Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Rèn luyện kỹ năng nhận xét biểu đồ ở bậc THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.45 KB, 27 trang )

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực tế, trong các bài kiểm tra, bài thi học kì, thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi và
thi vào các trường đại học cao đẳng thuộc bộ mơn địa lí thì tỉ lệ điểm của phần biểu đồ
chiếm một tỉ lệ điểm khá lớn trong bài làm của các em (khoảng 30% trên tổng số điểm
toàn bài).
Trong kỹ năng biểu đồ, học sinh phải nắm được các nội dung như:
1. Cách nhận dạng biểu đồ (tức là chọn loại biểu đồ thích hợp nhất để vẽ)
2. Cách xử lý số liệu (đối với những bài tập có yêu cầu hoặc buộc phải xử lý số liệu
mới có thể tiến hành vẽ được)
3. Cách vẽ các loại biểu đồ (tức là các bước để xây dựng từ bảng số liệu thành một
dạng biểu đồ)
4. Nhận xét biểu đồ
Thế nhưng, hiện nay bản thân tôi nhận thấy đa số giáo viên chúng ta thường chỉ
chủ trọng giảng dạy cho học sinh 3 nội dung đầu, còn nội dung thứ 4 - cách nhận xét
biểu đồ thì cịn sơ sài, thiếu tính hệ thống và thậm chí là còn thiếu sự thống nhất về
cách dạy giữa các giáo viên ở các trường khác nhau. Điều này làm cho học sinh lủng
củng khi làm bài thi và thường không đạt được điểm tối đa trong phần kỹ năng biểu đồ
nói chung và ở trường THPT Tơn Đức Thắng nói riêng.
Xuất phát từ thực tế đó, tơi xin mạnh dạn chọn đề tài “Rèn luyện kỹ năng nhận xét
biểu đồ ở bậc THPT” với hi vọng góp một chút kinh nghiệm của bản thân để cho các
đồng nghiệp tham khảo nhằm mục đích giúp cho cơng việc giảng dạy địa lí chúng ta
có hiệu quả cao hơn.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Lịch sử đề tài
Kỹ năng nhận xét biểu đồ ở mơn Địa Lí của bậc THPT không phải là một vấn đề
mới. Đây là một phần kỹ năng mà đã có nhiều tác giả viết sách đề cập đến như:
“Tuyển tập và giải các đề thi đại học trọng tâm mơn Địa Lí” của tác giả Lê Kim Hải và
Nguyễn Thị Ánh Xuân, “Chuyên đề ôn tập và luyện thi Địa Lí 12” của tác giả Đỗ
Ngọc Tiến, “Giải đáp lí thuyết và bài tập Địa Lí lớp 12” của tác giả Nguyễn Hồng
Anh, “Tài liệu hướng dẫn ôn tập và làm bài kiểm tra Địa Lí 12” của tác giả Nguyễn


Trang 1


Hồng Anh, “Luyện thi đại học cấp tốc mơn Địa Lí” của tác giả Nguyễn Hồi Thanh
và Phạm Thị Xn Thọ, “Hướng dẫn làm bài thi vào các trường đại học cao đẳng mơn
Địa Lí” của tác giả Bùi Minh Tuấn … Ngồi ra, mỗi giáo viên dạy Địa Lí nói chung
và giáo viên dạy Địa Lí ở bậc THPT ai cũng có những kinh nghiệm của bản thân về kỹ
năng nhận xét biểu đồ và có nhiều giáo viên đã chia sẽ kinh nghiệm của mình trên
mạng internet. Tuy nhiên, các tác giả viết sách tham khảo và nhiều giáo viên khác chỉ
đưa ra hướng dẫn rời rạc, những kỹ năng nhận xét ở một bài tập cụ thể, thiếu tính khái
quát, hệ thống để giúp học sinh nắm bắt một cách đầy đủ về kỹ năng này. Vấn đề là
phải làm sao giúp học sinh nắm kiến thức một cách có hệ thống để các em dễ nhớ, dễ
học và nắm bắt một cách đầy đủ kỹ năng nhận xét. Vì vậy, tơi mạnh dạn nghiên cứu đề
tài “Kỹ năng nhận xét biểu đồ”.
2. Thực trạng và những giải pháp thay thế tại đơn vị công tác
2.1 .Thực trạng
- Về giáo viên
Hiện nay, việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới cũng như việc cải
tiến, đổi mới phương pháp dạy học ở các mơn học nói chung và ở mơn Địa Lí nói
riêng đang được triển khai có hiệu quả. Tuy nhiên, ở các trường THPT trong Tỉnh
chưa có tài liệu nào quy định thống nhất về tiêu chuẩn, quy tắc nhận xét biểu đồ.
Trong khi đó, một số tài liệu tham khảo mơn Địa Lí lại chưa thể hiện sự nhất qn và
chưa có tính hệ thống trong kỹ năng nhận xét các loại biểu đồ, điều đó gây lúng túng
cho giáo viên trong việc soạn giảng cũng như thực hiện các giờ thực hành vẽ và nhận
xét biểu đồ trên lớp và đặc biệt là ôn thi tốt nghiệp, giáo viên chỉ dạy được cho học
sinh nhận xét được ở những bài tập cụ thể có trong SGK. Vì vậy, khi kiểm tra hoặc đi
thi các em gặp phải một bài tập khác lại lúng túng không làm được.
- Về học sinh
Trên thực tế, học sinh lớp THPT phần lớn đều yếu kỹ năng quan trọng này.
Thường thì các em khơng xác định được yêu cầu của đề bài, không xác định được các

bước tiến hành nhận xét biểu đồ như thế nào, không biết cách dùng từ chính xác trong
khi nhận xét, hay nhận xét dài dòng, lọng cọng và thiếu số liệu để chứng minh làm
sáng tỏ ý nhận xét của mình.

Trang 2


2.2. Giải pháp thay thế cho vấn đề
Từ thực trạng nêu trên, với mục đích nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học,
tạo hứng thú cho học sinh trong việc học tập bộ mơn Địa Lí. Qua kinh nghiệm giảng
dạy của bản thân tôi đã tiến hành thay đổi phương pháp rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho
học sinh ở các khối lớp của trường tôi như sau:
- Thứ nhất, tiến hành phân loại biểu đồ: phải truyền đạt cho học sinh thuộc các
khối lớp biết được là có tất cả bao nhiêu dạng biểu đồ mà mình phải nhận xét trong
chương trình địa lí THPT, cơng việc này tôi tiến hành ở lớp 10.
- Thứ 2, dựa vào chương trình SGK Địa Lí của các khối lớp tiến hành thống nhất
với các giáo viên cùng bộ môn của mình về kế hoạch rèn luyện kỹ năng biểu đồ nói
chung cho các khối lớp. Ví dụ: lớp 10, 11, 12 yêu cầu dạy những biểu đồ gì? Lớp 11
yêu cầu nắm những biểu đồ gì? Cịn lại là dạy trong lớp 12. Dạy kỹ năng nhận xét vào
những tiết nào? Tiết thực hành hay tiết ôn tập? ... Việc ra đề kiểm tra, đề thi phần kỹ
năng căn cứ vào nội dung thống nhất này.
- Thứ ba, tiến hành soạn nội dung để giảng dạy phần kỹ năng nhận xét. Nội dung
dạy phần kỹ năng nhận xét này soạn theo hình thức khái quát cách nhận xét thành các
bước, chú trọng cho học sinh nắm được cách thức nhận xét một dạng biểu đồ gồm
những bước nào. Ví dụ: Gặp tiết thực hành có nội dung nhận xét biểu đồ cột nhóm thì
trước tiên giáo viên phải dạy cho học sinh nắm cách nhận xét dạng biểu đồ cột nhóm
gồm những bước nào? Cịn việc nhận xét cụ thể bài thực hành như là một ví dụ minh
hoạ. Như vậy, học sinh sẽ lần lượt nắm được cách nhận xét của các dạng biểu đồ một
cách có hệ thống và không bỡ ngỡ khi gặp các bài tập nhận xét biểu đồ mà mình chưa
hề gặp vì đã nắm được cách nhận xét của tất cả các dạng biểu đồ.

Trên đây là những giải pháp thay thế mà tôi áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả trong
việc giảng Địa Lí ở trường tơi. Giải pháp này được đưa ra dựa kinh nghiệm 9 năm đi
dạy của bản thân và góp nhặt kinh nghiệm của những thế hệ giáo viên đàn anh, đàn chị
cũng như qua các nguồn sách tham khảo mà tơi đã nêu ở phần lí do chon đề tài. Từ
những góp nhặt đó tơi đã khái qt thành các bước nhận xét ở các dạng biểu đồ cho
học sinh dễ nắm bắt.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

Trang 3


Từ thực tiễn và lí luận trình bày ở trên, tơi xin trình bày cụ thể các giải pháp mà tôi
đã tiến hành “Rèn luyện kỹ năng nhận xét biểu đồ” tại trường THPT Tôn Đức Thắng
trong những năm vừa qua.
Trước khi rèn luyện kỹ năng nhận xét ta cần giúp học sinh nắm được một số nội
dung khái quát.
1. Khái quát chung
Khi nhận xét, phân tích biểu đồ cần :
* Hiểu yêu cầu của đề
Đọc kỹ câu hỏi để nắm yêu cầu và phạm vi cần nhận xét, phân tích. Cần tìm ra mối
liên hệ (hay tính qui luật nào đó) giữa các số liệu. Khơng được bỏ sót các dữ kiện cần
phục vụ cho nhận xét, phân tích.
* Có kỹ năng tính
- Đối với u cầu vẽ biểu đồ tốc độ tăng trưởng của một số sản phẩm mà bảng số
liệu đã cho là số liệu tuyệt đối với các đơn vị khác nhau, thì phải tính tốc độ tăng
trưởng của từng sản phẩm so với giá trị của năm gốc như sau:
Lấy năm đầu tiên trong dãy số liệu là năm gốc (năm gốc bằng 100%), ta có tốc độ
tăng trưởng của năm sau so với năm gốc là:
Tt(%)=Gs/Gg .100
Trong đó: Tt là tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm gốc, Gs là giá trị của

năm sau, Gg là giá trị của năm gốc.
Tính chỉ số phát triển (mức tăng liên hoàn) là mức tăng của năm sau so với năm
trước được tính theo cơng thức:
Tt(%)=Gs/Gt .100
Trong đó: Tt là tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm gốc, Gs là giá trị của
năm sau, Gt là giá trị của năm trước.
- Tính tỉ suất gia tăng tự nhiên của dân số:
Tỉ suất gia tăng tự nhiên (%) = Tỉ suất sinh thô (‰) - tỉ suất tử thô (‰)
(chú ý sau khi tính xong cần chuyển về đơn vị %)
- Tính tỉ suất gia tăng cơ giới của dân số:
Tỉ suất gia tăng cơ giới (%) = Tỉ suất xuất cư - tỉ suất nhập cư

Trang 4


-Tính năng suất của một loại cây trồng nào đó:
Năng suất = sản lượng/diện tích gieo trồng (tạ/ha)
-Tính bình qn lương thực theo đầu người
BQLT = Sản lượng LT/Số dân (kg/người)
-Tính thu nhập bình qn theo đầu người
Thu nhập BQ = Tổng GDP/Số dân (USD hoặc VN đồng /người)
-Tính giá trị xuất nhập khẩu (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu)
Giá trị xuất nhập khẩu = giá trị xuất khẩu + giá trị nhập khẩu
-Tính cán cân xuất nhập khẩu
Cán cân xuất nhập khẩu = Giá trị xuất khẩu - Giá trị nhập khẩu
- Tính tỉ lệ xuất nhập khẩu
Tỉ lệ XK (%) = giá trị xuất khẩu/tổng giá trị xuât nhậpp khâu .100
Tính tỉ lệ nhập khẩu
Tỉ lệ NK(%)= giá trị nhập khẩu/ tổng giá trị XNK .100
Tính tỉ lệ XK so với NK

- TỈ LỆ XK so với nhập khẩu (%)=giá trị XK/GT nhập khẩu.100
- Tính tỉ lệ (%), hoặc tính ra số lần tăng (hay giảm) để chứng minh cụ thể ý kiến
nhận xét, phân tích .
* Hiểu cách sử dụng ngôn ngữ trong bài nhận xét
Trong các loại biểu đồ cơ cấu: số liệu đã được qui thành các tỉ lệ (%). Khi nhận xét
phải dùng từ “tỷ trọng” trong cơ cấu để so sánh nhận xét. Ví dụ, nhận xét biểu đồ cơ
cấu giá trị các ngành kinh tế ta qua một số năm. Không được ghi: ”Giá trị của ngành
nơng - lâm - ngư có xu hướng tăng hay giảm”. Mà phải ghi: “Tỉ trọng giá trị của ngành
nơng - lâm - ngư có xu hướng tăng hay giảm”.
Khi nhận xét về trạng thái phát triển của các đối tượng trên biểu đồ, cần sử dụng
những từ ngữ phù hợp. Ví dụ:
▪ Về trạng thái tăng: Ta dùng những từ nhận xét theo từng cấp độ như: “Tăng”;
“Tăng mạnh”; “Tăng nhanh”; “Tăng đột biến”; “Tăng liên tục”, … Kèm theo với các
từ đó, bao giờ cũng phải có số liệu dẫn chứng cụ thể tăng bao nhiêu (triệu tấn, tỉ đồng,
triệu người; Hay tăng bao nhiêu (%), bao nhiêu lần?).v.v.

Trang 5


▪ Về trạng thái giảm: Cần dùng những từ sau: “Giảm”; “Giảm ít”; “Giảm mạnh”;
“Giảm nhanh”; “Giảm chậm”; “Giảm đột biến” Kèm theo cũng là những con số dẫn
chứng cụ thể. (triệu tấn; tỉ đồng, triệu dân; Hay giảm bao nhiêu (%); Giảm bao nhiêu
lần?).v.v.
▪ Về nhận xét tổng quát: Cần dùng các từ diễn đạt sự phát triển như:”Phát triển
nhanh”; “Phát triển chậm”; ”Phát triển ổn định”; “Phát triển khơng ổn định”; ”Phát
triển đều”; ”Có sự chệnh lệch giữa các vùng”.v.v.
▪ Những từ ngữ thể hiện phải: Ngắn, gọn, rõ ràng, có cấp độ; Lập luận phải hợp lý
sát với yêu cầu...
* Dàn ý một bài nhận xét:
Phần nhận xét, phân tích bảng số liệu, biểu đồ, thường có 2 nhóm ý :

- Những ý nhận xét về diễn biến và mối quan hệ giữa các số liệu: dựa vào biểu đồ
đã vẽ & bảng số liệu đã cho để nhận xét .
+ Trước tiên cần nhận xét, phân tích các số liệu có tầm khái qt chung, sau đó
phân tích các số liệu thành phần.
+ Tìm mối quan hệ so sánh giữa các con số theo hàng ngang, tìm mối quan hệ so
sánh các con số theo hàng dọc.
+ Tìm giá trị nhỏ nhất (thấp nhất), lớn nhất & trung bình (đặc biệt chú ý đến những
số liệu hoặc hình nét đường, cột … trên biểu đồ thể hiện sự đột biến tăng hay giảm) .
- Giải thích nguyên nhân của các diễn biến hoặc mối quan hệ đó. (Nếu đề u cầu
giải thích thì mới làm phần giải thích).
+ Dựa vào những kiến thức đã học để giải thích nguyên nhân.
+ Kinh nghiệm cho thấy phần nhận xét đưa ra những nhận xét gì thì phần giải thích
giải thích cho từng nhận xét đã đưa ra.
+ Để giải thích có tính thuyết phục cần phải có kiến thức địa lí liên quan, phải xác
định được đối tượng được biểu hiện trên biểu đồ chịu tác động bởi các yếu tố nào, chú
ý đến những yếu tố có tính chất sự kiện của từng giai đoạn.
Trong q trình nhận xét, nguyên tắc chung tập trung vào nội dung đó. Tuy nhiên,
ứng với mỗi dạng biểu đồ ta lại có thêm một số ý cần phải nhận xét riêng, chi tiết.
2. Cách nhận xét một số dạng biểu đồ
Trang 6


2.1. Dạng 1: Biểu đồ cột
Đối với biểu đồ hình cột
+ Nếu biểu đồ thể hiện sự so sánh qui mơ giữa các đối tượng địa lí, khi so sánh
phải tính bằng lần (gấp mấy lần).
+ Nếu biểu đồ thể hiện sự so sánh giữa các đối tượng địa lí nhưng vẽ bằng giá trị
tương đối (%), khi so sánh phải tính ra giá trị trung bình, sau đó so sánh các thành
phần với giá trị trung bình (cao hơn/thấp hơn mức trung bình bao nhiêu %).
+ Biểu đồ cột chồng thể hiện cơ cấu của một tổng thể khi so sánh phải so sánh tỉ

trọng thành phần trong cơ cấu, nhận xét sự thay đổi cơ cấu qua các năm hay sự khác
nhau về cơ cấu giữa các vùng lãnh thổ.
+ Biểu đồ cột thể hiện động thái phát triển của đối tượng: nhận xét xu hướng phát
triển (tăng hay giảm), tình hình phát triển ổn định hay khơng ổn định, nhanh hay chậm.
a. Trường hợp cột đơn (chỉ có một yếu tố)
* Bước 1: Xem xét năm đầu và năm cuối của bảng số liệu để trả lời câu hỏi tăng
hay giảm? và tăng giảm bao nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay
chia đều được).
* Bước 2: Xem số liệu ở khoảng trong để trả lời tiếp là tăng (hay giảm) liên tục hay
không liên tục? (lưu ý những năm nào không liên tục).
* Bước 3: Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào nhanh, giai đoạn nào chậm.Nếu
không liên tục: thì năm nào khơng liên tục.
* Kết luận và giải thích qua về xu hướng của đối tượng.
Ví dụ 1: Vẽ biểu đồ và nhận xét tình hình dân số ở nước ta theo bảng sau và nhận xét
Năm
Dân (triệu người)
1921
15.5
1936
18.8
1956
27.5
1960
30.2
1970
41.0
a. Vẽ biểu đồ

Năm
1979

1989
1999
2007

Trang 7

Dân số (triệu người)
52.7
64.4
76.3
85.2


Biểu đồ và nhận xét tình hình dân số ở nước ta
b. Nhận xét
- Từ năm 1921 đến năm 2007: dân số nước ta tăng liên tục và tăng từ 15,5 triệu
người lên 85.2 triệu người (tăng 69,7 triệu người; hay tăng gấp gần 5,5 lần).
- Từ năm 1921 đến năm 1960: dân số nước ta tăng chậm, gấp 2 lần trong 39 năm
(hay tăng 14,7 triệu người trong 39 năm, bình quân mỗi năm tăng 0,37 triệu người).
- Từ năm 1960 đến năm 1989: dân số nước ta tăng nhanh hơn, gấp 2,1 lần chỉ trong
29 năm (hay tăng 34.2 triệu người trong 29 năm, bình quân mỗi năm tăng gần 1,2 triệu
người).
- Năm 1989 đến năm 2007: dân số nước ta có xu hướng tăng chậm lại, tăng 20.8
triệu người trong 18 năm, bình quân mỗi năm tăng 1,1 triệu người.
- Dân số nước ta tăng nhanh qua các năm, đặc biệt vào những năm 60 và 70, đây là
thời kì bùng nổ dân số ở nước ta. Xu hướng tăng chậm lại vào đầu thế kỉ 21.Tuy tỉ lệ
tăng dân số hàng năm có giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh bởi vì dân số nước ta
đơng.
b. Trường hợp cột đơi, ba (ghép nhóm) … (có từ hai yếu tố trở lên)
* Nhận xét xu hướng chung.

* Nhận xét từng yếu tố một, giống như trường hợp 1 yếu tố (cột đơn)
* Sau đó kết luận (có thể so sánh, hay tìm yếu tố liên quan giữa hai cột)

Trang 8


* Có một vài giải thích và kết luận.
Ví dụ 2: Cho bảng số liệu dưới đây về diện tích và sản lượng cà phê nhân nước ta
thời kì 1990- 2005.
Năm
1990
Diện tích trồng cà phê (nghìn ha)
119
Sản lượng cà phê nhân (nghìn tấn) 92
a.Vẽ biểu đồ kết hợp tốt nhất thể hiện sự phát

1995
186
218
triển diện

2001
565
840
tích và sản

2005
497
752
lượng cà phê


nhân của nước ta thời kì 1990- 2005.
b. Qua biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét, giải thích về sự biến động diện tích và sản
lượng cà phê nhân của nước ta thời kì trên.
a. Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện sự phát triển diện tích và sản lượng cà phê nhân của nước ta thời
kì 1990- 2005
b. Nhận xét
Từ 1990 đến 2005 diện tích và sản lượng cà phê nhân của nước ta nhìn chung ngày
càng tăng nhanh nhưng tốc độ tăng và q trình tăng khác nhau
+ Về diện tích: tăng gần 4,2 lần và thay đổi qua 2 giai đoạn: (1990 - 2001 tăng rất
nhanh, tăng 445,7 nghìn ha và 2001- 2005 giảm 67,6 nghìn ha)

Trang 9


+ Về sản lượng cà phê nhân tăng nhanh hơn diện tích, tăng gần 8,2 lần. Giai đoạn
1990 - 2001 tăng 748 nghìn tấn và giai đoạn 2001 - 2005 giảm 88 nghìn tấn.
- Giải thích
+ Diện tích trồng cà phê ngày càng tăng do nước ta có nhiều điều kiện để phát triển
(như đất đỏ bazan, khí hậu nhiệt đới phân hoá theo độ cao, thị trường tiêu thụ ngày
càng rộng).
+ Sản lượng cà phê nhanh tăng do diện tích tăng và năng suất tăng(0.25đ)
+ Giai đoạn từ 2001- 2005 diện tích và sản lượng cà phê nhân giảm do biến động
thị trường, thiên tai...
c. Trường hợp cột là các vùng, các nước …
- Cái đầu tiên đó là nhìn nhận chung nhất về bảng số liệu nói lên điều gì.
- Tiếp theo hãy xếp hạng cho các tiêu chí: Cao nhất, thứ nhì … thấp nhất (cần chi
tiết). Rồi so sánh giữa cái cao nhất và cái thấp nhất

-

Một vài điều kết luận và giải thích.

Ví dụ 3: Công suất của một số nhà máy thủy điện ở nước ta. (Đơn vị: nghìn KW)
Nhà máy
Hịa Bình
Trị An
Thác Mơ Đa Nhim Thác Bà
Công suất
1.920.000
400.000
150.000
160.000
110.000
a. Vẽ biểu đồ thể hiện công suất các nhà máy thủy điện ở nước ta
b. Nhận xét về tình hình cơng suất các nhà máy thủy điện ở nước ta
a. Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện công suất các nhà máy thủy điện ở nước ta
Trang 10

Yaly
720.000


b. Nhận xét:
>> Trong các nhà máy thủy điện nêu trên, ta thấy:
- Nhìn chung hệ thống các nhà máy thủy điện của nước ta có cơng suất khơng lớn
(trừ thủy điện Hồ Bình).

- Nhà máy thủy điện Hồ Bình có cơng suất lớn nhất 1.920.000 kw
- Thứ nhì là Yaly có cơng suất 720.000 kw
- Thứ ba là Trị An có cơng suất là 400.000 kw
- Thứ tư là Đa Nhim 160.000 kw
- Thứ năm là Thác Mơ 150.000 kw
- Cuối cùng (hay ghi thấp nhất) là Thác Bà 110.000 kw
- Nhà máy thủy điện Hồ Bình cao hơn Thác Bà đến 17,3 lần.
>>> Các nhà máy thủy điện của nước ta đã và đang đáp ứng một phần lớn nhu cầu
về tiêu thụ năng lượng cho quốc gia. Trong tương lai nhu cầu điện năng tăng cao vì thế
vai trị của năng lượng nói chung, thủy điện nói riêng càng có vai trị to lớn. Để ngày
càng đáp ứng đầy đủ nhu cầu đó, hiện nay Chính phủ đang cho xây dựng thêm các nhà
máy thủy điện có công suất lớn hơn nữa (như thủy điện Sơn La cơng suất 2,4 triệu
kw…)
2.2. Dạng 2: Biểu đồ trịn
a. Khi chỉ có một vịng trịn: ta nhận định cơ cấu tổng quát lớn nhất là cái nào, nhì
là, ba … thành phần nào thấp nhất (...%). Và cho biết tương quan giữa các yếu tố (gấp
mấy lần hoặc kém nhau bao nhiêu %). Đặc biệt là yếu tố lớn nhất so với tổng thể có
vượt xa khơng?
Lưu ý : Tỷ trọng có thể giảm nhưng số thực nó lại tăng, vì thế cần ghi rõ. Ví dụ: xét
về tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm … không ghi trống kiểu ngành nơng nghiệp giảm
… vì như thế là chưa chính xác, có thể bị trừ hay khơng được cho điểm.
b. Khi có từ hai vịng trịn trở lên (giới hạn tối đa là ba hình trịn cho một bài)
Nếu có từ 2 biểu đồ trịn trở lên thì trong phần nhận xét cần:
- Nhận xét cái chung nhất (nhìn tổng thế): tăng/ giảm như thế nào?
- Nhận xét sự thay đổi (sự chuyển dịch) về cơ cấu theo thời gian và không gian,
thành phân nào tăng (...%), thành phần nào giảm (...%), nếu có một số thành phần

Trang 11



cùng giảm thì thành phần nào giảm nhiều hơn, cùng tăng thì thành phần nào tăng
nhiều hơn.
- Ta nhận xét tăng hay giảm trước, nếu có ba vịng trở lên thì thêm liên tục hay
khơng liên tục, tăng (giảm) bao nhiêu?
- Sau đó mới nhận xét về nhất, nhì, ba … của các yếu tố trong từng năm, nếu giống
nhau thì ta gom chung lại cho các năm một lần thôi (không nhắc lại 2, 3 lần)
- Nếu trong bài tập có yêu cầu “nhận xét về sự thay đổi quy mơ và cơ cấu” thì cần
phải dựa thêm vào bảng số liệu để so sánh (quy mô tăng/ giảm hoặc lớn hơn/ nhỏ hơn
bao nhiêu lần. )
* Cuối cùng, cho kết luận về mối tương quan giữa các yếu tố.
* Có thêm giải thích chút về vấn đề.
* Trường hợp cho bảng số liệu mang giá trị tuyệt đối (tỉ đồng, nghìn tấn, nghìn ha
…) thì cần phải xử lý ra số liệu tương đối ( % ). Và cần lưu ý nếu có từ 2 hình trịn trở
lên chúng ta cần tính bán kính của hình trịn.
Ví dụ 4: Vẽ biểu đồ và nhận xét cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế ở
nước ta năm 1999.
Khu vực kinh tế
Năm 1999
a. Vẽ biểu đồ

(Đơn vị: %)
Khu vực I (N-L-N) Khu vực II (CN-XD) Khu vực III (DV)
63.5
11.5
25

Biểu đồ cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế ở nước ta năm 1999
b. Ta nhận xét như sau:
Năm 1999, ở nước ta:


Trang 12


- Tỉ trọng lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm nhiều nhất: 63,5%.
- Tỉ trọng dịch vụ đứng thứ hai với 25%.
- Tỉ trọng công nghiệp thấp nhất chỉ còn 11,5% lao động.
- Tỉ trọng lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp nhiều gấp 5,5 lần tỉ trọng
lao động trong công nghiệp và gấp 2,5 lần tỉ trọng ngành dịch vụ.
- Tóm lại: Nền kinh tế ở nước ta chủ yếu vẫn là nông, lâm, ngư nghiệp. Cơng
nghiệp, dịch vụ vẫn cịn chiếm tỉ trọng thấp. Do điểm xuất phát kinh tế thấp, hơn nữa
lại phải trải qua chiến tranh kéo dài.
Ví dụ 5: Cho bảng số liệu sau: (Đơn vị: %)
Ngành
2000
2002
N- L- Ngư
24.6
23.0
CN- Xdựng
36.7
38.4
Dịch vụ
38.7
38.6
a)Vẽ biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo khu vực kinh tế ở
nước ta.
b) Nhận xét
a. Vẽ 2 biểu đồ tròn

Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta.

b. Nhận xét:
Từ năm 2000 đến năm 2002 tổng sản phẩm phân theo khu vực kinh tế ở nước ta có
sự chuyển dịch:
+ Tỉ trọng Nông lâm ngư nghiệp giảm, giảm từ 24,6 % xuống còn 23% (giảm
1,5%).

Trang 13


+ Tỉ trọng công nghiệp và xây dựng tăng, tăng từ 36,7% lên tới 38,4% (tăng 1,7%).
+ Tỉ trọng dịch vụ khơng tăng, có giảm nhưng khơng đáng kể (0,01%).
- Trong cả 2 thời điểm thì Tỉ trọng dịch vụ luôn đứng đầu, kế đến là Tỉ trọng công
nghiệp và thấp nhất là Tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp.
- Năm 2002 sản phẩm CN và dịch vụ tăng đồng đều và gần tương đương nhau.
- Tóm lại: nền kinh tế nước ta có xu hướng đi lên theo hướng cơng nghiệp hoá.
2.3. Dạng 3: Biểu đồ miền
- Đây là dạng biểu đồ có yêu cầu của đề bài giống với dạng biểu đồ hình trịn (biểu
đồ cơ cấu). Nên rất dễ nhầm lẫn với xây dựng biểu đồ tròn.
- Để xác định vẽ biểu đồ miền, với số liệu được thể hiện trên 3 năm (nghĩa là việc
vẽ tới 4 hình trịn như thơng thường thì ta lại chuyển sang biểu đồ miền). Vậy số liệu
đã cho cứ trên 3 năm mà thể hiện về cơ cấu thì vẽ biểu đồ miền.
* Cách nhận xét:
- Nhận xét chung toàn bộ bảng số liệu: Đánh giá xu hướng chung của số liệu.
- Ta nhận xét hàng ngang trước: theo thời gian yếu tố A tăng hay giảm, tăng giảm
như thế nào, tăng giảm bao nhiêu? Sau đó đến yếu tố B tăng hay giảm … yếu tố C
(mức chênh lệch)
- Nhận xét hàng dọc: yếu tố nào xếp hạng nhất, nhì, ba và có thay đổi thứ hạng hay
khơng?
- Tổng kết và giải thích.
Ví dụ 6: Vẽ biểu đồ và nhận xét chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng

bằng Sông Hồng

(Đơn vị: %)

Năm
1986
1990
1995
2000
Nông-lâm-ngư
49.6
45.6
32.6
29.1
Công nghiệp-xây dựng 25.1
22.7
25.4
27.5
Dịch vụ
29.0
31.7
42.0
43.4
a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh
Đồng Bằng Sông Hồng giai đoạn 1986 - 2005.
b. Nhận xét và giải thích sự sự chuyển dịch đó.
a. Vẽ biểu đồ trịn

Trang 14


2005
25.1
29.9
45.0
tế theo ngành ở


Biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng
Bằng Sông Hồng giai đoạn 1986 - 2005.
b. Nhận xét:
- Nhìn chung ở Đồng bằng sông Hồng tỉ trọng ngành dịch vụ tăng nhanh và dần
chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng. tỉ trọng Cơng nghiệp có tăng nhưng
chậm và không ổn định, tỉ trọng nông nghiệp giảm nhanh.
Hàng ngang: Từ năm 1986 đến năm 2005: ở Đồng bằng sông Hồng, cơ cấu kinh tế
có sự chuyển dịch:
- Tỉ trọng Nông nghiệp giảm liên tục và giảm nhanh từ 49,6% xuống 25,1%, giảm
24,5%.
- Tỉ trọng Công nghiệp tăng nhẹ và không ổn định, giai đoạn 1986 đến 1990 giảm
từ 25.1% xuống còn 22.7%. gđoạn 1990 đến 2005 tăng từ 22.7% lên 29.9%
- Tỉ trọng Dịch vụ tăng liên tục, tăng khá nhanh từ 29% lên 45% tăng 16%.
Hàng dọc: Từ năm 1986 đến năm 1990, nông nghiệp đứng đầu, dịch vụ đứng thứ hai,
công nghiệp đứng thứ 3.
Từ năm 1995 -2005, dịch vụ vươn lên đứng thứ nhất, nông nghiệp và công nghiệp
đứng thứ 2.
Kết luận: Đồng bằng sông Hồng có sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, đi từ nông nghiệp
qua dịch vụ, qua công nghiệp. Điều này phù hợp với xu thế chung của thế giới và cũng

Trang 15



cho thấy con đường đi lên cơng nghiệp hố, hiện đại hố của nước ta nói chung và của
đồng bằng sơng Hồng nói riêng.
2.4. Dạng 4: Biểu đồ đồ thị (đường)
- Đối với biểu đồ đường:
+ Nhận xét chung về xu hướng biến động của các đối tượng địa lí được thể hiện
trên biểu đồ (tăng, giảm, hay ổn định có liên tục hay khơng, nhịp độ tăng giảm qua các
năm hoặc các giai đoạn ra sao (giai đoạn nào tăng nhanh nhất hoặc giảm nhanh nhất).
+ Nêu lên mối quan hệ giữa các đối tượng được thể hiện trên biểu đồ.
+ So sánh giữa các đối tượng địa lí về xu hướng, nhịp độ và tốc độ phát triển.
a. Trường hợp thể hiện một đối tượng:
Bước 1: So sánh số liệu năm đầu và năm cuối có trong bảng số liệu để trả lời câu
hỏi: Đối tượng cần nghiên cứu tăng hay giảm? Nếu tăng (giảm) thì tăng (giảm) bao
nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia gấp bao nhiêu lần cũng
được)
Bước 2: Xem đường biểu diễn đi lên (tăng) có liên tục hay không? (lưu ý năm nào
không liên tục)
Bước 3:
+ Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào tăng nhanh, giai đoạn nào tăng chậm
+ Nếu khơng liên tục: Thì năm nào khơng cịn liên tục
Bước 4: Một vài giải thích cho đối tượng, giải thích những năm khơng liên tục.
b. Trường hợp cột có hai đường trở lên:
- Ta nhận xét từng đường một giống như trên theo đúng trình tự bảng số liệu cho:
Đường A trước, rồi đến đường B, rồi đến C,D …
- Sau đó, chúng ta tiến hành so sánh, tìm mỗi liên hệ giữa các đường biểu diễn.
- Kết luận và giải thích.
Ví dụ 7: Cho bảng số liệu Tình hình phát triển của ngành trồng lúa ở nước ta, Thời
kì 1980 -2005.
Tiêu chí
Diện tích( 1000 ha)
Năng suất lúa cả năm ( tạ/ ha)

Sản lượng lúa cả năm( triệu ha)

1980
5600
20,8
11,6

Trang 16

1990
6043
31,8
19,2

2000
7654
42,5
32,6

2002
7504
45,9
34,4

2005
7329
49
35,8



a/ Tính chỉ số tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa qua các năm ( lấy
năm 1980 = 100%).
b/ Từ số liệu đã tính, hãy vẽ trên cùng một hệ toạ độ các đường biểu diễn diện tích,
năng suất và sản lượng lúa từ năm 1980 – 2005.
c/ Qua bảng số liệu, hãy nêu tình hình phát triển của ngành trồng lúa và cho biết
nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất lúa trong những năm
gần đây.
Đáp án
a/ Tính chỉ số tăng trưởng của ngành sản xuất lúa ( 0,5đ)
Xử lí số liệu, tính tỉ lệ % ( lấy năm 1980 = 100%)
Tiêu chí
Diện tích
Năng suất lúa cả năm
Sản lượng lúa cả năm

1980
100
100
100

1990
108
153
166

2000
137
204
281


2002
134
221
297

2005
131
236
309

b/Vẽ biểu đồ

Biểu đồ tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa
giai đoạn 1980 – 2005.
+ Vẽ cùng trong một hệ toạ độ biểu đồ 3 đường biểu diễn thể hiện diện tích, năng
suất và sản lượng lúa tương ứng với từng thời điểm.

Trang 17


+ Ghi chú đầy đủ đơn vị và thời điểm tương ứng trên 2 trục, nội dung biểu đồ.
c/ Nhận xét và nguyên nhân:
* Nhận xét:
+ Từ năm 1980 đến 2005 ngành sản xuất lương thực đặc biệt là lúa đã có bước phát
triển mạnh mẽ, nhất là qui mơ:
+ Trong hơn 20 năm, diện tích lúa tăng liên tục và đã tăng thêm gần 2 triệu ha với
mức tăng 1,34 lần.
+ Năng suất lúa cũng tăng liên tục và tăng hơn gấp 2 với số tăng 28,1 tạ / ha.
+ Sản lượng lúa tăng nhanh hơn cả hơn gấp 3 lần với 24,2 triệu tấn.
* Nguyên nhân:

+ Nhờ tích cực khai hoang mở rộng diện tích.
+ Tập trung đầu tư thâm canh và hồn thiện cơng nghệ bảo quản - chế biến sau thu
hoạch.
+ Thị trường thế giới có nhu cầu lớn về xuất khẩu gạo.
+ Nhà nước có nhiều chính sách trong phát triển nơng nghiệp.
2.5. Dạng 5: Biểu đồ kết hợp
- Đối với biểu đồ kết hợp cột và đường:
+ Nhận xét từng đối tượng như trong phần nhận xét đối với biểu đồ hình cột hoặc
đường.
+ Nhận xét về mối quan hệ giữa các đối tượng được thể hiện trên biểu đồ.
- Các bước nhận xét của dạng này thì giống như biểu đồ đồ thị
Ví dụ 8: Cho bảng số liệu DÂN SỐ VÀ TỈ SUẤT GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ
NHIÊN Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1960 - 2006
Năm
Số dân (triệu người) Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (%)
1960
30,7
3,9
1965
34,9
2,9
1970
41,0
3,2
1979
52,7
2,5
1989
64,6
2,1

1999
76,3
1,4
2006
84,2
1,3
a. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện quy mô dân số và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở
nước ta, giai đoạn 1960 - 2006.
Trang 18


b. Nêu nhận xét và giải thích vì sao hiện nay quy mô dân số nước ta vẫn tăng mặc
dù tỉ lệ tăng dân số đã giảm nhanh.
a. Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện qui mô dân số và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta
2. Nhận xét
- Dân số nước ta liên tục tăng qua các năm (dẫn chứng).
+ Giai đoạn tăng nhanh nhất là … (dẫn chứng)
+ giai đoạn tăng châm lại là … (dẫn chứng)
- Nhìn chung tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta vẫn còn cao, đặc biệt là giai
đoạn … (dẫn chứng)
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm (dẫn chứng). Đây là kết quả của
việc triển khai cuộc vận động dân số, kế hoạch hố gia đình.
3. Giải thích
- Do quy mơ dân số hiện nay lơn hơn trước đây nhiều, vì vậy tuy tỉ lệ gia tăng dân
số giảm nhanh, nhưng tổng dân số vẫn tăng nhanh.
- Do hậu quả của vấn đề tăng nhanh dân số trước đây nên số phụ nữ trong độ tuổi
sinh đẻ ở nước ta hiện nay chiếm tỉ lệ khá đông.
2.6. Dạng 6: Biểu đồ hai nửa tròn (biểu đồ vành khăn)

Loại biểu đồ này thường để thể hiện tỉ trọng các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.
Các bước nhận xét biểu đồ này giống với biểu đồ tròn
Trang 19


Nếu biểu đồ trịn mỗi móc thời gian chỉ có một tổng thể tương ứng với 100% thì
biểu đồ hai nửa trịn mỗi móc thời gian có 2 tổng thể (mỗi nửa trịn tương ứng với
100%)
a. Khi chỉ có một biểu đồ (một năm):
- Thứ nhất ta nhận định cơ cấu tổng quát lần lượt từng nửa đường tròn lớn nhất là
cái nào, nhì là, ba là … Và cho biết tương quan giữa các yếu tố (gấp mấy lần hoặc kém
nhau bao nhiêu %).
- Tiếp theo là so sánh mỗi tương quan của các thành phần ở hai nửa trịn. Qua đó
dựa vào bán kính các nửa trịn rút ra nhận định quốc gia, khu vực đó thiên về nhập siêu
hay xuất siêu.
Lưu ý : Tỷ trọng có thể giảm nhưng số thực nó lại tăng, vì thế cần ghi rõ. Ví dụ: xét
về tỷ trọng ngành nơng nghiệp giảm … khơng ghi trống kiểu ngành nơng nghiệp
giảm… vì như thế là chưa chính xác, có thể bị trừ hay khơng được cho điểm.
Ví dụ 9: Cho bảng số liệu: Xuất nhập khẩu phân theo nhóm hàng (Đơn vị: tỉ USD)
Năm
-Xuất khẩu
Hàng CN nặng và khoáng sản
Hàng CN nhẹ và TTCN
Hàng nông sản
-Nhập khẩu
Tư liệu sản xuất :
Hàng tiêu dùng

1995
5448,6

1377,7
1549,8
2521,1
8155,4
6807,2
1348,2

Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện rõ nhất cơ cấu xuất nhập khẩu phân theo nhóm
hàng ở nước ta năm 1995. Qua đó rút ra nhận xét.
Xử lý số liệu :Tính thành tỷ lệ tương đối (%)
Năm

1995

-Xuất khẩu
Hàng CN nặng và khống sản
Hàng CN nhẹ và TTCN

100
25,3
28,4

Hàng nơng sản
-Nhập khẩu
Tư liệu sản xuất :
Hàng tiêu dùng

46,3
100
83,5

16,5

-Tính bán kính :
Trang 20


R2(XK) = 5448,6/8155,4. R2(NK)
⇒ R (XK) = 0,8 R (NK)
Cho R (XK) = 2 cm à R (NK) = 2,5 cm
a. Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu ở nước ta năm 1995
b. Nhận xét
- Về tỉ trọng xuất khẩu: năm 1995 các mặt hàng xuất khẩu của nước ta chủ yếu là:
hàng nông sản chiếm tỉ trọng lớn nhất ( 46,3%), tiếp đến là hàng công nghiệp nhẹ và
tiểu thủ công nghiệp (28,4 %) và hàng cơng nghiệp nặng và khống sản.
- Về tỉ trọng nhập khẩu: năm 1995 nước ta chủ yếu nhập về tư liệu sản xuất
(83,5%) và hàng tiêu dùng (16,5%)
- Nhìn chung các mặt hàng xuất khẩu của nước ta thường chưa chế biến hoặc chỉ
qua sơ chế nên có giá thành thấp, còn các mặt hàng nhập khẩu về là những sản phẩm
cơng nghiệp chế biến hồn chỉnh với cơng nghệ cao nên giá thành thường cao
- Dựa vào bán kính của 2 nửa trịn ta thấy Việt Nam là một nước nhập siêu.
b. Khi có từ hai biểu đồ hai nửa tròn trở lên (giới hạn tối đa là ba biểu đồ hai
nửa tròn cho một bài)
- Nhận xét cái chung nhất (nhìn tổng thế): Nhận định các thị trường mà hoạt động
xuất khẩu và nhập khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất
- Ta nhận xét cụ thể từng hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu: nhận định các hoạt
động đó có sự tăng hay giảm ở các thị trường khác nhau, nếu có ba biểu đồ hai nửa
trịn trở lên thì thêm liên tục hay khơng liên tục, tăng (giảm) bao nhiêu?
- Sau đó dựa vào bán kính các nửa tròn để rút ra kết luận quốc gia, vùng mà chúng

ta đang nhận xét thiên về hoạt động xuất siêu hay nhập siêu .
Trang 21


* Có thêm giải thích đơi chút về vấn đề.
* Trường hợp cho bảng số liệu mang giá trị tuyệt đối (tỉ đồng, nghìn tấn, nghìn ha
…) thì cần phải xử lý ra số liệu tương đối ( % ). Và cần lưu ý nếu có từ biểu đồ hai nửa
trịn trở lên chúng ta cần tính bán kính của các nửa trịn.
Ví dụ 10: Cho BSL: Giá trị XNK của nước ta phân theo thị trường một số nước Asean
1995

2002

Năm
Xuất (%)
Nhập (%) Xuất (%)
Nhập (%)
Sigapo
62.0
60.0
39.8
53.2
Malaixia
9.9
8.0
14.3
14.3
Thái Lan
9.1
18.5

9.4
20.0
Các nước khác 19.0
13.5
36.5
12.5
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu hàng XNK của nước ta phân theo thị
trường một số nước Asean
b. Nhận xét cơ cấu hàng XNK của nước ta phân theo thị trường một số nước Asean
a. Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của nước ta phân
theo thị trường một số nước Asean
b. Nhận xét
- Nhìn chung tỉ trọng xuất nhập khẩu của nước ta trong khu vực Asean chỉ tập
trung ở một số quốc gia (Sigapo, Malaixia, Thái Lan), đặc biệt là Xingapo (dẫn chứng)
- Về xuất khẩu:
+ Thị trường Malayxia ,Thái Lan và các nước khác từ năm 1995 đến 2002 tăng
về tỉ trọng (dẫn chứng)

Trang 22


+ Thị trường Xingapo đang giảm dần về tỉ trọng (dẫn chứng)
- Về nhập khẩu:
+ Thị trường Malayxia ,Thái Lan từ năm 1995 đến 2002 tăng về tỉ trọng (dẫn
chứng)
+ Thị trường Xingapo và các nước khác đang giảm về tỉ trọng (dẫn chứng)
- Dựa vào bán kính các nửa tròn rút ra kết luận Việt Nam là nước xuất siêu tại thị trường
Asean.


3. Phân loại một số bài tập, bài thực hành trong sách giáo khoa Địa Lí THPT
ứng dụng kỹ năng nhận xét của đề tài.
Lớp

10

11

Tên bài tập
Bài tập 3 trang 92
Bài tập 2 trang 102
Bài tập 1 trang 112
Bài thực hành trang 117
Bài thực hành trang 133
Bài tập 4 trang 137
Bài tập 3 trang 158
Bài tập 3 trang 9
Bài tập 2 trang 23
Bài tập 2 trang 72
Bài tập 3 trang 78
Bài tập 4 trang 137
Bài thực hành trang 97
Bài thực hành trang 109
Bài tập 1 trang 50
Bài tập 3 trang 79
Bài thực hành trang 80
Bài thực hành trang 98
Bài thực hành trang 128
Bài tập 1 trang 143

Bài thực hành trang 174
Bài thực hành trang 184

Dạng nhận xét
Dạng 2
Dạng 2
Dạng 1
Dạng 1
Dạng 4
Dạng 1
Dạng 1
Dạng 4
Dạng 2
Dạng 1
Dạng 4
Dạng 1
Dạng 2
Dạng 1
Dạng 5
Dạng 5
Dạng 1
Dạng 4
Dạng 2
Dạng 3
Dạng 1
Dạng 2

IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Sau một thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này kết quả đạt được như sau:
- Học sinh xác định được cách nhận xét biểu đồ phù hợp, đúng với yêu cầu đề bài.

- Học sinh nắm được các bước tiến hành nhận xét biểu đồ biểu đồ.
- Bài nhận xét của các em ngắn gọn, đủ ý nên tiết kiệm thời gian làm bài hơn.

Trang 23


Từ đó tỉ lệ học sinh nhận xét biểu đồ được đánh giá qua các bài kiểm tra một tiết
ngày càng cao hơn qua các năm. Kết quả cụ thể như sau:
BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ CỦA HỌC SINH LỚP 11
TRONG CÁC BÀI KIỂM TRA MỘT TIẾT QUA CÁC NĂM
Tổng số
Tổng số điểm
HS nhận xét biểu HS nhận xét biểu đồ
Học sinh cho phần nhận
đồ đúng
sai
SL
Tỉ lệ (%)
SL
Tỉ lệ (%)
toàn khối
xét biểu đồ
2011-2012
386
1
278
72.0
108
28.0
2012-2013

357
1
291
81.5
66
18.5
2013-2014
351
1
312
88.9
39
11.1
Qua bảng thống kê trên, ta thấy số lượng học sinh sau khi vận dụng các kỹ năng
nhận xét biểu đồ nêu trên vào các bài làm kiểm tra một tiết trong từng năm học tăng
lên rõ rệt.
- Năm học: 2011-2012, là năm đầu tiên áp dụng các kỹ năng trên vào giảng dạy,
số học sinh vẽ và nhận xét biểu đồ đúng chỉ đạt 72.0%
- Năm học: 2012-2013, số học sinh vẽ và nhận xét biểu đồ đúng đạt 81.5%
- Năm học: 2013-2014, số học sinh vẽ và nhận xét biểu đồ đúng đạt 88.9%, tăng
hơn so với năm học 2011-2012 đến 16.9%
Như vậy, qua các số liệu này cho chúng ta nhận định rằng kỹ năng nhận xét biểu
đồ địa lí của học sinh lớp 11 ngày càng được củng cố vững chắc. Tuy nhiên, kết quả
khả quan nêu trên cũng mới chỉ là sự thử nghiệm của bản thân trong quá trình giảng
dạy.
Năm học

V. KẾT LUẬN
- Trong phạm vi nội dung của đề tài, tôi chỉ giới thiệu kỹ năng nhận xét với các dạng
biểu đồ địa lí chủ yếu ở bậc THPT. Đây chỉ là một phần nhỏ trong kỹ năng biểu đồ.

Muốn cho học sinh của mình đạt hiệu quả cao trong học tập và làm bài thi môn địa lí ở
bậc THPT thì địi hỏi chúng ta phải trang bị cho các em nắm nhiều kỹ năng khác nữa.
- Từ khi bắt đầu nghiên cứu cho đến khi hồn thiện đề tài, tơi ln cố gắng thơng
qua thực tế giảng dạy trên lớp để kiểm nghiệm đề tài và ngược lại. Trước tiên cần giúp
học sinh nắm vững các bước cơ bản để nhận xét một biểu đồ. Sau đó từng bước nâng
dần kỹ năng, và từ kỹ năng biến thành kỹ xảo. Trong quá trình rèn luyện các em dần
dần khắc phục các sai sót của mình khi gặp phải. Học sinh sẽ bắt đầu cảm nhận được
niềm vui, sự hứng thú khi tự mình có thể nhận xét được biểu đồ.

Trang 24


Tóm lại, thực hiện được các kỹ năng nhận xét biểu đồ trong việc dạy-học mơn Địa
Lí trong nhà trường là hết sức cần thiết và quan trọng, hơn thế nữa nó cịn góp phần
thay đổi phương pháp dạy học truyền thống bằng phương pháp mới nhằm phát huy
tính tích cực, tự giác, tính độc lập, sáng tạo của học sinh. Đồng thời nó cũng góp phần
làm thay đổi cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh-từ kiểm tra, đánh giá
bằng lý thuyết suông chuyển sang kiểm tra, đánh giá cả kỹ năng và khả năng vận dụng
kiến thức vào việc giải quyết các bài tập, cũng như vào thực tiễn. Từ nhận thức đó
trong những năm qua, tôi đã đúc kết và áp dụng tương đối thành công nội dung theo đề
tài đã chọn này để giảng dạy mơn Địa Lí tại trường THPT Tơn Đức Thắng. Mặc dù
vậy, đây mới chỉ là kinh nghiệm của bản thân, hơn thế nữa trong quá trình thực hiện đề
tài tuy hết sức cố gắng nhưng do thời gian và khả năng có hạn nên khơng thể nào tránh
khỏi những thiếu sót nhất định. Do đó tơi rất mong được sự góp ý chân thành và thẳng
thắn trên tinh thần xây dựng của quý đồng nghiệp để đề tài của tơi có tính khả thi và
được áp dụng rộng rãi hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Trang 25



×