Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Có thể nói ngành du lịch tồn tại và phát triển luôn gắn liền với các mối quan hệ, liên kết xuất phát từ hai góc độ vi mô tới vĩ mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.79 KB, 4 trang )

ĐỂ THỂ THAO TRỞ THÀNH
“ĐÒN BẨY” CỦA SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Thể thao và du lịch là hai lĩnh vực thuộc đời sống văn hóa tinh thần của con người.
Hai lĩnh vực này đi lên với sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước, có sự giao
lưu và dần dần hình thành mối liên hệ “biện chứng” tạo động lực ảnh hưởng lẫn nhau.
Việc phát hiện ra mối quan hệ trên và tìm, thực hiện giải pháp và phát triển ngành du lịch
của đất nước là việc cần làm của những người tâm huyết và có trách nhiệm liên quan.
MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH VÀ THỂ THAO
Việt Nam, với địa hình ¾ là đồi núi, hệ thống sông ngòi dày đặc, các bãi biển luôn
chan hòa ánh nắng là điều kiện để phát triển nhiều hoạt động trong đó có sự kiện, hoạt
động thể thao khác nhau như đi bộ (trekking), leo núi (hiking), đua ô tô , mô tô, xe đạp,
lặn biển, bóng chuyền bãi biển, đua thuyền, lướt ván, nhảy dù, dù lượn, khinh khí cầu .v.v..
Những hoạt động thể thao này không những đáp ứng nhu cầu rèn luyện sức khỏe của người
dân địa phương mà còn là cơ sở để thu hút khách cũng như phát triển việc kinh doanh du
lịch. Ngược lại, du lịch giúp những nơi có hoạt động thể thao được quy hoạch hợp lý, giúp
người dân bản địa có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường.
Sau du lịch biển, du lịch văn hóa thì loại du lịch thể thao đang ngày càng khẳng định
chổ đứng của mình thể hiện qua số lượng du khách tham gia vào loại hình này. Loại hình
du lịch thể thao không đơn thuần là tổ chức cho khách đi leo núi, vượt thác ghềnh, chèo
thuyền trên sông mà còn thể hiện qua việc khách tham gia các sự kiện thể thao như World
cup, Thế vận hội, Asiad, Seagame với hàng ngàn vận động viên (khách du lịch chủ động)
và hàng triệu cổ động viên (khách du lịch bị động).
Với việc được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
(LHQ) nhiệm kỳ 2008-2009 và chính thức đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên HĐBA
LHQ nhiệm kỳ 01/07/2008 đến 31/07/2008, được gia nhập tổ chức Thương mại thế giới
WTO (11/1/2007) đã tạo chỉ số uy tín rất cao của Việt Nam trên trường quốc tế. Nhờ có
chỉ số uy tín cao nên chúng ta rất thuận lợi và có khả năng “hút” các sự kiện thể thao lớn
trong khu vực, châu lục cũng như trên thế giới. Và nếu như các sự kiện thể thao lớn được
tổ chức thì cơ hội phát triển du lịch đạt hiểu quả cao. Thông qua du lịch, chúng ta có cơ hội
quảng bá hình ảnh đất nước trên mọi lĩnh vực và lấy đó làm “thế” để thu hút các sự kiện
thể thao khác.


Từ việc nhìn nhận mối quan hệ “biện chứng”, thực tiễn và tác động qua lại giữa hai
hoạt động thể thao và du lịch, chúng ta cần xác định những giải pháp trọng tâm và cần thiết
để thể thao thực sự trở thành “đòn bẩy” của sự phát triển du lịch.
NHỮNG GIẢI PHÁP CẦN THIẾT
Thứ nhất: Đảng và Nhà nước cùng phối hợp và chỉ đạo các ban ngành liên
quan, trong đó có ngành Văn hoá - Thể thao và Du lịch tận dụng thế mạnh là uy tín,
1
thương hiệu “sự an toàn và thân thiện” của đất nước cũng như xây dựng chiến lược
hợp lý và hiệu quả nhằm thu hút tổ chức sự kiện thể thao lớn mang tầm khu vực,
châu lục và quốc tế.
Những sự kiện thể thao lớn luôn thu hút số lượng khách du lịch cũng như khả năng
chi tiêu của học vào ăn uống, lưu trú, mua hàng lư niệm .v.v.. Và quan trọng là công cụ để
quảng bá hình ảnh đất hiệu quả như dân gian có câu “trăm nghe không bằng một thấy”.
SEA Games 22 (năm 2003) tại Việt Nam là một ví dụ là một ví dụ điển hình. Nhờ được tổ
sự kiện này mà hàng khách du lịch cũng như người dân các nước trong khu vực, châu lục
đã biết đến biết đến “Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn”. Các năm tiếp theo, số lượng khách quốc
tế đến Việt Nam không ngừng được tăng. Ở nước láng giềng Trung Quốc, Olympic Bắc
Kinh 2008 thật sự đã “đánh dấu sự mở đầu cho chương mới của ngành du lịch Trung
Quốc”. Và tất nhiên ngành du lịch Việt Nam cũng gián tiếp hưởng lợi từ sự kiện này do
một số khách du lịch đi xem và cổ vũ cho Olympic kết hợp tour du lịch qua Việt Nam.
Để “hút” các sự kiện thể thao lớn làm chất xúc tác cho sụ phát triển du lịch Việt Nam cần
đề ra những chiến lượng phát triển lĩnh vực thể thao và du lịch có lộ trình cụ thể. Trong
qua trình đề ra chiến lược, hai lĩnh cần có sự phối kết hợp nhằm tìm tiếng nói chung nhằm
phát hiện những lợi thế cũng như khắc phục những điểm yếu. Hiện nay, hai ngành thể thao
và du lịch đã “giang sơn thu về một mối” nên việc phối hợp đề ra và thực hiện chiến là một
sự thuận lợi rất lớn. Xây dựng mới, nâng cấp cũng như hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở thi
đấu thể thao có thể đáp ứng quy luật “sức chứa”(cổ động viên và vận động viên), yêu cầu
và chuẩn mực trong việc giành quyền tổ chức sự kiện mang tầm cỡ châu lục và quốc tế.
Khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài cũng như trong nước đầu tư vào các dự án
phát triển thể thao – du lịch, tổ hợp thể thao - du lịch, các khách sạn với dịch vụ đạt chuẩn

quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu của vận động viên cũng như cổ động viên, khách du lịch.
Cần có những chính sách cũng như biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành tiến hành
xây dựng, phát triển và chào bán các chương trình du lịch thể thao ở Việt Nam cho khách
du lịch, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài.
Thứ hai: Tận dụng những tài nguyên thiên nhiên với thế mạnh về hoạt động thể
thao, các sự kiện thể thao lớn xây dựng những chương trình, tuyến, điểm, du lịch và
từng buớc hướng du lịch thể thao trở thành loại hình du lịch thuần tuý (Những nhà
làm du lịch và du khách thường xem nó là loại hình kết hợp).
Hiện nay có nhiều doanh nghiệp lữ hành đang khai thác và thực hiện các tour du lịch
thể thao đáp ứng nhu cầu du khách đỉnh Lang Biang, đỉnh Bạch Mã, đèo Pren; các chương
trình lặn biển ở Nha Trang, Phú Quốc, Côn Ðảo; đi xe đạp địa hình, xe mô-tô thể thao ở
vùng núi ở Đông Băc, Tây Bắc và Tây Nguyên; chèo thuyền kayak trên Vịnh Hạ Long,
đảo Cát Bà... Đấy là tour được khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế rất quan tâm
và muốn được thực hiện. Để thực hiện tốt và thu hút khách tham gia vào loại hình du lịch
này, các doanh nghiệp lữ hành cần phối kết hợp khảo sát và xây dựng các chương trình và
tuyết du lịch nhằm đạt hiệu quả và chất lượng tối ưu. Đối với các sự kiện thể thao lớn mà
đất nước được tổ chức, nên chủ động tìm hiểu, phân tích nguồn khách (quốc gia, nhu cầu,
2
sở thích, văn hóa…) để xây dựng những chương trình phù hợp. Trong quá trình khảo sát,
xây dựng nên chọn một số loại hình độc đáo, xem như là “di sản” của của đất nước giới
thiệu, quảng bá tới khách. Như chúng ta đã biết Tanzania - châu Phi với đỉnh Kilimanjaro
(5.895m), Malaysia với đỉnh Kinabaru (4.095m), Nepal với đỉnh Island Peak (6.160 m),
Everest (8.848m) và thì Việt Nam tự hào với đỉnh Phanxipang (cao 3.143 m, ở Sapa). Bên
cạnh đó “di sản” Việt Nam có là lặn biển khám phá đại dương ở Nha Trang, Côn Đảo. Khi
những “di sản” này được khách biết đến thì nó đễ trở thành một trong những cơ sở để xây
dựng tour du lịch thể thao thuần túy. Tổ chức cung cấp các dịch vụ tại các địa điểm tổ chức
tour du lịch thể thao: dịch vụ ăn uống, lưu trú, mang vác hành lý, cung cấp trang thiết bị ...
phục vụ cho khách một cách chuyên nghiệp và đặc thù của riêng nó.
Thứ ba: Đào tạo đội ngũ HDV chuyên nghiệp phục vụ những đối tượng khách
tham gia loại hình du lịch thể thao.

Hiện nay, ở tất cả các bậc từ trung học tới đại học đều đào tạo hướng dẫn viên du
lịch nhưng chủ yếu hướng dẫn viên theo điểm, theo tuyến và đi sâu vào ba chuyên đề
chính: văn hóa, sinh thái, tôn giáo còn việc đào tạo hướng dẫn viên du lịch cho loại hình du
lịch thể thao vẫn còn bỏ ngỏ, chưa thật sự quan tâm. Một số ít sinh viên ra trường thường
tự học hoặc tìm hiểu thêm ở những có kinh nghiệm rồi trở thành hướng dẫn viên cho loại
hình du lịch thể thao. Do thiếu đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp trong lĩnh vực này
nên sự việc tổ chức chưa có tính chuyên nghiệp. Nếu có sự bùng nổ về lượng khách tham
gia loại hình này trong thời gian sắp tới thì công tác hướng dẫn, phục vụ dễ rơi và tình
trạng “đêm tối không có đường ra”. Vì vậy, cần phải tổ chức những lớp đào tạo, bồi
dưỡng, thậm chí mời các chuyên gia, các hướng dẫn viên du lịch thể thao giỏi của các nước
có loại hình này phát triển mạnh huấn luyện đội ngũ hướng dẫn viên của chúng ta nhằm
hội tụ và đạt được các yếu tố sức khỏe, kỹ năng nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ và quan
trọng là kiến thức hoạt động thể thao (leo núi, lặn biển, tàu lượn…), về y học thể thao, về
chế độ dinh dưỡng trong thể thao. Nếu đạt được những khả năng trên thì đội ngũ hướng
dẫn viên du lịch của chúng ta mới đủ năng lực hướng dẫn, phục vụ và hạn chế rủi ro có thể
xảy ra đối với du khách trong quá trình tham tour du lịch thể thao, trong đó có thể thao
mạo hiểm.
Thứ tư: Thực hiện chế độ “bảo hiểm đặc biệt” đối với những khách tham gia
vào loại hình du lịch thể thao.
Như chúng ta đã biết, để mời được đội tuyển Olympic Brazin sang thi đấu giao hữu,
LĐBĐ Việt Nam ngoài chi phí “ra sân” phải bỏ tiền mua bảo hiểm hàng triệu USD cho
những ngôi sao. Thực tế đã chứng minh rằng, điểm du lịch an toàn, thân thiện luôn là tiêu
chí lựa chọn hàng đầu của khách du lịch. An toàn ở đây không chỉ là về môi trường an
ninh, chính trị mà còn bao hàm cả sự an toàn thân thể cá nhân khách du lịch. Đó chính đó
là yếu tố mà các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cần chú ý để khai thác và thu hút khách,
nên phối hợp với công ty bao hiểm uy tín để ký kết hợp đồng về “bảo hiểm đặc biệt” cho
loại khách du lịch thể thao. Khi xây dựng và quảng cáo tiếp thị các chương trình du lịch thể
3
thao cần nhấn mạnh chế độ “bảo hiểm đặc biệt” như là một lợi thế và là cách để gây ấn
tượng và thu hút khách. Tạo điều kiện thuận lợi khi khách yêu cầu chế độ và giá trị bảo

hiểm nếu tham gia vào loại hình du lịch thể thao mạo hiểm. Tất nhiên sự yêu cầu đó phải
có sự thỏa thuận với công ty Lữ hành và tương tứng với số tiền khách chấp nhận bỏ ra để
mua.
Loại hình du lịch thể thao Việt Nam đang dần dần chiếm lĩnh thị hiếu của khách du
lịch trong và ngoài nước. Tuy là hai hoạt động độc lập nhưng kết hợp tốt sẽ là một sản
phẩm làm phong phú cuộc sống tinh thần, giúp phục hồi trí lực một cách hiệu quả nhất
trong cuộc sống của chúng ta. Đó cũng là cái đích mà nhưng người làm du lịch Việt Nam
đang hướng đến.
Phạm Trọng Lê Nghĩa
Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu
4

×