Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Phân tích ý nghĩa vai trò của hoạt động dự báo đối với công tác quản lý, công tác giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.67 KB, 8 trang )

ĐỀ:
LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN CÔNG TÁC CỦA BẢN THÂN ĐỒNG
CHÍ. HÃY PHÂN TÍCH Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG
DỰ BÁO ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ, CÔNG TÁC GIÁO DỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, hội nhập theo xu hướng toàn
cầu hoá, trong nền kinh tế thế giới hiện nay, tri thức được xem như là một
loại hàng hoá, nhiều Quốc gia đã hình thành nền kinh tế tri thức . Mỗi một
quốc gia đều có chiến lược phát triễn kinh tế - xã hội nói chung và phát triển
giáo dục nói riêng cho mình để tiến kịp với sự phát triển nhanh chóng của
khoa học kỹ thuật và công nghệ. Để xây dựng một chiến lược giáo dục hiện
đại, chuẩn xác, chúng ta phải dựa trên nền tảng cơ sở khoa học dự báo của
giáo dục theo từng thời kỳ, từng giai đoạn sao cho phù hợp với sự phát triển
của mỗi quốc gia. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm về công
tác quy hoạch, dự báo phát triển giáo dục. Văn kiện Đại hội IX của Đảng
Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu tổng quát của chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 2001- 2010 là: “ Đưa đất nước ta khỏi tình trạng kém
phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân,
tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp
theo hướng hiện đại hoá”. Để thực hiện được chiến lược phát triển kinh tế xã
hội của đại hội thì nền giáo dục nước ta phát xác định mục tiêu, giải pháp và
các bước đi thích hợp, xây dựng một nền giáo dục có tính thực tiễn và hiệu
quả cao tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, đưa đất nước ta sớm tiến
kịp với các nước phát triển trên khu vực và trên thế giới.
Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 ban chấp hành trung ương khoá VIII
của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chỉ rõ một trong các giải pháp thực hiện
đổi mới công tác quản lý giáo dục phải là: Tăng cường công tác dự báo và
kế hoạch hoá Giáo Dục, gắn Giáo Dục với quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội.
Vì vậy, công tác dự báo được coi là tiền kế hoạch, tạo cơ sở khoa


học cho việc hoạch định chiến lược, xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát
2
triển và là một trong những chức năng cơ bản của công tác quản lý Nhà
nước về giáo dục.
I. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA DỰ BÁO
1. Khái niệm dự báo
Dự báo là yếu tố vốn có của hoạt động con người. Ngay từ khi con
người mới xuất hiện trên trái đất, con người đã phải dự báo để sinh tồn và
phát triển.
2. Ý nghĩa của dự báo
Ngày xưa, sách vở đạo lý của Á đông đã viết:
“ Suy xưa ngẫm nay thì không mắc sai lầm
Muốn biết tương lai thì phải xét dĩ vãng”
Ở Việt Nam, cha ông ta nhắc nhở con cháu:
“ Ôn cố tri ân”. Đây là chân lý của dự báo.
Thuật ngữ dự báo có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp do hai từ Pro
(trước) và grossis (biết) ghép lại. Progrossis có nghĩa là biết trước (dự báo).
Bản thân thuật ngữ này nói lên những thuộc tính không thể thiếu được của
bộ não con người, đó chính là sự phản ảnh vượt trước và hướng đến tương
lai ngày càng tốt đẹp hơn của loài người.
Tuy nhiên, những cố gắng ban đầu về dự báo trong cuộc sống của
những thế kỷ trước đây thường được thể hiện dưới hình thức suy đoán,
những kỳ vọng, ước muốn viển vông, không tưởng, thiếu căn cứ khoa học,
mang nặng hình thức không tưởng, thần bí và chủ nghĩa kinh nghiệm nên
khi vận dụng vào đời sống thực tiễn mắc phải nhiều sai lầm. Người Hy Lạp
cổ đã chia dự báo làm 3 lĩnh vực là:
- Lĩnh vực các hiện tượng tự nhiên: Gồm thời tiết, nhật thực, nguỵêt thực.
- Lĩnh vực các hiện tượng xã hội: Gồm sự xuất hiện và kết thúc của
các cuộc chiến tranh, sự hưng thịnh và suy vong của một thể chế chính trị.
- Lĩnh vực các hiện tượng về đời sống xã hội: Khả năng về giàu có,

bệnh tật, sinh tử, phát đạt các dòng họ.
3
Mãi đến thế kỷ XVI, XVII khi các lĩnh vực khoa học tự nhiên xuất
hiện (toán học, vật lý học, thiên văn học) xuất hiện và phát triển thì công
tác dự báo dần dần mang tính khoa học. Đến thế kỷ XIX khi học thuyết của
Marx ra đời thì mở ra một khả năng mới về tiên đoán có tính khoa học về
hình thái kinh tế - xã hội. Marx và Angel là hai người đầu tiên đã đề ra và
giải thích một cách sâu sắc rằng: “ Mâu thuẫn chính là động lực của sự
phát triển của mọi hình thái kinh tế xã hội và là một yếu tố tất yếu khách
quan của việc chuyển từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế
xã hội tiến bộ hơn”. Hai ông cho rằng: “Các hiện tượng kinh tế xã hội nó
vận động và phát triển theo thời gian, hiện tại bao giờ cũng mang dấu vết
của quá khứ, còn tương lai do quá khứ và hiện tại phát triển tạo thành”
Khi xem xét bất kỳ một sự vật hiện tượng luôn vận động và phát
triển thì chúng ta đều thấy có những vết tích của quá khứ, cơ sở hiện tại là
mầm mống của tương lai. Quá khứ - hiện tại- tương lai các hoạt động của
quá trình xã hội là một sự kế tục, kế tiếp của nhau. Bản chất của dự báo là
xác định quy luật vận động và phát triển của đối tượng mà ta nghiên cứu.
Dự báo được hiểu theo từ điển Bách khoa tập 1 trang 169 là : “Dự
báo là dự kiến, tiên đoán về những sự kiện, hiện tượng, trạng thái nào đó
có thể hay nhất định sẽ xảy ra trong tương lai. Dự báo là nghiên cứu triển
vọng của một hiện tượng nào đó, chủ yếu klà những đánh giá số lượng và
chỉ ra khoảng thời gian mà trong đó hiện tượng có thể diễn ra biến đổi”.
Trong tác phẩm của Alvin Toffler “Cú sốc của tương lai” của nhà
xuất bản thanh niên 2002 - Hà Nội viết: “Nền giáo dục là phải chuyển dịch
vào tương lai… để giảm nhẹ bớt ảnh hưởng của cú sốc tương lai thì chúng
ta phải bắt đầu bằng việc làm cho những suy đoán về tương lai phải được
tôn trọng … cái việc này phải được thực hiện bằng nhiều cách như khuyến
khích mọi người dự đoán những gì sẽ xảy ra”.
Chúng ta có thể hiểu dự báo là sự tiên đoán có căn cứ khoa học mang

tính chất chất xác suất về mức độ nội dung các mối quan hệ trạng thái xu
4
hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu hoặc về cách thức và thời đại
đạt được các mục tiêu nhất định đã đề ra trong tương lai. Có hai ý cần hiểu:
- Đến thời điểm dự báo cần phải có định lượng.
- Đã có mục tiêu, không tiến hành dự báo thì đưa ra cách làm .
Dự báo gắn liền với khái niệm rộng hơn đó là tiên đoán thường theo
mức độ cụ thể, tiên đoán được chia 3 cấp độ.
Cấp độ 1: Giả thuyết là sự tuyên đoán khoa học ở cấp độ lý luận chung.
Cấp độ 2: Dự báo so với giả thuyết nó có tính xác định cao hơn
không chỉ định tính à còn có tính định lượng nó chính là sự tiên đoán ở cấp
độ ứng dụng.
Cấp độ 3: Kế hoạch là sự tiên đoán những sự kiện cụ thể chi tiết của
tướng lai bằng việc xác định những mục tiêu cụ thể, chính xác, đó là hệ
thống những nhiệm vụ để đạt được những mục đích nhất định.
Thông thường người ta dùng phương pháp ngoại suy xu thế là tiến
hành ttrong công tác dự báo. Ngày nay dự báo được xây dựng tăng cường
cơ sở khoa học cho việc ra quyết định, vạch ra các chiến lược phát triển và
làm công cụ có hiệu quả của việc kế hoạch hoá, dự báo và kế hoạch hoá là
một trong những việc quan trọng nhất của công tác quản lý. Không có dự
báo thì không có phương hướng cho công tác quản lý. Còn quản lý mà
không theo kế hoạch thì chỉ là một loạt các hoạt động tuỳ tiện nên không có
hiệu quả và dễ phạm sai lầm. Mục tiêu cuối cùng của công tác dự báo là
phải chỉ ra được những kết quả dự báo theo hướng khác nhau, chỉ ra được
xu thế phát triển của đối tượng dự báo trong tương lai và tạo ra tiền đề cho
việc lập kế hoạch có căn cứ khoa học. Kết quả dự báo có 2 điều cần lưu ý:
- Mỗi một dự báo nó là một giả thuyết gồm nhiều phương án.
- Mỗi dự báo không chỉ nêu đơn thuần giả thuyết có căn cứ về những
cái gì có khả năng xảy ra trong tương lai mà chúng ta cần phải dự báo cả
những khả năng định tính và định lượng (nguồn tiềm năng và các biện pháp

tổ chức cần thiết cho việc thực hiện giả thuyết được nêu). Với quan niệm
5
như vậy dự báo là một tài liệu tiền kế hoạch bao gồm nhiều phương án
trong đó các kết quả dự báo nó chỉ mang tính chất khuyến cao.
Như vậy, dự báo thiết lập được các phương án xác định xu thế phát
triển, các mục tiêu có thể đạt trong tương lai, làm cơ sở công cụ hiệu quả
trong việc hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch, quy hoạch và các
chương trình, các dự án trong tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội ở
các cấp độ khác nhau và làm hạn chế các hoạt động tuỳ tiện, sai lầm của
các cấp quản lý.
II. VAI TRÒ CỦA DỰ BÁO
Dự báo có vai trò quan trọng đề ra các quyết định quản lý. Hiểu theo
nghĩa chung nhất: Quản lý là sự tự động liên tục có tổ chức, có chủ đích
vào đối tượng quản lý bằng hệ thống các biện pháp quản lý kinh tế, xã hội,
hành chính … nhằm đạt mục tiêu quản lý đề ra. Kết quả hoạt động quản lý
chính là thể hiện bằng cách ra các quyết định quản lý. Cơ chế ra quyết định
quản lý gồm 3 bước:
Bước 1: Thu thập thông tin về đối tượng quản lý.
Bước 2: Xây dựng các mô hình thực nghiệm, thống kê …
Bước 3: Cân nhắc, so sánh để đưa ra các quyết định quản lý.
Trong các bước trên, bước 2 là bước quan trọng nhất (khâu cơ bản
nhất). Sở dĩ như vậy vì quá trình đi đến một quyết định quản lý cần phải
mô hình hoá các mối quan hệ trong một quy trình vận động và phát triển
của đối tượng quản lý. Nhờ có mô hình đó cho phép chúng ta liên hệ từ quá
khứ đến hiện tại, quy nạp cho tương lai. Xét về mặt thời gian thì các mô
hình đó đều mang ý nghĩa dự báo. Đứng về mặt lý luận, nhờ các mô hình
dự báo nó giúp chúng ta tăng cường khả năng quản lý một cách khoa học,
chính xác. Việc này được thể hiện ở:
- Giúp chúng nhận thức sâu sắc hơn các quy luật khách quan, tránh
được chủ quan, duy ý chí.

6
- Nhờ có các mô hình đó nó giúp cho chúng ta đề cập đến một cách
toàn diện các mối quan hệ bằng quy trình vận động và phát triển của đối
tượng quản lý.
- Nhờ có mô hình đó mà chúng ta có dữ liệu về mối quan hệ nhờ áp
dụng các phương pháp khoa học của toán học, thống kê học, tin học …
trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay, công tác dự báo có tầm
ý nghĩa rất quan trọng bởi lẽ nó cung cấp cho chúng ta những thông tin cần
thiết nhằm phát hiện và bố trí sử dụng các nguồn lực trong tương lai một
cách có căn cứ thực tế, ngoài ra dự báo không chỉ là cung cấp các thông tin
để tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách, cho việc xây dựng
chiến lược, xây dựng quy hoạch tổng thể, cho việc lập kế hoạch mà còn cho
phép chúng ta trong việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch và hiệu chỉnh kế hoạch
có hiệu quả.
Trong công tác quản lý của một cán bộ Lãnh đạo Sở Giáo dục và
Đào tạo thì dự báo là một công việc hết sức quan trọng không thể thiếu tư
duy của một cán bộ quản lý được, do:
Công tác dự báo nó có vai trò:
Trước hết công tác dự báo nó giúp Nhà quản lý nắm chắc trong
tương lai (thời kì dự báo ….) ngành giáo dục cần phải làm gì? Và làm như
thế nào? Làm bao nhiêu? Ví dụ trên cơ sở dự báo được số lượng học sinh
trong những năm 2006 - 2010. Nhà quản lý biết đựơc để cung ứng cho số
lượng học sinh đó cần bao nhiêu phòng học, bao nhiêu giáo viên….
Trên cơ sở đó, nhà quản lý giáo dục hoạch định được kế hoạch thực
hiện cho cả chu kỳ hoặc phân kỳ từng năm v.v…
Căn cứ vào dự báo, nhà quản lý có cơ sở để tham mưu cho Lãnh đạo
Đảng, Nhà nước để hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch tổng thể cho
những thời kỳ, đồng thời nó cho phép Nhà quản lý chỉ đạo thực hiện kế
hoạch, điều chỉnh kế hoạch một cách có hiệu quả.
7

KẾT LUẬN
Ngày nay, công tác dự báo là một công tác có vị trí và vai trò quan
trọng không những ngành giáo dục mà bất cứ ngành nào cũng cần có dự
báo, trong tương lai ngành mình phát triển theo xu hướng nào? Và làm thế
nào để đạt được những yêu cầu mà công tác dự báo cung cấp cho chúng ta
biết trước, cho nên các nhà quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng
cần phải có những kiến thức cần thiết của khoa học dự báo, để dễ dàng
nhận rõ xu thế, định hướng phát triển mà bất cứ ngành nào cũng cần có.
Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay.
8

×