Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Cải thiện điều kiện lao động trong Công ty TNHH một thành viên dệt 19.5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.54 KB, 40 trang )

1
LỜI CAM ĐOAN
Trong thời gian từ ngày 06/02/2014 đến ngày 21/05/2014 em đã có cơ hội được thực tập
tại "Công ty TNHH Một thành viên dệt 19/5 Hà Nội" để nghiên cứu và thưc hiện chuyên
đề thực tập “Cải thiện điều kiện lao động trong Công ty TNHH một thành viên dệt 19.5”.
Em xin cam đoan rằng chuyên đề thực tập này là do em tìm hiểu,nghiên cứu và xây dựng
nên dựa theo các số liệu được cung cấp bởi "Phòng Lao động – Tiền Lương " và tham
khảo các nguồn khác như giáo trình,sách báo và internet vì vậy các kết quả phân tích là
hoàn toàn trung thực. Nếu có sai sót em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Em xin chân thành cảm ơn và kính mong quý thầy cô nhận xét và chỉ bảo để chuyên đề
của em được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Nhật Long
MỤC LỤC
Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B
2
Tổng quan
1. Sự cần thiết của đề tài
Con người tạo ra của cải vật chất nuôi sống xã hội, giúp cho xã hội phát
triển và tiến bộ. Con người là trung tâm của mọi hoạt động, là sự bắt đầu cũng như kết
thúc mọi hoạt động. Con người ngừng hoạt động, ngừng sản xuất đồng nghĩa với việc
xã hội ngừng phát triển, ngừng hoạt động. Vì vậy làm thế nào để tạo ra một điều kiện
lao động phù hợp, tốt nhất với mọi người lao động là một điều quan trọng, là động lực
thúc đẩy xã hội phát triển không ngừng. Điều này là điều mà các doanh nghiệp cũng
như những người sử dụng lao động luôn trăn trở để có thể đảm bảo điều kiện lao động
tốt nhất cho người lao động của mình.
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, người ta càng nhận ra được sự
cần thiết của điều kiện lao động và vấn đề này đang là mối quan tâm lớn trong tất cả
các ngành nghề, các quốc gia trên thế giới. Thực tế ở Việt Nam cũng cho thấy vẫn còn
tồn tại những điều kiện lao động trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến người lao động


do có thể từ phía doanh nghiệp hoặc từ phía người lao động. Vì thế để hoàn thiện hơn
nữa, quan tâm hơn nữa đến người lao động thì chúng ta phải tìm ra các giải pháp, phát
huy các sáng kiến nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động, đổi mới máy móc
trang thiết bị để tăng năng suất lao động cho doanh nghiệp. Việc đó không chỉ tăng
năng suất lao động, tăng lợi nhuận cho Công ty mà còn thể hiện sự quan tâm của ban
lãnh đạo, giám đốc, người sử dụng lao động đến điều kiện làm việc của người lao
động
Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B
3
Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH một thành viên dệt 19/5 Hà
Nội là 1 doanh nghiệp Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước có Chủ sở hữu là UBND
Thành phố Hà Nội, Công tychuyên sản xuất các mặt hàng may mặc phục vụ cho nhu
cầu tiêu dùng trong và ngoài nước. Là một Công ty sản xuất ngành hàng may mặc tuy
ít thải ra khói bụi, nước thải gây ô nhiễm môi trường, nhưng các công đoạn trải vải,
cắt, dập định hình, may… đều phát sinh bụi cộng thêm tiếng ồn của hàng trăm máy
may công nghiệp đã tác động không nhỏ đến sức khỏe người lao động, đặc biệt là nữ
công nhân. Chính vì vậy em đã chọn đề tài : “Cải thiện điều kiện lao động trong
công ty TNHH một thành viên dệt 19/5 Hà Nội” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nhằm đánh giá về thực trạng điều kiện lao động tại đây và đưa ra các giải pháp nhẳm
cải thiện điều kiện lao động giúp nâng cao năng suất làm việc của công nhân .
2. Mục tiêu nghiên cứu
Chuyên đề này nhằm :
- Phân tích và đánh giá các điều kiện làm việc tại công ty TNHH một thành
viên dệt 19/5 Hà Nội
- Phát hiện những ưu, nhược điểm trong quá trình cải thiện điều kiện lao
động tại công ty. Từ đó tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế đó
- Đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện điều kiện lao động tại công ty
TNHH một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
3. Đối tượng nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Điều kiện lao động tại công ty TNHH một

thành viên dệt 19/5 Hà Nội
+ Nội dung nghiên cứu : Chuyên đề tập trung đánh giá thực trạng điều kiện làm việc tại
công ty TNHH một thành viên dệt 19/5 Hà Nội trên cơ sở các tài liệu có sẵn và khảo
sát bằng bảng hỏi đối với các cán bộ nhân viên trong công ty. Từ đó, có thể đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao điều kiện lao động giúp tăng năng suất lao động tại nhà
máy
4. Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian : Công ty TNHH một thành viên dệt 19/5 gồm có 4 cơ sở. Nhưng tác giả
chỉ tập trung nghiên cứu về điều kiện lao động tại nhà máy sợi Hà Nội số 203 phố
Nguyễn Huy Tưởng, Hà Nội
Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B
4
+ Thời gian : Phần thực trạng chuyên đề nghiên cứu về điều kiện lao động tại nhà máy
từ năm 2011- 2013
5. Kết cấu đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu gồm 3 chương :
+ Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
+ Chương 2: Phân tích thực trạng điều kiện lao động tại công ty TNHH một thành viên
dệt 19/5 Hà Nội
+ Chương 3 : Một số giải pháp nhằm cải thiện điều kiện lao động tại Công ty TNHH
một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan đề tài nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1.1.1.Tổng quan các tài liệu, đề tài nghiên cứu có cùng chủ đề
1.1.1.1Các tài liệu liên quan đến điều kiện lao động
Công trình nghiên cứu “Điều kiện lao động- điều kiện sinh hoạt
của nữ công nhân ngành Dệt” [1]của kỹ sư Trần Thị Lan- Chủ tịch Công Đoàn
ngành công nghiệp nhẹ. Công trình đề cập đến các yếu tố của điều kiện lao động như:

nhiệt độ, tiếng ồn, độ ẩm, tốc độ gió, độ bụi, ánh sáng, đặc điểm lao động và tổ chức
lao động…từ đó tác giả đã xem xét sự tác động của nó đến sức khoẻ bệnh tật của nữ
công nhân ngành dệt. Điều đó giúp ích cho tác giả rất nhiều do ngành dệt là 1 ngành
có số lượng nữ công nhân nhiều hơn so với nam công nhân, nữ công nhân là những
người phụ trách chính các công việc chính liên quan đến sản xuất sản phẩm dệt ở
trong nhà máy, nam công nhân chiếm tỷ lệ ít hơn và chủ yếu là làm các công việc như
điện, sửa chữa máy móc, thiết bị.
Tài liệu “ Hướng dẫn Luật lao động cho ngành may – Nhà xuất
bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh” [2] có nói chi tiết và cụ thể các điều luật
trong ngành may như độ tuổi lao động tối thiểu, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao
động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi… của công nhân ngành dệt. Ưu điểm của
tài liệu này là đã mang đến cho tác giả cái nhìn tổng quan về ngành dệt và những điều
luật cơ bản cũng như đặc trưng của ngành. Do chỉ đề cập đến phần bảo hộ lao động và
an toàn lao động nên phần điều kiện lao động không được nói nhiều cũng như chỉ là
khung lý thuyết, chưa có giải pháp hay thực trạng cụ thể
Đề tài “ Nghiên cứu khảo sát thực trạng điều kiện lao động ảnh
hưởng đến sức khoẻ người lao động chế biến thuỷ sản nhằm đề xuất cac giải pháp,
Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B
5
cải thiện điều kiện lao động, bổ sung danh mục bệnh nghề nghiệp”[3] của Nguyễn
Thị Phương Lâm (Trưởng ban chính sách kinh tế xã hội - Công đoàn thuỷ sản Việt
Nam- Bộ Thuỷ Sản) làm chủ nhiệm đề tài - năm 2002. Đề tài đã nghiên cứu tại 13 cơ
sở chế biến thuỷ sản đông lạnh ở cả ba miền :Bắc bộ, Trung bộ và Nam Bộ. Đề tài đã
nghiên cứu, khảo sát điều kiện lao động , môi trường lao động, sức khoẻ và bệnh tật
của người lao động ché biến thuỷ sản bao gồm các yếu tố ảnh hưởng xấu đến sức
khoẻ người lao động trong quá trình chế biến thuỷ sản (vi khí hậu, sinh học tư thế lao
động và thao tác làm việc). Khám và phân tích mối liên quan giữa tình hình sức khoẻ
và bệnh tật. Đồng thời đề tài cũng đề xuất các biện pháp cải thiện điều kiện lao động
và đề nghị nhà nước bổ sung một số bệnh nghề nghiệp đặc trưng của ngành vào danh
mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam. Ưu điểm của đề tài là không

những chỉ ra ảnh hưởng của yếu tố môi trường lao động đến người lao động mà còn
chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến sản xuất như tư thế lao động và thao
tác làm việc. Điều này giúp cho tác giả hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của các yếu tố
liên quan đến sản xuất ảnh hưởng đến điều kiện lao động của công nhân.
1.1.1.2 Các chuyên đề thực tập có cùng chủ đề
Do đề tài nghiên cứu về cải thiện điều kiện lao động không được phổ
biến như các đề tài khác làm về tuyển dụng, quản trị nhân lực hay phân tích công việc
nên tác giả chỉ có thể tìm hiểu được một số chuyên đề thực tập liên quan đến đề tài
điều kiện lao động như sau
• Đề tài “Thực trạng điều kiện lao động và sức khỏe công nhân Công ty may xuất
khẩu Đại Đồng Đông Hưng - Thái Bình năm 2010” – Phạm Huy Huân, Đại học Y
Hà Nội.
Tác giả nghiên cứu về thực trạng điều kiện lao động và sức khỏe của
công nhân ngành dệt may thông qua các điều kiện lao động tại nhà máy. Đồng thời
tác giả cũng nghiên cứu về tình hình sức khỏe của công nhân nơi đây thông qua phân
loại sức khỏe và các bệnh mà công nhân hay mắc phải tại công ty. Tác giả đã nêu cụ
thể về các điều kiện, yếu tố ảnh hưởng tốt và không tốt đến điều kiện lao động của
công nhân. Từ các điều kiện trên rút ra các bệnh mà công nhân hay mắc phải cũng
như hậu quả của nó. Tác giả cũng đề xuất các kiến nghị giúp chăm sóc tốt hơn sức
khỏe của người lao động. Tuy nhiên phần thực trạng lại chỉ nêu chung chung về các
điều kiện lao động cũng như tình hình bệnh tật của công nhân tại nhà máy, phần kiến
nghị cũng chỉ nêu giải pháp chung chung, chưa cụ thể. Đề tài tuy còn có một số hạn
chế nhưng cũng đã đem đến cái nhìn về ngành dệt may cũng như các điều kiện lao
động của công nhân ngành dệt may
Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B
6
• Đề tài “Cải thiện điều kiện lao động trong công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn” -
Nguyễn Thị Dung, Quản trị nhân lực 46B
Đề tài cũng nghiên cứu về điều kiện lao động của công nhân nhưng là ở
ngành sản xuất xi măng. Trong đề tài này, tác giả đã nói rõ về khái niệm điều kiện lao

động, các yếu tố ảnh hưởng và ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất lao động của
công nhân. Phần giải pháp của tác giả khá chi tiết, đề cập đến biện pháp cải thiện điều
kiện lao động tại nhà máy theo từng công đoạn sản xuất xi măng. Tuy nhiên đề tài
cũng chỉ đề cập đến các yếu tố của sản xuất ảnh hưởng đến điều kiện lao động còn các
yếu tố thuộc về sản xuất chỉ nói sơ qua và không đề cập đến nhiều, số liệu cho phần
thực trạng còn chưa nhiều.
• Đề tài “Cải thiện điều kiện lao động trong Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm Hải
Dương” – Nguyễn Thị Bích Ngọc, Quản trị nhân lực 48B đại học Kinh tế quốc dân
.
Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đề cập đến vấn đề tổ chức lao
động, điều kiện lao động tại các phân xưởng sản xuất bao gồm các yếu tố vật lý và
báo cáo về tình hình sức khỏe lao động trực tiếp tại công ty. Ưu điểm của đề tài là đã
nêu được chi tiết khái niệm về điều kiện lao động, chia thành các nhóm yếu tố ảnh
hưởng đến điều kiện lao động cũng như tầm quan trọng của cải thiện điều kiện lao
động đến năng suất làm việc của công nhân. Đề tài cũng nêu rõ về các yếu tố môi
trường làm việc ảnh hưởng đến công nhân cũng như tình hình sức khỏe và bệnh tật
của công nhân trong phân xưởng. Phương hướng phát triển của công ty cũng được tác
giả nêu khá rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên các yếu tố liên quan đến sản xuất như các yếu
tố về kinh tế xã hội, thời gian làm việc và nghỉ ngơi chưa được nhắc đến nhiều trong
đề tài. Phần lý thuyết ban đầu của tác giả khá dài, có nhắc đến lịch sử hình thành cũng
như giới thiệu về công ty khiến cho bài viết trở nên lan man, không tập trung phân
tích điều kiện lao động được.
1.1.2.Bài học rút ra từ các đề tài liên quan
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về điều kiện lao động cũng như
tham khảo các sách và tài liệu, luận văn, các chuyên đề tốt nghiệp trên, tác giả đã rút
ra được một số kinh nghiệm cho bản thân trong việc hoàn thiện chuyên đề của mình,
đó là:
Tác giả cần nắm được những đặc điểm của công ty ảnh hưởng đến điều
kiện làm việc của công nhân: yếu tố sản xuất và liên quan quan đến sản xuất
Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B

7
Từ đó, đánh giá thực trạng điều kiện lao động theo từng mảng, trong
mỗi mảng cần phân tích cụ thể để làm rõ được thực trạng và ảnh hưởng của các yếu tố
đến năng suất làm việc của công nhân
Phần giải pháp, cần có các biện pháp cụ thể để có thể cải thiện được điều
kiện lao động tại công ty giúp người lao động được làm việc trong môi trường an
toàn, thoải mái, dễ chịu giúp tăng năng suất lao động.
.
1.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1.Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu có 2 loại đó là thu thập dữ liệu sơ cấp và thu thập
dữ liệu thứ cấp
1.2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Có nhiều phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp như phương pháp quan
sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp ghi chép, phương pháp điều tra bằng bảng
hỏi,… Tuy nhiên để việc thu thập dữ liệu cho kết quả tốt nhất, các nhà nghiên cứu
thường kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Trong chuyên đề này, tác giả
đã sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Tác giả sử dụng bảng hỏi đã được thiết kế sẵn phát cho các cán bộ nhân
viên trong công ty. Bảng hỏi gồm các câu hỏi về thông tin chung và các câu hỏi về
phần thông tin cần điều tra. Các câu hỏi chủ yếu là dạng câu hỏi đánh giá cho điểm từ
1 đến 5 về mức độ hài lòng về các yếu tố liên quan đến các yếu tố liên quan đến sản
xuất ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của công nhân
Bảng hỏi được phát cho 78 công nhân dưới xưởng với cơ cấu như sau:
Độ tuổi công nhân Nữ Nam
< 20 0 0
20-29 5 5
30-39 39 11
40-49 6 7
50-59 4 1

Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B
8
Tổng 54 24
1.2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Trong chuyên đề này, tác giả sử dụng nguồn số liệu thứ cấp đó là các tài
liệu, văn bản, tài liệu của công ty đã được sự cho phép của phòng Lao động tiền
lương. Ngoài ra, còn có các sách, tài liệu tham khảo chuyên ngành.
1.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Đối với dữ liệu sơ cấp: Sau khi thu lại phiếu điều tra, tác giả tiến hành
tổng hợp số liệu bằng Excel. Tiến hành kẻ bảng để làm rõ hơn các số liệu đã thu thập
được trong quá trình thu thập
Đối với dữ liệu thứ cấp: các dữ liệu đã có sẵn được tổng hợp sao cho phù
hợp với mục đích nghiên cứu, sau đó tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá.
CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DỆT 19/5 HÀ NỘI
2 Đánh giá thực trạng về điều kiện lao động tại công ty TNHH một thành viên
dệt 19/5 Hà Nội
2.2 Một số đặc điểm của công ty ảnh hưởng đến điều kiện lao động
2.2.1 Đặc điểm sản phẩm
- Sản phẩm của công ty chủ yếu là các loại vải dùng trong công nghiệp điển hình như
là: vải bạt, lọc đường, vải lọc cho các nghành công nghiệp nhẹ, vải dùng trong công
nghiệp sản xuất giày. Có thể nói do đặc thù về sản phẩm như vậy nên sản phẩm của
công ty cũng là nguyên liệu đầu vào của các ngành công nghệ khác. Sản phẩm của
công ty đòi hỏi phải có tính liên tục, sản xuất không ngừng nghỉ để có thể đáp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng, điều này đặt ra cho công nhân nhà máy phải luôn trong
tình trạng làm việc với tần suất cao, không ngừng nghỉ nhưng cũng đồng thời phải
đảm bảo chất lượng luôn đạt tiêu chuẩn tốt, không có sai sót trong quá trình sản xuất.
2.2.2 Đặc điểm lao động
Cơ cấu lao động tại nhà máy sợi năm 2013
Độ tuổi công nhân Nữ Nam

< 20 0 0
20-29 5 5
Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B
9
30-39 39 11
40-49 6 7
50-59 4 1
Tổng 54 24
Nguồn : Phòng lao động tiền lương
Do đặc thù của ngành dệt may nên phần lớn lao động là lao động nữ, đóng
vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm sợi hay thuộc về dệt may.
Lao động nam trong nhà máy chỉ làm những công việc như sửa chữa, bảo dưỡng máy
móc, thiết bị, ít người tham gia vào sản xuất sản phẩm ngành dệt
Chính vì thế việc tạo được điều kiện làm việc tốt nhất cho công nhân của
công ty đòi hỏi lãnh đạo công ty phải có những chính sách phù hợp để đáp ứng nhu
cầu của toàn bộ nhân viên. Đồng thời lao động nữ cũng có những đặc điểm khác với
lao động nam mà ban lãnh đạo công ty cần chú ý đến để đảm bảo an toàn vệ sinh lao
động cũng như sức khỏe của công nhân.
2.3 Thực trạng về điều kiện lao động của công ty TNHH một thành viên dệt
19/5 Hà Nội
2.3.1 Các yếu tố của sản xuất
2.3.1.1 Công cụ, phương tiện lao động
Người lao động được Công ty trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động
cho quá trình lao động: quần áo bảo hộ, mũ bảo hiểm, găng tay và các đồ bảo hộ lao
động khác
Mỗi công nhân khối sản xuất được trang bị các thiết bị bảo hộ an toàn sau
+ Khẩu trang: 1 cái/ 1 tháng
+ Găng tay vải: 2 cái / tháng
+ Mũ mềm: 1 cái/ 12 tháng
+ Kính bảo hộ: 1cái/ 12 tháng

+ Quần áo công nhân: 2 bộ/ 12 tháng
+ Giầy da công nhân: 1 dôi/ 12 tháng
Việc trang bị cho công nhân các trang bị bảo hộ lao động như vậy nhằm tạo
cho công nhân có được điều kiện làm việc tốt nhất, đảm bảo an toàn trong lao động và
sản xuất. Đặc biệt là trong nhà máy sản xuất sợi, nồng độ bụi thường là khá cao ảnh
hưởng đến cơ quan hô hấp của người lao động, khẩu trang và găng tay giúp cho người
lao động thuận tiện trong thao tác tránh tiếp xúc trực tiếp với khí độc, bụi gây ảnh
hưởng đến sức khỏe
Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B
10
2.3.1.2 Quy trình công nghệ
Sơ đồ 2.1 : Quy trình công nghệ trong phân xưởng sợi
Nguồn : Phòng kỹ thuật sản xuất
Quy trình sản xuất của nhà máy, đặc biệt là trong phân xưởng sợi là quy
trình liên tục, không ngừng nghỉ. Tuy nhiên mỗi giai đoạn đầu, từ giai đoạn cung
bông có máy làm bông sau khi hết một đợt bông lại được nghỉ và lâu không sử dụng
sẽ gây khấu hao và giảm năng suất làm việc
Các máy khác hoạt động 24/24 giờ không ngừng nghỉ, đến giờ ăn trưa sẽ
thay ca trực để máy luôn chạy. Việc chạy máy 24/24 giờ cũng gây ra hậu quả lâu nếu
không được bảo trì sẽ gây tiếng ồn, sinh nhiệt không cần thiết làm ảnh hưởng đến
người lao động cũng như năng suất lao động
2.3.1.3 Môi trường lao động
2.3.1.3.1 Yếu tố vi khí hậu
- Yếu tố vi khí hậu là nhân tố thường gặp trong sản xuất và có ảnh hưởng lớn tới khả
năng làm việc và sức khỏe của người lao động. Vi khí hậu được hiểu là khí hậu trong
giới hạn môi trường sản xuất. Vi khí hậu là tình trạng vật lý của không khí bao gồm
các yếu tố về nhiệt độ không khí, độ ẩm, bức xạ nhiệt và luồng không khí trong phạm
vi môi trường sản xuất của Doanh nghiệp.
- Những yếu tố của vi khí hậu trong sản xuất tác động trực tiếp đến cơ thể người lao
động gây ảnh hưởng đến sức khỏe nên làm giảm khả năng lao động của người lao

động.
- Những yếu tố vi khí hậu bao gồm các yếu tố : Nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió
• Nhiệt độ là nguồn nhiệt được tạo nên bởi năng lượng tự nhiên hoặc nhân tạo trong
quá trình hoạt động sản xuất. Nhiệt độ thay đổi theo các địa dư khác nhau theo thời
gian trong ngày, theo mùa và theo quy trình sản xuất. Nhiệt độ thể hiện sự hấp thụ
nhiệt của không khí và các vật thể xung quanh con người. Tại nhà máy sợi có các
Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B
Sợi OEMáy OE
Đánh ốngSợi conThôGhépChảiCung bông
11
nguồn sinh nhiệt chủ yếu là nhiệt lượng từ máy móc, thiết bị, ánh sáng mặt trời và hệ
thống chiếu sáng nhân tạo, cơ thể công nhân tỏa ra nhiệt lượng khi làm việc
• Độ ẩm là lượng hơi nước có trong 1m
3
không khí. Nếu độ ẩm không khí cao, hơi
nước trong không khí khi bão hòa sẽ đông lại thành sương mù, gặp lạnh sẽ bị đọng lại
thành từng giọt rơi xuống. Đây là yếu tố thường kết hợp với nhiệt độ tạo cảm giác dễ
chịu hoặc khó chịu với cơ thể con người
• Tốc độ gió biểu thị bằng tốc độ chuyển động của không khí tính bằng m/ giây. Tốc độ
gió thay đổi nhanh chóng đều có ý nghĩa vệ sinh quan trọng trong sản xuất
Bảng 2.1 : Kết quả đo các yếu tố vi khí hậu tại nhà máy
Tiêu chuẩn cho phép
TCVN 5508-2009
Nhiệt độ (°C) Độ ẩm (%) Tốc độ gió (m/s)
18 – 32 40 - 80 0,2 - 1,5
Số
T
T
Vị trí đo
Số mẫu

đạt
TCVS
Số mẫu
không
đạt
TCVS
Số mẫu
đạt
TCVS
Số mẫu
không
đạt
TCVS
Số mẫu
đạt
TCVS
Số mẫu
không
đạt
TCVS
Ngoài trời 8h30 20,2 77,6 0,92
1 Gian cung bông
Đầu 19,6 76,8 0,24
Giữa 20,8 75,9 0,48
Cuối 22,7 76,3 0,23
2 Khu vực máy chải
Khu vực máy số 1 24,7 73,5 0,30
Khu vực máy số 5 24,8 72,1 0,27
Khu vực máy số 7 24,8 71,6 0,20
3 Khu vực máy ghép

Khu vực máy số 1 25,3 70,7 0,24
Khu vực máy số 3 25,9 68,3 0,29
4 Khu vực máy thô
Khu vực máy số 1
Đầu 28 62,2 0,30
Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B
12
Cuối 27,8 62,3 0,23
Khu vực máy số 3
Đầu 26,5 66,8 0,24
Cuối 26,4 66,9 0,32
5 Khu máy sợi con
Giữa dãy máy 2 – 4
Đầu 28,1 58,9 0,36
Cuối 28,0 60,2 0,27
Giữa dãy máy 7 – 9
Đầu 30 60,3 0,42
Cuối 29,5 58,9 0,51
Giữa dãy máy 10 – 12
Đầu 31,4 59,8 0,46
Cuối 31,6 59,3 0,50
6 Khu máy ống
Khu vực máy tự động 338
Đầu 31,7 58,2 0,32
Cuối 31,8 59,8 0,25
Khu vực máy GA013
Đầu 31,5 60,2 0,39
Cuối 31,6 60,3 0,42
7 Khu máy nén khí
Đầu 21,1 69,7 0,22

Cuối 21,2 69,4 0,23
Nguồn : Kết quả điều tra các yếu tố tại nhà máy sợi năm 2011
Theo kết quả đo chỉ số vi khí hậu ở bảng trên, tại thời điểm đo nhiệt độ thì
có tất cả các vị trí đo đạt tiêu chuẩn cho phép, 2 vị trí đo là khu vực máy sợi con và
khu máy ống có nhiệt độ cao nhất và gần tới mức trên của tiêu chuẩn. Thời điểm đo là
tháng 10/2011. Nhiệt độ không khí trong nhà xưởng phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ
không khí bên ngoài và đặc thù sản xuất. Vì thế tại các khu vực máy sợi con và khu
máy ống, người lao động phải trực tiếp tiếp xúc với nhiệt độ cao làm ảnh hưởng đến
sức khỏe người lao động, giảm năng suất lao động và dễ dẫn tới tai nạn lao động.
Yêu cầu của công nghệ trong Công ty không cho phép độ ẩm quá cao vì khi
tiến hành sản xuất sẽ rất khó khăn và không đảm bảo yêu cầu nên các vị trí đo tuy đều
đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép nhưng vị trí có độ ẩm cao nhất cũng chỉ đạt 76,3%.
Theo tiêu chuẩn của bộ y tế thì tốc độ gió dao động trong khoảng 0,2 – 1,5
m/s nên tốc độ gió tại tất cả các khu vực đều đạt tiêu chuẩn. Tất cả các vị trí đo tốc độ
gió đều nhỏ hơn hoặc bằng 0,6 m/s và nhỏ hơn so với tốc độ gió ngoài trời là 0,92 m/s
2.3.1.3.2 Tiếng ồn
- Tiếng ồn là yếu tố tác hại nghề nghiệp thường gặp trong môi trường lao động ở nhiều
ngành sản xuất do việc đưa các trang thiết bị máy móc có công suất lớn vào sản xuất,
Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B
13
trong khi đó lại không chú ý đến khâu cách âm làm giảm tác hại của của tiếng ồn.
Tiếng ồn tác động đến hệ thần kinh gây các dấu hiệu như ù tai, hoa mắt, chóng mặt,
mệt mỏi, giảm độ tập trung, giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến thăng bằng của cơ thể.
- Nếu làm việc tiếp xúc với tiếng ồn quá lâu sẽ làm cho cơ quan thính giác bị mệt mỏi.
Lúc đầu chức năng thính giác vẫn thích nghi tốt để làm việc. Nhưng nếu tiếng ồn liên
tục làm cho ngưỡng nghe tăng lên, cảm giác nghe dần dần bị sút kém và trở nên kém
thích nghi. Thính giác bị mệt mỏi lâu ngày không phục hồi sẽ là nguyên nhân dẫn đến
điếc nghề nghiệp.
- Đối với toàn thân, làm việc tiếp xúc với tiếng ồn quá nhiều cơ thể dần bị mệt mỏi, ăn
uống sút kém và không ngủ được. Tình trạng đó kéo dài dẫn đến bệnh suy nhược thần

kinh và suy nhược cơ thể, dẫn đến giảm sút khả năng lao động của người lao động,
làm tăng phế phẩm, tai nạn lao động.
Bảng 2.2 :Kết quả đo tiếng ồn tại nhà máy
T
T
Địa điểm đo
Mức áp âm
chung dBA
Mức áp âm ở các dải tần phân tích

Tiêu chuẩn cho phép
3733/2002/QĐ – BYT
≤ 85
63 125 250 500 1000 2000 4000 8000

99 92 86 83 80 78 76 74
1 Gian cung bông
Đầu 78,2 44,8 51,2 66,4 73,6 71,4 72,2 65,8 53,1
Giữa 81,1 55,7 65,7 70,7 75,6 75,3 74,6 66,7 58,5
Cuối 87,5 55,0 70,5 74,8 79,0 83,2 81,8 77,9 69,6
2 Khu máy chải
Tại máy số 1 88,3 48,2 60,7 69,9 75,3 77,5 76,3 69,3 64,2
Tại máy số 3 88,5 49,0 61,3 71,2 75,7 77,3 75,9 68,7 64,7
Tại máy số 5 88,6 48,7 61,0 71,7 75,9 78,1 76,1 69,5 65,3
Tại máy sổ 7 88,3 48,3 61,7 71,3 76,0 75,6 75,9 69,7 64,9
Tại máy số 9 88,1 48,7 60,2 71,0 75,4 76,8 76,5 68,9 63,2
Tại máy số 11 87,9 48,2 60,7 70,7 74,9 76,3 75,7 69,1 64,3
3 Khu vực máy ghép
Khu vực máy số 1 83,2 46,8 59,8 63,5 70,2 78,9 76,5 72,4 60,3
Khu vực máy số 3 82,0 45,3 56,2 65,2 65,9 74,6 75,3 71,7 59,1

4 Khu vực máy thô
Tại máy số 1 87,2 47,9 65,2 73,4 79,3 81,3 79,6 74,0 64,1
Tại máy số 3 86,9 48,7 62,3 72,4 78,4 80,2 76,8 73,5 60,2
5 Khu máy sợi con
Giữa hai máy 2 – 4 91,4 46,5 62,0 70,6 82,3 88,9 86,4 83,1 74,4
Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B
14
Giữa hai máy 7 – 9 88,6 46,0 63,1 70,0 79,2 81,7 84,9 80,8 77,4
Giữa hai máy 10 – 12 89,0 47,3 61,8 76,1 78,4 82,8 83,1 80,8 76,8
6 Khu máy ống
Tại máy sô 338 87,6 48,6 59,8 71,5 77,2 80,5 84,0 84,0 72,8
Tại máy số GA013 87,8 47,5 61,8 68,9 76,1 81 84,2 79,6 73,1
7 Khu máy nén khí
Đầu 93,6 46,4 56,4 69,7 77,8 82,9 87,3 87,8 84,3
Cuối 93,4 46,9 55,7 67,5 76,8 81,5 86,5 83,5 80,6
Nguồn : Kết quả đo các yếu tố tại nhà máy năm 2011
Theo bảng kết quả số liệu trên, ta thấy được chỉ có mức áp âm chung ở các
máy gian cung bông và máy ghép là ở dưới mức áp âm tiêu chuẩn ( < 85dBA) Ở các vị
trí còn lại đều có mức áp âm lớn hơn tiêu chuẩn 85dBA. Điều này chứng tỏ tiếng ồn là
một vấn đề nghiêm trọng ở dưới xưởng sợi Hà Nội. Điều là do các máy ở dưới phân
xưởng sợi Hà Nội đã cũ, chạy không những sinh nhiệt không cần thiết mà còn gây ra
tiếng ồn làm ảnh hưởng đến thính giác của công nhân, máy lại không được bảo dưỡng
thường xuyên và chạy 24/24 giờ khiến cho các máy không có thời gian nghỉ hợp lý. Dây
chuyền công nghệ đã lỗi thời không còn phù hợp với sự phát triển sẽ gây ra giảm năng
suất lao động gây lãng phí.
2.3.1.3.3 Nồng độ bụi, cường độ chiếu sáng
Nồng độ bụi
- Đối với ngành may bụi chủ yếu là bụi bông. Bụi bông là yếu tố môi trường đặc trưng
của ngành dệt may phát sinh trong quá trình sản xuất. Đây là bụi có dạng sợi, có thành
phần rất phức tạp gồm sợi bông, các thành phần rác, vi sinh vật. Đó cũng là nguyên

nhân gây nhiều bệnh đường hô hấp đặc biệt là bệnh phổi do bụi bông. Ngoài ra bụi
còn gây các bệnh đường hô hấp, viêm mũi, họng, khí – phế quản, các bệnh ngoài da,
các bệnh ở đường tiêu hóa, gây chấn thương mắt.
Cường độ chiếu sáng
- Ánh sáng cần thiết cho mọi quá trình sản xuất, chiếu sáng không tốt sẽ làm giảm năng
suất lao động, hại mắt, nhanh mệt mỏi và dễ gây tai nạn lao động. Chiếu sáng không
đơn thuần ở việc có nhiều đèn mà quan trọng hơn là việc bố trí ánh sáng hợp lý nhất
là ngành may mặc.
- 2 loại nguồn sáng trong sản xuất bao gồm ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo
Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B
15
+ Ánh sáng tự nhiên rẻ tiền, dễ lấy, có thành phần quang phổ
phù hợp với sinh lý của mắt. Ánh sáng tự nhiên có độ khuyếch
tán lớn do vậy nó toả đều trong không gian sản xuất. Như
nguồn sáng tự nhiên lại thay đổi theo thời gian trong ngày và
trong năm nên nhiều khi không đảm bảo độ rơi cần thiết trên
bề mặt làm việc.
+ Ánh sáng tự nhiên cũng có những nhược điểm, vì vậy trong
sản xuất phải kết hợp sử dụng cả ánh sáng nhân tạo. Ánh sáng
nhân tạo có ưu điểm là: chủ động, con người có thể tạo ra ánh
sáng với độ rọi mong muốn ở bất kỳ đây và vào thời điểm nào.
Nhưng chiếu sáng nhân tạo cũng có nược điểm là đắt tiền,
quang phổ của ánh sáng nhân tạo không tốt bắng ánh sáng tự
nhiên.
- Chiếu sáng trong sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, đến sức
khỏe và an toàn lao động của công nhân.Các công trình nghiên cứu về chiếu sáng đã
cho thấy những cải tiến về chiếu sáng thường nâng cao năng suất lao động từ 5-10%
Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B
16
Bảng 2.3: Kết quả đo cường độ chiếu sáng và nồng độ bụi tại nhà máy

Tiêu chuẩn cho phép
3733/2002/QĐ – BYT
Ánh sáng Bụi hô hấp Bụi trọng lượng
≥ 300 lux ≤1mg/m
3
≤ 1 mg/m
3
Số
TT
Vị trí đo
Số mẫu đạt
TCVS
Số mẫu
không
đạt
TCVS
Số mẫu
đạt
TCVS
Số mẫu
không
đạt
TCVS
Số mẫu
đạt
TCVS
Số mẫu
không đạt
TCVS
1 Gian cung bông

Đầu 330 - 340
Giữa 310 - 330 0,08
Cuối 320 - 330 0,86
2 Khu vực máy chải
Khu vực máy số 1 330 - 350
Khu vực máy số 5 320 - 340 0,07
Khu vực máy số 7 310 - 330 0,80
3 Khu vực máy ghép
Khu vực máy số 1 300 - 320
Khu vực máy số 3 310 - 330
4 Khu vực máy thô
Khu vực máy số 1
Đầu 300 - 320 0,06
Cuối 310 - 320
Khu vực máy số 3
Đầu 300 - 320 0,70
Cuối 310 - 330
5 Khu máy sợi con
Giữa dãy máy 2 - 4
Đầu 300 - 320
Cuối 310 - 330 0,07
Giữa dãy máy 7 - 9
Đầu 320 - 340 0,87
Cuối 310 - 330
Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B
17
Giữa dãy máy 10 - 12
Đầu 320 - 430
Cuối 330 - 350
6 Khu máy ống


Khu vực máy tự động
338
Đầu 310 - 330 0,08
Cuối 320 - 340 0,86
Khu vực máy GA013
Đầu 330 - 350
Cuối 320 - 340
7 Khu máy nén khí
Đầu 580 - 600
Cuối 550 - 570 0,05 0,46
Nguồn : Kết quả đo các yếu tố tại nhà máy năm 2011
Qua bảng số liệu trên, ta thấy được cường độ chiếu sáng lớn hơn mức tiêu
chuẩn ( ≥ 300 lux) và nồng độ bụi thấp hơn mức nguy hiểm ( ≤1 mg/m
3
). Điều đó
chứng tỏ công ty đã thực hiện tốt công tác chiếu sáng cũng như lắp đặt hệ thống thông
gió giúp cho nhà máy luôn đầy đủ ánh sáng để công nhân hoạt động tốt nhất. Đồng
thời không khí cũng luôn được lưu thông một cách thoáng mát giúp cho người công
nhân có được môi trường làm việc tốt nhất.
2.3.1.3.4 Hơi khí độc
- Hóa chất độc là những chất khi xâm nhập vào cơ thể với một lượng rất nhỏ cũng gây
nên những rối loạn các chức phận sinh lý bình thường của cơ thể.
- Trong trường hợp nhiễm độc cấp tính chất độc có thể làm biến đổi tính chất của chất
huyết sắc tố và do đó làm trở ngại chức năng vận chuyển O
2
và CO
2
của máu hoặc
chất độc có thể làm tan huyết gây ra bệnh vàng da thiếu máu.

- Hoá chất độc gây ra viêm da; kích thích niêm mạc đường hô hấp gây ra ho, hắt hơi,
…; làm viêm dây thần kinh, các hội chứng về tinh thần như : tinh thần sa sút, hưng
phấn tinh thần, bệnh tinh thần phân lập,…; hóa chất độc làm cho viêm đường tiết
niệu, đặc biệt rất dễ viêm thận, viêm bàng quang, một số hóa chất độc còn gây ra ung
thư bàng quan
Bảng 2.4 : Kết quả đo nồng độ các chất hóa học trong nhà máy
Tiêu chuẩn cho phép
3733/2002/QĐ- BYT
Các chỉ tiêu
SO
2
H
2
S NO
2
CO CO
2
≤ 10mg/m3 ≤ 15 mg/m3 ≤ 10 mg/l ≤ 40 mg/m3
≤ 1800 mg/
m3
Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B
18
TT Vị trí đo
Mẫu
đạt
TCVS
Mẫu
không
đạt
TCVS

Mẫu
đạt
TCVS
Mẫu
không
đạt
TCVS
Mẫu
đạt
TCVS
Mẫu
không
đạt
TCVS
Mẫu
đạt
TCVS
Mẫu
không
đạt
TCVS
Mẫu
đạt
TCVS
Mẫu
không
đạt
TCVS
1 Phân xưởng
Khu vực máy chải 4,25 987



Khu vực máy sợi
con 4,69 1015

Khu máy nén khí 1,25 1,14 4,03 990
Nguồn : Kết quả đo các yếu tố trong nhà máy năm 2011
Các giá trị đo nồng độ hơi khí độc đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Nồng
độ CO và CO
2
cao nhất là ở khu vực máy sợi con có giá trị là 4,69 mg/m³ và 1015
mg/ m
3
. Tại khu máy nén khí có xuất hiện thêm các khí độc khác như SO
2
và NO
2
nhưng nồng độ vẫn ở trong tiêu chuẩn cho phép và ở mức không đáng ngại. Điều này
chứng tỏ công ty đã có những biện pháp giảm thiểu nồng độ khí độc khá tốt, nồng độ
các khí có hại thấp hơn rất nhiều so với mức nguy hiểm.
Bảng 2.5 : Các chỉ tiêu hóa học khác
TT Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
QCVN 02:
2009/BYT
Phương pháp thử Kết quả
1 pH 6,5 - 8,5 TCVN 6492 - 1999 7,12
2 Màu mg/lPt 15 TCVN 6185 - 1996 0
3 Độ đục NTU 5 TCVN 6184 - 1996 0

4 Độ cứng toàn phần mg/l 300 TCVN 6224 - 1996 124
5 NO2 mg/l 3 TCVN 6178 - 1996 0,041
6 NO3 mg/l 50 TCVN 6180 - 1996 1,25
7 Clorua mg/l 250 TCVN 6194 - 1996 21,7
8 PO4- mg/l 0,4 So màu 0
9 Nh4 + mg/l 1,5 TCVN 5988 - 1995 0
10 Tổng chất rắn hòa tan mg/l 1000 527
11 Flo mg/l 0,7 - 1,5 TCVN 6195 - 1996 0,34
12 Asen mg/l 0,01 TCVN 6626 - 2000 0
13 Mangan mg/l 0,5 TCVN 6002 - 2000 0
14 Coiform tổng số
MPN/10
0 2,2 TCVN 6187 - 1,2 : 1996 0
15 Ecoli
MPN/10
0
0
TCVN 6187 - 1996
(ISO 9308-1990
0
Nguồn : Kết quả đo các yếu tố trong nhà máy năm 2011
Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B
19
Qua bảng trên ta thấy được nồng độ các chất hóa học khác đo được tại nhà
máy luôn ở thấp hơn mức nguy hiểm rất nhiều. Điều đó chứng tỏ nhà máy đã tạo
được môi trường làm việc an toàn, hạn chế tác hại của các yếu tố độc hại đến người
lao động. Việc có được môi trường làm việc hợp vệ sinh, an toàn về yếu tố hóa học đó
không những giúp công nhân an tâm làm việc tăng năng suất lao động mà còn giúp
cho nhà máy tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh cho công nhân hay nâng cấp thiết bị
máy móc tránh các yếu tố hóa học ảnh hưởng đến sản xuất.

2.3.2 Các yếu tố liên quan đến sản xuất
2.3.2.1 Yếu tố kinh tế, xã hội
- Về nguyên liệu sản xuất, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cả nước
hiện có 5,1 triệu cọc sợi và sử dụng khoảng 820.000 tấn nguyên liệu hàng năm, gồm
bông tự nhiên chiếm 420.000 tấn và xơ các loại chiếm 400.000 tấn. Tuy nhiên, năm 2012,
lượng bông nhập khẩu lên tới 415.000 tấn (chiếm 99%). Như vậy, lượng bông trồng trong
nước chỉ đáp ứng được 1% nhu cầu, tương đương 5.000 tấn. Đối với xơ các loại, tổng
nhập khẩu năm 2012 là 220.000 tấn, chiếm 54%. Tương tự, năm 2012, ngành may Việt
Nam có nhu cầu sử dụng khoảng 6,8 tỷ mét vải, trong khi tổng lượng vải sản xuất trong
nước chỉ đạt con số vô cùng “khiêm tốn” với 0,8 tỷ mét, nhập khẩu là chủ yếu với 6 tỷ
mét, tương đương 88%.
-Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, về lâu dài sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành. Trước mắt, nếu chúng ta vẫn
không có biện pháp chủ động nguồn nguyên liệu, sẽ rất khó khai thác được những
lợi thế từ TPP và FTA mang lại khi công thức “từ sợi trở đi” hoặc yêu cầu cao về
quy tắc xuất xứ được áp dụng, đồng thời sẽ không kích thích được người lao động,
khó cạnh trạnh khi xuất hiện những thị trường mới với lao động giá rẻ hơn và
không tạo ra được sự phát triển bền vững cho ngành dệt may.[1]
-Việc Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu bên
ngoài dẫn đến sự lệ thuộc vào nước ngoài gây cản trở trong quá trình sản xuất.
Nhà máy cần một nguồn cung ổn định để có thể sản xuất liên tục nên việc phụ
thuộc nguồn nguyên liệu nước ngoài sẽ gây cản trở việc sản xuất.
2.3.2.2 Độ dài thời gian làm việc, nghỉ ngơi
Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B
20
- Theo Luật Lao động, điểu 68, điều 115 khoản 2 3, điều 122, khoản
1, điều 123 và điều 125 , khoản 4 thì thời giờ làm việc trong ngành dệt may là như
sau
Giờ tối đa Ngày Tuần
Lao động thường 8 giờ 48 giờ

Lao động nữ công việc nặng nhọc đang
mang thai từ tháng thứ 7 trở lên hoặc đang
nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi; người
cao tuổi; lao động tàn tật và lao động chưa
thành niên
7 giờ 42 giờ
- Thời gian nghỉ ngơi của người lao động sản xuất trong nhà máy sản
xuất sợi thực tế được quy định như sau:
+ Ca 1: từ 06 giờ đến 14 giờ
+ Ca 2: từ 14 giờ đến 22 giờ
+ Ca 3: từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau
Thời gian nghỉ giữa ca và ăn trưa là 30 phút
- Theo Điều 72 của Luật lao động, người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ
liên tục) vào ngày Chủ nhật hay một ngày cố định khác trong tuần
+ Ngày nghỉ hàng tuần được quy định trong nội quy lao động và thỏa
ước lao động
+ Nếu không thể sắp xếp được ngày nghỉ hàng tuần, người sử dụng
lao động phải đảm bảo cho người lao động được nghỉ ít nhất 4
ngày trong một tháng
- Thời gian làm việc ca đêm của công nhân là từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.
Công nhân phải đăng ký trước với trưởng ca để được sắp xép hợp lý hoặc tuân theo sự
phân công của lãnh đạo cấp trên. Việc làm ca đêm giúp cho nhà máy luôn trong tình
trạng sản xuất nhưng cũng ảnh hưởng đến máy móc khi phải hoạt động 24/24 giờ và
ảnh hưởng đến sinh hoạt của công nhân, đặc biệt là với công nhân nữ khi có thai hoặc
có con nhỏ. Đồng thời việc làm việc ca đêm đặc biệt vào mùa nóng khi mà không khí
mát hơn ban ngày nên công nhân sẽ cảm thấy dễ chịu hơn so với phải làm việc ban
ngày
- Phần lớn nguồn lao động trong ngành dệt là phụ nữ, để có thể hoàn thành tốt cả công
việc ở công ty cũng như công việc gia đình thì ban lãnh đạo công ty cần có những ưu
đãi hoặc điều kiện lao động phù hợp với họ. Khác với nam giới ở chỗ là phụ nữ sau

khi làm ca về còn phải lo cho gia đình nên áp lực đè nặng lên họ. Việc cải thiện điều
Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B
21
kiện lao động có ý nghĩa quan trọng giúp họ giảm bớt gánh nặng ở công ty và hoàn
thành tốt cả công việc sản xuất lẫn công việc của một người phụ nữ trong gia đình.

2.3.2.3 Bầu không khí trong tập thể, khen thưởng và kỷ luật
• Bầu không khí trong tập thể
Bảng 2.6 :Tuổi nghề của công nhân nhà máy sợi Hà Nội
Tuổi nghề Nữ Nam
1-5 2 4
6-10 6 11
11-15 38 5
>15 8 4
Tổng 54 24
Nguồn : Phòng lao động tiền lương
- Theo bảng trên, phần lớn công nhân dưới phân xưởng sợi có tuổi nghề đã khá lâu,
tuổi nghề từ 11- 15 năm chiếm tỷ trọng lớn hơn một nửa. Những công nhân ở đây có
sự gắn bó cũng như yêu nghề, điều đó thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo cũng
như giám đốc của công ty đến đời sống của công nhân làm cho công nhân muốn gắn
bó lâu dài với công ty.
- Không khí làm việc luôn trong trạng thái tích cực, không có mâu thuẫn nội bộ hay
hiểu nhầm giữa các công nhân với nhau. Điều đó giúp cho tinh thần người lao động
luôn được thoải mái, tập trung hoàn thành mục tiêu gia tăng năng suất lao động
- Ngoài thời gian làm việc, vào lúc ăn cơm hay nghỉ ngơi, các công nhân có thời gian
trao đổi công việc, chuyện trò, trao đổi thông tin với nhau, điều đó không những giúp
cho công nhân có thêm kinh nghiệm làm việc mà còn biết thêm nhiều thông tin. Việc
trò chuyện như thế giúp tăng mối quan hệ giữa các công nhân với nhau, mọi người
đều coi đồng nghiệp như anh em cùng một nhà
• Khen thưởng và kỷ luật

2.3.2.4 Sức khỏe người lao động
- Thông qua kết quả khám sức khỏe định kỳ hàng năm của người lao động trong Công
ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19.5 có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của
người lao động là khá tốt.
Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B
22
Bảng 2.7 :Bảng phân loại sức khỏe công nhân tại nhà máy sợi
Loại sức khỏe Nam Nữ Tổng
Loại I Số lượng 12 20 32
Tỷ trọng
(%)
50 37 41
Loại II Số lượng 9 25 34
Tỷ trọng
(%)
38 46 44
Loại III Số lượng 2 5 7
Tỷ trọng
(%)
8 9 9
Loại IV Số lượng 1 2 3
Tỷ trọng
(%)
4 4 4
Loại V Số lượng 0 2 2
Tỷ trọng
(%)
0 4 2
Nguồn : Kết quả khám sức khỏe dưới nhà máy năm 2013
Ghi chú: Loại I: Sức khỏe rất tốt

Loại II: Sức khỏe tốt
Loại III: Sức khỏe trung bình
Loại IV: Sức khỏe yếu
Loại V: Sức khỏe kém
Trước khi cải thiện điều kiện lao động là một trong những công tác trọng điểm
trong việc bảo vệ sức khỏe người lao động và tăng năng suất lao động, tình trạng sức
khỏe của người lao động trong Công ty chủ yếu là loại I và II, điều đó chứng tỏ công
tác cải thiện điều kiện lao động đã được quan tâm đúng mức. Với sự quan tâm và
Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B
23
hành động của Công ty về công tác cải thiện điều kiện lao động thì sức khỏe người
lao động đã được nâng cao rõ rệt, sức khỏe tốt loại I và loại II chiếm số đông ( 85%).
Tuy nhiên vẫn còn những người lao động có sức khỏe trung bình và yếu một phần do
thể trạng của người lao động nhưng điều kiện lao động không thuận lợi như tiếng ồn,
bụi, hóa chất độc cũng đã gây suy giảm sức khỏe của họ.
Bảng 2.8 : Bảng các bệnh công nhân phân xưởng sợi mắc phải
Stt
Giới Nữ Nam
Tên bệnh (n= 54) (n=24)

Số mắc % Số mắc %
1
Viêm phế quản
1 2% 1 4%
2
Viêm da dị ứng
2 4% 0 0%
3
Bướu cổ
3 6% 0 0%

4
Bệnh phụ khoa
7 13% 0 0%
5
Bệnh mắt
7 13% 2 8%
6
Bệnh mũi họng
2 4% 0 0%
7
Bệnh răng miệng
4 7% 4 17%
Nguồn: Kết quả khám sức khỏe dưới nhà máy năm 2013
Theo kết quả thống kê tình hình bệnh tật của người lao động trong Công ty, tỷ lệ
người lao động mắc bệnh phụ khoa và bệnh về mắt là cao nhất (cùng là 13%), sau đó
là các bệnh răng miệng (7%) và bướu cổ (6%)
Tỷ lệ mắc bệnh về mắt là do tác động đồng thời của nhiều yếu tố bất lợi
như điều kiện chiếu sáng chưa hợp lý, công việc đòi hỏi sự tập trung quá cao, lượng
bụi khá nhiều, đặc biệt người lao động làm nhiệm vụ ở các máy sợi,…Tỷ lệ mắc bệnh
về da liễu cho thấy người lao động phải tiếp xúc với hóa chất độc, bụi, nhiệt độ cao.
Bệnh về phụ khoa cao do công ty chủ yếu là lao động nữ và do ảnh hưởng của các
hóa chất độc hại khác
Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B
24
Tuy nhiên do điều kiện làm việc khá tốt, việc khám và chăm sóc sức khỏe cho
người lao động được thực hiện định kỳ, mỗi người công nhân đều biết giữ gìn sức
khỏe nên tỷ lệ bị bệnh ở nhà máy sợi khá thấp, không có nhiều trường hợp mắc bệnh
nan y hay tai nạn lao động đáng tiếc nào xảy ra
2.4 Thành tựu đạt được của công ty
- Với mục tiêu “Năng suất hôm nay cao hơn hôm qua và chắc chắn không bằng ngày

mai”, Công ty đã nâng cao thu nhập của người lao động từ bình quân 2,2 triệu đồng
/người/tháng (năm 2007) lên 5,5 triệu đồng/người/tháng (năm 2012).
- Được đánh giá là một đơn vị mạnh, dẫn đầu khối Doanh nghiệp của Bộ Công an và
Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật, nhiều năm qua, Công ty 19-5 đã vinh dự nhận được
nhiều Bằng khen của các cấp, các ngành. Riêng đối với công tác AT-VSLĐ, PCCN,
năm 2009, Công đoàn cơ sở Công ty được Tổng LĐLĐVN và Bộ Công an tặng Bằng
khen; năm 2011, được Tổng LĐLĐVN tặng Cờ thi đua, được Thủ tướng Chính phủ
tặng Bằng khen.
- Phong trào Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm AT-VSLĐ do Công đoàn phát động nhận
được sự đồng thuận của chuyên môn nên đã tạo được không gian thoáng mát. Diện
tích trồng cây xanh chiếm tới 20% tổng diện tích mặt bằng là giải pháp hữu hiệu để
giảm nhiệt độ cho nhà xưởng.
- Việc quan tâm thực hiện tốt chế độ bồi dưỡng độc hại và bữa ăn ca đủ năng lượng, vệ
sinh cho người lao động được thực hiện khá tốt. Các nội quy an toàn lao động được
xây dựng với từng loại máy, thiết bị, vật tư, nhất là những loại máy, thiết bị có yêu
cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Máy móc, thiết bị, vật tư tại các nhà xưởng
được bố trí khoa học, gọn gàng, ngăn nắp. người lao động được tập huấn sơ cấp cứu
ban đầu khi có tai nạn lao động; 100% công nhân được huấn luyện an toàn vệ sinh lao
động và trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân; được khám sức khỏe định kỳ,
khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Công ty còn mua bảo hiểm tai nạn lao động cho 80
công nhân làm việc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm. Nhờ các giải pháp kể trên nên
tỷ lệ công nhân bị tai nạn lao động của nhà máy rất thấp [4]
2.5 Một số hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế
2.5.1 Hạn chế
Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B
25
- Lượng tiếng ồn trong nhà máy khá cao, chỉ có một số khu vực máy móc đạt tiêu
chuẩn tiếng ồn dưới mức cho phép
- Nồng độ bụi trọng lượng trong nhà máy còn khá cao, tuy chưa vượt quá mức quy định
nhưng cũng gần đến mức nguy hiểm

- Số liệu về kết quả các yếu tố trong nhà máy còn chưa được cập nhật do công ty 2 năm
mới kiểm tra một lần
2.5.2 Nguyên nhân
- Máy móc phải hoạt động 24/24 giờ làm cho máy móc luôn trong
tỉnh trạng quá tải làm giảm hiệu suất làm việc của máy
- Máy móc còn cũ, không được thay mới, bảo trì thường xuyên nên
dễ bị bám bụi gây sinh nhiệt lượng không đáng có và làm giảm sự
trơn tru của máy
- Chi phí cho mỗi lần kiểm tra không phải là nhỏ, tốn khá nhiều
máy móc, thiết bị nên các đợt kiểm tra không được thường xuyên
CHƯƠNG 3 : BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY
TNHH MỘT THÀNH VIÊN DỆT 19/5 HÀ NỘI
3 Biện pháp cải thiện điều kiện lao động tại công ty TNHH một thành viên dệt
19/5 Hà Nội
3.2 Định hướng cải thiện điều kiện lao động của công ty TNHH một thành
viên dệt 19/5 Hà Nội
Phát huy những thành tích đã đạt được trong những năm qua, đồng thời để phù
hợp hình thức quản lý kinh doanh. Công ty đề ra các mục tiêu, phương thức cụ thể
trong hoạt động cải thiện điều kiện lao động với một số hướng chính như sau :
- Cải tạo và nâng cấp nhà xưởng, máy móc thiết bị góp phần nâng cao điều kiện lao
động và môi trường lao động cho người lao động.
- Bố trí các nơi làm việc độc hại một cách hợp lý để hạn chế ảnh hưởng của nó trong
phạm vi hẹp.
- Thường xuyên củng cố lạo hệ thống cải thiện điều kiện lao động, tìm ra mô hình và
các hình thức hoạt động cho phù hợp với tình hình sản xuất – kinh doanh của Công ty
trong từng giai đoạn cụ thể. Cải thiện điều kiện lao động không mang tính hình thức
mà đi sâu về chất lượng.
- Bổ sung các phương tiện phòng hộ cá nhân để giảm bớt mức độ tác động của các yếu
tố độc hại đến người lao động.
- Chú trọng và tăng cường công tác tự kiểm tra ở các cấp để nhắc nhở, giáo dục ý thức

trách nhiệm trong quá trình, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh, nâng cao khả năng
phát hiện nguy cơ gây tai nạn thương tích. Đồng thời cũng phải có biện pháp, chế tài
Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B

×