiện ích công cộng KCN Biên Hòa 2
A. Cơ sở hạ tầng

14
NHÓM 4 GVHD: VŨ THỊ HOAN
- Về mặt bằng: đã hoàn tất việc giải tỏa, bồi thường và san lấp mặt bằng đạt
100% diện tích KCN
- Về đường giao thông : đường giao thông và đường nội bộ hoàn chỉnh, mặt
đường thảm bê tông nhựa với tải trọng (H30); hệ thống biển báo, gờ giảm tốc,
vạch sơn đường, chiếu sáng dọc các tuyến đường đạt tiêu chuẩn.
- Về hệ thống cấp điện : Hệ thống cấp điện đã xây dựng đạt 100% tại các tuyến
đường giao thông theo quy hoạch với trạm điện 110 KV công suất 126 MVA.
15
NHÓM 4 GVHD: VŨ THỊ HOAN
Nguồn điện cung cấp ổn định từ Công ty Điện lực Đồng Nai, đảm bảo đáp ứng
nhu cầu sử dụng của khách hàng khu công nghiệp Biên Hòa 2.
- Về hệ thống cấp nước: Với nguồn nước dồi dào từ Nhà máy nước Thiện Tân
cùng 03 bể chứa với tổng thể tích 12.000 m
3
và 02 Trạm bơm tăng áp có công
suất 15.000 m
3
/ngày và 10.000 m
3
/ngày, đảm bảo cung cấp nước đầy đủ về áp
lực và lưu lượng với công suất cung cấp khoảng 25.000 m
3
/ngày.
- Hệ thống xử lý nước thải: Nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất
(giai đoạn 1) 4.000 m
3
/ngày đêm với công nghệ xử lý UNITANK của Bỉ, đảm bảo
16

NHÓM 4 GVHD: VŨ THỊ HOAN
tiếp nhận và xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải. Hiện đang triển khai giai đoạn 2 với
công suất 4.000 m
3
/ngày đêm. Phí xử lý nước thải hiện nay là 0,28 USD/m
3
nước
thải.
- Hệ thống thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc phủ sóng toàn khu với
chất lượng đảm bảo. Tổng đài điện thoại IDD, VoIP, ADSL.
- Cây xanh, thảm cỏ: diện tích cây xanh, thảm cỏ đảm bảo tỷ lệ theo quy hoạch và
mỹ quan của toàn khu công nghiệp.
B. Tiện ích công cộng:

Đây là Khu công nghiệp có nhiều tiện ích công cộng phục vụ cho các doanh
nghiệp hoạt động trong Khu công nghiệp như:
17
NHÓM 4 GVHD: VŨ THỊ HOAN

- Ngân hàng: Ngoại thương (trong KCN), Công thương, Nông nghiệp & Phát
triển nông thôn (cách KCN 500 m)

- Ban Quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai trong KCN

- Bưu điện trong KCN

- Hải quan trong KCN

- Trạm PCCC KCN (Công an PCCC)


- Đồn Công an KCN

- Trường dạy nghề (Trường Cao đẳng và Quản trị Sonadezi)

- Bãi đậu xe (Bãi đậu xe của Công ty Vĩnh Phú, Bãi đậu xe của Ôtô Trường
Hải)

- Nhà hàng Sonadezi
C. Địa Điểm
Khu dân cư
Đến thành phố Hồ Chí Minh (Thành Phố Hồ Chí Minh): 27km
Đến trung tâm tỉnh (Thành phố Hồ Chí Minh): 3km
Đường Sắt
Đến Ga biên hòa (tỉnh đồng nai): 8km
Đường không
Đến sân bay tân sơn nhất (thành phố hồ chí minh):28km
Đến sân bay quôc tế long thành (tỉnh đồng nai): 38km
Cảng
Đến cảng thị vải- cái mép ( tỉnh bà rịa vũng tàu):46km
18
NHÓM 4 GVHD: VŨ THỊ HOAN
1.2 Khu Công nghiệp Bình Dương
Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh lỵ của Bình Dương hiện
nay là thành phố Thủ Dầu Một, cách trung tâmThành phố Hồ Chí Minh 30 km.
Dự kiến đến năm 2020, Bình Dương là đô thị loại I, thành phố trực thuộc
Trung ương, gồm 6 quận nội thành, 4 huyện ngoại thành với 112 xã, phường, thị
trấn (60 phường, 39 xã, 13 thị trấn).
Bình Dương là vùng đất chiến trường năm xưa với những địa danh đã đi
vào lịch sử như Phú Lợi, Bàu Bàng, Bến Súc, Lai Khê,Nhà Đỏ và đặc biệt là chiến
khu Đ với trung tâm là huyện Tân Uyên, vùng Tam giác sắt trong đó có ba làng

An. Ngoài ra còn cókhu du lịch Đại Nam là khu du lịch lớn nhất Đông Nam Á,
1.2.1 Điều kiện kinh tế
Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam
[3]
, với diện tích 2694,4 km
2
xếp thứ 4 trong vùng Đông Nam Bộ. Với tọa
độ địa lý 10
o
51' 46" - 11
o
30' Vĩ độ Bắc, 106
o
20'- 106
o
58' kinh độ Đông. Phía Bắc
giáp tỉnh Bình Phước. Phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh. Phía Đông
giáp tỉnh Đồng Nai. Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.
Địa hình tương đối bằng phẳng, hệ thống sông ngòi và tài nguyên thiên
nhiênphong phú. Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa
rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm
trước đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình hàng năm 1.800mm đến
2.000mm. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5
o
C.
Bình Dương là cửa ngõ giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm
kinh tế - văn hóa của cả nước, có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc
gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á …
cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 Km - 15 Km… thuận

19
NHÓM 4 GVHD: VŨ THỊ HOAN
lợi cho phát triển kinh tế và xã hội toàn diện. Trong những năm gần đây, tốc độ
tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, GDP tăng bình quân khoảng 14,5%/năm. Cơ
cấu kinh tế chuyển biến tích cực, công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh và
chiếm tỷ trọng cao, năm 2010, tỷ lệ công nghiệp - xây dựng63%, dịch vụ 32,6%
và nông lâm nghiệp 4,4%. Hiện nay, Bình Dương có 28 khu công nghiệp và cụm
công nghiệp tập trung có tổng diện tích hơn 8.700 ha với hơn 1.200 doanh nghiệp
trong và ngoài nước đang hoạt động có tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ đôla Mỹ.
1.2.2 Điều kiện tự nhiên:
Bình Dương là một tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía nam
của dãy Trường Sơn, nối nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long,
là tỉnh bình nguyên có địa hình lượn sóng yếu từ cao xuống thấp dần từ 10m đến
15m so với mặt biển. Địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ bắc xuống
nam. Nhìn tổng quát, Bình Dương có nhiều vùng địa hình khác nhau như vùng
địa hình núi thấp có lượn sóng yếu, vùng có địa hình bằng phẳng, vùng thung
lũng bãi bồi
Đất đai Bình Dương rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Các loại đất
như Đất xám trên phù sa cổ, có diện tích 200.000 ha phân bố trên các huyện Dầu
Tiếng, thị xã Bến Cát, Thuận An, Thủ Dầu Một. Đất nâu vàng trên phù sa cổ, có
khoảng 35.206 ha nằm trên các vùng đồi thấp thoải xuống, thuộc các thị xã Tân
Uyên, huyện Phú Giáo, khu vực Thủ Dầu Một, Thuận An và một ít chạy dọc quốc lộ
13.Đất phù sa Glây (đất dốc tụ), chủ yếu là đất dốc tụ trên phù sa cổ, nằm ở phía
bắc huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, Thuận An, thị xã Dĩ An, đất
thấp mùn Glây có khoảng 7.900 ha nằm rải rác tại những vùng trũng ven sông
rạch, suối.
Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đông
Nam Bộ, nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Vào những tháng đầu mùa
mưa, thường xuất hiện những cơn mưa rào lớn, rồi sau đó dứt hẳn. Những tháng
7,8,9, thường là những thángmưa dầm. Có những trận mưa dầm kéo dài 1-2 ngày

20
NHÓM 4 GVHD: VŨ THỊ HOAN
đêm liên tục. Đặc biệt ở Bình Dương hầu như không có bão, mà chỉ bị ảnh hương
những cơn bão gần. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bình Dương từ 26 °C -27 °C.
Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39,3 °C và thấp nhất từ 16 °C -17 °C (ban đêm) và
18 °C vào sáng sớm. Vào mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76%-80%,
cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2). Lượng nước
mưa trung bình hàng năm từ 1.800-2.000mm.
Chế độ thủy văn của các con sông chảy qua tỉnh và trong tỉnh Bình Dương
thay đổi theo mùa: mùa mưa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 11 (dương lịch)
và mùa khô (mùa kiệt) từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tương ứng với 2 mùa
mưa nắng. Bình Dương có 3 con sông lớn, nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và
nhiều suối nhỏ khác. Về hệ thống giao thôngđường thủy, Bình Dương nằm giữa 3
con sông lớn, nhất là sông Sài Gòn. Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía
nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
1.2.3 Dân cư
Tính đến năm 2011, toàn tỉnh có 1.691.400 người, mật độ dân số 628
người/km²
]
. Trong đó dân số nam đạt 813.600dân số nữ đạt 877.800 người. Tỷ lệ
tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 14,2 ‰. Trong đó dân số sống
tại thành thị đạt gần 1.084.200 người, dân số sống tại nông thôn đạt 607.200
người. Trên địa bàn Bình Dương có khoảng 15 dân tộc, nhưng đông nhất
là người Kinh và sau đó là người Hoa, người Khơ Me
1.2.4 Kinh tế
21
NHÓM 4 GVHD: VŨ THỊ HOAN
Sân vận động Gò Đậu, trận đấu giữa U23 Việt Nam và Bangu Atlestico Clube
Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu
hút đầu tư nước ngoài. Với chủ trương tạo ra một môi trường đầu tư tốt nhất

hiện nay tại Việt Nam, tính đến tháng 10/2006, tỉnh đã có 1.285 dự án FDI với
tổng số vốn 6 tỷ 507 triệu USD. Năm 2007, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu thu hút
trên 900 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng hơn 2,5 lần so với năm
2006. Theo bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2006,
tỉnh Bình Dương đứng đầu cả nước với 76,23 điểm, trong khi thủ đô Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, lần lượt
xếp thứ thứ 40 với 50,34 điểm và xếp thứ 7 với 63,39 điểm.
Bình Dương có khoảng 28 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó
nhiều khu công nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích nhưSóng Thần I, Sóng Thần
II, Đồng An, Nam Tân Uyên, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP - Việt Nam
Singapore, Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 và 5. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu
hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn
3,483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có số vốn 2.656 tỉ đồng. Nhằm
tăng sự thu hút đầu tư, địa phương này đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ
tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thi công các khu công nghiệp mới để phát
triển công nghiệp ra các huyện phía bắc của tỉnh.
Tháng 10 năm 2012, Bình Dương tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp đảm bảo an
sinh xã hội. Các doanh nghiệp xuất khẩu đã ký đơn hàng và khai thác thị trường
22
NHÓM 4 GVHD: VŨ THỊ HOAN
mới đối với các mặt hàng và nhóm ngành hàng xuất khẩu chủ lực như sản phẩm
gỗ, hàng dệt may, hàng giày dép, mủ cao su,…). So với tháng trước, kim ngạch
xuất khẩu ước đạt 1 tỷ 178 triệu đô la Mỹ, tăng 5% và tăng 11,9% so với cùng kỳ;
kim ngạch nhập khẩu ước đạt 987 triệu đô la Mỹ, tăng 5,9% và tăng 7,2% so với
cùng kỳ
[18]
.
Lũy kế 10 tháng năm 2012, đầu tư trong nước có 1.375 doanh nghiệp đăng
ký kinh doanh mới và 418 doanh nghiệp tăng vốn 11.010 tỷ đồng, đầu tư nước

ngoài 2 tỷ 589 triệu đô la Mỹ, gồm 96 dự án mới với tổng vốn đầu tư 1 tỷ 568
triệu đô la Mỹ và 107 dự án tăng vốn với tổng số vốn tăng 1 tỷ 021 triệu đô la
Mỹ
[18]
. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 108.941 tỷ đồng, tăng 12,9% so với cùng
kỳ, so với tháng trước, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước thực
hiện đạt 5.702 tỷ đồng, tăng 1,2%, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,51%, thu ngân sách
19.500 tỷ đồng, đạt 72,2% dự toán hội đồng nhân dân tỉnh giao, trong đó thu nội
địa đạt 13.500 tỷ đồng, thu từ lĩnh vực xuất nhập khẩu 6.000 tỷ đồng. Tổng vốn
huy động tín dụng ước đạt 71,206 tỷ đồng, tăng 1,19% so với tháng trước, tăng
24,1% so với đầu năm, dư nợ cho vay đạt 52.390 tỷ đồng, tăng 2,6% so với đầu
năm, tỷ lệ nợ xấu khoảng 1.368 tỷ đồng, chiếm 2,51%.
1.2.5 Giao thông
Một con đường tại thị xã Dĩ An, Bình Dương
Bình Dương là một tỉnh có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy rất
quan trọng nối liền giữa các vùng trong và ngoài tỉnh. Trong hệ thống đường
bộ, quốc lộ 13 là con đường chiến lược cực kỳ quan trọng xuất phát từ Thành phố
23
NHÓM 4 GVHD: VŨ THỊ HOAN
Hồ Chí Minh, chạy suốt chiều dài của tỉnh từ phía nam lên phía bắc, qua tỉnh Bình
Phước và nối Vương quốc Campuchia đến biên giới Thái Lan. Đây là con đường
có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự và kinh tế. Đường quốc lộ 14, từ Tây Ninh qua
Dầu Tiếng đi Chơn Thành, Đồng Xoài, Bù Đăng thuộc tỉnh Bình Phước xuyên suốt
vùng Tây Nguyên, là con đường chiến lược quan trọng cả trong chiến tranh cũng
như trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước. Ngoài ra còn có Quốc lộ 1A từ Thủ
Dầu Một đi Phước Long và hệ thống đường nối thị xã với các thị trấn và điểm
dân cư trong tỉnh
[19]
.
Về hệ thống giao thông đường thủy, Bình Dương nằm giữa 3 con sông lớn,

nhất là sông Sài Gòn. Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía nam và giao
lưu hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
1.3 Khu Công nghiệp Cư Kuin, Đắk Lắk
1.3.1 Vị trí địa lý
Phía bắc giáp tỉnh Gia Lai qua quốc lộ 14 sẽ đến trung tâm kinh tế Đà Nẵng
và khu công nghiệp Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam, Quảng
Ngãi).
Phía đông giáp tỉnh Khánh Hoà qua quốc lộ 26, đây là trung tâm du lịch lớn
của cả nước, đồng thời có cảng biển giao thương hàng hoá với nước ngoài.
Phía nam là các tỉnh Đăk Nông, Bình Phước, Bình Dương và Thành phố Hồ
Chí Minh qua quốc lộ 14.Đây là trung tâm kinh tế trọng điểm của phía Nam.
Phía tây là vương quốc Campuchia thông qua cửa khẩu kinh tế Đăk Ruê.
Đường giao thông nội tỉnh được đầu tư mở mới và nâng cấp thuận lợi có
thể thông thương đến biên giới Campuchia.
Với một vị trí thuận lợi như vậy, Đắk Lắk sẽ là trung tâm giao lưu hàng hoá
giữa các vùng và tạo điều kiện cho phát triển du lịch, dịch vụ trong những năm
tới đây.
Đường bộ toàn tỉnh hiện có 397,5km đường quốc lộ, trong đó:
- Quốc lộ 14: 126 km, từ ranh giới tỉnh Gia Lai đến ranh giới tỉnh Đăk Nông
24
NHÓM 4 GVHD: VŨ THỊ HOAN
- Quốc lộ 26: 119 km, từ ranh giới tỉnh Khánh Hòa đến TP Buôn Ma Thuột
- Quốc lộ 27: 84 km, từ TP Buôn Ma Thuột đến ranh giới tỉnh Lâm Đồng
- Quốc lộ 14C: 68,5 km, từ ranh giới tỉnh Gia Lai đến ranh giới tỉnh Đăk Nông.
1.3.2 Giao thông
1.3.2.1 Đường hàng không
Hàng ngày có các chuyến bay từ Buôn Ma Thuột đi Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng và ngược lại bằng máy bay cỡ trung A320.
Cụm cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đang tiếp tục được đầu tư xây dựng hệ
thống sân bãi và cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông trong tương

lai.
Cảng hàng không Buôn Ma Thuột hiện tại là cấp 4E cho loại máy bay A 321
lên xuống, trong khi đó công suất nhà ga 150.000 hành khách/năm. Đến năm
2010 phục vụ 300.000 hành khách/năm (năm 2020 là 800.000) và 3.000 tấn
hàng hóa/năm.
1.3.2.2. Xe buýt
Hiện nay, đã có tuyến xe buýt đến tất cả các điểm thuộc thành phố Buôn Ma
Thuột và từ thành phố Buôn Ma Thuột đi đến trung tâm hầu hết các huyện trong
tỉnhgóp phần đáng kể vào việc đáp ứng nhu cầu đi lại và hạn chế tai nạn giao
thông.
Quy hoạch đến 2010 và 2020
1.3.2.3. Đường bộ
Từ nay đến năm 2020, tiếp tục củng cố, khôi phục, nâng cấp các công trình
giao thông đường bộ hiện có, hoàn chỉnh mạng lưới, xây dựng mới một số công
trình có yêu cầu cấp thiết, đảm bảo mật độ mạng lưới đường trên 0,6 km/km2.
Phấn đấu đến năm 2020 nhựa hóa hoặc bê tông hóa toàn bộ tuyến tỉnh lộ, huyện
lộ, đường đô thị; 50% số km đường xã được cứng hóa.
25

×