Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm CHỈ ĐẠO, QUẢN LÝ DẠY HỌC TĂNG BUỔI THEO HÌNH THỨC PHÂN HOÁ ĐỐI TƯỢNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.73 KB, 19 trang )


Đ Ề TÀI: “CHỈ ĐẠO, QUẢN LÝ DẠY HỌC TĂNG BUỔI THEO HÌNH THỨC
PHÂN HOÁ ĐỐI TƯỢNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC”
I . ĐẶT VẤN ĐỀ.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X đã
xác định nhiệm vụ của Giáo dục& Đào tạo trong thời gian tới là : “Nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lí, nội dung,
phương pháp dạy và học; thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá chấn
hưng nền giáo dục Việt Nam .”
… “Giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát
triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ
bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN…” (Luật giáo dục
2005). Đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy học là con đường ngắn
nhất để đạt chất lượng và hiệu quả dạy theo mục tiêu trên. Điều này phụ thuộc chất
lượng đội ngũ, khả năng và tinh thần thái độ người học, cơ sở vật chất và các điều
kiện khác.
Có thể nói, đối với giáo dục Tiểu học, chủ trương học tăng buổi và học 2
buổi/ngày là giải pháp đúng nhằm nâng cao chất lượng toàn diện, tuy nhiên đối
tượng học sinh không ngang nhau về điều kiện và khả năng tiếp thu kiến thức.
Được học và quan điểm “Học thầy không tầy học bạn” là hoàn toàn đúng đắn,
nhưng với một số học sinh có năng khiếu thì việc phát hiện và bồi dưỡng theo năng
khiếu nên triển khai thế nào? Gắn việc bồi dưỡng vào chương trình tăng buổi và
học 2buổi /ngày cần chỉ đạo thế nào cho hiệu quả? Đây là bài toán không dễ đối
với các nhà trường, nhất là các trường chuẩn Quốc gia mức độ I, mức độ II. Vấn đề
đặt ra là cán bộ quản lý các trường Tiểu học cần tập trung chỉ đạo việc nâng cao
chất lượng dạy và học tăng buổi như thế nào?
Qua trăn trở, tìm giải pháp để tổ chức thực hiện, chúng tôi mạnh dạn triển
khai hướng dạy theo phân hoá đối tượng học sinh để đạt hiệu quả cao hơn trong
giảng dạy.
II. NHẬN THỨC CŨ – TÌNH TRẠNG CŨ.


1. Hình thức tổ chức dạy học 2 buổi/ngày không phân hoá đối tượng.
Những năm học trước, hầu hết các trường tiểu học tổ chức dạy học buổi thứ
2 theo lớp và giao cho giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm chính. Với hình thức

tổ chức như vậy, học sinh được học đồng loạt trên một lớp, được học cùng chương
trình, cùng một giáo viên.
Về ưu điểm:
- Quản lý và chỉ đạo đơn giản. Phân công chuyên môn, lập thời khoá biểu,
lên kế hoạch giảng dạy, học tập cho giáo viên, học sinh theo khối dễ dàng.
- Dễ đánh giá, xếp loại giáo viên, học sinh và triển khai một số hoạt động
theo khối lớp thuận lợi.
Tồn tại:
- Học sinh khá giỏi không được phát huy năng lực cá nhân do lượng bài ôn
luyện được thiết kế cho học sinh đại trà, học sinh yếu không được rèn luyện đặc
biệt, học sinh có năng khiếu không được tiếp cận và bồi dưỡng môn học yêu thích.
- Giáo viên không đồng đều về khả năng của từng môn hoặc các phân môn.
Rất khó khăn khi triển khai các môn năng khiếu do năng lực hoặc thiếu giáo viên
chuyên ngành.
- Công tác phát hiện, bồi dưỡng sớm năng khiếu cho học sinh hạn chế; việc
khai thác sự đóng góp của cha mẹ học sinh, định hưóng sớm về sự phát triển của
trẻ chưa kịp thời.
2. Thực trạng dạy học 2 buổi / ngày tại trường tiểu học Cầu Giát.
Từ năm học 2003 – 2004 trở về trước, trường tiểu học Cầu Giát với cơ sở
vật chất nghèo nàn, số phòng học chưa đủ vì thế việc triển khai dạy học 2 buổi/
ngày chưa thực hiện được một cách toàn diện. Chúng tôi chỉ thực hiện được 6 đến
7 buổi/tuần. Như vậy, ngoài 5 buổi học chính khoá, 1 đến 2 buổi còn lại, giáo viên
chỉ đủ thời gian để ôn luyện Toán và Tiếng Việt, hai môn nhiều tiết của chương
trình. Nằm ở địa bàn thị trấn – trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện, lẽ
ra học sinh phải được phát huy hết mọi khả năng, phải được tiếp cận với tin học,
ngoại ngữ và phát huy các năng khiếu sớm hơn các trường khác. Nhưng vì cơ sở

vật chất, học sinh phải chịu thiệt thòi.
III. NHẬN THỨC MỚI - GIẢI PHÁP MỚI.
Trường tiểu học Cầu Giát được công nhận chuẩn Quốc gia mức I năm học
2004 – 2005. Năm học 2007 – 2008, trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ II. Cơ sở
vật chất trường được đánh giá là một trong những trường đẹp, hiện đại vào bậc
nhất trong huyện với: 16 phòng/16 lớp, có phòng Âm nhạc có 15 đàn Oocgan và

đầy đủ các nhạc cụ: phách, mõ, trống, đàn thập lục, đàn ghita, kèn…; phòng Mỹ
thuật có 30 giá vẽ; Phòng tin học với 15 máy vi tính; Phòng hoạt động động ngoại
khoá 110 m
2
với hệ thống tivi, video hệ thống đèn chiếu hiện đại và đầy đủ các
phòng chức năng khác. Trường có 23 giáo viên trực tiếp đứng lớp (ĐH: 14, CĐ:7),
trong đó có 03 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi Quốc gia, 4 giáo viên giỏi Tỉnh, 8
giáo viên giỏi huyện và 7 giáo viên giỏi trường. Các giáo viên đều hăng say với
nghề nghiệp, luôn có ý thức phấn đấu vươn lên trong chuyên môn, có trách nhiệm
với học sinh và phụ huynh.
Từ các ưu thế trên, chúng tôi thấy rằng cần phải tận dụng khai thác hết tiềm
năng cơ sở vật chất; cần phải biết phát huy hết năng lực đội ngũ, sử dụng trí tuệ tập
thể không những chỉ trong chương trình chính khoá mà còn trong tổ chức dạy học
tăng buổi, trong các hoạt động khác để nâng cao chất lượng toàn diện.
Mặt khác, chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng ở lứa tuổi tiểu học khả năng tự
học của học sinh còn hạn chế, do đó sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên là rất cần
thiết, chủ trương học 2buổi/ ngày đối với học sinh tiểu học là thiết thực. Học tăng
buổi để các em củng cố kiến thức cơ bản đã học ở chương trình buổi 1, nâng cao
các mảng, dạng trong chương trình, phát huy hết sở trường năng khiếu và được học
các môn học các em yêu thích, được tiếp cận với công nghệ thông tin, tiếng nước
ngoài…
Vì lẽ đó, tổ chức học 2 buổi/ngày như thế nào để có hiệu quả cao nhất luôn
là nỗi băn khoăn trăn trở của ban giám hiệu nhà trường, là vấn đề được bàn luận

nhiều nhất trong các cuộc họp tổ, họp hội đồng, các buổi sinh hoạt chuyên đề…
Để đạt được kết quả cao trong chỉ đạo, quản lý và thực hiện dạy học 2
buổi/ngày cần tập trung chỉ đạo trọng tâm 4 vấn cơ bản đề sau:
- Phân loại đúng đối tượng học sinh.
- Chọn lựa, bố trí giáo viên giảng dạy và giáo dục với từng đối tượng phù
hợp.
- Quản lý chương trình, định hướng trọng tâm, tổ chức thực hiện dạy học
tăng buổi hợp lý .
- Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện các giải pháp
đã triển khai.

GIẢI PHÁP 1 : Phân loại đúng đối tượng học sinh để tổ chức dạy hiệu quả 2
buổi/ngày
Xác định rõ mục tiêu của việc tổ chức dạy 2 buổi/ngày là nâng cao hơn nữa
chất lượng toàn diện; đây là biện pháp trọng tâm để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày có
hiệu quả. Để thực hiện tốt biện pháp này cần tiến hành từng bước như sau:
a. Chỉ đạo giáo viên đánh giá, xếp loại đúng học sinh
- Thường xuyên tổ chức học tập, thảo luận và nắm vững tinh thần của Quyết
định 30/Bộ GD&ĐT về đánh giá xếp loại học sinh tiểu học.
- Triển khai nghiêm túc tinh thần cuộc vận động “Hai không”. Yêu cầu giáo
viên xếp loại học sinh chính xác với QĐ 30/ BGD&ĐT về đánh giá xếp loại học
sinh Tiểu học và đúng chuẩn kiến thức của từng khối lớp theo QĐ 16/BGD&ĐT
ngày 05/5/2006 về Quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu, thái độ đối với học
sinh Tiểu học .
- Cuối năm học, giáo viên lập danh sách cụ thể những học sinh được xếp loại
giỏi, khá, trung bình, yếu về các môn đánh giá bằng điểm số hoặc A
+
, A, B với các
môn còn lại như Âm nhạc, Thủ công, Mỹ thuật; danh sách những học sinh có năng
khiếu đặc biệt theo từng môn …

- Hàng năm, tổ chức khảo sát chất lượng học sinh xếp học lực giỏi (Dù
huyện, tỉnh không tổ chức thi) để giáo viên có thêm căn cứ phân loại học sinh và
ghi điểm vào cột năng lực đặc biệt ở học bạ vào cuối năm học làm cơ sở cho lần
phân loại ở năm học sau.
b. Phân loại đúng đối tượng học sinh
- Đầu năm học mới, giáo viên nhận lớp và nhận danh sách phân loại của cuối
năm học trước. Dựa vào bảng tổng hợp của giáo viên cũ bàn giao, dựa vào kết quả
năng lực đặc biệt ghi ở học bạ, giáo viên chủ nhiệm tiếp tục theo dõi, kiểm tra
trong 3 tuần đầu để kiểm định kết quả.
- Sau khi theo dõi, kết hợp với các thông số của năm học trước, giáo viên
chủ nhiệm tiến hành phân loại học sinh , các khối tổng hợp học sinh theo diện khá,
giỏi hoặc yếu, kém của các bộ môn.
- Trường tổ chức khảo sát năng lực và nguyện vọng của học sinh qua một số
bài kiểm tra dưới hình thức Test (Đề bài gồm: giải một bài toán, 1 bài Tiếng Việt
liên quan đến kiến thức cơ bản, 1 bài Toán, 1 bài Tiếng Việt cần có sự sáng tạo và

trí tuệ, 1 câu hỏi về TNXH, 1 câu hỏi về hiểu biết cuộc sống, 1- 2 câu hỏi về khả
năng, năng khiếu, 1 câu nguyện vọng của học sinh).
Dựa vào các kết quả khảo sát phân loại đối tượng học sinh như sau:
+ Học sinh có năng khiếu nổi trội (Tiếng Việt, Toán, Âm nhạc, Mĩ thuật…)
+ Học sinh trung bình, khá.
+ Học sinh yếu (Cụ thể từng phần, từng môn hoặc do khiếm khuyết về trí tuệ
và các nguyên nhân khác).
- Giáo viên chủ nhiệm thông báo cho phụ huynh biết được kết quả phân loại
và năng lực của con em họ, đồng thời yêu cầu phụ huynh và học sinh đề đạt
nguyện vọng và đăng ký học các môn năng khiếu.
c. Bố trí học sinh theo các nhóm đối tượng đã được khảo sát
- Các giáo viên trong khối sau khi nắm rõ đối tượng học sinh và nguyện
vọng từng em, phân các em theo từng nhóm đối tượng. Cụ thể:
+ Nhóm lớp học sinh giỏi và cận giỏi (Học sinh có năng khiếu).

+ Nhóm lớp học sinh khá, trung bình,
+ Nhóm lớp học sinh yếu.
- Trường căn cứ vào cách phân loại của khối để phân công giáo viên hợp lý.
Tất nhiên, trong cách phân loại học sinh theo đối tượng còn bất cập, các môn
Tiếng Việt, Toán dễ đánh giá vì có tính khách quan cao. Riêng các môn năng
khiếu. có những em ham thích học Âm nhạc nhưng khả năng tiếp âm, luyện thanh
không tốt, có những em đề đạt nguyện vọng học Mỹ thuật nhưng hoàn toàn không
có năng khiếu. Với những đối tượng này, Ban giám hiệu nhà trường kết hợp với
giáo viên chủ nhiệm bàn bạc với phụ huynh lựa chọn cho các em môn học phù hợp
nhất với khả năng để các em không cảm thấy chán nản, thất vọng về bản thân
mình.
Bất cập thứ hai là số học sinh đăng ký các môn tự chọn và các môn năng
khiếu có sự chênh lệch trong khi giáo viên giảng dạy các môn này quá ít (1 giáo
viên/môn). Để giải quyết vấn đề này chúng tôi cố gắng sắp xếp hợp lý (không bé
hơn 25 học sinh và không lớn hơn 35 học sinh/lớp), sắp xếp thời khoá biểu theo
hướng mềm hoá (có thể điều chỉnh theo tháng, theo tuần)
c. Phân định hợp lý thời lượng học tăng buổi cho từng đối tượng.

Sau khi phân loại học sinh hợp lí, các tổ khối chuyên môn họp bàn về cách
phân chia thời gian cụ thể cho các môn học tăng buổi, phù hợp với loại đối tượng
học sinh về thời lượng học tăng buổi như sau:
+ Với học sinh giỏi: Học sinh được rèn luyện và nâng cao kiến thức Toán –
Tiếng Việt, TNXH 6 tiết/tuần. Các tiết còn lại dành cho các môn năng khiếu, tự
chọn và hoạt động ngoài giờ.
+ Với học sinh Khá, Trung bình: Học sinh cần phải có 8 tiết ôn tập, củng cố
kiến thức và làm bài tập. Số tiết còn lại học sinh tiếp cận với các môn tự chọn, học
một số môn năng khiếu.
+ Với học sinh Yếu: bố trí giáo viên kèm cặp, giúp đỡ từng phần kiến thức
học sinh còn yếu theo môn, phần hoặc các mảng kiến thức.
GIẢI PHÁP 2 : Chọn lựa, bố trí giáo viên dạy tăng buổi phù hợp với

năng lực, điều kiện và đảm bảo về mặt bằng lao động.
- Dựa vào thế mạnh của từng giáo viên (năng lực, trình độ, năng khiếu…)
phân công giáo viên thành các nhóm cơ bản như sau:
+ Nhóm giáo viên dạy cho học sinh khá, giỏi.
+ Nhóm giáo viên phụ đạo học sinh yếu.
+ Nhóm giáo viên dạy các môn năng khiếu, tự chọn
+ Nhóm giáo viên tổ chức các hoạt động ngoại khoá.
- Số giáo viên không nằm trong các nhóm trên, dựa vào mặt bằng lao động
chung, nhà trường phân công theo thời khoá biểu tăng buổi nhưng vẫn đảm bảo
chuyên môn sâu.
- Lập kế hoạch dạy tăng buổi chi tiết, cụ thể theo năm, tháng, tuần. Xây
dựng thời khoá biểu phù hợp với mỗi giáo viên, mỗi khối lớp, mỗi môn học.
(Thời khoá biểu có phần cứng và phần mềm. Phần cứng là chương trình dạy
phân mảng kiến thức cho các đối tượng học sinh ở các môn Toán, Tiếng Việt và
Luyện chữ. Phần mềm có thể điều chỉnh theo tháng, học kỳ cho các môn còn lại).
- Xây dựng kế hoạch chi trả tăng buổi hợp lý, công bằng, dân chủ nhưng
không cào bằng. Có cơ chế động viên, khích lệ với những giáo viên đạt hiệu quả
cao trong giảng dạy.
GIẢI PHÁP 3: Trách nhiệm của ban giám hiệu, tổ chuyên môn, hội đồng
chuyên môn.
a) Định hướng cách chỉ đạo dạy học tăng buổi của ban lãnh đạo nhà trường

- Lãnh đạo nhà trường nghiên cứu kỹ và nắm vững các công văn hướng dẫn
về dạy học 2 buổi/ngày của Bộ, Sở, Phòng, thống nhất cách chỉ đạo dạy học 2
buổi/ngày.
- Đánh giá một cách nghiêm túc việc thực hiện dạy học tăng buổi của trường
trong những năm trước. Rút kinh nghiệm về cách chỉ đạo, cách thực hiện, cách
kiểm tra đánh giá và kết quả đạt được.
- Nhận định đúng tình hình thực tế của nhà trường trong năm học mới,
nghiên cứu kỹ nhiệm vụ năm học và định hướng chỉ đạo của Phòng, Sở trong việc

thực hiện nhiệm vụ; nắm vững chương trình chính khoá và các yêu cầu về chuẩn
kiến thức, kỹ năng đối với từng khối lớp. Từ đó mạnh dạn đề xuất hướng đi mới
trong chỉ đạo dạy học 2 buổi/ngày; xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Phòng giáo dục
về dạy tăng buổi theo phân loại đối tượng học sinh; được sự nhất trí cao của Phòng
GD&ĐT chúng tôi tiến hành thực hiện các giải pháp tiếp theo…
b) Tổ, khối chuyên môn, hội đồng chuyên môn xây dựng chương trình và cách
thực hiện.
- Kiến thức dạy chính khoá được dạy phân bố thành bài, đan xen trong suốt
chương trình chứ không tường minh thành dạng, thành mảng cụ thể. Vì thế tổ
chuyên môn tiến hành sinh hoạt, nghiên cứu kỹ kiến thức của tổ, khối, phân định
kiến thức chính khoá thành các phần trọng tâm. Từ đó định ra các dạng, các mảng
để dạy tăng buổi cụ thể cho từng nhóm, lớp trong khối, tổ.
- Tổ chỉ đạo giáo viên dạy theo đặc thù chương trình từng lớp mình phụ
trách
- Hội đồng chuyên môn sinh hoạt và định hướng cụ thể cho từng khối, lớp
về yêu cầu kiến thức và kỹ năng cần đạt trong dạy tăng buổi.Cụ thể:
+ Đối với khối 1, 2: Yêu cầu giáo viên dạy chắc kiến thức cơ bản, chú trọng
đến đối tượng học sinh yếu sao cho học sinh cuối lớp 1 đọc thông, viết thạo, biết
tính các phép công trừ trong phạm vi 100.
+ Đôí với khối 3: Theo quan điểm của chúng tôi đây là khối trọng tâm của
toàn cấp học, yêu cầu giáo viên dạy kỹ các kiến thức trọng tâm để học sinh thuận
lợi trong tiếp thu kiến thức. Do kiến thức lớp 3 chưa tường minh thành dạng như
lớp 4-5 nhưng đã manh nha xuất hiện. Bởi vậy giáo viên cần nắm được chương
trình toàn cấp, xác định điểm dừng của chương trình lớp mình dạy để cung cấp các

dạng mảng kiến thức cho phù hợp cho từng đối tượng(Nhất là Toán và Tiếng Việt).
Hướng dẫn cách tự học.
+ Đối với lớp 4: Dạy theo mảng dạng đã học ở lớp 3 nhưng phát triển theo
hình thức chuyên sâu và mở rộng, bổ sung một số kiến thức mà lớp 3 chưa học.
Chương trình lớp 4 tương đối nhiều và nặng nên đối với Toán và Tiếng Việt tăng

buổi cần điều chỉnh tăng thêm 1 đến 2 tiết/ tuần. Tiếp tục rèn phương pháp tự học.
+ Đối với lớp 5: Một mặt yêu cầu giáo viên ôn tập, củng cố các mảng, dạng
đã học trong toàn cấp, mặt khác bổ sung, phất triển một số dạng mới, đặc biệt chú
trọng hướng dẫn và rèn cách tự học, tự nghiên cứu tài liệu.
- Mỗi dạng, mảng tổ xây dựng một chuyên đề về cách dạy. Hội đồng chuyên
môn nhà trường nghiên cứu, định hướng cho giáo viên thấy được sự liên kết kiến
thức trong toàn cấp, mỗi đơn vị bài học phải được kế thừa tính tương tự từ kiến
thức cơ bản đã học và có thể phát triển kiến thức ở bài tiếp theo.
- Bố trí dạy các dạng, mảng phù hợp với chương trình chính khoá.
- Bàn bạc để đi đến thống nhất dạy cách dạy phù hợp với từng đối tượng:
* Với học sinh khá, giỏi: kiến thức cần chốt là cách phát triển nâng cao từ
bài cơ bản; cách tự mở rộng, tự tìm tòi các bài tập cùng dạng, cùng mảng đã học,
tự sáng tác đề bài theo yêu cầu. Đối với học sinh có năng khiếu nổi trội về các môn
khác chúng tôi bố trí các em học theo lớp riêng để các em có điều kịên phát triển
theo năng khiếu sở trường cá nhân.
* Với học sinh trung bình và yếu: các dạng mảng là phần kiến thức cơ bản
được rèn luyện để học sinh nắm vững, nhớ kỹ bài học, vận dụng được công thức,
chuyển hóa công thức, bài học dưới hình thức sân chơi… và bố trí giáo viên kèm
cặp thêm (Đối với học sinh yếu ).
* Trong qua trình dạy tăng buổi cũng như dạy chính khoá trường giao cho
từng thành viên của hội đồng chuyên môn phụ trách theo mỗi khối. Ban giám hiệu
nhà trường phân công từng người chi đạo theo tính chất đặc thù chuyên sâu. Yêu
cầu mỗi giáo viên phải có nhật ký lên lớp. Trong các giờ dạy, nếu phát sinh những
tình huống lý thú hoặc phát hiện ra những lỗi kiến thức học sinh dễ mắc mà chưa
giải quyết ngay được thì ghi vào nhật ký để tiếp tục giải quyết trong các buổi học
sau.

- Cuối mỗi phần, mỗi dạng yêu cầu giáo viên ra đề cho học sinh tự kiểm tra
ở nhà dưới sự giám sát của phụ huynh (Khi thấy cần thiết – vì cơ bản kiến thức đã
được giải quyết ở lớp đối với học sinh đã được học 2buổi/ngày) .

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo khối: Ngoài các chuyên đề thiết thực
để nâng cao chất lượng trong dạy học, các khối còn dành một số buổi sinh hoạt để
giải quyết một số vướng mắc trong dạy học tăng buổi, điều chỉnh lượng bài tập
trong một số dạng, mảng cho phù hợp, rút kinh nghiệm, bổ sung cho dạy những
dạng, mảng này ở năm học sau.
GIẢI PHÁP 4: Kiểm tra đánh giá dạy học tăng buổi.
Kiểm tra đánh giá là một phần quan trọng trong định hướng chỉ đạo dạy tăng
buổi theo phân hoá đối tượng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Chúng
tôi đưa kết quả của kiểm tra đánh giá dạy học tăng buổi vào một trong những thông
số để xếp loại thi đua và đánh giá năng lực giáo viên với từng cá nhân giáo viên, ở
mỗi khối lớp.
a) Kiểm tra
+ Kiểm tra giáo án tăng buổi: Giáo án tăng buổi yếu cầu soạn theo mảng, dạng,
lượng bài phù hợp với yêu cầu của đối tượng học sinh, trình bày gọn, rõ, dễ hiểu.
Các bài dạy phải có tính hệ thống liên kết.
+ Kiểm tra chất lượng giờ dạy thông qua dự giờ – thăm lớp (thường xuyên hoặc
đột xuất). Ban giám hiệu nhà trường tăng cường dự giờ tăng buổi của giáo viên,
nhận xét đánh giá rút ra bài học để định hướng thêm về nội dung kiến thức,
phương pháp giảng dạy. Muốn kết quả dự giờ, góp ý có hiệu quả, mang tính
chuyên sâu, chúng tôi nghiên cứu kĩ nội dung chương trình cụ thể của từng khối
lớp để chỉ đạo .
+ Kiểm tra tích luỹ chuyên môn , tích luỹ nghiệp vụ hỗ trợ dạy tăng buổi : Kiến
thức trong tích luỹ chuyên môn của giáo viên xem có hỗ trợ được dạy tăng buổi
không? Các dạng mảng liên quan được giáo viên sưu tầm, tổng hợp ở mức độ nào?
Đây cũng là phương pháp pháp giảng dạy và là yếu tố giúp chúng tôi đánh giá
năng lực tự học của giáo viên.
+ Kiểm tra chất lượng học sinh : Sau các dạng mảng kiến thức chúng tôi kiểm
tra đối tượng học sinh của các khối lớp. Đề ra nằm trong kiến thức đã học, phù hợp
với từng loại đối tượng học sinh lượng kiến thức nhẹ nhàng, thoải mái .


b) Đánh giá:
- Các căn cứ để đánh giá giáo viên (Quy về đểm số):
+Kết quả chất lượng học sinh (Hệ số 4)
+ Giờ dạy ( Hệ số 2)
+ Giáo án, Tích luỹ chuyên môn và các hồ sơ khác có liên quan (Hệ số 1)
Một số đề kiểm tra tăng buổi Lớp 3 ( Phần phụ lục )
IV. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
1. Kết quả đạt được :
Vận dụng các biện pháp trên trong quá trình chỉ đạo dạy học tăng buổi kết
hợp với sự điều chỉnh, bổ sung, chỉ đạo kịp thời của phòng GD&ĐT Quỳnh Lưu
cùng với việc định hướng đúng và quản lí có hiệu quả các hoạt động dạy học khác,
từ năm học 2004 - 2005 đến nay trường tiểu học Cầu Giát đã đạt được những kết
quả sau :
a, Về chất lượng :
* Kết quả phân loạ i theo nhóm đ ố i tư ợng
Khối T.số
Tiếng Việt Toán
Khoa-Sử-
Địa
TN&XH Âm nhạc Mĩ Thuật
NK
khác
G
K,TB
Y G
K.
TB
Y G
K,
TB

Y A
+
A B A
+
A B A
+
A B
1 125 85 38 2 82 42 1 28 96 1 26 99 0 17 108 0 10
2 100 54 46 0 74 26 0 22 78 0 18 82 0 20 80 0 15
3 93 51 42 0 53 40 0 24 69 0 19 74 0 21 72 0 9
4 105 44 61 0 52 51 2 52 52 1 16 89 0 20 85 0 16
5 90 56 34 0 56 34 0 51 39 0 15 75 0 19 71 0 12
* Học sinh giỏi: Năm học 2004-2005 trường có 41/117 em học sinh lớp 5
đạt học sinh giỏi tỉnh. Trong đó có 3 em đạt giải nhất (1em thủ khoa) 7em giải nhì
và 13 em đạt giải ba.
Năm học 2005 – 2006 trở đi không tổ chức thi học sinh giỏi tỉnh, huyện
nhưng năm học nào trường cũng có học sinh tham gia giao lưu Toán Tuổi Thơ toàn
quốc. Từ năm học 2004 - 2005 đến năm học 2006 - 2007 trường có 9 em tham gia
giao lưu và đã mang về cho trường 4 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 4 huy
chương đồng.

Năm học 2007-2008 này, giao lưu Toán Tuổi Thơ tổ chức tại huyện nhà, đội
tuyển của trường có 10 em tham gia. Kết quả đạt được như sau: 2 giải nhất, 7 giải
nhì, 1 giải 3.
Nhìn chung dù Phòng và Sở GD&ĐT không tổ chức thi học sinh giỏi nhưng
với cách tổ chức chỉ đạo thực hiện nghiêm túc chương trình chính khoá và cách
dạy tăng buổi theo định hướng phân hoá đối tượng, chúng tôi đã phát hiện sớm
các học sinh có năng lực nổi trội và để các em có cơ hội được rèn luyện, phát huy,
được bộc lộ hết khả năng, vì thế chất lượng học sinh giỏi ở trường tiểu học Cầu
Giát luôn luôn ổn định, là một trong những trường có tỷ lệ đậu vào THCS Hồ

Xuân Hương cao nhất.
* Chấ t lư ợ ng đ ại trà.
NĂM HỌC
XẾP LOẠI HỌC LỰC
XẾP LOẠI HẠNH
KIỂM
TỈ LỆ
TNTH
HỌC SINH GIỎI
GIỎI KHÁ T.B YẾU THĐĐ CĐ TỈNH HUYỆNTRƯỜNG
2004 - 2005
40,8 34,2 24,1 0,9 100 0 100 41 Không thi 227
2005 - 2006
40,8 37,1 21,4 0,9 100 0 100 Không thi 5 (TDTT) 242
2006 - 2007
41,5 34,5 23,2 0,8 100 0 100 Không thi Không thi 190
2007 - 2008
45,0 34,8 19,4 0,8 100 0 100 1 (TDTT) 6 (TDTT) 238
c, Chất lượng các hoạt động khác :
Song song với kết quả dạy và học, các hoạt động khác của nhà trường được
phát triển đồng bộ. Từ những năm 2004 - 2005 đến nay phong trào văn hoá văn
nghệ - thể dục thể thao cũng như các phong trào khác của nhà trường ngày càng
phát triển mạnh mẽ. Kết quả từ các cuộc thi HKPĐ; Hội diễn văn nghệ; các cuộc
thi vẽ tranh, các cuộc thi do Hội đồng đội huyện tổ chức cho thấy phong trào
trường tiểu học Cầu Giát đang không ngừng phát triển. Chúng tôi có thể điểm qua
một số giải thưởng mà các em học sinh đã đạt được như sau:
- Giải nhì tỉnh về vẽ tranh “Bảo vệ nguồn nước” năm học 2004 – 2005.
- Giải nhì huyện về cuộc thi “Tiếng hát chim Sơn Ca” năm học 2004 – 2005.
- Giải nhất huyện, giải ba tỉnh về thi Phụ trách sao giỏi năm học 2006 – 2007.
- Giải nhất huyện bóng bàn (đơn nam, đôi nam, đơn nữ), bật xa nam nữ ; giải

nhất tỉnh bóng bàn đôi nữ năm học 2007 – 2008…
2. Bài học kinh nghiệm.

Từ các kết quả đã đạt được, chúng tôi nhận thấy rằng, nếu trong dạy học không
đấnh giá đúng thực trạng của đơn vị để mạnh dạn tìm ra hướng đi mới phù hợp thì
khó có được kết quả như mong muốn. Trong các năm học gần đây, chất lượng
trường Tiểu học Cầu Giát được đánh giá cao hơn các trường khác trong huyện
nhưng chúng tôi không thoả mãn với kết quả đó mà vẫn mạnh dạn tìm tòi hướng đi
mới nhằm mục đích tiết kiệm kinh phí và thời gian cho học sinh, giáo viên nhưng
chất lượng vẫn được nâng cao hơn và mang tính bền vững, thuyết phục được phụ
huynh học sinh, nhân dân thị trấn và các địa phương khác trong huyện.
Từ kinh nghiệm chỉ đạo dạy học tăng buổi theo phân hoá đối tượng trong thực
tế quản lý ở trường tiểu học Cầu Giát, chúng tôi rút ra bài học sau:
1. Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền, nâng cao hiệu quả công tác
tham mưu để đầu tư xây dựng CSVC chuẩn và hiện đại, tạo môi trường thuận
thuận lợi triển khai có hiệu quả học 2buổi /ngày theo hướng phân loại đối
tượng.
2. Tổ chức, chỉ đạo hợp lý, chuyên sâu có tính đột phá theo hướng bền vững
gắn với yêu cầu của giáo dục Tiểu học trong giai đoạn mới.
3. Phân loại sớm, đúng các đối tượng học sinh. Xây dựng hệ thống chương
trình dạy tăng buổi sát hợp với từng loại đối tượng, mềm hoá các hình thức tổ
chức hoạt động học tập.
4. Bố trí, sắp xếp giáo viên phù hợp với năng lực sở trường, khai thác hết trí
tuệ đội ngũ, tạo nên sức mạnh tập thể và sự cạnh tranh lành mạnh trong
chuyên môn nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
5. Tạo nhiều sân chơi để hỗ trợ kiến thức, mở mang tầm hiểu biết, rèn luyện
kỹ năng cho học sinh và phát hiện năng khiếu đặc biệt của các em.
6. Kiểm tra đánh giá kịp thời với hình thức nhẹ nhàng nhưng hiệu quả, rút
kinh nghiệm góp ý về nội dung giáo dục bổ trợ sau kiểm tra.
V. KẾT LUẬN

Chỉ đạo dạy học 2 buổi/ngày đạt hiệu quả là mong muốn của các ngành, các cấp
đối với giáo dục Tiểu học hiện nay. Những giải pháp chúng tôi đã chỉ đạo và thực
hiện trong việc giảng dạy buổi thứ 2 tại Trường Tiểu học Cầu Giát những năm qua
đã đạt được những kết quả nhất định. Chúng tôi hy vọng rằng với đề tài này, chúng
tôi sẽ được nhận sự góp ý, giúp đỡ từ các nhà quản lý trường học, từ các ngành các

cấp liên quan để các giải pháp của chúng tôi hoàn thiện hơn và chất lượng của
Trường Tiểu học Cầu Giát không ngừng phát triển.
Xin chân thành cảm ơn!
Cầu Giát ngày 20 tháng 5 năm 2008
Nhóm tác giả
Hoàng Thị Thư
Nguyễn Thị Hoài Anh
Nguyễn Thị Thu


PHỤ LỤC
MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA TĂNG BUỔI LỚP 3:

ĐỀ KIỂM TRA TĂNG BUỔI HỌC KỲ I - 2007 – 2008
Môn: Toán Lớp: 3 (khá-giỏi)
Bài 1 (2đ) Đặt tính rồi tính:
122

247

261 : 3 845 : 7
Bài 2: ( 2.0 đ) Tính giá trị biểu thức:
157
×

3 – 78 = ……… 222 + 180 : 6 =
Bài 3: ( 2.0 đ). Điền dấu (<,>,=) thích hợp vào chỗ chấm:
1hm … 102m 950g + 50g …. 1kg
345cm + 15cm …. 4m 450g … 500g – 40g
Bài 4: ( 2.0 đ).
Có 360 quyển sách xếp đều vào 2 tủ, mỗi tủ có 3 ngăn. Hỏi mỗi ngăn có
bao nhiêu quyển sách? (Biết mỗi ngăn có số sách như nhau).
Bài 5: ( 2.0 đ). Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a, Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tổng của
chiều dài và chiều rộng là 126m. Chiều dài mảnh vườn là:
A. 42m B. 96m
C. 84cm D. 58m
b, Ngày chủ nhật đầu tháng rơi vào ngày 3. Ngày chủ nhật cuối cùng của
tháng là ngày:
A. 20 B. 21 C. 23 D. 24
TRƯỜNG TIỂU HỌC CẦU GIÁT
ĐỀ KIỂM TRA TĂNG BUỔI CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2007
– 2008

Môn: Tiếng Việt Lớp: 3 (Khá - Giỏi )
Thời gian làm bài: 40 phút không kể chép đề
********************
Câu 1 (1 điểm): Nối tiếng ở cột A với tiếng ở cột B để tạo thành từ viết đúng chính
tả:
A
tro
cho
chiều
triều
B

mượn
tàn
đình
tối
Câu 2 a(1,5 điểm): Gạch chân dưới các từ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau:
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chúng nó gọi nhau, trêu
ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít.
… Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây đứng im lìm cao lớn như người
cha che chở cho những đứa con.
b) Ghi lại câu văn trong đoạn văn trên có chứa phép so sánh.
Câu 3 (2,0 điểm) Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ai, con gì, cấi
gì?”. Gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Thế nào?” trong mỗi câu sau:
a) Thân cá thu tròn lẳn, bóng loáng.
b) Trời mỗi lúc một tối sầm lại.
Câu 4 (1,0 điểm) Cho khổ thơ:
Em yêu nhà em
Hàng xoan trước ngõ
Hoa xao xuyến nở
Như mây từng chùm
Em cảm nhận được điều gì qua khổ thơ trên?
Câu 5 (4,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn ngằn ( 8-10 câu )kể về một cảnh đẹp quê
hương mà em yêu thích nhất
TRƯỜNG TIỂU HỌC CẦU GIÁT



ĐỀ KIỂM TRA TĂNG BUỔI CUỐI NĂM HỌC 2007 – 2008
Môn: Tiếng Việt Lớp: 3 (khá-giỏi)
Thời gian làm bài: 60 phút
********************

Câu 1 (1 điểm): Ghi dấu phẩy vào đúng chỗ ngăn cách bộ phận chỉ địa điểm, thời
gian với các bộ phận khác trong mỗi câu sau:
a) Thứ bảy tuần trước lớp 3A có mười ban tham gia dự thi “Viết chữ đẹp”
b) Trong vườn trường các laòi hoa đua nhau khoe sắc.
Câu 2 (2,0 điểm): đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong mỗi câu sau:
a) Hằng ngày, em viết chính tả bằng bút mực.
b) Bầy chim sẻ đang ríu rít trong vòm lá.
c) Trên sân trường, các bạn nam đá bóng rấ t điêu luy ện.
d) Cuố i năm h ọc, Trà My và Khánh Linh được cô giáo khen.
Câu 3 (2,0 điểm) Cho đạo thơ sau:
Mèo con đi học ban trưa
Nón nan không đội, trời mưa ào ào
Hiên che không chịu nép vào
Tối về sổ mũi còn gào “meo meo”
a) Biện pháp nghệ thuật gì được sử dụng trong đoạn thơ trên?
b) Biện pháp nghệ thuật đó giúp em cảm nhận được điều gì?
Câu 5 (4,0 điểm) Tuổi thơ em gắn bó với nhiều kỉ niệm đẹp. Hãy viết một đoạn
văn ngắn (10-15 dòng) kể về một kỉ niệm mà em nhớ nhất?
TRƯỜNG TIỂU HỌC CẦU GIÁT


ĐỀ KIỂM TRA TĂNG BUỔI CUỐI NĂM HỌC 2007 – 2008
Môn: Toán Lớp: 3 (khá-giỏi)
Thời gian làm bài: 60 phút

********************
Bài 1: ( 2.0 đ) a. Tính: (13459 + 20628) ì 3
19875 – 35924 : 4
16 19 21 12
b. Viết các số La Mã tương ứng :

Bài 2: ( 2.0 đ)
125 x 4 + 6 … 4 + 6 x 125 1724 : 4 … 1724 : 2 x2
8m 3dm …… 6m 9dm 1dam 4m … 15 m

Bài 3: ( 2.0 đ) Tìm tổng tất cả các số có 3 chữ số khác nhau lập từ các chữ số 1, 2,
3.
Bài 4: ( 2.0 đ) Dũng hỏi: “ Năm nay mẹ bao nhiêu tuổi ạ? ”. Mẹ trả lời: “Mẹ sinh
con năm mẹ 32 tuổi. Năm nay tuổi con bằng
6
1
tổng số tuổi hai mẹ con mình”. Hãy
tính hộ Dũng xem năm nay mẹ bao nhiêu tuổi ?

Bài 5: ( 2.0 đ) Chu vi một khu vườn hình chữ nhật gấp 6 lần chiều rộng khu vườn
đó. Hãy tính chu vi và diện tích khu vườn biết chiều dài khu vườn hình chữ nhật là
36 m.
TRƯỜNG TIỂU HỌC CẦU GIÁT


Họ và tên: ………………….
………
ĐỀ KIỂM TRA TĂNG BUỔI CUỐI KỲ
1
MÔN: TIẾNG ANH LỚP 3 (40
>
<
=

Lớp: …………
phút)

I/ Circle the odd one out: (2.0 điểm)
1. a. family b. father c. mother.
2. a. brother b. sister c. this
3. a. you b. yes c. I
4. a. That b. Who c. how
II/ Reorder the letters to make words. (2.0 điểm)
t t a h …….……… ………………………………
a i m y l f ………………………………………………
o b r a m d o ………………………………………………
III. Complete the dialogue using the word in the box. (2.0 điểm)
A: Hi, Hoa this is my ………………. (1).
B: What’s its …………… (2).
A: …………… (3) Cau Giat school
B Is it ………… (4)
A: ……… (5), it isn’t. My school is big.
school small name It’s no
IV. Write the answers (2.0 điểm)
1. What’s your name? …………………….………………….
2. How are you? ………………………………………
3. Is this your classroom? ………………………………….
4. Is your book big ? ……………………………………….
V. Complete the sentences (2.0 điểm)
1. Th….s … s my scho…….
2. My bo…… is sma………
3. ……….at is my …… ook.

4. Is you… bag bi…. ?

×