Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Phương pháp giảng dạy phân môn "Luyện từ và Câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.11 KB, 23 trang )

Một số phương pháp dạy "luyện từ và câu " cho học sinh lớp 4.
A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
-Tiểu học là cấp học đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển
nhân cách con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông và các cấp học trên.
Là những chủ nhân tương lai của đất nước, đòi hỏi học sinh phải có vốn kiến
thức cần thiết.
-Giúp học sinh có vốn kiến thức đó, nhiệm vụ của môn tiếng Việt ở tiểu
học nhằm trang bị cho các em những kiến thức về hệ thống tiếng Việt, chuẩn
tiếng Việt, rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Trong đó
phân môn "Luyện từ và câu" là một trong những phân môn quan trọng có ý nghĩa
to lớn trong chương trình tiểu học. Luyện từ và câu giúp học sinh mở rộng, hệ
thống hoá vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu.
Rèn cho học sinh một số kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu. Bồi
dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói - viết thành câu, có ý thức sử
dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp, rèn luyện phát triển tư duy, bồi dưỡng
tình cảm tốt đẹp cho học sinh.
-Việc bồi dưỡng và nâng cao chất lượng phân môn "Luyện từ và câu" sẽ
giúp các em làm giàu vốn từ, vốn tri thức về tâm hồn. Từ đó, các em tích luỹ cho
mình những kiến thức cần thiết, tạo điều kiện để các em học tốt các phân môn
khác trong tiếng Việt như: Chính tả, Tập làm văn,...Đồng thời học tốt các môn
học khác như: Toán, Tự nhiên-xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật,...Đặc biệt là khơi dậy
trong tiềm thức tâm hồn học sinh lòng yêu quý sự phong phú của tiếng Việt, có ý
thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
-Mặt khác xuất phát từ nhu cầu của bản thân, xác định tốt, đúng phương
pháp giảng dạy phân môn "Luyện từ và Câu", người giáo viên sẽ tìm ra những
giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng giáo dục.
1
Một số phương pháp dạy "luyện từ và câu " cho học sinh lớp 4.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:


-Là một giáo viên tiểu học trực tiếp giảng dạy lớp 4 theo chương trình sách
giáo khoa mới, tôi không khỏi băn khoăn suy nghĩ về vấn đề này. Làm thế nào để
đồng nghiệp và bản thân có được phương pháp dạy "Luyện từ và câu"cho học
sinh một cách tối ưu? Làm thế nào để sự tiếp thu kiến thức của các em có hiệu
quả? Để học sinh nắm vững kiến thức và vận dụng từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt là
chiếc chìa khoá mở cánh cửa tri thức khoa học?
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Học sinh lớp 4
1
, 4
3
trường tiểu học.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
-Khái quát những vấn đề lí luận cơ bản về năng lực sử dụng vốn từ, kĩ
năng dùng từ đặt câu, sử dụng dấu câu của học sinh lớp 4.
-Thực tiễn và tình hình dạy Luyện từ và Câu cho học sinh lớp 4 Trường
tiểu học.
V. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
-Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc sách báo, tạp chí, sách giáo
viên, sách tham khảo…
-Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiển: Quan sát, phỏng vấn, phương
pháp phân tích, đánh giá, tổng kết kinh nghiệm.
-Phương pháp thống kê toán học.
-Ngoài các phương pháp trên tôi còn sử dụng một số phương pháp khác
nữa trong quá trình nghiên cứu.
2
Một số phương pháp dạy "luyện từ và câu " cho học sinh lớp 4.
B. NỘI DUNG:
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 4
I. MỤC ĐÍCH DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 4:
1. Hình thành và phát triển kĩ năng tiếng Việt:
-Thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử
dụng tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi
trường hoạt động của lứa tuổi. Sách giáo khoa tiếng Việt 4 tiếp tục lấy nguyên
tắc giao tiếp làm định hướng cơ bản. Việc rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt
thông qua tất cả các phân môn Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu.
Phân môn luyện từ và câu được học từ lớp 2, song đến lớp 4 mới có những tiết
học dành riêng để trang bị kiến thức cho học sinh. Các em được mở rộng, hệ
thống hoá vốn từ, được trang bị kiến thức sơ giản về từ, câu, kĩ năng dùng từ đặt
câu, sử dụng dấu câu. Giai đoạn này, trẻ em có sự thay đổi đáng kể. Các em thích
diễn đạt, thích vận dụng từ ngữ hay để nói, viết...Thế nhưng tư duy các em phát
triển chưa hoàn thiện, các em chưa hiểu nghĩa từ, chưa nắm chắc kiến thức ngữ
pháp tiếng Việt. Vì vậy, việc giúp các em hình thành và phát triển kĩ năng sử
dụng tiếng Việt là rất quan trọng. Các em nắm chắc kiến thức về từ ngữ, ngữ
pháp tiếng Việt để học tốt các phân môn tiếng Việt và các môn học khác, là cơ
sở. nền tảng cho việc học tập các bậc học trên.
2. Sử dụng từ, câu tiếng việt giúp trẻ phát triển trí tưởng
tượng, năng lực tư duy:
-Thông qua các bài Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn, Luyện từ và
câu...học sinh được rèn luyện và phát triển trí tưởng tượng ngay từ các bài thơ,
bài văn...Các em hiểu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu, sử dụng dấu câu để nói,
viết đúng, viết hay, vận dụng một số biện pháp tu từ. Từ đó, các em có thể trau
dồi kĩ năng vận dụng từ ngữ đưa vào ngữ cảnh phù hợp, sinh động, có thói quen
3
Một số phương pháp dạy "luyện từ và câu " cho học sinh lớp 4.
dùng từ đúng, nói viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao
tiếp và thích học tiếng Việt.
3. Giúp học sinh ý thức và thói quen sử dụng tiếng Việt, văn

hóa trong giao tiếp để trẻ tích luỹ những hiểu biết cần thiết về
tiếng Việt:
-Quá trình học "Luyện từ và câu" giúp các em biết sử dụng từ ngữ phù hợp
trong giao tiếp hàng ngày với bạn bè, bố mẹ và mọi người xung quanh. Bồi
dưỡng cho các em biết thưởng thức cái đẹp, biết thể hiện những buồn, vui, yêu,
ghét của con người. Từ đó, học sinh biết phân biệt đẹp, xấu, thiện, ác để hoàn
thiện nhân cách cho bản thân. Hình thành và bồi dưỡng kĩ năng sử dụng tiếng
Việt chính là tạo điều kiện cho các em trở thành những nhà ngôn ngữ học trong
tương lai.
II. NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Đối tượng để học sinh làm bài:
-Là những bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm, những bài tập về từ, câu.
2. Yêu cầu cần đạt:
-Nắm kiến thức về từ ngữ qua các chủ điểm.
-Nắm kiến thức sơ giản về câu.
-Rèn cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu.
-Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; có
ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp.
3. Nội dung dạy học:
Phân môn luyện từ và câu ở lớp 4 được dạy trong 62 tiết : HKI : 32 tiết ; HKII 30
tiết. Bao gồm các nội dung sau:
*Mở rộng hệ thống hoá vốn từ: (19 tiết)

4
Một số phương pháp dạy "luyện từ và câu " cho học sinh lớp 4.
-Các từ ngữ được mở rộng và hệ thống hoá theo trường nghĩa tương đương
các chủ điểm.
+ HK I: 9 tiết
Nhân hậu – Đoàn kết( tuần 2,3)
Trung thực – Tự trọng ( tuần 5,6)

Ước mơ ( tuần 9)
Ýchí – Nghị lực( tuần 12,13)
Đồ chơi – Trò chơi ( tuần 15;16)
+ HK II: 10 tiết
Tài năng ( tuần 19)
Sức khoẻ ( tuần 20)
Cái đẹp ( tuần22, 23)
Dũng cảm ( tuần 25, 26)
Du lịch – Thám hiểm ( tuần 29,30)
Lạc quan – Yêu đời ( tuần 33,34)
-Các từ ngữ được mở rộng và hệ thống thông qua các bài tập. Tìm từ ngữ
theo chủ điểm. Tìm hiểu nắm nghĩa của từ; Phân loại từ ngữ. Tìm hiểu nghĩa của
thành ngữ, tục ngữ theo chủ điểm; luyện sử dụng từ ngữ.
* Tiếng , cấu tạo từ:( 5 tiết)
-Cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo của tiếng, cấu tạo của từ
+ Cấu tạo của tiếng tuần 1: 2 tiết
+ Từ đơn và từ phức tuần 3: 1 tiết
+ Từ ghép và từ láy tuần 4: 2 tiết
-Các dạng bài tập : Nhận diện và phân tích cấu tạo của tiếng , từ; Phân loại từ
theo cấu tạo; Tìm từ theo kiểu cấu tạo; Luyện sử dụng từ.
* Từ loại : (9 tiết)
-Cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo từ loại của tiếng Việt .
+ Danh từ ( tuần 5,6,7,8: 5 tiết gồm cả cách viết danh từ riêng)
+ Động từ( tuần 9 và 11: 2 tiết)
5
Một số phương pháp dạy "luyện từ và câu " cho học sinh lớp 4.

+ Tính từ ( tuần 11 và 12: 2 tiết)
-Các dạng bài tập: Nhận diện từ theo loại; Luyện viết danh từ riêng; Tìm và
phân loại từ theo từ loại; Luyện sử dụng từ.

* Câu : 26 tiết
-Cung cấp các kiến thức sơ giản về cấu tạo, công dụng, và cách sử dụng
các kiểu câu:
+ Câu hỏi : tuần 13,14,15 – 4 tiết .
+ Câu kể : tuần 16,17,19,20,21,22,24,25,26 – 12 tiết bao gồm các kiểu
câu: ai làm gì; ai thế nào; ai là gì?
+ Câu khiến : tuần 27,29- 3 tiết
+ Câu cảm : tuần 30 – 1 tiết
+ Thêm trạng ngữ cho câu: tuần 31,32,33,34 - 6 tiết
-Các dạng bài tập: Nhận dạng các kiểu câu; Phân tích cấu tạo câu; Đặt câu
theo mẫu nhằm thực hiện các mục đích cho trước; Lựa chọn kiểu câu để đảm bảo
lịch sự trong giao tiếp; Luyện sử câu trong các tình huống khác nhau; Luyện mở
rộng câu.
* Dấu câu: 3 tiết
-Cung cấp kiến thức về công dụng và luyện tập sử dụng các dấu câu :
+ Dấu hai chấm ( tuần 2: 1 tiết )
+ Dấu ngoặc kép ( tuần 8: 1 tiết )
+ Dấu chấm hỏi( tuần 13 học cùng câu hỏi)
+ Dấu gạch ngang ( tuần 13: 1 tiết )
-Các dạng bài tập: Tìm công cụ của dấu câu; Luyện sử dụng dấu câu ( đặt
dấu câu vào chỗ thích hợp, tập viết câu , đoạn có sử dụng dấu câu).
III/. CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1). Cung cấp kiến thức mới:
-Giáo viên tổ chức cho HS làm các bài tập ở phần nhận xét theo các hình
thức:
+ Trao đổi chung cả lớp.
6
Một số phương pháp dạy "luyện từ và câu " cho học sinh lớp 4.
+ Trao đổi từng nhóm ( tổ; bàn; hoặc 2,3HS).
+ Tự làm cá nhân, qua đó HS rút ra kết luận theo các điểm cần ghi nhớ về

kiến thức.
2). Luyện tập và mở rộng vốn từ:
-Giáo viên cho học sinh nhắc lại một số kiến thức có liên quan, rồi tổ chức
cho học sinh làm các bài tập theo các hình thức trao đổi nhóm, thi đua giữa các
nhóm, cá nhân. Cần lưu ý các vấn đề sau:
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu kĩ yêu cầu của bài tập.
+ Chữa mẫu cho học sinh một phần hoặc 1 bài để hướng dẫn cách làm.
+ Hướng dẫn học sinh làm vào vở ( bảng con, bảng phụ, bảng nháp…)
+ Hướng dẫn HS nêu kết quả, chữa bài tậpvà tự kiểm tra kết quả luyện tập.
7
Một số phương pháp dạy "luyện từ và câu " cho học sinh lớp 4.
CHƯƠNG II
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC
SINH LỚP 4
I. THỰC TRẠNG DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 4.
1. Đối với giáo viên:
-Những năm gần đây, do ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của
phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Phong trào đổi mới
phương pháp dạy học đã được phát động rộng rãi trong các trường Tiểu học. Vận
dụng phương pháp theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học đã đóng
góp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy nhiên, việc dạy phân
môn luyện từ và câu không ít giáo viên vẫn chưa thoát khỏi quỹ đạo của phương
pháp dạy học truyền thống. Một số giáo viên vẫn coi học sinh tiểu học là đối
tượng nói theo, làm theo khuôn mẫu. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 cũ tách từ ngữ,
ngữ pháp thành hai phân môn riêng biệt. Sách giáo khoa Tiếng Việt mới tích hợp
từ ngữ, ngữ pháp thành phân môn luyện từ và câu. Do đó việc tiếp cận phương
pháp dạy học phù hợp với sách giáo khoa mới phần nào còn khó khăn.
-Chính vì vậy cần cải tiến phương pháp dạy học "Luyện từ và câu" theo
hướng tích cực hoá hoạt động của người học để giờ học sinh động, hấp dẫn, hiệu
quả. Là một giáo viên trực tiếp dạy lớp 4, khi nghiên cứu về phương pháp dạy

học phân môn "Luyện từ và câu". Tôi đã thấy được mục đích, yêu cầu của một
đơn vị kiến thức mà học sinh được chiếm lĩnh thuộc hệ thống vấn đề nào trong
bài giảng. Mặt khác tôi biết cách phối hợp nhịp nhàng, khoa học và logic giữa
kiến thức về từ và câu.
-Với đặc thù của phân môn luyện từ và câu là trang bị những kiến thức cơ
bản về từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt để các em học tốt các môn học khác. Bởi vậy,
việc bồi dưỡng và nâng cao hiểu biết về từ, câu, kĩ năng sử dụng tiếng Việt văn
hoá góp phần kích thích sự phát triển tư duy, hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
2. Đối với học sinh:
8
Một số phương pháp dạy "luyện từ và câu " cho học sinh lớp 4.

-Phải nói rằng việc nắm kiến thức từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt của học sinh
lớp 4 mà tôi trực tiếp giảng dạy đầu năm học còn rất yếu. Các em chưa hiểu nghĩa
của từ, cấu tạo từ, vốn từ của các em còn nghèo, không diễn đạt một cách trôi
chảy những cảm nhận của mình. Nên các em dùng từ còn sai, khi nói, viết chưa
trọn câu. Câu văn các em đặt chưa đạt yêu cầu. Song một điều kiện thuận lợi là
các em được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập, cùng với sự tận tình
của giáo viên các em thích tìm hiểu, khám phá kiến thức về tiếng mẹ đẻ.
II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Trước khi lên lớp:
-Đầu năm họp cha mẹ học sinh, tôi đã báo cáo tình hình học tập của từng
em. Cho cha mẹ học sinh hiểu tầm quan trọng của vốn từ ngữ, ngữ pháp tiếng
Việt, bàn bạc cách giúp các em học tập ở nhà. Đặc biệt là ôn các kiến thức đã học
ở lớp 2-3, các bài đã học, định hướng những việc cần làm cho bài mới. Vì vậy,
khi lên lớp các em không bỡ ngỡ trước câu hỏi của giáo viên. Khi lập kế hoạc bài
dạy, tôi luôn chú trọng đến đối tượng học sinh để lựa chọn nội dung, hình thức
dạy - học hiệu quả nhất.
-Trong quá trình lên lớp tôi luôn tìm câu hỏi gợi mở giúp học sinh giải
nghĩa từ hoặc phát hiện ra lỗi đặt câu...thông qua các chủ điểm của môn tiếng

Việt và chủ điểm từng đơn vị học của phân môn Luyện từ và câu, tạo cho các em
nguồn cảm hứng, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, con người. Tôi dành
nhiều thời gian nghiên cứu kiến thức tiếng Việt để bản thân có vốn hiểu biết
nhằm phân tích mở rộng cho các em.
2. Các biện pháp thực hiện trên lớp:
2.1. Tạo sự gần gũi hứng thú ban đầu cho các em:
-Kiểm tra bài cũ để giáo viên nắm bắt việc học ở nhà của học sinh, nhưng
nếu chỉ đơn thuần là kiểm tra kiến thức của bài học trước sẽ gây cho học sinh
cảm giác nhàm chán hoặc "sợ". Vì vậy, hình thức kiểm tra là rất quan trọng để
9

×