Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tìm hiểu về hoạt động du lịch của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.2 KB, 20 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
“Được voi đòi tiên” – Câu thành ngữ khá quen thuộc chỉ sự ham muốn
những điều mà mỗi người chưa có được… Xét ở khía cạnh nhu cầu giải trí,
nghỉ ngơi,… câu thành ngữ này dường như không là ngoại lệ.
Theo quy luật phát triển khách quan, khi đời sống xã hội được nâng cao,
nhu cầu vật chất được đảm bảo, chúng ta lại đi tìm những điều mới lạ, chưa
trải qua,… để thỏa mãn nhu cầu giải trí, nghỉ dưỡng,… Xuất phát từ nhu cầu
ấy, ngành du lịch đã ra đời. Là một ngành dịch vụ, lại là “đứa con đẻ” của nhu
cầu xã hội, được sự giàu có, đầy đủ về vật chất, đời sống “phôi thai” và tạo lập
một hướng đi bền vững, ngành du lịch trên thế giới nói chung và ở Việt Nam
nói riêng đã, đang và sẽ phát triển mạnh mẽ với một tốc độ “thần kì”, chiếm giữ
vị trí hàng đầu về sự phát triển trong các ngành kinh tế.
Ở Việt Nam – đất nước cong cong hình chữ S yêu kiều – ngành du lịch tuy
chỉ mới ra đời và phát triển trong vòng quay của 50 năm thời gian, nhưng “đứa
bé” du lịch ấy đã đạt được nhiều thành tựu, đóng góp lớn vào sự phát triển của
nền kinh tế - xã hội … và cũng có những điều khiến chúng ta phải bàn, phải lưu
tâm. Vậy với một “tuổi đời” còn khá non trẻ, du lịch Việt Nam đã “hoạt động”
như thế nào? Những “cơ sở ngành” nào đã góp phần làm nên thành tựu?
Đóng góp, tác động của du lịch Việt Nam ra sao? Và còn những vấn đề gì đáng
để chúng ta đưa lên “bàn tròn” hội nghị? Để trả lời cho những câu hỏi trên, kính
mời thầy và các bạn cùng đến với bài tiểu luận của nhóm “1Ko2” với đề tài:
“Tìm hiểu về hoạt động du lịch của Việt Nam”.
Với lượng kiến thức còn khá hạn hẹp và một sự nhìn nhận còn giản đơn,
không chuyên ngành,… nhưng nhóm “1Ko2” hi vọng bài tiểu luận này sẽ mang
đến cho quý thầy và các bạn một cái nhìn tổng quan, một sự hiểu biết chung
nhất về hoạt động của du lịch Việt Nam. Vì đây là thử thách đầu môn, cũng là
một trong số những bài tiểu luận đầu tay, nên dù đã rất cố gắng nhưng vẫn còn
đó những điều làm nên cái không hoàn thiện. Nhóm “1Ko2” rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến và chia sẻ chân thành từ quý thầy và các bạn để
những bài tiểu luận tới dần đạt độ sâu về nội dung, chuyên biệt về hình thức và
ngày càng hoàn thiện hơn.


Cuối cùng, nhóm “1Ko2” kính chúc thầy và các bạn có một thời gian
“thưởng thức” bài tiểu luận thú vị và bổ ích.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DU LỊCH
1.1 Du lịch là gì ?
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourist Organization)
thì: Du lịch là đi đến một nơi khác xa nơi thường trú, để giải trí, nghỉ dưỡng...
trong thời gian rỗi.
Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú,
trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục
đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục
đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài
môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là
làm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống
khác hẳn nơi định cư.
1.2 Vai trò của du lịch
Vai trò quan trọng của du lịch là giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của
con người, giúp con người nhanh chóng hồi phục sức khỏe và chữa bệnh. Du
lịch giúp nâng cao trình độ hiểu biết, khả năng học hỏi của mỗi người.
Khi đi du lịch, các nhu cầu thường ngày: ăn, mặc, ở, đi lại, giao tiếp, học
tập, chữa bệnh, làm đẹp,… đều gia tăng và có sự biến đổi cấu trúc chung của
các nhu cầu. Đó là cơ hội làm giàu cho một lãnh thổ và một quốc gia. Ví dụ,
bóng đá thế giới ở Mỹ (1994) tạo ra các dòng người du lịch tới Mỹ, đem về cho
quốc gia này tới 4 tỉ USD lợi nhuận. Du lịch không những làm thay đổi cấu trúc
chung của các nhu cầu, nó còn làm thay đổi cấu trúc thời gian của các nhu
cầu. Nó tạo ra các mùa, vụ, sự tăng giảm khác nhau của nhu cầu theo thời
gian trong năm. Nắm bắt được cấu trúc thời gian mà nhu cầu du lịch tạo ra
cũng sẽ là cơ hội cho các nhà kinh doanh du lịch làm giàu.
Sự mua hàng hóa trực tiếp của du khách đã tạo ra khả năng xuất hàng tại
chỗ của du lịch. Điều này kích thích sự phát triển của nhiều ngành sản xuất

trong nước, nhất là đối với hàng hóa thủ công mỹ nghệ: đan lát, thêu, mộc,
gốm sứ, tranh, ảnh, khảm, xà cừ,…
Du lịch giúp tạo ra các lãnh thổ nghỉ ngơi, các vườn quốc gia, công viên du
lịch,… đẩy mạnh việc bảo vệ môi sinh, môi trường; là cơ sở giúp người ta bảo
tồn các nền văn hóa, tôn tạo lại các di tích lịch sử, các công trình văn hóa, phục
hồi các khu phố cổ, phục chế các di phẩm văn hóa,… đồng thời giúp giải quyết
việc làm cho đa số lao động phụ ở các thành phố, thị trấn.
GVHD : Ths. Trần Hoàng Giang 2
Du lịch là “con gà đẻ trứng vàng”, nó là chất xúc tác cho sự phát triển và đa
dạng hóa các ngành nghề kinh tế.
1.3 Các loại hình du lịch chủ yếu
− Du lịch làm ăn
− Du lịch giải trí, năng động và đặc biệt
− Du lịch nội quốc, quá biên
− Du lịch tham quan trong thành phố
− Du lịch sinh thái
− Du lịch mạo hiểm, khám phá, trải nghiệm
− Du lịch hội thảo, triển lãm MICE
− Du lịch giảm stress, du lịch balo, tự túc khám phá.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM
2.1 Lịch sử phát triển ngành
Từ 1960 đến 1975, Hội đồng Chính phủ ban hành nghị định số 20/CP
ngày 9/7/1960 thành lập công ty du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương;
năm 1969, chức năng này chuyển về Phủ thủ tướng; sau đó chuyển sang Bộ
Công an. Ngành du lịch đã từng bước mở rộng nhiều cơ sở du lịch ở Hà Nội,
Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An,… Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng,
hoạt động du lịch dần trải rộng ra các miền trên toàn quốc. Ngành du lịch
chuyển dần sang cơ chế thị trường định hướng XHCN.
Từ 1975 đến 1990, ngành du lịch đã làm tốt nhiệm vụ tiếp quản, bảo toàn
và phát triển các cơ sở du lịch ở các tỉnh, thành phố vừa giải phóng; lần lượt

mở rộng, xây dựng thêm nhiều cơ sở mới từ Huế, Đà Nẵng, Bình Định, đến
Nha Trang, Lâm Đồng, TP.HCM, Vũng Tàu, Cần Thơ,… từng bước thành lập
các doanh nghiệp du lịch nhà nước trực thuộc Tổng cục du lịch và UBND tỉnh,
thành phố và đặc khu. Tháng 6/1978, Tổng cục du lịch Việt Nam được thành
lập trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Trong giai đoạn này, du lịch đã góp phần
tích cực tuyên truyền, giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam với bạn bè
thế giới và tổ chức cho nhân dân đi du lịch giao lưu 2 miền Nam – Bắc, góp
phần giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc.
Giai đoạn 1990 đến 2005, ngành du lịch vươn lên đổi mới quản lí và phát
triển, đạt được những thành quả quan trọng, ngày càng tăng quy mô và chất
lượng. Chỉ thị 46/CP – TƯ của Ban Bí thư trung ương Đảng khóa VII tháng
10/1994 khẳng định “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng
trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện Công
nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước”. Cơ chế chính sách phát triển du lịch từng
GVHD : Ths. Trần Hoàng Giang 3
bước được hình thành, nâng cao hiệu lực quản lí. Sau 2 năm sáp nhập vào Bộ
Văn hóa – Thông tin rồi vào Bộ Thương mại, tháng 11/1992, Tổng cục du lịch
đã nhanh chóng củng cố, ổn định tổ chức bộ máy để thực hiện tốt chức năng
quản lí nhà nước về du lịch từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố. Ngày
27/6/2005, Luật du lịch được Quốc hội thông qua.
Từ 2006 đến nay, ngành du lịch Việt Nam dần dần hoàn thiện, sẵn sàng
bước vào sân chơi quốc tế.
2.2 Tiềm năng và thách thức
2.2.1 Tiềm năng
Việt Nam không phải là một quốc gia nằm sâu trong nội lục mà nước ta tựa
lưng vào một khối lục địa lớn nhất thế giới, ngoảnh ra một đại dương rộng lớn
nhất hoàn cầu, khách du lịch từ nước ngoài có thể tới Việt Nam từ nhiều phía
với nhiều phương tiện khác nhau.
Lịch sử kiến tạo địa chất qua nhiều niên đại đã chạm khắc nên bộ mặt lãnh
thổ nước ta nhiều đường nét hình khối độc đáo và không đơn điệu: núi trẻ và

núi già, núi đất và núi đá, cao nguyên cổ, đồng bằng phù sa mới, các vết đứt
gãy và hang động, thềm lục địa và hải đảo. Đặc biệt địa hình Việt Nam với 3/4
là đồi núi và địa hình bờ nước là những tài nguyên có giá trị. Địa hình đá vôi
phân bố rộng khắp từ vĩ tuyến 16
0
trở lên với nhiều hệ thống hang động như:
Phong Nha, Hương Tích, Bích Động,... Đặc biệt hơn cả là địa hình núi và hang
động ngập nước nhiệt đới điển hình ở Vịnh Hạ Long mà giá trị của nó đã góp
phần làm cho địa danh này được ghi tên vào danh sách các di sản thiên nhiên
thế giới.
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có khí hậu ổn định, chênh
lệch nhiệt độ trong ngày và giữa các mùa không cao, dồi dào tiềm năng về du
lịch chữa bệnh nên được du khách rất ưa thích. Đặc biệt những du khách đến
từ xứ lạnh hay đến Việt Nam để tránh rét, những du khách đến từ xứ nóng tìm
đến các “phòng lạnh thiên nhiên” như: Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo,…
Việt Nam là quốc gia đứng thứ 27 trong số 106 quốc gia có biển trên thế
giới với 125 bãi tắm biển, trong đó hầu hết là các bãi tắm đẹp và thuận lợi cho
khai thác du lịch. Ngoài ra, theo các nhà địa chất thủy văn Việt Nam, ở nước ta
có trên 400 điểm nước khoáng có giá trị du lịch như Kim Bôi (Hòa Bình),
Quang Hanh (Quảng Ninh), suối nước nóng Bình Châu (Bà Rịa – Vũng Tàu),
Tháp Bà (Nha Trang),...
Việt Nam có hơn 40000 di sản văn hóa vật thể và bất động sản (đình chùa,
miếu đền, thành quách, lăng mộ,…). Tính đến tháng 4/2004, VN có 2741 di
tích, thắng cảnh được xếp hạng quốc gia (trong đó có 1322 di tích lịch sử,
GVHD : Ths. Trần Hoàng Giang 4
1263 di tích kiến trúc nghệ thuật, 54 di tích khảo cổ và 102 di tích thắng cảnh).
Đặc biệt, Việt Nam có 6 di sản được UNESCO công nhận di sản thế giới, đó là:
Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh, 2 lần công nhận), vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ
Bàng (Quảng Bình), cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn (Quảng
Nam). Tính đến năm 2007, Việt Nam được UNESCO công nhận 6 “khu dự trữ

sinh quyển thế giới” đó là: Cát Bà (Hải Phòng), khu dự trữ sinh quyển Châu thổ
sông Hồng trên địa bàn 2 huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Giao Thủy (Nam
Định), Cần Giờ (TPHCM), vườn quốc gia Cát Tiên thuộc địa bàn tỉnh
Đồng Nai, biển Kiên Giang và khu vực Tây Nghệ An. Việt Nam là 1 trong hơn
20 quốc gia có vịnh “đẹp nhất thế giới”, đó là: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và
vịnh Nha Trang (Khánh Hòa).
Ngoài các tiềm năng có sẵn, du lịch Việt Nam có những điều kiện thuận lợi
để thu hút khách quốc tế: Việt Nam được xem là một trong những nước có
điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội được đảm bảo. Hơn nữa, đồng
USD cũng như các ngoại tệ khác đang tăng giá so với tiền đồng Việt Nam.
Chính phủ dành nhiều ngân sách và ưu tiên cho việc phát triển du lịch. Tính
riêng năm 2007, nhà nước đã hỗ trợ đầu tư 750 tỷ đồng cho 59 tỉnh, thành phố
phát triển hạ tầng du lịch.
Nhìn chung, du lịch Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.
Những năm gần đây, ngành du lịch đã và đang thu hút nhiều du khách trong và
ngoài nước, góp phần quan trọng trong cơ cấu thu nhập quốc dân. Mặt khác,
bên cạnh những nỗ lực trong việc xây dựng thêm nhiều sản phẩm du lịch hấp
dẫn, ngành du lịch đang cố gắng nhằm tạo ra thuận lợi để ngày càng nhiều du
khách có dịp khám phá các điểm đến của non nước Việt Nam.
2.2.2 Thách thức
Do nằm ở vị trí địa lý đặc biệt nên nước ta thường xuyên xảy ra thiên tai,
dịch bệnh làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của toàn ngành.
Du lịch Việt Nam vẫn còn một khoảng cách khá xa với các nước du lịch
phát triển trong khu vực, bộc lộ rõ nét các hạn chế về chất lượng phục vụ, sản
phẩm du lịch nghèo nàn, đơn điệu nhưng giá cả du lịch lại cao; cơ sở hạ tầng
không theo kịp tốc độ phát triển. Theo thống kê của Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam VCCI, trong năm 2007 lượng khách quốc tế đến Việt
Nam ước đạt trên 4 triệu lượt. Chỉ tính riêng 5 tháng đầu năm 2008, lượng
khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 2.078.954 lượt. Tuy nhiên, số lượng
khách sạn, nhà nghỉ tại Việt Nam không đủ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch,

thậm chí là quá kém so với thế giới và khu vực.
GVHD : Ths. Trần Hoàng Giang 5
Thiếu nguồn nhân lực hoạt động trong ngành du lịch một cách trầm trọng,
ấy là chưa kể đến trình độ, kĩ năng chuyên môn của nguồn nhân lực này. Đặc
biệt là đội ngũ hướng dẫn viên vừa thiếu vừa yếu trong kĩ năng giao tiếp, ngoại
ngữ, hiểu biết kiến thức về văn hóa – xã hội, tâm lí khách hàng. Trong đó trình
độ ngoại ngữ là yếu nhất, năm 2006, 32% lao động dịch vụ trực tiếp biết tiếng
Anh ở mức độ khác nhau, tiếng Pháp 3,2%; Trung Quốc 3,6%; hướng dẫn viên
ở 2 thị trường khá lớn là Nhật Bản và Hàn Quốc chưa tương xứng. Ngành du
lịch Việt Nam mới bắt đầu hội nhập, vừa hợp tác vừa tìm hiểu cơ chế và luật
chơi quốc tế nên khả năng chủ động đưa ra các dự án hợp tác còn nhiều hạn
chế. Chính vì vậy, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam, nhất là các đơn vị lữ
hành dễ rơi vào tình trạng phụ thuộc và trở thành “người làm thuê” cho các
doanh nghiệp nước ngoài. Đa phần các doanh nghiệp du lịch nước ta thuộc
loại vừa và nhỏ, nên khi hòa mình vào sân chơi mới cùng thế giới, các doanh
nghiệp phải gánh trên vai áp lực nặng nề.
Luật du lịch Việt Nam vừa mới được ban hành và có hiệu lực, do vậy Luật
chưa thể “đáp ứng” được so với tình hình thực tế luôn thay đổi. Thủ tục hành
chính và hệ thống hạ tầng yếu kém vẫn là rào cản với các nhà đầu tư bất động
sản du lịch. Ông Macr Townsend, giám đốc điều hành CBRE Việt Nam nhận
định: “Xét về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, Việt Nam hiện nay vẫn chưa bằng
BaLi cách đây 28 năm”. Một nhà đầu tư khác cho biết: “Chúng tôi mất khoảng
3 – 6 tháng để chờ duyệt hồ sơ đăng kí đầu tư, rồi 3 năm để mua được đất,
sau đó thì thêm vài năm nữa để chờ đợi quá trình giải tỏa mặt bằng, đền bù,…
để có được đất “sạch”. Quá trình này quá mệt mỏi!”. Cộng với việc lãi suất
ngân hàng Việt Nam cao nhất nhì thế giới cũng là một bất lợi cho các nhà đầu
tư.
Những đợt quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam tại các thị trường ngoài
nước ít có hiệu quả do thiếu trọng tâm và quá trình khảo sát, nghiên cứu thị
trường trước đó chưa liên tục, ít đổi mới, sáng tạo về hình thức, do vậy dễ

chìm khuất, không gây ấn tượng; sản phẩm du lịch của Việt Nam còn nghèo
nàn, “thô” thì có mà “tinh” thì không. Ngành du lịch chưa khai thác hết tiềm
năng của điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa. Nguy cơ hủy hoại môi trường và
cảnh quan du lịch cao nếu không có sự quan tâm đúng mức và những biện
pháp quản lí có hiệu quả từ phía nhà nước.
Đầu tư du lịch một cách tràn lan, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ làm
theo ý mình mà không xin ý kiến chuyên gia, khiến khách du lịch thất vọng. Các
doanh nghiệp làm du lịch chỉ quan tâm đến lợi ích mà họ có được, thiếu ý thức,
hiểu biết, kém năng động, chỉ có xu hướng moi tiền khách mà không thích cung
cấp hay phục vụ.
GVHD : Ths. Trần Hoàng Giang 6
Du lịch Việt Nam bên cạnh những cái thiếu đã nêu, gặp phải một cái thiếu
cơ bản của nền kinh tế là: Vốn – thiếu vốn, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam
không đủ năng lực tài chính, dẫn đến khả năng khai thác thị trường trong
nước, khu vực và thế giới còn yếu.
2.3 Việt Nam phát triển du lịch như thế nào?
2.3.1 45 năm đầu phát triển (1960 – 2005)
Được Đảng và nhà nước xác định là “Một ngành kinh tế quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” với mục tiêu: “Phát triển
mạnh du lịch, từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ
trong khu vực”, du lịch Việt Nam trong 45 năm đầu phát triển tuy còn non trẻ
nhưng hoạt động khá sôi nổi.
Nhìn chung, giai đoạn từ tháng 10/1992 trở về trước, hệ thống tổ chức bộ
máy ngành Du lịch chưa thực sự định hình, trong 32 năm (1960 - 1992) đã có 6
lần chuyển đổi. Vì vậy sự chỉ đạo trực tiếp của bộ máy quản lý nhà nước về du
lịch từ Trung ương xuống các tỉnh, thành phố và doanh nghiệp mất tính liên tục
và kế thừa dẫn đến tình trạng lỏng lẻo, hiệu quả kinh doanh không cao và
ngành du lịch tụt hậu so với du lịch các nước có điều kiện tương đồng. Trước
thực tế đó, trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội, ngày 17/10/1992, Chính phủ
đã có Nghị đinh số 05/CP thành lập lại Tổng cục Du lịch; tiếp đó có Nghị định

số 20-CP, ngày 27/12/1992 và Nghị định số 53-CP, ngày 07/8/1995, quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch. Nhờ
ổn định và từng bước được kiện toàn về tổ chức, du lịch nước ta mới khởi sắc
và phát triển.
Bênh cạnh đó, chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010 và
Chương trình hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2006-2010 đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt. Năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật Du lịch để
điều chỉnh các quan hệ Du lịch ở tầm cao hơn; khẳng định một lần nữa vị thế
của ngành Du lịch ngay từ trong đường lối, chính sách và thể chế.
Lực lượng kinh doanh du lịch phát triển mạnh, thích nghi dần với cơ chế
mới, từng bước làm ăn có hiệu quả: Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của
cả 6 thành phần kinh tế (nhà nuớc; tập thể; cá thể, tiểu chủ; tư bản tư nhân; tư
bản nhà nước; 100% vốn nước ngoài). Tính đến năm 2005, cả nước đã có
khoảng 6.000 cơ sở kinh doanh lưu trú; 399 doanh nghiệp lữ hành quốc tế,
trong đó có 203 doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn, 124 doanh nghiệp nhà
nước, 63 doanh nghiệp cổ phần, 8 liên doanh và 2 doanh nghiệp tư nhân.
Trong 5 năm (2001 – 2005), Chính phủ đã cấp 2.146 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư
hạ tầng du lịch ở các khu du lịch trọng điểm. Cùng với đầu tư của Nhà nước và
GVHD : Ths. Trần Hoàng Giang 7
các thành phần kinh tế trong nước, ngành Du lịch đã thu hút mạnh mẽ nguồn
đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tính đến năm 2005 cả nước có 190 dự án với
tổng số vốn đăng ký đầu tư là 4,64 tỷ USD, ở 29 tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
Bảng 1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thời kỳ 1995 – 2004
Năm 1995 2000 2001 2002 2003 2004
Thời kỳ
1995- 2004
Số dự án 24 02 04 25 13 15 83
Vốn (Triệu USD) 1.381,2
(3)

22,8 10,3 174,2 239 111,17 1.938,67
(3) Tính đến năm 1995
Nguồn: Tổng cục Du lịch
Công tác xúc tiến quảng bá được chú trọng hơn: Đã thành lập Cục Xúc tiến
Du lịch; tính chuyên nghiệp được nâng dần; chất lượng tổ chức các sự kiện tốt
hơn. Tổng cục Du lịch đã chủ động phối hợp với Hàng không Việt Nam, các
Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Văn hóa – Thông tin, các cơ quan
thông tấn báo chí, phát thanh truyền hình, tổ chức nhiều sự kiện xúc tiến du
lịch ở nước ngoài. Với nỗ lực mở rộng hợp tác quốc tế, Du lịch Việt Nam đã ký
và thực hiện tốt 26 hiệp định hợp tác du lịch song phương với các nước là thị
trường du lịch trọng điểm và trung tâm giao lưu quốc tế, tăng cường hợp tác
du lịch với các nước khác; ký Hiệp định hợp tác du lịch đa phương 10 nước
ASEAN; tham gia chủ động hơn trong hợp tác du lịch Tiểu vùng sông Mêkông
mở rộng, hợp tác hành lang Đông – Tây, hợp tác sông Mêkông – sông Hằng,
hợp tác ASEAN, APEC, hợp tác trong Hiệp hội du lịch Châu Á – Thái Bình
Dương (PATA), trong Tổ chức Du lịch thế giới (WTO)…; có quan hệ bạn hàng
với 1.000 hãng của 60 nước và vùng lãnh thổ.
45 năm phát triển, du lịch đã đạt và duy trì tốc độ tăng trưởng cao, lượng
khách du lịch hàng năm tăng, nhiều năm vượt chỉ tiêu đề ra. Từ năm 1990 đến
2005, lượng khách du lịch luôn duy trì được mức tăng trưởng cao 2 con số
(trung bình năm trên 20%)
Bảng 2 Số lượng khách du lịch hàng năm
Chỉ tiêu 1990 1995 2000 2001 2002 2003
(4)
2004
Khách quốc tế (triệu lượt) 0,25 1,35 2,14 2,33 2,62 2,43 2,93
Khách nội địa (triệu lượt) 1,0 6,9 11,2 11,7 13,0 13,5 14,5
(4) Năm 2003, do ảnh hưởng của dịch SARS nên các chỉ tiêu du lịch giảm so với năm 2002. Năm 2004 chỉ
tiêu tăng trưởng du lịch đã phục hồi và vượt mức trước SARS
Nguồn: Tổng cục Thống kê

GVHD : Ths. Trần Hoàng Giang 8

×