Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

GIỚI THIỆU VỀ SEABANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.64 KB, 38 trang )

GIỚI THIỆU VỀ SEABANK
Tên đầy đủ của doanh nghiệp:Ngân hàng thương mại cổ phần ĐÔNG NAM
Á
Tên giao dich:SOUTHEAST ASIA COMMERCIAL JOINT STOCK
BANK
Tên viết tắt :SEABANK
Logo & slogan :
Trụ sở chính :số 16 láng hạ ,phường thành công ,quận Ba Đình ,TP Hà Nội
Ngày tháng năm thành lập :25/03/1994
Loại hình doanh nghiệp :DN cổ phần
Điện thoại (04)7723616 Fax:(04)7723615
Email :
Website :www.seabank.com.vn
Ngành nghề kinh doanh :
1. Huy động ,cho vay ngắn ,trung và dài hạn ;
2. Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư
3. Vay vốn Ngân hàng Nhà nước ,các tổ chức tín dụng khác bằng tiền Việt
Nam và ngoại tệ
4. Chiết khấu thương ,trái phiếu ,hùn vốn liên doanh ;
5. Dich vụ thanh toán ,kinh doanh ngoại tệ ,vàng bạc ,thanh toán quốc tế
6. Hoạt động bao thanh toán.

Theo giấy phép hoạt động kinh doanh số 0051/NH-GP ngày 25 tháng 03
năm 1994 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp
Các hoạt động kinh doanh chiến lược:
1.Ngân hàng cá nhân
2.Ngân hàng Doanh Nghiệp

3.Ngân hàng Điện tử
4.Ngân hàng Đầu tư
Tầm nhìn, sứ mạng kinh doanh của DN



Tầm nhìn chiến lược :
Từ năm 2006-2010 Seabank phát triển mạnh hệ thống theo cấu trúc của một
Ngân hàng bán lẻ đa năng có hiệu quả cao và từng bước tạo lập mô hình của
một Ngân hàng đầu tư chuyên doanh 2011-2015 phát triển mô hình của một
tập đoàn Tài chính Ngân hàng đa năng, hiện đại, có giá trị nổi bật về tính
cạnh tranh, chất lượng và uy tín thương hiệu.
Sứ mạng kinh doanh :
SeABank phấn đấu sẽ trở thành Tập đoàn Tài chính Ngân hàng (SeABank
Group) với các giá trị nổi bật về uy tín thương hiệu và chất lượng tài sản tại
thị trường Việt Nam và vươn ra khu vực.Theo đó Seabank xẽ cung ứng đầy
đủ các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao và sáng tạo nhằm đáp ứng nhu
cầu mong muốn của khách hàng và doanh nghiệp .
Mục tiêu:
1.Giữ vững tốc độ tăng trưởng của seabank trước khủng hoảng kinh tế toàn
thế giới ,tối đa hóa giá trị đầu tư của các cô đông
2.Luôn luôn nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên trong doanh
nghiệp ,phát triển các chính sách đãi ngộ và cơ hội thăng tiến cho nhân viên
trong doanh nghiệp
3.Cố gắng để giữ vững lòng tin ,trung thành và gắn bó với khách hàng .sãn
sàng phục vụ khách hàng một cách tốt nhất
4.Seabank hướng phát triển thành một ngân hàng co uy tín ở Việt Nam ,có
môi trường làm việc tốt và quản lý tốt,văn hóa doanh nghiệp chú trọng
khách hàng ,thúc đẩy hợp tác sáng tạo với các đối tác nước ngoài
5.Góp thêm phần tích cực làm vững chắc thị trường tài chính trong nước
Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản (đvt: tỷ đồng )

Nguồn báo cáo tài chính năm 2007





CHƯƠNG 1-PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA DOANH
NGHIỆP

1.1.Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô
1.1.1.Nhân tố kinh tế :
PHÁP
LUẬT
CHÍNH
TRỊ
KINH TẾ
VĂN HÓA
–XÃ HỘI
CÔNG
NGHỆ
MÔI
TRƯỜNG
SINH THÁI

DOANH
NGHIỆP
Những yếu tố của môi trường kinh tế như :tăng trưởng kinh tế ,lạm phát
….nó ảnh hương trực tiếp đến khả năng thu nhập ,thanh toán , chi tiêu và
nhu cầu về vốn và tiền gửi của dân cư .Môi trường kinh tế có tác động rất
mạnh mẽ đến nhu cầu và cách thức sử dụng các sản phẩm ,dịch vụ của Ngân
hàng của khách hàng.Do vậy nó chi phối rất mạnh đến hoạt động của Ngân
hàng cũng như công tác huy động vốn và khả năng thỏa mãn nhu cầu vốn
cùng các DV tài chính cho nền kinh tế .Môi trường kinh tế vừa tạo cho NH
những cơ hội kinh doanh đồng thời cũng tạo ra cả những thách thức đối với

hoạt động kinh doanh của NH .Sự thành công hay thất bại của một chiến
lược hay chương trình marketing của một NH phụ thuộc rất nhiều vào tình
hình của một nền kinh tế trong nước ,khu vực ,và toàn cầu :như phát triển
,suy thoái hay khủng hoảng.
Ví dụ : Nền kinh tế nước ta đang ở mức lạm phát cao đặt ra rất nhiều thách
thức cho các NH trong việc huy động vốn và việc lãi suất bắt đầu tăng cao
do NH Nhà nước quy định
Trong vài năm gần đây Việt Nam được đánh giá là một nước có nền kinh tế
đang nổi ,và là một thị trường đầy tiềm năng ,có tốc độ tăng trưởng GDP ổn
định :năm 2007 đạt 8.44%,tuy nhiên về mục tiêu kiểm soát lạm phát và tình
hình khủng hoảng kinh tế thế giới thì GDP 9 tháng năm 2008 ước tính tăng
6,52% (theo cục thống kê);cả năm 2008 được dự báo chỉ còn khoảng 6,5%
(theo ADB –trái với dự báo đầu năm 2008 là 8,2% của WB)và dự báo năm
2009 sẽ là 6% (theo ADB).
Nước ta có thu nhập bình quân đầu người tăng ổn định ,năm 2007 đạt 830
USD/người,năm 2008 ước đạt 960 USD/người
Nguồn vốn FDI giảm mạnh mẽ ,tính đến 05/2007 cả nươc thu hút thêm gần
4,3 tỷ USD nhưng trong ba tháng đầu 2009 Việt Nam chỉ thu được 2,1 tỷ
USD đầu tư nước ngoài.giảm 40% so với năm 2008
Thuận lợi :
Sau khi gia nhập WTO vào ngày 7/11/2006 .Qua 2 năm gia nhập WTO ,hệ
thống NH Việt Nam đã có những bước chuyển rõ rệt theo hướng tạo ra một
thị trường mở cửa và có tính chất cạnh tranh cao hơn ,nó đã thúc đẩy dịch vụ
NH tăng trưởng cả về quy mô và loại hình hoạt động ,làm cho NH thích ứng
nhanh hơn vói các tác động bên ngoài .Qua đây cũng bộc lộ những hạn chế
.thách thức đòi hỏi các NH Việt Nam phải có sự nhận diện đúng đắn và có
biện pháp để hạn chế những tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, gia nhập WTO cũng có nghĩa áp lực cạnh tranh toàn cầu nhiều
hơn, tạo ra thử thách cho các doanh nghiệp,qua đó thúc đẩy sự vận động của

nền kinh tế theo hướng gia tăng ,tạo sự phản ứng nhanh nhạy hơn về các
định chế tài chính ,làm tăng tính cạnh tranh ,sự đa dạng phức tạp của thị
trường tài chính .
Năm 2007 được đánh giá là năm mà Việt Nam có môi trường đầu tư và kinh
doanh tốt nhất từ trước đến nay .
Việt Nam được xếp hạng là địa điểm hớp dẫn đầu tư đứng thứ 6 trên thế giới
,hội đồng châu Doanh nghiệp châu Á xếp Việt Nam thứ 3 về hớp dẫn đầu tư
đối với các tập đoàn châu Á trong năm 2007 -2009 .Báo cáo môi trường
kinh doanh năm 2008 do NH Thế Giới và tập đoàn Tài Chính Quốc Tế phát
hành trong đó xếp hạng mức độ thuận lợi về môi trường kinh doanh ở Việt
Nam tăng 3 bậc ,lên hạng 91 trong năm 2007.
Khó Khăn :
Năm 2008 là năm mà nền kinh tế VN có chỉ số lạm phát cao nhất 10 năm trở
lai đây .chỉ số giá tiêu dùng cao gấp gần hai lần năm 2007 dự báo lạm phát
năm 2008 khoảng 24% .
Lạm phát cao và thiên tai đã làm giảm thu nhập thực tế của người dân. Tỷ lệ
hộ nghèo còn cao (13,1%) so với chỉ tiêu đề ra (11-12%). Đây là khó khăn
cho nền kinh tế nói chung khi bước sang năm 2009,và đối với Seabank nói
riêng .với mục tiêu kiềm chế lạm phát được đặt lên hàng đầu cũng vì thế mà
lượng tiền trong luu thông bị thắt chặt dẫn đến tốc độ tăng trưởng trong
ngành xẽ giảm sút.
Cùng với sự phát triển của kinh tế dẫn đến thị trường cạnh tranh ngày càng
gay gắt ,với số lượng ngân hàng thương mại ngày càng nhiều ,cùng với đó
là việc mở của ngày càng nhiều NH 100% vốn nước ngoài .
1.1.2 Nhân tố pháp luật
Bất cứ một quốc gia nào cũng vậy ,pháp luật đóng một vai trò hết sức quan
trọng và cần thiết .Hành lang pháp lý vùa là rào cản vừa là thuận lợi cho sự
phát triển sản xuất ,kinh doanh của mỗi doanh nghiệp .Nhân tố pháp luật tác
động đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ ở thời điểm
hiện tại mà cả trong dài hạn .Và Ngân hàng chịu sự giám sát chặt chẽ của

pháp luật và cơ quan chức năng của Chính Phủ .Môi trường pháp lý xẽ đem
đến cho NH một loạt các cơ hội mới và cả những thách thức mới .Sự thay
đổi của pháp luật NH cần nắm vững để luật để tránh các hoạt động NH vi
phạm pháp luật .NH cần nắm vững các văn bản quy định có liên quan đến
hoạt động của khách hàng (như luật DN ,Luật thương mại ….)DN cần nắm
vững các chính sách Nhà nước ,từ đó có cơ chế hoạt động NH một cách hiệu
quả nhất .
Sau hơn 20 năm đổi mới kinh tế (từ năm 1986)lại là một nước đang phát
triển ,pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế và yếu kém không đáp ứng được sự
phát triển của nền kinh tế .đây là môt hạn chế rất lớn trong việc phát triển
của DN .Theo các nhà đầu tư nước ngoài ,mặc dù Việt Nam là một địa điểm
đầu tư hớp dẫn nhưng khi đi sâu tìm hiểu về môi trường thì yếu tố pháp luật
luôn là những trở ngại lớn trong đầu tư .
Cụ thể :
+Khung pháp lý
1992:Ban hành 02 pháp lệnh NH hệ thống NH hai cấp
1998: Luật NHNN và Luật các TCTD có hiệu lực tạo ra một sân chơi
bình đẳng hơn cho các tổ chức tín dụng , góp phần duy trì ổn định và phát
triển kinh tế đất nước .
2003-2004: Luật NHNN và Luật các tổ chức tín dụng được bổ sung ,sửa đổi
giải quyết sự thiếu hụt về các dich vụ NH ,nâng cao chất lượng hoạt động
,năng lực quản lý và khuyến khích sự độc lập của các TCTD,nhằm đáp ứng
các yêu cầu của việc hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
+ Chính sách tiền tệ
Từ những năm 1990 đến nay ,NHNN đã thành công trong việc điều hành
chính sách tiền tệ ,ổn định giá trị đồng tiền ,kiểm soát lạm phát ,góp phần
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ,đảm bảo sự ổn định và phát triển hệ thống các
TCTD.
Cơ chế điều hành lãi suất :năm 2002 ,thực hiện cơ chế lãi suất thòa thuận
trong hoạt động cho vay thương mại bằng tiền đồng của các tổ chức tín dụng

dẫn đến nâng cao tính tự chủ trong kinh doanh và khả năng cạnh tranh của
các TCTD.
Cơ chế điều hành tỷ giá : Năm 1999 ,điều hành tỷ giá theo các nguyên tắc thị
trường có sự quản lý của nhà nước
Cơ chế quản lý ngoại hối : NHNN từng bước đổi mới chính sách quản lý
ngoại hối theo hướng tự do hóa ,tạo điều kiện thu hút vốn nước ngoài .
Cơ chế tín dụng :Cơ chế chính sách tín dụng thông thoáng đã tạo điều kiện
cho các tổ chức tín dụng có quyền tự chủ ,tự có trách nhiệm trong quyết định
cho vay.
Cơ chế chính sách về hoạt động thanh toán :Trong thời gian qua ,CP và
NHNN từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán qua
NH và thanh toán không dung tiền mặt tạo điều kiện cho các NH và
khách hàng sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua
NH .
1.1.3 Nhân tố công nghệ
Công nghệ là một yếu tố rất quan trọng nó có tác động mạnh mẽ tới nền
kinh tế và XH .Những thay đổi công nghệ nó tác động mạnh mẽ tới hoạt
động kinh doanh của NH .Công nghệ không chỉ cho NH thay đổi về cách
thức quản lý mà còn thay đổi về cách thức phân phối ,đặc biệt là phát triển
sản phẩm dịch vụ mới .Cùng với sự phát triển của công nghệ mới còn làm
phát sinh những nhu cầu mới của khách hàng mà NH phải đáp ứng .ví dụ :
khi internet phát triển các NH phải đáp ứng nhu cầu thanh toán qua mạng
điện tử.
Việt nam ngày càng phát triển cao cả về kỹ thuật cũng như công nghệ và dần
dần bắt kịp với các nước đang phát triển trên thế giới .NH cũng ngày càng
được nâng cấp về khoa học kỹ thuật cũng như trang thiết bị hiện đại .
Từ ngày 1/9/2008 ,ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đưa vào áp dụng
hệ thống mã NH thống nhất ,dùng chung cho toàn bộ các hoạt động ,nghiệp
vụ nội bộ NHNN và hoạt động nghiệp vụ liên NH qua NHNN của các tổ
chức tín dụng ,kho bạc Nhà nước và tổ chức khác có hoạt động NH.

Đây là cơ sở kỹ thuật quan trọng cho việc đổi mới ,hiện đại hóa các
hoạt động ,nghiệp vụ của ngân hàng nhà nước dựa trên nền tảng công nghệ
thông tin tiên tiến ,theo tự động hóa .
Hệ thống chữ ký số trên hạ tầng khoa công khai ( PKI ) Tính bảo mật
và an toàn trong thanh toán điện tử nâng cao giúp các NH củng cố
niềm tin của khách hàng.

Hệ thống thanh toán điện tử liên NH nay bao gồm 7 NHNN, 81 NHTM
thành viên với hơn 384 chi nhánh giúp tận dụng được nguồn lực về
công nghệ giữa các NH, nâng cao hiệu quả thanh toán, chất lượng dịch vụ
NH giúp khách hàng thuận tiện hơn trong vấn đề giao dịch. Theo thống

Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử cũng đã được chính thức đưa vào vận
hành thay thế hoàn toàn việc trao đổi trực tiếp từ giấy Rút ngắn thời
gian chuyển tiền và đảm bảo độ chín xác cao .
Bên cạnh đó nhiều ứng dụng công nghệ tin học được đưa vào hoạt động dịch
vụ như hệ thống ATM, Home Banking, Mobile Banking, Phone Banking,
Email Banking……
Theo tính toán và kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài, công nghệ
thông tin có thể làm giảm 76 % hoạt động chi phí của NH.
Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào ngành NH hiện nay đã giúp các NH
giảm chi phí, nâng cao tính hiệu quả, tính bảo mật, an toàn và niềm tin của
khách hàng.
1.1.4 Nhân tố văn hóa – xã hội
Thói quen của khách hàng và cả đối thủ cạnh tranh của NH bị chi phối khá
nhiều bởi các yếu tố văn hóa, người dân tiêu dùng theo thói quen (sử dụng
tiền mặt để thanh toán )nó làm ảnh hưởng rất lớn đến hành vi và nhu cầu sử
dụng dịch vụ của NH. Vấn đề tâm lý của con người cũng ảnh hưởng rất lớn
đến nhu cầu sử dụng dịch vụ của NH. Việc nghiên cứu các yếu tố VH - XH
không những để xác định rõ các tác động của chúng tới hành vi sử dụng các

dịch vụ NH và lựa chọn NH của khách hàng, mà còn giúp các nhà maketing
NH chủ động trong việc tham gia xây dựng các chính sách, quy định, thủ tục
trong nghiệp vụ và thiết kế mô hình tổ chức phù hợp với đặc điểm văn hóa
từng vùng, khu vực trong nước và quốc tế
Ngày 29 tháng 12 năm 2006, thủ tướng chính phủ đã ký ban hành quyết định
số 291/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án thanh toán không dùng tiền
mặt giai đoạn 2006 – 2010 tại Việt Nam. Quyết định nêu rõ: giao
NHNNVN, các bộ, ngành, địa phương liên quan phối hợp tổ chức triển khai
xây dựng thực hiện đề án
Chỉ tiêu đặt ra đến cuối 2010, sẽ có khoảng 20 triệu tài khoản cá nhân; 70%
cán bộ hưởng lương ngân sách và 50% công nhân lao động trong khu vực
DN, tư nhân thực hiện trả lương qua tài khoản…..
Qua đây ta thấy cơ hội rất lớn cho các NH phát triển dịch vụ banking nhờ
các chính sách của Chính phủ.
1.1.5 Nhân tố khác
Nhân tố chính trị: Việt Nam được đánh giá là nước có nền chính trị ổn
đinh nhất trên thế giới. Đây là một yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của
nghành NH nói riêng và kinh tế VN nói chung vì: chính trị có ổn định thì
mới không xẩy ra khủng bố, bãi công, đình công … điều này giúp cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tránh được các rủi ro do
chính trị gây ra. Yếu tố này đã rất hấp dẫn các NH nước ngoài đầu tư nhiều
hơn vào thị trường Việt Nam.
Nhân tố môi trường: nhân tố này ít tác động đến nghành NH nói chung
và seabank nói riêng.
1.2. Phân tích nghành
Các nghành kinh doanh của doanh nghiệp
Huy động vốn:
Huy động vốn là một công tác quan trọng, luôn được chú trọng tại
SeABank. cùng với những chương trình khuyến mại, các chính sách
lãi suất linh hoạt, công tác huy động vốn trong năm 2007 của ngân

hàng đã thu được những thành quả nhất định. Với việc liên tục điều
chỉnh lãi suất huy động nhằm đáp ứng với tình hình thị trường nhiều
biến động, trong năm qua, SeABank luôn nằm trong tốp những ngân
hàng có lãi suất huy động vốn ưu đãi nhất trên thị trường tài chính,
ngân hàng Việt nam và là một địa chỉ gửi tiền tiết kiệm tin cậy của
các khách hàng cá nhân.
Hoạt động tín dụng:

Hoạt động tín dụng là một trong những khâu quan trọng góp phần vào
sự thành công của SeABank thời gian qua. trong năm 2007, đối tượng
khách hàng mà SeABank hướng tới trong hoạt động tín dụng là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khách hàng cá nhân. tính đến 31/12/2007,
tổng dư nợ của SeABank là hơn 11.041 tỉ đồng, tăng 329% so với tổng dư
nợ năm 2006 và đạt 106% kế hoạch năm 2007.
Thanh toán quốc tế:
Năm 2007 là năm ghi nhận nhiều thành công của SeABank trong đó có hoạt
động thanh toán Quốc tế. thành công đó không chỉ dừng lại ở kết quả kinh
doanh và chất lượng dịch vụ mà còn được khẳng định ở uy tín của SeABank
trên trường Quốc tế.
Hoạt động đầu tư:
Tích cực tham gia vào thị trường liên NH và thị trường vốn ,tai sản đầu tư
bao gồm Trái phiếu chính Phủ ,tín phiếu kho bạc ,tín phiếu NHNN ,công trái
xây dựng tổ Quốc ,trái phiếu giáo dục trái phiếu NHTM….ngoài ra còn góp
vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp nước ngoài .
Dịch vụ thanh toán và Ngân quỹ :cung cấp dịch vụ thanh toán ngân quỹ cho
khách hàng ,bao gồm thanh toán trong nước và quốc tế ,thu chi bằng tiền
mặt và Sec.
Các hoạt động khác :
Ngoài các dịch vụ kinh doanh seabank có cung cấp một số dịch vụ bổ sung
cho khách hàng bao gồm các hoạt động trên thi trường tiền tệ ,kinh doanh

giấy tờ có giá bằng VND và ngoai tệ .chuyển tiền kiều hối ,kinh doanh vàng
và ngoại hối ,dịch vụ thẻ ,gửi và giữ tài sản ,dịch vụ NH qua điện thoại ,dịch
vụ NH điện tử
Tốc độ tăng trưởng của ngành :
Năm 2005:bình quân các NHTM cổ phần có tốc độ tăng khoảng 48-50% so
với Năm 2004
Năm 2006: tốc độ tăng trưởng ngành NH năm 2006 đạt 75,09%
Năm 2007:Tốc độ tăng trưởng huy động vốn đạt 36,5% và tăng trưởng dư
nợ tín dụng đạt 34%
1.2.1:giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành
Ngành Ngân hàng việt Nam nói chung và seabank nói riêng đều đang trong
giai đoạn phát triển và tiềm năng còn rất lớn.
Sản phẩm –dịch vụ :Các sản phẩm truyền thống và khá đơn điệu ,chưa được
áp dụng nhiều khoa học công nghệ trong sản phẩm và dịch vụ dẫn đến khả
năng cạnh tranh còn kém so với các NH nước ngoài .
Hiện Việt Nam chỉ có khoảng hơn 7% dân số sử dụng các sản phẩm của NH
ở các dịch vụ như tiền gửi NH hay mở tài khoản tại NH .
Huy động vốn và tín dụng đều tăng cao vượt xa mức tăng trưởng GDP.
Từ 2003-2007 ngành NH được đánh giá là phát triển và có tốc độ tăng
trưởng cao .
Năm 2007 ngành NHVN có tốc độ tăng trưởng huy động vốn ước đạt 36,5%
tăng gấp 2 lần so với năm 2006 ,riêng tại TP .HCM ,kỷ lục được xác lập ở
mức tăng khoảng 55% tại Hà Nội là 36,1% .Về tổng dư nợ cho vay toàn hệ
thống cũng tăng đột biến kể từ năm 2004 tới 40% ,riêng tại TP .HCM lên tới
51% ,tại Hà Nội là khoảng 38,5%
Để kiềm chế lạm phát NHNN đã tăng dự trữ bắt buộc từ 5% lên 10%
Năm 2007 là năm mà số lượng NH được hình thành nhiều nhất cùng với đó
là hơn 20 hồ sơ xin thành lập của các tập đoàn kinh tế cũng đang được xét
duyệt .
Lợi nhuận trong ngành NH năm 2007 tăng cao nhất từ trước đến nay .

Có được sự phát triển như vậy chính là nhờ sự kiện Việt Nam gia nhập
WTO ,mở của thị trường một cách sâu rông và toàn diện,nguồn vốn đầu tư
tăng cao đã chứng tỏ được tính hớp dẫn của thị trường Việt Nam .

Kết luận : Ngành NH đang trong chu kỳ phát triển
1.2.2.Đánh giá cường độ cạnh tranh :
Đe dọa từ gia nhập mới :
Các rào cản cho dù có khắt khe,nhưng khi mà ngân hàng đã đáp ứng đủ và
gia nhập vào ngành thì đe dọa đó lại là cạnh tranh với các doanh nghiệp hiện
hữu.
Đe dọa gia nhập mới chính là các ngân hàng 100% vốn nước ngoài ,xâm
nhập vào thị trường cùng với các công nghệ tiên tiến ,năng lực quản lý,lãnh
đạo ,cùng nguồn vốn lớn.

Tồn tại các rào cản gia nhập
Rào cản gia nhập là những quy định khắt khe mà không phải tổ chức nào
cũng đáp ứng
Điều kiện để thành lập NH 100% vốn nước ngoài :
• NHTW của nước nguyên xứ phải ký cam kết về hợp tác quản lý ,giám
sát các hoạt động trao đổi thông tin với NHNN VN.
• Có TTS ít nhất là 10 tỷ USD vào cuối năm tài chính trước năm xin phép
• Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% và các tỷ lệ đảm bảo an toàn theo tiêu
chuẩn quốc tế

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×