Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

sáng kiến kinh nghiệm RÈN LUYỆN kỹ NĂNG vẽ sơ đồ MẠCH điện cho học sinh lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.72 KB, 15 trang )

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẼ SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN
CHO HỌC SINH LỚP 8
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
Kỹ thuật điện là môn học thuộc khoa học tự nhiên. Các kiến thức bộ mơn tương
đối khó, rất khơ khan và có liên hệ với nhau. Do đó người giáo viên phải có phương pháp
giảng dạy đặc trưng của bộ môn để học sinh vừa hiểu được lý thuyết vừa có kỹ năng thực
hành. Giáo trình của bộ mơn cịn thiếu thốn, khơng có sách giáo khoa cho học sinh, cơ
sở vật chất và thiết bị giảng dạy còn nghèo nàn và lạc hậu. Mặt khác vì quan niệm khơng
đúng của các bậc phụ huynh, động cơ học tập của đa số học sinh chưa đúng đắn, không
quan tâm đến việc học nghề. Do đó việc giảng dạy các mơn kỹ thuật nói chung và mơn
kỹ thuật điện nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên với suy nghĩ “tất cả vì học sinh
thân u” tơi đã cố gắng học hỏi, tích luỹ các kinh nghiệm để bài giảng của mình tạo cho
các em sự thích thú học tập. Tơi nhận thấy rằng phải hiểu bài các em mới thấy hứng thú
trong học lý thuyết, từ đó mới sáng tạo trong thực hành.
Trong nghề điện, một công việc không thể thiếu là vẽ các sơ đồ mạch điện. Học
sinh phải đọc và hiểu được nguyên lý làm việc của sơ đồ mạch điện. Căn cứ vào sơ đồ
mạch điện để lắp đặt mạng điện, sử dụng, sửa chữa mạng điện và các thiết bị điện.
Khi giảng dạy về vấn đề này, trước đây tôi cũng như đa số các giáo viên đều vẽ sẵn
các sơ đồ lên giấy, lên bảng để học sinh vẽ vào tập, mỗi em vẽ một cách thường là sao
chép từng nét, miễn sao vẽ xong hình là được. Do đó học sinh tiếp thu một cách rất thụ
động, không đầu tư suy nghĩ, học xong là quên , giáo viên dạy sơ đồ nào thì vẽ sơ đồ đó,
khơng sáng tạo để vẽ các sơ đồ mạch điện theo u cầu. Từ đó, khi thực hành thường
khơng biết nguyên lý làm việc của mạch điện, không dựa theo sơ đồ để lắp đặt mạch điện
mà chỉ chờ giáo viên “dắt tay chỉ việc”.
Trong nhiều năm giảng dạy nghề điện cho học sinh cấp 3 tôi thấy rằng “vẽ sơ đồ
mạch điện” là một trong những vấn đề mấu chốt của chương trình nghề điện. Nếu vẽ
được sơ đồ mạch điện, đọc được sơ đồ mạch điện, học sinh sẽ rất hứng thú và có nhiều
sáng tạo trong học tập cả về lý thuyết và thực hành. Vì vậy tôi luôn trăn trở : “ Làm thế
nào đề dạy học sinh vẽ sơ đồ mạch điện đạt hiệu quả ? “.
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Phương pháp giảng dạy hiện nay là hướng tập trung vào học sinh, học sinh là chủ


thể sáng tạo. Giáo viên là người tổ chức ra những tình huống có vấn đề, nhằm kích thích
óc tị mị và tư duy độc lập của học sinh, do đó mới phát huy được tính tích cực của học
Trang 1


sinh trong học tập. Khi dạy vẽ sơ đồ mạch điện thì phương pháp này lại càng phát huy
được tác dụng.
Để đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy, tôi luôn vận dụng linh hoạt các phương
pháp giảng dạy như : tạo tình huống có vấn đề, trực quan, đàm thoại… Trong từng loại sơ
đồ mạch điện cụ thể, tôi đã sử dụng những biện pháp sau :
I/ Cung cấp cho học sinh những kiến thức cần thiết liên quan đến việc vẽ sơ đồ :
Sơ đồ mạch điện là hình vẽ biểu diễn quy ước của mạch điện và hệ thống điện. Khi
vẽ sơ đồ mạch điện người ta thường sử dụng các ký hiệu quy ước : là những hình vẽ đã
được tiêu chuẩn hóa để biểu diễn dây dẫn, thiết bị điện, đồ dùng điện và cách đi dây ....
1/ Các ký hiệu quy ước như trong trong sơ đồ mạch điện - Bảng 1-1

Đây là kiến thức rất quan trọng vì nó là nền tảng để học sinh vẽ sơ đồ, đọc được sơ
đồ. Trong những ký hiệu này tôi cũng lưu ý những ký hiệu mà học sinh vẽ hay bị sai như:
hai dây nối nhau thì khơng đánh dấu nối, ổ cắm thì khơng vẽ dây dẫn vào đến chốt dẫn
điện, cầu dao thì khơng vẽ tay cầm, cầu chì khơng vẽ dây chảy ….
2/ Học sinh đã được học các khí cụ điện : biết sử dụng và biết cách mắc chúng trong
mạch điện là: Cầu chì phải mắc nối tiếp với phụ tải trên dây pha ở đầu đường dây, công
tắc mắc nối tiếp với phụ tải sau cầu chì, ổ cắm phải mắc song song với nguồn điện. Nguồn
điện được mắc vào ngàm cầu dao còn phụ tải mắc vào lưỡi dao.
3/ Học sinh phải biết được các khái niệm về hai loại sơ đồ điện: là sơ đồ nguyên lý
và sơ đồ lắp dựng.

Trang 2



Khi dạy vấn đề này tôi vẽ lên bảng sơ đồ 1 (nguyên lý) và sơ đồ 2 (lắp dựng) của cùng
một mạch điện. Sau đó cho học sinh nhận xét điểm giống và khác nhau của chúng. Trong
sơ đồ 1 các em dễ thấy đường đi của dòng điện hơn vì các dây nối rất đơn giản, dễ nhìn. Ở
sơ đồ 2 các em dễ hình dung ra cách lắp đặt mạch điện. Cuối cùng tôi rút ra khái niệm sơ
đồ 1 gọi là sơ đồ nguyên lý, sơ đồ 2 gọi là sơ đồ lắp dựng.

Sơ đồ 1

Sơ đồ 2

a/ Sơ đồ nguyên lý: Là sơ đồ biểu diễn mối quan hệ về điện giữa các phần
tử trong mạch mà khơng kể đến vị trí sắp xếp của các phần tử đó. Sơ đồ nguyên lý
dùng để nghiên cứu nguyên lý làm việc của mạch điện
b/ Sơ đồ lắp dựng : Là bản vẽ thi công, cho biết cách bố trí, thứ tự sắp xếp
các phần tử trong mạch điện. Sơ đồ lắp dựng dùng để lắp ráp mạch điện
II/ Hướng dẫn học sinh liên hệ với thực tế để vẽ sơ đồ mạch điện :
Trong tình hình kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay, vấn đề điện khí hóa đã được
thực hiện trên tồn quốc. Nhà học sinh nào cũng dùng điện, nên các mạch điện trong nhà
khơng cịn q mới mẻ với các em. Từ thực tế đó, tơi hướng dẫn để các em xây dựng các
sơ đồ mạch điện thông qua các câu hỏi gợi mở.
Dạy học sinh vẽ sơ đồ mạch điện bảng điện chính như hình 1. Đây là sơ đồ mạch
điện tương đối phức tạp, nếu vẽ hình trước trên giấy rồi giảng nguyên lý làm việc thì các
em rất khó học thuộc sơ đồ, khó nhớ nguyên lý làm việc của mạch điện. Do đó tơi dặn dị
các em ở buổi học trước về nhà quan sát đường dây chính, từ mạng điện chung vào nhà
các em. Vỉ đã được quan sát, chuẩn bị từ trước cho các em nên khi dạy vẽ sơ đồ này tôi
làm như sau:

Trang 3



Hình 1
Các em đã biết mạng điện trong nhà gồm 2 phần là mạch chính và mạch nhánh
Muốn đóng hoặc cắt điện ở tồn bộ ngơi nhà em làm sao ? (Dùng cầu dao tổng).
Cầu dao tổng được gắn ở đâu? (trên bảng gỗ). Cả lớp nhìn lên bảng, tơi hướng dẫn học
sinh vẽ từng phần, vừa vẽ vừa đặt câu hỏi từ thực tế ở nhà các em.
Tôi dùng phấn màu để phân biệt dây pha và dây trung hòa, bắt đầu vẽ từ 2 dây
nguồn ở mạng điện chung. Mạng điện dẫn vào nhà đến thiết bị nào đầu tiên? (cầu chì trời).
Cầu chì trời gắn ở dây nào ? (dây pha) (G/V-Vẽ). Từ nóc nhà vào trong nhà thì dây dẫn
nối vào thiết bị nào? (cơng tơ điện), sau công tơ điện đến thiết bị nào? (cầu dao đóng cắt,).
Tơi vẽ cầu dao 1 chiều với nguồn điện nối vào ngàm cầu dao, đường dây chính được nối
vào lưỡi dao, trên đường dây chính đặt một số bảng điện nhánh như hình 1 - a . Vì cầu dao
đóng cắt đã có cầu chì nên tơi khơng vẽ cầu chì 3. Đó là một bảng điện chính đơn giản và
thông dụng nhất mà nhà em nào cũng có.

Hình 1 - a
Trang 4


Sau đó tơi nêu vấn đề :
Vào giờ cao điểm điện áp nguồn bị giảm xuống ta phải làm sao? (Tăng điện lên
nhờ máy biến áp ). Làm cách nào để lúc điện mạnh thì mạch chính lấy điện ở mạng điện
chung cịn lúc điện yếu thì lấy điện qua máy biến áp một cách thuận tiện? (Dùng cầu dao
đảo chiều).Tôi cho học sinh quan sát cầu dao đảo rồi hướng dẫn cách vẽ : chỉ cần vẽ
thêm ngàm thứ 2 phía dưới lưỡi dao của cầu dao đóng cắt là ta có cầu dao đảo trên hình.
Đầu ra của máy biến áp đặt ở ngàm thứ 2 của cầu dao đảo. (tôi vẽ ngược từ đầu ra mới
đến đầu vào của máy biến áp). Muốn lấy được điện áp ở đầu ra của máy biến áp ta phải
đặt điện áp nguồn vào 2 đầu cuộn sơ cấp của máy biến áp. Tôi vẽ điện áp đặt trực tiếp
vào máy biến áp rồi nêu vấn đề : Khi qua giờ cao điểm , điện áp của nguồn trở lại bình
thường bằng định mức, ta lại sử dụng điện áp từ mạng điện chung bằng cách đóng cầu
dao đảo lên phía trên . Như vậy vẫn còn điện vào máy biến áp mặc dù ta không sử dụng,

làm cách nào để cắt điện ra khỏi máy biến áp một cách thuận tiện khi ta không sử dụng
nữa ? (tắt máy biến áp ). Tơi phân tích để các em thấy trong một số trướng hợp khi tắt
máy biến áp rồi thì vẫn khơng an tồn cho người sử dụng vì máy biến áp gia đình có liên
hệ trực tiếp về điện giữa đầu vào và đầu ra . Đến đây các em biết là phải gắn 1 cầu dao
đóng cắt ở đầu vào (tơi xố bảng để vẽ cầu dao đóng cắt).
Vì cầu dao đảo khơng có chế tạo thêm cầu chì như ở cầu dao đóng cắt, do đó ta
phải gắn thêm cầu chì 3 ở cả đầu vào và cầu chì 9, 10 ở đầu ra của máy biến áp . Như vậy
mạch bảng điện chính được hồn thành như hình 1.
Vẽ hình trên bảng xong tơi giảng lại nguyên lý làm việc, nêu công dụng của từng
thiết bị trên bảng điện và cho các em ghi bài học. Sau đó cho các em vẽ hình vào tập với
từng bước vẽ như khi tôi vẽ mẫu trên bảng.
Nhờ phát huy được tính tích cực của học sinh nên lớp học rất sinh động, không
nặng nề. Các em được liên hệ thực tế ở mạng điện nhà mình nên dễ tham gia vào việc vẽ
sơ đồ, do đó dễ nhớ cách vẽ sơ đồ dựa trên sự suy nghĩ chứ khơng sao chép từng nét . Từ
đó các em giải thích được nguyên lý làm việc của mạch, một số em giỏi có thể thuộc sơ
đồ ngay tại lớp
III/ Hướng dẫn học sinh vẽ từ sơ đồ mạch điện đơn giản đến phức tạp
Mức độ tư duy của học sinh bao giờ cũng đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức
tạp, từ cụ thể đến trừu tượng. Nếu ta biết cách hướng dẫn các em thì sẽ đạt hiệu quả
giảng dạy theo yêu cầu. Trong việc học vẽ sơ đồ tôi đã thực hiện biện pháp này để dạy
vẽ sơ đồ một số mạch đèn chiếu sáng.
Trong phân phối chương trình yêu cầu học sinh vẽ được 2 mạch điện cơ bản là :
- Mạch điện gồm 1 cầu chì, 1 ổ cắm và 1 cơng tắc điều khiển 1 đèn trịn.
- Mạch điện gồm 2 cầu chì, 1 ổ cắm và 2 công tắc điều khiển 2 đèn tròn.
Trang 5


Nếu chỉ hướng dẫn các em vẽ 2 mạch điện này thì các em khó tiếp thu bài vì phải thụ
động tiếp thu liền một mạch điện phức tạp. Từ đó, các em khó có thể sáng tạo để vẽ
những mạch điện khác theo yêu cầu sử dụng. Khi học xong các em rất khó thuộc sơ đồ.

Tơi chia mạch điện trên thành các mạch điện từ đơn giản đến phức tạp. Hướng dẫn các
em vẽ sơ đồ nguyên lý và lắp dựng của mạch điện đơn giản nhất, sau đó nâng dần mức
độ phức tạp cho đến mạch điện theo yêu cầu của chương trình. Như vậy, các em có thể tự
vẽ được sơ đồ mạch điện dưới sự gợi mở của giáo viên
Với một mạch điện cụ thể tôi gọi 2 em lên bảng vẽ sơ đồ nguyên lý trước, cịn cả lớp
thì vẽ trong giấy nháp. Những em lên bảng vẽ đều được điểm thay cho kiểm tra miệng
nên cả lớp em nào cũng phải động não để vẽ, khơng ngồi thụ động nhìn lên bảng chờ đợi.
Với những sơ đồ đơn giản tôi gọi các em học trung bình và yếu để động viên và khuyến
khích các em tham gia xây dựng bài, những sơ đồ phức tạp hơn tơi cho các em xung
phong. Sau đó tơi hướng dẫn các em phân tích ngun lý làm việc của mạch, nêu vấn đề
để các em tranh luận, phân biệt được sơ đồ đúng hay sai. Từ sơ đồ nguyên lý đúng tôi
cho các em vẽ sơ đồ lắp dựng.
1/ Sơ đồ mạch điện gồm 1 công tắc điều khiển một đèn tròn :
Đây là sơ đồ đơn giản nhất, tôi vẽ mẫu lên bảng sơ đồ nguyên lý như hình 1 -1,
phân tích ngun lý làm việc của mạch điện, sau đó hướng dẫn các em vẽ sơ đồ lắp dựng
bằng cách : Bố trí các phần tử của mạch trước sau đó căn cứ theo sơ đồ nguyên lý để nối
dây.

Hình 1 – 1

Hình 1-2

2/ Sơ đồ mạch điện gồm 1 cầu chì, 1 cơng tắc điều khiển một đèn trịn : So với
mạch 1/ thì mạch điện này chỉ khác ở chỗ có thêm một cầu chì, đã biết cách mắc cầu chì ở
bài khí cụ điện nên các em đều vẽ được sơ đồ mạch điện 2/ như hình 2 - 1 và 2 - 2

Trang 6


Hình 2 – 1

Hình 2 – 2
3/ Sơ đồ mạch điện gồm 1 cầu chì, 1 cơng tắc điều khiển 2 đèn tròn:
Từ mạch 2/ các em vẽ thêm 1 bóng đèn song song với bóng đèn đã có là được sơ đồ
nguyên lý của mạch điện 3/. Tuy nhiên khi vẽ sơ đồ lắp dựng thì 2 bóng đèn mắc song
song đa số các em lại vẽ thành nối tiếp. Để khắc phục nhược điểm này tôi cho các em
vẽ riêng 2 bóng đèn ở dạng sơ đồ nguyên lý rồi hướng dẫn để các em vẽ 2 bóng đèn
song song dưới dạng sơ đồ lắp dựng, như hình 3-1 :

Hình 3 –1
sau đó mắc vào mạch điện như hình 3-2 và 3-3

Hình 3 – 2
Hình 3 - 3
4/ Sơ đồ mạch điện gồm 1 cầu chì, 1 ổ cắm và 1 cơng tắc điều khiển một đèn trịn
Mạch điện này khác mạch điện 2/ ở chỗ là có thêm 1 ổ cắm. Trong 3 mạch trên học
sinh đã nắm vững cách mắc cầu chì và cơng tắc. Mạch này các em học cách mắc ổ cắm.
Tôi cho các em xung phong lên bảng vẽ sơ đồ nguyên lý, đa số các em vẽ ổ cắm mắc nối
tiếp với phụ tải như hình 4 -1.

Trang 7


Hình 4 – 1

Hình 4 - 2

Tơi hướng dẫn các em nghiên cứu nguyên lý làm việc của mạch xem đã đúng chưa : Khi
bật cơng tắc đèn có sáng không ? Các em phát hiện ra điều vô lý là: bật cơng tắc nhưng
đèn khơng sáng vì mạch bị hở chỗ ổ cắm. Lúc này các em sửa lại mạch là mắc ổ cắm mắc
song song với nguồn điện nhưng ở 2 trường hợp khác nhau như hình 4-2 và 4-3. Tôi cũng

nêu vấn đề để các em tranh luận và đã phát hiện ra sơ đồ 4 -2 sai vì : Nếu cắm đồ dùng
điện vào ổ cắm thì đèn cũng sáng mà khơng cần bật cơng tắc. Đèn có sáng bình thường
khơng ? (Khơng vì đèn đã bị mắc nối tiếp với đồ dùng điện ở ổ cắm nên điện áp đặt vào
đèn không bằng với điện áp định mức trên đèn).
Như vậy chỉ có sơ đồ nguyên lý ở hình 4 – 3 là đảm bảo nguyên lý làm việc của
mạch là : Công tắc điều khiển được bóng đèn và ổ cắm có điện, cầu chì bảo vệ cho các
phụ tải trong mạch. Tơi cho các em vẽ vào tập và căn cứ trên sơ đồ nguyên lý hướng dẫn
các em vẽ sơ đồ lắp dựng như hình 4 - 4

Hình 4 –3
Hình 4- 4
5/ Sơ đồ mạch điện gồm 2 cầu chì, 1ổ cắm và 1 cơng tắc điều khiển một đèn trịn
Để các em suy nghĩ và tự vẽ thì đa số em vẽ như hình 5-3, nhưng cũng có vài em vẽ
như hình 5 – 1 và 5-2 . Tơi cho các em phân tích nguyên lý làm việc của sơ đồ mạch điện
5-1 để tìm ra điều vơ lý : Nếu đèn bị chập thì cầu chì 1 đứt, ổ cắm có điện khơng ?
(khơng). Ngược lại nếu ổ cắm có sự cố thì cầu chì 2 đứt, cầu chì 1 cũng bị đứt (nếu 2 cầu
Trang 8


chì cùng cỡ dây chảy) làm mạch đèn khơng có điện, như vậy cầu chì 1 là thừa. Ở sơ đồ
hình 5–2 cũng vậy. Tơi chỉ cần gợi ý : Ở mạch điện 4/ vì chỉ có 1 cầu chì nên cầu chì này
phải bảo vệ chung cho cơng tắc và ổ cắm. Nếu có sự cố ở đèn thì cầu chì đứt do đó ổ cắm
khơng có điện và ngược lại. Mạch điện này có thêm một cầu chì nữa thì ta phải làm sao để
khắc phục nhược điểm trên? (mỗi cầu chì bảo vệ riêng cho từng khí cụ). Từ đó các em
chọn được sơ đồ mạch điện như hình 5-3 , căn cứ vào sơ đồ nguyên lý các em tự vẽ được
sơ đồ lắp dựng như hình 5 - 4

Hình 5 -1

Hình 5 - 2


Hình 5 –3
Hình 5 - 4
6/ Sơ đồ mạch điện gồm 2 cầu chì, 1ổ cắm và 1cơng tắc điều khiển 2 đèn tròn
Mạch điện này đa số các em đều vẽ được như hình 6-1 và hình 6-2 vì tham khảo
từ mạch 5/ và mạch 3/

Trang 9


Hình 6 - 1
Hình 6 - 2
7/ Sơ đồ mạch điện gồm 2 cầu chì, 1ổ cắm và 2 cơng tắc điều khiển 2 đèn tròn
Mạch điện này tổng hợp các kiến thức của các mạch trên, các em có thể vẽ 2 sơ đồ
nguyên lý như hình 7-1 và 7-2 . Tơi giải thích thêm để các em thấy rằng sơ đồ 7 –2 thì hợp
lý hơn sơ đồ 7 – 1 vì cầu chì bảo vệ chung cho 2 đèn do công suất của đèn là tương đương.
Dựa theo sơ đồ nguyên lý các em tự vẽ được sơ đồ lắp dựng như ở hình 7 - 2

Hình 7 – 1

Hình 7 - 2
Hình 7 - 3
8/ Sơ đồ mạch điện đèn cầu thang ( mạch đèn 2 nơi tắt mở )
Tôi gọi một học sinh, nêu cách sử dụng mạch đèn chiếu sáng ở cầu thang (bật công
tắc ở chân cầu thang để đèn sáng, lên đầu cầu thang tắt công tắc để tiết kiệm điện). Sau đó
tơi nêu u cầu sử dụng của mạch điện: Có thể tắt, mở đèn ở 2 nơi có nghĩa là khi đèn
đang tắt thì bật cơng tắc nào đèn cũng sáng và ngược lại. Các em tự suy nghĩ vẽ vào giấy
nháp, có 2 sơ đồ nguyên lý mà các em thường vẽ là: mạch dùng 1 cầu chì và 2 công tắc 2
cực để điều khiển một đèn như hình 8-1 và 8-2


Trang 10


Hình 8 – 1
Hình 8 – 2
Trong cả 2 sơ đồ này đều không đảm bảo yêu cầu đã đề ra. Các em không thể tự vẽ
được sơ đồ của mạch điện 8/. Tuy nhiên việc để các em tự suy nghĩ tôi muốn giúp các em
nhận thấy rõ rằng: Không thể dùng công tắc thường để điều khiển đèn cầu thang. Lúc này
tôi mới vẽ sơ đồ nguyên lý của mạch dùng 2 cơng tắc 3 cực như hình 8 – 3 và gọi các em
nêu nguyên lý làm việc của mạch dựa trên thực tế lên hoặc xuống cầu thang, sẽ giúp các
em khắc sâu kiến thức mới hơn. Từ sơ đồ nguyên lý tôi để các em tìm tịi vẽ sơ đồ lắp
dựng vào giấy nháp, 1 em lên bảng để vẽ. Sau đó tơi cho các em nhận xét, hướng dẫn các
em bố trí các phần tử của mạch trước (đèn chiếu sáng ở giữa cầu thang, 2 bảng điện ở 2
đầu cầu thang) thế nào cũng có em vẽ đúng sơ đồ lắp dựng như ở hình 8 - 4.

Hình 8 - 3

Sơ đồ nguyên lý

Hình 8 - 4 Sơ đồ lắp dựng
Giảng dạy học sinh vẽ sơ đồ một cách tích cực như trên, kết quả học tập của các em
rất khả quan. So với việc áp dụng phương pháp cũ ở các lớp năm học 94 – 95 là vẽ trước
sơ đồ lên bảng rồi giảng nguyên lý làm việc. Khi sử dụng cách giảng này ở các lớp năm
Trang 11


học 95 – 96, tôi thấy đến mạch điện 7/ là đa số các em đã tự vẽ được sơ đồ mạch điện theo
yêu cầu. Cuối buổi học tôi cho các em làm bài kiểm tra để đánh giá mức độ sáng tạo và
tiếp thu bài tại lớp :
- Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 2 cầu chì, 1 ổ cắm và 2 cơng tắc , trong đó 1 cơng tắc

điều khiển 1 đèn trịn và 1 cơng tắc điều khiển 2 đèn tròn mắc song song
Tỷ lệ học sinh vẽ được sơ đồ này trong 2 năm học trên như sau :
Năm học : 94 – 95 : 15 % đạt yêu cầu
Năm học : 95 – 96 : 40% đạt yêu cầu
Từ năm học 95 – 96 đến nay tơi đều sử dụng và hồn thiện phương pháp này để dạy các
em vẽ sơ đồ mạch điện. Cuối buổi học cũng dùng đề kiểm tra như trên, kết quả ngày càng
nâng cao rõ rệt. Năm 96 – 97 đạt 50%, năm 97- 98 đạt 55%, năm 98 – 99 đạt 55%, năm
1999 – 2000 đạt 60% và năm 2000 – 2001 đạt 64%
IV/ Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ từ phần chính đến phần phụ :
Khi học về các thiết bị điện, các em phải nắm được cấu tạo, nhiệm vụ của từng bộ
phận trong thiết bị đó. Giảng về cấu tạo thiết bị điện tơi cố gắng dùng phương pháp trực
quan, cho các em quan sát vật thật. Đây là những kiến thức mới rất trừu tượng nên học
sinh khó có thể hình dung nếu khơng nhìn thấy tận mắt vì “trăm nghe khơng bằng một
thấy”. Dựa trên cơ sở cấu tạo, các em phải giải thích được nguyên lý làm việc của thiết bị
điện. Muốn giải thích được ngun lý làm việc thì ngồi việc dựa trên cấu tạo của thiết bị
học sinh còn phải căn cứ vào sơ đồ mạch điện của thiết bị đó. Các sơ đồ này tương đối
phức tạp, khơng thể hướng dẫn học sinh liên hệ với thực tế mà vẽ, cũng không thể hướng
dẫn các em vẽ từ đơn giản đến phức tạp vì mỗi thiết bị chỉ có một mạch điện độc lập,
khơng có gì liên quan đến nhau. Để học sinh dễ học sơ đồ mạch điện này tơi tìm cách
hướng dẫn các em vẽ từ phần chính đến phần phụ dựa trên cấu tạo của thiết bị điện.
Điều này giúp các em vừa ôn lại kiến thức về cấu tạo vừa có cơ sở dễ học, dễ nhớ sơ đồ
mạch điện hơn.
*/ Đối với mạch điện đèn huỳnh quang : Nếu hướng dẫn các em vẽ sơ đồ theo
cách dựa trên cấu tạo, vẽ từ phần chính đến phụ thì đa số học sinh có thể thuộc sơ đồ
mạch điện ngay tại lớp.
Về cấu tạo bộ đèn huỳnh quang gồm 3 bộ phận chính là : bóng đèn, chấn lưu,
stắcte. Tơi cho các em quan sát vật thật để nhận thấy rằng : bóng đèn có 4 chấu đưa ra
ngồi, chấn lưu có 2 chấu, stắc te có 2 chấu . Như vậy phải nối mạch điện cho đèn như
thế nào để chỉ còn 2 dây ra nguồn hoặc mắc vào công tắc ?
- Trước hết, vẽ ký hiệu của 3 bộ phận trên với đầy đủ các chấu ra như hình 9 – 6


Trang 12


Hình 9 - 7

Hình 9 – 6
- Sau đó, nối các bộ phận đó lại thành mạch kín theo thứ tự các dây như sau : 1,
2, 3, 4, 5 hoặc ngược lại 5, 4, 3, 2, 1. như hình 9 – 7.
- Cuối cùng ta chỉ cần mắc mạch đèn trên hình 9 – 7 vào một bảng điện theo yêu
cầu, đơn giản nhất là bảng điện gồm 1 cầu chì, 1 cơng tắc để điều khiển đèn
huỳnh quang như hình 9 – 8 (sơ đồ nguyên lý ) và vẽ sơ đồ lắp dựng như hình 9
– 9 bằng cách bố trí các bộ phận của đèn thẳng hàng với nhau để đặt trong máng
đèn, rồi nối dây như sơ đồ nguyên lý

Hình 9 – 9

Hình 9 – 8

C/ KẾT QUẢ
Trong 7 năm dạy học sinh vẽ sơ đồ mạch điện theo các phương pháp trên, tôi nhận
thấy kết quả học tập của các em được nâng cao rõ rệt, lớp học sinh động và sôi nổi hẳn
lên, khơng cịn tình trạng ngán học lý thuyết. Thói quen thực hành phải dựa vào sơ đồ
mạch điện đã từng bước hoàn thiện. Việc thực hành chỉ đạt kết quả cao khi các em nắm
vững lý thuyết. Đa số các em thích thực hành để thỏa tính hiếu kỳ, nhưng rất ngại học lý
thuyết. Thông qua phương pháp giảng dạy trên, tơi muốn gợi lên trong các em óc tị mị
khoa học. Tơi ln mong muốn ngồi việc dạy kiến thức cịn dạy cho các em thói quen
u lao động, lao động có kỷ luật, có kỹ thuật thì mới đạt năng suất cao.
D/ MỘT VÀI KINH NGHIỆM
Trang 13



Để việc giảng dạy theo phương pháp trên đạt hiệu quả, tôi rút ra được một số kinh
nghiệm bước đầu như sau :
- Việc giảng dạy theo phương pháp trên đòi hỏi giáo viên phải đầu tư soạn giáo án rất kỹ,
phải đầu tư soạn hệ thống câu hỏi gợi mở thật hợp lý để kích thích óc tị mị muốn tìm
hiểu của học sinh.
- Phải dặn dị học sinh chuẩn bị bài ở nhà bằng cách quan sát từ thực tiễn mạng điện trong
nhà.
- Giáo viên phải linh hoạt áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy để tránh mất thời gian khi
gọi học sinh lên bảng vẽ sơ đồ (có thể cho cả lớp vẽ vào giấy sau đó chấm điểm).
- Giáo viên phải quản lý và bao quát lớp thật tốt, tránh tình trạng học sinh làm việc riêng
khơng chú ý nghe giảng, vẽ hình khơng cẩn thận.
- Dạy vẽ sơ đồ mạch điện theo trình tự từ dễ đến khó.
- Vẽ sơ đồ nguyên lý trước rồi mới vẽ sơ đồ lắp dựng.
- Khi vẽ sơ đồ lắp dựng nên bố trí các thiết bị dưới dạng các ký hiệu quy ước trước, sau đó
căn cứ vào sơ đồ nguyên lý để nối dây.
- Nhất thiết phải có các sơ đồ mạch điện nâng cao nhằm kiểm tra mức độ tiếp thu của học
sinh.
- Từ sơ đồ mạch điện cho học sinh giải thích nguyên lý làm việc của mạch, lắp đặt mạch
điện để kiểm tra khả năng vận dụng lý thuyết vào thực hành.
E/ KẾT LUẬN
Tóm lại , việc dạy học sinh vẽ sơ đồ mạch điện theo phương pháp trên đã phát huy
tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập.
- Học sinh được liên hệ với thực tế mạng điện ở nhà mình để vẽ các sơ đồ mạch điện nên
rất hứng thú trong học tập.
- Các mạch điện trong nhà được truyền đạt cho học sinh từ dễ đến khó làm các em dễ tiếp
thu và sáng tạo vẽ được các mạch theo yêu cầu sử dụng.
- Thông qua cấu tạo của các thiết bị điện học sinh vẽ được sơ đồ mạch điện của chúng, từ
sơ đồ mạch điện các em giải thích được nguyên lý làm việc của các thiết bị điện cho dù

đây là kiến thức tương đối khó của chương trình.
- Trong giảng dạy tơi còn thấy các em mắc phải một vài lỗi như: vẽ ký hiệu ổ cắm cịn sai,
hình vẽ chưa cẩn thận, chưa đẹp, còn lười suy nghĩ để sáng tạo. Tuy nhiên việc giáo dục
là quá trình liên tục, phát triển không ngừng, những kinh nghiệm trên đây của tôi chỉ là hạt
cát nhỏ bé trong mênh mông biển kinh nghiệm giáo dục của nhân loại. Tôi rất mong được
sự đóng góp nhiệt tình của q đồng nghiệp để những kinh nghiệm trên ngày càng hoàn
thiện và được áp dụng rộng rãi học sinh.
............. ngày 2 tháng 4 năm 2013
Trang 14


Người viết

Trịnh Quốc Hùng

Trang 15



×