Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Điều tra thành phần sâu bệnh hại chính trên cây hồ tiêu tại huyện eahleo đăk lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.51 KB, 29 trang )

PHẦN I
MỞ ĐẦU
Cây Hồ Tiêu có tên khoa học là Pipernigrum (thuộc họ Piperaceae) là
cây công nghiệp dài ngày đã có từ rất lâu đời. Nó được phát hiện rất sớm ở
Ấn Độ và một số quốc gia khác . Cây tiêu được du nhập vào Việt Nam vào
cuối thế kỷ XIX và pháp triển nhanh cho giá trị kinh tế cao, hàng năm mang
về cho đất nước nguồn ngoại tệ không nh. Sản phẩm hạt Hồ Tiêu có rất nhiều
giá trị như xuất khẩu , dùng làm gia vị , dùng trong công nghiệp hương liệu
ngoài ra hạt tiêu còn được sử dụng trong y dược và làm chất diệt côn trùng.
Nhìn chung cây tiêu được trồng nhiều ở vùng xích đạo và nhiệt đới như:
Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Campuchia Ở Việt Nam cây tiêu được du
nhập vào cuối thế kỷ XIX và phát triển mạnh nhờ giá trị kinh tế cao.
Sản lượng tiêu Việt Nam niên vụ 1998 -1999 tăng hơn 60 lần so với
năm 1975( năm 1975 là 460 tấn, niên vụ 1998 - 1999 là 28.500 tấn) và đã
đứng thứ hai chỉ sau Ấn Độ về số lượng và sản lượng xuất khẩu.
Ở nước ta cây Hồ Tiêu được trồng phổ biến ở Hà Tiên, Phú Quốc, Bình
Dương , Lâm Đồng , DăkLăk , Dăk Nông, Gia Lai , Kon Tum Huyện
EaHleo là một trong những khu vực có diện tích trồng tiêu lớn của tỉnh ĐăkLăk.
Tại thị trấn EaHleo huyện EaHleo tỉnh ĐăkLăk cây tiêu được coi là cây trồng
chính của người dân nên rất được bà con quan tâm trong các khâu trồng trọt. Hàng
năm diện tích trồng tiêu của khu vực này không ngừng gia tăng.
Việc gia tăng diện tích trông cũng như hình thành các vùng độc canh
cây tiêu là điều kiện thuận lợi cho sâu bẹnh hại phát triển phong hú cả về
chủng loại và số lượng làm vườn tiêu sinh trưởng kém thậm chí chết hàng loại
trên diện tích lớn gây thiệt hại nặng về kinh tế . Xuất phát từ tình hình thực tế
đó, trong đợt thực tập cuối khóa này chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Điều tra thành phần sâu bệnh hại chính trên cây Hồ Tiêu tại huyện
EaHleo tỉnh ĐăkLăk”
1
PHẦN II
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


2.1 Những nghiên cứu ngoài nước.
Theo Ika Mustika ở các nước trồng tiêu chính trên thế giới như: Brazin,
Indonesia, Malaysia, Ấn Độ hiện đã và đang bị đe doạ bởiậhi loại bệnh chính:
là vàng já chết nhanh và vàng lá chết chậm mà nguyên nhân cơ bản có thể là
do rệp sáp, tuyến trùng hoặc do nấm gây thối rễ.
Bệnh vàng lá hay còn gọi là bệnh chết chậm hoặc tuyến trùng ( “slow
wilt disease”) được Van der Vencht báo cáo lần đầu tiênvào năm 1932 và tàn
phá 90% vụ mùa trên bán đảo Băngka(Thorne, 1961).
Khi nghiên cứu các loài sâu hại trên cây tiêu, EM, Lavabra(1970) cho
biết rệp sáp là loài sâu hại tương đối phổ biến ở các vùng nhiệt đới và là đối
tượng gây hại nghiên trọng khi chúng kết hợp với các loài nấm trên rễ(M.
Melifford, 1987). Đối với rệp sáp kí sinh ở bộ phận rễ, chúng chủ yếu phá
hoại rễ làm cho cây có triệu chứng như triệu chứng thiếu nước, làm cho sự
trao đổi các chất dinh dưỡng bị cản trở và lá trở nên vàng và xoăn lại. Nếu cây
bị rệp sáp quá nặng có khả năng dẫn đến chết cây. Việc tìm ra các biện pháp
phòng trừ hiệu quả đói với các loài sâu bệnh hại dddeer làm giảm thiệt hại do
chúng gây ra ngoài sử dụng biện pháp hoá học để phòng trừ người ta còn đề
cập và khuyến khích áp dụng phương pháp sinh học từ các chế phẩm vi nấm
phòng trừ các loại côn trùng trong đất. Người đã đạt nền móng đầu tiên về
nghiên cứu nghiên cứu phương pháp vi sinh vật phòng trừ côn trùng gây hại
trên thế giới là M. Meliford (1897), khi nghiên cứu chế phẩm sinh học trừ
nấm Metarhizium anisopliae dưới tên Entonophthora anisopliae. Sau đó N.
Sorokin(1983) đã đặt tên cho chính loài nấm diệt sâu này là Metarhizium
anisopliae.
2
Theo Balfoor Brone F.L(1960) thí nấm này tiêu diệt được hơn 79 loài
côn trùng. Hiện nay trên thế giới loại nấm này được dùng phổ biến để tiêu
diệt côn trùng gây hại lá rễ trên nhiều loại cây trồng sử dụng dưới dạng chế
phẩm sinh học. Đặc biệt các chế phẩm sản xuất từ vi nấm không gây hại đói
với người và động vật máu nóng.

2.2. Những nghiên cứu trong nước.
Những nghiên cứu về sâu bệnh hại tiêu ở Việt Nam vẫn còn ít. Tuy
nhiên bước đầu cũng đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác trồng,
chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại tiêu.
Ở cây tiêu hai bệnh đặc biệt gây hại nghiêm trọng đó là héo chết nhanh
và vàng lá chết chậm đã nghiên cứu tìm ra tác nhân gây bệnh và đề ra các
biện pháp phòng trư mang tính hiệu quả cao.
Theo Hồ Ngọc Thành đã tìm ra nghiên nhân gây bệnh héo chết nhanhh ở
cây tiêu là Phytopthora capsisi, Phytopthora palmivora và cho biết thuố trừ
nấm Alliette có triển vọng hạn chế nhanh, tốt hơn các loại thuốc khác.
Theo Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Vũ Thanh (1993) khi thử nghiệm
một số thuốc trừ tuyến trùng tại hồ tiêu đã kết luận: xử lý Mocap EC
5ml/gốc(tiêu kinh doanh), 4ml/gốc(tiêu kiến thiết cơ bản) xử lý 2 lần cách
nhau 6 tuần sẽ đạt hiệu quả cao.
Theo Phan Quốc Sủng(1987-1988) cho rằng bệnh hại rễ tiêu do nguyên
nhân tuyến trùng là tuyến trùng sưng rễ Meloidogyne incognita và tuyến trùng
đục hang Radopholus Similis. Cùng tác động với tuyến trùng có các loại nấm
khác như: Fusarium ssp, Rhizoctonia batanicola và một số nguyên nhân khác.
Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng II(1987) Cho rằng tác nhân gây bệnh trên
cây hồ tiêu gồm: một số loài tuyến trùng tấn công gây hại ở rễ, trong đó quan
trọng nhất là tuyến trùng Meloidogyne inconita và nấm Fusarium ssp Sự kết
hợp giữa hai tác nhân nấm gây bệnh và tuyến trùng trong điều kiện ngoại
cảnh như đất đai, chế độ chăm sóc, mực nước ngầm đã gây ra những triệu
chứng khác nhau trên cây tiêu.
3
Đào Thị Lan Hoa (2000) cho biết tuyến trùng Meloidogyne inconita và
nấm Fusarium solani là 2 tác nhân chính gây bệnh vàng lá ở cây tiêu ở
Đăklăk. Kết quả bước đấu cho thấy ở các công thức lây bệnh có sự hiện diện
của nấm Fusarium solani và tuyến trùng Meloidogyne inconita riêng lẻ hay
phối hợp, có tỷ lệ cây chết sau 2tháng lây nhiễm cao hơn so với công thức đất

bệnh và công thức đối chứng.
Ở Việt Nam việc sử dụng các vi sinh vật để phòng trừ sâu bệnh gây hại
cây trồng cũng được nhiều tác giả, nhiêu cơ quan nghiên cứu. Tuy nhiên việc
sử dụng và sản xuất còn là vấn đề mới mẻ, đối tượng sử dụng còn hạn chế
đồng thời việc phòng trừ các loại sâu hại trên cây tiêu bằng chế phẩm sinh học
từ nấm thì chưa có tác giả nào nghiên cứu và ứng dụng hoàn chỉnh.
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu.
Địa điểm nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên một số vườn
tiêu tại thị trấn Ea Đrăng huyện Eahleo tỉnh ĐăkLăk.
2.3.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu .
2.3.2. Điều kiện kinh tế dân sinh .
4
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cây Hồ Tiêu và các loại sâu bệnh hại chính
trên cây hồ tiêu tại thị trấn Ea Đrăng huyện EaHleo tỉnh ĐăkLăk .
3.2. Một số đặc điểm của cây tiêu
Cây tiêu là loại dây leo gồm rất nhiều đốt , mang rễ trên các đốt nên có
thể bò trên các thân cây khác . Rễ cây tiêu gồm có rễ cọc và rễ phụ . Rễ cọc
mọc thẳng xuống đất làm nhiệm vụ hút nước và dinh dưỡng . Rễ phụ mọc
từng chùm phát triển theo chiều ngang, phân bố tập trung ở độ sâu 15-40cm ,
có chức năng hút nước và dinh dưỡng .
Cây tiêu thuộc loại thân thảo, mềm dẻo, màu sắc thay đổi tùy theo từng
giai đọan. Lá tiêu có hình trái tim, cuống dài 2-3cm, lá có năm gân hình lông
chim, chiều dài lá biến động 15 - 25cm , mặt lá trơn bóng. Cành tiêu có ba
loại cành chính: Cành tượt mọc ra từ mầm nách ở cây tiêu nhỏ hơn một tuổi ,
cành tượ sinh trưởng pháp triển mạnh cho năng suất cao. Cành lươn là cành
mọc từ mầm nách sát gốc khung thân chính của tiêu trưởng thành . Cành cho
năng suất thường phát sinh trên cây lớn hơn một năm tuổi , cành ngắn , đốt

ngắn , nhanh phát dục , nếu sử dụng để nhân giống thì nhanh cho năng suất
nhưng tuổi thọ ngắn , năng suất không cao . Hoa đơn tính hay lưỡng tính, quả
mọng không có cuống , chứa một hạt ,buồng quả dài 8-15cm , khi còn non
quả cóp màu xanh ,lúc chín có màu đỏ , hình cầu .
3.3. Yêu cầu sinh thái của cây tiêu .
- Nhiệt độ : Thích hợp từ 25-27
0
C , nếu nhiệt đọ quá cao hoặc quá thấp
sẽ làm cho cây phát triển không bình thường .
- Lượng mưa : Yêu cầu lượng mưa khoảng 2000-3000mm/năm .
5
- Ẩm độ không khí : Yêu cầu ẩm độ không khí quanh năm khoảng 75-
90%.
- Ánh sáng : Cây tiêu ưa bóng rợp ở nhiệt độ nhất định .
- Gió : Gió lớn làm ảnh hưởng đến sinh trưởng , phát triển , gió nóng
làm tăng cường độ bốc thoát hơi nước .
- Độ cao : Cây tieu sinh trưởng , phát triển bình thường ở độ cao < 90m
nhưng nhiệt độ không quá thấp .
- Đất đai : Thích hợp ở các vùng đất có tầng canh tác dầy , thành phần
cơ giới nhẹ đến trung bình , tơi xốp , dễ thoát nước , hàm lượng dinh dưỡng
đầy đủ , pH= 5,5-7,5.
6
PHẦN IV
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Mục tiêu và giới hạn đề tài .
4.1.1. Mục tiêu nghiên cứu .
Xác định thành phần sâu bệnh hại chính trên cây Hồ Tiêu tại thị trấn
EaĐrăng huyện EaHleo tỉnh ĐăkLăk .
4.2. Nội dung nghiên cứu .
-Điều tra xác định thành phần sâu bệnh hại và xác định những loài gây

hại chính .
- Tìm hiểu một số đặc tính sinh học , sinh thái của các loài gây hại
chính .
- Xác định tỷ lệ hại , mức độ hại của các loài gây hại chính .
- Đề xuất một số biện pháp phòng trừ .
4.4. Phương pháp nghiên cứu.
4.4.1. Điều tra sơ bộ.
4.4.1.2. Mục đích: Nhằm nắm được sơ bộ tình hình sâu bệnh hại trên cây hồ
tiêu tại khu vực nghiên cứu, tình hình phân bố, quy luật phát sinh phát sinh
phát triển, các đạc tính sinh học, sinh thái học và các yếu tố có liên quan đến
sự phát sinh phát triển của chúng cũng như các biện pháp đã tiến hành và hiệu
quả của nó . Từ đó lập ô tiêu chuẩn và dịnh hướng điều tra tỉ mỉ.
4.4.2.3.Nội dung điều tra sơ bộ.
- Thu thập tài liệu:
+ Thu thập tài liệu có liên quan tại trạm bảo vệ thực vật huyện EaH’leo.
+ Thu thập và nghiên cứu tài liệu về cay tiêu và sâu bệnh hại trên cây
tiêu tại thư viện trường Đại học Tây Nguyên, Viện nghiên cứu Nông-Lâm
Tây Nguyên.
- Điều tra phỏng vấn
7
Điều tra phỏng vấn nông dân những vấn đề có liên quan đến sâu bệnh hại
trên cây tiêu trong khu vực nghiên cứu. Phỏng vấn về giống cây trồng, kỹ
thuật trồng, chăm sóc, tình hình sâu bệnh hại và các biện pháp phòng trừ có
hiệu quả tại khu vực nghiên cứu tất cả được ghi vào phiếu điều tra. Từ đó
làm cơ sở đúc rút kinh nghiệm trong công tác điều tra tỉ mỉ.
- Sơ thám thực địa.
Tại mỗi khu vực nghiên cứu tiến hành điều tra ngẫu hiên 30 hộ gia đình
có trồng tiêu đẻ quan sát và đánh giá tình hình cụ thể và ghi vào các biểu điều
tra. Kết quả điều tra sơ bộ nhằm xác định thành phần sâu bệnh hại trên cây
tiêu, loài sâu nào gây hại chủ yếu tại mỗi điểm nghiên cứu và sau đó là chọn

ra các ô tiêu chuẩn điển hình để điều tra tỉ mỉ, rút ra một số nhận định và
hướng nghiên cứu.
- Chọn điểm nghiên cứu.
Địa điểm nghien cứư phải thuận tiện cho các bước thực hiện nhưng
cũng phải mang tính điển hình cho khu vực nghiên cứu nhằm đảm bảo độ
chình xác và khách quan cao.
- Điều tra tỉ mỉ.
Được tiến hành trên các ô tiêu chuẩn. Tại mỗi khu vục nghiên cứu đặt
một ô tiêu chuẩn trên cấp tuổi. Diện tích mỗi ô: 1000m
2
, số trụ trong ô tiêu
chuẩn là 100 trụ. Trong ô tiêu chuẩn các trụ được đánh dấu sơn theo thứ tự và
theo thứ tự phân cấp mức độ hại cho mỗi trụ.
Tiến hành điều tra theo nguyên tắc: 3 hàng điều tra 1 hàng, 5cây điều tra 1
cây, định kỳ 15 ngày/lần.
Việc phân cấp mức độ bệnh hại rễ được dựa chủ yếu vào triệu chứng
biểu hiện trên lá và rễ.
* Phân cấp mức độ bệnh hại rễ:
+ Cấp 0: Cấp không bị bệnh, thể hiện lá màu xanh xẫm, lá non, chồi
non phát triển bình thường, rễ ngang và rễ tơ phát triển bình thường.
8
+ Cấp 1: Lá và chồi vẫn còn phát triển bình thường nhưng bộ phận rễ
non ít phát triển, rễ tơ ít phát triển hoặc có hiện tượng đen đầu chóp rễ , một
số rễ ngang bị sưng u hoặc đổi màu.
+ Cấp 2: Số lá bắt đầu có hiện tượng chuyển màu vàng chiếm số lượng
1/4-1/3. Ngọn non không phát triển hoặc phát triển rất kém. Một số đốt cành
có hiện tượng chuyển màu vang nhạt và rụng. Số rễ kiểm tra ngẫu nhiên có
>1/4 không bình thường.
+ Cấp 3: Toàn bộ lá bị chuyển màu vàng, một số cành bị khô và đốt
cành rụng; ngọn non, lá non, cành non không phát triển, số rễ ngang, rễ tơ

kiểm tra ngẫu nhiên có số lượng không bình thường chiếm số lượng 1/3-2/3.
Rễ non không có hoặc rất ít.
+ Cấp 4: Là những cây có cấp độ nặng hơn cấp 3 hoặc sắp chết, khó có
khả năng phục hồi.
* Phân cấp mức độ rệp sáp hại rễ: được chia làm 3 cấp theo số lượng
rệp phân bố ở phần thân ngầm dưới mặt đất.
+ Cấp 1: Mức độ bị hại nhẹ: 15-30 con/gốc.
+ Cấp 2; Mức độ bị hại trung bình: 30-70 con/gốc.
+ Cấp 3: Mức độ bị hại nặng:>70 con/gốc hoặc có nhiều tổ măng sông
trên rễ.
* Tỷ lệ hại(P%)= (n/N)*100
Trong đó P% : Tỷ lệ trụ bị hại.
N : Số trụ bị hại.
N : Tổng số trụ điều tra.
* Mức độ hại (R%) =
100*
*
)*(
VN
vn

Trong đó:

)*( vn
: tổng của tích số giữa cây bị hại và trị số cấp
bị hại tương ứng.
N : tổng số cây(trụ) điều tra.
V : cấp hại cao nhất.
9
4.4.3. Phương pháp nghiên cứu thí nghiện trong phòng.

4.4.3.1. Phương pháp điều tra thu thập xử lý bảo quản các mẫu vật.
- Định kỳ điều tra thu thập và đánh giá 15 ngày/lần.
- Phương pháp thu thập mẫu:
Đối với mẫu lá bị bệnh thu thập theo 4 hướng, lấy mẫu lá ở phần gốc,
giữa tán và trên ngọn cây tiêu.
Đối với mẫu đất được lấy ở độ sâu cách mặt đất từ 0-30cm, mỗi gốc lấy
2 mẫu nằm đối xứng qua gốc tiêu, mỗi mẫu lấy 1kg.
Đối với mẫu rễ được lấy từ các cây dự đoán bị tuyến trùng phá hại.
- Phương pháp bảo quản mẫu:
Các mẫu rễ và lá sau khi thu thập về cần được rửa sạch. Nếu các mẫu
vật( kể cả các mẫu lá, rễ, đất) chưa được đem phân tích ngay thì phải được
bảo quản trong tủ lạnh.
4.4.3.2. Phương pháp nghiên cứu, phân tích, giám định.
* Phương pháp phân lập nấm: Mẫu rễ sau khi mang về được rửa sạch
trên vòi nước mạnh, để khô và cắt thành từng đoạn nhở từ 0.5-1.0cm, khử
trùng bằng dung dịch HgCl
2
0.1% trong một phút, để mẫu khô và cấy vào môi
trường PGA.
Định danh nấm theo khoá phân loại C.Booth(1971) The genus
Fusarium; H.L Barnett(1960) Illustrated of imperfeet gungi.
* Phương pháp xác định thành phần và mật độ một số tuyến trùng.
- Phương pháp trích ly tuyến trùng từ đất:
Tuyến trùng từ đất được ly trích theo phương pháp phễu lọc Bearmann
có cải tiến: Cân 50g đất cho vào rây có đường kính 10cm trong có giấy lọc.
Đặt rây vào đĩa petri, cho nước ngập đến 1/2 rây. Các loại tuyến trùng sẽ đi
qua máy lọc và rơi xuống đĩa petri, thời gian lọc là 24 giờ, sau đó quan sát
tuyến trùng dưới kính hiển vi soi nổi.
- Phương pháp ly trích tuyến trùng từ rễ.
10

Tuyến trùng từ rễ được ly trích bằng phương pháp lọc qua
rây(Maceration Sieving method): rửa sạch mẫu dưới vòi nước chảy, để khô
rồi cắt thành từng đoạn 0.5-1.0cm. Cho rễ vào máy xay sinh tố có chứa 100ml
nước cất, xay 3 lần, mỗi lần 10 giây, sau mỗi lần nghỉ 5 giây. Sau đó cho hỗn
hợp xay qua rây.
- Định danh tuyến trùng theo khoá phân loại F.Mai và H. Hlyon(1972)
Pictoria Key to genera ò plant Parasitic nematodes.
4.4.4. Phương pháp sử lý số liệu và tích toán.
- Số liệu sử lý theo phương pháp thống kê sinh học( Gomes, K.A và
Gomes A.A, 1998).
- Một số công thức tính.
tổng số sâu điều tra
+ Mật độ sâu hại(con/trụ) =
tổng số trụ điều tra
+ Tỷ lệ hại tính theo công thức:
TLB ( % ) = (n/N )* 100
Trong đó: n: là tổng số cây bị hại.
N: Tổng số cây điều tra.
+ Mức độ hại: (R%) =
100*
*
)*(
VN
vn

Trong đó:

)*( vn
: tổng của tích số giữa cây bị hại và trị số cấp bị hại
tương ứng.

N: tổng số cây(trụ) điều tra.
V: cấp hại cao nhất.
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiện của từng vùng , thu thập tài liệu liên quan
- Sơ thám thực địa , quan sát thu thập mẫu vật . Khái quát sơ bộ nắm
tình hình sâu bệnh hại , từ đó chọn ô , lô điều tra tỉ mỉ sao cho đặc trưng , điển
hình .
11
4.3.2. Phương pháp điều tra tỉ mỉ .
- Thời gian điều tra định kỳ 10-15 ngay/lần.
- Phương pháp điều tra ngẫu nhiên .
- Chỉ tiêu theo dõi đối với sâu hại chính .
+ Tỷ lệ hại : TLH(P%)= n/N.100
Trong đó : n : cây (cành, lá) bị hại .
N : Tổng số cây (cành , lá) điều
+ Mức độ hại R%
- Chỉ tiêu theo dõi đối với bệnh hại chính .
Tỷ lệ bệnh : TLB(%) =
100*
B
A
Trong đó : A : Số cây bị bệnh (hoặc bộ phận bị bệnh)
B : Tổng số cây điều tra ( hoặc bộ phận điều tra)
+ Đánh giá mức độ phổ biến của bệnh .
+ Phân cấp bệnh .
+ Chỉ số bệnh (R%)
R = (v.n/N.V)*100
Trong đó: v: chỉ số cấp bệnh ở mỗi cấp tương ứng.
n: Số lá bị hại trong mỗi cấp.
V: Chỉ số cấp bệnh cao nhất
N: tổng số lá điều tra.

4.3.3. Phương pháp nghiên cứu dặc điểm sinh vật học cảu tác nhân gây bệnh.
4.3.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái.
- Yếu tố vô sinh.
+ Nhiệt độ
+ Ẩm độ
+ Đất đai.
- Yếu tố sinh vật.
+ Tuổi cây
12
+ Giống cây
+ Tình hình sinh trưởng, phát triển của cây.
4.3.5. Xác định nguyên nhân gây bệnh.
- Dựa vào triệu chứng
- Dựa vào quan sát dưới kính hiển vi.
- Dựa vào phương pháp nuôi cấy nấm.
13
PHẦN V
DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Rệp sáp hại rễ là một loài sâu hại tương đối phổ biến trên nhiều loại cây
trồng nông nghiệp, phổ ký chủ của nó tương đối rộng. chúng thường ký sinh
và gây hại ở cổ rệp và phần thân ngầm dưới mặt đất.
Do rệp ký sinh và gây hại ở các bộ phận dưới mặt đất nên thuờng khó
phát hiện Rệp kí sinh và hút nhựa cây ở bộ phận rễ làm cho rễ cây phát triến
không bình thường. Khi cây bị rệp sáp kí sinh gây hại ở mức độ nhẹ thì bộ rễ
chưa bị tổn thương nhiều nên vẫn giữ được khả năng hút nước và các chất
dinh dưỡng, do vậy mà các triệu chứng ở các bộ phận trên mặt đất thường
không biểu hiện rõ ràng hoặc thậm chí còn không biểu hiện.Nhưng khi cây
tiêu đã bị rệp sáp kí sinh gây hại ở mức độ nặng thì rễ cây gần như không giữ
được vai trò hút nước và chất dinh dưỡng cho cây tiêu làm cho cây bị vàng úa
rồi chết.Trong quá trình điều tra chúng tôi thấy rằng đối với những vườn có

rệp sáp kí sinh gây hại thường có sự xuất hiện của các đàn kiến đen di theo
hút dịch ngọt do rệp sáp tiết ra .Ở rễ các cây tiêu bị rệp sáp gây hại nặng ta
thấy rệp sáp bám dày đặc xung quanh và khi đến mưa nhiều thì chúng tạo
thành các màng măng để bảo vệ Rễ có rệp gây hại thường sau một thời gian
sẽ bị đen lại và thối do nấm bệnh phát triển mạnh .Ngoài ra loài rệp sáp này
còn gây hại trên cả lá và chùm quả của cây hồ tiêu.
5.1.2.2 Tìm hiểu đặc điểm về hình thái và sinh vật học của rệp sáp giả
preudococous citri Risto:
Rệp sáp hại rễ cây trồng là loại côn trùng biến thái hoàn toàn. Trong quá
trình sinh trưởng và phát dục chúng trải qua 3 giai đoạn trứng, rệp con và rệp
trưởng thành. Mỗi giai đoạn chúng có một số đặc điểm về hình thái đặc trưng
như sau:
14
+ Trứng: Trứng rệp sáp có hình bầu dục, màu trắng nhạt, phía ngoài là vỏ
trứng, trên đầu trứng là noãn khổng để qua đó tinh trùng chui vào thụ tinh. Kích
thước trứng từ 0,35 x 0,20mm.
Khi trứng còn ở trong bụng rệp sáp sau khi đã thụ tinh thì phát triển qua
các giai đoạn khác nhau.
+ Rệp non: Các trứng sau khi đã thụ tinh đã qua các giai đoạn phát triển
ở bên trong thì nở ra rệp con. Rệp mới nở có chiều dài khoảng 0,4mm, cơ thể
có màu hồng thịt, hình bầu dục hơi thóp lại ở phần đầu. Sau vài ngày định cư
hút nhựa cây, trên mình rệp sáp xuất hiện các sợi sáp màu trắng. Các sợi sáp
và các chất bài tiết phát triển về số lượng và kích thước theo tuổi rệp non.
+ Rệp trưởng thành: Kích thước dài từ 3,0 – 3,5mm, rộng 1,5 – 2,0mm.
Toàn thân được bao phủ một lớp sáp màu trắng. Trên lưng rệp có 3 lỗ bài tiết
liên tục tiết ra các dạng bài tiết dạng sương ngọt. Các đốt cơ thể phân rõ, hai
bên có dạng tua và cơ thể có 18 cặp tua ngắn, cặp thứ 17 dài hơn 1,5 lần so
với các cặp khác. Con cái không có cánh, con đực có cánh dài hơn cơ thể,
cuối bụng có một cặp đuôi rất dài.
* Đặc điểm sinh vật học và quy luật phát sinh:

Rệp sáp hại trên rễ tiêu, có thể sinh sản bằng phương thức hữu tính
hoặc đơn tính. Rệp non đẻ ra thường nằm trong xoang đẻ nếu điều kiện môi
trường không thuận lợi. Rệp non sau khi ra khỏi xoang đẻ, chúng bò đến phần
rễ thích hợp để ký sinh hút nhựa cây. Khi hút nhựa cây chúng thường tiết ra
chất ngọt trong suốt. Do đó các loại kiến thường bò đến ăn và khi các đàn
kiến này bò đi nơi khác thì chúng làm nhiệm vụ phân tán mở rộng phạm vi
phân bố rệp. Khi chúng tôi điều tra tại thực địa bên cạnh rệp sáp còn có nấm
và mối (Termitidae) thường có mặt bên cạnh rệp sáp định cư. Các loài mối
này thường ăn biểu bì vỏ cây đã chết ở cổ rễ và gốc cây. Rệp sáp ký sinh ngay
ở phần vỏ cây non còn sống. Trong điều kiện bình thường rệp sáp thường ký
sinh từ cổ rễ cây cách mặt đất từ 5- 7 cm, sau đó mới lan đến phần rễ ngang,
xuống sâu đến phần rễ cọc. Rệp sáp dùng vòi chích hút nhựa cây làm cho cây
15
suy yếu về mặt dinh dưỡng đồng thời làm cho rễ cây không hút được chất
dinh dưỡng nên cây trở nên còi cọc, vàng úa. Chính vì vậy mà cũng làm ảnh
hưởng đến hình thái, năng suất, chất lượng sản phẩm thu hoạch. Trong trường
hợp rệp sáp định cư nhiều và gây hại nặng (>100 con/cây) có thể làm cây tiêu
bị chết hoặc chuyển màu vàng úa tương tự như triệu chứng thối rễ do nấm
hoặc tuyến trùng hại rễ trực tiếp gây ra. Do đặc điểm các loài rệp sáp sau khi
ký sinh hút dịch nhựa cây chúng thường tiết ra các chất ở dạng sương ngọt –
đây là môi trường thuận lợi cho các loại nấm bệnh phát triển. Nên thường sau
khi bị rệp sáp gây hại nặng thì xuất hiện các loại bệnh hại dễ dẫn đến cây tiêu
kiệt sức và chết chết một cách nhanh chóng. Mặt khác ngoài rệp sáp là
nguyên nhân làm xuất hiện các bệnh hại trên cây tiêu thì một số tác nhân
nước mưa cùng với một số loài côn trùng như kiến, mối…cũng là tác nhân
quan trọng giúp nấm bệnh lây lan và phát triển.
Khi điều kiện không thuận lợi, rệp sáp tạo thành các màng măng xông.
Màng măng xông thường có màu nâu, bao bọc xung quanh rễ và gốc của cây
tiêu gần giống như nốt sần của cây họ đậu và có rệp sáp sinh sống ở trong đó.
Theo một số nhà khoa học nghiên cứu thì màng măng xông này được tạo

thành là do sự tác động kết hợp giữa các loại nấm (tương tự như nấm
Polyprorus có trong đất) và rệp sáp. Trong trường hợp này cây không những
không trao đổi được chất dinh dưỡng với bên ngoài mà còn bị “nghẹt thở”,
nguyên nhân là do màng măng xông này làm cách ly rễ với đất. Theo kết quả
nghiên cứu chúng tôi thấy rằng khi ở các tháng đầu mùa mưa số lượng rệp sáp
ký sinh tăng lên đáng kể nhưng trong giai đoạn này thì chúng chưa tạo thành
các màng măng xông mà chỉ ký sinh hút nhựa cây, đồng thời tiết ra các chất
tiết trên lưng dạng sương ngọt với số lượng lớn. Chính xác chất tiết này đã là
môi trường làm kết dính với các lông sáp trên lưng và đất tạo nên màng mưng
xông. Khi mưa nhiều đất đai bị ngập úng, điều kiện sống không thuận lợi
chúng hình thành các màng măng xông để bảo vệ. Rệp trưởng thành sống và
sinh sản bên trong màng măng xông cách ly nhiệt, độ ẩmvơi điều kiện môi
16
trường bên ngoài và ngăn cản sự thấm của các chất bên ngoài. Đặc tính này
giúp cho các loài rệp sáp có thể sống và phát triển trong những điều kiện môi
trường không thuận lợi và chống lại các loại thuốc hoá học khi xịt phòng trừ
chúng. Màng măng xông này là tổ để rệp sáp sống trong đó, giúp chúng có
thể tồn tại để phát triển qua mùa sau. Đây là một khó khăn rất lớn trong công
tác phòng trừ chúng.
Quá trình sinh trưởng phát dục của rệp sáp đwocj thực hiện theo 2 kiểu:
Kiểu biến thái hoàn toàn đối với rệp sáp cái và biến thái hoàn toàn đối với rệp
sáp đực.
Quá trình phát triển của rệp sáp thường có 3 giai doạn:
Trứng Rệp con Rệp trưởng thành
Rệp sáp sinh trưởng và phát triển quanh năm, chúng liên tục đẻ trứng
ngay cả trong những điều kiện không thuận lợi thì chúng vẫn có khả năng đẻ
trứng trong màng măng xông. Như vậy sức sinh sống của rệp sáp là rất lớn.
Tuy nhiên qua điều tra cho thấy rệp sáp sinh trưởng phát triển và dẻ trứng
thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa. Do ở mùa nắng điều kiện môi trường
không thuận lợi và cây sinh trưởng chậm nên cây tích luỹ chất dinh dưỡng

trong vỏ và rễ cây kém, đến khi mưa xuống điều kiện đất ẩm hơn cộng thêm
với công tác chăm sóc xới xáo, làm cỏ, bón phân nên trong thời kỳ này cây
tiêu sinh trưởng và phát triển mạnh, cây tích luỹ được nhiều chất dinh dưỡng
trong vỏ và trong rễ cây. Như vậy nguồn thức ăn trở nên dồi dào vì vậy mà
trong thời gian này rệp sáp sinh trưởng và phát triển rất mạnh.
Thời gian một vòng đời biến động theo các yếu tố sinh thái bên ngoài.
Trong điều kiện nhiệt độ từ 25 - 30
0
c, vòng đời trung bình của rệp sáp khoảng
30 - 38 ngày.
Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu nhìn chung là thuận lợi cho
rệp sáp phát sinh phát triển mạnh. Qua điều tra theo dõi, chúng tôi thấy thời
gian của các giai đoạn phát triển của rệp sáp như sau:
+ Giai đoạn ủ trứng từ 2,5 – 4,0 ngày.
17
+ Giai đoạn rệp non: thường trải qua 3 giai đoạn, giai đoạn ủ trứng
khoảng 2,5 - 4,0 ngày, giai đoạn rệp tuổi 1 khoảng 5 – 7 ngày,giai đoạn tuổi 2
khoảng 4 - 5 ngày.
+ Giai đoạn rệp trưởng thành thường kéo dài khoảng 17 – 22 ngày.
Thời gian đẻ của rệp sáp thường kéo dài từ 6 – 9 ngày.
Sự phân bố và gây hại của rệp sáp hại rễ là do đặc tính di truyền của nó
quyết định. Rệp sáp hại rễ hầu như có mặt ở khắp nơi và gây hại trên nhiều
loại cây trồng khác nhau, từ các loại cây nông nghiệp ngắn ngày đến các cây
công nghiệp dài ngày. Tuỳ từng loài cây trồng mà mức độ gây hại nặng hay
nhẹ. Nhưng bên cạnh đó sự có mặt của rệp sáp nhiều hay ít cũng là do điều
kiện ngoại cảnh quyết định. Nếu điều kiện ngoại cảnh thuận lợi, nguồn thức
ăn dồi dào thì chúng sẽ mau chóng gia tăng về mặt số lượng và một điều tất
yếu đó là sự phá hại cây trồng trở nên nghiêm trọng hơn. Rệp sáp được coi là
một đối tượng rất khó phòng trừ trong nông nghiệp do cơ thể có phủ một lớp
lông sáp nên nó có khả năng thấm thuốc hoá học khi tiến hành xịt thuốc.

Đồng thời khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ tạo nên màng măng xông bảo
vệ và sinh sống bên trong. Vòng đời ngắn, sinh sản nhanh và số con đẻ mỗi
lứa nhiều đã tạo cho chúng điều kiện thuận lợi trong việc lây lan nhanh
chóng. Tại địa điểm nghiên cứu hầu như ở các vườn tiêu đều bị rệp sáp gây
hại ở mức độ từ trung bình đến nặng. Sở dĩ như vậy là vì điều kiện tự nhiên ở
khu vực này tương đối thuận lợi cho sự phát triển của chúng trong khi đó
người trồng tiêu chưa thực sự hiểu rõ được quy luật phát sinh và phát triển
của chúng nên khi thấy rệp sáp xuất hiện và gây hại nặng thì người dân chỉ
chọn biện pháp hoá học để trừ rệp sáp. Nhưng ta thấy rằng khi rệp sáp phát
sinh mạnh thì việc phòng trừ bằng thuốc hoá học sẽ mang lại hiệu quả cao tại
vì tập đoàn rệp sáp dày đặc thêm trên cơ thể chúng có bao phủ một lớp sáp có
tác dụng chống thấm. Như vậy việc điều tra nghiên cứu để tìm ra quy luật
phát sinh phát triển của rệp sáp hại rễ là rất cần thiết. và dựa trên cơ sở đó xác
định được giai đoạn phát triển nào của rệp sáp hại rễ thuận lợi nhất cho công
18
tác phòng trừ chúng là vấn đề mang nhiều ý nghĩa. Do đề tài chỉ thực hiện
trong một thời gian ngắn nên chúng tôi chỉ mới bước đầu đánh giá được một
cách sơ bộ chứ chưa mang tính khái quát cao.
Cho đến nay công tác phòng trừ rệp sáp chưa thật sự đạt kết quả cao.
Ngoài biện pháp dùng thuốc hoá học để phòng trừ rệp sáp, các nhà nông
nghiệp cũng đã tiến hành nghiên cứu để đưa ra các chế phẩm sinh học diệt trừ
rệp sáp. Theo nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả thì việc nghiên cứu để tìm ra
các chế phẩm sinh học diệt trừ rệp sáp có nhiều khả quan. Việc sử dụng các
chế phẩm sinh học trong công tác phòng trừ rệp sáp sẽ giúp cho môi trường
sống không còn bị ô nhiễm như khi sử dụng các loại thuốc học độc hại, đồng
thời cải thiện được điều kiện đất đai, làm cho cây trồng sinh trưởng và phát
triển tốt và cuối cùng là đạt được mục tiêu tạo nên một nền nông nghiệp bền
vững dài lâu. Hy vọng một ngày không xa nữa chúng ta sẽ không còn lo ngại
khi lựa chọn các giải pháp phòng trừ sâu hại cây trồng, đặc biệt là các loài
dịch hại nguy hiểm.

5.1.3. Diễn biến mật độ rệp sáp qua qua các lần điều tra:
Trong quá trình điều tra nghiên cứu các loài sâu gây hại trên cây tiêu
chúng tôi nhận thấy rằng loài rệp sáp hại rễ (Pseudococus citri Risto) là phổ
biến nhát và gây ra thiệt hại nặng nhất trong các loài sâu hại trên cây tiêu.
Cho nên từ đó chúng tôi đã tiến hành theo dõi diễn biến mật độ của chúng qua
các lần điều tra để biết được quy luật phát sinh và phát triển của chúng.
Tỷ lệ xuất hiện trung bình.
Tỷ lệ xuất hiện tương đói nhiều.
Qua bảng 5.2.1 cho thấy bệnh lá vàng lá và bệnh lá héo chết nhanh ở
cây tiêu thiệt hại nặng hơn so với các bệnh khác ở trên cây tiêu tại địa điểm
nghiên cứu .Cho nên chúng tôi tập trung điều tra, nghiên cứu và đề xuất một
số biện pháp phòng trừ đối với bệnh vàng lá và bệnh héo chết nhanh.
5.2.2. Bệnh vàng lá chết chậm ở cây tiêu.
5.2.2.1 Triệu chứng, nguyên nhân gây ra bệnh vàng lá chết châm ở cây tiêu.
19
Triệu chứng:
Trên đồng ruộng bệnh thường biểu hiện cục bộ, lúc đầu chỉ có một cây
sinh trưởng kém, cò các cây xung quanh sinh trưởng phát triển tốt. Tiệu
chứng vàng lá tiêu thường xuất hiện chậm và kéo dài.Triệu chứng vàng lá tiêu
biểu hiện ở cả phần khí sinh và phần rễ dưới mặt đất.
Triệu chứng bệnh trên mặt đất: Triệu chứng ban đầu ta thấy rõ là cây
ngừng sinh trưởng, lá bị vàng từ dưới tán vàng lên tren tán, vàng từ trong tán
vàng ra, do vậy mà các lá già thường vàng trước, sau đó héo và rung, tiếp theo
là các đốt bị rụng. Tốc độ vàng ở lá mùa khô thường nhanh hơn. Nếu bị nặng
cây sẽ khô và chết còn nếu bệnh nhẹ thì có thể dùng thuốc để chữa trị.Triệu
chứng vàng lá do bệnh này gây ra giống như triệu chứng cây thiếu nước và
dinh dưỡng. Những cây bị bệnh thường ra hoa và đậu quả kém dẫn đến năng
xuất và chất lượng giảm.
Triệu chứng bệnh dưói mặt đất: Hệ thống rễ phát triển kém, rễ coa nốt
sần, những nốt sần này có thể xuất hiện riêng lẻ hay tạo thành từng chuỗi

đồng thời trên rễ còn có triệu cứng của nấm bệnh gây hại.Nếu cây bị bệnh ở
mức độ trung bình thì trên rễ chỉ xuất hiện những chấm nhỏ màu đen, còn cây
bị bệnh nặng thì rễ bị thối cả những rễ nhỏ và rễ lớn ở các mức độ khác nhau.
Tác nhân gây hại:
Chúng tôi thống nhất với nhiều tác giả là bệnh vàng lá chết chậm
nguyên nhân chủ yếu do tuyến trùng Meloidogyne incognita phối hợp với
nấm Fusarium solani gây hại. Ngoài tuyến trùng Meloidogyne incognita còn
có các loài tuyến trùng hại rễ khác như Fratylenchus sp. , Tylenchus sp.,
Helicotylenchus sp Tuyến trùng thường tấn công trước, tạo ra những vết
thương và nốt sưng trên rế sau đó nấm xâm nhập làm thối rễ dẫn đến triệu
chứng cây chậm sinh trưởng, vàng lá, tháo đodts rồi chết.
5.2.2.5. Đặc điểm sinh hoc của Meloidogyne incognita.
Phân bố: Meloidogyne incognita ký sinh trên nhiều loại cây trồng và
được thấy hầu hết ở các nước trên thế giới: Costaria, Peru, Elsalvador… Một
20
số loài Meloidogyne khác được tìm thấy ở các nước Châu phi:Tanzania,
Angoia…va một số nước Nam á như: Ấn độ, Indonesia … Phạm vi phân bố
của Meloidogyne rất rộng hầu chúng có mặt ở khắp các vùng đất nông nghiệp
trên thế giới.
* Đặc điểm cấu tạo của Meloidogyne.
Tuyến trùng Meloidogyne có cấu tạo hình giun và kích thước cơ thể
nhỏ bé, dài từ 0,2-1,0mm, chiều rộng thân không đồng đều theo chiều dài của
cỏ thể. Ở loài này tuyến trùng cái phát triển mạnh về chiều ngang, vỏ thân dày
và ít hoặc không di đọng. Cỏ thể thường có cấu tạo hình quả chanh, phần dưới
con cái phát triển hơn nhiều so với phàn đầu. Tuyến trùng có màu trắng trong
nên có thể quan sát chúng dưới kính hiển vi so nổi .Phía đầu ở chính giữa có
miệng chích hút, vòi chích hút dài khoảng 14
m
µ
.

Vỏ tuyến trùng vó tần cutin bao bọc không thấm nước, trong suốt, nhẵn
bóng, hoặc hơi gợn. Nhờ có tầng này mà giúp ngăn cản các chất thấm vào cơ
thể chúng, bảo vệ cho khả năng nhuộm màu. Vì tuyến trùng không có khả
năng tái sinh nên một vết thương nhỏ cũng làm chúng bị chết.
Ngoài ra tuyến trùng có miệng, hệ tiêu hoá, hệ sinh dục, hệ thần kinh
và bài tiết là các cơ quan quan trọng của tuyến trùng. Còn hệ thống hô hấp thì
đơn giản, phát triển không rõ rệt. Trong số các cơ quan bên trong thì chỉ có cơ
quan tiêu hoá và sinh dục là phát triển hoàn thiện nhất. Hệ thần kinh cũng chỉ
là những vòng dây thần kinh đơn giản ở quanh đường tiêu hoá. Hệ thống bài
tiết cũng rất đơn giản chỉ là một lỗ bài tiết thường nằm ở khoảng giữa thân.
Giữa vỏ cơ thể và các cơ quan bên trong là một thể xoang mà trong đó chứa
đầy dịch thể không màu (Giáo trình bệnh cây nông nghiệp- Nhà xuất bản
Nông nghiệp) [262].
Bộ phận sinh dục của tuyến trùng đực và cái rất k hác nhau. ở tuyến
trùng cái có buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung và lỗ giao phối. Lỗ giao phối
thường nằm ở giữa thân có hình bầu dục có các đường vân phía trên tạo ra
21
các đường nhăn đều đổ xuống hai bên. Bộ phận sinh dục đực gồm dịch tinh
hoàn, ống dẫn tinh và gai giao phối (Spicula).
Trứng của tuyến trùng hình tròn, hoặc hình bầu dục. Trứng của tuyến
trùng Meloidogyne incognita được nằm trong túi trứng, túi có tác dụng bảo vệ
trứng trong các điều kiện thời cảnh bất lợi.
* Đặc điểm sinh sản và phát triển của tuyến trùng.
Tuyến trùng Meloidogyne incognita là loại sinh sản hữu tính. Với cấu tạo
bộ máy sinh dục rất phát triển nên khả năng sinh sản của chúng cũng rất lớn.
Tỷ lệ đực cái trong quá trình sinh sản theo phương pháp hữu tính phụ
thuộc vào nhiều yếu tố. Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng nhiều tới quá trình
sinh sản và phát triển qua các giai đoạn từ tuyến trùng non đến tuyến trùng
trưởng thành để phân giới đực cái. Tuyến trùng cái là loài Meloidogyen sp.
Tăng khi bón ít kali và với tác động của điều kiện ngoại cảnh từ tuyến trùng

con tuổi hai có thể phát triển thành tuyến trùng trưởng thành có cơ quan sinh
dục cái lại vừa có cơ quan sinh dục đực.
+ Sự hình thành trứng, sự thụ tinh và phát triển của trứng.
Trứng của tuyến trùng được hình thành trong cơ thể mẹ và phát triển trong tế
bào trứng. Trứng sau khi thụ tinh phát triển trong túi trứng. Một con tuyến
trùng cái có thể đẻ từ 2000 - 28000 trứng. Số lượng trứng nở được bao nhiêu
là phụ thuộc hoàn toàn vào sự thụ tinh của trứng trong túi đựng trứng và còn
phụ thuộc vào những ảnh hưởng của tính chất lý hoá học và đặc điểm sinh
thái của môi trường sống.
+ Chu kỳ phát triển của tuyến trùng:
Chu kỳ phát triển của tuyến trùng bao gồm giai đoạn phát triển trong
vỏ trứng đến tuyến trùng non, tuyến trùng trưởng thành phân rõ giới tính đực
cái. Tuyến trùng non phát triển từ trứng sang tuổi 1. Khi hoàn thành tuổi 2
chúng bắt đầu ăn để bước sang tuổi 3. Tuổi 5 là tuổi tuyến trùng bước sang
giai đoạn trưởng thành, đây cũng là tuổi mà cơ quan sinh dục phát triển hoàn
thiện nhất. Tuyến trùng trưởng thành của Meloidogyne có dạng hình quả lê,
22
hình cầu, chiều ngang phát triển bằng kích thước chiều dài nằm trong tế bào
thực vật không giống như tuyến trùng non về hình dạng, tuyến trùng
Meloidogyne có dạng biến thái hoàn toàn.
Trong quá trình phát triển tuyến trùng bắt đầu ăn ở tuổi 2 và bắt đầu di
động, các cơ quan bên trong tiếp tục phát, hình thành lớp vỏ cutin mới. Sự
phát triển chiều ngang của tuyến trùng nốt sưng Meloidogyne incognita
không thoát khỏi lớp vỏ cutin cũ của chúng nên giai đoạn tuổi 3 và tuổi 4 của
tuyến trùng không ăn.
Tuyến trùng phát triển thành một vòng đời phụ thuộc rất nhiều vào điều
kiện ngoại cảnh mà nhiệt độ có ý nghĩa to lớn nhất. Nếu nhiệt độ thích hợp thì
chu kỳ phát triển của tuyến trùng là ngắn nhất. Nhiệt độ thấp nhất của loài
Meloidogyne incognita là 3-5
0

C và cao nhất là 30-38
0
C. Nếu nhiệt độ tăng
lên trên 40
0
C liên tục sẽ làm chết tuyến trùng. Ngoài ra loài cây ký chủ, tuổi
sinh trưởng và trạng thái sinh lý của cây cũng ảnh hưởng đến chu kỳ sinh
trưởng của tuyến trùng. Thời gian hoàn thành một vòng đời của tuyến trùng là
32-42 ngày. Phân Kali ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của tuyến trùng. Phân
đạm kích thích tuyến trùng cái phát triển.
A - trứng; b - tuyến trùng con tuổi 2; c - tuyến trùng cái tuổi 3; d -
tuyến trùng cái tuổi 4; c - con cái trưởng thành; c
1
- tuyến trùng đực tuổi 3; d
1
-
tuyến trùng đực tuổi 4; g - con đực trưởng thành.
* Khả năng sống, xâm nhiễm và lan truyền:
Meloidogyne incognita có thể sống trong rễ, trong đất và tồn tại trong
đất một thời gian dài ở dạng trứng và ấu trùng tuổi 2. Sau 6 tháng nhổ bỏ cây
ký chủ vẫn còn Meloidogyne incognita trong đất. Trong các giai đoạn sinh
trưởng thì ấu trùng tuổi 2 là tác nhân xâm nhiễm vào rễ non hoặc điểm sinh
trưởng của rễ. Khi xâm nhập vào rễ, chúng dùng kim chích chọc thủng tế bào
phần trụ bì của rễ và tiết ra các men tiêu hoá để phân huỷ màng tế bào và hút
dịch nhựa cây để sống. Dưới tác dụng của các men tiêu hoá này, màng tế bào
mất đ, số lượng nhân trong tế bào tăng lên tạo nên tế bào khổng lồ có nhiều
23
nhân. Do vậy có rễ tiêu bị tuyến trùng Meloidogyne incognita gây hại thì rễ
tạo thành những nốt sần. Tuỳ theo số lượng tuyến trùng, thời gian gây hại mà
những nốt sần này có thể nhỏ vài milimét hay lớn đến vài centimét. Khi bẻ

những nốt sần này có thể quan sát được những con tuyến trùng Meloidogyne
incognita cái. Tuyến trùng Meloidogyne incognita có thể lan truyền từ vùng
này sang vùng khác. Lan truyền ra đồng ruộng từ cây con nhiễm tuyến trùng
trong vườn ươm, lan truyền theo nguồn nước do mưa, tưới. Lan truyền theo
các tàn dư thực vật nhiễm bệnh, lan truyền theo các công cụ lao động, theo
động vật và con người.
* Sự phối hợp gây hại giữa tuyến trùng và các tác nhân gây hại khác:
Tuyến trùng sử dụng dịch cây trồng làm thức ăn bằng cách dùng kim
chích hút thức ăn từ mô thực vật gây tác hại đáng kể cho quá trình sống và
trao đổi chất trong cây. Tuyến trùng Meloidogyne sp, khi phân giả thức ăn
chúng kích thích quá trình hoạt động làm tăng thành phần auxin ở trong cây.
Do đó kích thích phân chia tế bào tạo ra các tế bào khổng lồ chứa thức ăn và
tuyến trùng tồn tại trong đó sử dụng thức ăn liên tục, hình thành các u sưng và
sau đó sinh ra các chùm rễ phụ (rễ thứ sinh) ở phàn gốc thân sát mặt đất. Rễ
cây bị tổn thương là điều kiện tốt để các tác nhân khác xâm nhập vào gây
bệnh cho cây tiêu, mà đặc biệt là các nấm gây hại trên cây tiêu. Sự tác động
liên quan giữa tuyến trùng và nấm gây bệnh là rất phức tạp và phổ biến cùng
gây hại cho cây. Một số loài nấm xâm nhập vào tế bào thực vật qua vết
thương cơ giới do tuyến trùng gây ra như nấm Fusarium sp, phytophthora,
phytophthora palmivora Sự phân giải các axitamin của hệ thống men tuyến
trùng rất phù hợp cho sự phát triển của nấm bệnh nhiều kết quả ghi nhận rằng
khi tuyến trùng Meloidogyne incognita phối hợp gây hại cùng với nấm
Phytophthora capsisi, phytophthora palmivora, và nấm Fusarium soloni thì
cây tiêu bị hại nhanh chóng và chết nhanh hơn khi bị tuyến trùng xâm nhập.
* Phạm vi cây ký chủ cuả tuyến trùng Meloidogyne incognita :
24
Loài tuyến trùng Meloidogyne incognita có phạm vi cây ký chủ lớn gồm
nhiều loại cây trồng từ nhiều họ cây trồng khác nhau (Whitehead,1998) như các
loại rau, ngũ cốc, cây ăn quả, cỏ dại, cây cảnh, ca cao, chuối, cà phê…
Ở Việt Nam loài Meloidogyne incognita ký sinh và gây hại trên gần

100 loài cây trồng khác nhau (Nguyễn Vũ Thanh và Nguyễn Ngọc Châu,
1993). Các loài cây ký chủ của Meloidogyne là các loài cây trồng và cây
hoang dại như: bía đỏ, cà chua, thuốc lá, thuốc lào, cà phê, cây gừng, tàu bay,
cây cỏ hôi (Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ Thanh, 1991).
* Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh tới sự phân bố và phát triển
của tuyến trùng Meloidogyne incognita gây hại trên rễ cây tiêu.
Sự hình thành tính ký sinh ở tuyến trùng: Giai đoạn đầu tiên của tuyến
trùng chuyển sang đời sống ký sinh là chúng sống ở vùng rễ non giàu chất
dinh dưỡng là các chất hữu cơ và vi khuẩn, ở đây đã thu hút tuyến trùng hoại
sinh. Giữa tuyến trùng và vi khuẩn trong đất có mối quan hệ chặt chẽ trong
hoạt động của hàng loạt các men. Ban đầu các men giúp nhau phân huỷ các
chất hữu cơ đang sống. Dần dần tính ký sinh của tuyến trùng tiến hoá hớn
trước bằng cách phân huỷ các mô tế bào bằng con đường cơ giới sau đó tiêu
hoấ chúng trong ruột. Các hoạt động sinh hoá của tuyến trùng được tăng
cường để thay thế vai trò vi khuẩn trước đây làm cho tuyến trùng trở thành
những ký sinh thực sự.
Mối quan hệ giữa tuyến trùng Meloidogyne với điều kiện ngoại cảnh:
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ:
Nhiệt độ và ẩm độ là hai yếu tố đặc biệt quan trọng trong sự phát triển
của tuyến trùng. Nhiệt độ là yếu tố có vai trò quan trọng trong sự phân bố và
phát triển của tuyến trùng. Loài tuyến trùng nốt sưng Meloidogyne incognita
thường phân bố ở nhiều vùng có thời tiết ấm. Tuyến trùng sẽ bị chết hoặc số
lượng bị giảm nhiều ở điều kiện khô hạn. Độ ẩm và nhiệt độ quá cao hay quá
thấp đều ảnh hưởng đến đời sống của tuyến trùng, chúng có thể chuyển snag
trạng thái tiềm sinh. Đó là một trong những biểu hiệnu tích ứng của tuyến
25

×