Rèn luyện kỹ năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh tiểu học
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Muốn đạt được những yêu cầu trên. Bản thân người giáo viên dạy bộ
môn năng khiếu nói chung và bộ môn âm nhạc nói riêng phải cho học sinh
hiểu được khái niệm về âm nhạc. Từ đó giáo viên cho học sinh làm quen với
các âm thanh của các nốt. Dựa trên những nốt nhạc đó các nhạc sỹ đã sáng
tác nên những giai điệu, đấy chính là những tác phẩm và những tác phẩm
yêu cầu học sinh, yêu cầu chúng ta phải hiểu được nội dung sắc thái tình
cảm của bài hát. Căn cứ vào tình hình thực tiễn của nhà trường, với mong
muốn tìm ra những biện pháp giáo dục học sinh một cách nhẹ nhàng thoải
mái và yêu thích môn học, tôi đã chọn đề tài “Rèn luyện kỹ năng cảm thụ
âm nhạc cho học sinh tiểu học”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh, tạo
cho các em có trình độ văn hoá âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn
diện và hài hoà nhân cách của các em.
Tạo cho học sinh hứng thú, niềm vui khi học hát, nghe ca nhạc. Giáo
dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời
sống tinh thần của trẻ thêm phong phú. Phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm
trong sáng, lành mạnh, hướng tới chân, thiện, mĩ góp phần làm thư giãn đầu
óc, làm cân bằng các nội dung học tập khác ở tiểu học.
Khích lệ học sinh hăng hái tham gia vào các hoạt động âm nhạc, làm
cho đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, tạo điều kiện để các em bộc lộ
và phát triển năng khiếu.
III. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt mục đích nêu trên, bản thân tôi đã xác định được những nhiệm
vụ cần nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài:
- Tìm hiểu luật giáo dục 2008.
- Tìm hiểu, tham khảo các tài liệu, phương tiện truyền thông có liên quan
đến bộ môn Âm nhạc.
1
Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Thúy – Trường Tiểu Học Ea M tá
Cư Kuin – ĐăL Lăk
Rèn luyện kỹ năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh tiểu học
- Tìm hiểu tâm lý học sinh tiểu học.
- Tìm hiểu thực trạng học tập môn Âm nhạc của học sinh, tình hình thực tế
của các lớp trong trường.
- Tìm ra các biện pháp nhằm giúp học sinh mạnh dạn hơn, biết cảm nhận
những giai điệu, những hình ảnh đẹp trong bài hát, yêu thích môn âm nhạc ở
tiểu học.
2. Phương pháp nghiên cứu:
Để làm được những điều đã nêu trên thì ngay từ đầu năm tôi đã lập ra
những việc cần làm trong năm học, tìm ra những biện pháp nhằm tạo mọi
điều kiện cho các em có được sự ham thích, niềm đam mê âm nhạc qua các
phương pháp sau:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, giáo trình.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá.
- Tổng kết kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy các lớp được phân công.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận:
Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều
so với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối
nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là một
chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có
được. Học Âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải
mái, học mà chơi, chơi mà học. Thông qua những giai điệu, những câu hát,
những lời ca, những cử chỉ, những điệu bộ, Âm nhạc giúp các em nhận thức
những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp
các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài hát, từng nét nhạc.
II. Cơ sở thực tiễn:
Năm học 2009 - 2010 được sự phân công của Ban giám hiệu nhà
trường, tôi trực tiếp giảng dạy bộ môn Âm nhạc. Để học sinh học tập tốt
môn học bản thân tôi luôn tìm tòi những phương pháp dạy học cho phù hợp
đúng với lứa tuổi, đúng trương trình, tạo hứng thú cho học sinh yêu thích
môn học. Tôi luôn tìm những phương pháp để đưa phong trào ca hát của nhà
trường đạt kết quả và hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công, trong khi
nhận thức, sự hiểu biết, giọng hát của học sinh không đồng đều, có những
2
Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Thúy – Trường Tiểu Học Ea M tá
Cư Kuin – ĐăL Lăk
Rèn luyện kỹ năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh tiểu học
em có giọng hát, hát đúng giọng, có những em hay hát lạc giọng, chưa mạnh
dạn tham gia biểu diễn các bài hát hoặc biểu diễn chưa tự nhiên, chưa mạnh
dạn nhận xét về tư thế biểu diễn của bạn mình hoặc về giai điệu tiết tấu các
bài hát, các tác phẩm âm nhạc được nghe.
III. Nguyên nhân:
Do môn học đòi hỏi phải có tính năng khiếu nên trong khi ca hát một
số học sinh hát lạc giọng, chưa thuộc lời, hát chưa chuẩn về giai điệu, tiết
tấu, do một số em nói tiếng địa phương nên nói ngọng vì vậy nhiều em ngại
tham gia các hoạt động âm nhạc trong lớp, hoặc học sinh chưa biết cách
trình bày cảm nhận của mình về bài hát, tác phẩm âm nhạc, chưa mạnh dạnh
trong việc nhận xét các bạn trong lớp biểu diễn bài hát.
Để phục vụ cho đề tài “ Rèn luyện kỹ năng cảm thụ âm nhạc cho học
sinh Tiểu học” có kết quả, ngay từ đầu năm học tôi đã khảo sát chất lượng
học sinh các khối 3, 4, 5 tại điểm trường Trung tâm qua các bài học.
Đánh giá học sinh, thời gian tháng 09/2010. Tổng số học sinh cả 3
khối có 6 lớp: Có 140 học sinh
Khối
Tổng số
HS
Hoàn thành tốt (A
+
) Hoàn thành (A) Chưa hoàn thành (B)
SL % SL % SL %
Khối 3 46 1 2,2 38 82,6 7 15,2
Khối 4 47 2 4,3 39 83,0 6 12,8
Khối 5 47 0 0 40 85,1 7 14,9
Tổng 140 3 2,1 117 83,6 20 14,3
IV. Biện pháp khắc phục
1. Đối với giáo viên:
Phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh để tìm hiểu
sở thích, cá tính của các đối tượng học sinh.
Thường xuyên nghiên cứu, cải tiến phương pháp dạy học và học tập ở
các phân môn khác để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy về môn
Âm nhạc.
Nắm vững kiến thức đã được trang bị ở nhà trường về chuyên môn,
chuyên ngành về nghiệp vụ sư phạm. Hiểu được đặc điểm đối tượng về phát
triển tâm sinh lý và sự hình thành phát triển ngôn ngữ.
3
Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Thúy – Trường Tiểu Học Ea M tá
Cư Kuin – ĐăL Lăk
Rèn luyện kỹ năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh tiểu học
Hình thành các biểu tượng thông qua các bài hát đó là những câu
chuyện nhằm giáo dục hành vi đạo đức nhờ lời ca và giai điệu của bài mà
gây được cho học sinh những xúc cảm và thể hiện được tình cảm sắc thái
vào bài hát.
Định hướng cho các em thấy được chiều sâu của tác phẩm: nghe giai
điệu và cảm thấy thích, nói được vì sao mà thích, thấy nó hay thì hay ở chỗ
nào? Còn qua các câu chuyện âm nhạc mà thấy được sức mạnh của Âm
nhạc, tầm quan trọng của Âm nhạc trong đời sống hằng ngày.
Hằng ngày trò chuyện, gần gũi khích lệ cho các em để các em mạnh
dạn, tự tin hơn trong khi biểu diễn các bài hát.
Trong các giờ học luôn tạo ra cho học sinh hứng thú để các em phấn
khởi trong khi học tập.
2. Đối với học sinh:
Trong các giờ học phải sôi nổi, mạnh dạn, biết nhận xét về tư thế hát,
về giai điệu lời ca, các động tác phụ hoạ cho bài hát, hát đúng với nhạc.
Biết liên hệ với thực tế cuộc sống với nội dung bài hát, nội dung câu
chuyện âm nhạc.
Ngoài tập biểu diễn các bài hát ở trường ở lớp về nhà các em tự tập
hát kết hợp các động tác phụ hoạ cho bài hát và tập biểu diễn các bài hát.
V. Kết quả thực hiện:
Bằng sự nhiệt tình, tận tâm của bản thân tôi cùng với sự cố gắng nỗ
lực của học sinh. Qua một thời gian rèn luyện kỹ năng cảm thụ âm nhạc cho
học sinh tôi thấy các em có rất nhiều tiến bộ trong việc nêu cảm nhận của
mình về bài hát, tác phẩm, mạnh dạn nhận xét các bạn trong lớp biểu diễn,
từ đó các em tự sửa cho mình hát đúng giai điệu lời ca, mạnh dạn biểu diễn
các bài hát, biểu diễn tự nhiên kết hợp với các động tác phụ hoạ. Học sinh tỏ
ra rất thích học, rất say mê môn học. Không khí diễn ra sôi nổi, thoải mái
kích thích được lòng say mê âm nhạc của học sinh. Học sinh chủ động tiếp
thu một cách dễ dàng. Với những cố gắng trên tôi đã thực hiện khá thành
công và đã phát huy được tính tích cực học tập của học sinh thông qua đợt
khảo sát cuối cùng thời gian: tháng 5 năm 2010.
* Kết quả
Khối
Tổng số
HS
Hoàn thành tốt (A
+
) Hoàn thành (A) Chưa hoàn thành (B)
4
Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Thúy – Trường Tiểu Học Ea M tá
Cư Kuin – ĐăL Lăk
Rèn luyện kỹ năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh tiểu học
SL % SL % SL %
Khối 3 46 7 15,2 39 84,8 0 0
Khối 4 47 9 19,1 38 80,9 0 0
Khối 5 47 5 10,6 42 89,4 0 0
Tổng 140 21 15,0 119 85,0 0 0
* So sánh đối chứng:
Trước khi áp dụng
- Lớp học trầm
- Học tập chậm chạp, ít phát biểu ý
kiến.
- Chưa thể hiện được tính chất, tình
cảm bài hát.
- Chưa biết nêu cảm nhận của mình
về bài hát.
- Chưa mạnh dạn trong nhận xét các
bạn biểu diễn bài hát.
- Số lượng học sinh rụt rè, nhút nhát
khi biểu diễn còn nhiều.
Sau khi áp dụng
- Lớp học sôi nổi, tích cực.
- Học tập nhanh nhẹn, hăng hái phát
biểu ý kiến.
- Thể hiện được tình cảm sắc thái của
bài hát.
- Biết nêu cảm nhận của mình về bài
hát, tác phẩm âm nhạc.
- Mạnh dạn nhận xét các bạn trong
lớp biểu diễn bài hát.
- Số lượng học sinh mạnh dạn, tự tin
khi biểu diễn tăng lên nhiều.
VI. Bài học kinh nghiệm:
Trong quá trình rèn luyện kỹ năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh, bản
thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau:
- GV cần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của học sinh.
- Giáo viên luôn phải tìm ra những phương pháp dạy cho từng đối
tượng, từng lớp cho phù hợp, khai thác kĩ, mở rộng kiến thức bài dạy để thu
hút học sinh.
- Luôn chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, phong phú, tập kĩ sử dụng đàn đệm
cho các bài hát, các động tác phụ hoạ trước khi lên lớp.
5
Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Thúy – Trường Tiểu Học Ea M tá
Cư Kuin – ĐăL Lăk