Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA VÀ DỰ BÁO LẠM PHÁT NĂM 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.37 KB, 20 trang )

1
KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT
NAM THỜI GIAN QUA VÀ
DỰ BÁO LẠM PHÁT NĂM 2010
Nhóm 1:
1. TRẦN QUỐC ANH
2. TRƯƠNG THÀNH TIẾN
3. BÙI VĂN HUÂN
4. NGUYỄN NAM PHƯƠNG
5. NGUYỄN ĐĂNG HẠ HUYÊN
6. BÀNH THU THẢO
7. HÀ NHẬT TIẾN
8. LƯƠNG HỒ MINH HẢI
9. PHẠM BẢO THỊNH
10. NGUYỄN HỒNG TÂM
11. NGUYỄN VĂN CƯƠNG
12. LÊ LƯƠNG PHƯỚC TÂN
GVHD: TS. DIỆP GIA LUẬT

2
NỘI DUNG
1
Kiểm soát lạm phát ở
Việt Nam thời gian qua
2
Lạm phát năm 2010

3
PHẦN 1
KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở
VN THỜI GIAN QUA


I. NHẬN XÉT CHUNG
II. GIAI ĐOẠN 1986-1988
III. GIAI ĐOẠN 1989-1991
IV.GIAI ĐOẠN 1992-2009

4
I. NHẬN XÉT CHUNG

5
I. NHẬN XÉT CHUNG
Năm 1986, Chính phủ Việt Nam tuyên bố chuyển từ nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN. Do vậy, tình hình kiểm soát lạm phát
của nước ta được xét từ 1986-2009 và chia làm 3 giai
đoạn như sau:
- Giai đoạn 1986-1988: lạm phát phi mã.
- Giai đoạn 1989-1991: lạm phát còn cao.
- Giai đoạn 1992-2009: vấn đề kiểm soát lạm phát được
đưa lên vị trí hàng đầu.

6
II. GIAI ĐOẠN 1986-1988
1. DIỄN BIẾN VÀ ĐẶC ĐIỂM
- Thời kỳ lạm phát đã chuyển từ dạng “ẩn” sang dạng
“mở”, song vẫn chưa được thừa nhận chính thức.
- Thời kỳ xuất hiện siêu lạm phát với 3 chữ số kéo dài
suốt 3 năm.


7

II. GIAI ĐOẠN 1986-1988
2. NGUYÊN NHÂN
-
Chi phí đẩy: Giá nguyên vật liệu đầu vào và giá lương
thực tăng cao.
-
Mức cung tiền tăng: Chính phủ Việt Nam in thêm tiền
-
Ngân hàng chưa áp dụng một cách triệt để chính sách
lãi suất theo cơ chế thị trường, xảy ra tình trạng lãi suất
thực âm.


8
II. GIAI ĐOẠN 1989-1991
1. DIỄN BIẾN VÀ ĐẶC ĐIỂM
- Lần đầu tiên lạm phát được chính thức thừa nhận bằng
NGHỊ QUYẾT SỐ 11-NQ/TW NGÀY 2-5-1988 CỦA BỘ
CHÍNH TRỊ Trung ương ĐCSVN.
- Các biện pháp chống lạm phát được gắn với quá trình
đổi mới, thực hiện các cải cách thị trường ở Việt Nam.
- Lạm phát đã giảm từ mức siêu lạm phát xuống còn hai
chữ số.

9
2. NGUYÊN NHÂN
Lạm phát giai đoạn trước làm người dân tích trữ hàng
hóa, lương thực, vàng càng nhiều vì sợ đồng VN sẽ
còn mất giá tạo nên cầu giả tạo, giá cả tăng cao dẫn
đến lạm phát do cầu kéo.

3. GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT LẠM PHÁT CỦA CHÍNH PHỦ

Áp dụng lãi suất thực, đưa lãi suất huy động tiền gửi
tiết kiệm lên cao vượt tốc độ lạm phát.

Tuy nhiên, ngân hàng chưa kiểm soát tốt sự tăng lên
của tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng
=> Lạm phát đã giảm đi trông thấy nhưng vẫn cao
II. GIAI ĐOẠN 1989-1991

10
III. GIAI ĐOẠN 1992-2009
1. Năm 1992-1998: lạm
phát vừa phải.
2. Năm 1999-2001: lạm
phát quá thấp.
3. Năm 2002-2006: chỉ
số lạm phát đã được
kiểm soát tương đối
tốt, ổn định ở mức
một chữ số.
4. Năm 2007-2008: lạm
phát tăng cao ở mức
hai chữ số.
5. Năm 2009: lạm phát
đạt mục tiêu.

11
1. NĂM 1992-1998: LẠM PHÁT VỪA PHẢI


Nguyên nhân
-
Đầu tư nước ngoài tăng mà các nhà đầu tư chuyển lợi nhuận về
nước  cầu ngoại tệ tăng  giá USD tăng, đồng Việt Nam giảm giá.
-
Chi tiêu Chính phủ tăng mạnh: cải cách chế độ tiền lương, trợ cấp
XH, xây dựng đường điện cao áp 500kV…
-
Giá của một số mặt hàng tăng cao: xi măng, điện, xăng

Kiểm soát lạm phát của Chính phủ
-
NHNN bán trái phiếu, tín phiếu cho các NHTM
-
NHNN kiểm soát chặt chẽ hạn mức tín dụng tái cấp vốn đối với các
NHTM
-
Buộc các TCTD phải thực hiện dự trữ bắt buộc mở rộng
-
Tăng cường quản lý ngoại hối
-
Nâng lãi suất chiết khấu làm giảm việc vay của các NHTM
III. GIAI ĐOẠN 1992-2009

12
2. NĂM 1999-2001: LẠM PHÁT QUÁ THẤP

Nguyên nhân
-
Giá hàng nông sản giảm mạnh.

-
Giá hàng công nghiệp và dịch vụ có xu hướng giảm giá để cạnh
tranh với hàng nhập khẩu.
-
Cơ cấu tăng trưởng kinh tế giữa khu vực công nghiệp và nông
nghiệp là không đồng đều, làm cho sức mua của nông dân - bộ
phận dân cư lớn nhất nước không tăng lên.
-
Đầu tư nước ngoài suy giảm mạnh.
-
Tỷ lệ tăng trưởng giá trị xuất khẩu giảm sút do ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á.
-
Hậu quả của hiệu ứng lây lan do suy thoái và giảm phát khu vực.
III. GIAI ĐOẠN 1992-2009

13
2. NĂM 1999-2001: LẠM PHÁT QUÁ THẤP

Kiểm soát lạm phát của Chính phủ
-
Nâng cao sức mua của các tầng lớp dân cư:
+ Triển khai chương trình xóa đói giảm nghèo.
+ Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn.
+ Tăng lương cho CBCC, trợ cấp ưu đãi đối với người có công với
cách mạng.
-
Tăng cường đầu tư, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh:
+ NHNN liên tục cắt giảm trần lãi suất cho vay, nới lỏng điều kiện vay
vốn cho khu vực nông thôn.

+ Lãi suất tiền gửi của hệ thống ngân hàng cũng liên tục giảm.
+ Nhà nước trợ giá đối với hàng xuất khẩu, miễn giảm thuế thu nhập
cho các DN.
+ Cải thiện môi trường đầu tư nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài.
III. GIAI ĐOẠN 1992-2009

14
3. NĂM 2007-2008: LẠM PHÁT TĂNG CAO Ở MỨC HAI CHỮ SỐ.

Nguyên nhân
- Giá nguyên vật liệu thế giới tăng, nhiều mặt hàng xuất khẩu của VN có nguyên vật liệu phải
nhập khẩu.
- Giá lương thực thực phẩm tăng do thiên tai, dịch bệnh, đất nông nghiệp giảm.
- Thu nhập dân cư tăng  tăng tổng cầu  tăng giá hàng tiêu dùng.
- Đầu cơ, găm hàng của các đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ.
- Chính sách tài khóa không hiệu quả: Tỷ lệ chi đầu tư khu vực nhà nước lớn, nhưng kém hiệu
quả, dàn trải, nhiều công trình dở dang, chậm đưa vào khai thác gây thất thoát, lãng phí lớn.
- Thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng trong nhiều năm.
- NHNN mua ngoại tệ làm tăng tổng cầu để giữ giá USD không làm ảnh hưởng nhiều đến xuất
khẩu.
- Giá bất động sản tăng cao



III. GIAI ĐOẠN 1992-2009

15
3. NĂM 2007-2008: LẠM PHÁT TĂNG CAO Ở MỨC HAI CHỮ SỐ

Kiểm soát lạm phát của Chính phủ


Chính sách tài khóa
- Cắt giảm đầu tư công
- Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP: Nâng cao hiệu quả chi tiêu công,
đẩy mạnh XK, kiểm soát chặt chẽ NK, giảm nhập siêu, thực hành
tiết kiệm trong SX và tiêu dùng, chống đầu cơ buôn lậu và gian lận
thương mại, kiểm soát việc chấp hành pháp luật về giá, tăng cường
các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và SX của nhân dân, mở rộng
thực hiện các chính sách an sinh XH.
- Quyết định số 390/QĐ-TTg về việc điều hành kế hoạch đầu tư xây
dựng cơ bản và chi tiêu ngân sách năm 2008.
- Cải thiện sự phối hợp giữa các bộ và các cơ quan khác trong quá
trình thực thi chính sách.
III. GIAI ĐOẠN 1992-2009

16
3. NĂM 2007-2008: LẠM PHÁT TĂNG CAO Ở MỨC HAI CHỮ SỐ

Kiểm soát lạm phát của Chính phủ

Chính sách tiền tệ:
- Chính sách thắt chặt tiền tệ: NHNN đã điều chỉnh tăng lãi suất cơ
bản nhằm kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng dư nợ tín dụng.
- Chính sách tỷ giá: nới rộng biên độ tỷ giá tạo sự linh hoạt tỷ giá
sát với cung cầu thị trường; thực hiện mở rộng đối tượng bán ngoại
tệ cho các NHTM, việc can thiệp dựa vào trạng thái ngoại tệ của
các NHTM trong ngày, thực hiện minh bạch các thông tin về dự trữ
ngoại hối, giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh ngoại tệ, cấm
các tổ chức tín dụng không được mua bán USD thông qua ngoại tệ
khác, phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra và xử

lý các hoạt động đầu cơ, kinh doanh ngoại tệ trái pháp luật trên thị
trường.
III. GIAI ĐOẠN 1992-2009

17
4. Năm 2009: LẠM PHÁT ĐẠT MỤC TIÊU

Nguyên nhân:

Chính sách tài chính – tiền tệ chuyển từ thắt chặt sang nới lỏng.

Tiêu thụ tăng cao qua các tháng trong năm. Đó là động lực tăng
trưởng kinh tế, đồng thời là một trong những yếu tố quan trọng
làm cho giá tiêu dùng có xu hướng tăng cao lên.

Giá cả thị trường thế giới một số mặt hàng có xu hướng tăng dần
vào những tháng cuối năm như: xăng dầu, sắt thép, thức ăn chăn
nuôi, đường, sữa, thuốc chữa bệnh…

Thời gian qua giá vàng, chứng khoán, bất động sản nóng lên đã
hút một lượng tiền không nhỏ; khi nó giảm xuống thì sẽ gây áp
lực lên thị trường hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng.
III. GIAI ĐOẠN 1992-2009

18
4. Năm 2009: LẠM PHÁT ĐẠT MỤC TIÊU

Kiểm soát lạm phát của Chính phủ
- Các gói kích cầu kinh tế
+ Gói kích cầu thứ nhất: hỗ trợ lãi suất vay NHTM các khoản vay

ngắn hạn dưới 1 năm của DN vừa và nhỏ, miễn giảm thuế.
+ Gói kích cầu thứ hai: cho vay dài hạn hơn (tới 2 năm), điều kiện
nới lỏng hơn và lĩnh vực cho vay cũng mở rộng hơn. Doanh
nghiệp được dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay.
- Cơ chế kiểm soát tỷ giá của Chính phủ
+ Tăng lãi suất cơ bản.
+ Điều chỉnh tỷ giá và biên độ tỷ giá, tác động để các tập đoàn có
ngoại tệ bán lại cho ngân hàng.
III. GIAI ĐOẠN 1992-2009

19
KẾT LUẬN

Lạm phát có tác động tích cực và tiêu cực đối với tăng trưởng
kinh tế. Một tỷ lệ lạm phát thấp, ổn định sẽ tạo ra một động
lực đáng kể để đạt được mức tăng trưởng ổn định.

Để kiểm soát lạm phát đạt kết quả, sự trả giá và đánh đổi là
thấp nhất, nhất thiết phải có sự phối hợp đồng bộ của các cơ
quan quản lý nhà nước.

Thị trường thế giới đang biến động, phải theo dõi sát tình hình
để có các giải pháp phản ứng kịp thời nhằm hạn chế các tác
động xấu do những khách quan mới nảy sinh. Mặt khác, tận
dụng được thời cơ mới để phát huy tiềm năng tăng trưởng
của đất nước.
20
XIN CHÂN THÀNH
CẢM ƠN SỰ QUAN
TÂM THEO DÕI CỦA

QUÝ THẦY VÀ CÁC
BẠN!

×