Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề KT 15ph Hóa 8 kỳ I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.86 KB, 5 trang )

Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT Năm học 2009 – 2010
Lớp: 8A… Môn: Hoá học 8 (bài số 1)
Họ và tên: ……………………. Thời gian: 15 phút (Không kể thời gian giao đề)
PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
Hãy điền các từ hoặc cụm từ thích hợp vào chổ trống để hoàn chỉnh nội dung sau:
“Chất được phân chia thành hai loại lớn là…(1)…… và……(2)……Đơn chất được
tạo nên từ một……(3)… , còn……(4)……được tạo nên từ hai nguyên tố hoá học trở
lên.
Có hai loại hợp chất là: hợp chất……(5)…….và hợp chất……(6)…….”
PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
Câu 1: (4 điểm)
Thế nào là phân tử ? phân tử khối?
Câu 2: (3 điểm)
Tính phân tử khối của:
a. Khí me tan, biết phân tử gồm 1C và 4H.
b. Cac bon đioxit, biết phân tử gồm 1C và 2O.
(Cho biết: C = 12, H = 1, O = 16)
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM:
PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Điền đúng mỗi từ hoặc cụm từ được 0,5 điểm
(1): đơn chất (2): hợp chất
(3): nguyên tố hoá học (4): hợp chất
(5): vô cơ (6): hữu cơ
PHẦN TỰ LUẬN: (7 diểm)
Câu 1: (4 điểm)
-Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện
đầy đủ tính chất hoá học của chất. (2 điểm)
-Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cac bon, bằng tổng nguyên tử
khối của các nguyên tử trong phân tử. (2 điểm)



Câu 3: (3 điểm)
a. Phân tử khối của khí me tan là: 12x1 + 4x1 = 16 đvC. (1,5 điểm)
b. Phân tử khối của cac bon đioxit là: 12x1 + 2x16 = 44 đvC. (1,5 điểm)
Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT Năm học 2009 – 2010
Lớp: 8A… Môn: Hoá học 8 (bài số 2)
Họ và tên: ……………………. Thời gian: 15 phút (Không kể thời gian giao đề)
PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
Chọn và khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Trong các hiện tượng sau đây, đâu là hiện tượng hoá học:
A- Nước đá để chảy thành nước lỏng.
B- Muối ăn tan trong nước thành nước muối.
C- Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra khí lưu huỳnh đioxit.
D- Thuỷ tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
E- Đá vôi bị phân huỷ thành vôi sống và khí cacbon đioxit.
Câu 2: (2 điểm)
Hãy chọn các từ hoặc cụm từ ( rắn, lỏng, hơi, phân tử, nguyên tử) điền vào chỗ còn
trống trong các câu sau đây:
“Trước khi cháy chất parafin ở thể …(1)…… Còn sau khi cháy ở thể … (2)…các……
(3)……Parafin phản ứng với các ……(4)……… khí oxi”

PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
Câu 3: (4 điểm)
Thế nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng hoá học ? cho mỗi hiện tượng một ví dụ.
Câu 4: (3 điểm)
Ghi phương trình chữ của các phản ứng hoá học sau:
a. Than cháy trong không khí ( phản ứng hoá học giữa than với oxi ) tạo ra khí cacbon
đioxit.
c. Axit clo hiđric tác dụng với canxi cacbonat tạo ra canxi clorua, nước và khí cacbon

đioxit .
c. Đường bị phân huỷ thành nước và than.
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM:
PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 điểm)
Câu 1: (1 điểm) HS chọn đúng mỗi ý được 0,5 điểm
Câu C và E
Câu 2: (2 điểm)
HS điền đúng mỗi ý được 0,5 điểm
(1): rắn
(2): hơi
(3): phân tử
(4): phân tử
PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
Câu3: (4 điểm)
-HS nêu đầy đủ hiện tượng vật lí được 1 điểm, lấy VD được 1 điểm.
-HS nêu đầy đủ hiện tượng hoá học được 1 điểm, lấy VD được 1 điểm.
Câu 4: (3 điểm)
a. Than + khí oxi

khí cacbon đioxit
b. Axit clohiđric + canxi cacbonat

canxi clorua + nước + khí cacbon đioxit.
c. Đường
o
t
→
nước + than
Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT Năm học 2009 – 2010
Lớp: 8A… Môn: Hoá học 8 (bài số 3)

Họ và tên: ……………………. Thời gian: 15 phút (Không kể thời gian giao đề)
PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 điểm)
Chọn và khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Nếu hai chất khí khác nhau mà có thể tích bằng nhau (đo cùng nhiệt đọ và áp
suất) thì:
A- Chúng có cùng số mol chất C- Chúng có cùng số phân tử
B- Chúng có cùng khối lượng D- Không thể kết luận được điều gì cả
Câu 2: Thể tích mol của chất khí phụ thuộc vào:
A- Nhiệt độ của chất khí C- Bản chất của chất khí
B- Khối lượng mol của chất khí D- Áp suất của chất khí
Câu 3: Số mol của 28 gam sắt (Fe) là:
A- 0,25 mol B- 0,5 mol C- 0,75 mol D- 1 mol
PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Thể tích mol của chất khí là gì ?
Câu 2: (4 điểm)
Hãy tính:
a. Số mol của 27 gam Al; 6,4 gam Cu.
b. Thể tích của 0,5 mol khí O
2
; 0,25 mol khí N
2
(ở đktc)
(Cho biết: Fe = 56, Cu = 64, Al = 27)

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM:
PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 điểm)
HS chọn đúng mỗi câu được 1 điểm .
Câu 1: A và C
Câu 2: A và D

Câu 3: B
PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
HS trả lời đúng mỗi ý được 1 điểm
- Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó.
- Một mol của bất kì chất khí nào (đo ở cùng nhiệt độ và áp suất) đều chiếm những thể
tích bằng nhau.
- Ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc) thể tích mol của các chất khí đều bằng 22,4 lit.
Câu 2: (4 điểm)
HS làm đúng mỗi câu được 1 điểm
a. -Số mol của 27 gam Al là:
n
Al
=
27
27
= 1 (mol)
-Số mol của 6,4 gam Cu là:
n
Cu
=
6,4
64
= 0,1 (mol)
b. -Thể tích của 0,5 mol khí O
2
(đktc) là:
Vo
2
= 0,5 x 22,4 = 11,2 (lit)

-Thể tích của 0,25 mol khí N
2
(đktc) là:
V
N
2
= 0,25 x 22,4 = 5,6 (lit)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×