Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Vài nét về chùa dâu - Bắc Ninh Cội nguồn của đạo phật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.27 KB, 7 trang )

z
đại học quốc gia Hà Nội
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Khoa Du lịch
---------------
tiểu luận
Vài nét về chùa dâu - Bắc Ninh
Cội nguồn của đạo phật


Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ ngày mồng Tám thì về hội Dâu
(Ca dao cổ)
Đọc bốn câu ca dao cổ này ai ai cũng không còn xa lạ về
một ngôi chùa nổi tiếng của Bắc Ninh - chùa Dâu. Ngôi chùa cổ nhất
Việt Nam và là nơi khởi nguồn của đạo Phật Việt Nam. Chùa Dâu ra
đời từ thế kỷ thứ 3 sau công nguyên, được khởi công xây dựng năm
187 và hoàn thành năm 226, được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử
ngày 28/4/1962. Đó là những khái quát chung nhất về chùa Dâu. Bởi
ý nghĩa đó mà việc tìm hiểu sâu về chùa Dâu không phải là một vấn
đề đơn giản nhưng lại rất có ý nghĩa.
Người ta nói Hà Bắc (hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang ngày nay)
là đất thần, đất thánh. Có nhiều chùa nằm trên miền đất này: Chùa
Dâu, chùa Đạm, chùa Bút Tháp, Chùa Phật tích…
Chùa Dâu nằm phía nam cổ thành Luy Lâu, trên một khu đất
rộng bên bờ sông Thiên Đức cũ. Theo sử sách, xa xưa người dân ở
đây thường sống bằng nghề trông dâu nuôi tằm và cấy lúa nước. Có
lẽ vì vậy mà dân gian xưa gọi là Vùng Dâu hoặc Kẻ Dâu.
Ngày nay, chúng ta biết đến tên gọi chùa Dâu thì đời nhà Lý


quen thuộc với tên gọi Cổ Châu, đời Trần có tên Thiền Định, đời Lê
là Diên ứng. Với ý nghĩa là một trung tâm phật giáo từ đầu Công
nguyên, ở đây đã đào tạo được 500 vị tăng ni, dịch được 15 bộ kinh,
làm được hàng chục bảo tháp. Nhiều vị cao tăng nổi tiếng đã đến đây
trụ trì như; Mâu Bát, Tì Ni Da Lưu Chi, khang tăng hội, pháp Hiền.
2
Chùa ngày nay là kiến trúc tu sửa của thời Hậu Lê (thế kỉ 17-18)
Chùa chính được bố cục theo kiểu “nội công ngoại quốc” nằm trong
khuôn viên hình chữ nhật (30 x 70m) bao gồm tiền đường, tháp Hoà
phong, Phật điện, cung cấm, hậu đường, Thạch Quang am; Sân chùa
lát gạch, giữa sân là một cây tháp lớn, chân hình vuông, mỗi cạnh dài
hơn 3m, dày khoảng 0,55m, gạch mộc chín già như sành, màu sẫm,
được xây lên bằng mật ong và mật mía trộn với nhau. Dân gian
truyền rằng tháp này do Mạc Đĩnh Chi xây dựng lại, cao 9 tầng nay
chỉ còn 3 tầng cao khoảng 17m, kiến trúc của tháp có mối quan hệ
với kiến trúc chùa tháp của ấn Độ. Trong lòng tháp treo một quả
chuông lớn bằng đồng đúc năm 1793, và chiếc khánh đồng đúc năm
1817 - Đây là một biểu tượng thể hiện sự giao thoa văn hoá và tín
ngưỡng bản địa giữa Việt Nam và ấn Độ.
Tìm lại lịch sử của ngôi chùa này, gắn liền với huyền thoại
Man Nương, người trinh nữ làng Mãn Xá, bên sông Đuống, từ lúc 12
tuổi đã từ bỏ bờ Nam sang bờ Bắc để học đạo với thiền sư Khâu Đà
La người Thiên trúc (ấn Độ) ở chùa Linh Quang (xã Phật Tích, Tiên
Sơn) Khâu-đà-la là một Thiền sư đã kết hợp việc truyền giảng Phật
giáo Mật Tông với tín ngưỡng dân gian nên có ảnh hưởng rộng lớn
trong cư dân Luy Lâu. Nhưng con đường học đạo của Man Nương bị
dở dang vì một hôm lúc nàng đang ngủ, Khâu - đà - la sau giờ hành
lễ đã bước qua người nàng khiến nàng thụ thai. Một năm hai tháng
sau, nhằm ngày 8-4 âm lịch, Man Lương sinh một bé gái và mang trả
cho Thiền sư. Khâu - đà - la bồng đứa bé đến một cây đa cổ thụ ven

sông, niệm thần chú. Khi nhà sư dùng thiên trượng gõ vào gốc cây
nứt ra đứa bé được đặt vào, vết nứt khép lại và một mùi hương thơm
ngát toả ra. Kỷ vật cuối cùng mà Thiền sư trao cho Man Nương là
3
cây thiền trượng. Theo lời dặn của Khâu - đà - la mỗi khi trời hạn
hán, đất đai khô nẻ, mùa màng thất bát, Man Nương lại cắm cây thiền
trượng xuống đất, cất lời cầu nguyện thì phép mầu hiện ra: trời đổ
mưa. Một đêm mưa to gió lớn, cây đa cổ thụ nơi gửi các đứa con gái
của Man Nương, bỗng đổ xuống sông và xuôi theo dòng nước troi về
làng Dâu. Dân làng không ai khiêng nổi cây, may có Man Nương
dùng dải yếm đào kéo được cây lên bờ. Đêm ấy dân làng được thần
nhân báo mộng khuyên nên đem cây tạc tượng thờ. Từ đó ra đời bốn
pho tượng thờ bốn vị nữ thần Mây, mưa, sấm, chớp: Pháp Vân (tức
bà Dâu, thờ ở chùa Thiền Định) Pháp Vũ (tức là Đậu thờ ở chùa Thàn
Đạo). Pháp Điện (tức bà Dàn thờ ở chùa Phương Quang).
Tuy truyền thuyết mang đầy màu sắc huyền thoại nhưng các vị
thần mây, mưa, sấm, chớp trong tín ngưỡng của cư dân trồng lúa
nước vùng nhiệt đới Bắc bộ Việt Nam đã chuyển thành Phật Tứ pháp.
Đó là sự kết hợp giữa Phật giáo ấn Độ và tín ngưỡng của cư dân Việt
Nam. Và cứ đến ngày 8/4 âm lịch các vị sư tăng và khách thập
phương về chùa Dâu mở hội.
Không chỉ là dịp lễ các Phật tử hành hương về nơi cửa Phật mà
còn để tham dự những nghi thức văn hoá của cư dân nông nghiệp.
Hội diễn ra khắp cả tổng với đám rước tưng bừng (gồm rước chào,
rước đón, rước đưa) thỉnh tượng các bà Đậu, bà Tướng và Dàn về quy
tụ với chị cả là bà Dâu ở chùa Diên ứng. Sau lẽ múc nước, dâng nước
và múa gậy đám rước lại thỉnh 4 tượng về bái vọng Phật Mẫu Man
Nương ở chùa Tổ Mãn Xá. Vào ngày hội trên bãi chùa Dâu người ta
có thể xem múa sư tử, múa hoá trang rùa và hạc, múa trống đấu vật,
đánh cờ người. Các đời vua của các triều đại xưa đã từng về chùa

Dâu để rước tượng Pháp Vân về chùa Báo Thiên (Hà Nội) để cầu đảo
4
(tức cầu Mưa, cầu gió). Vua Lý Thánh Tông cũng đã về chùa cầu Tự
khi đi thuyền trên sông đã gặp Nguyên phi ỷ Lan. Đây được coi là
một ngôi chùa thiêng, du khách đến thăm chùa Dâu thường cầu khẩn
một sự bình yên trong tâm hồn như cái tên mộc mạc, bình dị của ngôi
chùa cổ trên đất Bắc Ninh. Và có lẽ một trong những ấn tượng khó
phai mờ của du khách khi đến chùa Dâu là những pho tượng thờ.
Tượng Pháp Vân uy nghi trầm mặc, màu đồng hun. Gương mặt
đẹp với nốt ruồi to đậm giữa trán, gợi liên tưởng đến những nàng vũ
nữ ấn Độ, quê hương Tây Trúc nơi cội nguồn của đức Từ - bi - hỉ -
xả.
Tượng Pháp Vũ với những nét thuần Việt, đức độ, cao cả. Đặc
biệt là hai pho tượng Kim Đồng, Ngọc Nữ đặt hai bên điện thờ chính
gợi tới những cô thôn nữ của miền quê Quan họ nơi này. Về đây ta
gặp sự giao hoà đẹp đẽ giữa Phật giáo chính thống với tâm linh, tinh
thần bình dân, thuần phác. Ta cũng thấy ở đây một minh chứng rõ nét
cho qúa trình tiếp biến văn hoá, sự Việt hoá những giá trị tinh thần
khi nhập nội.
Gần hai ngàn năm biến dịch với bao đổi thay, tu tạo có lẽ bây
giờ chùa Dâu đã khác xưa rất nhiều: Giữa thế kỉ thứ XIII vào đời Lý,
cuối thế kỷ XIII và thế kỷ XIV vào đời Trần, thế kỉ thứ XVIII vào
đời Lê, cuối thế kỉ XIX vào đời Nguyễn. Ngôi chùa ngày nay còn
mang nhiều dấu ấn của kiến trúc thời Hậu Lê. Ông Mạc Đĩnh Chi đã
đứng ra tổ chức trùng tu lớn ngôi chùa vào năm 1313. Và gần đây
nhất, là vào năm 2006 gần như chùa Dâu đã được trùng tu ht theo kế
hoạch 5 năm (đến năm 2007) do Bộ Văn hoá đầu tư 17 tỷ đồng.
5

×