THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH
DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ VẬN TẢI HÀ TÂY
I. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây có trụ sở đóng tại 112 đường Trần Phú
– phường Văn Mỗ – thị xã Hà Đông tỉnh Hà Tây. Đó cũng là quốc lộ lớn của nước
ta ( quốc lộ 6) kéo dài từ Hà Nội qua dọc tỉnh Hà Tây đi các tỉnh phía Bắc như:
Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu. Ngoài ra từ quốc lộ 6 đó còn có thể đi sâu vào các
huyện của tỉnh Hà Tây và nhiều tỉnh khác nữa trên cả nước.
Hiện nay công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây chính là tiền thân của:
+ Xí nghiệp ô tô số 1: được thành lập năm 1959 với nhiệm vụ lúc đó là vận
chuyển hàng hoá.
+ Xí nghiệp ô tô số 3: được thành lập từ năm 1977 với nhiệm vụ vận tải
hàng hoá và hành khách phục vụ cho kinh tế mới di chuyển dân từ đồng bằng lên
miền núi đi khai hoang kinh tế ở các tỉnh.
Do nhu cầu thực tế của thị trường lúc bấy giờ và để hỗ trợ nhau cùng phát
triển, hai xí nghiệp này đã xác nhập với nhau để trở thành công ty cổ ô tô vận tải
Hà Tây vào tháng 9 năm 1992. Cũng xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi của thực tế
khách quan, nền kinh tế quốc doanh tập thể, các doanh nghiệp nhà nước tỏ ra kém
hiệu quả hơn hẳn so với các doanh nghiệp tư nhân và các loại hình doanh nghiệp
khác nhau nhưng chủ yếu là do thiếu sự năng động, sáng tạo cá nhân cũng như tập
thể đối với các doanh nghiệp nhà nước, không có sự kích thích tác động đến từng
động lực cá nhân (do nếu kết quả hoạt động kinh doanh kém hiệu quả hoặc thua lỗ
đã có nhà nước bù…). Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp nhà
nước càng bộc lộ rõ những mặt yếu kém của nó. Do vậy nhận thức được vấn đề
nghiêm trọng này, Đảng và nhà nước đã sáng suốt lựa chọn và có nhiều chủ trương
chuyển các doanh nghiệp nhà nước thành các công ty cổ phần nhằm nâng cao năng
lực sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống cho người lao động.
Căn cứ vào luật doanh nghiệp Nhà nước ngày 20/4/1995 và xét đề nghị của
sở Kế hoạch và Đầu tư, tại tờ trình số 347TT/BĐM ngày 11/5/1999, đã quyết định
chuyển doanh nghiệp nhà nước công ty ô tô vận tải Hà Tây thành Công ty cổ phần
ô tô vận tải Hà Tây. Và công ty đã bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 7 năm
1999 công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây ra đời với nhiệm vụ chính là vận chuyển
hành khách.
2. Đặc điểm về sản phẩm của công ty
Từ khi đi vào hoạt động 1/7/1999, Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây với
chủ trương đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh nhằm mở rộng và khẳng định chỗ
đứng trên thị trường, không ngừng nâng cao hiệu quả, phát triển sản xuất, thu
nhiều lợi nhuận, tăng tỷ lệ cổ tức cho cổ đông và tạo ra công ăn việc làm cho người
lao động. Hiện nay, công ty đã và đang hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực sau:
*Vận tải hành khách :
Đây là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty nhằm phục vụ nhu cầu đi
lại của người dân. Trong nền kinh tế thị trường do quá trình trao đổi, mua bán diễn
ra thường xuyên nên nhu cầu đi lại của người dân cũng lớn. Và để có thể phục vụ
tốt hơn nhu cầu này thì Công ty đã nghiên cứu để mở rộng địa bàn hoạt động và
tăng số lượng xe chạy trên các luồng tuyến.
+ Về địa bàn hoạt động của Công ty chủ yếu là các tỉnh phía Bắc, phía Tây
và một số tỉnh phía Nam có đồng bào đi vùng kinh tế mới như tỉnh Lâm Đồng, tỉnh
Sông Bé.
+ Về tuyến hành khách : Công ty cũng đã cố khai thác hiệu quả số tuyến đã
có bao gồm 19 tuyến trong đó có 16 tuyến liên tỉnh và 3 tuyến nội tỉnh. Đồng thời
tăng cường mở rộng thêm thị trường mới cả nội tỉnh và ngoại tỉnh. Trong nội tỉnh
Công ty đã phát triển thê, mở rộng các tuyến đến thị trấn, thị xã và các khu vực
đông dân cư. Ngoài ra Công ty còn khảo sát mở mới thêm một số tuyến liên tỉnh,
có thể đến các vùng sâu, vùng xa, các vùng tập trung đông dân cư. Điển hình Công
ty đã mở tuyến đường dài liên tỉnh Hà Tây- Sài Gòn hoạt động đạt hiệu quả tốt.
Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế thì việc đi lại giữa các nước cũng
diễn ra dễ dàng hơn. Chính vì vậy Công ty đã và đang nghiên cứu tìm hiểu để tham
gia vào vận tải đường bộ quốc tế với các nước Trung Quốc, Lào, Thái Lan,
Campuchia. Tất cả các hoạt động này của Công ty nhằm nâng cao chất lượng phục
vụ, đảm bảo sự đi lại nhanh chóng, thuận lợi cho hành khách và cũng nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty.
*Vận tải hàng hoá.
Bên cạnh lĩnh vực vận tải hành khách, công ty còn tham gia lĩnh vực vận tải
hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu chuyên chở hàng hoá của các cá nhân, các tổ
chức, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Đồng thời, có thể tận dụng
số xe còn lại đã sử dụng lâu năm, cũ và lạc hậu, qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh, tăng thu cho ngân quỹ. Vì vậy Công ty cũng có chủ trương đầu tư xe
mới nhằm đáp ứng cho quá trình sản xuất kinh doanh và phục vụ nhu cầu tiêu dùng
hàng hoá của nhân dân. Công ty đã tiến hành ký kết hợp đồng vận chuyển hàng
hoá thiết bị, nguyên vật liệu cho các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp
đảm bảo đúng thời gian và qui định. Bên cạnh đó Công ty còn có hướng mở rộng
các tuyến vận tải cả trong tỉnh, ngoài tỉnh và một số nước khác trong khu vực.
Tuy lĩnh vực kinh doanh này chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng nó cũng không thể thiếu
được bởi tính đa dạng trong kinh doanh là rất cần thiết. Việc này cũng mở rộng khả
năng phục vụ của Công ty đối với mọi hành khách bao gồm cả cá nhân và tập thể,
đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, trong những năm
gần đây, vận chuyển hàng hoá gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt chịu sự cạnh tranh
khốc liệt của các cá nhân, các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực vận tải hàng hoá.
Đây cũng là một vấn đề khó khăn đối với Công ty nhất là hạn chế trong phương
tiện vận tải lạc hậu hơn so với đối thủ.
*Công nghiệp xưởng sửa chữa.
Với xưởng sửa chữa tương đối lớn và trang thiết bị công nghệ khá tốt đã đáp
ứng được nhu cầu sửa chữa các loại phương tiện của công ty như trung đại tu, đóng
mới vỏ xe, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện, trung tu, đại tu máy gầm. Công ty đã
từng bước nâng cao chất lượng bảo dưỡng, sửa chữa đảm bảo giá thành hợp lý
nhằm mở rộng sản xuất ra bên ngoài doanh nghiệp. Trong những năm qua công ty
đã từng bước nâng cao chất lượng bảo dưỡng, sửa chữa cho nhiều phương tiện vận
tải đường bộ bên ngoài với chiến lược ngày một nâng cao, giá cả hợp lý, được
khách hàng tín nhiệm.
*Tổ chức dịch vụ.
Trong điều kiện sản xuất vận tải hiện nay bị cạnh tranh quyết liệt, bên cạnh
đó Công ty mới được cổ phần hoá cho nên gặp rất nhiều khó khăn trong kinh
doanh. Công ty đã tích cực mở rộng sản xuất và tổ chức các dịch vụ nhằm đa dạng
hoá sản phẩm tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiện nay Công ty đang tổ chức
thêm các nghành nghề:
+ Đại lý xăng dầu.
+ Dịch vụ phụ tùng ô tô xăm lốp.
+ Dịch vụ rửa xe, thay dầu mỡ các loại xe cơ giới đường bộ .
Các nghành nghề này được mở ra không chỉ nhằm phục vụ cho sản xuất nội
bộ mà Công ty còn mở rộng sản xuất phục vụ khách hàng bên ngoài, tạo công ăn
việc làm giải quyết lao động dôi dư của Công ty.
Với các lĩnh vực kinh doanh trên, mấy năm vừa qua sau khi cổ phần hoá
Công ty đã đi vào hoạt động một cách có tổ chức và tương đối ổn định.
3. Đặc điểm về lao động:
Tính đến hết năm 2003, toàn công ty có 189 lao động. Trong đó:
+Lao động vận tải trực tiếp chiếm phần lớn, gồm 168 người, chiếm 88.89%.
Với trình độ bậc lái xe trung bình là 2.2/3, thì công ty có đội ngũ lái xe có trình độ
tương đối cao. Tuy nhiên vẫn cần phải đào tạo nhằm tăng chất lượng lao động. Còn
đội ngũ thợ sửa chữa, lao động dịch vụ là những lao động có kinh nghiệm lâu năm
và trình độ bậc thợ tương đối cao nên hầu như công tác thực hiện nhiệm vụ bảo
dưỡng, sửa chữa phương tiện cho toàn công ty luôn là tốt.
+Lao động gián tiếp gồm 21 người, chiếm 11.11% số lao động trong toàn
công ty. Đội ngũ này có trình độ đại học và trung cấp trên 50%. Tuy nhiên, với độ
tuổi trung bình khá cao (40 tuổi) thì đó là những cán bộ quản lý có nhiều kinh
nghiệm, thâm niên cao và nhiệt tình trong công việc.
4.Đặc điểm về máy móc
Hiện nay, toàn công ty có 67 xe với nhiều chủng loại khác nhau đa số để
đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Trong đó :
+ W50 : 8 xe.
+ Xe Trung Quốc : 20 xe.
+ Isuzu : 1 xe.
+ Xe Hyundai: 38 xe.
Để đảm bảo an toàn khi vận chuyển hành khách và người lái xe cùng với
việc thực hiện nghiêm chỉnh những quy định yêu cầu của nhà nước, của Bộ giao
thông vận tải về đảm bảo an toàn, giữ gìn trật tự giao thông bảo vệ tính mạng cho
người dân, thì hàng năm công ty đều phải tiến hành trung đại tu và đóng mới lại
các loại xe. Đối với các loại xe đã quá cũ nát từ hư hỏng đến số phần trăm quy
định, là công ty tiến hành thanh lý, nhượng, bán.
Nhưng cũng chính vì đặc điểm của công ty là kinh doanh trong lĩnh vực
vận tải nên tài sản chủ yếu của công ty tập trung vào các phương tiện vận tải. Nó
chiếm đến hơn 80% tổng giá trị tài sản cố định nên khi đầu tư vào sửa chữa, đóng
mới các loại xe làm chi phí tài chính tăng lên, rất ảnh hưởng đến lợi nhuận của
công ty. Về nhà cửa và kiến trúc của công ty trong mấy năm vừa qua không có gì
thay đổi. Nhìn một cách toàn diện thì cơ sở vật chất của công ty còn nghèo, cần
phải tập trung đầu tư hơn nhằm giúp công tác quản lý đạt hiệu quả.
5.Đặc điểm về môi trường kinh doanh
Bên cạnh những mặt thuận lợi kể trên thì công ty còn gặp nhiều khó khăn
trong việc phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh cả lành mạnh và không lành
mạnh trên thị trường ngày càng xuất hiện tăng.
+Đó chính là sự cạnh tranh gay gắt của các công ty khác trong ngành vận tải
không chỉ ở Hà Tây mà còn nhiều tỉnh khác, làm giảm số lượng khách của công ty.
Đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh này đều có thời gian hoạt động lâu dài và cũng
chuyển từ các doanh nghiệp nhà nước nên tên tuổi của nó cũng đã có tiếng trong
lòng khách
+ Các công ty trách nhiệm hữu hạn vận tải hành khách và hàng hoá.
+ Các hợp tác xã
+ Các công ty tư nhân: đây chủ yếu là các đối thủ cạnh tranh không lành
mạnh đối với các công ty mà vấn đề này rất khó giải quyết do các công ty này
không chịu sự quản lý của bến bãi nào mà thường xuyên bắt khách ngay trên
đường ( là các tuyến hoạt động của công ty). Do xe của họ chủ yếu là xe cũ, nên để
bắt được nhiều khách họ thường đưa ra các mức giá rất thấp. Đây chính là vấn đề
làm đau đầu ban chỉ đạo công ty, mà hiện nay công ty chưa đưa ra một biện pháp
nào hiệu quả để khắc phục được tình trạng này.
*Năng lực cạnh tranh của công ty
Do thời gian đi vào hoạt động của công ty đã lâu nên tên tuổi của công ty
cũng đã đi vào lòng người khách. Mặt khác công ty cũng đã không ngừng cải tiến,
sửa chữa, tân trang lại xe và đầu tư mua sấm đóng mới. Nâng cao năng lực phục vụ
khách hàng như các trang thiết bị trên ô tô cụ thể: máy điều hoà, radio, khăn thơm
phục vụ khách....
Do vậy nên năng lực cạnh tranh của công ty là rất cao. Thực hiện phương
châm “ Đẹp lòng khách đến vừa lòng khách đi”, thái độ phục vụ khách hàng tận
tình chu đáo giá cả hợp lý, công ty đã thực sự tạo thêm lòng tin yêu cho khách
hàng. Tuy nhiên để có thể đối phó được với các công ty tư nhân, công ty cần phải
nghiên cứu tìm tòi để tìm ra biện pháp tốt nhất, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
công việc hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
*Chiến lược của công ty
Hiện nay công ty đang gặp rất nhiều khí khăn do vừa mới đầu tư mua mới
nhiều nên hiện nay công ty đang gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy mà chiến lược
công ty đề ra là cố gắng ổn định và phát triển đảm bảo đủ vốn của cổ đông và có
lợi nhuận thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
6.Số luồng tuyến hoạt động
Các luồng tuyến vận chuyển năm 2004
Số
TT
Tuyến Cự ly
Số
TT
Tuyến Cự ly
1 Hà Đông-Tân Hà 1532 16 Chất lượng cao 63
2 Hà Đông-Đạ Tẻ 1585 17 Chi Nê 80
3 Hà Đông-Sài Gòn 1700 18 Cổ Đô- Hoà Bình 80
4 Hà Đông-Thanh Hoá 150 19 Hà Đông-Đồng Phú 25
5 Sơn Tây-Thanh Hoá 205 20 Hà Đông-Sơn Tây 41
6 Sơn Tây-Ninh Bình 165 21 Xuân Mai-Sơn Tây 50
7 Sơn Tây-Hà Giang 250 22 Hà Đông- Hoà Lạc 35
8 Hà Đông-Yên Bái 180 23 Chẹ 74
9 Phú Xuyên-Yên Bái 210 24 Xuân Mai-Trung Hà 70
10 Thường Tín-Lạng Sơn 180 25 Nho Quan 100
11 Hà Đông-Thái Bình 110 26 Cao Sơn 90
12 Hà Đông-Mộc Châu 200 27 Co Lương 140
13 Tân Lạc 94 28 Sơn La 298
14 Tu Lý 80 29 Hà Đông tuyến khác
15 Hoà Bình 63
Nguồn: Phòng Kinh doanh
II. Cơ cấu tổ chức và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần ô
tô vận tải Hà Tây trong mấy năm qua
1.Cơ cấu tổ chức
Bộ máy hoạt động của công ty được thể hiện ở sơ đồ sau
Giám đốc
Giúp việc giám đốc:
-Các phó giám đốc
-Kế toán trưởng
Bộ
phận
dịch vụ
Phòng
tổ chức
h nhà
chính
Phòng
Kế toán
t i à
vụ
Phòng
Kinh
doanh
Xưởng
sửa
chữa
Ban kiểm soátHội đồng quản trị
Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban được cụ thể như sau:
1.1. Đại hội đồng cổ đông
Là cơ quan cao nhất của công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây thực hiện mọi
nhiệm vụ chính trị, sản xuất, kinh doanh, đổi mới phương tiện công nghệ công ty.
Quyết định phương hướng và nhiệm vụ phát triển của công ty thông qua
phương án sử dụng tài sản, phương án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đổi
mới phương tiện công nghệ công ty. Quyết định số lợi nhuận trích lập các quỹ, bổ
sung vốn, lợi nhuận chia cho các cổ đông quýêt định tăng giảm vốn điều lệ của
công ty.
1.2. Hội đồng quản trị
Là một bộ phận cao nhất trong công ty giữa hai kì đại hội cổ đông. Hội đồng
quản trị của công ty gồm có 5 người được hội đồng cổ đông bầu chọn theo hình
thức bỏ phiếu kín. Hội đồng quản trị của công ty có một thành viên đại diện cho
vốn chủ sở hữu phần vốn của nhà nước, hội đồng đã phân chức năng và nhiệm vụ
cụ thể của từng thành viên.
1.3. Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành.
Là người được Đảng và nhà nước giao trách nhiệm đại diện phần vốn của
nhà nước trong công ty, là ngưới có quyền cao nhất điều hành và chịu trách nhiệm
về hoạt động của công ty theo pháp luật, điều lệ và nghị quyết Đại hội đồng cổ
đông. Giám đốc có các phó giám đốc và kế toán trưởng trợ giúp đắc lực. Với
nhiệm vụ là phải bảo toàn và phát triển vốn thực hiện theo phương án kinh doanh
mà đã được hội đồng quản trị phê duyệt và thông qua đại hội đồng cổ đông, trình
hội đồng quản trị các báo cáo về hoạt động tài chính, kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty trước
Đại hội đồng cổ đông.
1.4. Phó giám đốc giúp việc
Là người giúp việc cho giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc, trước
nhà nước về nghĩa vụ của mình được phân công. Thay mặt giám đốc khi giám đốc
đi vắng hoặc được giám đốc uỷ quyền để giải quyết và điều hành công tác tài
chính, có trách nhiệm thường xuyên bàn bạc với giám đốc về công tác tổ chức tài
chính sản xuất kinh doanh tạo điều kiện để giám đốc nắm bắt và điều chỉnh kế
hoạch. Triển khai các công việc đã thống nhất xuống các bộ phận thuộc khối mình
phụ trách và thông tin nhanh những thuận lợi và khó khăn trong việc điều hành để
cùng giám đốc giúp kinh nghiệm và đề ra phương hướng chỉ đạo mới.
1.5. Các phòng ban
*Phòng kinh doanh: gồm có 4 người với nhiệm vụ:
Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn công ty, đôn đốc, giám sát,
điều hành, thực hiện kế hoạch đã phê duyệt. Từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn
để giúp cho giám đốc có định hướng đúng trong việc chỉ đạo kinh doanh có lãi,
ngoài ra còn có chức năng điều phối và kiểm soát hoạt động của các xe, nâng cao
đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
*Phòng tổ chức – hành chính: gồm 4 người, trong đó có một trưởng phòng,
một phó phòng và 2 nhân viên, có chức năng là giúp giám đốc và ban lãnh đạo
công ty thực hiện tốt công tác quản lý về số lượng và chất lượng lao động, sắp xếp
đời sống, nơi ăn chốn ở, vị trí làm việc, quan hệ đối ngoại, đảm bảo công tác văn
thư đánh máy và giữ bí mật tài liệu, quản lý lao động tiền lương, định mức sản
phẩm, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội theo chế độ chính sách của nhà
nước.
*Phòng kế toán tài vụ: gồm có 5 người, trong đó có một trưởng phòng, một
kế toán tổng hợp, 3 nhân viên là bộ phận giúp việc cho giám đốc về mặt tài chính
hàng năm trên cơ sở sản xuất kinh doanh, quản lý chắc nguồn vốn, hạch toán thu
chi tài chính theo đúng chế độ nhà nước, phân tích hoạt động kinh doanh, quản lý
và hạch toán giá thành sản phẩm, tham mưu cho giám đốc chủ động sử dụng nguồn
vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời kiểm tra tình hình thực hiện kế
hoạch sản xuất kinh doanh. Mở sổ theo dõi tài chính và vật tư lập kế hoạch chứng
từ ghi chép và hạch toán, thanh quyết toán gọn nhẹ việc thu chi, quản lý chặt chẽ
chế độ thu chi quỹ tiền mặt.
*Xưởng sửa chữa: là phân xưởng bảo dưỡng sửa chữa cho xe của công ty
theo định kỳ đóng mới thùng xe và đại tu máy. Bộ phận dịch vụ có nhiệm vụ cung
cấp xăng dầu, mỡ, nhớt cho xưởng sửa chữa xe và lực lượng của công ty, đồng thời
phục vụ bán xăng dầu cho bên ngoài.
2.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong mấy năm qua.
Như vậy trong ba năm qua tình hình sản xuất kinh doanh của công ty xem
ra đều rất thuận lợi các chỉ tiêu kế hoạch đưa ra hầu như đều được thực hiện vượt
mức. Điều này đã đem lại doanh thu cao cho doanh nghiệp, lợi nhuận của các cổ
đông, giải quyết được việc làm cho số đông người đồng thời còn nộp cho nhà nước
một khoản thuế lớn làm tăng ngân sách. Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở vậy mà
công ty cần cố gắng hơn nữa để có được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn.
Công tác lập kế hoạch cần được làm kĩ lưỡng, triệt để hơn để tận dụng những khả
năng còn tiềm ẩn nhiều trong công ty. Mặc dù tổng mức doanh thu của công ty qua
các năm đều có sự phát triển biểu hiện năm sau tăng hơn năm trước. Nhưng nếu đi
sâu vào tìm hiểu nghiên cứu thì vẫn còn nhiều bất cập. Năm 2002 –2003 là năm mà
công ty phải mua mới và đại tu lại nhiều xe nhất mà chi phí để có một xe mới là rất
đắt nên công ty đã phải vay vốn ngân hàng nên hàng năm việc thanh toán tiền lãi
cũng mất nhiều, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Doanh thu tăng nhưng tổng chi phí cũng
tăng và tốc độ doanh thu giảm. Do vậy, cần phải có biện pháp gì để hạ thấp chi phí
kinh doanh vận tải của công ty, đó là một vấn đề mà ban lãnh đạo công ty cần phải
quan tâm. Hiện nay, mức thu nhập trung bình của toàn bộ lao động trong công ty
là 764000/người. Như vậy, là đã vượt ra mức lương tối thiểu do nhà nước quy
định. Qua đó, đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động. Hiện nay thị trường
vận tải có nhiều biến động mạnh, cho phí cho nguyên vật liệu như xăng dầu và các
thiết bị phụ tùng khác liên tục tăng, giá cả xe cũng mắc thêm vào đó là sự cạnh
tranh gay gắt khi mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp tư nhân thâm nhập vào với
các hình thức cạnh tranh không lành mạnh, gây ra áp lực đối với công ty làm cho
giá cước giảm xuống trong khi chi phí thì tăng. Đây là một nguyên nhân dẫn đến
lĩnh vực vận tải của công ty hoạt động hiệu quả không cao.
Trong quá trình lập kế hoạch, công ty đã đưa ra con số không chính xác,
không tận dụng hết khả năng hiện có của công ty nên đa số các chỉ tiêu đều vượt kế
hoạch. Cũng chính do việc không nghiên cứu tìm hiểu kỹ nên một số chỉ tiêu kế
hoạch không đạt thì con số đạt được lại quá bé so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đây
chính là một trong những khuyết điểm lớn của quá trình lập kế hoạch trong công
ty.
II. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ở Công ty cổ phần
ô tô vận tải Hà Tây
1. Các loại kế hoạch hiện nay của công ty
Kế hoạch thì có nhiều loại, nhưng áp dụng loại kế hoạch nào thì lại phụ
thuộc vào từng Công ty. Nhìn chung, đa số các công ty đều không chỉ áp dụng duy
nhất một loại kế hoạch mà thông thường áp dụng xen kẽ các loại kế hoạch với
nhau. Kế hoạch sản xuất kinh doanh dịch vụ của công ty chính là công việc dự kiến
sẽ thực hiện trong thời gian tiếp theo. Nó bao gồm các chỉ tiêu kinh tế (doanh thu,
lợi nhuận…) các chương trình đầu tư, và nhu cầu vốn, cân đối các nguồn vốn đầu
tư, các chương trình bảo dưỡng, sửa chữa, quỹ lương, dự kiến, các chương trình
đào tạo và chi phí. Việc xây dựng kế hoạch được tiến hành theo từng giai đoạn
(ngắn hạn, trung hạn và dài hạn) và phù hợp với từng loại hình sản xuất của mỗi
đơn vị trực thuộc.
Hiện nay, việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ở công ty được chia làm hai
loại chủ yếu:
+Kế hoạch ngắn hạn – trung hạn (thường là kế hoạch tháng, quý…)
+Kế hoạch dài hạn (cho từng năm tài chính ‘kế hoạch hàng năm”)
Để định hướng chiến lược lâu dài công ty còn có kế hoạch dài hạn có thể
kéo dài từ 5 đến 10 năm.
2.Căn cứ xây dựng
2.1.Căn cứ xây dựng dài hạn
2.1.1.Căn cứ vào phương hướng, chủ trương phát triển kinh tế xã hội của Đảng và
nhà nước
Đại hội VIII, IX của Đảng đã đề ra mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước từ nay đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước
công nghiệp, dịch vụ, tổng sản phẩm quốc nội GDP tăng từ 8 đến 10 lần so với
năm 1990. Năm 2004 cũng là một trong những năm đầu tiên của thế kỷ XXI. Do
đó, mục tiêu mà Đảng và nhà nước đặt ra là cần phải tăng tốc độ GDP từ 7 – 8%.
Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tăng từ 4 – 4.5%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng
10.5 – 11.5%, giá trị các ngành dịch vụ tăng từ 5 –6%, lạm phát vào khoảng 6-8%.
Căn cứ vào chính sách mở cửa của Đảng và nhà nước, với chủ trương tăng
cường mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ
quyền, các bên cùng có lợi, tạo điều kiện cho công ty hợp tác liên doanh với nhiều
công ty nước ngoài nhằm tiếp thu công nghệ, kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm
xây dựng kế hoạch và hoà nhập với thị trường.
2.1.2.Năng lực vận chuyển của công ty (khả năng của công ty)
Cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào, Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây
cũng có những điểm mạnh, điểm yếu trong sản xuất kinh doanh.
*Điểm mạnh
Do thời gian đi vào hoạt động đã lâu nên tên tuổi của công ty cũng đã đi vào
lòng người khách. Mặt khác, trong quá trình hoạt động công ty luôn cố gắng không
ngừng cải thiện, sửa chữa, tân trang lại xe và đầu tư mua sắm đóng mới. Nâng cao
năng lực phục vụ khách hàng như các trang thiết bị trên ô tô cụ thể: điều hoà,
radio, khăn thơm phục vụ khách…
Thực hiện phương châm “đẹp lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, thái độ
phục vụ tận tình chu đáo, giá cả hợp lý, công ty đã thực sự tạo thêm lòng tin yêu
cho khách hàng. Do vậy, năng lực cạnh tranh của công ty là rất cao.
+Công ty có truyền thống đoàn kết nhất trí của Đảng uỷ và tập thể lãnh đạo luôn
được giữ vững, luôn chủ động nắm bắt được khó khăn để đề ra được biện pháp chỉ
đạo cụ thể, vượt qua khó khăn và các chỉ tiêu kế hoạch do nhà nước giao.
+Có đội ngũ cán bộ và công nhân được đào tạo cơ bản, năng động và nhiều kinh
nghiệm trong chỉ đạo sản xuất kinh doanh thích ứng với các yêu cầu của cơ chế
mới.
+Ngoài ra, công ty luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của bộ giao thông vận tải,
cục đường bộ Việt Nam và các cơ quan cấp trên trong tổ chức lại, sản xuất mở
rộng ngành nghề kinh doanh, hoàn thiện bộ máy quản lý…
Với những ưu điểm trên, đã thực sự tạo cho công ty một khả năng cạnh tranh
tương đối mạnh. Tuy nhiên, ở bản thân công ty vẫn còn không ít các điểm yếu.
*Điểm yếu
Sản xuất vận tải phương tiện giảm cả về số lượng và chất lượng, giá cước
vận tải giảm trong khi đó, chi phí vận tải tăng, vì vậy, hiệu quả sản xuất đạt thấp.
Lao động việc làm luôn là vấn đề bức xúc cần giải quyết.
Chi phí sản xuất thì ngày một gia tăng, do phải tham gia và thực hiện nhiều
chế độ quy đình, giá xăng dầu tăng mạnh, vật tư, lệ phí cầu đường, lệ phí tham gia
lưu thông …tăng liên tục.
2.1.3. Căn cứ vào dự báo sự biến động của thị trường vận tải trong năm kế hoạch
và chiến lược phát triển của công ty
Nền kinh tế càng phát triển, máy móc thiết bị sản xuất càng hiện đại do có
một sự đầu tư. Do vậy, luôn có một sự biến động về giá cả, chất lượng vận tải, qua
thời gian, qua các năm. Mỗi một năm thường có một lượng hàng vận chuyển khác
nhau. Vì vậy, công ty luôn phải dự báo được sự biến động của thị trường vận tải
trong một thời kỳ nhất định. Đây là một trong những căn cứ quan trọng để công ty
lập kế hoạch dài hạn
2.1.4.Căn cứ vào yêu cầu vận chuyển của các thành phần kinh tế (yêu cầu của
khách hàng)
Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng muốn giảm chi phí sản xuất để hạ giá
thành sản phẩm, tạo được sự cạnh tranh vững mạnh với các đơn vị sản xuất kinh
doanh khác. Do vậy, các doanh nghiệp này (hay nói cách khác là các khách hàng)
đều muốn vận chuyển hàng hoá với giá cước vận chuyển thấp nhất trong khi đó lại
muốn đảm bảo an toàn cho hàng hoá của mình và với sự xuất hiện hàng loạt của
các công ty tư nhân chuyên hoạt động về dịch vụ vận chuyển và các công ty này
luôn đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng. Do đó, đã làm giảm bớt đi lượng
khách hàng, hay lượng khách hàng bị phân chia. Khách hàng của Công ty cổ phần
ô tô vận tải Hà Tây là các doanh nghiệp nhà nước, các khách hàng lâu năm của
công ty, luôn tín nhiệm vào công ty. Chính vì vậy, khi công ty xây dựng kế hoạch
phải căn cứ vào yêu cầu của khách hàng để có kế hoạch chính xác.
2.1.5. Kinh nghiệm qua các năm
Hàng năm, công ty đều xây dựng cho mình một kế hoạch hoạt động, do vậy
mà đó chính là kinh nghiệm của việc lập kế hoạch. Kinh nghiệm được tích luỹ từ
năm này qua năm khác. Qua một năm lại rút ra được bài học cho năm tiếp theo.