Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tình hình sản xuất và xuất khẩu điều của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.79 KB, 15 trang )

Tiểu luận Marketing Nông nghiệp Đỗ Cẩm Ly – PTNT&KN52
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết
Trong những năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến
lớn. Từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu chuyển thành nước xuất khẩu
nhiều sản phẩm nông nghiệp đem lại nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách Nhà
nước. Sản phẩm nông nghiệp đã trở thành các sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn
của nước ta. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu bao gồm gạo, cà phê, hạt tiêu,
điều, thịt lợn, cá tra, cá ba sa… Tuy xuất khẩu chủ yếu dưới dạng sơ chế,
còn chịu nhiều áp lực khi xuất khẩu sang các thị trường khó tính, yêu cầu
cao nhưng việc vươn lên trở thành nước đứng trong top những nước xuất
khẩu các sản phẩm nông nghiệp hàng đầu thế giới về gạo, cà phê, hạt tiêu
hay hạt điều cũng là một nỗ lực rất lớn của nước ta. Sau khi gia nhập WTO
thì cơ hội cho sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam thâm nhập thị trường thế
giới càng được mở rộng.
Hạt điều là một trong mười nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta.
Trong 32 nước trồng điều trên thế giới thì nước ta là một trong 3 nước có
diện tích và sản lượng điều cao nhất. Từ năm 2006, nước ta đã vượt Ấn Độ
để trở thành nước xuất khẩu điều nhân số 1 thế giới. Theo hiệp hội điều Việt
Nam – Vinacas,; kim ngạch xuất khẩu các năm 2006 là 504 triệu USD, 2007
là 651 triệu USD, 2008 với 920 triệu USD. Năm 2009 do khủng hoảng kinh
tế toàn cầu nên kim ngạch có giảm xuống 850 triệu USD. Và theo ước tính
năm 2010 ngành điều nước ta có thể đạt được kim ngạch xuất khẩu khoảng 1
tỷ USD.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó thì mặt hàng hạt điều nói
riêng và các mặt hàng nông sản xuất khẩu của nước ta nói chung vẫn còn
gặp nhiều khó khăn và thách thức như sản phẩm còn thiếu đa dạng, chủ yếu
là xuất khẩu điều nhân, cung ứng nguyên liệu cho xuất khẩu còn kém ổn
1
Tiểu luận Marketing Nông nghiệp Đỗ Cẩm Ly – PTNT&KN52
định… Hơn nữa trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới hạt điều Việt Nam


sẽ gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh.
Từ những vấn đề đặt ra yêu cầu phải nâng cao khả năng cạnh tranh
của sản phẩm hạt điều trên thị trường thế giới. Để đạt được yêu cầu này đòi
hỏi rất nhiều yếu tố trong đó hoạt động Marketing đóng một vai trò khá quan
trọng, hoạt động này không chỉ trong khâu tiêu thụ sản phẩm mà là trong
toàn bộ quá trình từ nghiên cứu thị trường, sản xuất và tiêu thụ. Dưới đây là
tìm hiểu hai nội dung trong chiến lược Marketing – Mix là chiến lược sản
phẩm (Product) và chiến lược xúc tiến hay còn gọi là chiến lược hỗ trợ
(Promotion) đối với xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam qua hiệp hội
điều Việt Nam.
1.2 Mục tiêu
Tìm hiểu chiến lược sản phấm và chiến lược xúc tiến mặt hàng điều
xuất khẩu của nước ta thấy được những thuận lợi, khó khăn mà hạt điều Việt
Nam gặp phải, qua đó có những giải pháp tăng sức cạnh tranh cho hạt điều
thông qua hai chiến lược sản phẩm và xúc tiến trong hoạt động Marketing –
Mix.
2
Tiểu luận Marketing Nông nghiệp Đỗ Cẩm Ly – PTNT&KN52
II. NỘI DUNG
2.1 Tình hình sản xuất và xuất khẩu điều của Việt Nam
Từ những năm 1980 cây điều đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm,
đặc biệt là công nghệ chế biến cho xuất khẩu. tuy nhiên tại thời điểm này
chúng ta chủ yếu xuất khẩu hạt điều thô, giá trị kinh tế thấp, thường xuyên bị
ép giá tại thị trường nước ngoài. Đến những năm 90 thì ngành điều Việt
Nam đã có những khởi sắc. Trong những năm tiếp theo công nghệ chế biến
điều phát triển mạnh mẽ, diện tích và sản lượng điều cũng tăng dần.
Những năm gần đây dù gặp nhiều khó khăn, ngành điều Việt Nam vẫn
kiên trì thực hiện những mục tiêu đã đề ra. Công nghiệp chế biến dần hoàn
thiện, đi vào công nghiệp hóa, chất lượng sản phẩm được nâng cao. Năm
2006, nước ta đã vượt qua Ấn Độ để trở thành nước xuất khẩu điều lớn nhất

thế giới và vẫn giữ được vị trí này đền thời điểm hiện tại. Theo Vinacas thì
Việt Nam chiếm khoảng 37% thi phần xuất khẩu điều thế giới.
Tình hình sản xuất và xuất khẩu hạt điều từ 2006 – 2009 và dự kiến
năm 2010
Chỉ tiêu
Đơn
vị
2006 2007 2008 2009
Dự kiến
2010
Sản lượng
điều thô
Nghìn
tấn
340 400 350 295 400
Sản lượng
xuất khẩu
Nghìn
tấn
131 152 167 177 145
Kim ngạch
xuất khẩu
Triệu
USD
504 651 920 850 1000
Hạt điều của Việt Nam hiện nay được xuất khẩu trên nhiều quốc gia
và vùng lãnh thổ trên thế giới.
3
Tiểu luận Marketing Nông nghiệp Đỗ Cẩm Ly – PTNT&KN52
Cơ cấu thị trường xuất khẩu điều của Việt Nam năm 2007 và 2008


Năm 2008, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất chiếm 27% tổng thị phần
xuất khẩu, tiếp theo là Trung Quốc với 18% và Hà Lan 16,6%.
4
Tiểu luận Marketing Nông nghiệp Đỗ Cẩm Ly – PTNT&KN52
2.2 Chiến lược sản phẩm (Product)
Thời gian bắt đầu đưa cây điều vào trồng và xuất khẩu thì nước ta chủ
yếu xuất khẩu điều thô, những năm trở lại đây chúng ta chuyển sang xuất
khẩu điều nhân. Việc chuyển hướng này đã góp phần tạo bước phát triển
nhanh về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.
Để phục vụ sản xuất chế biến cho các doanh nghiệp, nước ta còn nhập
khẩu điều thô từ một số nước như Campuchia và một số nước Tây Phi.
Bên cạnh nhân điều thì dầu vỏ hạt điều cũng đang được xuất khẩu với
sản lượng tăng nhưng mặt hàng này rất khó cạnh tranh với sản phẩm của Ấn
Độ với trình độ công nghệ chế biến và chất lượng sản phẩm cao hơn.
Một số sản phẩm khác như mứt điều, nước giải khát, sirô điều…đã
được các doanh nghiệp trong nước sản xuất nhưng chưa đáp ứng được yêu
cầu của thị trường quốc tế nên hiện nay vẫn chưa có chỗ đứng. Do vậy hiện
nay nước ta vẫn xuất khẩu chủ yếu là nhân điều. Điều nhân là sản phẩm có
giá trị dinh dưỡng cao trong số các hạt có dầu, chỉ xếp sau hạnh nhân. Tính
đến thờ điểm này, hạt điều nước ta đã có mặt trên khoảng 60 quốc gia và
vùng lãnh thổ, hạt điều rất được ưa chuộng tại các nước như Hoa Kỳ, Trung
Quốc hay tại các nước thuộc Liên minh Châu Âu EU. . Do vậy để tăng chất
lượng điều nhân thì các doanh nghiệp sản xuất đang đầu tư cải tiến trang
thiết bị công nghệ chế biến.
Là một sản phẩm nông nghiệp nên việc bao gói nhằm bảo quản sản
phẩm có vai trò quan trọng, nhằm tránh ẩm mốc, mất màu sắc, giảm chất
lượng.
Hình ảnh một số bao bì nhân điều Việt Nam
5

Tiểu luận Marketing Nông nghiệp Đỗ Cẩm Ly – PTNT&KN52
6

×