LỜI MỞ ĐẦU
Dân số đông, trong đó một nửa dân số dưới 30 tuổi, chi tiêu dành cho tiêu
dùng liên tục tăng trong những năm gần đây là những lợi thế khiến cho thị
trường dịch vụ phân phối của Việt Nam có sức thu hút lớn đối với các tập đoàn
phân phối. Tuy nhiên, từ trước khi gia nhập WTO, hệ thống phân phối của nước
ta vẫn bị đánh giá là chưa phát triển và còn rất thô sơ. Tại thời điểm cuối năm
2006 thì người tiêu dùng tiếp cận hàng hóa vẫn thông qua hệ thống chợ, các cửa
hàng truyền thống, các cửa hàng bán lẻ độc lập, trong khi đó các trung tâm
thương mại hay đại siêu thị vẫn là một kênh phân phối còn khá xa lạ với người
tiêu dùng Việt Nam.
Với những lý do trên, trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, nhiều
nước thành viên đã đưa ra yêu cầu rất cao, đề nghị ta mở cửa tự do thị trường
dịch vụ phân phối và coi đây là điều kiện tiên quyết cho việc chấp nhận ta gia
nhập WTO. Sau sự kiện ngày 6/11/2006, Việt Nam chính thức được gia nhập
WTO, thị trường dịch vụ phân phối của ta có gì thay đổi? Sức ép của hội nhập
và cạnh tranh đã và đang đặt ra cho các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp cũng
như cả người tiêu dùng toàn xã hội một bài toán làm sao để thiết lập một hệ
thống phân phối hợp lý, hiện đại, hiệu quả phù hợp với tiến trình phát triển kinh
tế xã hội của đất nước. Bước sang những năm tiếp theo, ngành dịch vụ phân
phối của Việt Nam sẽ phát triển theo xu hướng nào?
Để trả lời những câu hỏi này, nhóm sinh viên chúng em thực hiện tiểu
luận với đề tài “Xu hướng phát triển ngành dịch vụ phân phối ở Việt Nam”.
Trong thời gian eo hẹp, tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
người đọc đóng góp ý kiến để nhóm sinh viên chúng em hoàn thành tiểu luận
được tốt hơn.
1
I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỊCH VỤ PHÂN PHỐI Ở
VIỆT NAM
Đến tháng 3-2005, nước ta đã có cam kết về mở cửa thị trường phân phối
cho hai nước là Mỹ (BTA: Hiệp định thương mại Việt – Mỹ) và Nhật Bản
(Hiệp định bảo hộ và xúc tiến đầu tư Việt – Nhật). Cam kết của Việt Nam trong
WTo đối với dịch vụ phân phối được thiết kế trên cơ sở Hiệp định thương mại
song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA). Tuy nhiên, do các thành viên WTO
coi BTA chỉ là khởi điểm để đàm phán nên cam kết của Việt Nam trong WTO
co nhiều uthay đổi so với BTA.
1. Phân loại
Theo phân loại của GATS, ta cam kết mở cửa dịch vụ phân phối (là một
trong 12 ngành dịch vụ) bao gồm
- Dịch vụ đại lý hoa hồng,
- Dịch vụ bán buôn,
- Dịch vụ bán lẻ,
- Dịch vụ nhượng quyền thương mại: dịch vụ này thực chất là một thỏa
thuận theo đó một nhà phân phối được phép sử dụng một hình thức
bán lẻ hoặc một thương hiệu nhất định,
- Dịch vụ phân phối khác.
2. Vai trò
Lĩnh vực dịch vụ phân phối giữ vai trò trung gian kết nối giữa người sản
xuất với người tiêu dùng; đồng thời góp phần đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng
hóa, rút ngắn thời gian hàng hóa lưu thông, giúp các nhà sản xuất nhanh chóng
thu hồi vốn để đầu tư tái sản xuất. Mặt khác, chi phí trong khâu phân phối được
chuyển vào giá bán cho người tiêu dùng, do vậy cạnh tranh trong dịch vụ phân
phối sẽ góp phần làm giảm chi phí phân phối và việc giảm giá bán cuối cùng
cho người tiêu dùng. Hơn nữa, bản thân hoạt động phân phối cũng tạo thêm lợi
2
ích cho người tiêu dùng thông qua việc tạo ra sự đa dạng về hàng hóa cung ứng,
tạo thuận tiện về địa điểm mua bán, thuận tiện về các dịch vụ bảo hành và cung
cấp thông tin.
Dịch vụ phân phối là hoạt động quan trọng của ngành thương mại trong
nền kinh tế quốc dân. Với việc thực hiện các chức năng lưu thông, phân phối và
là các mắt xích không thể thiếu trong hệ thống phân phối hàng hóa từ khâu sản
xuất tới người tiêu thụ cuối cùng, dịch vụ phân phối giữ vai trò quan trọng trong
quá trình thực hiện tái sản xuất mở rộng xã hội, góp phần quan trọng thúc đẩy
phát triển sản xuất, phát triển kinh tế và gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng.
Khi xã hội càng phát triển, trình độ phân công lao động xã hội, trình độ chuyên
môn hóa càng cao và nhu cầu của người tiêu dùng càng được các biệt hóa thì
vai trò của dịch vụ phân phối càng trở nên quan trọng. Phát triển dịch vụ phân
phối của Việt Nam sẽ tạo thêm giá trị gia tăng cho nền kinh tế, giúp tăng tỷ
trọng của dịch vụ trong cơ cấu kinh tế nước nhà, góp phần thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hội nhập và phát triển bền vững.
3
II. THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH DỊCH VỤ PHÂN PHỐI Ở
VIỆT NAM
Thị trường bán lẻ Việt Nam có sức thu hút lớn đối với các tập đoàn bán
lẻ do Việt Nam là nước có nền kinh tế phát triển nhanh trong vòng nhiều năm
qua; dân số đông, trong đó một nửa dân số dưới tuổi 30; chi tiêu của người tiêu
dùng tăng 16% và doanh số bán lẻ tăng 20% trong giai đoạn 2004 - 2005.
Doanh số bán lẻ thị trường Việt Nam được dự tính khoảng trên 20 tỷ USD mỗi
năm.
Theo số liệu của Bộ Thương mại trước đây, trong giai đoạn 2001 - 2005
doanh thu bán lẻ thị trường Việt Nam tăng bình quân 18%/năm, cao gấp khoảng
2 lần so với mức tăng trưởng bình quân của GDP cùng kỳ. Tuy nhiên, hệ thống
phân phối của ta vẫn chưa phát triển và còn thô sơ. Theo số liệu thống kê tại
thời điểm cuối năm 2006 thì hàng hoá đến người tiêu dùng chủ yếu vẫn qua hệ
thống chợ (khoảng 40%) và qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ độc lập, cửa hàng
truyền thống (khoảng 44%), qua hệ thống phân phối hiện đại (trung tâm thương
mại, siêu thị, cửa hàng tự chọn...) mới chỉ chiếm khoảng 10%, 6% là do nhà
sản xuất trực tiếp bán thẳng.
Về hình thức hiện diện (hình thức hoạt động), ngay khi gia nhập WTO ta
cam kết cho phép các nhà phân phối nước ngoài được lập liên doanh với đối tác
Việt Nam để cung cấp dịch vụ phân phối nhưng tỷ lệ vốn góp của phía nước
ngoài không được vượt quá 49%, kể từ ngày 1/1/2008, hạn chế 49% vốn góp sẽ
được bãi bỏ. Kể từ ngày 1/1/2009, ta cho phép lập doanh nghiệp phân phối
100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra, đối với dịch vụ nhượng quyền
thương mại, từ ngày 11/01/2007, các nhà đầu tư nước ngoài có thể lập chi
nhánh để cung cấp dịch vụ này. Tuy nhiên, trưởng chi nhánh phải là người
thường trú tại Việt Nam.
Tuy nhiên, Việt Nam hạn chế khả năng mở thêm điểm bán lẻ của doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thông qua việc kiểm tra nhu cầu kinh tế
4
(ENT). Kiểm tra nhu cầu kinh tế có thể hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền căn
cứ vào tình hình thực tế để xem xét có cấp phép cho doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài hay không. Ví dụ, một doanh nghiệp phân phối A có vốn đầu tư
nước ngoài muốn mở thêm một siêu thị bán lẻ tại địa phương X (ngoài cơ sở
bán lẻ thứ nhất của doanh nghiệp A), cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét số
lượng người tiêu dùng tại địa phương, số các siêu thị, cửa hàng hiện có, dự tính
nhu cầu trong tương lai, v.v để quyết định có cho phép doanh nghiệp A mở
thêm siêu thị bán lẻ hay không.
Theo cam kết gia nhập WTO đối với dịch vụ phân phối, các doanh
nghiệp bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài muốn lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán
lẻ thứ nhất sẽ được các cơ quan quản lý xem xét nhu cầu kinh tế. Tuy nhiên,
quy trình xem xét, cấp phép cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở thứ nhất sẽ được thiết lập
và công bố công khai, việc kiểm tra nhu cầu kinh tế, cấp phép sẽ dựa trên các
tiêu chí khách quan, bao gồm số lượng các nhà cung cấp dịch vụ (các cơ sở bán
lẻ) đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và quy
mô địa lý.
Về diện mặt hàng, Việt Nam mở cửa các dịch vụ phân phối cho tất cả các
sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam, trừ các mặt hàng sau đây:
- Thuốc lá và xì gà;
- Sách, báo và tạp chí, vật phẩm đã ghi hình;
- Kim loại quý và đá quý;
- Dược phẩm;
- Thuốc nổ;
- Dầu thô và dầu đã qua chế biến;
- Gạo, đường mía và đường củ cải.
5
Đối với các sản phẩm trên, Việt Nam có thể dành quyền phân phối cho
các doanh nghiệp trong nước, tức là các doanh nghiệp phân phối có vốn đầu tư
nước ngoài (được thành lập sau khi Việt Nam gia nhập WTO) có thể sẽ không
được quyền phân phối các sản phẩm này. Phạm vi chính xác (theo mã phân loại
HS của biểu thuế quan) của các mặt hàng này được quy định tại Quyết định
10/2007/QĐ-BTM của Bộ Thương mại.
Đối với các sản phẩm mà Việt Nam đã cam kết mở cửa Kể từ ngày gia
nhập (11 tháng 1 năm 2007), các nhà phân phối có vốn đầu tư nước ngoài được
quyền phân phối tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và các sản phẩm
nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam, ngoại trừ xi măng và clinke; lốp (trừ lốp
máy bay); giấy; máy kéo; phương tiện cơ giới; ô tô con và xe máy; sắt thép;
thiết bị nghe nhìn; rượu và phân bón.
Từ ngày 1 tháng 1 năm 2009, các nhà phân phối có vốn đầu tư nước
ngoài sẽ được phân phối (thông qua dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán
lẻ) máy kéo, phương tiện cơ giới, ô tô con và xe máy.
Kể từ ngày 11/1/2010, các nhà phân phối có vốn đầu tư nước ngoài sẽ
được phân phối tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp
pháp vào Việt Nam.
Ngoài ra, ta cũng cho phép việc bán hàng qua mạng từ nước ngoài vào
Việt Nam, việc bán hàng này liên quan tới việc phân phối qua phương thức 1
(cung cấp qua biên giới). Việc phân phối qua phương thức này có thể được thực
hiện dưới dạng mua, bán hàng hóa qua mạng hoặc đặt hàng qua thư. Tuy nhiên,
đối với phương thức này, ta chỉ cam kết cho phép các nhà phân phối nước ngoài
được bán các loại hàng hoá sau:
- Các sản phẩm phục vụ nhu cầu cá nhân;
- Các chương trình phần mềm máy tính hợp pháp phục vụ nhu cầu
cá nhân hoặc vì mục đích thương mại.
6