Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Phát biểu miệng nghệ thuật thuyết phục con người bằng lời nói trực tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.32 KB, 61 trang )

CHƯƠNG I
PHÁT BIỂU MIỆNG - NGHỆ THUẬT THUYẾT PHỤC CON NGƯỜI
BẰNG LỜI NÓI TRỰC TIẾP
I. PHÁT BIỂU MIỆNG VÀ CÁC LOẠI HÌNH PHÁT BIỂU MIỆNG
1. Phát biểu miệng
a. Khái niệm phát biểu miệng
Hiện nay, trên các sách báo và trong các công trình nghiên cứu đang có
nhiều quan niệm khác nhau về phát biểu miệng. Tuy nhiên, đa số các nhà
nghiên cứu cho rằng phát biểu miệng là phương thức truyền thông tin từ
người này đến người khác hoặc nhóm người khác bằng lời nói trực tiếp.
b. Khái niệm nghệ thuật phát biểu miệng
Theo E.A Nôgin, nghệ thuật phát biểu miệng là khả năng vận dụng
thành thạo, sáng tạo một tập hợp những thao tác chuẩn bị và tiến hành phát
biểu trước công chúng nhằm mục đích thông tin kiến thức, thuyết phục, cảm
hoá, tạo ra niềm tin và thôi thúc hành động của người nghe
1
.
Ngoài khái niệm phát biểu miệng, trên các sách báo và trong thực tế
chúng ta còn bắt gặp một số khái niệm gần nghĩa có liên quan như: hùng biện,
tuyên truyền miệng, truyền thông bằng lời nói trực tiếp.
- Thuật hùng biện (hay khoa tu từ học) là một phương thức truyền
thông bằng lời nói trực tiếp, xuất hiện sớm nhất trong lịch sử truyền thông.
Nó gần nghĩa với khái niệm phát biểu miệng.
Theo Lưu Chí Trung, hùng biện là khả năng dùng lời nói với lập luận
chặt chẽ, cách diễn giải phù hợp để thuyết phục người nghe, làm cho họ nắm
được, hiểu và tin để có định hướng, sẵn sàng hành động có ý đồ của người
nói
2
.
- Tuyên truyền miệng là một phương thức truyền thông bằng lời nói
trực tiếp nhằm mục đích nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin và cổ vũ hành


1
Xem F.A. Nôgin: Nghệ thuật phát biểu miệng, NXB SGK Mác - Lênin, Hà Nội, 1984, tr31
2
Lưu Chí Trung: Phương pháp hùn biện, NXB Thanh niên, Hà Nội 2000, tr15
động của người nghe. Tuyên truyền miệng cũng là một phương thức truyền
thông bằng lời nói trực tiếp nhưng xuất hiện muôn hơn và xuất hiện đồng thời
với khái niệm tuyên truyền, với việc truyền bá hệ tư tưởng.
- Truyền thông bằng lời nói trực tiếp là một phương thức truyền thông
và chia sẻ thông tin từ người này đến người khác hoặc đến nhóm người khác,
từ nhóm này đến nhóm người khác. Đây là khái niệm có nội hàm rộng nhất
trong các khái niệm nêu trên.
Như vậy, các khái niệm nêu trên có nội dung gần như nhau, tuy mức độ
rộng, hẹp có khác đôi chút. Chúng đều là những khái niệm để chỉ quá trình
truyền thông bằng lời nói trực tiếp, nhưng phương thức, mục đích khác nhau,
xuất hiện và được sử dụng trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể
2. Các thể loại phát biểu miệng.
Tuỳ theo tính chất của mối quan hệ qua lại giữa người nói và người
nghe trong quá trình giao tiếp mà người ta chia các thể loại phát biểu miệng
thành hai nhóm: Thể loại độc thoại và thể loại đối thoại.
a. Độc thoại
Độc thoại là tiếng Hy Lạp là monologos, nghĩa là một người nói còn
những người khác nghe. Độc thoại là loại hình cơ bản trong phát biểu miệng,
là quá trình chủ thể nói, đối tượng nghe lĩnh hội thông tin, qua đó thay đổi
nhận thức, thái độ và hành động theo mục đích đặt ra.
Độc thoại là loại hình phát biểu miệng mà người nói tác động liên tục
đến người nghe bằng lời. Vì vậy, người nói phải chuẩn bị bài phát biểu hoàn
chỉnh theo một đề cương sẵn trong đầu hoặc viết ra giấy, phù hợp với một
thời gian xác định.
Độc thoại bao gồm các loại hình sau:
- Bài giảng: Là sự trình bày một cách cơ bản, có hệ thống, có chứng

minh, lập luận rõ ràng về một vấn đề với mục đích giáo dục rõ rệt.
Bài giảng có đặc trưng chủ yếu là tính cơ bản, tính hệ thống, tính khoa
học, tính tư tưởng và tính đảng. Bài giảng thường được kết cấu chi tiết, nội
dung được chia thành các mục, tiểu mục, được chứng minh, lập luận bằng các
luận cứ, luận chứng.
- Báo cáo chuyên đề: Là sự trình bày có hệ thống và chuyên sâu về một
vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng, cấp thiết nào đó.
Khác với bài giảng, báo cáo chuyên đề phải mang tính chuyên sâu, nội
dung đề cập hẹp hơn nhưng sâu hơn, có nhiều điểm mới trong nội dung,
phương pháp tiếp cận, phương pháp trình bày.
- Thông tin chính trị: là thể loại nhằm thông báo kịp thời cho người
nghe về các sự kiện của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội trong
nước và quốc tế với mục đích hình thành, phát triển quan điểm, thái độ, cách
nhìn nhận, đánh giá ở người nghe đối với sự kiện, vấn đề đó.
Ngoài chức năng giải thích, thông báo thông tin, thể loại này rất coi
trọng chức năng phân tích, bình luận, đánh giá, nhất là đối với những thông
tin người nghe đã biết qua các nguồn thông tin khác.
- Tổng thuật các sự kiện: Là thể loại được áp dụng để thông báo ngắn
gọn cho người nghe về một số sự kiện, hiện tượng của đời sống chính trị, xã
hội được tổng hợp lại thành một đề tài.
Đặc trưng của bài tổng thuật là phải có bình luận, đánh giá, nêu rõ quan
điểm của chủ thể đối với các sự kiện, hiện tượng được tổng thuật.
Hai thể loại thông tin chính trị và tổng thuật các sự kiện ở nước ta
thường gọi chung là nói chuyện thời sự. Hiện nay là thể loại nói chuyện thời
sự phát triển khá rộng rãi ở nước ta và là thể loại được sử dụng rộng rãi trong
công tác tuyên truyền miệng. Với trên 10 vạn báo cáo viên, tuyên truyền viên
được tổ chức thành một hệ thống trong Đảng, chính quyền và các tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, từ Trung ương đến cơ sở, những người làm
công tác tuyên truyền miệng từng ngày, từng giờ đưa tiếng nói của Đảng và
Nhà nước đến với mọi tầng lớp nhân dân.

- Kể chuyện: Là thể loại được sử dụng để trình bày một số sự việc, sự
kiện diễn ra trong thực tế hoặc rút ra từ kinh nghiệm cuộc sống. Chẳng hạn,
kể chuyện về người tốt, việc tốt; về gương anh hùng, chiến sĩ thi đua; về kinh
nghiệm bản thân
Đặc trưng của kể chuyện là sự kiện, hiện tượng được trình bày có hình
tượng. Bằng lời kể sinh động, hấp dẫn người kể chuyện có thể thu hút sự chú
ý của người nghe.
Kể chuyện có sự truyền cảm đặc biệt do tính chất "Nhân cách" của nó.
Kể chuyện có ưu thế là vừa tác động vào lý trí, vừa tác động vào tình cảm của
người nghe nên hiệu quả thông tin, tuyên truyền cao. Tuy nhiên, loại hình này
cũng có những hạn chế nhất định, khó biểu đạt chính xác, sâu sắc các khái
niệm như bài giảng. Nó phù hợp hơn với đối tượng là thiếu niên, người cao
tuổi, có trình độ học vấn còn thấp.
- Báo cáo tổng kết: Thông báo về kết quả công tác, những bài học kinh
nghiệm của một tổ chức, một tập thể lao động trong một thời kỳ nhất định và
trình bày phương hướng, nhiệm vụ của thời kỳ mới. Báo cáo tổng kết khi
trình bày trước hội nghị mang những đặc trưng của một bài phát biểu.
- Bài nói chuyện chính trị: Là bài phát biểu của cán bộ Đảng, chính
quyền về những vấn đề chính trị - xã hội cấp thiết, về những vấn đề quan
trọng trong chủ trương, chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước
nhằm nâng cao nhận thức và hướng dẫn tư tưởng cho quần chúng. Đây là loại
hình phát biểu miệng thường được sử dụng trong các cuộc gặp gỡ giữa cán bộ
Đảng và Nhà nước với các ngành, các cấp trong các cuộc Hội nghị quan
trọng.
- Phát biểu tại các cuộc mính tinh (diễn văn): Là bài phát biểu đề cậpd
đến các vấn đề, các sự kiện chính trị đã hoặc đang diễn ra nhằm tập trung sự
chú ý của đông đảo người nghe về vấn đề, sự kiện ấy, định hướng dư luận xã
hội về vấn đề, sự kiện ấy.
Đặc trưng của bài diễn văn là ngắn gọn, rõ ràng, có sức truyền cảm lớn,
mang tính động viên, cổ vũ hành động rất cao.

- Giới thiệu nghị quyết:Là bài trình bày nghị quyết nhằm giải thích,
phân tích nội dung, cơ sở lý luận, thực tiễn của các quan điểm lớn trong cá
nghị quyết của cấp ủy Đảng, những giải pháp thực hiện nghị quyết
Ở nước ta việc giới thiệu nghị quyết của Đảng, nhất là nghị quyết của
Ban chấp hành Trung ương Đảng có hai hình thức: Thông báo nhanh về kết
quả của Đại hội hay Hội nghị và quán triệt sâu nội dung nghị quyết.
b. Đối thoại
Đối thoại là nói chuyện qua lại giữa hai hay nhiều người với nhau.
Khác với độc thoại là nói chuyện một mình, là một người nói còn những
người khác nghe, đóng vai "người đối thoại im lặng". Trong đối thoại, tất cả
những người tham gia đều vừa là người nói, vừa là người nghe, vừa là chủ
thể, vừa là đối tượng. Đối thoại thường có sức thuyết phục cao trong phát biểu
tuyên truyền mà các loại hình độc thoại không có được.
Đối thoại có các loại hình cơ bản sau:
- Toạ đàm: Là hình thức thảo luận tập thể về một số vấn đề nào đó
nhằm đi tới thống nhất trong nhận thức và hành động. Toạ đàm được sử dụng
rộng rãi trong hệ thống trường Đảng, trường đoàn thể, trong các tổ chức chính
trị - xã hội. Thảo luận được tiến hành trong các nhóm nhỏ (khoảng dưới 30
người) thì hiệu quả cao. Toạ đàm cần có người chủ trì. Trong toạ đàm, người
chủ trì khuyến khích mọi người phát biểu, bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình,
đồng thời định hướng quá trình trao đổi, hướng dẫn người tham gia tập trung
ý kiến vào nội dung chính và cuối cùng tổng kết các ý kiến để thống nhất
nhận thức của người tham gia.
- Tranh luận: là một dạng đối thoại có tổ chức diễn ra dưới hình thức
đấu lý giữa những người tham gia. Điều kiện để tiến hành tranh luận là vấn đề
được đưa ra tranh luận nhưng chưa có quan điểm chung, thống nhất. Như vậy,
tranh luận chính là thảo luận về vấn đề còn đang tranh cãi nhằm hiểu sâu hơn
về vấn đề đó, giúp những người tham gia có khả năng tự đi đến kết luận, tự đi
đến chân lý bằng năng lực tư duy, sự hiểu biết và kỹ xảo tranh luận của mình.
- Hỏi - Đáp: Là một hình thức của đối thoại và là hình thức được sử

dụng phổ biến trong tuyên truyền miệng nhằm giải thích kịp thời, rõ ràng một
vấn đề nào đó đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Trong hình thức hỏi -d
đáp, công chúng thường nêu vấn đề dưới dạng các câu hỏi, còn người có trách
nhiệm thì trả lời theo yêu cầu các câu hỏi mà công chúng nêu ra.
Từ những quan niệm trên về độc thoại và đối thoại và về các hình thức
khác nhau của đối thoại, có thể rút ra ý nghĩa thực tiễn là:
- Độc thoại có thể chuyển hoá thành một trong các hình thức đối thoại
nếu "người đối thoại im lặng" trong cuộc thoại tham gia đối thoại. Vì vậy,
trong thực tế có thể không cần thiết phải tổ chức riêng từng loại, nếu chủ thể
của độc thoại chủ động tạo ra tình huống đối thoại, biết khêu gợi và kích thích
tính tích cực tranh luận ở đối tượng, biết tạo tiền đề để một cuộc độc thoại
chuyển thành cuộc đối thoại cởi mở, dân chủ, bình đẳng.
- Trong đối thoại, các vai thoại (người nói - người nghe, chủ thể - đối
tượng) chuyển hoá lẫn nhau. Chủ thể đối thoại không chỉ là một người. Có thể
là một nhóm người này đối thoại với nhóm người kia một cách có tổ chức
dưới dự điều khiển của người có trách nhiệm.
Thể loại phát biểu miệng rất đa dạng, phong phú. Trong thực tế cần căn
cứ vào đặc điểm đối tượng, nội dung để lựa chọn thể loại phát biểu miệng phù
hợp. Đồng thời có thể kết hợp nhiều thể loại với nhau trong một buổi phát
biểu để đạt hiệu quả cao nhất.
II. NHỮNG ƯU THẾ VÀ HẠN CHẾ CỦA PHÁT BIỂU MIỆNG.
1. Ưu thế của phát biểu miệng
a. Ưu thế của ngôn ngữ nói
Ngôn ngữ là một trong những yếu tố quyết định quá trình phát triển của
loài người và sự phát triển của mỗi cá nhân. Nhờ ngôn ngữ mà con người
thiết lập được các mối quan hệ với nhau và mối quan hệ giữa con người với
xã hội, thực hiện sự trao đổi, giao lưu ý nghĩ, tình cảm, kinh nghiệm Nói
cách khác, con người thiết lập sự giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ.
Ngôn ngữ có ba chức năng: Chức năng chỉ nghĩa, chức năng thông báo
và chức năng điều khiển, điều chỉnh.Chức năng chỉ nghĩa là quá trình dùng

một từ, một câu để chỉ một nghĩa nào đó, tức là quá trình gắn từ đó, câu đó
với một sự việc, hiện tượng. Chức năng thông báo là chức năng truyền đạt nội
dung thông tin, sự biểu cảm từ người này với người kia hoặc tự mình nói với
lòng mình. Chức năng điều khiển, điều chỉnh là chức năng thiết lập và giải
quyết các hoạt động, trong đó có hoạt động trí tuệ. Trong phát biểu miệng cần
sử dụng linh hoạt các chức năng này của ngôn ngữ.
Ngôn ngữ có nhiều dạng hoạt động: ngôn ngữ bên ngoài, ngôn ngữ bên
trong và ngôn ngữ thầm. Ngôn ngữ bên ngoài là ngôn ngữ chủ yếu hướng vào
người khác, nhằm mục đích giao tiếp, truyền đạt, tiếp thu. Ngôn ngữ bên
trong gồm hai loại: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
Ngôn ngữ nói là thứ ngôn ngữ có trước và được biểu hiện bằng âm
thanh, được tiếp thu bằng cơ quan thính giác. Có hai loại ngôn ngữ nói là
ngôn ngữ đối thoại. Ngôn ngữ đối thoại có đặc điểm là tính chất tình huống,
liên quan chặt chẽ với hoàn cảnh đối thoại, cấu trúc không chặt chẽ, câu nói
thường được rút gọn do có sự hỗ trợ của cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười
ngôn ngữ độc thoại là ngôn ngữ của người nói cho những người khác nghe.Sử
dụng ngôn ngữ độc thoại đòi hỏi phải chuẩn bị kỹ càng, chu đáo, lời nói phải
trong sáng, chính xác, dễ hiểu và có khả năng truyền cảm
So với các phương tiện thông tin khác, ngôn ngữ nói có ưu thế là mang
tính phổ biến trong giao tiếp xã hội. Theo một số tài liệu nghiên cứu, hiện nay
2/3 lượng thông tin mà con người thu nhận được hàng ngày là nhờ giao tiếp
bằng lời nói. Trên thế giới, hiện tại có gần 3000 ngôn ngữ, nhưng chỉ có
khoảng một trăm được ghi bằng chữ viết. Cho nên, bằng công cụ là lời nói,
phát biểu miệng có khả năng truyền đạt thông tin đến mọi đối tượng, kể cả đối
tượng không biết chữ, không có khả năng tiếp thu thông tin bằng chữ viết.
Ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng.
Cho nên, bằng ngôn ngữ nói, người phát biểu có thể trình bày vấn đề một
cách hệ thống; diễn đạt các quan điểm, tư tưởng, phạm trù, quy luật một cách
rõ ràng, chính xác, cụ thể, sát với trình độ nhận thức, trình độ tư duy của
người nghe, trong khi các phương tiện âm thanh khác, ánh sáng, điệu bộ, cử

chỉ không thể diễn đạt rõ ràng được.
Lời nói có ưu thế là sử dụng linh hoạt, hiệu quả thông tin cao. Lời nói
có thể sử dụng trong mọi hoàn cảnh, điều kiện giao tiếp: trong phòng ở, nơi
làm việc, trên giảng đường, câu lạc bộ, trong giờ giải lao hay trong cuộc họp,
nơi công cộng, lúc trao đổi toạ đàm, với một người hoặc với nhiều người
Do đó, việc tổ chức một buổi phát biểu đơn giản, ít tốn kém kinh phí, không
cần nhiều đến thiết bị, phương tiện kỹ thuật.
Trong phát biểu miệng, người nói có thể sử dụng các thuật ngữ, thành
ngữ quen thuộc, các câu châm ngôn, cách ngôn để biểu đạt một cách ngắn
gọn, dễ hiểu về vấn đề, tức là có thể trình bày cô đọng và chính xác về sự vật,
hiện tượng mà không cần phải nhiều lời.
Phát biểu miệng có thể vận động, khai thác các yếu tố cận ngôn ngữ, cá
biện pháp tu từ để tạo sức truyền cảm cho bài nói. Tính truyền cảm là đặc
trưng riêng có của ngôn ngữ nói. Sức mạnh của lời nói trước hết là ở sự lắng
đọng của tình cảm, là khả năng truyền đạt những sắc thái tinh tế của ý nghĩa
và tình cảm mà ngôn ngữ viết không có được. Trong thời cổ đại, ở Hy Lạp,
người ta đã dựng tượng vị thần Mercure miệng ngậm dây xiềng vàng biểu thị
cho sức mạnh của lời nói. Mercure được coi là vị thần hộ mệnh cho nhà hùng
biện. Nhờ yếu tố truyền cảm của lời nói mà người nghe có thể bỏ qua những
thông tin nhiều khác như tiếng ồn, sự nóng nực và các tác động khác của môi
trường, tập trung chú ý cho việc tiếp nhận thông tin. Tính truyền cảm của lời
nói tác động đặc biệt mạnh mẽ tới xúc cảm của người nghe, khơi dậy ở họ
những tình cảm cao thượng, kích thích sự khao khát vươn tới chiếm lĩnh
những trí thức mới, tích cực, sáng tạo trong hành động. Chính vì vậy mà V.I
Lênin đã nói: "không có sự xúc cảm của con người thì xưa nay không có và
không thể có sự tìm tòi chân lý".
Để tạo ra tính truyền cảm cho bài nói, có thể sử dụng các biện pháp tu
từ ngữ âm: các ẩn dụ, so sánh, các từ láy, điệp ngữ và các biện pháp tu từ cú
pháp: câu ẩn chủ ngữ, câu hỏi tu từ, câu đảo đối, câu đối chọi, câu có bổ ngữ
đứng ở trước Đồng thời, có thể sử dụng các yếu tố cận ngôn ngữ như ngữ

điệu, trường độ, cao độ của tiếng nói, các yếu tố về thanh, sắc và kết hợp
chúng với các yếu tố phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ cười, ánh
mắt
b. Ưu thế trong việc sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ
Trong phát biểu miệng, người ta không chỉ sử dụng ngữ điệu của lời
nói mà các nhà nghiên cứu gọi là "mã số ngôn ngữ" để tác động đến người
nghe, thêm vào đó, người ta có thể sử dụng một phương tiện giao tiếp khác:
tư thế, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ cười, ánh mắt, mà các nhà nghiên cứu gọi
là "mã số cảm giác vận động". Trong giao tiếp, sự biểu cảm qua phương tiện
này không kém phần tác dụng tích cực so với ngôn ngữ, ngữ điệu. Chúng ta là
người bạn đường thường xuyên của nhau trong việc thể hiện tình cảm, thái độ
của con người và trong việc thông tin. Nếu như tất cả các phương tiện ngôn
ngữ, cận ngôn ngữ, phi ngôn ngữ được sử dụng linh hoạt, bổ sung cho nhau sẽ
làm cho bài phát biểu trở nên dễ hiểu hơn, lắng đọng hơn, tác động mạnh mẽ
đến người nghe.
Tư thế người phát biểu đàng hoàng, đĩnh đạc, tự nhiên, linh hoạt sẽ tạo
ra tình cảm mến phục, tin cậy khi tiếp thu thông tin. Ngược lại, tư thế khúm
núm hoặc ngạo mạn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ của người nghe.
Cử chỉ điệu bộ có tác động bổ sung cho lời nói, làm cho đối tượng hiểu
rõ hơn sắc thái của lời nói. Cử chỉ, điệu bộ có thể tạo được ấn tượng mạnh ở
đối tượng vào những nội dung quan trọng và có tác dụng mạnh mẽ nhất khi
tiếp xúc lần đầu với người nghe hoặc khi có tình huống xuất hiện trong phát
biểu miệng: thính giả đề nghị giải đáp, trả lời câu hỏi. Khi bắt đầu nói chuyện,
cử chỉ, điệu bộ có tác dụng kích thích, thu hút sự chú ý. Khi kết thúc bài phát
biểu, cử chỉ, điệu bộ có tác dụng tạo ra ấn tượng, tình cảm mến phục, mong
muốn được tiếp tục nghe.
Sự vận động của đầu, tay, tư thế cũng biểu đạt thông tin trong phát biểu
miệng. Chẳng hạn, lắc đầu thể hiện sự không đồng ý, gật đầu thể hiện sự đồng
ý, tâm đắc; lắc đầu và bĩu môi thể hiện sự coi thường. Trong giao tiếp, đầu hất
về phía sau thường thể hiện sự kiêu căng, ngạo mạn. Cánh tay vận động có ý

nghĩa hướng dẫn, chỉ bảo hoặc dơ cao chém mạnh vào không khí có tác dụng
khẳng định dứt khoát vấn đề.
Tư thế, tức là sự tương quan kết hợp giữa đầu, cổ, thân người và tay,
chân biểu hiện tính cách, tâm trạng con người. Đi trong tư thế ưỡn ngực về
phía trước thể hiện sự ngạo mạn, kiêu căng. Tư thế đứng thẳng đĩnh đạc,
nghiêm trang thể hiện sự đàng hoàng, tính trung thực. Tư thế khúm núm thể
hiện sự sợ hãi, nếu lại xoa hai tay vào nhau thể hiện sự nhún nhường, ninh bợ.
Nét mặt, ánh mặt của ảnh hưởng đến hiệu quả thông tin. Những biểu
hiện ở vùng trán, lông mày, mắt, miệng có thể tạo thành một biểu cảm. Rướn
lông mày biểu hiện sự ngạc nhiên; nhíu lông mày, môi mím chặt biểu hiện sự
phẫn nộ; ánh mắt long sòng sọc thể hiện sự tức giận
Tư thế, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ cười, ánh mắt có vai trò lớn trong
việc biểu đạt, truyền thông tin. Chúng hỗ trợ lời nói, làm tăng ý nghĩa của lời
nói, biểu hiện cảm xúc, sắc thái tình cảm của người nói đối với nội dung,
do đó chúng góp phần nâng cao chất lượng phát biểu miệng.
c. Ưu thế của giao tiếp trực tiếp
Khi được trực tiếp nghe và nhìn một người diễn thuyết, nói chuyện bao
giờ người nghe cũng tập trung sự chú ý hơn và cảm thấy dễ hiểu hơn khi nghe
bằng ghi âm, radio. Việc trực tiếp theo dõi một diễn giả trình bày, thính giả
thường có cảm giác vấn đều nêu ra thật hơn, hay hơn, chính xác hơn. Chính vì
vậy mà dù hiện nay sách báo nhiều, các kênh thông tin rất đa dạng nhưng
hàng ngày vẫn có hàng triệu học sinh đến trường nghe thầy giáo giảng bài,
hàng vạn người đến các hội trường nghe cán bộ tuyên truyền nói chuyện.
Khác với giao tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng, sự giao
tiếp trực tiếp và sinh động trong phát biểu miệng dễ tạo cho người nghe cảm
giác gần gũi thân mật. Giao tiếp trực tiếp tạo lập không khí cởi mở,
xây dựng mối quan hệ thân mật, sinh động với đối tượng. Nhờ đó, người nói
có thể mang đến cho người nghe không chỉ nội dung của lời nói mà còn mang
lại cho họ tình cảm, niềm tin. Chính vì vậy, V.I. Lênin đã viết "Ảnh hưởng cá
nhân và những lời phát biểu tại các cuộc họp có ý nghĩa rất lớn. Không có

những cái đó thì không có hoạt động chính trị".
Một ưu thế không kém phần quan trọng của giao tiếp trực tiếp là n ối
đúng đối tượng. Nhờ nghiên cứu trước về đối tượng và nắm bắt thêm đặc
điểm đối tượng thông qua giao tiếp trực tiếp, người nói có khả năng hiểu biết
rõ nhu cầu, tâm trạng của người nghe, đặt mình vào vị trí người nghe, trên cơ
sở đó xác định nội dung phải nói là gì và nói như thế nào, để lời nói của mình
đi vào tâm hồn người nghe nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Giao tiếp trực tiếp tạo điều kiện cho người nói khả năng vận dụng linh
hoạt cách nói, trong những tình huống khác nhau, sử dụng cử chỉ, điệu bộ,
điều chỉnh âm lượng phù hợp với đối tượng, với bối cảnh. Trong giao tiếp
trực tiếp, người nói hoàn toàn có khả năng kiểm soát được cách thức tiếp
nhận thông tin của người nghe. Nếu biết thường xuyên quan sát người nghe
thì bất cứ lúc nào người nói cũng có thể thông qua kênh thông tin phản hồi,
tức là căn cứ vào dáng vẻ bề ngoài, sự tập trung chú ý, hoặc những yếu tố
khác trong hành vi của người nghe để phán đoán khả năng tiếp thu thông tin,
thái độ đối với nội dung thông tin của người nghe. Nhờ đó mà xác định cách
xử lý: thay đổi nội dung thông tin, chuyển sang cách nói khác, sử dụng cử chỉ,
điệu bộ thích hợp hoặc một biện pháp, thủ thuật nào đó để thu hút sự chú ý
của người nghe.
Giao tiếp trực tiếp cho phép chuyển nhanh từ hình thức độc thoại sang
đối thoại. Người nghe có thể được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình;
được hỏi và được trả lời những vấn đề mà mình quan tâm nhưng chưa được
giải thích hoặc trước đó giải thích chưa thấu đáo; được trao đổi, tranh luận với
nhau về những vấn đề còn chưa thống nhất. Chính vì vậy, nhiều người cho
rằng phát biểu miệng, tuyên truyền miệng và nói chung là các hình thức
truyền thông bằng lời nói trực tiếp là kênh thông tin mang tính dân chủ cao
nhất.
Có thể nói giao tiếp trực tiếp của phát biểu miệng tạo cho người nói và
người nghe ưu thế mà người phát biểu trên vô tuyến truyền hình, trên đài phát
thanh và khán thính giả của họ không thể có được.

2. Một vài hạn chế của phát biểu miệng.
Lời nói trong phát biểu miệng mang tính tuyến tính, tức là các tín hiệu
ngôn ngữ xuất hiện lần lượt, liên tục, từ này nối từ kia theo thời gian. Chính
tính tuyến tính của lời nói tạo ra những hạn chế nhất định cho cả người nói và
người nghe trong quá trình truyền đạt và lĩnh hội thông tin.
Đối với người nói, nếu không làm chủ được lời nói, không biết tự kiềm
chế khi xúc động mạnh và không may nhỡ lời thì không có khả năng sửa lại.
"Câu nói như tên, không nên bắn bậy, đã lọt vào tai không tài nào rút ra
được". (Lục Tài Tử). Đó là điều người nói cần luôn tâm niệm.
Cũng do tính tuyến tính của lời nói mà người nghe chỉ có thể tiếp thu
thông tin một cách tức thời, một lần và không có điều kiện quay lại với
những điều chưa hiểu hoặc dừng lại đê nghiền ngẫm về những điều chưa hiểu
đó. Bởi vì, nếu dừng lại suy nghĩ thì không nghe được những thông tin tiếp
theo. Để khắc phục hạn chế này, người nói phải rèn luyện khả năng làm chủ
lời nói, sử dụng cách nói phổ thông, dễ hiểu; lựa chọn ngôn ngữ chính xác,
đơn nghĩa; phải dừng lại giải thích kỹ hơn những nội dung trừu tượng, khó
hiểu và phải nắm vững các thủ thuật thu hút và tái lập sự chú ý của người
nghe.
Trong hệ thống phát biểu miệng, người nói là một mắt khâu rất quan
trọng, trạng thái của hệ thống phụ thuộc chủ yếu vào mắt khâu đó. Nói cụ thể
hơn, chất lượng, hiệu quả bài phát biểu hoàn toàn phụ thuộc vào phẩm chất và
năng lực của người nói. Một chủ đề hay, được chuẩn bị tốt nhưng trình bày
thiếu hấp dẫn, hoặc nội dung được chuẩn bị tốt, phương pháp trình bày hấp
dẫn nhưng uy tín của người nói đối với người nghe không có thì trong mọi
trường hợp trên hiệu quả bài phát biểu đều thấp.
Phạm vi tác động đến đối tượng, tốc độ truyền thông tin của phát biểu
miệng thường hẹp hơn, chậm hơn so với các phương tiện thông tin đại chúng
nhất là báo chí. Khối lượng thông tin được chuyển tải trong một buổi nói
chuyện tỉ lệ thuận với thời gian buổi nói chuyện đó diễn ra. Muốn truyền đạt
nhiều thông tin phải kéo dài thời gian buổi nói chuyện. Điều đó mâu thuẫn

với khả năng duy trì sự tập trung, chú ý liên tục, lâu dài ở người nghe trong
suốt quá trình phát biểu.
CHƯƠNG II
NGHỆ THUẬT PHÁT BIỂU MIỆNG TRONG LỊCH SỬ TRUYỀN
THÔNG
Truyền thông bằng lời nói trực tiếp là khái niệm chung nhất, bao quát
nhất của các loại hình truyền thông bằng lời nói trực tiếp như: truyền miệng,
thuật hùng biện, phát biểu miệng, tuyên truyền miệng Vì vậy, việc nghiên
cứu quá trình phát triển của nghệ thuật phát triển miệng trong lịch sử truyền
thông nhân loại và lịch sử truyền thông Việt Nam cần phải đặt nó trong sự
phát triển chung của các loại hình truyền thông bằng miệng khác, từ sơ khai
như truyền miệng, thuật hùng biện đến các loại hình xuất hiện về sau như
tuyên truyền miệng.
I. SỰ XUẤT HIỆN CỦA KHOA HÙNG BIỆN TRONG THỜI CỔ
ĐẠI HY LẠP, LA MÃ.
1. Sự ra đời của chữ viết
Chữ viết - một công cụ giao tiếp quan trọng vốn là một trong những
thành tựu văn hoá lớn lao của nhân loại. Lịch sử phát minh thành tựu này
được diễn ra qua hai đợt nối tiếp nhau, tương ứng với hai phương thức văn tự
khác nhau về mặt hình thái: văn tự tượng hình, thuần tuý mang tính biểu
tượng hoặc thể hiện các âm thanh và văn tự chữ cái.
Vào khoảng thiên niên kỷ thứ IV trước Công Nguyên, chữ viết ra đời
tại Mosopotamie. Lúc đầu là chữ viết tượng hình (e'critureide' ogaphique) ròi
trở thành chữ viết chỉ âm (e'cruure phone'tique). Văn tự tượng hình thoạt đầu
mang tính thuần tuý tượng hình, nghĩa là mỗi hình vẽ tượng trưng, thể hiện
một vật. Đến khoảng năm 3000 trước công nguyên, chữ tượng hình mang tính
trừu tượng hơn. Một số hình vẽ có thể gợi lên âm thanh của một từ mà không
cần có mối liên quan trực tiếp về đường nét giữa từ ngữ đó với những hình vẽ
tương ứng. Do vậy sự phát triển của chữ viết có vẻ như đã tách dần khỏi hình
vẽ, khỏi sự thể hiện trực tiếp các vật. Đồng thời sự phát triển của giao lưu

thương mại đòi hỏi phải trừu tượng hoá văn tự và dẫn đến sự ra đời của văn tự
chữ cái.
Theo một số tài liệu nghiên cứu, sự phát minh ra chữ cái có nguồn gốc
sâu xa từ người Pheniciens, thậm chí có thể còn trước đó, từ người Do Thái ở
Syrie vào cuối thiên niên kỷ II và đầu thiên niên kỷ I trước Công nguyên. Tuy
nhiên hệ thống chữ cái đầu tiên này còn hạn chế, bởi chưa có nguyên âm, do
đó khi đọc dễ bị nhầm lẫn. Đến giữa thế kỷ VIII và VI trước Công nguyên, tại
Hy Lạp, một hệ thống chữ cái bao gồm cả nguyên âm mới ra đời.
Hệ thống chữ cái này có chức năng ghi lại ngôn ngữ nói và là một trong
những sản phẩm của rất nhiều biến đổi xã hội diễn ra tại Hy Lạp từ khoảng
1100 trước Công nguyên trở về sau. Chúng đóng vai trò là sự khởi đầu cho
các hệ thống mẫu tự lớn xuất hiện tiếp theo, và cuối cùng là sự phổ biến của
mẫu tự Latinh ở phương Tây. Hệ thống chữ viết theo cách ghi âm này đã dẫn
đến sự ra đời của sự đọc.
Có thể nói, mọi hệ thống chữ viết đều bắt đầu từ hình vẽ. Những loại
chữ viết đầu tiên chỉ chú ý ghi lại nội dung ý nghĩa của từ ngữ chứ chưa quan
tâm đến vỏ âm thanh của nó. Những chữ như vậy gọi là chữ ghi ý hay chữ
tượng hình. Tuy nhiên chữ ghi ý không biểu thị hết ý nghĩa của từ và không
có tính đồng nhất. Với sự phát triển của xã hội, trong đó có sự nhận thức sâu
hơn về bản chất của ngôn ngữ, người cổ đại đã biết lợi dụng hiện tượng đồng
âm để mượn chữ này ghi lại chữ kia, trên cơ sở đó dùng những ký hiệu bổ
sung (biểu đạt ý nghĩa của từ) ghép âm vào những chữ được "vay mượn". Đây
là một mốc lớn đánh dấu bước ngoặt quan trọng nhất trong tiến trình sáng chế
chữ viết của nhân loại. Tuy nhiên, loại chữ này còn gắn chặt với hình vẽ,
nhiều chi tiết quá rườm rà. Vì thế nhu cầu cải tiến chữ viết theo hướng đơn
giản hơn đã được đặt ra. Kết quả là hệ thống chữ cái ra đời, dù về mặt số
lượng là có giới hạn, nhưng đã ghi lại một cách trung thực âm thanh của từ
ngữ. Từ thế kỷ VII trước Công nguyên đã ra đời hệ thống ký hiệu mẫu tự gồm
cả nguyên âm. Rất nhiều hệ thống chữ cái địa phương xuất hiện và từ những
hệ thống đó hình thành hai hệ thống, hệ thống Đông và hệ thống Tây. Do sự

hùng mạnh của thành Athenes mà hệ thống Đông (còn gọi là hệ thống mẫu tự
Ionien) được lựa chọn để ghi ngôn ngữ Attique.
2. Sự xuất hiện của khoa học hùng biện (hay khoa tu từ học) của người
Hy Lạp, La Mã cổ đại.
Ngay từ khi mới ra đời, chữ viết đã được dùng làm kỹ thuật truyền
thông. Do đó, nó có vai trò trong việc biến đổi sâu sắc phương thức trao đổi
thông tin và truyền bá tư tưởng. Và nếu chữ viết góp phần thay đổi tận gốc
các điều kiện của sản xuất trí tuệ, thì các hệ thống ghi vào trí nhớ mang tính
truyền miệng cũng phát triển đến mức chưa từng thấy trong thời cổ đại. Từ xa
xưa khi chưa có phương tiện ghi lại hoạt động ngôn ngữ, con người đã dựa
vào trí nhớ của mình để lưu trữ, tích luỹ kinh nghiệm. Các bản trường ca nổi
tiếng của nhân loại như các bài dân ca trong Kinh Thi của Trung Quốc,
trường ca Iiiade của Odyssé của Hy Lạp cổ đại, Kinh Vêđa của Ấn độ cổ đại
là những ví dụ điển hình về sự lưu truyền theo hình thức trên. Do đặc trưng
này, truyền thông bằng miệng trên thực tế đã đóng vai trò quan trọng hơn so
với chữ viết trong thời cổ đại.
Sự xuất hiện của khoa tu từ học (hay khoa học hùng biện) vào thế kỷ V
trước Công nguyên là sự phát triển tất yếu của kỹ thuật truyền thông, khi mà
hình thức truyền thông bằng chữ viết không đáp ứng nổi nhu cầu trao đổi
thông tin của con người, khi mà nền giáo dục còn chưa phát triển, người biết
chữ còn rất ít. Nhờ nghệ thuật hùng biện mà người ta giải quyết các tranh
chấp, các cuộc chiến tranh thông qua hình thức thuyết phục chứ không cần
dùng đến sức mạnh, kể cả sức mạnh bạo lực. Mặt khác, do pháp lý Hy Lạp
bấy giờ đòi hỏi các bên kiện cáo phải tự bảo vệ cho mình, phải đưa ra các lý
lẽ có sức thuyết phục. Do mỗi công dân chưa đủ khả năng lập luận trước toà,
trình độ pháp lý hoặc trình độ văn hoá của họ còn hạn chế, nên xuất hiện nghề
viết đơn, nghề cãi thuê, mở đường cho bước tiến mới của khoa tu từ học.
Nhà tu từ học đầu tiên của thế giới là Corax đã đưa ra ý tưởng cho rằng
mọi bài nói phải được tổ chức thành những đoạn lớn nối tiếp nhau một cách
tự nhiên. Quan niệm này đã đặt nền móng cho việc trình bày, lập luận của

khoa hùng biện, của nghệ thuật phát biểu miệng về sau. Theo ông, tính thuyết
phục của bài nói là ở chỗ nó có khả năng lập luận một cách logic giữa các
phần. Các sự kiện thoạt đầu được trình bày theo kiểu "kể", sau đó được lập
luận trong phần "chứng minh" và được kết luận bằng "đoạn kết". Tuy nhiên,
cũng vào thời đó, một nhánh của tu từ học bị biến thành nguỵ biện. Bởi vì các
nhà nguỵ biện chỉ thừa nhận vai trò của ngôn ngữ, lý lẽ, họ không thừa nhận
có chân lý, mọi quan niệm chỉ mang tính tương đối. Vì thế các khuôn mẫu
ngôn từ được học thuộc lòng và sử dụng một cách máy móc trong khi hùng
biện. Vấn đề này đã bị Scrate và Platon lên án. Các ông cho rằng mọi bài nói
đều phải dựa vào chân lý. Sau này, một học trò của Platon là Aristore cũng
phê phán các nhà nguỵ biện, phục hồi giá trị cho khoa hùng biện. Với ông,
hùng biện không còn là công cụ thuết phục, mà là nghệ thuật "khám phá mọi
thứ gì có sức thuyết phục chứa đựng trong một vụ việc". Aristote công bố bộ
sách Tu từ học. Bộ sách của ông sau đó được Barthes chia làm ba tập. Tập I
bàn về người nói (thai nghén các lý lẽ), tập II bàn về người nghe (những cảm
xúc và lập luận tác động đến người nghe) và tập III phân tích các kiểu cách tu
từ và thứ tự các phần trong bài nói.
Đến thế kỷ II trước Công Nguyên, nghệ thuật hùng biện bắt đầu phát
triển ở Roma. Nhà hùng biện điển hình của thời kỳ này là Ciceron. Bằng các
bài thuyết lý và diễn văn của mình ông đã chiến thắng Catilina và nhờ đó
cũng đã đạt được vị trí cao trong xã hội lúc bấy giờ. Cũng nhờ nghệ thuật
hùng biện, giới lãnh đạo Roma đã tác động vào tình cảm, tâm lý clủa các
nước láng giềng, lôi kéo, thuyết phục họ tự nguyện gia nhập vào hệ thống
Roma.
Từ thế kỷ thứ II, khoa hùng biện đã được đưa vào giảng dạy ở các
trường học. Trong điều kiện kỹ thuật truyền thông nói chung còn thấp, hùng
biện tiếp tục phát triển và chiếm phần đáng kể trong giáo dục. Trong thời gian
từ thế kỷ II đến thế kỷ IV sau Công nguyên, hùng biện đã bao trùm và có vị
trí đáng kể trong nền văn hoá và từ đó đi vào văn chương. Bên cạnh những lời
thuyết lý của các triết gia, những bài diễn văn của các nhà hùng biện, bắt đầu

xuất hiện những buổi tuyên đọc văn chương cho công chúng thưởng thức.
Các văn sĩ, đôi khi cả vua chúa cũng đem văn chương của mình ra đọc.
Không chỉ thanh niên mà cả những người già cũng đến dự các buổi đọc văn
và tham gia tranh luận về những vấn đề văn chương. Truyền thông bằng lời
nói đã trở thành một phương tiện truyền bá văn hoá trong thời kỳ này.
Như vậy, có thể thấy ở thời kỳ cổ đại, hùng biện đã ra đời và tồn tại
như một thiết chế xã hội. Các lý thuyết về tu từ học của Aristote, Cireron và
Quintilien đã để lại những giá trị to lớn qua nhiều thế kỷ. Nền văn hoá Roma
đã tạo ra một hình thức truyền thông mới là thuật hùng biện mà thời đại đó
gọi là "lời nói dành cho người khác".
II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HÙNG BIỆN TRONG LỊCH SỬ
TRUYỀN THÔNG Ở CÁC THỜI KỲ TIẾP THEO.
Trải qua nhiều thế kỷ với nhiều biến cố lịch sử, các kỹ thuật truyền
thông, công cụ truyền thông ngày càng phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ
dưới nhiều hình thức đa dạng. Thế nhưng, truyền thông bằng lời nói vẫn được
quan tâm như một kỹ thuật truyền thông không thể thiếu. Lời nói trở thành
phương tiện duy nhất có thể truyền tải thông tin đến được với những người
mù chữ vẫn còn chiếm số đông ngay ở các đô thị lớn. Nó trở thành công cụ
hữu ích của Giáo hội trong việc thuyết phục các tín đồ sùng đạo, bằng tuyên
truyền, thuyết giáo. Ở thời kỳ này khi mà sự đối lập giữa Thiên chúa giáo và
tin lành ngày càng gay gắt thì tuyên truyền miệng trở thành công cụ chủ yếu
được sử dụng để lôi kéo dân chúng về mỗi bên. Do bản chất của tình cảm ton
giáo, trong các nhà thờ, phát biểu miệng đặt ra yêu cầu cao về tính lập luận
của nội dung bài thuyết giáo. Khi mâu thuẫn giữa cải cách tôn giáo và phản
cải cách ngày một trở nên gay gắt thì phương thức phát biểu miệng có vai trò
ngày một tăng.
Ở Trung Hoa, nghệ thuật hùng biện cũng phát triển khá sớm và trở
thành công cụ trong hoạt động quân sự, chính trị, ngoại giao. Vào thời Xuân
thu - Chiến quốc xuất hiện các nhà hùng biện, thuyết khách nổi tiếng như Tô
Tần, Trương Nghi. Vào thời Tam Quốc có Gia Cát Lượng. Với tài thao lược

của nhà quân sự, với đầu óc mẫn cảm, sáng suốt của nhà ngoại giao, với khẩu
tài xuất chúng và khả năng phán đoán diễn biến tâm lý đối phương của một
nhà hùng biện, Gia Cát Lượng đã thuyết phục tập đoàn Đông Ngô liên minh
với tập đoàn Lưu Bị, nhờ đó liên quan Tôn Quyền - Lưu Bị đã giành thắng lợi
trước Tào Tháo trong trận đại chiến Xích Bích. Với thắng lợi này, Lưu Bị đã
đứng vững và phát triên lực lượng, chiếm Kinh Châu, đoạt ích Châu, bình
định Hán Trung, xây dựng nghiệp bá trên đất Thục, trong thế chân vạc của
Trung Hoa lúc bấy giờ.
Trong các cuộc cách mạng tư sản, phát biểu miệng cũng đã đóng vai trò
to lớn nhằm động viên, hô hào dân chúng tham gia cách mạng và truyền bá tư
tưởng bình đẳng, tự do, bác ái của giai cấp tư sản đang lên. Trong một số tác
phẩm hội hoạ thời kỳ ấy, chúng ta có thể nhìn thấy hình ảnh các diễn giả, các
chính trị gia đứng nói trước đám đông. Nghệ thuật hùng biện và vai trò của nó
đã là đề tài, là nguồn cảm hứng cho các hoạ sĩ thời đó.
Trong thời cận đại, sự quay lại của khoa hùng biện, diễn ra thông qua
việc nghiên cứu các tác giả Latinh như Cieeron, Quintilien, nhờ đó đã kích
thích nghệ thuật phát biểu miệng phát triển. Các giáo sĩ dòng Tên (Jesuites)
đóng vai trò to lớn trong việc phổ biến môn học này. Từ thế kỷ XVI trở đi, ở
Châu Âu, nhiều học đường được xây dựng để phục vụ cho việc giảng dạy các
môn học nhân văn và hùng biện Latinh. Và cũng giống như thời cổ đại, văn
hoá, hùng biện, khả năng thuyết phục là những phẩm chất không thể thiếu
của một nhà lãnh đạo. Việc nắm vững và sử dụng có hiệu quả kỹ thuật truyền
thông này đồng nghĩa với việc nắm được quyền lực trong tay.
Do ảnh hưởng của sự phát triển của các môn học khoa học thực nghiệm
và sau này là của khoa học kỹ thuật, phương thức truyền thông cũng có sự
thay đổi dần dần. Đã hơn một lần người ta đặt câu hỏi: liệu việc trao đổi thông
tin bằng lời nói có dần bị mất đi? Bằng thực tiễn lịch sử truyền thông có thể
khẳng định chắc chắn rằng điều đó không bao giờ xảy ra. Sự phát triển mạnh
mẽ của khoa hùng biện thời cổ đại, thế kỷ XVII và đến nay là một minh
chứng hùng hồn cho sự khẳng định ấy. Vai trò của các nhà hùng biện, của

truyền thông bằng lời nói trực tiếp, của phát biểu miệng, của nghệ thuật diễn
thuyết và các cuộc tranh luận là không thể thiếu được mỗi khi có biến cố quan
trọng xảy ra kích thích sự quan tâm của dư luận.
Vào đầu thế kỷ XVII một hình thức truyền thông mới ra đời mang tính
chất đều đặn, đó là báo chí. Những bài báo đầu tiên cũng được chuyển tải
thông tin qua lời nói. Báo được đọc và bình luận tại các quán rượu, các phòng
khách và thường là chủ đề của các cuộc tranh luận. Báo cũng được đọc trong
những không gian rộng rãi ở các câu lạc bộ đọc, các cuộc mít tinh, các hội của
thợ thuyền.
Theo sau sự phát triển của báo chí là một loạt các phương tiện kỹ thuật
khác ra đời như máy điện tín, điện thoại, vô tuyến truyền hình Song không
có hình thức nào loại bỏ hình thức nào mà ngược lại chúng cùng tồn tại và hỗ
trợ nhau, trong đó môn hùng biện có sức sống lâu bền nhất. Nghệ thuật hùng
biện ra đời từ rất sớm khi con người mới biết đến khái niệm thông tin và trở
thành cơ sở cho nghệ thuật phát biểu miệng. Những phát minh kỹ thuật mới
như việc chế tạo ra các máy ghi âm, tăng âm đã đem lại cho khoa hùng biện
một tầm vóc mới. Với bước phát triển đó nghệ thuật hùng biện luôn khẳng
định được vị trí, vai trò của mình trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh
vực chính trị. Nó được xem là công cụ đắc lực nhất để thuyết phục, vận động
con người của các chính trị gia mọi thời đại.
III. TRUYỀN THÔNG BẰNG LỜI NÓI TRỰC TIẾP TRONG LỊCH
SỬ TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM.
So với nhiều nước trên thế giới, truyền thông ở Việt Nam phát triển
muộn hơn, song không phải vì thế mà kém phần đa dạng và phong phú. Việc
nghiên cứu những hình thức phong phú, đa dạng đó và cách thức truyền thông
có phần độc đáo của ông cha ta trong lịch sử, phát triển, vận dụng sáng tạo nó
trong công tác tuyên truyền miệng hiện nay có ý nghĩa rất thiết thực.
1. Các hình thức truyền thông bằng lời nói trong dân gian.
Từ xa xưa người Việt Nam đã biết dựa vào trí nhớ và lời nói có vần
điệu, dễ nghe, để tạo ra những luồng thông tin có sức sống lâu bền. Bằng cách

vận dụng ngôn ngữ, lối kết cấu, tác dụng ưu thế của âm thanh, tiết tấu và các
hình tượng phong phú, người xưa đã cho ra đời một kho tàng ca dao, dân ca
quý báu ngay trong cuộc sống cực nhọc của chính mình. Trước khi được ghi
thành văn bản chữ viết, kho tàng văn hoá dân gian của dân tộc được lưu ký
trong trí nhớ và lưu truyền qua nhiều thế hệ bằng hình thức truyền miệng. Dù
chưa có một khái niệm đầy đủ về thông tin nhưng ở thời kỳ này truyền miệng
qua ca dao, dân ca đã có một vai trò nhất định trong việc phản ánh xã hội và
phổ biến các kinh nghiệm xã hội. Hơn nữa, người dân còn biến nó thành vũ
khí đấu tranh chống lại ách thống trị của bọn cường hào phong kiến.
Không chỉ có ca dao, dân ca mà các câu truyện cổ, truyện thần thoại,
các hình thức sân khấu cũng được ông cha ta vận dụng như một phương thức
tuyên truyền. Đại đa số các câu truyện cổ đều bao hàm nội dung đấu tranh
giai cấp rõ rệt và phản ánh cuộc đấu tranh đó theo quan điểm của quần chúng
nhân dân. Cũng như ca dao, dân ca chúng được lưu truyền trong nhân dân
dưới hình thức kể chuyện, truyền miệng.
Nhận thức rõ vai trò của phương thức thông tin truyền miệng này, nhân
dân ta đã không ngừng cải tiến, nâng cao tác dụng của nó, làm cho nó có sức
hấp dẫn hơn. Hình thức diễn kịch, ca kịch, hát chèo, hát tuồng, ra đời, lôi
cuốn được đông đảo quần chúng. Tính chất truyền miệng của thể loại này
được thể hiện khá rõ qua lời hát có vần điệu dễ nhớ. Các vở chèo, tuồng, cải
lương, được truyền miệng qua không gian và thời gian đến với người dân.
Dưới thời phong kiến, lác đác một số vở được ghi lại bằng chữ nôm, nhưng
truyền miệng vẫn là chủ yếu vì không phải diễn viên nào cũng biết chữ. Tính
chất truyền miệng còn thể hiện cả trong diễn xuất, giữa diễn viên với nhau và
giữa diễn viên với quần chúng. Mỗi diễn viên không những thuộc vai mình
mà còn thuộc lời các vai khác, nên khi cần họ có thể đổi vai cho nhau, hoặc
nhắc lời cho vai khác.
Trong xã hội Việt Nam thời trước, khi chưa có các phương tiện thông
tin khác thì truyền miệng là hình thức thông tin phát triển nhất. Để phục vụ
cho hình thức này, nâng cao hiệu quả của nó là sự ra đời của các công cụ hỗ

trợ. Chẳng hạn, ông cha ta đã biết chế tạo ra loa tay bằng mocau, bằng tre đan
bằng vỏ quả bầu, bằng sắt để giúp tiếng nói được truyền đi xa hơn (cách
thông tin, tuyên truyền này tồn tại ở nước ta cho đến thời gian gần đây, khi
chiếc loa phóng thanh được sử dụng rộng rãi). Ngoài ra, nhiều công cụ khác
như tù và, phèng, chiêng, khánh, mõ cũng được dùng để phát tín hiệu tập
hợp mọi người đến nghe thông tin bằng miệng. Người rao mõ là hình ảnh
điển hình của kiểu thông tin bằng miệng sống động đã tồn tại qua nhiều thế
kỷ. Phương tiện làm việc của họ là một chiếc mõ. Sau khi đánh một hồi mõ,
"anh mõ" dõng dạc cất tiếng rao, thông báo cho cả làng, cả xóm biết tin tức,
mệnh lệnh của nhà chức trách.
Ở một xã hội mà phần lớn người dân không biết chữ thì truyền miệng
kiểu này cố nhiên trở thành hình thức phổ biến. Thông qua đó, dân làng biết
được mệnh lệnh của cai tổng, lý trưởng, chiếu chỉ của vua, biết được tin tức
trong và ngoài làng, biết được tình hình đất nước. Đôi khi nhờ tiếng rao của
"anh mõ" triều đình huy động một lựcu lượng đông đảo nhân dân trong cả
nước để chống giặc ngoại xâm, chống thiên tai. Khi rao mõ, người ta thường
kết hợp với âm thanh để truyền đi nhiều loại thông tin khác nhau. Điều này
cho thấy óc sáng tạo của nhân dân trong lĩnh vực truyền thông và xét từ góc
độ nào đó, là khía cạnh của sự phát triển.
2. Nghệ thuật tuyền truyền miệng của một số nhân vật nổi tiếng trong
lịch sử dân tộc Việt Nam.
Những chiến thắng lẫy lừng của ông cha ta trong các cuộc chiến đấu
chống quân xâm lược phương Bắc, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
được xem là biểu hiện tuyệt vời của nghệ thuật quân sự, nghệ thuật động viên
sức mạnh toàn dân bảo vệ Tổ quốc. Trong những chiến công ấy có phần đóng
góp đáng kể của nghệ thuật thu phục lòng dân, chinh phục con người bằng lời
nói hay nghệ thuật tuyên truyền miệng. Nghiên cứu lịch sử các cuộc chiến
tranh nói trên, có thể thấy rõ các vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam
đã sử dụng rất tài tình nghệ thuật tuyên truyền miệng.
Lý Thường Kiệt là một nhân vật điển hình trong số đó. Với cương vị là

Phụ Quốc Thái uý, trong cuộc kháng chiến chống xâm lược nhà Tống, vào lúc
gay go nhất trên phòng tuyến sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt đã làm một
bài thơ thần bất hủ để khẳng định quyền độc lập, tự chủ thiêng liêng của dân
tộc và cổ vũ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân dân ta. Bài thơ cũng
là lời cảnh cáo nghiêm khắc bọn kẻ thù xâm lược và nêu cao quyết tâm sắt đá
trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Bài thơ ấy được Lý Thường Kiệt cho đọc trong một đêm khuya thanh
vắng từ một miếu thờ để binh lính nghe. Nhờ đó mà bài thơ càng có thêm sức
mạnh, lay động lòng người, thức tỉnh tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc,
khơi thêm sức mạnh ý chí và lòng tin vào chiến thắng của cuộc chiến đấu
trong tâm hồn người dân đất Việt, đoàn kết muôn người như một, đồng lòng
diệt giặc ngoại xâm, giữ vững bờ cõi. Nội dung tư tưởng của bài thơ, cách
chọn thời điểm và địa điểm đọc lời thơ đã chứng minh cho ý nghĩa, cho nghệ
thuật sử dụng lời nói và các phương tiện trợ giúp tác động vào tâm lý, tâm
linh của con người.
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - nhà quân sự lỗi lạc của dân tộc ta
- cũng có cách sử dụng nghệ thuật tuyên truyền miệng độc đáo. Sau thất bại
lần thứ nhất, quân Nguyên mượn cớ đánh Chăm Pa hòng xâm lược nước ta
lần thứ hai. Vua Trần đã cho triệu tập Hội nghị Bình Than để bàn việc kháng
chiến. Trong khi cả nước đang khẩn trương chuẩn bị cho cuộc kháng chiến,
Trần Quốc Tuấn đã ra "Hịch tướng sĩ" và đọc trước ba quân. Nội dung, lý lẽ,
kết cấu của bài Hịch, âm điệu lời văn hùng hồn đầy sức thuyết phục của nó đã
có tác dụng khích lệ lòng người rất lớn. Hiệu quả thu được từ Hội nghị Bình
Than đã phản ánh chính xác điều đó. Sau hội nghị, quân chủ lực của triều
đình và dân binh địa phương, quân sĩ của các vương hầu tăng lên nhanh
chóng. Được động viên, khích lệ, các chiến sĩ thời Trần đã tự chích vào cánh
tay hai chữ "Sát Thát" để biểu hiện lòng căm thù, ý chí quyết tâm và sự đồng
lòng chống quân xâm lược Nguyên - Mông.
Sau này, vua Trần còn tổ chức Hội nghị Diên Hồng để hỏi ý kiến các vị
bô lão về kế sách đánh giặc, nhằm khích lệ tinh thần đoàn kết chiến đấu của

toàn dân tộc, thông qua diễn thuyết, trao đổi bằng lời nói trực tiếp. Điều này
cho thấy vua tôi nhà Trần rất hiểu sức mạnh của tuyên truyền miệng và biết
cách sử dụng lời nói để thu phục con người, đặc biệt là biết tác động đông đảo
nhân dân thông qua việc tác động đến tâm lý của những người có uy tín nhất
trong xã hội.
Người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ - Hoàng đế Quang Trung - cũng
thể hiện tài năng kiệt xuất trong việc sử dụng nghệ thuật tuyên truyền, khích
lệ tinh thần tướng sĩ bằng lời hịch. Năm 1789, khi tiến quân ra Bắc diệt quân
xâm lược Mãn Thanh, đến phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, Quang Trung
đã mở tiệc khao quân, ăn tết trước, chờ "đến Thăng Long sẽ làm lễ hạ nêu,
mừng chiến thắng". Sau tiệc khao quân, Quang Trung đã tổ chức lễ "Thệ sư"
trong không khí hồ hởi, quyết chiến của toàn quân. Giữa đêm giao thừa,
Quang Trung đã đọc vang lời hịch:
Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó trích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.
Cách làm này của Quang Trung khiến ta nghĩ đến một hình thức hùng
biện mới - hùng biện quân sự mà hiệu quả của nó đã được một nhà nghiên
cứu mô tả: "Huệ dứt lời, chư quân dạ ran như sấm, rung động cả hang núi,
trời đất đổi màu. Rồi chiêng trống đồng thời khua vang, quân lính gấp rút lên
đường ra Bắc". Nửa đêm ngày mồng 3 tết, Quang Trung bao vây đồn Hạ Hồi.
Cùng sự tiến công bằng quân sự, ông còn cho quân sĩ bắc loa dụ địch ra hàng.
Hốt hoảng, bất ngờ khi nghe tiếng loa gọi hàng vang như sấm động, lũ giặc
Thanh trong đồn Hạ Hồi bó tay xin hàng.
Sức mạnh của tuyên truyền miệng cũng đã được Phan Bội Châu, người
khởi xướng phong trào Đông Du khai thác vận dụng. Tác phẩm "Bài ca chúc
tết thanh niên" là một ví dụ cụ thể. Tác phẩm là lời kêu gọi, lời hiệu triệu toàn
thể thanh niên đứng lên cứu nước, xây dựng cuộc sống mới:

" Thưa các cô, các cậu, các anh
Đời đã mới, người càng nên đổi mới
Mở mắt ra thấy rõ ràng tân vận hội
Xúm vai vào xốc vác cựu giang sơn "
Qua bài thơ chứa đựng ý nghĩa tuyên truyền sâu sắc đó, Phan Bội Châu
đã góp phần thức tỉnh, khơi dậy ý thức dân tộc và ý chí đấu tranh giải phóng
dân tộc trong thế hệ thanh niên. Phan Chu Trinh có lần viết về Phan Bội Châu
như sau: "Ba tấc lưỡi mà gươm mà súng. Một ngòi bút mà trống mà chiêng".
Năm 1907, Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh cùng một số sĩ phu yêu
nước khác đã tổ chức trường Đông Kinh nghĩa thục với mục đích giáo dục
nâng cao lòng yêu nước và truyền bá tư tưởng học thuật mới, nếp sống văn
minh tiến bộ, ý thức duy tân. Đông Kinh nghĩa thục được tổ chức thành 4 ban
công tác, trong đó có Ban cổ động mà nhiệm vụ của nó là tuyên truyền về tôn
chỉ, mục đích và gây ảnh hưởng của trường trong quần chúng. Hình thức hoạt
động chủ yếu của Ban cổ động là tổ chức các buổi diễn thuyết và bình văn
vào ngày mùng một và ngày rằm hàng tháng cho đối tượng là quan lại, binh

×