Đề tài: "Ứng dụng CNTT để xây dựng
bài giảng lịch sử địa phương tại trường tiểu học Kim Thư”
PHÒNG GD – ĐT HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM THƯ
---------- ---------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI :
"Ứng dụng CNTT để xây dựng bài giảng
lịch sử địa phương tại trường tiểu học Kim Thư”
Môn:
Tên tác giả:
Chức vụ:
Tài liệu kèm theo:
Lịch sử Lớp 4 - 5
Phạm Thị Kim Liên
Phó hiệu trưởng
Đĩa CD
Năm học 2012- 2013
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013 – TG: Phạm Thị Kim Liên
Trường Tiểu học Kim Thư -Thanh Oai - Hà Nội
1
Đề tài: "Ứng dụng CNTT để xây dựng
bài giảng lịch sử địa phương tại trường tiểu học Kim Thư”
S¬ yÕu lý lịch
Họ và tên: Phạm Thị Kim Liên
Ngày tháng năm sinh: 12- 9- 1968
Quê quán: Đôn Th - Kim Th - Thanh Oai - Hà Tây
Năm vào ngành: 1993
Trình độ đào tạo: Đại học Qun lý giỏo dc
Chức vụ: Phó hiệu trởng.
Đơn vị công tác: Trờng tiểu học Kim Th
Nhiệm vụ đợc giao: Phụ trách Phổ cập và công tác sinh ho¹t tËp thĨ .
Khen thëng: ChiÕn sÜ thi đua cấp cơ sở nhiều năm
Sỏng kin kinh nghim nm 2013 – TG: Phạm Thị Kim Liên
Trường Tiểu học Kim Thư -Thanh Oai - Hà Nội
2
Đề tài: "Ứng dụng CNTT để xây dựng
bài giảng lịch sử địa phương tại trường tiểu học Kim Thư”
Phần 1: MỞ ĐẦU
1. Tên đề tài:
"Ứng dụng CNTT để xây dựng bài giảng lịch sử địa phương
tại trường tiểu học Kim Thư”
2. Lý do chọn đề tài:
Trong thời gian gần đây vấn đế lớp trẻ với những thiếu hụt kiến thức lịch
sử đang rất đáng lo ngại. Nhiều em học sinh khơng học lịch sử, khơng biết gì về
lịch sử đất nước, nhất là lịch sử địa phương. Có em cịn nhầm lẫn với các nhân
vật lịch sử nước ngoài với những anh hùng dân tộc. Mặc dù chương trình lịch sử
đã đưa vào giảng dạy là phân môn riêng từ lớp 4 ở cấp tiểu học. Các em đã được
học một chương trình lịch sử sơ lược của đất nước với những kiến thức về sự
kiện lịch sử, nhân vật lịch sử và di tích lịch sử.
Song trên thực tế giảng dạy và học tập lịch sử, còn kiến thức lịch sử đọng
lại ở các em cịn q ít. Một trong những nguyên nhân của vấn đề này là do việc
dạy và học lịch sử còn nhiều hạn chế. Học sinh khơng hứng thú học vì coi đây là
mơn phụ. Vì thế giáo viên cũng khơng hứng thú dạy, khơng chuyên tâm tìm
phương pháp khắc phục tình hình, tạo ra những giờ lịch sử hay để cuốn hút học
sinh. Việc dạy và học lịch sử ở trường tiểu học Kim Thư cũng khơng nằm ngồi
những hạn chế trên.
Mơn học lịch sử thực sự đã bổ trợ rất nhiều cho hiệu quả học tập chung.
Bởi vì một cá nhân có hứng thú tìm hiểu lịch sử, có kiến thức hiểu biết về lịch
sử mới thấy tự hào về quê hương đất nước và càng thấy yêu quê hương đất nước
mình hơn. Hiểu về những nhân vật lịch sử mới thấy tự hào về những tấm gương
sáng đó để mà noi theo. Từ đó tạo nên ý thức phấn đấu, ý chí vươn lên mạnh
mẽ. Điều đó mới có được những thành cơng trong học tập và trong đời sống.
Chính vì thế việc dạy và học lịch sử rất quan trọng.
Theo tấm lí lứa tuổi tiểu học, các em đều được tiếp cận kiến thức từ nhỏ
đến lớn, từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp. Để hiểu được lịch sử đất nước
và thế giới các em cần được tìm hiểu những di tích lịch sử, nhân vật lịch sử ngay
t ại địa phương mình, những điều mà các em được tiếp cận sẽ cảm thấy gần gũi
hơn với đời sống hiện thực. Viêc dành một thời lượng chương trình 2 tiết cho
giảng dạy lịch sử - địa lí địa phương sẽ rất bổ ích, có nhiều hiệu quả: hợp tâm lí
lứa tuổi tiểu học, tạo hứng thú hơn cho các em học lịch sử. Vấn đề là chúng ta
đổi mới phương pháp dạy lịch sử như thế nào? Đặc biệt khai thác lịch sử địa
phương ra sao? Nên lựa chọn sự kiện,nhân vật lịch sử nào để đưa và chương
trình nhằm giáo dục tình cảm, ý thức, trách nhiệm về quế hương đất nước, ý
thức về học lịch sử của các em học sinh.
Ở địa phương xã Kim Thư huyện Thanh Oai thành phố Hà Nội, là nơi
được coi là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có nhiều di tích lịch sử được xếp hạng,
có nhiều nhân vật lịch sử lớn thì việc đưa nội dung giảng dạy lịch sử địa phương
là cực kì bổ ích đối với các em học sinh Kim Thư.
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013 – TG: Phạm Thị Kim Liên
Trường Tiểu học Kim Thư -Thanh Oai - Hà Nội
3
Đề tài: "Ứng dụng CNTT để xây dựng
bài giảng lịch sử địa phương tại trường tiểu học Kim Thư”
Nắm bắt thông tin về yêu cầu dạy lịch sử địa phương, các đồng chí trong
Ban giám hiệu cũng như các giáo viên trực tiếp dạy lớp 4- 5 rất lo lắng: Làm thế
nào để có một bài lịch sử địa phương phù hợp bổ sung vào chương trình lịc sử
của lớp 4 và 5.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, cùng với niềm đam mê, rất tâm đắc với
vấn đề này đã từ lâu, nên ngay từ đầu năm học, được dự chuyên đề về dạy lịch
sử địa phương, tôi đã nảy ra ý định viết bài lịch sử địa phương Kim Thư nhằm
sưu tầm, tổng hợp, phân tích, lựa chọn thành một tài liệu để dạy cho học sinh
lớp 4-5 ở trường tiểu học Kim Thư. Năm học 2012 – 2013 này tơi chỉ tìm hiểu
về những di tích lịch sử đã được công nhận cấp quốc gia và cấp thành phố, nếu
đề tài thành công tôi sẽ tiếp tục xây dựng bài lịch sử về các nhân vật lịch sử tại
xã Kim Thư. Như vậy sẽ có đủ hai bài lịch sử dịa phương cho hai khối 4 và 5.
Việc thiết kế một bài giảng để dùng cho giáo viên lên lớp dạy, tôi đã cố gắng sử
dụng các tư liệu, hình ảnh thực tế để đưa vào bài giảng, đồng thời ứng dụng
công nghệ thông tin để thiết kế một giáo án điện tử. Đó chính là ý tưởng người
viết mong muốn được trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm này lấy tên là:
“Ứng dụng CNTT để xây dựng bài giảng lịch sử địa phương tại trường tiểu
học Kim Thư”
3. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích bổ sung tài liệu về giảng dạy lịch
sử địa phương trong 2 tiết của chương trình lịch sử lớp 4-5 ở tiểu học.Qua đó xin
nêu ra một cách nghiên cứu viết bài lich sử địa phương của các trường tiểu học
khác
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
- Đề tài hướng vào vấn đề vào cách nghiên cứu sưu tầm, tổng hợp, phân
tích, lựa chọn thành một tài liệu môn lịch sử để dạy cho học sinh lớp 4-5 ở
trường tiểu học Kim Thư
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Cách nghiên cứu vết bài lịch sử địa phương
+ Lịch sử địa phương xã Kim Thư, cụ thể là các di tích lịch sử trên địa
bàn xã Kim Thư.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tìm hiểu về các di tích lịch sử: thực địa các cơng trình kiến trúc, hồ sơ
cơng nhận các di tích lịch sử như đình, chùa, miếu…trên địa bàn xã Kim Thư.
6. Phạm vi nghiên cứu:
Trong khuôn khổ đề tài này chỉ giới thiệu về các di tích lịch sử có trên địa
bàn xã Kim Thư để dạy cho các em học sinh lớp 4 - 5 tại trường tiểu học Kim
Thư.
7. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc sách, tài liệu sử dụng các phương
pháp tổng hợp, phân tích để có hiểu biết về các di tích lịch sử mà mình đang
nghiên cứu. Từ đó lựa chọn để viết thành tài liệu về lịch sử địa phương.
- Phương pháp thực tiễn:
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013 – TG: Phạm Thị Kim Liên
Trường Tiểu học Kim Thư -Thanh Oai - Hà Nội
4
Đề tài: "Ứng dụng CNTT để xây dựng
bài giảng lịch sử địa phương tại trường tiểu học Kim Thư”
+ Trò truyện với giáo viên chủ nhiệm, các em học sinh và phụ huynh học
sinh để tìm hiểu thực trạng vấn đề đang nghiên cứu.
+ Đi thực tế tại các di tích lịch sử.
- Phương pháp quan sát: Quan sát, lựa chọn và ghi lại những hình ảnh
tiêu biểu của các di tích lịch sử.
8. Dự kiến nội dung nghiên cứu:
Ngồi phần mở đầu, kết luận, thư mục, mục lục, nội dung chính của đề tài
gồm 3 chương:
1. Chương I: Cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài
2. Chương II:Thực trạng vấn đề về dạy và học lịch sử địa phương xã Kim
Thư
3. Chương III: Các biện pháp thực hiện
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013 – TG: Phạm Thị Kim Liên
Trường Tiểu học Kim Thư -Thanh Oai - Hà Nội
5
Đề tài: "Ứng dụng CNTT để xây dựng
bài giảng lịch sử địa phương tại trường tiểu học Kim Thư”
PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Chương I: Cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài
1, Về nội dung chương trình lịch sử trong sách giáo khoa lớp 4 - 5
Bắt đầu từ lớp 4, học sinh đã được học phân mơn lịch sử riêng.Chương
trình ở lớp 4 và 5 đều được thực hiện trong 35 tiết:
*26 bài cung cấp kiến thức mới
* 3 bài ôn tập
* 4 tiết kiểm tra
* 2 tiết dành cho giáo dục lịch sử địa phương.
Ở lớp 4, học sinh bước đầu được học về lịc sử đất nước.Đó là những sự
kiện, hiện tượng nhân vật lịch sử của đất nước ta từ “ Buổi đầu dựng nước và
giữ nước” trải qua các thời kỳ lịch sử, những biến cố tồn vong của các triều đại.
Từ thời Lý – Trần – Hậu Lê – thời kỳ nước Đại Việt cho đến thời Nguyễn.
Đến lớp 5 các em tiếp tục hoc thời kỳ lịch sử từ năm 1858 – 1945: Hơn 80
năm chống thục dân Pháp xâm lược và đô hộ. Thời kỳ 1945 – 1954: Bảo vệ
chính quyền non trẻ, trường kỳ chống thực dân Pháp.Thời kỳ 1954 – 1975: Xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. Thời kỳ
1975 – nay: Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước.
Với nội dung giáo dục lịch sử địa phương, giáo viên có thể thực hiện một
cách linh hoạt: có thể dạy lồng ghép hoạc dạy tiết lịch sử địa phương riêng…
2, Về cấu trúc một bài lịch sử trong sách giáo khoa
Cấu trúc sách giáo khoa mới có những điểm theo định hướng cụ thể:
- Phần chữ in nhỏ: nhằm mục đích giới thiệu bối cảnh, dẫn dắt sự kiện xảy
ra,hoặc cung cấp cho học sinh làm việc.
- Giữa mỗi phần đều có câu hỏi nhỏ giúp giáo viên định hướng cho học
sinh trả lời.
- Bài viết trong sách giáo khoa được viết theo lối gợi mở, nêu vấn đề,
được thiết kế như là một bộ phận trong quá trình dạy học.
Cụ thể cấu trúc một bài lịch sử bao gồm những bộ phận chính
+ Bài viết: Nội dung chính của bài học
+ Kênh hình: tranh ảnh, lược đồ biểu bảng…
+ Câu hỏi đan xen
+ Tóm tắt nội dung cơ bản của bài học: Phần chữ in đậm
+ Các phương tiện giúp đõ học sinh học tập:Phần chữ in nhỏ.
Cấu trục này rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi và trình độ nhận thức của học
sinh, đảm bảo mục tiêu giáo dục, dạy học, những quy định về số lượng, phạm vi,
mức độ kiến thức mà chương trình quy định.
3, Về phương pháp dạy học lịch sử:
Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử là sự kết hợp nhuần nhuyễn các
phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, đặc diểm của tưng loại bài
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013 – TG: Phạm Thị Kim Liên
Trường Tiểu học Kim Thư -Thanh Oai - Hà Nội
6
Đề tài: "Ứng dụng CNTT để xây dựng
bài giảng lịch sử địa phương tại trường tiểu học Kim Thư”
nhằm phát huy tính tích cực, tư duy độc lập sáng tạo trong hoạt động nhận thức
của học sinh.Học sinh tiếp thu kiến thức bằng cách tự phát hiện, tự khám phá
kiến thức một cách tích cực, chủ động sáng tạo, hình thành năng lực tự học.
Việc thiết kế giáo án điện tử nhằm đem lại thông tin qua phương tiện dạy
học hiện đại tạo cho học sinh lĩnh hội kiến thức bằng những hình ảnh thật cụ thể,
rõ ràng,sinh động. Qua đó học sinh nắm được bản chất ý nghĩa sự kiện hiện
tượng lịch sử. Cùng với đó người giáo viên phải kết hợp với nhiều cách thức tổ
chức dạy học khác để dẫn dắt học sinh.
4, Về phương pháp dạy học lịch sử địa phương
Vì các hiện tượng sự kiện lịch sử ngay tại q mình (chỉ có điều ít ai chú
ý tìm hiểu), cho nên việc đưa ra những hình ảnh cụ thể để dẫn dắt học sinh tự
phát hiện và tư duy rồi định hướng cho các em phân tích, tổng hợp thành kiến
thúc hiểu biết của mình là quan trọng nhất.Cũng rất cấn đan xen nhũng câu
chuyện cổ tích, truyền thuyết ở làng quê làm tăng thêm sự cuốn hút học sinh
cũng rất cần thiết. Vì thế khi sưu tầm tôi cũng đã đưa thêm vào phần tư liệu.
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013 – TG: Phạm Thị Kim Liên
Trường Tiểu học Kim Thư -Thanh Oai - Hà Nội
7
Đề tài: "Ứng dụng CNTT để xây dựng
bài giảng lịch sử địa phương tại trường tiểu học Kim Thư”
Chương II:Thực trạng vấn đề về dạy và học lịch sử địa phương xã
Kim Thư
1, Việc dạy học phân môn lịch sử nói chung:
Để dạy một bài lịch sử, giáo viên chủ yếu dựa vào các thông tin trong
sách giáo khoa và sách giáo viên mà ít có sự tìm hiểu các kênh thông tin khác,
đặc biệt là việc đi thực tế tham quan học tập ở các di tích lịch sử, thắng cảnh lịch
sử. Dẫn đến kiến thức hiểu biết về lịch sử cịn nghèo nàn. Như thế làm sao có
những câu chuyện lịch sử hay đưa vào bổ sung trong tiết dạy để mang đến sự
hứng thú cho học sinh.
Trong khi đó, day lịch sử lại rất cần hiểu biết những câu chuyện để giáo
viên kể lại miêu tả dẫn dắt mở rộng vấn đề đã nêu trong sách để bài giảng thêm
sinh động tạo ấn tượng, gây hứng thú cho học sinh.
Ví dụ:Khi dạy bài 18 – Lịch sử lớp 4.
Sau khi cho học sinh tim hiểu, phát hiện, chốt lai kiến thức cần nhớ. Để
mở rộng khắc sâu kiến thức cho học sinh, giáo viên kêr chuyện miêu tả thêm
veefcanhr ở Văn Miếu như: Kiến trúc xây dựng như thế nào? Coongr vào ra
sao? Bia đá dựng để làm gì? Người học giỏi đỗ đạt cao vinh dự như thế nào?
Điều đó chứng tỏ rằng: Nền giáo dục thời Hậu Lê đã có nề nếp và quy củ…
Song trên thực tế ít giáo viên bổ sung thêm như thế. Việc dạy lịch sử ở
tiểu học cũng chỉ dừng laicacs thông tin trong sách giáo khoa một cách khô
khan, cứng nhắc và bó buộc…
Về phía học sinh học lịch sử : có những em ngoan, chăm học thì chỉ học
theo lối chống đối khơng có sự ham thíc thực sự. Đôi khi đọc lau láu trong sách
giáo khoa mà học trước qn sau, kiến thức đọng lại rất ít.Cịn một số em thì
hầu như khơng học mà chỉ ghi đâug bài vì coi đây là mơn phụ…
2, Việc dạy và học lịch sử địa phương xã Kim Thư nói riêng:
Việc đưa 2 tiết dạy địa lý và lịch sử địa phương vào chương trình là rất
cần thiết, đã được triể khai các chuyên đề cấp sở, cấp huyện. Dạy địa lý thì có
thể chung một bài cho tồn huyện rồi, cịn lịch sử đạ phương thì cần được
nghiên cứu ngay tại xã mình để đưa nội dung này vào.Ngay trong chuyên đề cấp
huyện đã có giáo viên băn khoăn: tiết lịch sử địa phườn thì dạy những gì và nên
khai thác lịch sử địa phương trong phạm vi như thế nào?
Tại trường tiểu học Kim Thư khi đưa ra vấn đề nghiên cứu lịch sử địa phương,
nhiều đồng chí e ngại. Bởi phần nhiều các giáo viên cũng chịu hệ lụy từ hạn chế
dạy và học lịch sử. Nhất là các giáo viên trẻ, chỉ chú trọng những vấn đề xã hội
hiện đại mà ít quan tâm đến lịch sử truyền thống tư đời xưa.Về lịch sử địa
phương thì lại càng ít người biết (đó là sự thật)
Được hỏi về các di tích lịch sử tại địa phương để khảo sát tình hình tơi thu được
kết quả như sau:
Với câu hỏi: Hãy kể về các di tích lịch sử tại xã Kim Thư
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013 – TG: Phạm Thị Kim Liên
Trường Tiểu học Kim Thư -Thanh Oai - Hà Nội
8
Đề tài: "Ứng dụng CNTT để xây dựng
bài giảng lịch sử địa phương tại trường tiểu học Kim Thư”
Kết quả là:
Tsố được hỏi
Không biết
Không
Kể lại theo Không trả
rõ lắm
ý cá nhân
lời
Giáo viên
25
9
6
10
o
Học sinh
250
75
70
30
75
Số liệu điều tra cho thấy kiến thức lịch sử địa phương rất thấp, đa số
không quan tâm tìm hiểu. Có lẽ đây cũng sẽ là tình trạng chung của mọi nơi.Vì
vậy việc nghiên cứu đưa ra bài dạy lịch sử địa phương là rất cần thiết và cấp
bách để trau dồi kiến thức cho giáo viên và giáo dục học sinh.
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013 – TG: Phạm Thị Kim Liên
Trường Tiểu học Kim Thư -Thanh Oai - Hà Nội
9
Đề tài: "Ứng dụng CNTT để xây dựng
bài giảng lịch sử địa phương tại trường tiểu học Kim Thư”
Chương III: Các biện pháp thực hiện
.1. Biện pháp 1:Lựa chọn nghiên cứu, tìm hiểu các di tích lịch sử tiêu
biểu tại xã Kim Thư:
Kim Thư xưa thuộc trang Thời Trung, Sơn Nam thừa tuyên. Thời Hậu Lê
là thuộc huyện Thanh Oai, Trấn Sơn Nam Thượng. Thời Nguyễn thuộc tổng Thì
Trung, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng. Trước cách
mạng 1945 thuộc tổng Phương Trung, huyện Thanh Oai, thời kỳ kháng chiến
chống Pháp thuộc xã Kim An, Liên Nam huyện, đến ngày nay là xã Kim Thư,
huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
Hiện nay, làng còn lưu giữ nhiều truyền thuyết dân gian gắn liền với các
dấu tích, di tích như: các chuyện về Hai ơng Lốt (ơng Cộc, ông Dài) trong tục
thờ thủy thần và dấu tích Đền Hàng Tổng, làng còn kiêng tên húy của Ngài (như
tre nứa cộc ngọn nói là “bường”), truyền thuyết về Nhị vị công chúa “công,
dung, ngôn, hạnh” “thượng đẳng thần, Mẫu nghi thiên hạ” cịn Di tích là Miếu
Mộ Đức Thánh Mẫu là di tích lịch sử văn hóa quốc gia, nhiều mẩu chuyện
truyền miệng ly kỳ về Quan Đông Các cịn các dấu tích như “ao Quan lớn
thượng”, Đền thờ và Mộ của Cụ ở làng... chuyện về các vị quận cơng Dịng họ
Nguyễn Hầu nay chỉ cịn dấu tích bia đá mịn trơ tại nhà khơng cịn chữ đọc
được, chuyện về“Bà Chúa đúc tiền”, chuyện về danh sư dạy 3 vua, chuyện về
“thần đồng Đầm sen” quan Thám vv...
Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia: Bộ VHTTTT&DL cấp bằng cơng
nhận năm 1992:
1- Di tích LSVH Đình và Miếu Đơn Thư.
2- Di tích LSVH Đình Kim Châu.
Di tích LSVH cấp Tỉnh – Thành phố:
1- Chùa làng Kim Châu (Nguyễn Xá Tự)
2- Chùa Làng Đơn Thư (Thắng Quang Tự)
Ngồi ra cịn nhiều di tích được dân làng vẫn thường xun trơng
nom có giá trị lịch sử văn hóa như:
1-Đình làng Kim Thành
2-Chùa làng Kim Thành (Kim Ấm Tự)
3-Di tích Đền Hàng Tổng (cùng với truyền thuyết ông Cộc ông dài và
gắn với di tích kháng chiến chống Pháp “Bốt đền Tổng” và liệt sĩ Hồng Nghĩa
Sinh)
4- Di tích Đền thờ và mộ lưỡng quốc Đông các Đại học sĩ Vũ Công
Trấn.
5-Văn chỉ thờ Đức Khổng tử
6- Lăng danh nhân Tam nguyênThám hoa Vũ Phạm Hàm.vv…
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013 – TG: Phạm Thị Kim Liên
Trường Tiểu học Kim Thư -Thanh Oai - Hà Nội
10
Đề tài: "Ứng dụng CNTT để xây dựng
bài giảng lịch sử địa phương tại trường tiểu học Kim Thư”
Các di tích Lịch sử văn hóa Kim Thư đã gửi những thông điệp cho
cácthế hệ sau về lịch sử lập làng, truyền thống văn hóa q hương.
DI TÍCH LỊCH SỬ ĐÌNH ĐƠN THƯ
Làng Đơn Thư, theo trên bài minh quả chng Chùa Đơn Thư đúc thời
vua Lê Hy Tơng - Chính Hịa (1680-1705) thì đã có cái tên ĐƠN THƯ. Ngày
nay, nhiều người chỉ cịn nhớ lại tên xóm xưa cũng có gì đấy mang dáng văn vẻ
như: Xóm Bến (xóm 1) Thư trạch Hầu (xóm 3), Khánh Trạch (xóm 4), Cổ Thư
Viên (xóm 5), Trung Hịa (xóm 6), Cổ Thư (xóm 7)..... hay tên các gị đất hiện
nay cịn như: gị Ơng Voi (gần Qn Vua), gị Đống Trạc, Đống Sung, Gị Nghè,
Ngịi Bút, gị Nghiên, Roi Hổ, Hồng Xà....
Làng Đơn Thư có Bãi bồi sơng Đáy màu mỡ, những cánh đồng ghi dấu
ấn một thời với các cái tên ngồ ngộ: Thượng Chòi, Hạ Chòi, Lăng, Khai Sơn,
Đội Vua,Sổ, Đìa Ngang, Sơng Ý, Khoang, Chằm, Dinh, Chún...
Di tích Lịch sử văn hóa Đình Đơn Thư được Bộ VHTT xếp hạng năm
1992 Đình Đơn Thư phụng thờ THÀNH HỒNG LÀNG Quang Ý Đại Vương
là vị cựu thần triều Lý đã có cơng khai dân lập ấp Đơn Thư, lễ Đại kỳ phước vào
ngày mồng 3 và mồng 4 tháng 2 âm lịch hằng năm. Đơi câu đối ở Đình làng
nhắc đến mô tả cảnh làng “Ngân Phố hà niên, thiên tác hợp; Liên Đàm vạn cổ,
địa chung linh” gợi nhớ đến “Phố cá Ngần” ngày nào tấp nập, Đầm Sen xưa tỏa
ngát hương thơm.
Đình Đơn Thư được xây dựng từ giữa thế kỷ XVI, ban đầu chỉ đơn sơ
bằng tranh tre nứa lá.Sau được trùng tu lớn vào năm quý mão - Thiệu trị Năm
thứ 3 bằng gỗ tứ thiết.Kết cấu Nội cung ngoại quốc, thiết kế theo kiểu chữ
công.Đại bái lịng thuyền.Tịa Phương đình theo kiểu gác chng. Hai Dải vũ
theo kiểu quán cầu. Đường nét kiến trúc đến nay cịn ngun bản triều Lê.
Tường xây móng đá ong trên mặt đất, tường xây bằng gạch chỉ nung rơm, vữa
xây vơi mật truyền thống, tồn cảnh bề thế, nguy nga và đến nay vẫn còn giữ
gần như nguyên vẹn đường nét kiến trúc xây dựng cổ.
Nơi đây còn lưu giữ nhiều đồ thờ quý bằng gỗ, đá, đồng vải.Trong đó có
13 đạo sắc phong từ thời Lê - Nguyễn.
Thời kỳ Kháng chiến chơng Pháp và chống Mỹ, Đình Đơn Thư là nởiTú
ẩn và hội họp của nhiều cán bộ kháng chiến, là nơi cất giấu vũ khí đạn dược,
tích trữ lương thực phục vụ kháng chiến. Hiện vẫn còn nhiều dấu tích bom Mỹ
vẫn cịn lưu lại.
Ngày nay Đình là nơi tổ chức các hoạt động văn hoá chung của dân làng
như lễ hội Mùa xuân nhằm ngày đại kỳ phước mồng 3- mồng 4 tháng 2 âm lịch
hay các buổi sinh hoạt tập thể của nhân dân trong làng.
DI TÍCH LỊCH SỬ MIẾU ĐƠN THƯ
Di tích Lịch sử văn hóa miếu Đơn Thư được Bộ VHTT xếp hạng năm
1992 Dân làng Đơn Thư ln tơn kính phụng thờ Bạch Hoa Công chúa, ngài là
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013 – TG: Phạm Thị Kim Liên
Trường Tiểu học Kim Thư -Thanh Oai - Hà Nội
11
Đề tài: "Ứng dụng CNTT để xây dựng
bài giảng lịch sử địa phương tại trường tiểu học Kim Thư”
Đức Thánh Mẫu linh thiêng.Theo truyền thuyết kể lại về Vị thần nơi đây có từ
rất lâu đời, khi từ Kinh Đơ đi ngang qua đây bị cảm bệnh và mất. Ngài hiển
thánh và báo mộng xây miếu mộ tại đây. Đó là vị trí ngay sát đình thuộc khu
vực xóm 3 thôn Đôn Thư, nằm dưới gốc cây đa cổ thụ tạo thêm vẻ linh thiêng.
Dân làng thường tổ chức lễ tưởng niệm ngày giỗ vào ngày 22 và 23 tháng 9 âm
lịch hằng năm theo nghi thức như cúng tế Thành Hồng làng tại Đình và Miếu
Đơn Thư.
Trước đây miếu được xây dựng bằng tranh tre nứa lá nhìn về hướng
nam.Ngơi miếu này được trùng tu lớn cùng với đình làng cũng bằng gỗ tứ thiết
Kết cấu lòng thuyền, chạm trổ quai lá.
Năm 2011, miếu Đôn Thư được xây thêm một nhà khách mới nhìn hướng
tây do người dân hảo tâm cơng đức càng làm cho khu vực di tích thêm trang
trọng hơn.
Hằng năm nhân dân tổ chức tế lễ vào ngày mồng 3, mồng 4 tháng 2 âm
lịch cùng với các di tích tồn xã Kim Thư.Hiện nay Miếu Đôn Thư là nơi để dân
làng thường xuyên cúng lễ, sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng.
DI TÍCH CHÙA THẮNG QUANG TỰ - ĐƠN THƯ
Chùa làng Đơn Thư có tên chữ là Thắng Quang Tự được xây dựng từ ngay
sau khi lập làng, ban đầu tại khu xóm 10, thơn Đồng Tâm ngày nay, hiện cịn
các dấu tích Gị Chùa.
Sang triều Lê Trung Hưng, cụ Vũ Công Trấn đỗ Tiến sỹ (khoa Giáp Thìn
1724), Cụ đã tổ chức việc xây dựng lại chùa Đôn Thư và chuyển về tại địa điểm
ngày nay trên một phiến đất rộng 3420 m 2 phía Tây của làng liền kề Đê, gần bến
cá Ngần sông Đáy. Thế đất tứ linh quần tụ, rộng rãi thoáng đãng, Chùa nhìn
hướng Nam ra dịng Khoang Chằm sen bát ngát, cổng Chùa mở hướng Tây (lên
đê).
Thắng Quang Tự được xây dựng theo kiểu chữ Đinh, có Bái Đường, có
Thượng Điện kiểu Nội Cơng, ngoại Quốc. Tịa Bái Đường có 5 gian xây dựng
theo kiểu lòng thuyền dài 18 m, rộng 8 m, gian giữa tiếp giáp với Thượng Điện
dài 11 m, rộng 9 m. Kết cấu tồn bộ cơng trình là gỗ tứ thiết, chạm trổ Tứ linh:
long, ly, quy phượng, Tứ quý: thông, cúc, trúc, mai; giá chiêng hoa văn quai lá
chồng giường, đường nét kiến trúc đến nay cịn ngun bản triều Lê. Tường xây
móng đá ong trên mặt đất, các vòm cuốn thượng điện và tường xây bằng gạch
chỉ nung rơm, vữa xây vôi mật truyền thống, toàn cảnh bề thế, nguy nga và đến
nay vẫn còn giữ gần như nguyên vẹn đường nét kiến trúc xây dựng cổ.
Các cơng trình khác như: Tháp Sư Tổ hiện cịn cổ kính, cơng trình Tháp
chng chùa cũ được các cụ truyền miệng lại là đã chuyển ra dựng thành
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013 – TG: Phạm Thị Kim Liên
Trường Tiểu học Kim Thư -Thanh Oai - Hà Nội
12
Đề tài: "Ứng dụng CNTT để xây dựng
bài giảng lịch sử địa phương tại trường tiểu học Kim Thư”
Phương Đình ở trước tịa Đại Bái Đình làng hiện nay. Điện Mẫu và Nhà thờ Tổ
gần đây mới được sửa chữa lại.
Chùa Đơn Thư thờ Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni, thờ phật A Di Đà,
Quan Âm Bồ Tát. Hệ thống tượng phật trong chùa da dạng, phong phú, tuy
nhiên có một số pho tượng thừa theo các cụ trong làng truyền lại là do chuyển từ
Chùa Hàng Tổng về khi bị phá.
Những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Chùa là nơi cất giấu tài
liệu, vũ khí, đào hầm bí mật ni dưỡng cán bộ, du kích, đồng thời cũng là nơi
có nhiều hội nghị quan trọng của địa phương và đặc biệt là sự kiện Hội nghị bí
mật của Bộ tư lệnh Quân khu 3 và lãnh đạoTrung ương tổ chức trong 3 ngày từ
mồng 8 đến 10/3/1968, khi hội nghị vừa rút đi khỏi, vào lúc 5 giờ sáng ngày
11/3/1968 (ngày 13/02/năm Mậu Thân) máy bay Mỹ đã trút bom xung quanh
khu vực Chùa đã làm hàng chục ngơi nhà khu vực xóm 2, xóm 3 bị phá hủy
hồn tồn, nhiều ngơi nhà bị hư hại nặng, hơn 60 người chết và và hơn 40 người
bị thương, nhưng riêng ngơi chùa thì chỉ bị những mảnh bom bắn vào làm hư hại
nhẹ, đến ngày nay vẫn còn nhiều dấu tích các mảnh bom đạn Mỹ găm vào tường
Chùa và làng Đơn Thư ngày nay cịn có một ngày tưởng nhớ các nạn nhân bom
Mỹ vào ngày 13/02 âm lịch hàng năm, thường gọi là ngày "giỗ bom".
Ngôi chùa Đơn Thư đã là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh cho bao thế hệ
người Đôn Thư và đã tạo nên một cốt cách của người Đôn Thư theo từng thời
đại mang đậm chất nhân văn đã thể hiện đậm nét ở Bài minh của Quả chuông
Chùa (thời Lê Hy Tơng - Chính Hịa 1680-1705) và các tư liệu Hán văn của
Thám Hoa Vũ Phạm Hàm. Qua thăng trầm của lịch sử, một thời gian chỉ còn các
vãi già thường xuyên lên chùa, các hoạt động công cộng làng chủ yếu là ở Đình
làng.
Thời gian, mưa nắng và chiến tranh, Chùa xuống cấp. tường bao và cổng
chính chưa được quy hoạch xây dựng. Trong mấy năm gần đây đã được bà con
xa gần đem tâm công đức vào Chùa: mái ngói được đảo lại, cửa Tam Bảo được
thay lại vững chắc, nền Tam Bảo Chính Điện được lát lại sạch sẽ,… và hiện nay
UBND xã đang lập hồ sơ đề nghị Nhà nước công nhận Chùa Thắng Quang Tự là
di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HĨA ĐÌNH KIM CHÂU
Di tích Lịch sử văn hóa Đình Kim Châu được Bộ VHTT xếp hạng năm
1992, tổng thể di tích gồm Hậu cung, Đại Bái, Tả mạc, Hữu mạc có kiến trúc
nghệ thuật chạm khắc tứ linh, hoa văn thời Lê.
Hiện tại Đình cịn lưu giữ được 15 đạo sắc phong: thời Lê 6 đạo sắc, thời
Tây Sơn 1 đạo sắc, thời Nguyễn 8 đạo sắc.
Đình Kim Châu thờ Thành hồng làng là Uy linh Đại Vương, truyền
thuyết kể rằng ngài tên là An Lô, dân làng còn kiêng tên húy của Ngài.
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013 – TG: Phạm Thị Kim Liên
Trường Tiểu học Kim Thư -Thanh Oai - Hà Nội
13
Đề tài: "Ứng dụng CNTT để xây dựng
bài giảng lịch sử địa phương tại trường tiểu học Kim Thư”
Nội dung các sắc phong năm 1529 và 1655 thời Lê đã ca tụng Ngài có
cơng lớn trong việc trợ giúp vương triều Lê:
“Đương cảnh Thành Hoàng, hiển ứng uy linh, Hộ quốc hữu dân, hùng tài
vĩ lược, tán trị trợ thắng, trí nhân An Lơ, Hậu trạch Đại vương, đức bẩm thơng
minh, tư khiêm chính trực, chiêm tại tiền, hốt tại hậu, khí nạn chắc dương linh,
ngữ kỳ hoạn, hạn kỳ tai”
“Cơng thức đa âm tướng, Vĩnh điện Hồng đồ, củng cố tái thế Vương
Điện, bao phong vĩ Mạc. Tướng Hoàng gia trừng trị, ứng hộ Vương thất, An
cường quyền trợ uy vũ, phân dương tướng sĩ. Dũng nhuệ tất chu nghịch tặc, thủ
thắng vẹn toàn, thu phục giang sơn nhất thống. Hẩm hưu linh ứng khả gia phong
Đương cảnh Thành Hoàng, hiển ứng uy linh, Hộ quốc hữu dân, hùng tài vĩ lược,
tán trị trợ thắng, trí nhân Hậu trạch, linh ứng Đại vương”
Theo các sắc phong và ngọc phả, sau này thời Hậu Lê làng còn thờ thêm 3
vị: Tiến sĩ Nguyễn Hiền, Tướng công Nguyễn Liễn và quận công Thụy Hùng
Nghị:
“Đặng Tiến Kim Tử Binh Bộ Thượng thư, lĩnh Bắc quân Tả Phủ Đô đốc
Nguyễn Tướng Công, húy Giáo Thụy Hùng Nghị, tước phong quận công”
“ Lê Triều tướng sĩ Kim Tử Vinh, Lộc Đại phu, Lễ Bộ Thượng Thư kiêm
Chiêu Văn Quán, Tú lâm cục, tước phong là Hưng Giáo Bá Nguyễn Tướng
Công Húy Hiên”
“Lê Triều Công Bộ Thị lang, lãnh Hà Tĩnh tuần phủ Án sát xứ, tặng
Trung Đại phu Nguyễn Tướng Công Húy Liễn, hiệu Kim Phong.
Tương truyền Tiến sĩ Nguyễn Hiền viết bức hoành phi treo giữa đình: “VI
ĐỨC KỲ THỊNH” có nghĩa là có đức thì được hưởng thịnh.
DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HĨA CHÙA KIM CHÂU
Chùa Kim Châu có tên chữ là Nguyễn Xá Tự, di tích cấp Tỉnh xếp hạng
năm 2008. Gian giữa thờ Tam Thanh Tam thế, thờ Ngọc Hoàng Đại Đế, Đức
Phật Tổ Như lai, Thích Ca Mâu ni Phật, Thổ Thần, Đức Phật Di lạc, Quan Thế
âm Bồ tát. Hai bên thờ hàng thập điện Quan Âm Thị Kính, Thập bát Long thần,
Đức Khả Giác và Kim Đồng Ngọc Nữ, hai bên tả hữu thờ Hộ pháp.
Đình và Chùa Kim Châu ngự trên một khuôn viên đất thế “HÌNH NHÂN
BÁI TƯỚNG” tạo nên tổng thể tâm linh của Làng Kim Châu là “tiền Thần, hậu
Phật”, đôi câu đối treo ở đình làng đã nêu rõ:
“Kim cổ giang sơn, hậu Phật tiền Thần trung vượng khí
Địa linh nhân kiệt, hình nhân bái tướng trợ linh thanh”
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013 – TG: Phạm Thị Kim Liên
Trường Tiểu học Kim Thư -Thanh Oai - Hà Nội
14
Đề tài: "Ứng dụng CNTT để xây dựng
bài giảng lịch sử địa phương tại trường tiểu học Kim Thư”
Hằng năm dân làng tổ chức ngày lễ Đại Kỳ phước vào ngày mồng 3 và
mồng 4 tháng 2 âm lịch, cũng là ngày lễ Đại kỳ phước của hai làng bên trong xã
là Kim Thành và Đôn Thư.
Trải qua mưa nắng và thăng trầm của lịch sử, Đình và Chùa Kim Châu có
thời gian bị xuống cấp nghiêm trọng, thời kỳ kháng chiến chống Pháp trong hậu
cung Đình và dưới pho Đức Chúa ở Chùa là hầm trú ẩn của du kích. Năm 1951,
ơng Nhuận, ơng Túc, ơng Chỉnh, ơng Sách đã hội họp ở đây, sáng sớm một ngày
giặc Pháp đã lùng sục bắt được ông Chỉnh và bắn chết ông. Các cụ trong làng
còn kể lại một câu chuyện khi ơng Nhuận - đội trưởng du kích trốn trong Đình
bị chỉ điểm, giặc Pháp lùng sục bên trong mà khơng nhìn thấy ơng Nhuận đánh
đu ở gầm án gian ngay Đại Bái, còn dân làng bị bắt tập trung ở sân đình thì nhìn
thấy ơng rõ mồn một, giặc rút đi không bắt được ông nên làng không bị đốt phá
vì Thành hồng làng rất thiêng. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, các cơ quan ở
Hà Nội về sơ tán, Hậu cung Đình là kho chưa vũ khí của qn đội, thời kỳ hợp
tác hóa Đại bái Đình cịn là kho vật tư của HTX.Sau này, được sự quan tâm của
Nhà nước các cấp và tồn dân, Đình, Chùa đã được xây tường bao, xây lại giếng
nước cửa đình, di tích được trùng tu khang trang, bền vững. Đình, Chùa có
người trụ trì, trơng nom bảo vệ, cảnh quan di tích được tạo lập tạo điều kiện
thuận lợi cho sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng của dân làng.
Qua tìm hiểu các tư liệu trên, bản thân tơi cũng có những cảm nghĩ dạt
dào, càng thôi thúc tôi hăng say hơn trong cơng việc:Nước có nguồn, người có
gốc… Những chuyện về tiền nhân tổ tiên ông bà, cha mẹ…Con cháu nên biết,
nên nhớ, để tỏ lịng thành kính tri ân.Hiện tại phải nối với quá khứ và tương lai,
Lịch sử là sợi dây nối dài vô tận,là thành quả của bao thế hệ lưu truyền.Vì vậy
chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ gìn giữ những di tích lịch sử, những truyền
thống lịch sử tốt đẹp của quê hương mình.
2. Biện pháp 2: Xây dựng bài Lịch sử địa phương
Trên cơ sở những tài liệu trên,tôi nghiên cứu, chắt lọc thông tin và dựa
theo cấu trúc bài lịch sử trong Sách Giáo Khoa lớp 4-5 tơi trình bày thành bài
lịch sử như sau:
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
BÀI: CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ TẠI XÃ KIM THƯ
Xã Kim Thư có nhiều di tích lịch sử có từ lâu đời, mang những ý nghĩa
gắn với đời sống văn hóa của người Kim Thư và với lịch sử của đất nước. Các di
tích lịch sử đã được công nhận cấp thành phố và cấp quốc gia. Tiêu biểu có:
- Cấp quốc gia:
+ Đình và miếu Đơn Thư.
+ Đình Kim Châu.
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013 – TG: Phạm Thị Kim Liên
Trường Tiểu học Kim Thư -Thanh Oai - Hà Nội
15
Đề tài: "Ứng dụng CNTT để xây dựng
bài giảng lịch sử địa phương tại trường tiểu học Kim Thư”
- Cấp tỉnh, thành phố:
+ Chùa Kim Châu.
+ Chùa Đôn Thư.
Câu hỏi: Xã Kim Thư có những di tích lịch sử tiêu biểu nào? Nằm trên
địa điểm nào của xã?
Di tích Lịch sử văn hóa Đình và Miếu Đơn Thư là di tích lịch sử được
cơng nhận cấp quốc gia năm 1992. Đình Đơn Thư có khơng gian rộng kiến trúc
triều Lê, Nguyễn theo kiểu nội cung ngoại các, có tả mạc hữu mạc, có Phương
đình kiến trúc tám mái uy nghi, nhiều nét hoa văn chạm khắc điêu luyện tạo nên
tổng thể kiến trúc hài hịa. Đình thờ thần Thành Hồng làng, Miếu thờ vị nữ
tướng của Hai Bà Trưng – đều là những vị có cơng với đất nước và với dân làng.
Trong hai cuộc kháng chiến đây là nơi cán bộ chỉ huy của kháng chiến thường
họp, đồng thời là nơi cất giấu vũ khí, lương thực của bộ đội. Ngày nay dân làng
thường tổ chức tế lễ vào hai kì Xn-Thu hàng năm.
Đình Đơn Thư
Miếu Đơn Thư
Di tích Lịch sử văn hóa Đình Kim Châu được Bộ VHTT xếp hạng năm
1992, tổng thể di tích gồm Hậu cung, Đại Bái, Tả mạc, Hữu mạc có kiến trúc
nghệ thuật chạm khắc tứ linh, hoa văn thời Lê.
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013 – TG: Phạm Thị Kim Liên
Trường Tiểu học Kim Thư -Thanh Oai - Hà Nội
16
Đề tài: "Ứng dụng CNTT để xây dựng
bài giảng lịch sử địa phương tại trường tiểu học Kim Thư”
Đình Kim Châu thờ Thành hoàng làng là Uy linh Đại Vương. Ngài có
cơng lớn trong việc trợ giúp vương triều Lê:
Trong hai cuộc kháng chiến đây là nơi che giấu cán bộ kháng chiến đồng
thời là nơi cất giấu vũ khí, lương thực của bộ đội. Ngay nay dân làng thường tổ
tế lễ vào mùa xn hàng năm.
Đình Kim Châu
Chùa Đơn Thư có tên chữ là Thắng Quang Tự được xây dựng theo kiểu
chữ Đinh, có Bái Đường, có Thượng Điện kiểu Nội Cơng, ngoại Quốc. Tịa Bái
Đường có 5 gian xây dựng theo kiểu lịng thuyền dài. Kết cấu tồn bộ cơng trình
là gỗ tứ thiết, chạm trổ Tứ linh,Tứ quý, đường nét kiến trúc đến nay còn nguyên
bản triều Lê, đến nay vẫn còn giữ gần như nguyên vẹn đường nét kiến trúc xây
dựng cổ.
Chùa Đôn Thư thờ các Đức Phật,những năm kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ, Chùa là nơi cất giấu tài liệu, vũ khí, đào hầm bí mật ni dưỡng cán
bộ, du kích, đồng thời cũng là nơi có nhiều hội nghị quan trọng của địa phương
và đặc biệt là sự kiện Hội nghị bí mật của Bộ tư lệnh Quân khu 3 và
lãnh đạoTrung ương. Ngôi chùa Đơn Thư đã là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh
cho bao thế hệ người Đôn Thư. Hiện nay UBND xã đang lập hồ sơ đề nghị Nhà
nước công nhận Chùa Thắng Quang Tự là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Chùa Đơn Thư
Chùa Kim Châu có tên chữ là Nguyễn Xá Tự, di tích cấp Tỉnh xếp hạng
năm 2008.Chùa là nơi thờ Phật và cũng là nơi để sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng
của dân làng.
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013 – TG: Phạm Thị Kim Liên
Trường Tiểu học Kim Thư -Thanh Oai - Hà Nội
17
Đề tài: "Ứng dụng CNTT để xây dựng
bài giảng lịch sử địa phương tại trường tiểu học Kim Thư”
Hằng năm dân làng tổ chức ngày lễ Đại Kỳ phước vào ngày mồng 3 và
mồng 4 tháng 2 âm lịch, cũng là ngày lễ Đại kỳ phước của hai làng bên trong xã
là Kim Thành và Đôn Thư.
Chùa Kim Châu
Câu hỏi: Em có hiểu biết gì về những di tích lịch sử tại xã Kim Thư?
Ngoài ra ở xã Kim Thư cịn một số khác cũng có giá trị như:
- Đình và Chùa Kim Thành
- Đền quan Đông Các
- Văn chỉ Đơn Thư
- Lăng Thám Hoa
..v.v..
Kết luận: Di tích lịch sử là những cơng trình kiến trúc đẹp có từ
lâu đời mang dấu ấn lịch sử gắn liền với lịch sử đất nước. Di tích lịch sử
cịn là nơi sinh hoạt văn hóa của người dân từ xưa đến nay. Xã Kim
Thư có những di tích lịch sử tiêu biểu: Đình, Miếu Đơn Thư – Đình Kim
Châu – Chùa Kim Châu – Đình, Chùa Kim Thành …
Di tích lịch sử rất cần được tơn trọng, gìn giữ và bảo tồn.
Trong bài lịch sử này, các thơng tin đưa ra cần chính xác, trung thực, không
hư cấu. Mặt khác cũng rất cần sự ngắn gọn, súc tích trên một cấu trúc chung, để
đảm bảo người đọc(học sinh) có được sự cuốn hút, không bị nhàm chán.Muốn
vậy, người viết phải lựa chọn thông tin, sử dụng lời văn hợp lý, hình ảnh đẹp
sinh động để đưa vào bài.
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013 – TG: Phạm Thị Kim Liên
Trường Tiểu học Kim Thư -Thanh Oai - Hà Nội
18
Đề tài: "Ứng dụng CNTT để xây dựng
bài giảng lịch sử địa phương tại trường tiểu học Kim Thư”
3. Biện pháp 3:Thiết kế một giáo án điện tử mẫu
Bài giảng lịch sử địa phương dành cho lớp 4-5 Trường tiểu học Kim
Thư.
Trên cơ sở những tư liệu đã sưu tầm và tìm hiểu, tơi thiết kế Giáo án điện
tử gồm: slide
Phần mở đầu
Slide 1:
Cho học sinh xem 1 đoạn video lễ hội để cuốn hút học sinh.
Các hình ảnh lễ hội năm Tân Mão tại Đình Đơn Thư rất sinh động,
- Dẫn dắt các em vào bài với câu hỏi: Lễ hội được tổ chức ở đâu? (Đình,
miếu, chùa. Nơi đó được gọi là di tích lịch sử)
- Kết hợp với giải nghĩa di tích lịch sử (là các cơng trình kiến trúc có từ
lâu đời mang dấu vết lịch sử từ xưa tới nay)
Slide 2: Cho các em xem ảnh 4 di tích lịch sử:
- Hỏi: các em có biết bức ảnh chụp ở đâu?
- Giải thích về 4 bức ảnh.
Phần nội dung chính:
Giáo viên kết hợp các phương pháp:
VD: Đàm thoại, hỏi đáp hoặc hoạt động nhóm để học sinh tìm hiểu từng
di tích lịch sử.Theo gợi ý hướng dẫn của giáo viên:
+ Tên di tích`
+ Di tích thờ ai?
+ Đặc điểm
+ Cấp công nhận.
+ Kiến trúc:
+ Giá trị lịch sử và văn hóa.
- Giáo viên giới thiệu ảnh học sinh quan sát giáo viên thuyết minh
sau đó giáo viên gợi ý học sinh tiểu kết về di tích lịch sử.
VD:Di tích lịch sử văn hóa Đình và Miếu Đơn Thư
+Tên: Di tích lịch sử Đình Miếu Đơn Thư
+Thờ ai: Thần Thành hồng có cơng với dân làng.
+ Địa điểm: Xóm 3 – Thơn Đơn Thư.
+ Cấp cơng nhận: Bộ Văn hóa.
+ Giá trị lịch sử và văn hóa:Nơi che giấu cán bộ kháng chiến, cất giấu vũ khí
đạn dược trong hai cuộc kháng chiến lớn của dân tộc. Nơi được tổ chức hội họp,
sinh hoạt văn hóa của dân làng.
Slide 3: Ảnh Đình Đơn Thư, Miếu Đôn Thư.
Tương tự như tên, bằng các phương pháp tổ chức dạy học khác nhau, giáo
viên cho học sinh tìm hiểu hình ảnh và nội dung các di tích lịch sử khác thơng
qua các thơng tin và hình ảnh của bài lịch sử như: .
- Đình Kim Châu.
- Chùa Kim Châu.
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013 – TG: Phạm Thị Kim Liên
Trường Tiểu học Kim Thư -Thanh Oai - Hà Nội
19
Đề tài: "Ứng dụng CNTT để xây dựng
bài giảng lịch sử địa phương tại trường tiểu học Kim Thư”
- Chùa Đơn Thư.
.Đó là các hình ảnh tiêu biểu, các chi tiết có giá trị về kiến trúc, văn hóa của các
di tích qua các slide tiếp theo
Slide 4: Ảnh Đình Kim Châu.
Slide 11: Ảnh Miếu Đôn Thư.
Slide 17: Ảnh Chùa Kim Châu.
Slide 21: Ảnh Chùa Đôn Thư
- Giáo viên cho học sinh xem ảnh và giới thiệu thêm về Đình, Chùa Kim
Thành, có thể mở rộng thêm những ví dụ ở làng bên cạnh như Phương Trung,
Kim An vv… .
Lưu ý: Mỗi di tích lịch sử được học sinh quan sát, miêu tả, tìm hiểu rồi
giáo viên cơng nhận ý đúng sau đó chốt lại kiến thức một cách ngắn gọn xúc tích
dễ hiểu, dễ nhớ.
- Sau đó giáo viên gợi ý học sinh đưa ra kết luận của bài học.
Phần củng cố :
Cho học sinh chơi trò chơi “Du lịch qua màn ảnh nhỏ” (cho học sinh xem
ảnh, tư kiệu về lễ hội làng) hoặc trò chơi phỏng vấn (phỏng vấn về những hiểu
biết di tích lịch sử ở q em).
Qua đó mở rộng cho các em về lịng tự hào của quê hương mình. Giới
thiệu cho các em cách tìm hiểu về giá trị văn hóa của một làng quê trên đất nước
Việt Nam ta.
Phần dặn dò:
Các em tiếp tục tìm hiểu về lịch sử địa phương để bài sau chúng ta sẽ
cùng học bài: “Các nhân vật lịch sử tại xã Kim Thư”.
Minh họa trong bài giáo án điện tử trong đĩa CD kèm theo
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013 – TG: Phạm Thị Kim Liên
Trường Tiểu học Kim Thư -Thanh Oai - Hà Nội
20
Đề tài: "Ứng dụng CNTT để xây dựng
bài giảng lịch sử địa phương tại trường tiểu học Kim Thư”
Phần III: KẾT LUẬN
1. Kết quả thực hiện:
Sau khi thực hiện đề tài này việc dạy và học lịch sử có chuyển biến mạnh
mẽ.
* Về giáo viên:
- Các đồng chí rất phấn khởi vì có được những tài liệu dạy lịch sử địa
phương cần thiết. Nhất là lại có một giáo án điện tử để dạy mà không mất nhiều
công sưu tầm tìm hiểu.
- Từ bài giảng này, bản thân các đồng chí giáo viên dạy cũng được trau
dồi thêm hiểu biết về lịch sử địa phương đồng thời thơng qua đó giáo viên chủ
động hơn về việc đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng cả vào những bài
lịch sử khác trong chương trình lịch sử lớp 4-5. Từ đó giáo viên có hứng thú hơn
nhiều để dạy lịch sử.
* Về học sinh:
- Rất thích thú khi được học bài lịch sử này, nhất là khi các em được thấy
hình ảnh thực của quê mình.
- Các em được hiểu hơn về các di tích lịch sử văn hóa ở q hương mình.
Từ đó có ý thức hơn về việc tơn trọng, giữ gìn các do tích lịch sử văn hóa ở địa
phương.
- Tự hào hơn với q hương mình, từ đó biết ni dưỡng lịng tự hào dân
tộc của các em.
- Các em có hứng thú hơn rất nhiều khi học mơn lịch sử.
Nhìn chung, từ đề khi thực hiện đề tài này, ý thức, sự hào hứng dạy và
học lịch sử của giáo viên và học sinh trường tiểu học Kim Thư được tăng lên rất
nhiều. Từ đó bổ trợ cho việc học tập các môn học khác.Cho đến nay (tháng 3
năm 2013) qua các cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện các mơn tiếng anh trên
mạng, tốn trên mạng, viết chữ đẹp, Olimpic tiếng anh lớp 5, trường tiểu học
Kim Thư đã có 21 học sinh giỏi, trong đó có 6 giải nhất, 4 giải nhì, 4 giải
ba, 7 giải khuyến khích.
Khi được phổng vấn câu hỏi cũ, tỉ lệ giáo viên và học sinh trả lời nâng lên một
cách đột phá, thể hiện như sau:
Tsố được hỏi
Giáo viên
Học sinh
Có biết
25
250
40
Kể lại Kể lại tốt
được TB
5
70
85
Kể lại rất
tốt
20
55
2. Bài học kinh nghiệm:
Sau khi thực hiện đề tài này có hiệu quả. Tôi rút ra bài học kinh nghiệm
sau:
1. Trước khi thực hiện cần nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, những
văn bản cần áp dụng phù hợp với cơng việc mà mình sắp làm.
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013 – TG: Phạm Thị Kim Liên
Trường Tiểu học Kim Thư -Thanh Oai - Hà Nội
21
Đề tài: "Ứng dụng CNTT để xây dựng
bài giảng lịch sử địa phương tại trường tiểu học Kim Thư”
2. Tìm hiểu tâm lý giáo viên, tâm lý học sinh, nghiên cứu kỹ nguyên nhân
sự việc hiện tượng về những tồn tại của cơng việc trước đó.
5. Cần lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, kịp thời điều chỉnh
những việc làm phù hợp với định hướng của đề tài.
6. Bản thân cần có quan điểm vững vàng, tự tin vào cơng việc mà mình
đang nghiên cứu và thực hiện,
7.Về việc dạy và học lịch sử ở tiểu học, để có những bài giảng hấp dẫn
giáo viên cần có và rèn luyện cho học sinh:
- Niềm đam mê tìm hiểu lịch sử.
- Trau dồi tình cảm yêu quê hương đất nước.
- Nhiệt tình, say mê tìm tịi, nghiên cứu các giá trị lịch sử, giá trị văn hóa từ
đó có tâm huyết với việc dạy và học lịch sử.
- Biết lựa chọn, chắt lọc thơng tin, hình ảnh, biểu tượng rõ ràng, thực tế để
xây dựng bài giảng.
- Nắm được bản chất ý nghĩa của sự kiện, hiện tượng lịch sử, trên cơ sở đó
đưa ra những kết luận cho bài dạy.
- Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học khác nhau như: đàm thoại,
nêu vấn đề, dạy học theo nhóm để kích thích học sinh suy nghĩ phát huy tính
tích cực của học sinh.
- Đặt câu hỏi ngắn gọn, chính xác, kích thích học sinh suy nghĩ làm việc.
- Giáo viên sử dụng từ ngữ lời nói sinh động giàu hình ảnh miêu tả kể
chuyện để cuốn hút học sinh.
3. Những khuyến nghị:
Dạy lịch sử địa phương cho các em học sinh tiểu học là rất cần thiết . Rất
mong các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý giáo dục và các thầy cô giáo lưu tâm
hơn.Với thời lượng cho phép nên đưa vào tiết học riêng, cụ thể thành chương
trình bài học nghiêm chỉnh để đảm bảo kiến thức cho học sinh.
Các tư liệu về kiến trúcvăn hóa cổ của các miền quê rất quý báu nên cần
được bảo tồn, gìn giữ và phải được giới thiệu với các lớp trẻ. Bất cứ địa phương
nào cũng có những di sản của cha ông để lại, cần được giới thiệu để học sinh có
sự hiểu biết hơn về quê hương mình.
Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu các đồng chí giáo viên trong tập thể
nhà trường, đề tài của tơi có một số thành cơng trong giảng dạy mơn lịch sử,
song do thời gian thực hiện cịn chưa nhiều và đối tượng học sinh ở trường Kim
Thư cịn ít cho nên kết quả đề tài cịn hạn chế nhất định. Mặt khác, do kinh
nghiệm cịn ít, nên tơi rất mong được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo,
các đồng chí đồng nghiệp để đề tài của tơi thành cơng và hồn chỉnh hơn.
Qua đây tôi xin chân thành cám ơn các cấp lãnh đạo, các đồng chí đồng
nghiệp đã đọc và xét duyệt đề tài này.
Thanh Oai, ngày 25 tháng 3 năm 2013
Người thực hiện
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013 – TG: Phạm Thị Kim Liên
Trường Tiểu học Kim Thư -Thanh Oai - Hà Nội
22
Đề tài: "Ứng dụng CNTT để xây dựng
bài giảng lịch sử địa phương tại trường tiểu học Kim Thư”
Phạm Thị Kim Liên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Sách giáo khoa lịch sử và địa lý lớp 4
2.Sách giáo khoa lịch sử và địa lý lớp 5
3.Nội dung chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học lớp 4 – 5
4.Thiết kế bài giảng địa lý và lịch sử lớp 4 – 5
6. Hồ sơ di tích lịch sử Đình và Miếu Đơn Thư
7. Hồ sơ di tích lịch sử Đình Kim Châu
8. Hồ sơ di tích lịch sử Chùa Kim Châu
9. Hồ sơ di tích lịch sử Chùa Đơn Thư
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013 – TG: Phạm Thị Kim Liên
Trường Tiểu học Kim Thư -Thanh Oai - Hà Nội
23
Đề tài: "Ứng dụng CNTT để xây dựng
bài giảng lịch sử địa phương tại trường tiểu học Kim Thư”
MỤC LỤC
STT Nội dung
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
Trang
Phần mở đầu
Tên đề tài
Lý do chon đề tài
Mục đích nghiên cứu
Khách thể và đối tương nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu
Dự kiến nội dung
Phần nội dung chính
Chương1: Cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài
1. Nội dung chương trình lịch sử trong SGK
2. Cấu trúc một bài lịch sử trong SGK
3. Về phương pháp day lịch sử địa phương
Chương 2: Thực trang vấn đề dạy và học lịch sử địa phương
xã Kim Thư
1.Việc dạy môn lịch sử nói chung
2. Việc dạy lịch sử địa phương xã Kim Thư nói riêng
Chương 3: Các biện pháp thực hiện
BP1:Lựa chọn,nghiên cứu,tìm hiểu các di tích lịch sử tại xã
Kim Thư
BP2: Xây dựng bài giảng lịch sử địa phương xã Kim Thư
BP3:Thiết kế giáo án điện tử mẫu
Phần 3: Kết luận
1. Kết quả thực hiện
2. Bài học kinh nghiệm
3. Những khuyến nghị
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐON VỊ
3
3
3
4
4
4
4
5
5
5
6
6
7
7
8
8
9
9
14
18
20
20
21
22
Hà nội ngày 25 tháng 3 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013 – TG: Phạm Thị Kim Liên
Trường Tiểu học Kim Thư -Thanh Oai - Hà Nội
24
Đề tài: "Ứng dụng CNTT để xây dựng
bài giảng lịch sử địa phương tại trường tiểu học Kim Thư”
của người khác
Người viết
Phạm Thị Kim Liên
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký tên và đóng dấu)
Ý KIẾN NHẬN XÉT
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GD- ĐT THANH OAI:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký tên và đóng dấu)
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013 – TG: Phạm Thị Kim Liên
Trường Tiểu học Kim Thư -Thanh Oai - Hà Nội
25