Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

câu hỏi ôn tập môn công tác xáo đói giảm nghèo và giải quyết việc làm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.46 KB, 7 trang )

KHOA LUẬT – QUẢN LÝ XÃ HỘI
Bộ môn: Công tác xã hội
CÂU HỎI ÔN TẬP
HỌC PHẦN: CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM
Số TC: 03
Giảng viên: Nguyễn Thị Hồng Trâm
Bộ môn: Công tác xã hội
Khoa: Luật – Quản lý xã hội
Email:
1
PHẦN 1: DẪN NHẬP
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM
Câu 1: Bằng cách tiếp cận của công tác xã hội, hãy đề xuất những hoạt động mà nhân
viên công tác xã hội có thể can thiệp trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo và giải quyết
việc làm.
Chương 2: THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở
VIỆT NAM
Câu 1: Dựa vào bảng số liệu, hãy phân tích thực trạng nghèo đói ở nước ta, từ đó đưa
ra xu hướng nghèo đói qua các năm và lý giải cho xu hướng đó.(Bảng số liệu này chỉ là ví
dụ, số liệu có thể thay đổi)
Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn giai đoạn 2006 – 2010
Đơn vị tính: %
2004 2006 2008 2010 2010*
Cả nước 18,1 15,5 13,4 10,7 14,2
Thành thị - nông thôn
Thành thị 8,6 7,7 6,7 5,1 6,9
Nông thôn 21,2 18,0 16,1 13,2 17,4
6 vùng
Đồng bằng sông Hồng 12,7 10,0 8,6 6,4 8,3


Trung du và miền núi phía Bắc 29,4 27,5 25,1 22,5 29,4
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 25,3 22,2 19,2 16,0 20,4
Tây Nguyên 29,2 24,0 21,0 17,1 22,2
Đông Nam Bộ 4,6 3,1 2,5 1,3 2,3
Đồng bằng sông Cửu Long 15,3 13,0 11,4 8,9 12,6
(Nguồn: Kết quả khảo sát mức sống dân cư 2010 – Tổng cục thống kê)
Chú ý: 2010*:Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010* được tính theo chuẩn nghèo của Chính phủ gia đoạn 2011 -
2015.
Câu 2: Có những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nghèo đói ở Việt Nam? Nguyên
nhân nào là nguyên nhân cơ bản? Lý giải vì sao?
Câu 3: Trên cơ sở tìm hiểu những nguyên nhân của nghèo đói ở Việt Nam, vai trò của
nhân viên công tác xã hội có thể can thiệp như thế nào để trợ giúp đối tượng là người
nghèo, hộ nghèo?
Câu 4: Phân hóa giàu nghèo có ảnh hưởng như thế nào trong công tác xóa đói giảm
nghèo và giải quyết việc làm? Nhân viên công tác xã hội có thể can thiệp ở những
khía cạnh/ lĩnh vực nào để làm giảm thực trạng phân hóa giàu nghèo?
2
Câu 5: Thực trạng lao động việc làm của lao động nông thôn hiện nay như thế nào?
Nếu thân chủ của bạn là một người nghèo ở khu vực nông thôn, thiếu vốn để sản xuất
và không có kỹ thuật trong sản xuất, với vai trò là nhân viên công tác xã hội, bạn sẽ
giải quyết như thế nào?
PHẦN 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TRONG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM
NGHÈO VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
Chương 1: PHƯƠNG PHÁP PRA TRONG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM
NGHÈO VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM.
Câu 1: Trình bày những hiểu biết của em về phương pháp PRA. Trong công tác xã
hội, PRA có thể vận dụng trong những trường hợp nào? Ưu điểm, hạn chế của phương
pháp PRA? So sánh PRA với một số phương pháp khác của công tác xã hội trong việc
trợ giúp các đối tượng nghèo đói? (Câu hỏi thi sẽ hỏi một số nội dung của PRA chứ không hỏi
hết toàn bộ, quan trọng là nắm được các đặc điểm, nguyên tắc và công cụ cảu PRA)

Câu 2: Phân tích những nguyên tắc của PRA trong công tác xóa đói giảm nghèo?
Nguyên tắc nào là cơ bản? vì sao? Lấy ví dụ trong từng trường hợp cụ thể để lý giải.
Câu 3: So sánh các phương pháp tiếp cận trong lập kế hoạch: Lập kế hoạch từ trên
xuống, kế hoạch từ dưới lên, kế hoạch có sự tham gia trong xóa đói giảm nghèo (Mục
đích, người thực hiện, vai trò của người dân, vai trò của cán bộ, công cụ chủ yếu,
thông tin/kế hoạch, kết quả)
Câu 4: Sử dụng sơ đồ SWOT để đánh giá mặt mạnh, yếu và các nguồn lực của địa
phương khi thực hiện một mục tiêu cụ thể nhằm xóa đói giảm nghèo và giải quyết
việc làm.
PHẦN 3: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM.
Chương 1: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI VẤN ĐỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO.
Câu 1: Phân tích những định hướng giảm nghèo và giải quyết việc làm bền vững ở
Việt Nam? Lấy ví dụ cụ thể để lý giải cho các luận điểm đưa ra. Từ đó cho thấy vai
trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp các đối tượng là người nghèo/
cộng đồng nghèo?
Câu 2: Trình bày các bước trong tiến trình công tác xã hội với người nghèo, cần vận
dụng các phương pháp và kỹ năng gì của công tác xã hội?
3
Câu 3: Phân tích các chức năng, nhiệm vụ của CTXH đối với người nghèo.
PHẦN 3:
Chương 2: NHỮNG DỊCH VỤ, MÔ HÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM.
Câu 1: Xây dựng kế hoạch nhằm khai thác nội lực của cá nhân người nghèo trong
công tác xóa đói giảm nghèo?
Chương 3: ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN XÓA
ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
Câu 1: Đưa ra một số khuyến nghị và đề xuất để thực hiện hiệu quả công tác xóa đói
giảm nghèo với vai trò của nhân viên công tác xã hội.
4
TÌNH HUỐNG

Tình huống 1: Anh B là người dân của xã X, trước đây anh từng là một tấm gương
trong làm ăn kinh tế giỏi, Năm 2010, trong một lần về quê thăm họ hàng, anh B bị tai
nạn. Do thương tích rất nặng, anh B phải cắt bỏ một chân trái. Kể từ đó anh B rất tự ti
về ngoại hình của mình và không có ý chí như trước. Nhiều người dân có hoàn cảnh
khó khăn trong xã muốn hỏi kinh nghiệm làm ăn của anh B, nhưng anh thường cáu
gắt và từ chối gặp mặt mọi người. Là một nhân viên công tác xã hội, anh/chị hãy đề
xuất những biện pháp can thiệp và giải quyết vấn đề của anh B.
Tình huống 2: Xã N là một xã thuộc khu vực ngoại thành Hà Nội, trước đây người
dân xã N sống chủ yếu là làm nông nghiệp. Năm 2007, sau khi đầu tư xây dựng các
khu công nghiệp và thực hiện đô thị hóa nông thôn, hầu h
ết đất sản xuất tại xã N đã được đưa vào quy hoạch. Người dân xã N đã bán đất và trở
nên giàu có với một số tiền đền bù. Tuy nhiên sau đó do không có năng lực, kỹ thuật,
người dân không xin được việc làm, một bộ phận lớn thanh niên trong xã chỉ ăn chơi,
an nhàn, tụ tập. Và số tiền đền bù cũng nhanh chóng cạn kiệt do người dân đầu tư xây
dựng nhà cửa và mua sắm trang thiết bị trong gia đình. Biết rằng trước đây xã cùng
từng làm nghề thủ công, tuy nhiên quy mô nhỏ lẻ và không có thị trường tiêu thụ nên
rất manh mún. Với vai trò nhân viên công tác xã hội, hãy phân tích thực trạng này và
đưa ra những biện pháp can thiệp.
Tình huống 3: Xã X là một xã thuộc khu vực 135, trong đó chủ yếu là người dân tộc
thiểu số. Người dân rất đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày. Tuy
nhiên công việc sản xuất làm ăn của họ thì còn lạc hậu, hiệu quả không cao, các cây
trồng, vật nuôi không đa dạng và đất đai cũng rất cằn cỗi, do đó thu nhập hàng tháng
không đáng kể. Những trẻ em trong xã thường chỉ học hết tiểu học hoặc không đi học,
nguyên nhân là do không có lao động để giúp bố mẹ công việc nhà và đường đến
trường học cũng rất xa xôi, gập ghềnh. Với vai trò nhân viên công tác xã hội hãy xác
định những vấn đề của xã đang gặp phải, đề xuất phương án can thiệp hoặc tư vấn
những quyền lợi pháp lý để trợ giúp xã X.
Tình huống 4: Xã Y là xã 135, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, sản xuất
5
chủ yếu là nông nghiệp. Năm 2010, theo chương trình của chính phủ, xã Y được hỗ

trợ giống lúa mới cho toàn bộ bà con trong xã. Tuy nhiên do dân cư sống rải rác ở các
khu vực địa hình khác nhau nên khi đưa giống lúa về người dân được tự mình đăng ký
giống lúa nước hoặc giống lúa cạn. Sau khi cấy trồng, người dân không thấy lúa đơm
bông, sâu bệnh thì nhiều và kết quả là không được thu hoạch. Tìm hiểu thì được biết
bà con trồng lúa nước trên ruộng cạn và trồng lúa cạn trên những khu vực đất trũng.
Với vai trò của nhân viên công tác xã hội, hãy xác định những vấn đề của xã Y và đề
xuất những biện pháp can thiệp.
Tình huống 5: Xã H là xã vùng cao, thuộc khu vực miền núi phía bắc. Năm 2009,
chính phủ đã phê duyệt dự án nước sạch để cung cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu cho
toàn bộ xã. Tuy nhiên, do tập quán gắn bó với thiên nhiên, người dân vẫn chỉ sử dụng
nước tự nhiên, bắc qua ống nước từ trên nguồn chảy về hoặc sử dụng nguồn nước ở
sông suối. Với vai trò của nhân viên công tác xã hội hãy can thiệp và giải quyết vấn
đề.
Tình huống 6: Với chủ trương hỗ trợ những cộng đồng nghèo, Ngân hàng chính sách
đã xây dựng dự án cho vay tín dụng để làm ăn kinh tế, cải thiện môi trường sống vệ
sinh hoặc mua sắm trang thiết bị/dụng cụ sản xuất; cụ thể là chương trình cho vay hộ
nghèo, cận nghèo, vay xuất khẩu lao động và vay vốn từ quỹ nước sạch vệ sinh môi
trường, với lãi suất thấp. Tuy nhiên sau khi các xóm lập danh sách, ngân hàng chính
sách thực hiện rải ngân thông qua Hội phụ nữ xã. Sau khi rải ngân, phần lớn người
dân sử dụng tiền vay để mua sắm thiết bị, sửa nhà, mua xe,… Khi cán bộ ngân hàng
kiểm tra, trưởng thôn sẽ đưa đến gặp một số gia đình có làm chuồng trâu, bò hoặc làm
Bioga… để làm minh chứng cho số tiền vay. Với vai trò của nhân viên công tác xã
hội, hãy xác định các vấn đề và đề xuất hướng can thiệp.
Tình huống 7: Một anh nông dân là hộ nghèo, không có đủ phương tiện để thự hiện
quá trình sản xuất kinh tế. Theo chương trình hỗ trợ của nhà nước, anh được hỗ trợ 1
con bò để cày kéo làm ăn. Trên đường dắt bò từ UB Xã về nhà, anh trộm nghĩ “Không
biết khi nào mới xóa được nghèo, ta cứ phải xóa cái đói trước đã, có thực thì mới vực
6
được đạo”, và anh đã thịt ngay con bò để ăn uống và thết đãi anh em. Với vai trò nhân
viên công tác xã hội, anh/chị nhìn nhận vấn đề này như thế nào và đề xuất các phương

án can thiệp.
Tình huống 8: H là con em trong một gia đình thuộc hộ nghèo. Sau khi học đến lớp
7, bố mẹ em muốn em nghỉ học để phụ giúp cha mẹ lên nương làm rẫy. Bản thân H
cũng không muốn tiếp tục đi học, do em thường xuyên bị bạn bè xa lánh và chê bai vì
là con nhà nghèo. Dưới góc độ nhân viên công tác xã hội, hãy xác định vấn đề và
hướng giải quyết.
Tình huống 9: Gia đình K là một trong những gia đình khá giả trong xóm. Sau khi dự
án xây dựng khu đô thị được phê duyệt, một nửa số đất sản xuất của các hộ gia đình
trong xóm đã được đưa vào quy hoạch. Do thời gian nhàn rỗi nhiều, thanh niên trong
xóm bắt đầu sa vào ăn chơi, đua đòi. K bị bạn bè lôi kéo và vô tình đã nghiện đánh cờ
bạc. Sau một lần thua lỗ, gia đình K đã phải trả một khoản nợ rất lớn và gần như
khánh kiệt tài chính của gia đình. Cha mẹ K đã già và không còn đủ sức khỏe và trình
độ để làm việc như trước. Với vai trò nhân viên công tác xã hội, hãy xác định các vấn
đề của K và gia đình K, đề xuất các biện pháp can thiệp.
Tình huống 10: Chị M là một phụ nữ đơn thân, bỏ quê đi làm ăn xa, hiện đang nuôi
dưỡng một con trai 5 tuổi. Hằng ngày chị M đi làm thuê, công việc chủ yếu là phụ xây
dựng. Sau một lần ốm nặng, chị M không còn đủ sức khỏe để tiếp tục công việc. Do
ruộng đất không có, trình độ cũng hạn chế, chị M rất khó khăn để nuôi sống bản thân
và con trai. Với vai trò nhân viên công tác xã hội, hãy xác định quyền lợi mà chị M có
thể được hưởng và đề xuất hướng giải quyết.
email
7

×