Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Phân tích tình hình lao động, tiền lương và ảnh hưởng của chính sách lương đến năng suất lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 70 trang )


Phân Tích Tình Hình Lao Động , Tiền Lương GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh
Và Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động .

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài:
Ngành điện Việt Nam đang có khuynh hướng phát triển theo một hướng
mới hoàn toàn khác như hiện nay. Thật vậy, hiện nay, qui luật phát triển kinh
tế xã hội - một qui luật biện chứng của chủ nghĩa duy vật lịch sử - là quan hệ
sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, đã bắt đầu chi phối mạnh các hướng
đi cần thiết của ngành điện hiện nay
và trong tương lai không xa.
Điện lực là ngành có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế
xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh, vì thế trong xu thế phát triển và huy
hoạch của ngành từ nay đến năm 2010 sẽ đưa điện đến 100% hộ dân có điện
sử dụng,do đó công tác điện khí hoá nông thôn, vừa xây dựng, vừa cải tạo lưới
điệ
n cũ, từng bước hiện đại hoá xây dựng lưới điện. Để hoàn thành khối lượng
công việc như kế hoạch đề ra từ đây đến năm 2010 ngoài việc duy trì đội ngũ
cán bộ công nhân viên hiện có, công ty Điện lực Cần Thơ cần dự kiến phát
triển nguồn nhân lực theo hướng chuyên môn hoá thông qua đào tạo, tuyển
dụng từ trường lớp ra. Để có thể duy trì cũng nh
ư thu hút lao động có trình độ,
tay nghề cao thì đòi hỏi doanh nghiệp phải tuyển dụng và giữ lại đúng người
làm đúng việc bởi vì khi một người có kỹ năng thích hợp, đang làm đúng công
việc, thì cả người nhân viên đó và công ty điều có lợi. Để làm được như vậy
doanh nghiệp cần có một hệ thống thù lao cạnh tranh và công bằng. Mặc dù
tiền không phải là lý do duy nhất để các nhân viên làm việc cho m
ột doanh


nghiệp, nhưng những phương pháp trả lương không công bằng vẫn là nguyên
nhân chính gây ra sự bất mãn của nhân viên và làm tăng tình trạng bỏ việc,
giảm hiệu quả lao động và gây ra những chi chí không cần thiết cho doanh
nghiệp. Hệ thống tiền lương hợp lý là sự bảo đảm rằng những người thực hiện
các nhiệm vụ được coi là như nhau sẽ nhận được mức thù lao như nhau và thù
lao thì bao hàm tất cả
các hình thức thu nhập mà các cá nhân được trả cho
phần lao động của họ (lương, phụ cấp,…).
Hiện nay Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới rất cần những người có
năng lực để góp sức đưa Đất nước đi lên với mục tiêu là đến năm 2020 sẽ cơ
bản trở thành một nước công nghiệp. Bên cạnh sự “hoàn thiện hệ thống cơ s

dạy nghề, hệ thống chính sách dạy nghề nhằm tạo điều kiện và khuyến khích
lao động kỹ thuật”, việc giữ cho người lao động làm đúng ngành nghề mà họ
đã học; không để cho người giỏi tâp trung quá nhiều ở các công ty nước ngoài
hay sự di dân sang nước ngoài cũng không kém phần quan trọng. Hiện nay,
ngày càng có nhiều sinh viên đi du học ở nước ngoài và trong số họ có những
SVTH: Lâm Hồng Minh Trang


1

Phân Tích Tình Hình Lao Động , Tiền Lương GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh
Và Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động .

người không quay về phục vụ Đất nước vì vậy Nhà nước buộc họ phải nộp
thuế thân để ràng buộc họ. Hay tình trạng các sinh viên giỏi ra trường đi làm
cho các doanh nghiệp nước ngoài,… đó là vì sao? Một khía cạnh nào đó có thể
là do thu nhập của họ từ các doanh nghiệp trong nước không đáp ứng đủ nhu
cầu chi tiêu của cá nhân và gia đình họ bởi vì mức lương của các doanh nghiệp

nước ngoài rất cao so vớ
i các doanh nghiệp trong nước. Vì vậy một chính sách
lương hợp lý rất cần thiết đối với người lao động.
Ngoài tiền lương, việc cung cấp những dịch vụ và phúc lợi cho nhân viên
như: các chương trình hưu trí; các kế hoạch chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm;
các kế hoạch chia lợi nhuận; các kế hoạch khuyến khích tạo động lực khác,
chẳng hạn như kế hoạch giải trí,… cũ
ng là những biện pháp khuyến khích, tạo
động lực cho người lao động phát huy hết khả năng của mình cũng như người
lao động hiểu rõ doanh nghiệp mong chờ những gì từ họ và họ có thể mong
muốn những gì từ doanh nghiệp.
Tóm lại, một chính sách lương hợp lý có thể kích thích người lao động
tăng năng suất lao động từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp là đều mà
doanh nghiệ
p và người lao động nào cũng mong muốn. Chính vì vậy mà người
viết chọn đề tài “Phân Tích Tình Hình Lao Động, Tiền Lương Và Ảnh Hưởng
Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động Tại Điện Lực Cần Thơ”.
II. Mục tiêu nghiên cứu:
Như đã trình bày ở trên, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là “Phân Tích Tình
Hình Lao Động, Tiền Lương Và Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến
Năng Suất Lao Động Của Người Lao Động”. Thông qua những nghiên cứu
như:
− Phân tích tình hình lao động, tiền lương tại Điện Lực Cần Thơ:
+ Về lao động:
 Phân tích trình độ lao động tại công ty.
 Phân tích tình hình tăng giảm lao động tại công ty.

Phân tích tình hình bố trí lao động tại các đơn vị trực thuộc.
+ Về tiền lương:
 Phân tích, đánh giá hình thức trả lương tại Điện Lực Cần Thơ từ đó

rút ra ưu và nhược điểm của hình thức đó. Xem ảnh hưởng của cách trả lương
đến người lao động từ đó đề nghị, giải pháp cải thiện cách trả lương nh
ằm kích
thích người lao động tăng năng suất lao động.
 Đánh giá các hình thức lương, thưởng, ăn giữa ca, trợ cấp liên quan
tới người lao động trong Doanh nghiệp.
 Phân tích tình hình thực hiện quỹ lương năm 2003.
SVTH: Lâm Hồng Minh Trang


2

Phân Tích Tình Hình Lao Động , Tiền Lương GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh
Và Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động .

− Phân tích ảnh hưởng của chính sách lương đến năng suất lao động của
người lao động:
+ Phân tích và so sánh hình thức lương theo sản phẩm tại công ty Điện Lực
Cần Thơ và các công ty xây dựng 621, công ty cơ khí và sửa chữa 721. Từ đó
kết luận hình thức trả lương theo sản phẩm tại phân xưởng sản xuất là kích
thích người lao động tăng năng suất lao động của mình nhiề
u nhất.
+ Phân tích và so sánh các loại trợ cấp của Điện Lực Cần Thơ qua các năm.
Từ đó rút ra các loại trợ cấp đó khuyến khích người lao động như thế nào.
+ Phân tích và so sánh các chế độ tiền thưởng của doanh nghiệp đối với
người lao động. Từ đó rút ra các hình thức thưởng đó đã kích thích người lao
động làm việc để tăng năng suất lao độ
ng như thế nào.
III. Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ được tiến hành thông qua:

1. Phương pháp thu thập số liệu:
1.1.
Số liệu thứ cấp:
− Các báo cáo, tài liệu của cơ quan thực tập.
− Tham khảo các tài liệu có liên quan.
1.2.
Số liệu sơ cấp:
− Quan sát: tiếp cận, tìm hiểu và quan sát thực tế.
− Điều tra: phỏng vấn trực tiếp các công nhân tại doanh nghiệp thực tập.
2. Phân tích số liệu:
− Phương pháp so sánh, tổng hợp: lấy số liệu của doanh nghiệp thực tập so
sánh thực tế so với kế hoạch, so với thực tế năm trước và so sánh với doanh
nghiệp khác.
− Phương pháp nghiên cứu đi
ển cứu: lấy số liệu của những doanh nghiệp
có hình thức lương theo sản phẩm.
IV. Phạm vi nhiên cứu:
− Khi phân tích chỉ dựa vào số liệu thứ cấp và số liệu thu thập được.
− Chỉ nghiên cứu hình thức lương trong doanh nghiệp thực tập và công ty
xây dựng 621, công ty 721 mà trọng tâm là tập trung đi sâu nghiên cứu, phân
tích ưu điểm của phương pháp trả lương theo sản phẩm.
− Chỉ chế độ tiền thưởng, các khoản trợ cấp trong Doanh nghiệp đã kích
thích người lao động như thế
nào.
− Chỉ nghiên cứu trong 3 năm 2001,2002,2003.
SVTH: Lâm Hồng Minh Trang


3


Phân Tích Tình Hình Lao Động , Tiền Lương GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh
Và Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động .

PHẦN NỘI DUNG

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái quát về lao động:
1.1. Khái niệm lao động:
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật
chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và
hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của Đất nước.
1.2. Tầm quan trọng của lao động:
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải có ba yế
u tố cơ bản:
tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động, trong đó, lao động là yếu tố
có tính chất quyết định.
Trong tất cả các chế độ xã hội, việc làm ra của cải vật chất, thỏa mãn tất cả
các nhu cầu, các điều kiện về sinh hoạt, sinh tồn của xã hội đều do lao động
mà có.
Lao động là hoạt động chân tay và hoạt động trí óc của con ng
ười nhằm
biến đổi các vật thể tự nhiên thành những vật thể cần thiết để thỏa mãn nhu
cầu của xã hội.
Lao động là điều kịên đầu tiên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã
hội.
1.3 Phân loại lao động:
1.3.1
Phân loại theo nghề nghiệp:
− Công nhân sản xuất chính: là những người làm việc trực tiếp bằng tay
hoặc bằng máy móc tham gia vào quá trình sản xuất và trực tiếp làm ra sản

phẩm.
− Công nhân sản xuất phụ: là những người phục vụ cho quá trình sản xuất
và làm các ngành nghề phụ như: công nhân sửa chữa, vận chuyển nội bộ và
làm các hoạt động sản xuất phụ khác.
− Lao động còn lại gồm có: nhân viên kỹ thuậ
t, nhân viên bán hàng, nhân
viên hành chính, kế toán đào tạo, bảo vệ cơ sở,….
1.3.2
Phân loại lao động theo nhóm lương:
Lao động trực tiếp và gián tiếp trong doanh nghiệp có nhiều mức lương
theo bậc lương, thang lương. Thông thường công nhân sản xuất trực tiếp có từ
1 đến 7 bậc lương.
Bậc 1&2 gồm phần lớn lao động phổ thông, chưa qua tầng lớp chuyên
môn nào. Bậc 3&4 gồm những công nhân đã qua một quá trình đào tạo. Bậc 5
trở lên gồm những công nhân đã qua trường lớp chuyên môn có tay nghề cao.
SVTH: Lâm Hồng Minh Trang


4

Phân Tích Tình Hình Lao Động , Tiền Lương GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh
Và Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động .

Lao động gián tiếp cũng có nhiều bậc: nhân viên, cán sự, chuyên viên.
Mỗi bậc lại chia nhiều hạn. Nhân viên phần nhiều là những người tốt nghiệp
phổ thông hoặc chuyên môn trung cấp. Cán sự phần nhiều là những người tốt
nghiệp cao đẳng hoặc đại học. Chuyên viên là những người tốt nghiệp đại học
hoặc trên đại học có quá trình nghiên cứu khoa học và có trình độ chuyên môn
cao.
Việc phân loại theo nhóm lương rất c

ần thiết cho việc phân bố lao động,
bố trí nhân sự công tác trong doanh nghiệp.
1.4 Hạch toán lao động:
1.4.1
Hạch toán tình hình sử dụng số lượng lao động và thời gian lao động:
1.4.1.1 Số lượng lao động trong doanh nghiệp: thường có sự biến động tăng
giảm trong từng đơn vị, bộ phận cũng như phạm vi toàn doanh nghiệp. Sự
biến động trong doanh nghiệp có ảnh hưởng đến cơ cấu lao động, chất lượng
lao động và do đó có ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Để phản ảnh số lượng lao động hiện có và theo s
ự biến động lao động
trong từng đơn vị, bộ phận, doanh nghiệp sử dụng “Sổ Danh Sách Lao Động”.
Cơ sở số liệu để ghi vào sổ “Sổ Danh Sách Lao Động” là các chứng từ tuyển
dụng, các quyết định thuyên chuyển công tác, cho thôi việc, hưu trí,..
1.4.1.2
Thời gian lao động của nhân viên: cũng có ý nghĩa quan trọng trong
việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để phản ánh
kịp thời, chính xác tình hình sử dụng thời gian lao động, kiểm tra việc chấp
hành kỹ luật lao động của công nhân viên trong doanh nghiệp, kế toán sử dụng
“Bảng Chấm Công” (mẫu số 01- LĐTL ban hành theo qui định số 1141-
TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài Chính).
Bảng chấm công là tài liệu quan trọng để t
ổng hợp, đánh giá phân tích
tình hình sử dụng thời gian lao động, là cơ sở để kế toán tính toán kết quả lao
động và tiền lương cho công nhân viên.
Bên cạnh bảng chấm công kế toán còn sử dụng một số chứng từ khác để
phản ảnh cụ thể tình hình sử dụng thời gian lao động của công nhân viên trong
một số trường hợp sau:
− Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội (Mẫu s

ố 03-LĐTL): phiếu này được
lập để xác định số ngày được nghỉ do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, nghỉ
trông con ốm,…của người lao động, làm căn cứ tính bảo hiểm xã hội trả thay
lương theo chế độ qui định.
SVTH: Lâm Hồng Minh Trang


5

Phân Tích Tình Hình Lao Động , Tiền Lương GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh
Và Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động .

− Phiếu báo làm thêm giờ (Mẫu số 07-LĐTL): đây là chứng từ xác nhận số
giờ công, đơn giá và số tiền làm thêm được hưởng của từng công việc và là cơ
sở để tính trả lương cho người lao đông.
− Biên bản điều tra tai nạn lao động (Mẫu số 09-LĐTL).
1.4.2
Hạch toán kết quả lao động:
Kết quả lao động của công nhân viên trong doanh nghiệp chịu ảnh hưởng
của nhiều nhân tố: thời gian lao động, trình độ thành thạo, tinh thần làm việc,
phương tiện sử dụng,…. Khi đánh giá phân tích kết quả lao động của công
nhân viên phải xem xét một cách đầy đủ các nhân tố trên.
Kết quả lao động của công nhân viên trong doanh nghiệp được phản ảnh
vào các chứng từ:
− Phiếu xác nhận sản phẩm hoặ
c công việc hoàn thành (Mẫu số 06-LĐTL).
− Hợp đồng giao khoán (Mẫu số 08-LĐTL).
2.
Khái quát về tiền lương:
2.1 Khái niệm tiền lương:

Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của bộ phận xã hội mà người lao động
được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sản xuất
nhằm tái sản xuất sức lao động.
Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của công nhân viên chức, ngoài ra
họ còn được hưởng chế độ trợ cấp xã hội trong thời gian nghỉ vi
ệc vì ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động,… và các khoản tiền thưởng thi đua, thưởng năng
suất lao động….
2.2 Đặc điểm của tiền lương:
− Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ và nền
sản xuất hàng hóa.
− Tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm do lao động
làm ra. Tùy theo cơ ch
ế quản lý mà tiền lương có thể được xác định là một bộ
phận của chi phí sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá thành sản phẩm hay
được xác định là một bộ phận của thu nhập-kết quả tài chính cuối cùng của
hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
− Tiền lương là đòn bẩy kinh tế quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh, tăng năng suất lao động, có tác dụ
ng động viên và khuyến khích
công nhân viên chức phấn khởi, tích cực lao động, nâng cao hiệu quả công tác.
2.3 Các hình thức tiền lương:
Hiện nay, việc tính trả lương cho người lao động được tiến hành theo hai
hình thức chù yếu: hình thức tiền lương theo thời gian và hình thức tiền lương
theo sản phẩm.
SVTH: Lâm Hồng Minh Trang


6


Phân Tích Tình Hình Lao Động , Tiền Lương GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh
Và Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động .

2.3.1 Hình thức tiền lương theo thời gian:
Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương trả cho người lao động theo
thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương của người lao động. Tiền
lương tính theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, tuần, ngày hoặc
ngày làm việc của người lao động tùy thuộc theo yêu cầu và trình độ quản lý
thời gian lao động của doanh nghiệp.
Thường áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng như: hành chính,
quản trị, tổ chức lao độ
ng, thống kê, tài vụ-kế toán,….
Tiền lương thời gian có thể tính theo thời gian giản đơn hay tính theo
thời gian có thưởng.

Trả lương theo thời gian giản đơn: gồm:
Tiền lương tháng: là tiền lương trả cố định hằng tháng trên cơ sở hợp
đồng lao động. Thường áp dụng cho nhân viên làm công việc quản lý hành
chính, quản lý kinh tế.
Mức lương Mức lương cơ bảnHệ số Tổng hệ số các
Tháng
=
(tối thiểu)
x
lương
+
khoản trợ cấp

Tiền lương tuần: là tiền lương trả cho một tuần làm việc.
Mức lương tuần = mức lương tháng × 12/52 tuần

Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho một ngày làm việc.
Mức l
ương ngày = mức lương tháng/ 22 (hoặc 26)
Tiền lương giờ: là tiền lương trả cho một giờ làm việc.
Mức lương giờ = mức lương ngày/ 8 (tối đa)

Trả lương theo thời gian có thưởng:
Theo hình thức này kết hợp trả lương theo thời gian giản đơn với chế độ
tiền lương trong sản xuất kinh doanh.
2.3.2
Hình thức tiền lương tính theo sản phẩm:
Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương tính trả cho người lao động
theo kết quả lao động-khối lượng sản phẩm,công việc và lao vụ đã hoàn thành,
bảo đảm đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng đã qui định và đơn giá tiền
lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc lao vụ đó.
Tiền lương tính theo sản phẩm có thể được thực hiệ
n theo những cách
sau:

Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp (không hạn chế):
Tiền lương được Số lượng (khối lượng) SP, Đơn giá
lĩnh trong tháng
=
Công việc hoàn thành
x
tiền lương
SVTH: Lâm Hồng Minh Trang


7


Phân Tích Tình Hình Lao Động , Tiền Lương GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh
Và Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động .

Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp được tính cho người lao động hay
cho một tập thể người lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất.

Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp:

Tiền lương được Tiền lương được lĩnh củaTỷ lệ lương
lĩnh trong tháng
=
bộ phận gián tiếp
x
gián tiếp

Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp cũng được tính cho từng người
lao động hay cho một tập thể người lao động thuộc bộ phận gián tiếp phục vụ
sản xuất phân xưởng hưởng lương phụ thuộc vào kết qu
ả lao động của bộ
phận trực tiếp sản xuất.

Tiền lương theo sản phẩm có thưởng: là tiền lương tính theo sản phẩm
trực tiếp hoặc gián tiếp kết hợp với chế độ khen thưởng do doanh nghiệp qui
định như: thưởng chất lượng sản phẩm-tăng tỷ lệ chất lượng cao, thưởng năng
suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu,.... Được tính cho từng người lao động
hay tập thể người lao động.

Tiền lương tính theo sản phẩm lũy tiến: là tiền lương tính theo sản phẩm
trực tiếp kết hợp với suất tiền thưởng lũy tiến theo mức độ hoàn thành vượt

mức sản xuất sản phẩm.

Tiền lương khoán theo khối lượng công việc hay từng công việc tính cho
từng người lao động hay tập thể người lao động nhận khoán:
Tiền lương khoán được áp dụng đối với những khối lượng công việc
hoặc từng công việc cần phải được hoàn thành trong một thời gian nhất định.

Tiền lương tính theo sản phẩm cuối cùng:
Cách tính này là tiến bộ nhất vì nó gắn trách nhiệm của cá nhân hoặc tập
thể người lao động với chính sản phẩm mà họ làm ra. Như vậy trong trường
hợp tính lương theo sản phẩm cuối cùng, tiền lương phải trả cho người lao
động không thuộc chi phí sản xuất mà nằm trong thu nhập còn lại sau khi trừ
đi các khoản chi phí hợp lý và các khoản phân phối lợi nhuận theo qui định.
* Ngoài ra, còn có các hình thức lương sau:


Chia lươ
ng theo cấp bậc công việc và thời gian làm việc thực tế của
từng người lao động kết hợp với việc bình công chấm điểm của từng người
lao động trong tập thể đó.
Chia lương theo bình công chấm điểm hàng ngày cho từng người
trong tập thể đó.


SVTH: Lâm Hồng Minh Trang


8

Phân Tích Tình Hình Lao Động , Tiền Lương GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh

Và Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động .

2.4 Quỹ tiền lương:
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương tính theo số
công nhân viên của doanh nghiệp do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và tri trả
lương, bao gồm cả tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp, tiền lương chính và
tiền lương phụ.
2.5 Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
− Kiểm tra tình tình huy động và sử
dụng lao động, việc chấp hành chính
sách, chế độ lao động, tiền lương, trợ cấp bảo hiểm xã hội và tình hình sử
dụng quỹ tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội.
− Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong Doanh nghiệp thực hiện đầy
đủ, đungd đắn các chế độ về lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội, mở sổ kế
toán lao
động tiền lương, bảo hiểm xã hội đúng chế độ, đúng phương pháp.
− Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản chi phí, tiền
lương, khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn vào chi
phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận, đơn vị sử dụng lao động.
− Ngăn chặn những hành vi vô trách nhiệm, vi phạm chính sách lao động
tiền lương, bảo hiểm xã h
ội, bảo hiểm y tế.
2.6 Tính lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội:
Tính lương và trợ cấp bảo hiểm trong doanh nghiệp tiến hành hằng tháng
trên cơ sở các chứng từ hạch toán lao động và chính sách chế độ về lao động ,
tiền lương, bảo hiểm xã hội mà Nhà nước đã ban hành và các chế độ khác
thuộc qui định của doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
Để phản ánh các khoản tiền lươ
ng, tiền thưởng, trợ cấp bảo hiểm xã hội
phải trả cho từng công nhân viên, kế toán sử dụng các chứng từ sau:

− Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số 02-LĐTL).
− Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội.
− Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu số 05-LĐTL).
Bên cạnh chứng từ trên, kế toán cần lập sổ lương hoặc phiếu trả lương cho
từng công nhân viên.
Sau khi tính lương và các khoản phải trả khác cho công nhân viêntrong
tháng doanh nghiệp tiến hành thanh toán số tiền công nhân viên còn được lĩnh
trong tháng đó sau khi trừ các khoản khấu trừ vào lương như bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế và các khoản khác.




SVTH: Lâm Hồng Minh Trang


9

Phân Tích Tình Hình Lao Động , Tiền Lương GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh
Và Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động .

3. Chính sách lương:
3.1 Thành phần của chính sách lương :
3.1.1
Lương:
Ngoài nội dung tiền lương đã trình bày ở phần 2, còn có một số qui định
đối với doanh nghiệp và người lao động được trích trong hệ thống các văn bản
hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương và bảo hiểm xã hội như sau:

Điều 8: những trường hợp do thiên tai, hỏa họan hoặc lý do bất khả

kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp nhưng không
khắc phục được thì được phép trả lương chậm, nhưng không quá một tháng.

Điều 9: Căn cứ vào số tiền lương hàng tháng người lao động nhận
được sau khi đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và nộp thuế thu nhập đối
với người có thu nhập cao (nếu có), người sử dụng lao động khấu trừ dần
những khoản đã tạm ứng.

Điều 10: việc trả lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào
ban đêm:
Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; +
+
+
Vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%;
Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%.

Điều 12: việc tạm ứng lương cho người lao động được qui định như sau:
+ Khi bản thân hoặc gia đình người lao động gặp khó khăn thì người
lao động được tạm ứng tiền lương nhưng ít nhất bằng một tháng tiền lương.
Cách trả tiền lương tạm ứng do hai bên thỏa thuận, nhưng không được tính lãi
đối với số tiền tạm ứng này.
+ Khi người lao động ph
ải tạm thời nghỉ việc để làm nghĩa vụ công
dân từ một tuần lễ trở lên, thì người lao động được tạm ứng lương ứng với số
ngày tạm thời nghỉ việc và được khấu trừ vào tiền lương theo qui định của
pháp luật lao động.

Điều 14: tiền lương trả cho người lao động nghỉ hàng năm, nghỉ ngày lễ,
nghỉ về việc riêng có hưởng lương được tính theo lương thời gian, bằng tiền
theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề gồm tiền lương cấp bậc, chức

vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) chia cho số ngày làm việc tiêu
chuẩn trong tháng theo qui định của pháp luật mà doanh nghiệp, c
ơ quan lựu
chọn nhưng tối đa không quá 26 ngày, nhân với số gnày nghỉ theo qui định.
Trong một ca làm việc, nếu ngừng việc từ 2 giờ trở lên, thì được trả
lương ngừng việc.

Điều 15 : tiền lương theo căn cứ tính các chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp
mất việc làm, bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái
SVTH: Lâm Hồng Minh Trang


10

Phân Tích Tình Hình Lao Động , Tiền Lương GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh
Và Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động .

pháp luật, bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà tiền lương theo
hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi sự việc
xảy ra, gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp theo khu vực, phụ cấp chức
vụ (nếu có).
3.1.2
Các khoản phụ cấp lương :
Căn cứ vào thông tin hướng dẫn thực hiện các chế độ phụ cấp do Bộ Lao
Động Thương Binh Và Xã Hội ban hành, doanh nghiệp xác định đối tượng và
mức phụ cấp theo qui định được tính vào chí phí tiền lương trong đơn giá sản
phẩm, dịch vụ.
Các khoản phụ cấp được tính để xác định chi phí tiền lương, gồm: phụ
cấp khu vực, phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ
cấp trách nhiệm, phụ cấp làm

đêm; phụ cấp thu hút, phụ cấp lưu động, phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
3.1.3
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phi công đoàn:
Các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội theo chế độ bảo hiểm xã hội gồm có :
+ Trợ cấp ốm đau, thai sản.
+ Trợ cấp về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động.
+ Trợ cấp thôi việc, trợ cấp hưu trí (đối với những người được hưởng
chế độ hưu trí).
+ Tr
ợ cấp chôn cất, tử tuất (trả cho thân nhân người chết).
Và các quyền lợi về bảo hiểm y tế như được chăm sóc sức khỏe toàn
diện, được chữa bệnh miễn phí… Ngoài ra, doanh nghiệp còn đóng các khoản
kinh phí cho công đoàn lao động cấp trên để cơ quan này thực hiện các khoản
chi tiêu cần thiết phục vụ cho các quyền lợi vật chất và tinh thần của người lao
động.
3.1.3.1
Tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn:
− Về bảo hiểm xã hội: trích 20% trên tiền lương phải trả cho công nhân
viên ,trong đó:
+ Doanh nghiệp chịu 15% đưa vào các tài khoản chi phí có liên
quan theo đối tượng trả lương.
+ Công nhân viên chịu 5% khấu trừ vào tiền lương.
− Về bảo y tế: trích 3%trên tiên lương phải trả cho công nhân viên,
trong đó:
+ Doanh nghiệp chịu 2% đưa vào tài khoản chi phí có liên quan.
+ Công nhân viên chịu 1% khấu trừ vào tiền lương.
− V
ề kinh phí công đoàn:trích 2% đưa vào các tai khoản chi phí có liên
quan.
SVTH: Lâm Hồng Minh Trang



11

Phân Tích Tình Hình Lao Động , Tiền Lương GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh
Và Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động .

Như vậy tổng số tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí
công doàn đươc tóm tắt như sau:
• Bảo hiểm xã hội 20% (trong đó doanh nghiệp chịu 15%, công nhân
viên chịu 5%).
• Bảo hiểm y tế 3% (trong đó doanh nghiệp chịu 2%, công nhân viên
chịu 1%).
• Kinh phí công đoàn 2% (trong đó doanh nghiệp chịu 2%).
3.1.3.2
Tiền lương phải nộp lên và chi trả:
− Về bảo hiểm xã hội: qui định 10% doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan
quản lí để chi cho hai nội dung hưu trí và tử tuất, còn 5% được dùng để chi
cho ba nội dung: ốm đau, thai sản và tai nạn lao động.
Tỷ lệ trích mà người lao động phải chịu được doanh nghiệp nộp hộ lên cơ
quan quản lí (cùng với 10% trên).
− Về bảo hiểm y tế: nhằm xã hội hóa việc khám chữa bệ
nh, người lao động
còn được hưởng chế độ khám chữa bệnh không mất tiề bao gồm các khoản chi
về viện phí, thuốc men,… khi ốm đau. Điều kiện để người lao động dược
khám chữa bệnh không mất tiền là họ phải có thẻ bảo hiểm y tế. Thẻ bảo hiểm
y tế được mua từ tiền trích bảo hiểm y tế.
− Về kinh phí công đoàn:
để phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoàn
được thành lập theo luật công đoàn, doanh nghiệp phải trích lập quỹ kinh phí

công đoàn. Được giữ lại 1% cho hoạt động công đoàn cơ sở và 1% cho hoạt
động công đoàn cấp trên.
3.1.4
Tiền thưởng:
Việc thưởng cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp theo Điều 64
của Bộ luật lao động đã sửa đổi, bổ sung được qui đinh như sau:
− Đối với doanh nghiệp nhà nước, căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh
hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động, doanh nghiệp
trích quỹ khen thưởng từ lợi nhuận sau thuế để thưởng cho người lao độ
ng làm
việc tại doanh nghiệp. Mức trích lập quỹ khen thưởng thực hiện theo hướng
dẫn của Bộ tài chính .
− Đối với doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, căn cứ vào kết quả
sản xuất, kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao
động, người sử dụng lao động thưởng cho người lao động làm việc tại doanh
nghiệp trên cơ sở hợp đồng lao động, th
ỏa ước lao động tập thể mà hai bên đã
thỏa thuận.
SVTH: Lâm Hồng Minh Trang


12

Phân Tích Tình Hình Lao Động , Tiền Lương GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh
Và Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động .

− Các doanh nghiệp có trách nhiệm ban hành quy chế thưởng để thực
hiệnđối với người lao động sau khi tham khảo ý kiến Ban chấp hành công
đoàn cơ sở. Quy chế thưởng phải được công bố công khai trong doanh nghiệp.
3.2 Nguyên tắc hạch toán lao động và tiền lương:

Để bảo đảm cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý, đòi hỏi hạch toán
lao động và tiền lương phải quán triệt các nguyên tắc sau:
3.3.1
Phải phân loại lao động hợp lý:
Về mặt quản lý và hạch toán, lao động thường được phân theo các tiêu
thức sau:
− Phân theo thời gian lao động: gồm:
+ Lao động thường xuyên.
+ Lao động tạm thời, mang tính thời vụ.
− Phân theo quan hệ với quá trình sản xuất:
+ Lao động trực tiếp sản xuất.
+ Lao động gián tiếp sản xuát.
− Phân theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh:
+ Lao độ
ng thực hiện chức năng sản xuất, chế biến.
+ Lao động thực hiện chức năng bán hàng.
+ Lao động thực hiện chức năng quản lí.
3.3.2
Phân loại tiền lương một cách hợp lý:
Để thuận lợi cho công tác hạch toán nói chung, xét về mặt hiệu quả, tiền
lương được chia làm hai loại:
− Tiền lương chính: là bộ phận tiền lương trả cho người lao động trong thời
gian thực tế có làm việc bao gồm cả tiền lương cấp bậc, tiền thưởng và các
khoản phụ cấp có tính chất tiền lương.
− Tiền lương phụ: là bộ phận tiền l
ương trả cho người lao động trong thời
gian thực tế không làm việc nhưng được chế độ qui định như: nghỉ phép, hội
họp, học tập, lễ, tết, ngừng sản xuất,…
3.3 Thủ tục chứng từ thanh toán lương:
3.3.1

Đối với phương pháp trả lương theo thời gian:
Cơ sở chứng từ để tính tiền lương theo thời gian là: “Bảng Chấm Công” -
Mẫu số 01-LĐTL. (phụ lục1)
-
Mục đích: theo ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ
bảo hiểm xã hội,… để có căn cứ tính trả lương, bảo hiểm xã hội trả thay lương
cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị.


SVTH: Lâm Hồng Minh Trang


13

Phân Tích Tình Hình Lao Động , Tiền Lương GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh
Và Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động .

3.3.2. Đối với phương pháp trả lương theo sản phẩm:
Cơ sở chớng từ để tính trả lương sản phẩm là “Phiếu Xác Nhận Sản
Phẩm Hoặc Công Việc Hoàn Thành”-Mẫu số 06-LĐTL. (Phụ lục 2)

Mục đích: là chứng từ xác nhận số sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
của đơn vị, hoặc cá nhân người lao động. Làm cơ sở để lập bảng thanh toán
tiền lương hoặc tiền công cho người lao động.

Hai phương pháp có thể còn sử dụng một số chứng từ:
+ Phiếu báo làm thêm giờ.
+ Hợp đồng giao khoán.
+ Biên bản điều tra tai nạn lao động.
3.4. Kế toán tổng hợp về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh

phí công đoàn:
3.4.1.
Tài khoản 334 “phải trả cho công nhân viên”:
Tài khoản này để ghi các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, các
khoản phụ cấp, trợ cấp bảo hiểm xã hội doanh nghiệp phải trả cho công nhân
viên và các khoản khấu trừ vào tiền lương phải trả.
Nội dung trình bày:
Bên có: số tiền doanh nghiệp phải trả cho công nhân viên về tiền
lương, tiền công, tiền thưởng, tiền phụ cấp, trợ cấp,…
Bên nợ: số tiền doanh nghiệp
đã trả cho công nhân viên và các
khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công, tiền bảo hiểm xã hội,…
Số dư có: thể hiện số tiền lương, tiền công,…doanh nghiệp còn
thiếu công nhân viên.
Tiền lương, tiền công, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, trợ cấp bảo hiểm
xã hội doanh nghiệp phải trả cho công nhân viên được phân bổ vào các chi phí
có liên quan như sau:
− Tiền lương phải trả cho công nhân viên trực ti
ếp sản xuất sản
phẩm chính, sản phẩm phụ về thực hiện các công trình cung cấp lao vụ, dịch
vụ: ghi bên Nợ TK622 “chi phí nhân công trực tiếp”.
− Tiền lương phải trả cho công nhân viên công tác tại các phân
xưởng sản xuất: trưởng phân xưởng, cán bộ phận kỹ thuật, nhân viên sửa chữa
nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải: ghi bên Nợ TK 627 “chi phí
sản xuất chung”.
− Tiề
n lương phải trả cho công nhân viên quản lí doanh nghiệp: ban
giám đốc, nhân viên hành chính quản trị, các phòng ban và các nhân viên điều
hành chung: ghi bên Nợ TK 642 “chi phí quản lý doanh nghiệp”.
SVTH: Lâm Hồng Minh Trang



14

Phân Tích Tình Hình Lao Động , Tiền Lương GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh
Và Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động .

− Tiền lương phải trả cho cônh nhân viên phụ trách bán hàng, đóng
gói sản phẩm và công nhân viên trực tiếp trong đơn vị hoạt động thương mại
thuần túy: ghi bên Nợ TK 641 “chi phí bán hàng”.
3.4.2.
Tài khoản 338 “ phải trả và phải nộp khác”:
Tài khoản cấp 2: 3382 “kinh phí công đoàn”.
3383 “Bảo hiểm xã hội”.
3384 “Bảo hiểm y tế”.
Bên Có: tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn đã
trích đưa vào các tài khoản chi phí có liên quan.
Bên Nợ: các khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công
đoàn đã nộp đã chi.
Số dư có: các khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí
công đoàn chưa nộp đủ
hoặc chưa chi hết.
Sơ đồ hạch toán tiền lương

TK141,138,338 TK334 TK622,623,627,641,642,241






TK111 TK 338 (3383)




TK333 (3338) TK 431 (4311)





(4) Các khoản khấu
trừ vào lương.
(1) Tiền lương, tiền công,
phụ cấp ăn giữa ca,…tính
cho các đối tượng chi phí
sản xuất kinh doanh.
(5) ứng trước và thanh
toán các khoản cho
CNV
(2) BHXH phải trả thay
lương.
(6) tính thuế thu
nhập CNV phải
nộp Nhà nước
(3) tiền thưởng phải trả từ
quỹ khen thưởng.
Tóm lại, cách trả lương hay chính sách lương hợp lý có ý nghĩa rất to lớn
trong việc động viên, khuyến khích người lao động phát huy tinh thần dân chủ
ở cơ sở, thúc đẩy họ hăng say lao động sáng tạo, nâng cao năng suất lao động.

Một chính sách lương hợp lý có thể là: lương được trả phải phù hợp với mức
sinh hoạt hằng ngày của người lao độ
ng, đối với người lao động làm việc ca 3
nên có một chế độ phụ cấp làm đêm phù hợp; hay đối với lao động nữ khi sinh
SVTH: Lâm Hồng Minh Trang


15

Phân Tích Tình Hình Lao Động , Tiền Lương GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh
Và Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động .

thì được nghỉ 4 tháng mà vẫn được hưởng lương,…những việc đó không lớn
nhưng đó là sự quan tâm, động viên của doanh nghiệp đối với họ và họ sẽ
vượt qua mọi khó khăn của bản thân họ và tận tâm phục vụ cho doanh nghiệp.
Nhưng mức tăng của tiền lương không được vượt quá mức tăng của năng suất
lao động. Hơn thế nữa là s
ự hoàn thiện các chế độ về bảo hiểm xã hội, các chế
độ khen thưởng cũng sẽ góp không ít cho sự tăng năng suất và phát triển của
doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn đề tài sẽ đi sâu phân tích những vấn đề trên ở
một doanh nghiệp cụ thể đó là Điện Lực Cần Thơ và so sánh với các công ty
xây dựng 621, công ty cơ khí và sửa chữa công trình 721.
SVTH: Lâm Hồng Minh Trang


16

Phân Tích Tình Hình Lao Động, Tiền Lương Và GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh
Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động


Chương II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐIỆN LỰC CẦN THƠ

I. Lịch sử hình thành và phát triển của Điện lực Cần Thơ:
Tiền thân của Điện Lực Cần Thơ là do Công Ty Thủy điện tư nhân
SCEE (Pháp) từ thời Pháp thuộc quản lý. Trước năm 1975, Điện Lực Cần Thơ
mang tên là Trung Tâm Điện Lực Phong Dinh thuộc khu Điện Lực Miền Tây
quản lý. Từ ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước, đổ
i tên
là Sở Quản lý và Phân phối điện Tỉnh Hậu Giang.
Năm 1978 đổi tên thành Sở Điện Lực Hậu Giang .
Năm 1992 Tỉnh Hậu Giang tách chia làm 2 tỉnh: Cần Thơ và Sóc
Trăng, Sở Điện Lực Hậu Giang đổi tên thành Sở Điện Lực Cần Thơ (theo
Quyết định số 146 NL/TCCB-LĐ ngày 21/03/1992 của Bộ Năng Lượng).
Đầu năm 1995, Chính phủ thành lập Tổng Công Ty Điệ
n Lực Việt
Nam, sang năm 1996 sát nhập Bộ Năng Lượng – Bộ Công Nghiệp Nặng – Bộ
Công Nghiệp Nhẹ thành Bộ Công Nghiệp và giao chức năng quản lý Nhà
nước về điện cho Bộ Công Nghiệp, các Sở Công Nghiệp, ngành điện chỉ đảm
nhận nhiệm vụ sản xuất – kinh doanh. Ngày 08/3/1996 Tổng Công ty Điện lực
Việt Nam có quyết định số 249/ĐVN/TCCB-LĐ về việc đổ
i tên Sở Điện lực
Cần Thơ thành Điện lực Cần Thơ.
Năm 2004, Tỉnh Cần Thơ tách thành: Thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu
Giang nên Điện Lực Cần Thơ đổi thành Điện Lực Thành Phố Cần Thơ.
Từ năm 1995 đến nay Điện lực Cần Thơ đã không ngừng phấn đấu
điều hành và quản lý trong mọi l
ĩnh vực, vừa sản xuất, vừa phân phối, vừa
thực hiện công tác kinh doanh. Bên cạnh còn việc đại tu bảo dưỡng là công tác
xây lắp đường dây và trạm, Điện Lực Cần Thơ đang thực hiện dự án cải tạo
lưới điện thành phố Cần Thơ bằng nguồn vốn ADB.

Hiện nay Điện lực Cần Thơ đang nhận điện từ
lưới điện quốc gia,
thông qua các trạm 110KV: Cần Thơ, Khu Công nhiệp Trà Nóc, Vị Thanh,
Long Hoà, Thới Thuận, Thốt Nốt tạm .
Trụ sở chính:06 – Nguyễn Trãi – TP Cần Thơ.
Điện thoại:071.820028 – 071.820027. Fax: 071.823359.
Điện lực Cần Thơ là Doanh nghiệp Nhà nước hạch toán phụ thuộc,
được đăng ký kinh doanh và có tư cách pháp nhân theo phân cấp và uỷ quyền
của công ty Điện Lực II.

SVTH: Lâm Hồng Minh
Trang 17


Phân Tích Tình Hình Lao Động, Tiền Lương Và GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh
Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động

Ngành nghề hoạt động:
Điện lực Cần Thơ thực hiện sản xuất kinh doanh điện năng với những
nhiệm vụ chính sau:
− Sản xuất điện năng.
− Xây dựng, cải tạo lưới điện phân phối.
− Sửa chữa, đại tu thiết bị điện.
− Thiết kế lưới điện phân phối.
II. Chức nă
ng nhiệm vụ của Doanh nghiệp:
Điện lực Cần Thơ được hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng theo
giấy phép đăng ký kinh doanh số 302444 cấp ngày 10 tháng 04 năm 1996 do
Sở Kế hoạch và Đầu tỉnh Cần Thơ cấp, gồm chức năng và nhiệm vụ sau :
1.

Chức năng:
- Quản lý vận hành, xây dựng cải tạo, sửa chữa lưới điện và nguồn điện
trong tỉnh theo kế hoạch của Công ty Điện lực 2 giao;
- Quản lý kinh doanh điện năng, cung ứng điện an toàn, liên tục và bảo
đảm chất lượng;
- Tham gia với tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch kế hoạch phát triển
lưới điện phù hợp với quy hoạch, kế hoạ
ch phát triển kinh tế xã hội địa
phương;
- Quản lý sử dụng toàn bộ tài sản lưới điện nguồn điện, vốn...do Công ty
Điện lực 2 giao;
- Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ khác theo giấy phép
hành nghề.

2. Nhiệm vụ:
- Tổ chức thực hiện công tác kinh doanh điện năng có biện pháp chống
thất thu tiền điện, giảm tổn thất điện năng. Thực hiện tốt các chỉ tiêu của Công
ty giao;
- Tổ chức công tác quản lý , vận hành lưới điện theo kế hoạch của Công
ty, đại tu sửa chữa các trạm và đường dây, gia công cơ khí. Cải tạo mở rộng
phát triển lưới đi
ện nông thôn thuộc phạm vi quản lý ;
- Tư vấn thiết kế , nhận thầu thi công xây dựng đường dây và trạm từ
35KV trở xuống. Tham gia quy hoạch phát triển lưới điện địa phương;
- Quan hệ tốt với chính quyền và nhân dân địa phương về công tác đảm
bảo an ninh, trật tự, an toàn cho nguồn điện lưới điện;
- Quản lý chặt chẽ lực lượng lao động, tài sản, kho hàng, tài chính, có kế
hoạch sử dụng khai thác bảo quản theo đúng chế độ chính sách hiện hành;

SVTH: Lâm Hồng Minh

Trang 18


Phân Tích Tình Hình Lao Động, Tiền Lương Và GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh
Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động

- Tổ chức chế độ báo cáo thống kê thường xuyên và đột xuất theo quy
định;
- Tổ chức thanh kiểm tra định kỳ đột xuất tại các đơn vị trực thuộc, tổ
chức công tác tiếp dân, chấp hành luật khiếu nại tố cáo, xét và giải quyết khiếu
nại, tố cáo theo luật khiếu nại tố cáo;
- Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ khác theo giấy phép
hành nghề
được Công ty Điện lực 2 cho phép và hoạt động theo pháp luật hiện
hành.
3.
Quyền hạn:
− Được sử dụng con dấu riêng để giao dịch với cơ quan địa phương trong
phạm vi, quyền hạn qui định.
− Được mở tài khoản ở ngân hàng.
− Được quyền bố trí sắp xếp lực lượng lao động theo chỉ tiêu lao động
được duyệt, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh có năng suất,
chất lượng, hiệu quả cao.
− Được chi tiêu cho các ho
ạt động sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa
học theo kế hoạch được Công ty Điện Lực 2 duyệt.
III. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Doanh nghiệp:
1.
Chức năng và quyền hạn của từng bộ phận như sau:
1.1. Ban Giám đốc:

1.1.1. Giám đốc Điện lực Cần Thơ:
Là đại diện pháp nhân trong mọi hoạt động của đơn vị và chịu trách
nhiệm trước pháp luật, trước Giám đốc Công ty Điện Lực 2. Giám đốc có
quyền điều hành cao nhất trong Điện lực Cần Thơ và chịu trách nhiệm trước
Giám đốc Công ty Điện Lực 2 về việc sử dụng có hiệu quả các ngu
ồn vốn,
nhân lực do Công ty giao.
1.1.2. Phó Giám đốc kỹ thuật:
Là người giúp việc Giám đốc được Giám đốc giao quản lý một số lĩnh
vực theo sự phân công cụ thể và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp
luật về lĩnh vực được phân công.
1.2. Các Phòng nghiệp vụ:
− Phòng Tổ chức - Lao động : giúp giám đốc tổ chức và quản lý các
hoạt động động chung của Điện Lự
c, tuyển dụng, bố trí và quản lý nhân sự,
thực hiện các công việc hành chính và quản trị văn phòng.
− Phòng Kế hoạch – Vật Tư : thống kê báo cáo toàn bộ hoạt động sản
xuất kinh doanh của Điện Lực, tổ chức cung ứng, quản lý vật liệu và phụ tùng
thiết bị.

SVTH: Lâm Hồng Minh
Trang 19


Phân Tích Tình Hình Lao Động, Tiền Lương Và GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh
Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động

− Phòng Tài chính-Kế toán: là bộ phận nghiệp vụ tham mưu cho giám
đốc trong việc quản lý tài chính và tổ chức hạch toán kế toán đúng với các chế
độ, chính sách, qui định về quản lý tài chính và hạch toán kế toán của Nhà

nước, Công ty và đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị.
− Phòng kinh doanh: quản lý điện năng giao nhận lưới, điện thương
phẩm, quản lý khách hàng. Thực hiện thu tiề
n điện, đôn đốc thu, báo cáo thu
ngân, lắp đặt và quản lý điện kế.
− Phòng Thanh tra-Bảo vệ: chỉ đạo kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo, bảo vệ an ninh chính trị, bảo vệ nội bộ, bảo vệ cơ quan; là mối nhận đơn
thư khiếu nại, khiếu tố của khách hàng.
− Phòng Kỹ thuật: quản lý kỹ thuật l
ưới điện, tổ chức kiểm tra kỹ thuật
an toàn, quản lý vận hành sửa chữa lưới điện, đảm bảo an toàn thiết bị và con
người.
− Phòng điều độ luới điện phân phối: chỉ huy vận hành toàn bộ mạng
lưới điện từ 35 KV trở xuống, lập phương thức vận hành lưới điện phân phối
và quản lý h
ệ thống thông tin liên lạc trong Điện Lực Cần Thơ.
− Phòng Quản lý xây dựng: thiết kế, giám sát mọi hoạt động liên quan
đến lĩnh vực xây dựng lưới điện, cơ sở hạ tầng của Điện Lực Cần Thơ.
1.3 Các đơn vị trực tiếp sản xuất:
Ngoài các Phòng nghiệp vụ Điện lực Cần Thơ còn có 02 đội, 03 Phân
xưởng và 6 Chi nhánh
điện đặt tại các huyện, trong tỉnh gồm :
− Đội quản lý đường dây:
+ Đội quản lý vận hành lưới điện Trung Hạ Thế:
Đội Quản lý vận hành lưới điện Trung hạ Thế là đơn vị trực tiếp
sản xuất, quản lý vận hành sửa chữa, xử lý sự cố lưới điện trung hạ thế,
nhằm cung cấp điệ
n an toàn, liên tục hiệu quả và kinh tế.
+ Đội quản lý vận hành lưới điện Cao Thế:
Đội Quản lý vận hành lưới điện Cao Thế là đơn vị trực tiếp sản

xuất, quản lý vận hành sửa chữa, xử lý sự cố lưới điện 66KV - 110 KV,
trên địa bàn Điện lực Tỉnh và hổ trợ cho các Điện lực bạn khu vực Miền
tây xử
lý sự cố, bảo trì đường dây và trạm khi được yêu cầu ở cấp điện áp
66KV - 110KV.
− Đội Xây dựng điện:
+ Tổ chức thi công các công trình điện có điện áp từ 35KV trở xuống
do Điện Lực Cần Thơ giao .
+ Đảm bảo tiến độ thời gian, chất lượng kỹ thuật công trình đạt hiệu
quả kinh tế cao .

SVTH: Lâm Hồng Minh
Trang 20


Phân Tích Tình Hình Lao Động, Tiền Lương Và GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh
Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động

+ Hoàn tất nghiệm thu công trình, tham gia nghiệm thu, hoàn chỉnh các
khuyết tật . (nếu có)
+ Quản lý tài sản, thiết bị, vật tư, công cụ do đơn vị quản lý .
− Phân xưởng Cơ khí:
Là đơn vị trực tiếp sản xuất trực thuộc Điện lực Cần Thơ, thực hiện
chức năng sửa chữa , gia công cơ khí, công xa do Điện Lực Cần Thơ giao
nhi
ệm vụ.
− Phân xưởng Sửa chữa máy biến thế:
Thực hiện nhiệm vụ sửa chữa, bảo trì đại tu các loại máy biến thế, máy
cắt điện và các loại thiết bị khác của Điện Lực Cần Thơ và các Điện Lực ở
tỉnh khác.

− Phân xưởng điện kế – Thí nghiệm điện:
Là đơn vị thực hi
ện sửa chữa, chỉnh định điện năng kế và thí nghiệm do
Điện Lực Cần Thơ giao.
− Các chi nhánh điện:
+ Là đơn vị cơ sở thực hiện chức năng kinh doanh điện năng của ngành
điện ở địa bàn hay nhiều huyện thị.
+ Bán điện cho khách hàng sử dụng điện hay địa bàn quản lý theo hợp
đồng kinh t
ế và hợp đồng quân sự.
+ Phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch chính trị kinh tế xã hội của địa
phương.
2.
Phương thức hoạt động:
Điện lực Cần Thơ hoạt động theo hình thức trực tuyến ngành dọc, là
Doanh nghiệp cấp ba, dưới sự điều hành trực tiếp kế hoạch vốn, lao động là
Công ty Điện lực 2. Là đơn vị trung ương đóng trên địa bàn tỉnh Cần Thơ có
trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ cấp Công ty giao và có nghĩa vụ nộp các loại
thuế theo quy định chung của Nhà nước.
Đồng thời tham mưu cho tỉnh trong
công tác quy hoạch và phát triển lưới điện trong từng giai đoạn.











SVTH: Lâm Hồng Minh
Trang 21


Phân Tích Tình Hình Lao Động, Tiền Lương Và GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh
Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động

3. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Doanh nghiệp:






























KHỐI ĐIỀU HÀNH SẢN
XUẤT

- Phòng Kỹ thuật;
- Phòng Điều độ.
- Đội QLVHLĐ Cao Thế.
- Đôi CLVHLĐ Trung Hạ Thế.
- Phân xưởng Cơ khí
- Phân xưởng SC máy biến thế
KHỐI NGHIỆP VỤ

- Phòng Tổ chức – Lao động
- Phòng Tài chính Kế toán
- Phòng Kế hoạch - Vật tư
- Phòng Kinh doanh
- Phòng Thanh Tra BV-PC.
- Phòng Quản lý xây dựng
- Đội Xâ
y dựng điện
PHÓ GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT
GIÁM ĐỐC

CÁC CHI NHÁNH ĐIỆN

- Chi nhánh điện Châu Thành
- Chi nhánh điện Phụng Hiệp
- Chi nhánh điện Vị Thanh
- Chi nhánh điện Long Mỹ
- Chi nhánh điện Ô Môn
- Chi nhánh điện Thốt Nốt




SVTH: Lâm Hồng Minh
Trang 22


Phân Tích Tình Hình Lao Động, Tiền Lương Và GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh
Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động

IV. Quy trình sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh qua các năm:
1.
Đặc điểm sản xuất:
Đặc điểm của điện là sản phẩm đặc biệt, quá trình sản xuất và tiêu thụ
xảy ra đồng thời, một sản phẩm không tồn trữ, không có sản phẩm dở dang, từ
khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ là một chu trình liên tục khép kín. Điện năng
được sản xuất từ các nhà máy điện và được truyền tải trên lưới điện cao thế
dưới sự
quản lý của Điện lực Cần Thơ và hạ áp qua trạm biến áp trung gian
110KV. Từ máy biến áp 110KV được hạ áp xuống 22KV hoặc 15 KV gọi là

lưới điện phân phối, từ lưới điện phân phối được hạ thế qua máy biến thế phân
phối, từ máy biến thế này được hạ thế lưới điện 220V cho khách hàng sử
dụng.
2.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm:
2.1. Sản lượng điện tiêu thụ:
Bảng 1: Bảng Các Chỉ Tiêu Kinh Tế Kỹ Thuật Thực Hiện 03 Năm
2001, 2002 Và 2003
S
t
t
Chỉ tiêu
Năm 2001
(KWh)
Năm 2002
(KWh)
Năm 2003
(KWh)
Tỷ lệ %
2002 so
với 2001
Tỷ lệ %
2003 so
với 2001
1 Điện nhận lưới 521.616.264 622.287.469 716.927.937 118,99 137,44
2 Điện thương phẩm 465.899.682 533.770.235 621.409.210 114,57 133,38
3 Điện tổn thất (%) 6,90 11,45 10,05 165,94 145,65
(Nguồn: Báo Cáo Tài Chính của Doanh nghiệp)
2.2. Sản lượng điện tổn thất và suất hao dầu:
Trong quá trình truyền tải điện có một phần điện năng bị hao phí trên

đường dây gọi là điện dùng để truyền tải điện hay còn gọi là tổn thất điện
năng. Đây chính là chỉ tiêu trọng yếu của ngành điện lực Việt Nam.
Công thức tính điện n
ăng tổn thất:
Điện tổn thất = Điện nhận lưới – Điện thương phẩm
Mục tiêu sản xuất kinh doanh của Điện lực Cần Thơ là thực hiện các
chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được Công ty giao:
- Điện nhận lưới: Được ghi nhận tại các điện kế ranh giới.
- Điện thương phẩm: Được ghi nhận tại các điện kế tại hộ tiêu thụ.
- Điện tổn thất: Là phần điện chênh lệch gi
ữa điện nhận lưới và điện
thương phẩm.
Ví dụ: năm 2003 Doanh nghiệp mua điện nhận lưới là 707.494.001 và
Doanh nghiệp đã phân phối được 621.409.210 (điện thương phẩm). Vậy điện

SVTH: Lâm Hồng Minh
Trang 23


Phân Tích Tình Hình Lao Động, Tiền Lương Và GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh
Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động

tổn thất của Doanh nghiệp là: 707.494.001 – 621.409.210 = 86.084.791
(KWh) .
2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh qua 03 năm 2001, 2002 và 2003:
Qua 03 năm thực hiện kế hoạch Công ty giao, toàn thể CBCNV Điện
lực Cần Thơ không ngừng phấn đấu để hoàn thành kế hoạch, mặc dù trong quá
trình thực hiện gặp không ít khó khăn nhất định, bằng nguồn nhân lực sẵn có
cộng với sự nhất trí cao trong nội bộ lãnh đạo nên thực hiện hoàn thành k
ế

hoạch rất khả quan qua các số liệu sau đây:
Bảng 2: Bảng Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh Qua 03 Năm
2001, 2002 Và 2003.
Đơn vị tính: đồng
S
t
t
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
NĂM 2001 Năm 2002 Năm 2003
1 Doanh thu bán điện Đồng 384.454.000.000 416.799.000.000 482.886.329.995
2 Nộp ngân sách Đồng 17.982.775.000 19.438.157.000 19.822.608.467
3 Điện thương phẩm KWh 465.899.682 533.770.235 621.409.210
4 Giá bán bình quân Đồng 680,82 702,19 780,44
5 Quỹ tiền lương thực hiện Đồng 14.362.376.374 16.369.023.918 17.641.311.283
6 Lao động có mặt 31/12 Người 686 775 886
7 Lao động bình quân Người 670 735 818
(Nguồn: Báo Cáo Tài Chính của Doanh nghiệp)


SVTH: Lâm Hồng Minh
Trang 24


Phân Tích Tình Hình Lao Động, Tiền Lương Và GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh
Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động

V. Tình hình tổ chức công tác kế toán tại Doanh nghiệp:
1.

Tổ chức bộ máy của Phòng Tài chính Kế toán:
Phòng tài chính kế toán Điện lược Cần Thơ được tổ chức như sau:
Sơ đồ tổ chức




















TRƯỞNG PHÒNG
TỔ CHUYÊN THU
- Kế toán chuyên thu
- Kế toán xoá nợ.
TỔ CHUYÊN CHI
- Kế toán thanh toán;
- Kế toán XDCB, SCL,

NTTC;
- Kế toán vật tư;
- Kế toán TSCĐ;
- Kế toán lương và các
khoản trích theo lương,
thuế;
- Thủ quỹ.
KẾ TOÁN TỔNG
HỢP

PHÓ TRƯỞNG
PHÒNG

Ghi chú: XDCB: Xây dựng cơ bản.
SCL : Sửa chữa lớn.
NTTC: Nhận thầu thi công.
TSCĐ: Tài sản cố định.
2
. Hoạt động của bộ máy kế toán:
2.1. Trưởng phòng kế toán: quản lý tất cả các thành viên trong phòng
Tài Chính Kế Toán.
2.2. Phó trưởng phòng kế toán: là người trợ giúp giám đốc Trưởng
phòng giải quyết các công việc, đôn đốc, kiểm tra công việc của nhân viên,
thay mặt Trưởng phòng khi vắng mặt giải quyết các công việc có liên quan
đến phòng tài chính kế toán.

SVTH: Lâm Hồng Minh
Trang 25


×