Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

“Văn hóa, lễ hội của các dân tộc và khu du lịch nghỉ dưỡng SAPA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 33 trang )

Mở đầu


1- Tính cấp thiết của đề tài

Chúng ta, những sinh viên năm thứ 4 ngành du lịch, trên giảng đường, đã và
đang được các thầy cô với bề dày kinh nghiệm giảng dạy về tài nguyên du lịch đất
nước, nghiệp vụ hướng dẫn, nghệ thuật ứng xử, kinh doanh lữ hành, khách sạn…
Nhưng liệu kiến thức sách vở đã đầy đủ để làm hành trang cho công việc sau này?
Chuyến đi thực tế : “Văn hóa, lễ hội của các dân tộc và khu du lịch nghỉ dưỡng
SAPA” thuộc chương trình học tập và rèn luyện của sinh viên khoa Du Lịch khóa
13 trường đại học dân lập Đông Đô sẽ giúp giải đáp câu hỏi đó.
2- Mục đích, mục tiêu của chuyến đi:
- Tạo điều kiện cho sinh viên hiểu biết sâu sắc về tuyến điểm du lịch trọng điểm
của đất nước, hiểu biết thực tế về văn hóa, lễ hội của các dân tộc, mở rộng tầm mắt
khi thăm thú các danh lam thắng cảnh nổi tiếng.
- Qua hành trình 5 đêm 4 ngày này sinh viên có thể học được cách thức tổ chức
tour, dẫn tour, văn hóa ứng xử trong du lịch.
- Trên giảng đường, sinh viên được học lý thuyết còn trong chuyến đi này, sinh
viên sẽ thấy được áp dụng lý thuyết đó như thế nào để hiệu quả cao nhất.
- Vận dụng, so sánh kiến thức sách vở với kiến thức thực tế cũng là một điều rất
quan trọng.
- “Đi 1 ngày đàng, học một sàng khôn” sinh viên được trải nghiệm thực tế, nâng
cao tầm hiểu biết của cá nhân.
- Sinh viên sẽ có cách nhìn nhận đúng đắn hơn về du lịch, nhận ra những thuận lợi,
khó khăn của du lịch Việt Nam từ đó thúc đẩy chính bản thân tích cực học tập,
nghiên cứu để khắc phục khó khăn trở ngại, phát triển du lịch trong tương lai.
- Sinh viên có thể vừa học tập, vừa du lịch, thư dãn, giải trí, như vậy, hiệu quả học
tập sẽ cao hơn.
3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Chuyến đi thực tế: “Văn hóa, lễ hội của các dân tộc và khu du lịch nghỉ dưỡng


SAPA”
 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu chính là: Văn hóa, lễ hội của các dân tộc và
khu du lịch nghỉ dưỡng SAPA.
4- Phạm vi, phương pháp nghiên cứu:

Tài liệu hướng dẫn và nghe nhìn.

5- Bố cục báo cáo:

Lời mở đầu.
Chương 1: Chương trình, giá tour.
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng tuyến điểm.
Chương 3: Đánh giá tổng quan và đề xuất các giải pháp về tuyến điểm du lịch
và nhận xét về tổ chức tour.
Kết luận – Tài liệu tham khảo – Phụ Lục.
Chương 1
CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁ TOUR
1.1 Chương trình tour:
 Đêm 1: Hà Nội - Lào Cai
• 21h00: Sinh viên tập trung tại Ga Trần Quý Cáp, Hướng dẫn viên
Hoàng Gia Travel làm thủ tục lên tàu khởi hành đi Lào Cai lúc 22h00.
Đoàn nghỉ đêm trên tàu.
 Ngày 1 : Lào Cai - Sa Pa
• 07h30: Tàu đến ga Lào Cai , quý khách tập trung ở nhà hang Việt
Hoa( vệ sinh cá nhân và tự ăn sáng). Sauk hi ăn sáng, quý khách đi Sa
Pa.Tới Sa Pa, quý khách nhận phòng tại khách sạn Mùa Xuân, nghỉ
ngơi hoặc tự do đi dạo chơi chợ Sa Pa, tìm hiểu nét văn hóa người
H’Mong, Dao…
• 11h30: Quý khách ăn trưa tại nhà hang Minh Hiếu
• 14h00: HDV đưa các em đi thăm khu du lịch Thác Bạc, Cổng Trời

• 18h00: Đoàn ăn tối tại nhà hang. Sau đó tự do dạo chơi thưởng thức
các món đặc sản Sa Pa như: phèo nướng, đậu phụ nướng, trứng
nướng.. tại khu chợ đồ nướng hay chợ tình của đồng bào dân tộc vùng
cao. Đoàn nghỉ đêm tại khách san.
 Ngày 2 : Sa Pa
• 8h00: HDV đưa đoàn đi thăm khu du lịch núi Hàm Rồng: thăm Vườn
Lan, Vườn Châu Âu, Sân Mây, Cổng Trời,…..Từ trên Sân Mây, quý
khách có thể nhìn bao quát toàn bộ thị trấn Sa Pa và dãy núi Hoàng
Liên Sơn với đỉnh Fansipan với độ cao 3143m.
• 11h30: Đoàn ăn trưa tại nhà hàng
• 14h00: Xe và HDV đưa đoàn đi thăm bản Cát Cát
• 19h00: Đoàn ăn tối tại nhà hang, Đoàn tự do nghỉ ngơi hoặc đi dạo,
khám phá Sa Pa về tối.Nghỉ đêm tại Sa Pa.
 Ngày 3 : Sa Pa - Lào Cai - Hà Khẩu
• Quý khách tự do ăn sáng , khám phá Sa Pa, đi chợ Sa Pa mua sắm các
đặc sản Sa Pa làm quà.
• 11h00: Đoàn làm thủ tục trả phòng và ăn trưa tại nhà hàng
• 12h00: Đoàn lên xe khởi hành về Lào Cai qua cầu Cốc Lếu , tới cửa
khẩu Quốc tế Lào Cai làm thủ tục xuất cảnh sang Thị trấn Hà Khẩu-
Trung Quốc. Quý khách nhận phòng tại khách sạn Minh Phong đường
Mùa Xuân-Hà Khẩu.
• 15h00: HDV đưa đoàn thăm quan thị trấn Hà Khẩu
• 19h00: Đoàn ăn tối tại nhà hàng Tứ Xuyên
• Tối quý khách tự do thăm quan, dạo chơi ngắm cảnh Hà Khẩu về đêm
• Nghỉ đêm tại thị trấn Hà Khẩu
 Ngày 4 : Hà Khẩu - Lào Cai - Hà Nội
• Quý khách tự do ăn sáng, mua sắm hàng hóa tại Hà Khẩu, mua quà
lưu niệm ở phố 1 giá
• 11h00: Quý khách ăn trưa tại nhà hàng sau đó làm thủ tục trả phòng
• 13h00: Đoàn tập trung về cửa khẩu làm thủ tục nhập cảnh về Việt

Nam. Qua cửa khẩu , xe đưa quý khách về cầu Cốc Lếu, chợ Cốc Lếu.
Quý khách tự do thăm quan, mua sắm tại chợ Cốc Lếu.
• 17h00: Đoàn tập trung ra nhà hàng Việt Hoa ăn tối
• 18h45: Đoàn ra Ga Lào Cai lên chuyến tàu khởi hành về Hà Nội lúc
19h00. Đoàn nghỉ đêm trên tàu.
 Ngày 5 : Hà Nội
• 06h30: Đoàn về tới ga Trần Quý Cáp. Chia tay quý khách, kết thúc
chương trình.
1.2 Cấu tạo giá tour:
Tên dịch vụ Giá dịch vụ Ghi chú
Vé tàu LC (Hà Nội – Lào
Cai)
Nằm điều hòa K6
Tầng 1: 257.000đ/1 chiều Cộng mỗi vé
15.000đ tiền dịch
vụ/ 2chiều
Tầng 2: 242.000đ/1 chiều
Tầng 3: 213.000đ/1 chiều
Ngồi cứng 107.000đ/chiều
Ôtô (Xe Couty + Euro Town đưa đón Ga Lào Cai - Sapa - Xe Couty 29: 2.600.000VNĐ/Xe Xe đời mới, máy
Thác Bạc - Cổng Trời - Cát Cát) Xe Eurotown 35 :
3.200.000VNĐ/Xe
lạnh.
Khách sạn (trung tâm, tivi,nóng lạnh, 4người/phòng)
Sapa: 50.000VNĐ/Khách/đêm 02 đêm
Hà Khẩu: 60.000VNĐ/Khách/Đêm 01 đêm
Ăn (Nhà hàng tại Sapa + Hà Khẩu) 50.000VNĐ/Khách/Bữa 08 bữa chính
Vé tham quan Hàm Rồng: 30.000đ/K
Thác Bạc : 5.000đ/K
Cát Cát : 20.000đ/K

03 điểm
Thủ tục xuất cảnh, nghỉ đêm Trung Quốc 165.000VNĐ/Khách
Hướng dẫn viên 300.000VNĐ/HDV/Ngày
Bảo hiểm du lịch 1.500VNĐ/Khách/Ngày 04 ngày
Phí phát sinh + hỗ trợ SV 20.000 VNĐ/Khách
Ghi chú : Giá trên có thể thay đổi phụ thuộc vào các dịch vụ và thời điểm tổ chức..
Chương 2
TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH
2.1 Tuyến điểm du lịch trong nước:
• Tổng quan về tiềm năng du lịch của tỉnh Lào Cai và thành phố Lào Cai.
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung
Quốc), phía tây giáp tỉnh Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía nam giáp
Yên Bái và Sơn La.
Địa hình Lào Cai khá phong phú gồm nhiều loại hình, có địa hình thung lũng, có
địa hình vùng núi thấp, địa hình vùng núi cao và các đỉnh núi rất cao như đỉnh
Phanxiphăng – nóc nhà của tổ quốc cao 3.143m... Lào Cai có 107 sông suối chạy
qua tỉnh, với 3 hệ thống sông chính là sông Hồng, (có chiều dài chạy qua địa phận
Lào Cai là 120km), sông Chảy (có chiều dài chạy qua tỉnh là 124km), sông Nậm
Mu (có chiều dài chạy qua tỉnh là 122km).
Khí hậu Lào Cai là khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng miền núi, mùa đông lạnh
khô, ít mưa, mùa hè nóng mưa nhiều. Lào Cai cũng có nhiều tiểu vùng khác nhau.
Đặc điểm nổi bật của sinh vật Lào Cai là tính đa dạng sinh học. Toàn tỉnh có hơn
2.000 loài thực vật, 442 loại chim, thú, bò sát, ếch nhái. Trong đó có 60 loại động
vật chỉ tìm thấy ở Lào Cai, 9 loại thực vật chỉ tìm thấy ở Sa Pa. Lào Cai có kho
tàng quỹ gen đặc biệt quý hiếm (chiếm tới gần 50% số loại thực vật đặc biệt quý
hiếm ở nước ta).
Lịch sử văn hóa
Ngày 12/7/1907 tỉnh Lào Cai được thành lập gồm có 2 châu Thuỷ Vĩ, Bảo
Thắng, các đại lý Mường Khương, Bát Xát, Phong Thổ, Bắc Hà và đặc khu Sa Pa.
Năm 1955 huyện Phong Thổ chuyển sang khu tự trị Thái Mèo về sau trực thuộc

tỉnh Lai Châu. Ngày 1/1/1976, ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ được sáp nhập
thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Ngày 1/10/1991, tỉnh Lào Cai được tái thành lập.
Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch
Các dân tộc Lào Cai đã sáng tạo, lưu giữ hàng trăm di tích lịch sử văn hoá. Nổi
bật là các di tích về khu trạm khắc đá cổ, với các hình khắc về bản đồ, chữ viết,
hình người có niên đại cách ngày nay hàng nghìn năm ở thung lũng Mường Hoa
(Sa Pa). Di tích thờ ông Hoàng Bảy một vị tướng có công bảo vệ biên giới thời
Hậu Lê được tôn thờ là “Thần vệ Quốc”, di tích Đền Thượng - thờ Quốc công tiết
chế Trần Hưng Đạo được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng với niên hiệu Chính
Hoà (1680-1705), di tích chiến thắng Phố Ràng... đặc biệt Lào Cai còn có hệ thống
các hang động kỳ ảo trở thành các danh thắng tuyệt đẹp, thu hút đông đảo khách du
lịch tham quan như động Thuỷ Tiên (Bát Xát), động Tả Phời (Cam Đường), hang
Tiên- Trung Đô (Bắc Hà), động Xuân Quang (Bảo Thắng)...
Thiên nhiên Lào Cai cũng tạo nên các thắng cảnh đẹp như khu Hàm Rồng - một
“tiểu Thạch Lâm” ở Sa Pa có bãi đá cổ hàng vạn năm với hàng trăm phiến đá muôn
hình muôn vẻ. Hoặc đỉnh Phan Xi Păng hùng vĩ – nóc nhà của Tổ quốc là bảo tàng
sống về động, thực vật đặc hữu...
Giao thông
Lào Cai là một tỉnh cửa ngõ biên cương phía Tây Bắc của Tổ quốc có 203km
đường biên giới với Trung Quốc, có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế -
chính trị - an ninh - quốc phòng. Lào Cai nằm ở vị thế “đầu cầu” nối liền tỉnh Vân
Nam và cả vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc với đồng bằng Bắc bộ. Lào
Cai có điều kiện thuận lợi về giao thông, có cả đường thuỷ, đường bộ và đường sắt.
Trên địa phận tỉnh Lào Cai có 3 tuyến quốc lộ, 6 tuyến tỉnh lộ, đường ôtô đã về đến
163 xã, phường, thị trấn. Đường sông Hồng là tuyến đường huyết mạch thời cổ đại
và phong kiến.
Lào Cai hiện có một cửa khẩu quốc tế, một cửa khẩu quốc gia và nhiều cửa khẩu
phụ thông thương với Trung Quốc.
• Tổng quan về tiềm năng du lịch của SAPA.
Tên Sa Pa có nguồn gốc từ tiếng Quan Thoại. Trong tiếng Quan Thoại phát âm là

SaPả hay SaPá tức "bãi cát" do ngày trước khi có thị trấn Sa Pa thì nơi đây chỉ có
một bãi cát mà dân cư bản địa thường họp chợ. Ngoài ra, Sa cũng có thể là cách
nói lệch đi theo phiên âm tiếng Tàu là Sha (沙) cũng có nghĩa là Cát.
Từ hai chữ "Sa Pả", người phương Tây phát âm không dấu, thành Sa Pa và họ đã
viết bằng chữ Pháp hai chữ đó thành "Cha Pa" và một thời gian rất dài sau đó
người ta dùng "Cha Pa" như một từ tiếng Việt. Về sau, từ này viết được thống nhất
là Sa Pa.
Thị trấn Sa Pa trước đây có một mạch nước đùn lên màu đỏ đục, nên dân địa
phương gọi là "hùng hồ", tức "suối đỏ".
Tự nhiên, khí hậu
Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị trấn Sa Pa ở độ cao 1.600 mét so với mực
nước biển, cách thành phố Lào Cai 38 km và 376 km tính từ Hà Nội. Ngoài con
đường chính từ thành phố Lào Cai, để tới Sa Pa còn một tuyến giao thông khác,
quốc lộ 4D nối từ xã Bình Lư, Lai Châu. Mặc dù phần lớn cư dân huyện Sa Pa là
những người dân tộc thiểu số, nhưng thị trấn lại tập trung chủ yếu những người
Kinh sinh sống bằng nông nghiệp và dịch vụ du lịch.
Sa Pa có khí hậu mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới, không khí mát mẻ quanh
năm. Thời tiết ở thị trấn một ngày có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân,
buổi trưa tiết trời như vào hạ, thường có nắng nhẹ, khí hậu dịu mát, buổi chiều mây
và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của
mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm của Sa Pa là 15 °C. Mùa hè, thị trấn
không phải chịu cái nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển, khoảng 13 °C –
15 °C vào ban đêm và 20 °C – 25 °C vào ban ngày. Mùa đông thường có mây mù
bao phủ và lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới 0 °C, đôi khi có tuyết rơi. Lượng mưa
trung bình hàng năm ở đây khoảng từ 1.800 đến 2.200 mm, tập trung nhiều nhất
vào khoảng thời gian từ tháng 5 tới tháng 8.
Thị trấn Sa Pa là một trong những nơi hiếm hoi của Việt Nam có tuyết. Trong
khoảng thời gian từ 1971 tới 2008, 14 lần tuyết rơi tại Sa Pa. Lần tuyết rơi mạnh
nhất vào ngày 13 tháng 2 năm 1968, liên tục từ 3 giờ sáng đến 14 giờ cùng ngày,
dày tới 20 cm.

Cảnh quan, điểm du lịch
Vào thập niên 1940, người Pháp đã quy hoạch, xây dựng Sa Pa thành nơi nghỉ
mát, điều dưỡng khá lý tưởng. Ở đây có đầy đủ hệ thống thủy điện, trạm nước,
dinh toàn quyền, toà chánh sứ, sở than, kho bạc, kiểm lâm, hệ thống đường nhựa
và đặc biệt là hơn 200 biệt thự theo kiểu phương Tây ở ngay trung tâm thị trấn,
nằm xen giữa những cánh rừng đào và những rặng samu. Điều này làm cho thị trấn
này mang nhiều dáng dấp của một thành phố châu Âu.
Các dịch vụ du lịch của Sa pa được các du khách ngoại quốc đánh giá khá tốt.
Một số khách sạn ở Sapa như Violet, Royal, Vitoria,... được xây dựng khoảng 2004
đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước khá tốt.
Về phía tây thị trấn Sa Pa là dãy núi Hoàng Liên Sơn, bốn mùa vào buổi sáng
sớm sương giăng mờ mịt. Nơi đây có đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143 mét rất thích
hợp cho ngững người thích môn leo núi và là khu vực của nhiều loại động, thực vật
quý hiếm như cây hoàng liên, thông dầu v.v. Có 37 loài được ghi trong Sách đỏ
Việt Nam.
Sa Pa có nhiều cảnh đẹp tự nhiên như thác Bạc cao khoảng 200 m, cầu Mây là
một di tích lịch sử của người dân tộc, cổng Trời là điểm cao nhất mà đường bộ có
thể đi tới để đứng ngắm đỉnh Phanxipan, rừng Trúc, động Tả Phìn, bãi đá cổ Sa Pa
nằm trong thung lũng Mường Hoa. Hàm Rồng là nơi trồng rất nhiều loại hoa, màu
sắc sặc sỡ và được trồng theo từng khuôn viên. Ở nơi đây cũng có vườn lan với
nhiều loại hoa quý hiếm.
- Dãy núi Hoàng Liên Sơn
Dãy núi Hoàng Liên Sơn là một dãy núi ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Người Thái
gọi dãy núi này là Khau Phạ nghĩa là "sừng trời". Gọi là Hoàng Liên Sơn vì trên
dãy này có nhiều cây hoàng liên một loại dược liệu quý, hiếm. Ngoài ra dãy Hoàng
Liên Sơn có nhiều loài gỗ quý như thông dầu, chim thú: như gà gô, gấu, khỉ, sơn
dương, và có hàng ngàn loại thuốc. Khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn có 136 loài
chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong “sách đỏ
Việt Nam. Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây
thuốc.

Dãy núi Hoàng Liên Sơn rộng 30km, chạy dài 180km theo hướng Tây Bắc-Đông
Nam, giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu kéo dài đến tận phía Tây Yên Bái. Đây là
phần cuối của dãy núi Ai Lao, đoạn tận cùng phía Đông Nam của dãy núi
Himalaya. Phần Tây Bắc của dãy núi có nhiều ngọn núi cao trên 2.800m, trong đó
có ngọn Phan Xi Păng cao 3.143m (có tài liệu nói Phan Xi Păng cao 3.142m), cao
nhất Đông Dương. Ngoài ra còn có ngọn Tả Giàng Phình cao 3.090m, Pú Luông
cao 2.938m.
Rừng ở Hoàng Liên Sơn gồm hai kiểu chính: rừng thường xanh núi thấp và rừng
thường xanh núi cao. Đỉnh Phan Xi Păng là đỉnh cao nhất ở Việt Nam được xem là
nóc nhà của Đông Dương. Phía dưới đỉnh núi xa xa là Thị trấn Sapa là nằm ở độ
cao 1.500m so với mực nước biển nơi đây trong 01 ngày có 04 mùa. Là nơi nghỉ
mát lý tưởng cho khách du lịch
- Thác Bạc – Cầu Mây
Thác Bạc từ lâu đã nổi tiếng là một thắng cảnh của đất Sa Pa. Ngọn thác này đổ
từ độ cao hơn 100 m từ đỉnh núi xuống.Đứng dưới chân thác Bạc, nhìn ngắm đất
trời bao la và những rặng núi hoành tráng xa xa, ta bỗng có cảm giác mình thật nhỏ
bé trước sự kỳ vĩ của thiên nhiên.
Du khách có thể bắt xe đi thăm Cầu Mây - Giàng Tà Chải. Cây cầu nổi tiếng
bằng dây mây này bắc qua con sông Mường Hoa ầm ào cuồn cuộn, giờ đã có một
cây cầu bằng gỗ, vững chãi và an toàn hơn.Nếu như may mắn đến vào lúc sương
mù cuộn từ dòng Mường Hoa lên phủ kín Cầu Mây, khách thấy mình như đang
bồng bềnh trong mây.
- Thung lũng Hoa Hồng
Khu du lịch ATI thuộc xóm 1, đường Mường Hoa, thị trấn Sa Pa, có diện tích
khoảng 22 ha, nằm trong thung lũng được tạo bởi hai dãy núi Hàm Rồng và Phan
Xi Păng. Đây là một khu du lịch sinh thái được đầu tư suốt 3 năm, được thiết kế
cảnh quan sinh thái với gần triệu gốc hoa hồng, đào, mận, hồng giòn Hoa Kỳ, hạnh
nhân Đài Loan...
- Huyền thoại núi Hàm Rồng
Sự tích núi Hàm Rồng được người dân khắp vùng kể lại rằng: Cách đây đã lâu,

khi lãnh địa mênh mông này mọi sinh vật đều sống hỗn độn trong bùn đất. Vào
một thời lập địa, Ngọc hoàng ban lệnh: Tất cả mọi sinh vật còn sống sót trong bùn
lầy hãy tự lập lấy địa phận của mình. Lệnh vừa ban, các loài sinh vật tranh nhau
chỗ ngụ cư; lúc đó còn lại ba anh em nhà Rồng đang sống trong cái hồ lớn, được
tin này nhìn sang hướng đông đã chiếm hết chỗ. Ba anh em chạy về hướng Tây còn
rộng hơn giành được địa phận cho mình. Hai người anh lớn khoẻ nên chạy nhanh
hơn, ở đó chờ người em. Vì yếu nên người em chạy chậm, không nhìn thấy hai
anh, nên đã lạc vào đám đông toàn là sư tử, hổ, báo, gấu… đang giành nhau địa
phận. Nhìn thấy đám sinh vật quái ác kia, người em sợ quá rùng mình, co người, há
mồm để tự vệ. Vừa lúc đó lời ban của Ngọc Hoàng đã hết thời hạn, thân hình
người em út nhà Rồng hoá thành núi đá, có dáng đầu ngẩng cao, mồm há, nhe
răng. Và hai người anh nhà Rồng cũng hoá thành đá, hình dáng đó vẫn còn cho tới
ngày nay.
- Núi Tả Phìn
Bản Tả Phìn cách thị trấn Sa Pa 12km, chếch về phía đông bắc gồm hai dân tộc
Dao và H’mông cư trú. Cách trụ sở UBND xã Tả Phìn gần 1km về phía Bắc có dãy
núi đá vôi, một nhánh của dãy Hoàng Liên Sơn. Trong dãy núi này có một quả núi
nhỏ, dưới chân núi nứt ra một cửa hang, chiều cao khoảng 5m, rộng khoảng 3m,
mở ra một lối đi xuyên xuống đất.

Đi theo đường của vách lớn, ta có cảm giác như xuyên lên vách núi, đường đi
ngoằn ngoèo, khi lên lúc xuống, chỗ phình to, chỗ giống người thiếu phụ đang
bồng con, chỗ giống các nàng tiên khoa thân đang tắm, chỗ giống mâm xôi khổng
lồ với những mảng nham thạch xù xì phớt trắng, hệt những mảng san hô bám viền
xung quanh, có chỗ giống như những dãy cột nhà trắng mịn buông từ trên nóc
xuống, đan thành dãy “đăng ten” uốn lượn, nhấp nhô, long lanh màu ngọc bích.
Những giọt nước từ đỉnh núi thấm dần rồi đọng lại nơi chóp của nhũ đá, thánh thót
nhỏ giọt như điểm từng nhịp trong không gian mờ ảo.
- Làng Cát Cát
Từ trung tâm thị xã Sa Pa đến Cát Cát chỉ 2km. Đó là bản lâu đời của người

Mông còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh và dệt
vải chế tác đồ trang sức. Đặc biệt, nơi đây còn giữ được khá nhiều phong tục độc
đáo mà ở các vùng khác không có, hoặc không còn tồn tại nguyên gốc.
Qua những khung dệt, người Mông tạo nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc và
hoa văn mô phỏng cây, lá, hoa, muông thú... Gắn liền với công đoạn dệt vải bông,
vải lanh là khâu nhuộm và in thêu hoa văn, phổ biến là kỹ thuật nhuộm chàm,
nhuộm nước tro thảo mộc và cây lá rừng. Vải nhuộm xong được đánh bóng bằng
cách lăn vải với khúc gỗ tròn trên phiến đá phẳng có bôi sáp ong.
Ở làng Cát Cát, nghề chế tác đồ trang sức bằng bạc, đồng đã có từ lâu đời và tạo
ra những sản phẩm tinh xảo. Quy trình chế tác bạc gồm nhiều công đoạn. Trước
hết, họ cho bạc vào nồi trên bễ lò đun đến khi nóng chảy thì rót vào máng. Chờ khi
bạc nguội lấy ra dùng búa đập, rèn sao cho thanh bạc có kích cỡ to, nhỏ, dài, ngắn,
vuông, tam giác, tròn, dẹt hay kéo thành sợi. Tiếp đó, họ giũa cho thật nhẵn và nếu
cần trang trí thì dùng đinh để chạm khắc, tạo hoa văn nổi hoặc chìm rồi mới uốn
hình sản phẩm. Cuối cùng là bước đánh nhẵn, làm trắng và bóng. Sản phẩm chạm
bạc ở Cát Cát rất phong phú, tinh xảo nhất là đồ trang sức của phụ nữ như: vòng
cổ, vòng tay, dây xà tích, nhẫn...
Sản vật địa phương
Tại chợ Sa Pa, du khách có thể mua các loại dược phẩm, lâm thổ sản quý hiếm,
sản phẩm nhân tạo truyền thống của các dân tộc như hàng thổ cẩm thủ công; các
món ăn dân tộc như thắng cố, thịt hun khói, cải mèo, su su, rượu ngô, rượu mầm
thóc xã Thanh Kim, rượu táo mèo, rượu san lùng; các lâm sản và dược liệu như củ
hoàng liên, nấm linh chi, cây mật gấu v.v.

×