Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Luật pháp được ví như là hành lang cho các hoạt động kinh doanh của các
doanh nhân (hành lang pháp lý). Tuỳ từng thời kỳ và giai đoạn phát triển kinh tế
mà Nhà nước quyết định mở rộng ra hoặc thu hẹp lại hành lang pháp lý đi đúng
định hướng phát triển của đất nước. Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội đã
ban hành một đạo luật quan trọng, có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh
của giới doanh nghiệp là Luật doanh nghiệp (Luật DN). Đạo luật này đã có hiệu
lực từ ngày 1/7/2006.
Việc ban hành Luật Doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu nội tại của nền
kinh tế, của hội nhập kinh tế quốc tế và khắc phục những hạn chế của hệ thống
pháp luật hiện hành về doanh nghiệp, đặc biệt là sự chia cắt, tách biệt áp dụng
theo thành phần kinh tế.
Bài viết này trình bày những điểm mới về đăng ký kinh doanh của Luật
Doanh nghiệp 2005 so với Luật Doanh nghiệp 1999.
Mặc dù vẫn còn một vài khiếm khuyết nhưng có thể nói Luật Doanh
nghiệp 2005 đã mở rộng và phát triển hơn nữa môi trường kinh doanh tại Việt
Nam, giúp các doanh nghiệp tự chủ hơn trong hoạt đọng kinh doanh, xoá bỏ
được những quy định rườm rà, bất hợp lý, gây phiền hà cho doanh nghiệp, qua
đó, cải thiện và nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp
nhà nước nói riêng và của khu vực kinh tế nhà nước nói chung.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
NỘI DUNG
I. Mục tiêu ban hành luật Doanh Nghiệp
Chính phủ đã chỉ đạo việc xây dựng luật Doanh Nghiệp nhằm đảm bảo
các mục tiêu sau:
Một là, thể chế hóa sâu sắc đường lối đổi mới và các chủ trương chính
sách đã được khẳng định tại Đại hội lần thứ IX của Đảng và các Nghị quyết Hội
nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng; nhất là chính sách phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần, coi các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan
trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chính sách phát
huy tối đa nội lực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Hai là, đẩy mạnh thực hiện nhất quán chủ trương cổ phần hóa và sắp xếp
lại doanh nghiệp nhà nước; đổi mới một cách căn bản chức năng, nhiệm vụ và
phương thức quản lý doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện và động lực để
doanh nghiệp nhà nước huy động thêm được vốn đầu tư từ bên ngoài, tiếp thu và
đổi mới công nghệ, kỹ năng quản trị hiện đại; qua đó, cải thiện và nâng cao hiệu
quả và năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp nhà nước nói riêng và của
khu vực kinh tế nhà nước nói chung.
Ba là, tiếp tục duy trì, mở rộng và phát triển quyền tự do kinh doanh.
Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành,
nghề mà pháp luật không cấm; có quyền tự chủ và phải tự chịu trách nhiệm
trong hoạt động kinh doanh; được lựa chọn, thay đổi hình thức tổ chức quản lý
nội bộ, hình thức đầu tư - kinh doanh phù hợp và được nhà nước bảo hộ. Nhà
nước tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp, áp dụng
phổ biến chế độ đăng ký (thay cho cấp phép), xóa bỏ những quy định “xin-cho”,
“phê duyệt”, “chấp thuận” bất hợp lý, gây phiền hà cho doanh nghiệp.
II. Những thay đổi về đăng ký kinh doanh giữa hai bộ luật
1. Về quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp 2005 bỏ khoản 8 điều 9 Luật Doanh Nghiệp 1999.
Theo đó thì các tổ chức nước ngoài,người nước ngoài không thường trú tại Việt
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nam vẫn có thể có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp.Như vậy đối tượng
thành lập và quản lý doanh nghiệp đã được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho
các tổ chức nước ngoài, người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam trong
việc thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp, phù hợp với yêu
cầu về hội nhập kinh tế.
2. Về trình tự thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh
Trong khoản 3 điều 12 của Luật Doanh nghiệp 1999, cơ quan đăng ký
kinh doanh có trách nhiệm giải quyết việc đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15
ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ. Còn trong khoản 2, điều 15 của Luật DN 2005
thì thời hạn đó là 10 ngày.
Khoản 4 trong điều 15 Luật Doanh nghiệp 2005 có bổ sung thêm: thời
hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gắn với dự án đầu tư cụ thể thực
hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
3. Về hồ sơ đăng ký kinh doanh
Luật DN 1999 quy định hồ sơ đăng ký kinh doanh chung cho các loại
doanh nghiệp. Điều 16, 17, 18, 19 của Luật DN 2005 quy định cụ thể hơn về hồ
sơ đăng ký kinh doanh đối với từng loại doanh nghiệp: doanh nghiệp tư
nhân,công ty hợp danh,công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty cổ phần. Hồ sơ
đăng ký của doanh nghiệp tư nhân không cần có điều lệ đối với công ty. Hồ sơ
đăng ký của doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh ngoài giấy đề nghị đăng
ký kinh doanh, văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề mà pháp luật quy định phải
có vốn pháp định, còn có bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác và chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và các
cá nhân khác đối với các doanh nghiệp kinh doanh mà theo quy định của pháp
luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Hồ sơ đăng ký của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có
thêm danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo,quy định rõ:
- Đối với thành viên (cổ đông) là cá nhân: bản Sao Giấy chứng minh nhân
dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Đối với thành viên (cổ đông) là tổ chức: bản sao quyết định thành
lập,Gíây chứng nhận đăng ký kinh doanh (ĐKKD) hoặc tài liệu tương đương
khác của tổ chức, văn bản uỷ quyền, Gíây chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theouỷ quyền.
- Đối với thành viên (cổ đông) là tổ chức nước ngoài thì bản sao Gíây
chứng nhận ĐKKD phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký
không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ ĐKKD.
Như vậy, có thể thấy Luật mới thoáng hơn ở chỗ đã mở rộng việc nộp
chứng chỉ cho những cá nhân khác trong doanh nghiệp chứ không giới hạn ở
người quản lý phải có chứng chỉ hành nghề. Luật mở rộng hơn, có thể nộp
chứng chỉ của giám đốc một trung tâm hay một nhóm làm việc nào đấy trong
doanh nghiệp. Số lượng chứng chỉ là không bắt buộc. Có bao nhiêu chứng chỉ
tương ứng với ngành nghề kinh doanh thì nộp, đây là yêu cầu tối thiểu chứ
không yêu cầu tối đa, còn nếu có thêm nữa thì cứ nộp chứ không có bắt buộc về
số lượng.
4. Về hồ sơ, trình tự thủ tục,điều kiện và nội dung đăng ký kinh doanh, đầu
tư của nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên vào Việt Nam
Đây là một điểm mới được quy định tại điều 20 Luật Doanh nghiệp
2005,dành cho các nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên vào Việt Nam. Theo đó,
hồ sơ, trình tự thủ tục, điều kiện và nội dung đăng ký kinh doanh,đầu tư được
thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về đầu tư. Giấy chứng nhận
đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Điều này góp phần
giảm bớt thủ tục rườm rà cho các nhà đầu tư khi lần đầu tiên vào Việt Nam và
thu hút các nhà đầu tư.
5. Về nội dung giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
Khoản 6, điều 21 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định cụ thể hơn cho từng
loại doanh nghiệp: Ngoài họ tên, chữ ký, địa chỉ thường trú còn có thêm quốc
tịch, số Gíây chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp
khác của:
- Chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân,
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: của chủ sở hữu
công ty hoặc người đại diện theo uỷ quyền của chủ sở hữu công ty
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: của thành
viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền của thành viên
- Của cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông
sáng lập đối với công ty cổ phần
- Của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
6. Về nội dung Điều lệ công ty
So với Luật Doanh nghiệp 1999,Luật Doanh nghiệp 2005,tại điều 22 quy
định về nội dung Điều lệ công ty đã đưa thêm khoản 10: Trong nội dung Điều lệ
công ty có thêm căn cứ và phương pháp xác định thù lao,tiền lương và thưởng
cho người quản lý và thành viên Ban Kiểm soát và Kiểm soát viên.
7. Về điều kiện cấp Gíây chứng nhận đăng ký kinh doanh
So với luật DN 1999, Điều 24 của Luật DN 2005 có bổ sung thêm hai
điều kiện để Doanh nghiệp được cấp giấy ĐKKD, đó là: Có trụ sở chính theo
quy định tại khoản 1 Điều 35 về trụ sở chính của doanh nghiệp và phải nộp đủ lệ
phí đăng ký kinh doanh theo quy định của Pháp luật. Lệ phí đăng ký kinh doanh
được xác định căn cứ vào số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh,mức lệ phí
cụ thể do Chính phủ quy định.
Một nét mới của luật Doanh nghiệp 2005 là quy định rõ các hành vi bị
cấm trong đăng ký kinh doanh (ĐKKD): Đối với cơ quan ĐKKD cấm việc gây
chậm trễ, phiền hà, cản trở và sách nhiễu người ĐKKD. Đối với người ĐKKD
hay nguời đầu tư, cấm hành vi kinh doanh không đăng ký, khai không trung
thực, chính xác nội dung hồ sơ ĐKKD, khai khống vốn, định giá tài sản góp vốn
không đúng, kinh doanh khi chưa đủ điều kiện.
8. Về thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
- Theo khoản 1 điều 19 Luật Doanh nghiệp 1999,thời hạn để đăng ký các
thay đổi với cơ quan dăng ký kinh doanh chậm nhất là 15 ngày, còn Luật DN
2005 (khoản 1 điều 26)là 10 ngày.
5