Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

“XÂY DỰNG mô HÌNH ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SINH học kết hợp với CÔNG NGHỆ TRUYỀN THỐNG để CHẾ BIẾN nước mắm CHẤT LƯỢNG CAO tại CÔNG TY cổ PHẦN cái RỒNG – vân đồn QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.12 KB, 24 trang )


UBND TỈNH QUẢNG NINH BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

THUYẾT MINH DỰ ÁN
Tên dự án:
“XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC KẾT HỢP VỚI
CÔNG NGHỆ TRUYỀN THỐNG ĐỂ CHẾ BIẾN NƯỚC MẮM CHẤT LƯỢNG
CAO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÁI RỒNG – VÂN ĐỒN - QUẢNG NINH”
Thuộc chương trình: “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao
khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn và
miền núi giai đoạn từ nay đến 2010”
Quảng Ninh, năm 2008
1
THUYẾT MINH DỰ ÁN
Thuộc chương trình " Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao
khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế nông thôn và miền núi
giai đoạn từ nay đến năm 2010"
I. THÔNG TIN CHUNG CỦA DỰ ÁN
1. Tên dự án: “Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học kết hợp công nghệ
truyền thống để chế biến nước mắm chất lượng cao tại Công ty cổ phần thuỷ sản
Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh”
2. Mã số:
3. Cấp quản lý: Bộ Khoa học và Công nghệ
4. Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ tháng 1/2010- 12/2011)
5. Kinh phí thực hiện dự án
Tổng vốn đầu tư: 2.367 triệu đồng (Hai tỷ ba trăm sáu mươi bảy triệu đồng)
Trong đó:
- Từ kinh phí SNKH&CN- TW: 1.064 triệu đồng
- Từ kinh phí SNKH&CN- ĐP: 50 triệu đồng
- Vốn tự có và các nguồn vốn khác: 1.253 triệu đồng
6. Tổ chức chù trì thực hiện dự án:


Tên công ty: Công ty Cổ phần thủy sản Cái Rồng
Địa chỉ: xã Đông Xá - huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh.
Điện thoại CĐ: 033.3874243 ĐTDĐ: 0963244868
Tài khoản: 8005211010010 tại Ngân hàng NN&PTNT – huyện Vân Đồn
7. Chủ nhiệm dự án:
Họ và tên: Chu Thị Vân
Ngày tháng năm sinh: 02/12/1969
Địa chỉ: xã Đông Xá - huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh
Điện thoại: 033.3993545
8. Cơ quan chủ trì chuyển giao công nghệ:
Tên cơ quan: Trung tâm Tư vấn & Quy hoạch phát triển thủy sản
Cơ quan chủ quản: Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản
Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Công Hoan – Ba Đình – Hà Nội
Điện thoại: 04-7715066, Fax: 04 38345674
Email:
Người chịu trách nhiệm chính về công nghệ dự án:
- Công nghệ sử dụng Enzym bromelin trong chế biến nước mắn TS. Trần Thị Dung
- Công nghệ sản xuất Enzym bromelin: GS.TS. Phạm Thị Chân Châu
2
9. Tính cấp thiết của dự án:
9.1. Căn cứ để lựa chọn nội dung và địa bàn thực hiện dự án:
9.1.1. Cơ sở pháp lý:
- Quyết định số 122/2004/QĐ-TTg ngày 05/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao KH - CN
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn từ nay đến năm
2010".
- Quyết định số 09/2005/QĐ-BKHCN ngày 18 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ về quy chế quản lý Chương trình “Xây dựng mô hình ứng
dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông
thôn và miền núi giai đoạn từ nay đến năm 2010”.

- Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính-Bộ Khoa học và Công nghệ số
39/2005/TTLT/BTC-BKHCN ngày 23/5/2005 về việc hướng dẫn quản lý tài chính
của chương trình "Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ
phục vụ phát triển KT-XH nông thôn & miền núi giai đoạn từ nay đến năm 2010".
- Căn cứ vào các chương trình phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch kinh tế nông
nghiệp của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
9.1.2. Điệu kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng triển khai dự án (huyện
Vân Đồn- tỉnh Quảng Ninh):
- Huyện Vân Đồn là một huyện đảo của tỉnh Quảng Ninh nằm ở vị trí địa lý:
20,4
0
– 20,16
0
vĩ độ Bắc; 107,15
0
– 108
0
kinh Đông. Huyện Vân Đồn có diện tích tự
nhiên 59.676 ha với gần 600 hòn đảo lớn và nhỏ. Dân số huyện Vân Đồn khoảng
45.000 dân, có 12 đơn vị hành chính gồm thị trấn Cái Rồng và 11 xã:
• 6 xã trên đảo Cái Bầu và các đảo nhỏ trong vùng biển phụ cận đảo Cái Bầu, ở
phía Tây Bắc của huyện: Ðông Xá, Hạ Long, Bình Dân, Ðoàn Kết, Ðài Xuyên, Vạn
Yên;
• 5 xã thuộc tuyến đảo Vân Hải: Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Bản Sen,
Thắng Lợi.
3
• Ngành thuỷ sản là một ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn huyện Vân Đồn.
Với diện tích mặt nước biển gần 160.000 ha, tiếp giáp với các ngư trường lớn, có
nhiều chủng loại hải sản quí như: tôm he, cá mực, sá sùng, cua, ghẹ, ngọc trai, bào
ngư và các loài các biển khác phục vụ cho tiêu thụ tươi sống và chế biến nước mắm,

thủy sản khô
- Nền kinh tế của huyện về cơ bản vẫn là trên nền kinh tế nông-lâm- ngư nghiệp;
kinh tế hàng hoá chưa phát triển. Hiện nay cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển
dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, du lịch và thuỷ sản, giảm tỷ trọng
các ngành nông-lâm nghiệp. Tỷ trọng kinh tế giữa các ngành trong huyện năm 2005
như sau: Dịch vụ du lịch chiếm: 36%; Công nghiệp - Xây dựng chiếm: 10%; Nông
Lâm- Ngư - nghiệp chiếm: 54,3%.
- Nuôi trồng và khai thác thuỷ sản là thế mạnh kinh tế của huyện Vân Đồn. Nghề
khai thác có từ lâu đời, chỉ riêng vùng biển Vân Đồn hàng năm trung bình có đánh
bắt khoảng 10.000 tấn cá nhỏ, đây là nguồn nguyên liệu rất lớn có thể đáp ứng nhu
cầu chế biến nước mắm hiện nay.
9.1.3. Quy mô và địa điểm triển khai dự án:
Quy mô vùng dự án triển khai là huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh, là huyện
có nghề chế biến nước mắm phát triển mạnh, trên địa bàn của huyện Vân Đồn có
khoảng 20 cơ sở trế biến nước mắm, hàng năm cung cấp ra thị trượng khoảng 1triệu
lít nước mắm.
Địa điểm triển khai dự án là Công ty Cổ phần thủy sản Cái Rồng, xã Đông
Xá - huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh, đây là cơ sở có điều kiện sản xuất phù hợp
với công nghệ chuyển giao. Điều kiện sản xuất hiện có của Công ty gồm: nhà xưởng,
hệ thống bể, ang chum có khả năng chứa nguyên liệu, bể chứa nước rút, các khu sản
xuất, nhà gói sản phẩm và hệ thống trang thiết bị đảm bảo điều kiện sản xuất 1 triệu
lít nước mắn/năm. Hiện tại có tổng số lao động 48 người, trong đó có 2 kỹ sư chế
biến, 3 trung cấp chế biến và công nhân lành nghề, do vậy công ty có điều kiện để
tiếp nhận công nghệ. Hiện tại, Công ty Cổ phần thủy sản Cái Rồng sản xuất trên
800.000 lít nước mắm, đã có những đóng góp tích cực vào phát triến kinh tế xã hôi
huyện Vân Đồng, tỉnh Quảng Ninh.
4
Công ty đang lập kế hoạch xây dựng mới lại khu nhà làm việc, các khu sản
xuất- chế biến chượp, nhà lọc và đóng gói thành phẩm, mong muốn được chuyển
giao công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sản lượng, đảm bảo

yêu cầu bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và đáp ứng thị hiếu tiêu dùng các thành
phố lớn, hướng tới xuất khẩu.
9.2. Sự cần thiết phải đầu tư:
Thủy sản được coi là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam.
Ngành thủy sản không chỉ tạo công ăn việc làm trực tiếp cho hơn một triệu người
trong các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản, cùng với họ có gần 5
triệu người gián tiếp có thu nhập từ kinh doanh, dịch vụ phục vụ cho phát triển thủy
sản. Năm 2008, ngành thủy sản cung cấp khoảng 2 triệu tấn nguyên liệu tươi cho chế
biến các sản phẩm thủy sản đông lạnh, khô, đồ hộp, nước mắm… cho xuất khẩu,
đồng thời cũng cung cấp một lượng tương đương để tiêu thụ nội địa ở dạng tươi,
sống, đông lạnh (60-70% sản lượng thủy sản còn lại), cho chế biến thủy sản khô, bột
cá, dầu cá, các loại mắm, và chế biến một sản phẩm truyền thống lâu đời của Việt
Nam là nước mắm, với sản lượng mỗi năm khoảng trên 200 triệu lít.
Bên cạnh việc phát triển công nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, Ngành thủy
sản cần phải tập trung phát triển công nghiệp chế biến, tiêu thụ nội địa để cung cấp
nguồn dinh dưỡng giàu đạm, chứa nhiều a xit amin không thay thế, giàu axit ômêga
3 và ít cholessterol so với thịt động vật trên cạn; có tác dụng tăng cường thành mạch
máu, giảm mỡ máu, phòng bệnh tim mạch, tiểu đường cho người lớn tuổi. Nước
mắm là sản phẩm thủy sản truyền thống được chế biến tại các địa phương nằm dọc
bờ biển dài hơn 3200 km của cả nước, không đòi hỏi trang thiết bị phức tạp, chỉ cần
có cá và muối, thùng hoặc bể chứa là ngư dân có thể tạo ra nước mắm. Từ xưa đến
nay, nước mắm đã trở thành gia vị không thiếu được trong bữa ăn hàng ngày của
người Việt nam, cũng như của một số dân tộc vùng Đông Nam châu Á. Cùng với sự
phát triển nhanh của nền kinh tế, thu nhập và mức sống của người dân Việt Nam
ngày càng tăng, người tiêu dùng đòi hỏi được sử dụng thực phẩm chất lượng cao,
trong đó bao gồm sản phẩm thủy sản nói chung và nước mắm nói riêng.
Phát triển sản xuất nước mắm phải gắn với thị trường tiêu thụ, do đặc trưng mùi
vị của nước mắm theo vùng, nước mắm muốn mở rộng được thị trường tiêu thụ phải
5
phù hợp với thị hiều của người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng thế hệ mới và

người nước ngoài. Nước mắm vẫn phải giữ hương vị đặc trưng, nhưng phải ở mức
độ vừa phải , đống thời phải đáp ứng yêu cầu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,
đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng thị trường trong nước và xuất khẩu. Hiện
tại, chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông thôn thông qua chuyển giao công nghệ mới nhằm cải thiện chất
lượng, gia tăng sản lượng và bảo đảm an toàn thực phẩm cho các sản phẩm thủy sản
để mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao thu nhập cho người dân ở vùng nông thôn
miền núi, ven biển và hải đảo. Dự án chuyển giao công nghệ sử dụng chế phẩm sinh
học (vi sinh và en zym) kết hợp công nghệ truyền thống là một mô hình được áp
dụng để đáp ứng các yêu cầu nêu trên của người tiêu dùng và đảm bảo cho sự phát
triển mạnh và bền vững của ngành sản xuất nước mắm Quảng Ninh.
Công nghệ ứng dung chế phẩm sinh học (chế phẩm vi sinh, enzym thực vật)
trong chế biến nước mắm đã được nhiều nhà khoa học trong nước và trên thế giới,
trong khu vực nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy chế phẩm của một số
loài vi khuẩn, hoặc enzym chiết xuất từ thực vật (như bromelin từ dứa) có khả năng
thủy phân nhanh prôtêin thịt cá để tạo ra dịch thủy phân có hàm lượng đạm cao, làm
tăng khả năng thu hồi đạm hữu ích của cá làm nước mắm, nhưng không tạo được
mùi đặc trưng mạnh của nước mắm mỗi vùng (Cát Hải ở miền Bắc, Nha Trang, Phan
Thiết ở miền Trung, Phú Quốc ở miền Nam). Để có thể vừa nhận được nước mắm có
hàm lượng đạm thủy phân hữu ích cao, giảm thời gian chế biến nước mắm, từ 1năm
xuống còn 5-6 tháng, Công ty Cổ phần chế biến nước mắm Cửa Hội đã kết hợp sử
dụng en zym brômelin được chiết xuất từ cây dứa, chế phẩm thu được do nuôi cấy vi
khuẩn sinh prôtease để thủy phân cá muối làm nước mắm, kết quả đã tạo ra được
nước mắm có hàm lượng đạm tổng số cao, mùi đặc trưng đáp ứng được thị hiếu tiêu
dùng của người dân địa phương và của cả thị trường Hà Nội, nhờ vậy, công ty đã mở
rộng sản xuất, tăng sản lượng và mở rộng được thị trường tiêu thụ. Nhiều công ty
chế biến nước mắm ở Thái lan cũng đã áp dụng công nghệ này và đã sản xuất nước
mắm tiêu dùng ở Thái lan và đã xuất khẩu đi nhiều nước ở khắp các nước,châu lục:
Âu, Mỹ, Úc, Nhật Bản, thậm chí xuất sang cả thị trường Việt Nam.
6

Như vậy, việc “Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học kết hợp công
nghệ truyền thống để chế biến nước mắm chất lượng cao tại Công ty cổ phần thuỷ
sản Cái Rồng huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh” là cần thiết, giúp địa phượng tiếp
nhận được công nghệ mới làm tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm nước mắm,
đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường hiên nay và giúp công ty tổ chức triển
khai công nghệ mới phục vụ cho sự nghiệp đổi mới và phát triển của Công ty.
10. Tinh tiên tiến và thích hợp của công nghệ chuyển giao
 Xuất sứ của công nghệ (làm rõ):
- Công nghệ ứng dụng chế phẩm sinh học (enzym bromelin được chiết xuất từ
đọt dứa do Khoa Sinh hóa trường Đại học Khoa học Tự nhiên nghiên cứu) và đã
được áp dụng tại Xí nghiệp chế biến nước mắm Cửa Hội. Quy trình công nghệ kết
quả đã đạt được như sau: Sau 5-6 tháng, chượp chín kéo rút nước mắm. Sử dụng
nước mắm này (cao đạm, sáng màu, ít mùi) cho ngâm qua bể chượp sản xuất theo
phương pháp cổ truyền để bổ sung hương và màu tự nhiên của nước mắm cổ truyền
tạo sản phẩm có hàm lượng đạm cao: chất lượng nước mắn cao đạm đạt 40%; loại I:
50%; loại II: 10%.
- Đây là kết quả của đề tài nào? nêu tên đề tài, cơ quan chủ trì đề tài?
- Kết quả áp dụng, chuyển giao công nghệ tại Cửa Hội? So sánh với kết quả đề
tài nghiên cứu?
- Bảng tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất nước mắm
7
Cá nguyên liệu MuốiChế phẩm bromelin
Nhặt tạp chất,
Đắp lù, muối chượp
Chăm sóc/nâng
nhiệt, bổ sung muối
Chượp chín
Kéo rút nước mắm
Enzym bromelin là loại enzym protease có tác dụng thủy phân mạnh protein
thịt cá để tạo thành dung dịch các a xit amin với hiệu suất thủy phân cao. Enzym này

có hoạt tính mạnh trong môi trường hơi a xit, rất phù hợp với môi trường thịt cá. Bên
cạnh đó, sản phẩm của sự phân giải là dung dịch các a xit amin có màu nâu nhạt. Ở
nồng độ muối cao, hoạt tính enzym bị kìm hãm. Như vậy khi áp dụng công nghệ cần
điều chỉnh lượng muối thích hợp cho từng giai đoạn thủy phân với sự có mặt của
enzym bromelin. Sự phân giải nhanh cũng sẽ tạo cho khối chượp bị mủn nát, sẽ có
tác động không tốt đến quá trình lọc chượp lấy nước mắm, vì vậy cần áp dụng công
nghệ già nén chượp thay vì công nghệ đánh quậy hiện nay. Nhiệt độ cũng là yếu tố
có ảnh hưởng lớn đến quá trình thủy phân của chượp, cần cung cấp nhiệt cho bể
chượp thông qua việc gia nhiệt cho bể chượp khi chế biến chượp cá vào mùa đông.
Cá tươi nguyên liệu tươi đã được nhặt sạch tạp chất, đắp lù lọc cho bể muối
chượp, xếp một lượt cá, một lượt muối mỏng và rắc đều chế phẩm enzym (lượng en
zym sử dụng tùy thuộc và hoạt tính enzym được sản xuất), cho tiếp lượt cá khác, lớp
cuối cùng phủ muối để tránh ruồi nhặng. Đậy lớp vỉ/vỏ bao nylon lên trên và gài nén.
Sau khi dịch cá đã chảy ra, rút nút lù cho dịch cá chảy ra, phơi nắng/gia nhiệt
đến 45-50
o
C, cho lại vào bể chượp. Sau một tuần bổ sung muối bằng cách hòa tan
vào nước bổi ấm, cho chảy lại vào bể chượp cho đủ lượng, để yên cho quá trình lên
men tiếp tục và quá trình chín của chượp (quá trình lên hương).
Sau 5-6 tháng, chượp chín kéo rút nước mắm. Sử dụng nước mắm này (cao
đạm, sáng màu, ít mùi) cho ngâm qua bể chượp sản xuất theo phương pháp cổ truyền
để bổ sung hương và màu tự nhiên của nước mắm cổ truyền tạo sản phẩm có hàm
lượng đạm cao hơn, trong khi mùi màu nước mắm vẫn phù hợp thị hiếu người tiêu
8
Chượp truyền thống
Nước mắm sử dụng
enzym
Nước mắm thành
phẩm
dùng. Tùy thuộc thị hiếu khách hàng từng vùng, có thể điều chỉnh thời gian ngâm

trong chượp cổ truyền phù hợp.
 Tính mới, tính ưu việt, tiên tiến của công nghệ:
Đây là công nghệ mới, hiện đại, sử dụng chế phẩm sinh học (vi khuẩn sinh
prôtêase và enzym brômelin) có khả năng phân giải nhanh prôtein thịt cá thành các
axit amin một cách nhanh chóng. Công nghệ này có thể giúp rút ngắn thời gian chế
biến chượp từ 12-18 tháng hiện nay xuống còn 5-8 tháng, tăng khả năng thu hồi đạm
hữu ích (tăng lượng đạm thu được trên 1 kg cá và tăng hàm lượng đạm tổng số của
nước mắm). Nhờ vậy, công nghệ này cũng giảm đáng kể chất thải rắn là bã chượp do
tăng khả năng phân giải của cá thành axit amin. Khi phối hợp sử dụng công nghệ này
với công nghệ truyền thống sẽ tạo ra công nghệ sản xuất nước mắm có mùi vị, màu
sắc phù hợp, vừa có nét đặc trưng của nước mắm cổ truyền, vừa giảm được mùi nặng
của nó và tăng được hiệu suất thu hồi đạm, tăng hàm lượng đạm tổng số cũng như
lượng nước mắm thu được.
 Tính phù hợp của công nghệ:
Việc sản xuất enzym bromelin khá đơn giản, sử dụng nguyên liệu cây dứa được
trồng tại các huyện trong tỉnh Quảng Ninh, khi được chuyển giao công nghệ, nhân
viên kỹ thuật và công nhân của Công ty có thể tiếp thu công nghệ và tự sản xuất
được tại chỗ. Trong trường hợp sử dụng chế phẩm vi khuẩn, Công ty có thể mua từ
Viện Công nghiệp Thực phẩm, Hà Nội và có thể vận chuyển và bảo quản chế phẩm
phục vụ cho sản xuất của công ty. Ngoài ra, sản xuất nước mắm công nghệ này
không đòi hỏi thiết bị, công nghệ gì phức tạp hơn công nghệ truyền thống nên có thể
mở rộng, áp dụng cho các cơ sở chế biến nước mắm tại huyện Vân Đồn và các địa
phương khác tại tỉnh Quảng Ninh.
II. MỤC TIÊU, NÔI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN DỰ ÁN
11. Mục tiêu
11.1. Mục tiêu chung:
Gia tăng sản lượng, nâng cao chất lượng nước mắm Cái Rồng (hương vị và
màu sắc) có thể đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng các thành phố lớn và có thể xuất
khẩu, góp phần cải thiện sinh kế, xóa đói, giảm nghèo vươn lên làm giàu cho cộng
đồng ngư dân ven biển, hải đảo phía Bắc.

9
11.2. Mục tiêu cụ thể:
- Tăng hiệu suất thu hồi đạm từ cá và giá trị hàm lượng đạm trong nước mắm cốt lên
10-15% so với quy trình hiện tại.
- Nâng công suất sản xuất của cơ sở lên 150% trong 3 năm sau khi thực hiện dự án.
- Đào tạo được 20 kỹ thuật viên cho Công ty nắm vững quy trình kỹ thật và làm chủ
được công nghệ chế biến nước mắm bằng chế phẩm enzym và 30 kỹ thuật viên cho
các cơ sở chế biến nước mắm trên địa bàn huyện Vân Đồn.
- Cơ sở sản xuất nước mắm được chứng nhận hợp quy theo Quy chuẩn Việt Nam
cho cơ sở sản xuất nước mắm do Bộ NN&PTNT ban hành và sản phẩm đạt tiêu
chuẩn xuất khẩu.
- Mở rộng thị trường bán nước mắm Cái Rồng tại các thị trường thành phố lớn như
Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên thuộc vùng ĐBSH.
12. Nội dung
12.1. Lựa họn địa điểm triển khai dự án:
- Địa điểm triển khai dự án sản xuất nước mắm tại Công ty cổ phần thuỷ sản Cái
Rồng huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, quy mô triển khai dự án 4,5 ha.
Hiện nay Công ty cổ phần thuỷ sản Cái Rồng có nhà xưởng, hệ thống bể, ang
chum có khả năng chứa nguyên liệu, bể chứa nước rút, các khu sản xuất, nhà gói sản
phẩm và hệ thống trang thiết bị phù hợp với yêu cầu công nghệ chuyển giao.
- Khảo sát nguồn nguyên liệu dứa để chiết xuất enzym bromelin
12.2. Tập huấn chuyển giao công nghệ
 Nội dung tập huấn: Trong thời gian thực hiện dự án, các cán bộ kỹ thuật bên
tiếp nhận sẽ được tập huấn lý thuyết và hướng dẫn thực hành công nghệ:
 Nêu rõ nội dung của từng quy trình công nghệ
- Công nghệ sản xuất chế phẩm enzym bromelin từ dứa
- Công nghệ ứng dụng chế phẩm bromelin trong chế biến chượp của 2 loại cá:
cá cơm và cá trích.
10
- Công nghệ phối chế nước mắm truyền thống và nước mắm ứng dụng chế

phẩm enzym bromelin.
- Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo GMP, SSOP và HACCP
 Địa điểm và thành phần tham gia tập huấn:
- Địa điểm tập huấn tại Công ty cổ phần thuỷ sản Cái Rồng huyện Vân Đồn,
tỉnh Quảng Ninh
- Thành phần tham gia tập huấn bao gồm các cán bộ kỹ thuật, công nghân của
Công ty cổ phần sản Cái Rồng và các cơ sở chế biến nước mắm khác trên địa bàn
huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
12.3. Xây dựng mô hình sản xuất nước mắm và chế phẩm sinh học
- Xây dựng mô hình sản xuất chế phẩm enzym bromelin từ dứa. Công suất đạt
100 lit enzym/năm.
- Xây dựng mô hình sản xuất sử dụng chế phẩm sinh học kết hợp công nghệ
truyền thống.Công suất đạt 20.000 lít/năm.
12.4. Hội thảo đánh giá kết quả
- Nội dung hội thảo: Đánh giá chất lượng sản phẩm, thời hạn bảo quản và đánh
giá hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường của mô hình.
- Thành phần tham gia hội thảo: các nhà chuyên môm về thuỷ sản, các cơ quan
quản lý (Sở KHCN, sở NN&PTNT ) và các cơ sở chế biến nước mắm của huyện
Vân Đồn, và các địa phương khác của tỉnh Quảng Ninh.
12.5. Báo cáo tổng kết thực hiện dự án:
- Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện dự án.
- Các báo cáo chuyên đề
- Các quy trình kỹ thuật
13. Giải pháp triển khai dự án
13.1. Giải phấm về mặt bằng và xây dựng cơ bản
11
- Cơ sở sản xuất được cải tạo phù hợp với đối tượng công nghệ và quy mô dự án. Về
cơ bản, cơ sở hạ tầng đã đáp ứng được yêu cầu tuy nhiên vần cần phải sửa chữa tu bổ
là cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả dự án.
- Công ty Cổ phần thủy sản Cái Rồng chủ trì, trên cơ sở tư vấn của Trung tâm Tư

vấn và Quy hoạch Phát triển thủy sản, thiết kế, bố trí lại mặt bằng sản xuất và xây
dựng một số bể chế biến chượp mới để chế biến chượp áp dụng công nghệ enzym.
Đồng thời cải tạo, nâng cấp lại một số phòng pha chế, đóng gói sản phẩm và hệ
thống bảo đảm an toàn vệ sinh đáp ứng quy định của quy chuẩn Việt Nam.
13.2. Giải pháp về đào tạo:
• Công nghệ do Trung tâm Tư vấn chịu trách nhiệm chuyển giao, bao gồm cả
công nghệ sản xuất chế phẩm enzym bromelin từ dứa. Trung tâm Tư vấn phối hợp
với các đơn vị khác có chức năng chuyên môn phù hợp để thực hiện việc chuyển
giao công nghệ.
• Tổ chức đào tạo lý thuyết về quy trình công nghệ chế biến nước mắm và
chương trình quản lý đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhân viên
công ty
- Đào tạo 30 kỹ thuật viên nắm vững được quy trình công nghệ và làm được
theo đúng quy trình công nghệ nghệ sản xuất chế phẩm enzym bromelin từ dứa
- Đào tạo 30 kỹ thuật viên nắm vững được quy trình công nghệ và làm được
theo đúng quy trình công nghệ chế biến nước mắm bằng công nghệ enzym kết hợp
công nghệ cổ truyền.
- Hướng dẫn và tổ chức chuyển giao ngay trong quá trình thực hành sản xuất và
bảo quản chế phẩm bromelin từ dứa; chế biến chượp cá cơm và cá trích, cá tạp, điều
chỉnh quá trình cho nước mắm làm từ chế phẩm enzym qua bể chượp nước mắm cổ
truyền để đạt nước mắm có chất lượng tương ứng. Trong quá trình chế biến chượp,
có sử dụng gia nhiệt bằng năng lượng mặt trời tại công ty.
- Hướng dẫn áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo GMP, SSOP, HACCP
cho cơ sở.
13.3. Giải pháp về tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:
12
- Cơ quan chủ trì thực hiện dự án thành lập ban quản lý dự án, phân công tổ chức
công việc phù hợp theo nội dụng của dự án.
- Chào hàng, tiếp thị sản phẩm, tham gia hội chợ tại các thành phố, thị trường mục
tiêu để chào bán sản phẩm.

- Chào bán sản phẩm tại các thành phố lớn thông qua các đại lý, siêu thị, tham gia
Hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm.
13.4. Giải pháp về nguồn vốn:
- Đây là dự án thuộc nhóm dự án do Trung ương quản lý, có sự đóng góp của ngồn
vốn sự nghiệp khoa học địa phương và vốn tự có của doanh nghiệp thực hiện dự án.
Công ty cam kết đảm bảo nguồn vốn để thực hiên theo yêu cầu của dự án
- Vốn hỗ trợ từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học chỉ đào tạo bồi dưỡng nghiệp
vụ, chi phí nguyên vật liệu, thiết bị mãy móc phục vụ cho công tác nghiên cứu, chi
phí hoạt động thông tin tuyên truyền của chương trình.
14. Tiến độ triển khai dự án
TT Nội dung dự án Thời gian Tổ chức thực hiện
1 Khảo sát, thiết kế bố trí mặt
bằng, nâng cấp điều kiện sản
xuất
Tháng
1-3/2010
- Công ty CP thuỷ sản
Cái Rồng
- Trung tâm TV và
QHPTTS
2 Xây 20 tấn bể để muối chượp
theo phương pháp gài nén
Tháng
4-6/2010
- Công ty CP thuỷ sản
Cái Rồng
3 Xây dựng bài giảng lý thuyết và
thực hành cho công nghệ sản
xuất chế phẩm bromelin và công
nghệp chế biến chượp sử dụng

enzym bromelin, chương trình
quản lý chất lượng theo HACCP
Tháng
4-5/2010
- Trung tâm TV và
QHPTTS
- Đơn vị phối hợp:
4 Tiến hành tập huấn kỹ thuật:
- Cho kỹ thuật viên của công ty
- Cho các đơn vị chế biến nước
mắm khác của huyện Vân Đồn.
Tháng 6/2010
5 Triển khai sản xuất chế phẩm Tháng 6/2010
13
bromelin tại Quảng Ninh
6 Triển khai ứng dụng công nghệ
chế biến chượp sử dụng chế
phẩm brromelin cho 3 loại
nguyên liệu khác nhau
Tháng 7/2010

Tháng 5/2011
- Công ty CP thuỷ sản
Cái Rồng
- Trung tâm TV và
QHPTTS
7 Xây dựng và áp dụng chương
trình quản lý chất lượng,
VSATTP theo GMP, SSOP,
HACCP tại công ty

Tháng 7/2010

Tháng 5/2011
- Công ty CP thuỷ sản
Cái Rồng
- Trung tâm TV và
QHPTTS
8 Lấy mẫu, phân tích đánh giá chất
lượng sản phẩm (cảm quan, hóa
học, vi sinh)
Tháng
5-6/2011
- Công ty CP thuỷ sản
Cái Rồng
- Trung tâm TV và
QHPTTS
9 Gửi mẫu chào hàng các hội chợ,
các siêu thị, đại lý một số thị
trường mục tiêu
Tháng
6-10/2011
- Công ty CP thuỷ sản
Cái Rồng
10 Viết báo cáo tổng kết, nghiệm
thu dự án
Tháng
11-12/2011
- Công ty CP thuỷ sản
Cái Rồng
- Trung tâm TV và

QHPTTS
15. Sản phẩm của dự án
- Nước mắm sản xuất từ công nghệ enzym kết hợp công nghệ cổ truyền: 20.000 lit
- Chế phẩm enzym bromelin từ dứa: 200 kg
- 03 Bộ bài tập huấn về: công nghệ sản xuất chế phẩm enzym bromelin, công nghệ
chế biến nước mắm sử dụng enzym bromelin, chương trình quản lý chất lượng theo
GMP, SSOP, HACCP.
- 01 Quy trình công nghệ sản xuất nước mắm ứng dụng enzym bromelin kết hợp
công nghệ cổ truyền.
- 01 quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm enzym bromelin.
- Chương trình quản lý chất lượng theo GMP, SSOP, HACCP cho cơ sở : một bộ
bao gồm cả các biểu bảng kế hoạch thực hiện và giám sát GMP, SSOP,HACCP.
- Bể sản xuất chượp theo phương pháp gài nén: 20 tấn bể
14
 Sản phẩm cụ thể của dự án:
STT Tên sản phẩm Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật Số lượng
I Sản phẩm quy trình
1
Quy trình công nghệ chế biến
nước mắm bằng công nghệ
enzym kết hợp công nghệ cổ
truyền.
Quy trình công nghệ đảm
bảo đạt các thông số kỹ
thuật:
- Thời gian chế biến 5-6
tháng.
- Chất lượng nước mắn cao
đạm đạt 40%; loại I: 50%;
loại II: 10%

01 Quy trình
2
Quy trình công nghệ sản xuất
chế phẩm enzym bromelin từ
dứa.
- Enzym bromelin
01 Quy trình
II
Sản phẩm mô hình
1
Sản lượng nước mắm cao
đạm
- Số lượng 20.000 lít.
2
Chế phẩm enzym bromelin - Số lượng là 100 lít
III
Sản phẩm đào tạo
1
Đào tạo 30 kỹ thuật chế biến
nước mắm bằng công nghệ
enzym kết hợp công nghệ cổ
truyền.
Làm chủ được công nghệ,
đáp ướng được yêu cầu
công việc.
- Cơ quan chủ
trì 10 người
- Các đối tượng
khác 20 người.
2

Đào tạo 30 kỹ thuật sản xuất
chế phẩm enzym bromelin từ
dứa
Làm chủ được công nghệ,
đáp ướng được yêu cầu
công việc.
- Cơ quan chủ
trì 10 người
- Các đối tượng
khác 20 người.
3
Chương trình quản lý chất
lượng theo GMP, SSOP,
HACCP
Nắm được quy trình quản
lý chất lượng.
- Cơ quan chủ
trì 5 người
- Các đối tượng
khác 5 người.
16. Phương án phát triển sau khi dự án kết thúc
Dự án kết thúc, nhân viên kỹ thuật và công nhân của công ty vẫn có thể tự
tiếp tục sử dụng công nghệ enzym vào sản xuất nước mắm của Công ty CPTS Cái
Rồng. Công nghệ này có thể mở rộng cho các hộ ngư dân ở địa phương huyện đảo
Vân Đồn áp dụng.
15
Công ty sẽ cung cấp chế phẩm enzym bromelin cho dân, hướng dẫn ngư dân
địa phương xây bể, sử dụng chế phẩm enzym kế hợp công nghệ cổ truyền để chế
biến nước mắm chất lượng cao.
Quy mô dự án có thể mở rộng cho tất cả các cơ sở chế biến trên địa bàn huyện

Vân Đồn và các địa phương khác của tỉnh Quảng Ninh.
17. Kinh phí thực hiện dự án theo các khoản chi:
Đơn vị tính: triệu đồng
TT Nguồn kinh phí Tổng
số
Các khoản chi
Chuyển
giao công
nghệ và
đào tạo tập
huấn
Nguyên
vật liệu
và năng
lượng
Thiết
bị máy
móc
Xây
dựng
cơ bản
Công
lao
động
Chi
khác
Tổng kinh phí
Trong đó:
2.367
510

370
75 1.075 162 175
1 Ngân sách
SNKH-TW
1.064 510 175 20 120 84 155
2 Ngân sách
SNKH-ĐP
50
50
4 Vốn của doanh
nghiệp
1.253 145 55 955 78 20
18. Hiệu quả kinh tế - xã hội
18.1. Hiệu quả kinh tế- xã hội trực tiếp của dự án:
 Hiệu quả kinh tế:
16
Sơ bộ tính toán hiệu quả kinh tế cho một sản xuất 1 tấn cá mắm khi sử dụng
chế phẩm Enzym.
STT NỘI DUNG Số tiền
I Chi phí sản xuất 6.500.000 đ
1.1 Nguyên vật liệu chính: cá mắm, emzymbromelin 3.000.000 đ
1.2 Nguyên vật liệu phụ: muối 500.000 đ
1.3 Nhiên liệu, năng phượng 500.000 đ
1.4 Tiền nhân công 1.500.000 đ
1.5 Khấu hao tài sản cố định 1.000.000 đ
II Tổng thu
1 Sản lượng nước mắm thu được:
7.500 lít/1tấn trong thời gian sản xuất 6 tháng.
2 Gía bán nước mắm 1.350 đ/lít x 7.500 lít 10.125.000 đ
III

Lợi nhuận: (Thu – chi)
1 Lợi nhuận thu được khi chế biến 1tấn cá mắm:
(10.125.000 đ – 6.500.000đ)
3.625.000đ
2 Lợi nhuận thu được/1năm:
(3.635.000đ/1tấn x 60 tấn) x 2 đợt
436.200.000đ
IV Tổng vốn đầu tư dự án 2.367.000.000đ
V Thời gian thu hồi vốn của dự án: 6 năm
* Giá bán dự kiến 1lít nước mắm: 1.350 đ/lít.
* Công suất thiết kế sản xuất của cơ sở là 60 tấn/1đợt sản xuất.
* Khi sử dụng công nghệ enzym vào sản xuất nước mắm thì thời gian sản xuất
rút ngắn lại 6 tháng/1đợt, nên 1 năm cơ sở có thể sản xuất được 2 đợt.
- Tăng lợi nhuận do tăng được lượng nước mắm thu được, tăng được hàm lượng
đạm tổng số trong nước mắm, giảm tổn thất đạm hữu ích. Giá bán sản phẩm sẽ cao
hơn 20-30% do hàm lượng đạm tổng số của nước mắm cao hơn 5 – 10 g N/lit và
hương vị nước mắm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của người tiêu dùng thành thị hiện tại.
Nếu tìm được khách hàng xuất khẩu, giá trị thu được sẽ còn tăng cao hơn nữa. Ngoài
ra, do rút ngắn thời gian chế biến, vốn lưu động của công ty sẽ quay vòng nhanh
hơn do rút ngắn được 1/3 thời gian chế biến chượp so với phương pháp cổ truyền,
công ty có khả năng tăng công suất sản xuất trên cùng một đơn vị chứa chượp.
- Chất lượng sản phẩm tăng, Công ty sẽ có nhiều khả năng mở rộng thị trường
tiêu thụ tại các đô thị thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, trong đó có thủ đô Hà Nội.
 Tác động của dự án đến phát triển xã hội:
- Áp dụng công nghệ chế biến chượp có sử dụng chế phẩm enzym bromelin sẽ
tạo được thêm công ăn việc làm cho người lao động không chỉ vùng ven biển, mà cả
17
cho các hộ nông dân trồng dứa ở vùng đồi núi của tỉnh. Tại vùng dự án, do gia tăng
sản lượng sản xuất nhờ mở rộng thị trường, gia tăng sản lượng, công ty sẽ tuyển
thêm lao động vào làm tại công ty.

- Một khi dự án mang lại hiệu quả kinh tế, sẽ gia tăng được lợi nhuận cho công
ty và thu nhập cho người lao động, nhờ đó công ty sẽ có phúc lợi để xây dựng các
công trình phúc lợp công cộng như nhà trẻ, nhà ăn cho công nhân lao động, trong đó
hơn nửa là công nhân nữ.
- Với việc áp dụng chương trình quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm
cho người lao động của công ty, những cán bộ, công nhân này sẽ không chỉ áp dụng
vào trong sản xuất, mà họ sẽ có nhận thức cao hơn về vệ sinh thực phẩm tại gia đình
và cộng đồng ngư dân ven biển.
- Tăng thêm thu nhập cho những người trồng dứa ở trung du,miền đồi núi tỉnh
Quảng Ninh. Các hộ sẽ được tăng thêm thu nhập nhờ tận thu được nguồn cây dứa
sau khi đã thu hoạch quả để sản xuất chế phẩm en zym bromelin.
18.2. Dự kiến hiệu quả kinh tế - xã hội theo khả năng nhân rộng dự án
Dự án này mang tính khả thi cao và dễ dàng nhân rộng ở vùng ven biển tỉnh
Quảng Ninh, do trong tỉnh có đủ nguồn nguyên liệu cho phát triển mở rộng sản xuất,
thị trường còn hấp dẫn. Do công nghệ áp dụng trong sản xuất không đòi hỏi trang
thiết bị phức tạp, nguồn nguyên liệu sẵn có, mô hình này có khả năng nhân rộng cho
các hộ sản xuất, các công ty chế biến nước mắm trong tỉnh. Trung tâm Khuyến Nông
lâm Ngư sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá công nghệ trên cơ sở mô
hình này, với điều kiện công ty sẽ cung cấp chế phẩm enzym bromelin cho các
hộ/công ty.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 Kết luận
18
Nước mắm là sản phẩm truyền thống của địa phương, là gia vị không thể thiếu
được trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam. Nhưng do áp dụng công nghệ
truyền thống còn nhiều điểm bất cập, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được thị
hiếu người tiêu dùng các đô thị trong vùng, đòi hỏi công ty phải tìm công nghệ mới
đáp ứng các tiêu chí tạo sản phẩm có chất lượng cao hơn, bảo đảm an toàn thực
phẩm và đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng về hương vị đặc trưng của nước mắm,
nhưng vẫn hài hòa. Công nghệ sử dụng chế phẩm eym bromelin do Trung tâm Tư

vấn và Quy hoạch phát triển thủy sản chuyển giao đáp ứng được yêu cầu nêu trên
của Công ty. Công ty CPTS Cái Rồng định hướng sẽ phát triển sản xuất, mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở áp dụng công nghệ mới này.
 Kiến nghị
Đây là công nghệ mới, sẽ góp phần gia tăng chất lượng và giá trị sản phẩm của
Công ty CPTS Cái Rồng. Tuy nhiên, do là doanh nghiệp quy mô nhỏ sản xuất sản
phẩm truyền thống, Công ty không có đủ kinh phí để tự mua công nghệ cũng như
nâng cấp điều kiện sản xuất đáp ứng yêu cầu của công nghệ. Công ty kính đề nghị
Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh xem xét
cấp kinh phí hỗ trợ cho Công ty được tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới này.
19
Ngày tháng năm 2009
Chủ nhiệm dự án Cơ quan chủ trì dự án Cơ quan chủ quản
(Ký tên) (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
Ngày tháng năm 200 Ngày tháng năm 200
Uỷ bản Nhân dân tỉnh, thành phố Bộ Khoa học và Công nghệ
(Ký tên, đóng dấu) ( Ký tên, đóng dấu)
20
PHỤ LỤC: GIẢI TRÌNH CÁC KHOẢN CHI
Khoản 1: CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ, ĐÀO TẠO VÀ TẬP HUẤN
Đơn vị tính: 1.000 đồng
TT Nội dung các khoản chi Tổng
kinh
phí
Trong đó
SNKH
CN TW
SNKH
CN ĐP
Nguồn

khác
I Chi phí chuyển giao công nghệ 400.000 400.000

1
Công nghệ sản xuất chế phẩm enzym
bromelin
100.000 100.000
2
Công nghệ chế biến nước mắm sử dụng
chế phẩm enzym bromelin
300.000 300.000
II Chi phí đào tạo, tập huấn 110.000 110.000
1
Đào tạo 12 kỹ thuật viên cho cơ sở về lý
thuyết, thực hành công nghệ chế biến nước
mắm sử dụng chế phẩm enzym bromelin.
(Trong đó gồm chi tiền thù lao giảng viên,
học viên, tiền văn phòng phẩm, giấy bút
cho học viên theo chế độ tài chính quy
định)
45.000 45.000
2
Đào tạo 5 kỹ thuật viên cho cơ sở về lý
thuyết, thực hành Công nghệ sản xuất chế
phẩm enzym bromelin
25.000 25.000
3
Mở 3 lớp tập huấn cho dân hướng dẫn thực
hành quy trình công nghệ chế biến nước
mắm sử dụng chế phẩm enzym bromelin

20.000 20.000
4
Tập huấn 1 lớp chương trình quản lý
chất lượng theo GMP, SSOP,
HACCP cho cơ sở
20.000 20.000
CỘNG 510.000 510.000
21
Khoản 2: NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ NĂNG LƯỢNG
Đơn vị tính: 1.000 đồng
TT Nội dung chi Đơn
vị tính
Số
lượng
Đơn
giá
Thành
tiền
Trong đó nguồn vốn
SNKH
TW
SNKH
CN ĐP
Nguồn
khác
A Nguyên vật liệu 290.000
140.00
0 50.000 100.000
1 Nguyên vật liệu chủ yếu
Cá cơm, trích, tạp kg 50.000 5 250.000

100.00
0 50.000 100.000
Đọt dứa kg 4.000 1.5 6.000 6.000
2 Nguyên vật liệu phụ
Muối ăn kg 10.000 1 10.000 10.000
3 Dụng cụ mau hỏng
Sô, gáo, chậu nhựa, can 24.000 24.000
B Năng lượng 80.000 35.000 45.000
1 Điện kwh 20.000 1,5 30.000 15.000 15.000
2 Nước m
3
6.000 5 30.000 10.000 20.000
3 Xăng dầu lit 2.000 10 20.000 10.000 10.000
TỔNG CỘNG 370.000
175.00
0 50.000 145.000
Khoản 3: THIẾT BỊ MÁY MÓC
Đơn vị tính: 1.000 đồng
TT Nội dung chi Đơn
vị tính
Số
lượng
Đơn
giá
Thành
tiền
Trong đó nguồn vốn
SNKH
TW
SNKH

CN ĐP
Nguồn
khác
1 Máy bơm Chiếc 2 3.000 6.000 6.000
2
Thiết bị đo và kiểm tra
độ đạm nước mắn Bộ
1 25.000 25.000 25.000
3
Máy nghiền lõi dứa
khô Chiếc
1 14.000 14.000 14.000
4 Máy phát điện 7,5 1 30.000 30.000 30.000
TỔNG CỘNG: 75.000 20.000 55.000
22
Khoản 4: ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG Đơn vị tính: 1.000 đồng
TT Nội dung chi Đơn
vị tính
Số
lượng
Đơn
giá
Thành
tiền
Trong đó nguồn vốn
SNKH
TW
SNKH
CN ĐP
Nguồn

khác
1
Nâng cấp hệ
thống Bể chượp
Tấn 50 1.000 50.000 20.000 30.000
2
Nâng cấp nhà
đóng gói thành
phẩm
m
2
100 2.000 200.000

200.000
3
Nhà sản xuất chế
phẩm bromelin
m
2
100 2.500 250.000
100.00
0
150.000
4
Nhà xưởng chế
biến và bảo quản
sản phẩm nước
mắm
m
2

100 2.000 200.000 200.000
5
Xây dựng khu sân
phơi các sản
phẩm
m
2
50 2.000 100.000 100.000
6
Hệ thống nâng
nhiệt nhà xưởng
sản xuất
1
200.00
0
200.000 200.000
7
Chi phí xây dựng
tường bao và nhà
bảo vệ
m
2
50 1.500 75.000 75.000
TỔNG CỘNG 1.075.00
0
120.00
0
955.000
Khoản 5: CHI PHÍ LAO ĐỘNG
Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT Nội dung chi Số
người
Số
thán
g
Đơn giá Thành
tiền
Trong đó nguồn vốn
SNKH
TW
SNKH
CNĐP
Nguồn
khác
1
Kỹ sư chỉ đạo sản
xuất và tiếp nhân
công nghệ sản xuất
enzym
3 6 1.500 27.000 27.000
3
Tập huấn, hướng
dẫn thực hành sản
xuất nước mắm
bằng công nghệ
enzym
3 6 1.500 27.000 27.000
4
Công lao động đơn
giản

6 24 700 108.000 30.000 78.000
TỔNG CỘNG 162.00 84.000 78.000
23
0
Khoản 6: CHI KHÁC CHO DỰ ÁN
Đơn vị tính: 1.000 đồng
TT Nội dung chi Đơn
vị
Số
lượng
Đơn
giá
Tổng
kinh phí
Nguồn tài chính
SNKH
TW
SNKH
CNĐP
Nguồn
khác
1 Xây dựng và thuyết
minh dự án
2.000 2.000
2 Công tác phí và đi lại
từ khi xây dựng, thực
hiện và kết thúc dự án:
Hà Nội – Vân Đồn
chuyến 12 300 36.000 36.000
3 Quản lý dự án tháng 24 1.000 24.000 24.000

4 Phụ cấp chủ nhiệm dự
án
tháng 24 1.000 24.000 24.000
5 Chi phí đánh giá
nghiệm thu mô hình
đợt 2 15.000 30.000 30.000
6 Thông tin tuyên truyền 5.000 5.000
7 Hội nghị , hội thảo
khoa học
đợt 2 20.000 20.000 20.000 20.000
8 Văn phòng phẩm, In
ấn tài liệu
7.000 7.000
9 Báo cáo tổng kết 7000 7.000
TỔNG CỘNG 175.000 155.000 20.000
24

×