Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

tình huống hành vi cướp đoạt tài sản người khác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.95 KB, 13 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng một nâng
cao thì kéo theo đó những tệ nạn xã hội cũng có xu hướng gia tăng nhất là các
tội phạm xâm phạm tới quan hệ sở hữu. Để có biện pháp đấu tranh loại tội này
có hiệu quả trước tiên thì ta phải hiểu rõ dấu hiệu pháp lý của từng loại tội, phải
phân biệt được tội này với tội kia. Có như vậy mới định tội danh và định khung
hình phạt được chính xác. Nói như vậy nhưng trên thực tế có nhiều vụ án để
định tội cho thật chính xác là điều không phải dễ dàng, do đó mà vẫn tồn tại
nhiều vụ án oan sai, nhiều vụ bỏ lọt tội phạm. Tình huống sau đây cũng có thể
được coi là một ví dụ:
Trên đường đi uống rượu về, H và Q phát hiện ra chị B cùng với hai
người bạn đang say rượu nằm mê mệt bên lề đường. Thấy chị B đeo nhiều
nữ trang bằng vàng, H và Q lấy đi toàn bộ tài sản trị giá 10 triệu đồng.
Gần sáng khi cơn say đã hết chị B tỉnh giấc mới biết mình bị mất tài sản và
đi báo công an. Về vụ án này có các ý kiến sau đây về tội danh của H và Q:
a. H và Q phạm tội cướp tài sản;
b. H và Q phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản;
c. H và Q phạm tội trộm cắp tài sản.
Anh (chị) hãy xác định ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai và giải thích rõ tại
sao?
d.Giả thiết rằng ngoài việc chiếm đoạt tài sản H và Q còn có hành vi
giao cấu với chị B thì bị chị này phát hiện và kêu cứu, sợ bị lộ H và Q đã
bóp cổ làm chị B chết thì H và Q có phải chịu TNHS về hành vi của mình
không? Nếu có thì tội danh cho hành vi của H và Q là gì? Căn cứ pháp lý?
1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 – Xác định ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai và giải thích rõ
tại sao?
Sở dĩ vụ án này có 3 quan điểm khác nhau vì 3 tội của 3 quan điểm này
có những đặc điểm chung như: Đây là các tội có tính chất chiếm đoạt, được
thực hiện do cố ý và gây ra thiệt hại về tài sản…Tuy nhiên do không hiểu rõ


được vụ án và các đặc trưng của từng tội cụ thể nên cũng dễ sai lầm khi định
tội. Theo quan điểm của cá nhân em thì các quan điểm: H, Q phạm tội cướp tài
sản; H, Q phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là không chính xác, mà với
tình huống được mô tả ở trong bài tập trên phải định tội mà H và Q đã thực hiện
là trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 BLHS vì:
a. H và Q phạm tội cướp tài sản. ( quan điểm này sai) vi:
Theo quy định tại điều 133-BLHS 1999 thì tội cướp tài sản là hành vi
“dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho
người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm
đọat tài sản”.
Ngay trong điều luật đã quy định rõ hành vi khách quan của tội này bao
gồm 3 hành vi, đó là:
- Hành vi dựng vũ lực: dùng sức mạnh vật chất (có hoặc không có công
cụ, phương tiện phạm tội) tác động vào người khác nhằm đè bẹp hoặc làm tê
liệt sự chống cự của người này chống lại việc chiếm đoạt.
- Hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc: là trường hợp người phạm
tội bằng lời nói hoặc bằng cử chỉ (hoặc cả hai) doạ sẽ dùng vũ lực ngay tức
khắc nếu chống cự lại việc chiếm đoạt. Dấu hiệu “ngay tức khắc”vừa dùng để
chỉ sự nhanh chóng về mắt thời gian ( sẽ xẩy ran gay lập tức) vừa dùng để chỉ
sự mãnh liệt của hành vi đe dọa. Sự đe dọa này khiến cho nạn nhân thấy rằng
2
vũ lực sẽ xẩy ra ngay, họ không có hoặc khó có điều kiện tránh khỏi, sự đe dọa
này làm cho ý chí của người bị đe dọa bị tê liệt.
- Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể
chống cự được ( ví du như hành vi đầu độc, hành vi dung thuốc gây mê…). Tuy
không phải là hành vi dùng vũ lực hay đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc nhưng
có khả năng đè bẹp hoặc làm tê liệt sự kháng cự làm cho người bị tấn công
không thể ngăn cản được việc chiếm đoạt.
Chỉ cần người phạm tội có 1 trong 3 hành vi kể trên thì tội cướp tài sản
đã hoàn thành chứ không cần quan tâm tới người phạm tội có chiếm đoạt được

tài sản hay không.
Căn cư vào dâu hiệu về mặt khách quan như đã trình bày ở trên đối chiếu
vào tình huống này ta thấy hành vi của H, Q không phải là hành vi dùng vũ lực,
cũng không phải là hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc và càng không
phải là hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống
cự được. Việc chị B lâm vào tình trạng không thể chống cự được hoàn toàn
không phải là do hành vi của H và Q gây ra ( có nghĩa là kết quả của việc chị B
mất khả năng nhận thực và không biểu lộ được ý chí không có mối quan hệ
nhân quả với hành vi của H, Q). Tình trạng “chị B cùng với hai người bạn đang
say rượu nằm mê mệt bên lề đường” - lâm vào tình trạng không thể chống cự
được, đã xảy ra trước khi H và Q đến, có nghĩa là H và Q không “dùng thủ đoạn
khác” mà chỉ lợi dụng hoàn cảnh đó để chiếm đoạt mà thôi.
Như vậy, trong trường hợp này chúng ta hoàn toàn có thể khẳng đinh H,
Q không phạm tội cướp tài sản vì về măt khách quan không có dâu hiệu của
những hành vi trong tội cướp tài sản. Có nghĩa là không thỏa mạn các dấu hiệu
trong cấu thành tội phạm cướp tài sản.
3
b. H và Q phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. (quan điểm
này cũng không chính xác) vì:
Tại Điều 137 - BLHS 1999, tuy tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không
được mô tả, nhưng qua thực tiển xét xử chúng ta có thể hiểu: Tội công nhiên
chiếm đoạt tài sản là hành vi lợi dụng chủ tài sản không có điều kiện ngăn
cản công nhiên chiếm đoạt tài sản của họ. Do đặc điểm riêng của tội công
nhien chiếm đoạt tài sản, nên người phạm tội chỉ có hành vi khách quan duy
nhất là hành vi chiếm đoạt, nhưng chiếm đoạt bằng hình thức công khai, với thủ
đoạn lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh
khách quan khác như thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh... Tính chất công khai,
trắng trợn tuy không phải là hành vi khách quan nhưng lại là một đặc điểm cơ
bản đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Công nhiên chiếm đoạt tài sản
trước hết là công nhiên với chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, sau đó là

công nhiên với mọi người xung quanh.Tính chất công khai của hành vi thể hiện
ở chỗ người phạm tội không giấu diếm hành vi phạm tội của mình, và gần như
đồng thời lúc người phạm tội chiếm đoạt được tài sản, chủ tài sản cũng biết
được rằng tài sản của mình đã bị mất. Có nghĩa là để cấu thành tội công nhiên
chiếm đoạt tài sàn thì hành vi chiếm đoạt của người phạm tội phải có tính chất
công khai tức là hành vi đó phải xẩy ra trong hoàn cảnh người chủ tài sản không
có điều kiện ngăn cản – biết có hành vi chiếm đoạt mà không làm gì được vì đã
rơi vào hoàn cảnh không có điều kiện ngăn cản.
Quay trở lại với tình huống trong vụ án, vì “đang say rượu nằm mê mệt
bên lề đường” nên chị B không hề hay biết hành vi của H và Q và tất nhiên
không có điều kiện ngăn cản (vì đã rơi vào hoàn cảnh không có điều kiện ngăn
cản). Do đó hành vi của H và Q là hành vi mang tính chất lén lút chứ không
thỏa mãn dấu hiệu công khai trước chủ tài sản, vì vậy hành vi của H, Q không
cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
4
c. H và Q phạm tội trộm cắp tài sản. (quan điểm này là hoàn
toàn chính xác)
Điều 133-BLHS 1999 quy định: Tội trộm cắp tài sản là hành vi
lén lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ và thuộc một trong các trường hợp
sau:
- Tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 500.000 đồng trở lên
- Nếu dưới 500.000 đồng mà:
+ Gây hậu quả nghiêm trọng
+ Hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt mà còn vi
phạm
+ Hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án
tích mà còn vi phạm.
Tài sản H, Q đã chiếm đoạt là 10 triệu đồng thõa mãn giá trị của khoản 1
điều 138 BLHS .
Dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản gồm: dấu hiệu hành vi chiếm đoạt, dấu

hiệu lén lút và dấu hiệu tài sản đang có chủ.
Theo đề bài, chị B mang nữ trang bên mình như vậy tất nhiên tài sản này đang
thuộc về quyền sở hữu của chị B.
Dấu hiệu chiếm đoạt trong CTTP tội trộm cắp tài sản được hiểu là chiếm
đoạt được, tội này chỉ coi là hoàn thành khi người phạm tội đã chiếm đoạt được
tài sản.
- Nếu vật chiếm đoạt gọn nhỏ thì coi đã chiếm đoạt được khi người phạm tội đã
giấu được tài sản trong người.
5

×