Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm "Ứng dụng CNTT trong dạy - học môn địa lý THPT" ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.74 KB, 5 trang )

[ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY-HỌC MÔN ĐỊA LÍ THPT]
April 7, 2009
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN GÓP PHẦN ĐỔI MỚI PHƯƠNG
PHÁP DẠY-HỌC Ở BỘ MÔN ĐỊA LÍ
I. Đặt vấn đề
Ngày nay sự bùng nổ của Công nghệ
thông tin (CNTT) nói riêng và khoa học
công nghệ nói chung đang tác động
mạnh mẽ đến sự phát triển của tất cả
các ngành và lĩnh vực của đời sống xã
hội. Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, bắt kịp những thay đổi lớn
của thời đại, đòi hỏi phải có nguồn nhân
lực phát triển cao, phải có những con
người năng động, sáng tạo, tự lực, tự
cường… Điều đó cho thấy giáo dục và
đào tạo đóng vai trò hết sức quan trọng,
là nền tảng cho việc hoàn thiện con
người và tăng trưởng kinh tế của đất
nước. Đầu tư vào chất xám sẽ là cách
đầu tư hiệu quả nhất cho sự hưng thịnh
của một quốc gia. Vì vậy giáo dục và
đào tạo được xem là quốc sách hàng
đầu trong chủ trương, đường lối của
Đảng ta. Đổi mới giáo dục, đổi mới
cách dạy, cách học đã và đang được xã
hội hết sức quan tâm.
Trên thực tế, sự phát triển của khoa học
công nghệ đã và đang mở ra những khả


năng và điều kiện thuận lợi cho việc sử
dụng phương tiện CNTT vào quá trình
dạy học. Việc sử dụng có tính sư phạm
những thành quả khoa học công nghệ sẽ
làm thay đổi lớn đến hiệu quả của quá
trình dạy học, hiệu quả của việc sử
dụng các phương tiện dạy học. Tuy
nhiên việc sử dụng phương tiện CNTT
vào quá trình dạy và học hiện nay vẫn
còn hạn chế, đặc biệt là các bộ môn
khoa học xã hội, trong đó có ĐỊA LÍ.
II. Vài nét về thực trạng ứng dụng
CNTT vào dạy và học ở bộ môn ĐỊA

Từ trước đến nay, các môn khoa học xã
hội, nhất là môn ĐỊA LÍ rất ít sử dụng
phương tiện dạy học, chủ yếu là sách
giáo khoa, phấn trắng, bảng đen… việc
sử dụng băng hình, đĩa CD, máy chiếu
Overhead, Projector, máy vi tính và các
phương tiện dạy học hiện đại khác nhìn
chung vẫn còn hạn chế, thậm chí là còn
xa lạ với nhiều giáo viên.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình
trạng trên:
- Trước hết ĐỊA LÍ là môn khoa học xã
hội, nội dung thiên về lý luận và mang
tính trừu tượng cao, nên việc đầu tư
thiết bị dạy học của môn học này còn
rất hạn chế, dường như không có gì và

thực tế cũng chưa có công trình nào
nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về sử
dụng thiết bị dạy học ở môn học này.
- Một số giáo viên vẫn chưa nhận thức
được vai trò và tác dụng của phương
tiện dạy học, chưa đầu tư suy nghĩ về
cách thức sử dụng phương tiện dạy học
một cách có hiệu quả. Một số giáo viên
vẫn còn quen với cách dạy cũ, hoặc
ngại sử dụng CNTT do tốn thời gian,
công sức.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy
móc, phòng bộ môn, phòng đa chức
năng, máy tính, máy chiếu… ở một số
trường chưa được trang bị đầy đủ, đặc
biệt là các trường ở nông thôn, vùng
sâu, vùng xa.
- Hầu hết giáo viên chưa có kỹ năng sử
dụng các thiết bị dạy học hiện đại, chưa
sử dụng thành thạo một số phần mềm vi
tính, chưa đầu tư nghiên cứu và xây
dựng những phương tiện dạy học mới,
chưa chịu khó học hỏi, khám phá.
G.V: BÙI VĂN TIẾN-MÔN ĐỊA LÍ-THPT BUÔN MA THUỘT Page 1
[ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY-HỌC MÔN ĐỊA LÍ THPT]
April 7, 2009
Thực tế những năm gần đây, việc đổi
mới chương trình và nội dung sách giáo
khoa đã được triển khai đồng bộ: từ nội
dung, phương pháp, phương tiện đến

kiểm tra, đánh giá. Vì vậy, việc sử dụng
thiết bị dạy học trong các bộ môn khoa
học tự nhiên và xã hội cũng như bộ
môn ĐỊA LÍ có nhiều chuyển biến khá
tích cực. Nhiều giáo viên đã ứng dụng
CNTT vào dạy học một cách tích cực
và có hiệu quả. Với sự hỗ trợ của máy
tính, Projector, những sơ đồ minh họa,
tranh ảnh, băng hình… đã phục vụ thiết
thực cho tiết dạy, không chỉ giúp giáo
viên tiết kiệm thời gian và công sức mà
còn tăng hiệu quả đáng kể cho quá trình
dạy học. Tuy nhiên, việc dùng giáo án
điện tử, sử dụng máy tính, Projector,
truy cập mạng Internet phục vụ cho
nghiên cứu và giảng dạy đối với bộ
môn ĐỊA LÍ là chưa nhiều, đôi lúc chỉ
dừng lại ở những tiết dạy thao giảng
hay có người dự giờ… Phần lớn giáo
viên lên lớp vẫn dùng các phương pháp
dạy học (PPDH) truyền thống, chủ yếu
là phương pháp thuyết trình và trình
bày bài giảng bằng phấn trắng, bảng
đen. Nhiều giáo viên cũng đã mạnh dạn
ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp
giảng dạy, song khi soạn giáo án điện
tử vẫn chưa nắm được những tiêu chí
cơ bản của một bài giảng điện tử. Vì
vậy vẫn còn tình trạng lạm dụng màu
sắc, hiệu ứng, âm thanh hoặc đưa quá

nhiều thông tin, phim ảnh không phù
hợp làm giảm hiệu quả giờ dạy.
Từ thực tế trên cho thấy sự cần thiết
phải triển khai rộng rãi việc ứng dụng
CNTT vào dạy học có tính đồng bộ,
đúng hướng và có hiệu quả hơn.
III. Ứng dụng CNTT đổi mới phương
pháp dạy học ở môn ĐỊA LÍ
Cho đến nay, phải nói rằng không một
ai nghi ngờ về vai trò to lớn và những
tác dụng kỳ diệu của CNTT trong các
lĩnh vực của đời sống. Trong giáo dục,
việc ứng dụng CNTT trên thực tế cũng
đã đem lại kết quả đáng kể và những
chuyển biến lớn trong dạy học, nhất là
về PPDH.
Những năm qua việc đổi mới nội dung,
chương trình sách giáo khoa được thực
hiện khá đồng bộ. Việc đổi mới nội
dung, chương trình yêu cầu phải đổi
mới phương pháp dạy học. Đổi mới
phương pháp dạy học đòi hỏi phải sử
dụng phương tiện dạy học phù hợp và
CNTT là một trong những phương tiện
quan trọng góp phần đổi mới PPDH
bằng việc cung cấp cho giáo viên
những phương tiện làm việc hiện đại.
Từ những phương tiện này giáo viên có
thể khai thác, sử dụng, cập nhật và trao
đổi thông tin. Ví dụ, giáo viên có thể

khai thác mạng Internet với các công cụ
tìm kiếm như Google.com hoặc
Vinaseek.com. Việc khai thác mạng
giúp giáo viên tránh được tình trạng
“dạy chay” một cách thiết thực đồng
thời giúp giáo viên có thể cập nhật
thông tin nhanh chóng và hiệu quả. Đây
là một trong những yêu cầu đặc biệt cần
thiết đối với giáo viên giảng dạy bộ
môn ĐỊA LÍ, bởi ĐỊA LÍ là một môn
học rất nhạy bén đối với những vấn đề
xã hội, việc cung cấp thông tin, liên hệ
thực tế là một trong những yêu cầu
quan trọng xuất phát từ đặc trưng của
bộ môn.
Ứng dụng CNTT còn giúp giáo viên
soạn thảo và ứng dụng các phần mềm
dạy học có hiệu quả. Ví dụ, giáo viên
có thể sử dụng phần mềm PowerPoint
để thiết kế bài giảng điện tử, giáo viên
G.V: BÙI VĂN TIẾN-MÔN ĐỊA LÍ-THPT BUÔN MA THUỘT Page 2
[ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY-HỌC MÔN ĐỊA LÍ THPT]
April 7, 2009
có thể cài đặt thêm tư liệu, hình ảnh,
băng hình, trình bày đề cương bài giảng
gọn, đẹp, sinh động và thuận tiện. Khi
sử dụng bài giảng điện tử sẽ giúp giáo
viên tiết kiệm được nhiều thời gian
trong việc ghi bảng, thay vào đó, giáo
viên có điều kiện tốt hơn để tổ chức cho

học sinh trao đổi, thảo luận, phát huy
tính năng động tích cực và sự say mê,
hứng thú của học sinh trong học tập.
Đồng thời trong một thời gian ngắn của
một tiết học, giáo viên có thể hướng
dẫn cho học sinh tiếp cận một lượng
kiến thức lớn, phong phú đa dạng và
sinh động. “Một hình ảnh, một đoạn
phim có thể thay thế cho rất nhiều lời
giảng”, vì vậy đối với bài giảng có
phim, hình ảnh thực tế mô phỏng hợp
lý, sinh động sẽ thu hút được sự thích
thú say mê học tập của học sinh, lớp
học sôi nổi, học sinh tiếp thu bài nhanh
hơn, giờ dạy có hiệu quả cao hơn.
Tuy nhiên trong quá trình ứng dụng
CNTT đổi mới PPDH điều cần lưu ý là
việc ứng dụng CNTT vào dạy học cần
kết hợp một cách hài hòa giữa ý tưởng
thiết kế nội dung bài giảng và kĩ thuật
vi tính. Một mặt phải bảo đảm đặc
trưng bộ môn, chuyển tải được các đơn
vị kiến thức cơ bản cần thiết, mặt khác
phải bảo đảm tính thẩm mỹ, khoa học
và thuận tiện trong việc sử dụng. Điều
đó đòi hỏi khi thiết kế giáo án điện tử
giáo viên cần nắm bắt tính hệ thống và
kết cấu của một bài giảng điện tử,
những thông tin, hình ảnh, đoạn phim
phải được chọn lọc, phải thiết thực và

phù hợp với nội dung bài giảng. Việc
sử dụng font màu, font chữ phải hài
hòa, hợp lý rõ ràng. Có thể sử dụng các
hiệu ứng để bài giảng sinh động hơn
nhưng nếu lạm dụng sẽ làm học sinh
mất tập trung. Đồng thời lượng chữ và
thông tin trên một slide cụ thể phải
được trình bày một cách lôgic, hợp lý
và bảo đảm tính sư phạm.
Trên thực tế, bài giảng điện tử có thể
được viết dưới nhiều ngôn ngữ lập trình
tùy theo khả năng của người lập trình
hoặc có thể dựa vào các phần mềm
trình diễn sẵn có như PowerPoint, đây
là phần mềm thiết kế bài giảng điện tử
đơn giản nhất, phù hợp với các giáo
viên, giảng viên giảng dạy các bộ môn
không chuyên về CNTT như môn ĐỊA
LÍ. Chương trình này dễ sử dụng, giáo
viên có thể tự nghiên cứu để thực hiện.
* Quy trình thiết kế bài giảng ĐỊA LÍ
bằng phần mềm PowerPoint:
- Xác định những nội dung chính của
bài giảng cần chuyển vào các slide. Nội
dung phải ngắn gọn, rõ ràng.
- Xác định nội dung thông tin, phim,
ảnh phục vụ bài giảng.
+ Thông tin: Lựa chọn những thông tin
nào? Lấy ở đâu? Nhằm mục đích gì?
+ Hình ảnh, đoạn phim: Sử dụng hình

ảnh nào, đoạn phim nào, nhằm mục
đích gì? Bố trí ở đâu, cho xuất hiện lúc
nào trong tiến trình bài giảng.
+ Âm thanh: Cần sử dụng loại âm thanh
nào? Mục đích là gì? Cho xuất hiện khi
nào?
- Thiết kế đề cương bài giảng:
+ Chọn trang trình chiếu, màu sắc và
biểu tượng cho nền slide.
+ Chọn kiểu chữ và cỡ chữ.
+ Thiết kế nội dung từng slide trình
chiếu.
+ Cài đặt hình ảnh, âm thanh vào các
slide trình chiếu.
+ Tạo hiệu ứng cho từng trang trình
chiếu.
- Trình chiếu bài giảng:
+ Chạy thử.
+ Sửa chữa.
G.V: BÙI VĂN TIẾN-MÔN ĐỊA LÍ-THPT BUÔN MA THUỘT Page 3
[ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY-HỌC MÔN ĐỊA LÍ THPT]
April 7, 2009
+ Trình chiếu trên lớp.
IV. Những yêu cầu về kiến thức và kỹ
năng đối với giáo viên và học sinh
Trong quá trình ứng dụng CNTT đổi
mới phương pháp giảng dạy, điều cần
lưu ý CNTT chỉ là phương tiện hỗ trợ
đắc lực cho đổi mới phương pháp dạy
và học chứ không phải là tất cả. Tuy

nhiên cho đến nay không ai phủ nhận
tính ưu việt và hiệu quả của việc ứng
dụng CNTT vào các lĩnh vực mà đặc
biệt là trong công tác giảng dạy.
Muốn ứng dụng CNTT để phục vụ tốt
công tác giảng dạy của mình, trước hết
người giáo viên cần phải nắm được
công cụ đó, nghĩa là giáo viên phải có
những kiến thức cơ bản về tin học, các
kỹ năng sử dụng máy tính và một số
thiết bị CNTT thông dụng nhất. Đồng
thời hiện nay mạng Internet đã trở
thành một công cụ không thể thiếu
trong công tác giảng dạy của giáo viên,
sử dụng Internet giúp giáo viên tìm
kiếm thông tin nhanh và có hiệu quả.
Tuy nhiên điều đó đòi hỏi giáo viên
phải thu thập những địa chỉ web hay
trong từng lĩnh vực cụ thể, phải trang bị
cho mình các kỹ năng tìm kiếm thông
tin trên mạng, kỹ năng tra cứu, lưu giữ,
xử lý thông tin… Các kỹ năng tạo ra
các sản phẩm tích hợp dạng multimedia
bao gồm nhiều dạng tài liệu như văn
bản, video, hình ảnh, âm thanh và tích
hợp nó trong một sản phẩm trình diễn…
Tất cả điều đó đòi hỏi giáo viên phải
luôn tự nghiên cứu, học tập nâng cao
trình độ chuyên môn và kiến thức, kỹ
năng sử dụng máy tính… để ứng dụng

CNTT đổi mới PPDH có hiệu quả.
Để phát huy năng lực tự học, tự sáng
tạo của học sinh trước hết người thầy
phải là tấm gương sáng về tự học, tự
đào tạo, tự nâng cao trình độ hiểu biết.
Mặt khác giáo viên phải biết cách thức
tổ chức hoạt động học tập cho học sinh
trong môi trường CNTT. Phải nói rằng,
những năm gần đây, việc ứng dụng
CNTT rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực
đã tác động rất lớn đến khả năng ứng
dụng CNTT của học sinh. Nhiều em
học sinh tiếp cận rất nhanh, sử dụng
thành thạo nhiều phần mềm vi tính. Đặc
điểm nổi bật ở đa số các em học sinh
hiện nay là tính năng động, sáng tạo và
yêu thích khám phá cái mới. Do vậy
việc hướng dẫn học sinh ứng dụng
CNTT phục vụ cho công tác học tập là
điều nên làm để góp phần đổi mới
phương pháp học tập của học sinh hiện
nay. Điều đó đòi hỏi phải trang bị
những kiến thức, kỹ năng vi tính cơ bản
cho học sinh thông qua bộ môn tin học
ở trường phổ thông. Ngoài ra giáo viên
bộ môn cũng có thể hướng dẫn cho các
em, giúp các em rèn luyện những kỹ
năng ứng dụng CNTT phục vụ công tác
học tập. Bước đầu giáo viên có thể cung
cấp cho học sinh những địa chỉ trang

web cần thiết và yêu cầu học sinh tìm
kiếm tư liệu, thông tin trên mạng
Internet phục vụ cho bài học.
Trên thực tế, việc dạy học bộ môn ĐỊA
LÍ phải gắn bó chặt chẽ với thực tiễn
cuộc sống như đặc trưng vốn có của nó,
do vậy giáo viên không chỉ tăng cường
tìm kiếm và sử dụng các tình huống,
các câu chuyện, hiện tượng thực tế, các
vấn đề bức xúc của xã hội để phân tích,
đối chiếu, minh họa cho bài giảng mà
quan trọng hơn là giáo viên cần phải
hướng dẫn cho học sinh tự liên hệ, điều
tra, tìm hiểu, phân tích, đánh giá các sự
kiện trong đời sống xã hội Giáo viên
và học sinh sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ
G.V: BÙI VĂN TIẾN-MÔN ĐỊA LÍ-THPT BUÔN MA THUỘT Page 4
[ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY-HỌC MÔN ĐỊA LÍ THPT]
April 7, 2009
này với sự hỗ trợ đắc lực của CNTT,
đặc biệt là mạng Internet.
Giáo viên có thể phân công việc cho
từng nhóm học sinh thực hiện một bài
tập hay một dự án cụ thể liên quan đến
nội dung bài học. Ví dụ như thực hiện
một bài thuyết trình, một trang web hay
ấn phẩm tuyên truyền… Tất nhiên để
làm được những bài tập đó đòi hỏi học
sinh phải có những kỹ năng sử dụng các
phần mềm vi tính cơ bản.

V.Kết luận:
Chúng ta đang bước vào thế kỷ XXI -
thế kỷ của khoa học và công nghệ. Sự
chuẩn bị nguồn nhân lực cho thời kỳ
mới của đất nước là một trong những
nhiệm vụ trọng đại của toàn xã hội và
của ngành giáo dục đào tạo nói riêng.
Muốn theo kịp với các nước tiên tiến,
đón đầu sự phát triển đòi hỏi phải đổi
mới giáo dục một cách đồng bộ:
chương trình, SGK, kiểm tra đánh giá
và đặc biệt là cơ sở vật chất, thiết bị,
phương tiện dạy học hiện đại.
Sự ra đời của phương pháp mới bao giờ
cũng gặp những khó khăn, đòi hỏi phải
có ý thức và quyết tâm tìm tòi, thử
nghiệm với những bước đi vững chắc
mới có thể đạt hiệu quả cao.
Áp dụng phương pháp giảng dạy mới,
đòi hỏi giáo viên phải dành thời gian
đầu tư vào mỗi bài dạy. Từng bước áp
dụng các phương tiện hiện đại như máy
chiếu đa năng, máy chiếu đa vật thể,
Projector , băng hình, tranh ảnh trong
giảng dạy bộ môn ĐỊA LÍ là con đường
hữu hiệu, có tác dụng tăng hiệu quả tiết
học lên gấp bội.
Xin chân thành cám ơn
Buôn Ma Thuột, ngày 30.03.2009
G.V: BÙI VĂN TIẾN-MÔN ĐỊA LÍ-THPT BUÔN MA THUỘT Page 5

×