Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty cổ phần Quản lý đường sông số 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.4 KB, 54 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
SV: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC VIẾT TẮT
LĐ : Lao động
QLĐS : Quản lý đường sông
ĐTNĐVN : Đường thủy nội địa Việt Nam
GTVT : Giao thông vận tải
ATGT : An toàn giao thông
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TC - HC : Tổ chức hành chính
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
KH - KD : Kế hoạch kinh doanh
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHLĐ : Bảo hộ lao động
BHYT : Bảo hiểm y tế
TC - KT : Tài chính kế toán
QLTX : Quản lý thường xuyên
HĐQT : Hội đồng quản trị
TSCĐ : Tài sản cố định
SV: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SV: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết khi nghiên cứu đề tài:
Trong cơ chế thị trường hiện nay, mỗi doanh nghiệp là một chủ thể hoạt
động sản xuất kinh doanh, vì thế mà vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh


có tính quan trọng, nó quyết định sự tồn tại cũng như phát triển của doanh nghiệp.
Đối với một doanh nghiệp có tổ chức tốt sẽ luôn tạo ra lợi thế trong cạnh tranh cũng
như hợp tác cho doanh nghiệp đó. Kinh doanh hiện nay diễn ra trong một môi
trường đầy phức tạp, và trong trường hợp có nhiều yếu tố tương tác liên hệ qua lại
lẫn nhau và không một yếu tố nào có thể đưa ra hoàn toàn độc lập với các yếu tố
khác, vì vậy việc xây dựng cơ cấu tổ chức doanh nghiệp một cách hiệu quả sẽ đưa
doanh nghiệp đến thành công.
Cơ cấu tổ chức có vai trò quan trọng, quyết định đến toàn bộ hoạt động của
tổ chức. Cơ cấu tổ chức hợp lý, gọn nhẹ, linh hoạt, đảm bảo tính khoa học hợp lý,
mang lại hiệu quả hoạt động kinh tế cao cho doanh nghiệp. Ngược lại, một tổ chức
không hợp lý với nhiều cá nhân, nhiều bộ phận chồng chéo lên nhau sẽ dẫn đến sự
mâu thuẫn, trì trệ, kém hiệu quả. Để phát triển và tồn tại được trong điều kiện cạnh
tranh và biến động hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn nâng cao và tự đổi
mới năng lực quản lý của mình nhằm tạo ra lợi thế trên thị trường.
Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Quản lý đường sông số 6, em
đã tìm hiểu về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty và nhận thấy cơ cấu tổ
chức của Công ty còn những điểm hạn chế nhất định. Vì tiền thân của Công ty là
đơn vị được Nhà nước thí điểm chuyển đổi mô hình hoạt động từ đơn vị sự nghiệp
kinh tế có thu sang Công ty Cổ phần nên cơ cấu của công ty còn nhiều bất cập về tổ
chức quản lý. Cụ thể là do ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức cũ nên quá trình phân chia
công việc, cũng như nhiệm vụ cụ thể của từng công việc chưa được sắp xếp một
cách hợp lý và khoa học. Vẫn có sự chồng chéo trong quản lý và cách bố trí trong
các phòng ban chưa thực sự hợp lý. Do đó, em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện cơ cấu
tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty cổ phần Quản lý đường sông số 6 ” làm đề tài
cho chuyên đề của mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
Phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của cơ quan thông qua
phân tích chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban trong Công ty. Để từ đó đề xuất
một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty trong thời
gian tới.

SV: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần
Quản lý đường sông số 6, tập trung nghiên cứu hệ thống, chức năng, nhiệm vụ, mô
hình tổ chức bộ máy quản lý, cơ chế vận hành của bộ máy quản lý của Công ty.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian:
Công ty cổ phần Quản lý đường sông số 6: 160 Nguyễn Văn Cừ, Phường Bồ
Đề, Quận Long Biên, TP Hà Nội.
Về thời gian: từ năm 2009 - 2013
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập tài liệu, thống kê dữ liệu thông qua quan sát trực tiếp
từ quá trình thực tập và qua các bản báo cáo của các phòng ban.
Phương pháp sử dụng bảng hỏi: khảo sát từ các nhân viên và cán bộ quản lý
trong Công ty.
Phương pháp thống kê và phương pháp đánh giá so sánh cũng được sử dụng.
Để từ đó phân tích, đánh giá, tổng hợp đưa ra nhận định cũng như phương
hướng giải quyết hoàn thiện về cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty.
5. Nội dung nghiên cứu: 3 phần
Phần 1: Tổng quan về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp.
Phần 2: Phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ
phần Quản lý đường sông số 6.
Phần 3: Một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của
Công ty cổ phần Quản lý đường sông số 6.
SV: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY

QUẢN LÝ TRONG DOANH NGHIỆP.
1.1. Một số khái niệm cơ bản.
Để tìm hiểu rõ về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp, cần
phải hiểu một số khái niệm cơ bản liên quan đến nó.
1.1.1.Khái niệm tổ chức.
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng có tổ chức. Vậy tổ chức được hiểu như thế
nào?
Tổ chức là một tập hợp các cá nhân riêng rẽ và tương tác lẫn nhau, cùng làm
việc hướng tới những mục tiêu chung nhất định và mối quan hệ làm việc được xác
định theo những cơ cấu nhất định.
Cơ cấu tổ chức là sự phân chia tổng thể của một tổ chức thành những bộ
phận nhỏ theo các tiêu thức chất khác nhau của chất lượng, tuy những bộ phận nhỏ
đó thực hiện chức năng riêng biệt nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm
thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.
1.1.2.Khái niệm quản lý.
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về Quản lý, có khái niệm cho là: quản lý là
chỉ huy; là cai trị; là điều khiển, điều hành. Những quan niệm này tuy không khác
biệt về phía nội dung mà chỉ khác nhau ở cách sử dụng thuật ngữ. Do vậy, có định
nghĩa khái niệm về quản lý như sau:
Quản lý là sự tác động qua lại giữa chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý
nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện môi trường thay đổi của
chủ thể quản lý.
1.1.3.Khái niệm bộ máy quản lý.
Bộ máy quản lý là hệ thống các phân hệ, các bộ phận, các cá nhân với trách
nhiệm, quyền hạn nhất định được thực hiện, điều hành mọi hoạt động của tổ chức
nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Bộ máy quản lý thường được xem xét trên ba mặt chủ yếu sau:
- Nhiệm vụ, chức năng của bộ máy quản lý.
- Tổ chức, cơ cấu bộ máy.
- Lực lượng lao động quản lý để thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của bộ máy.

Và trong đó, vai trò quyết định là lực lượng lao động.
SV: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1.4.Khái niệm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý là tổng hợp các bộ phận có mối quan hệ phụ
thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, có quyền hạn, trách nhiệm, nhiệm vụ nhất
định; được bố trí theo những khâu, cấp khác nhau tiến tới những mục tiêu đã xác
định nhằm thực hiện các hoạt động của tổ chức.
1.1.5. Lao động quản lý.
Lao động quản lý bao gồm những nhân viên,cán bộ tham gia vào việc thực
hiện các chức năng quản lý.
Lao động quản lý là bộ phận phụ trách quản lý cấp dưới của mình đồng thời
là người trực tiếp ra quyết định, thay đổi nhân sự, sắp xếp và thay đổi cơ cấu lao
động vì vậy mà liên quan trực tiếp đến tổ chức bộ máy quản lý.
Phân loại lao động quản lý:
- Cán bộ quản lý: Giám đốc, phó Giám đốc…là người đưa ra đường lối chiến
lược, quyết định quan trọng của doanh nghiệp.
- Cán bộ quản lý: trưởng phòng, phó phòng, trưởng quản đốc, phó quản
đốc…chỉ đạo và thực hiện những quyết định của cấp trên giao cho.
- Cán bộ quản lý: Viên chức chuyên môn nghiệp vụ… thực hiện những công
việc cụ thể.
1.2. Một số vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản
lý trong doanh nghiệp.
1.2.1.Nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý.
Nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý gắn liền với phương hướng, sẽ chi phối
cơ cấu hệ thống. Nếu một hệ thống có phương hướng, quy mô, mục tiêu lớn thì cơ
cấu tổ chức của cũng phải có phương hướng, quy mô lớn. Còn nếu có quy mô vừa
phải, đội ngũ, trình độ tham gia hệ thống sẽ ở mức vừa phải. Những nguyên tắc tổ
chức chính thường được sử dụng trên thực tế là:

Thống nhất chỉ huy: Mỗi nhân viên trong tổ chức sẽ chịu trách nhiệm báo
cáo cho người quản lý trực tiếp của mình.
Hiệu quả: Bộ máy tổ chức muốn đạt hiệu quả tối ưu cần được xây dựng trên
nguyên tắc chi phí tiết kiệm.
Cân đối: Cân đối giữa trách nhiệm, quyền hành, và các công việc giữa các
đơn vị với nhau. Phải có cân đối trong mô hình tổ chức DN và sự cân đối tạo sự ổn
định trong DN.
Gắn với mục tiêu: Cơ sở để xây dựng bộ máy tổ chức của DN là mục tiêu
SV: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
của nó. Và mục tiêu bao giờ cũng phải phù hợp với bộ mát tổ chức.
Linh hoạt: Để đối phó một cách kịp thời với sự thay đổi của môi trường bên
ngoài bộ máy QL và người quản trị cần phải linh hoạt trong các hoạt động để có thể
có các quyết định đáp ứng với sự thay đổi của tổ chức.
Ngoài ra, khi xây dựng bộ máy tổ chức, người quản lý cần chú ý đến các yêu
cầu: lấy chất lượng làm chủ yếu chứ không lấy số lượng là trọng tâm, chuyên môn
hóa, khoa học, để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của DN. Kết hợp quyền lợi, quyền
hạn, trách nhiệm, tổ chức theo công việc, nhiệm vụ chứ không theo nhu cầu của mỗi
cá nhân hay là mỗi con người.
1.2.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh
nghiệp.
Cơ cấu tổ chức thay đổi dưới tác động của các yếu tố khách quan và chủ
quan.
Những yếu tố khách quan : là những yếu tố mà tổ chức không thể thay đổi
cũng như dự đoán và kiểm soát được nó.
- Khối lượng nhiệm vụ kế hoạch được giao.
Trong tổ chức kinh tế nào thì cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh đều là hai mặt không thể tách rời nhau. Nếu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
của công ty thay đổi thì cơ cấu tổ chức cũng thay đổi theo, vì nếu không thay đổi

theo thì bộ máy quản lý cũ sẽ làm cản trở việc phấn đấu đạt được mục tiêu mới đề
ra của tổ chức doanh nghiệp. Nhưng không phải bao giờ nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh thay đổi cũng làm thay đổi bộ máy quản lý, theo các kết quả nghiên cứu đều
cho rằng bộ máy quản lý cần được thay đổi đi kèm với nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh.
- Trình độ kỹ thuật, công nghệ, trang bị lao động.
Trình độ kỹ thuật, trang thiết bị và công nghệ của doanh nghiệp cũng ảnh
hưởng tới tổ chức bộ máy quản lý. Một hệ thống cơ cấu tổ chức phải phù hợp với hệ
thống công nghệ, trình độ kỹ thuật, trang thiết bị lao động và phải đảm bảo sự phối
hợp chặt chẽ trong việc ra các quyết định của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp
muốn phát triển kịp theo xu hướng cần biết nắm bắt công nghệ kịp thời và hiệu quả
để đạt kết quả quản lý tốt nhất.
- Những quy định về hệ thống tổ chức và phân cấp của Nhà Nước.
Các quy định về tổ chức của Nhà nước cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới bộ
máy quản lý của doanh nghiệp. Vì doanh nghiệp dù có cơ cấu tổ chức như thế nào,
SV: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực gì thì vẫn phải phù hợp theo những quy tắc và luật pháp
của Nhà nước.
- Phạm vi hoạt động và môi trường hoạt động của tổ chức.
Khi địa bàn hoạt động của doanh nghiệp được mở rộng hay phân tán cũng
dẫn đến sự thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý. Vì vậy thay đổi phạm vi hoạt động của
doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp.
Môi trường luôn biến động nhanh chóng và muốn có được thành công đòi
hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức bộ máy quản lý có mối quan hệ hữu cơ. Vì vậy
mà môi trường hoạt động cũng rất cần thiết cho tổ chức phát triển.
Những yếu tố chủ quan: là những yếu tố ở bên trong tổ chức, ảnh hưởng
mạnh đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
- Ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức cũ.

Những doanh nghiệp được chuyển đổi sang hình thức kinh doanh mới
thường bị ảnh hưởng của cơ cấu quản lý cũ. Nếu không biết cách tổ chức, sắp xếp
một cách hợp lý thì cơ cấu sẽ dễ bị chồng chéo và hoạt động của doanh nghiệp
không mang lại hiệu quả.
- Trình độ, năng lực, ý chí của người lãnh đạo.
Nhân tố này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tổ chức bộ máy quản lý. Một doanh
nghiệp nếu có người lãnh đạo có trình độ, có khả năng quyết đoán, có ý chí và sự
nhiệt tình thì sẽ đảm nhiệm được nhiều công việc và góp phần giảm bớt lượng nhân
viên không cần thiết trong doanh nghiệp. Đồng thời, cơ cấu quản lý cũng sẽ được tổ
chức một cách khoa học, hợp lý, gọn nhẹ hơn là với người quản lý không có năng lực.
- Mức đảm nhận của các nhân viên.
Với các nhân viên trong một doanh nghiệp, đòi hỏi phải có trình độ chuyên
môn phù hợp với công việc của mình. Nếu trình độ, năng lực của nhân viên không
phù hợp với công việc của mình thì không thể mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
Chính vì thế mà tổ chức cần chọn lựa những nhân viên phù hợp với từng công việc,
đảm bảo tính thống nhất cao trong tổ chức.
- Quan hệ bên trong tổ chức: mức độ hợp tác giữa các nhân viên, mức độ thể
hiện quyền lực, mức độ kiểm soát của người lãnh đạo.
Trong một tổ chức, cần có sự hợp tác và mối quan hệ giữa các cấp, giữa cấp
trên với cấp dưới, giữa các nhân viên với nhau nhằm đảm bảo sự thống nhất và phát
huy khả năng của người lãnh đạo.
SV: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.2.3.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong doanh
nghiệp.
Việc đánh giá tính hiệu quả và hợp lý của mỗi một tổ chức rất phức tạp. Cơ
cấu sẽ phục vụ cho những mục tiêu hoạt động của các tổ chức. Và bất cứ một tổ
chức nào khi ra đời cũng phải được xuất phát từ những nhu cầu khách quan của
thực tế. Có thể đánh giá qua các chỉ tiêu thong thường như sau:

 Chỉ tiêu tổng quát: được tính bằng cách so sánh mức độ thực hiện nhiệm
vụ kế hoạch của năm nay so với năm trước hoặc sau khi cơ cấu tổ chức có sự thay
đổi.
 Các chỉ tiêu riêng đặc thù:
- Thời gian hoặc tốc độ chuyển tải thông tin giữa cấp trên và cấp dưới. Cơ
cấu tổ chức hợp lý sẽ giúp tăng tốc độ thực hiện và giảm thời gian khi chuyển tải
thông tin, tránh tình trạng thông tin truyền qua nhiều cấp.
- Tính hiệu lực của các quyết định. Thể hiện ở mức độ thực hiện các quyết
định. Lãnh đạo và quản lý có đủ năng lực để các nhân viên dưới quyền tuân theo
hay không.
- So sánh cơ cấu tổ chức hiện tại với thiết kế tổ chức ban đầu để phát hiện
những chồng chéo về chức năng giữa các bộ phận cũng như sự xuất hiện những bộ
phận mới trong quá trình hoạt động và đánh giá kết quả hoạt động của các bộ phận
đó với nhiệm vụ chức năng đề ra.
1.2.4.Vai trò của cơ cấu tổ chức.
Cơ cấu tổ chức có vai trò rất là quan trọng, nó quyết định đến toàn bộ hoạt
động của tổ chức cũng như DN. Một cơ cấu tổ chức được coi là hợp lý và hiệu quả
không những cần đủ những bộ phận cần thiết mà phải có một tổ chức vững chắc với
những con người có khả năng, có năng lực thực sự.
Khi đánh giá mức độ hợp lý của cơ cấu tổ chức thì có thể dùng nhiều phương
pháp khác nhau. Phương pháp đánh giá mức độ hợp lý của tổ chức: phương pháp
tương tự, phân tích, thăm dò, khảo sát thực tế phản ứng của các cá nhân …Phương
pháp tương tự cho phép chũng ta so sánh khi các tổ chức có sự tương đối đồng đều
về nhiệm vụ chức năng thì có sự tương đối đồng nhất về cơ cấu hay không? và
ngược lại. Phương pháp phân tích thì cho phép hiểu kỹ và đi sâu những nhân tố, lý
do ảnh hưởng tạo ra sự khác nhau trong cơ cấu các tổ chức, chỉ ra những yếu tố,
những bộ phận không hợp lý trên cơ sở phân tích nhiệm vụ, chức năng và những
mối quan hệ giữa các bộ phận.
SV: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
7

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.3. Các loại cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp.
Để thực hiện chức năng quản lý có hiệu quả các hoạt động phải có bộ máy
quản lý. Sau đây là một số loại cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý thường gặp:
1.3.1.Cơ cấu theo trực tuyến.
Đây là một trong những kiểu cơ cấu tổ chức đơn giản nhất, trong đó có cấp
dưới và cấp trên. Cơ cấu trực tuyến tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện
chính sách 1 lãnh đạo, và người lãnh đạo sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn kết quả
của người cấp dưới.
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu theo trực tuyến.
( Nguồn : Giáo trình Phân tích lao động xã hội, 2002)
- Ưu điểm: Cơ cấu này có bộ máy gọn nhẹ, tạo điều kiện cho thực hiện chế
độ 1 thủ trưởng lãnh đạo.
- Nhược điểm: Cơ cấu này đòi hỏi người quản lý, lãnh đạo phải hiểu biết
sâu rộng, có kiến thức toàn diện tổng hợp, đồng thời cũng hạn chế cách sử dụng các
chuyên gia có trình độ chuyên môn cao. Và cơ cấu này, việc quản lý không quá
phức tạp nen chỉ áp dụng cho các DN có quy mô nhỏ.
1.3.2.Cơ cấu theo chức năng.
Với cơ cấu này, các bộ phận riêng biệt được phân chia nhiệm vụ quản lý theo
các chức năng, và mỗi bộ phận sẽ đảm nhiệm 1 chức năng.
- Ưu điểm: sử dụng tốt cán bộ thu hút được các chuyên gia vào công tác lãnh
đạo, người lãnh đạo sẽ được giảm bớt gánh nặng, tác dụng của người chuyên môn
được phát huy .
SV: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
8
Người lãnh đạo
Người LĐ tuyến 1 Người LĐ tuyến 1
Các đối tượng quản lý Các đối tượng quản lý
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Nhược điểm: So với cơ cấu trực tuyến, đối tượng quản lý theo cơ cấu chức

năng phải chịu sự lãnh đạo của nhiều lãnh đạo, vì vậy mà cơ cấu này làm suy yếu
chức năng của lãnh đạo. Kiểu cơ cấu này sẽ luôn phù hợp với DN có quy mô rộng
lớn, chức năng tổ chức phức tạp.
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu theo chức năng.
( Nguồn : Giáo trình Phân tích lao động xã hội, 2002)
1.3.3.Cơ cấu trực tuyến - chức năng.
Cơ cấu này là sự kết hợp của hai cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng. Vì
vậy, sự quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên là một đường thẳng, những bộ phận chức
năng làm nhiệm vụ chuẩn bị những lời khuyên, lời chỉ dẫn, kiểm tra hoạt động của
cán bộ của bộ phận trực tuyến.
- Ưu điểm: Phát huy được những ưu điểm của 2 mô hình trực tuyến và chức
năng, phát huy được chuyên môn, năng lực của mô hình chức năng, qua đó lãnh đạo
cấp cao đảm bảo trực tiếp được quyền chỉ huy trong tổ chức.
- Nhược điểm: Cơ cấu này đòi hỏi người quản lý tổ chức phải thường giải
quyết các mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng bộ phận trực tuyến.
SV: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
9
Người lãnh đạo
Người LĐ chức
năng A
Người LĐ chức
năng B
Người LĐ chức
năng C
Đối tượng quản lý
1
Đối tượng quản lý
2
Đối tượng quản lý
3

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 1.3: Cơ cấu trực tuyến - chức năng.
( Nguồn : Giáo trình Phân tích lao động xã hội, 2002)
1.3.4.Cơ cấu trực tuyến - tham mưu.
Là kiểu cơ cấu khi người quản lý lãnh đạo ra quyết định và chịu hoàn toàn
trách nhiệm về những quyết định đó với người thực hiện trực tiếp. Khi gặp các vấn
đề phức tạp, người lãnh đạo sẽ tiếp nhận ý kiến của các chuyên gia ở bộ phận tham
mưu.
- Ưu điểm: Cơ cấu này tận dụng tài năng tài năng của người lãnh đạo, giảm
bớt sự phức tạp của cơ cấu tổ chức, chuyên môn của các chuyên gia .
- Nhược điểm: Người lãnh đạo phải có khả năng tìm kiếm được các chuyên
gia giỏi trong các lĩnh vực chuyên môn.
SV: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
10
Người lãnh đạo cấp 1
Người LĐ chức
năng A
Người LĐ chức
năng B
Người LĐ chức
năng C
Người lãnh đạo
cấp 2
Người LĐ chức
năng A
Người LĐ chức
năng B
Người LĐ chức
năng C
Đối tượng quản lý 1 Đối tượng quản lý 2 Đối tượng quản lý 3

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 1.4: Cơ cấu trực tuyến - tham mưu.
( Nguồn : Giáo trình Phân tích lao động xã hội, 2002)
Ở Việt Nam hiện nay, đều có sự xuất hiện của các loại cơ cấu nhưng mà chủ
yếu vẫn là cơ cấu trực tuyến - chức năng. Cơ cấu này được áp dụng nhiều vì hầu hết
các tổ chức ở Việt Nam, người lãnh đạo là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trong
mọi hoạt động của tổ chức. Mối quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên là một đường
thẳng. Và đối với Công ty cổ phần Quản lý đường sông số 6 cũng là một trong số
đó. Mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới theo một đường thẳng. Được phân riêng
biệt từng bộ phận chức năng quản lý. Các bộ phận, phòng ban thực hiện riêng
những chức năng, nhiệm vụ của mình. Và lãnh đạo là người ra quyết định và chịu
trách nhiệm cho những quyết định của mình.
SV: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
11
Người lãnh đạo
Tham mưu 1 Tham mưu 2 Tham mưu 3
Người lãnh đạo tuyến 1 Người lãnh đạo tuyến 2
Tham mưu 1 Tham mưu 2 Tham mưu 1 Tham mưu 2
Các đối tượng quản lý Các đối tượng quản lý
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY
QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ ĐƯỜNG SÔNG SỐ 6.
2.1.Tổng quan về Công ty.
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty cổ phần Quản lý đường sông số 6 ( sau đây gọi là Công ty ) có trụ sở
đóng tại 160 Nguyễn Văn Cừ - Long Biên - Hà Nội. Là đơn vị được Nhà nước thí
điểm chuyển đổi mô hình hoạt động từ đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu sang Công ty
Cổ phần tại Quyết định số 4013/QĐ – BGTVT, ngày 25/10/2005 của Bộ trưởng Bộ
GTVT về việc phê duyệt phương án và chuyển Đoạn QLĐS số 6 trực thuộc Cục
ĐTNĐVN thành Công ty Cổ phần.

Ngày 20/03/2006 Công ty Cổ phần QLĐS số 6 chính thức đi vào hoạt động
theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103011338 do Sở Kế hoạch và Đầu
tư Thành phố Hà Nội cấp. Nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của Công ty là đảm
bảo ATGT 140 km đường sông đơn vị quản lý trong đó Sông Hồng 120km từ ngã
ba Việt Trì đến bến đò Phú Khê, sông Đuống 20km từ ngã ba Cửa Dâu đến Đổng
Viên, ngoài ra Công ty còn thực hiện một số nhiệm vụ khác theo Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh.
- Tên Công ty: Công ty cổ phần Quản lý đường sông số 6.
- Tên giao dịch: No.6 Inland Waterway Management Joint Stock Company.
- Tên viết tắt: WAMACO NO. 6.
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 160 Nguyễn Văn Cừ, Phường Bồ Đề, Quận Long
Biên, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 04.38271435.
- Vốn điều lệ: 13.140.000.000 đồng ( Mười ba tỷ một trăm bốn mươi triệu
đồng chẵn ).
2.1.2.Quyền hạn và nhiệm vụ của Công ty cổ phần quản lý đường sông số 6.
Công ty cổ phần Quản lý đường sông số 6 là một đơn vị được Nhà nước thí
điểm chuyển đổi mô hình hoạt động từ đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu sang Công ty
cổ phần tại Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải. Vì vậy, Công ty có
đầy đủ mọi tư cách pháp nhân như con dấu riêng, có tài khoản tại Ngân hàng, có
vốn pháp định và vốn điều lệ. Công ty có quyền quyết định các vấn đề của Công ty
trong khuôn khổ pháp luật và được quyền ký kết các hợp đồng kinh tế với các tổ
SV: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chức và các cá nhân trong hoặc ngoài ngành, quyền khai thác các nguồn vật tư, kỹ
thuật, được quyền mua, sử dụng thanh lý các tài sản cố định…
Công ty có quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ tài chính theo quy định tại Tổng
Công ty quản lý kinh doanh vốn Nhà Nước (SCIC), là cổ đông Nhà nước nắm giữ
69,2% vốn điều lệ, có quyền ký kết các hợp đồng theo quy định của pháp luật.

Công ty có nghĩa vụ sử dụng hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh
và các nguồn lực khác mà Công ty đã ký nhận với Tổng Công ty quản lý kinh
doanh vốn Nhà nước, Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam và chịu sự ràng buộc về
quyền lợi và nghĩa vụ với Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam.
- Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề, chịu trách nhiệm
trước khách hàng và pháp luật về những sản phẩm của Công ty .
- Công ty thực hiện đúng nghĩa vụ đối với người lao động.
- Công ty thực hiện nộp thuế và các khoản nộp ngân sách cho Nhà nước theo
đúng quy định của pháp luật.
- Công ty thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, các
quỹ về kế toán, hạch toán và kiểm toán.
2.1.3.Kết quả kinh doanh của công ty từ khi thành lập.
Trong các năm qua, Công ty chủ yếu đã thực hiện ký kết hợp đồng trên các
lĩnh vực: Quản lý bảo trì đường thuỷ, Điều tiết khống chế, chống va trôi, khảo sát
diễn biến, nạo vét luồng, sản xuất lắp đặt báo hiệu đường thuỷ, quản lý báo hiệu,
sửa chữa công trình thuỷ và một số lĩnh vực khác…
Từ khi chuyển sang cổ phần đến nay, Công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ
đảm bảo ATGT đường sông trên tuyến luồng đơn vị quản lý. Phối hợp chặt chẽ với
chính quyền địa phương, các đơn vị hữu quan tuyên truyền vận động và tạo mọi
điều kiện để các thành phần tham gia giao thông đường thuỷ. Nâng cao chuẩn tắc
đường sông bằng hệ thống báo hiệu chính quy, đảm bảo yêu cầu chuẩn tắc kỹ thuật,
màu sắc và ánh sáng ban đêm. Bố trí đầy đủ báo hiệu, phù hợp với tình huống trên
sông, đảm bảo hướng dẫn phương tiện vận tải đi lại an toàn. Tổng số báo hiệu trên
tuyến được nâng lên từ 442 báo hiệu/341 đèn năm 2005 lên 462 báo hiệu/362 đèn
năm 2011. Hàng năm tổ chức tốt công tác điều tiết khống chế, hướng dẫn giao
thông mùa lũ tại cầu Long Biên và cầu Đuống, thường trực cứu hộ, cứu nạn và
chống va trôi cầu Long Biên. Điều tiết phục vụ thi công cầu Vĩnh Tuy, cầu Phù
Đổng 2, cầu Phao Chèm… Hiện nay, đang tiếp tục điều tiết phục vụ thi công cầu
Đông Trù và cầu Nhật Tận và cầu Vĩnh Thịnh. Tính đến nay Công ty đã đầu tư hơn
SV: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B

13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
6 tỉ đồng để mua sắm tài sản. Đảng bộ Công ty luôn được Quận uỷ Long Biên công
nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh.
Bảng 2.1: Kết quả SXKD của Công ty từ năm 2009 - 2012
Đơn vị tính: 1000 đồng
STT Các chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Doanh thu 19 091 356 17 775 530 32 128 119 41 340 769
2 Lợi nhuận gộp 5 671 815 6 031 469 7 643 131 9 325 338
3 Lợi nhuận ròng 3 630 239 3 796 579 5 015 064 6 499 493
4
Thu nhập bình
quân(nghìn
đ/ng/tháng)
2 800 3 400 4 100 4 900
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2009 - 2012 của Công ty)
Công ty đã thực hiện tốt các chỉ tiêu mà Đại hội cổ đông thường niên đề ra,
sản lượng năm sau tăng hơn năm trước, người lao động luôn được đảm bảo việc
làm, thu nhập ngày một tăng.
2.2. Một số đặc điểm ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức bộ máy
quản lý của Công ty.
2.2.1.Cơ cấu và đội ngũ lao động.
Mỗi doanh nghiệp đều được tổ chức dựa trên lực lượng lao động. Dựa vào số
lượng và chất lượng lao động, nhà quản lý sẽ dễ dàng sắp xếp, bố trí lao động sao
cho phù hợp với chuyên môn và đạt được những hiệu quả nhất định. Biết được số
lượng nhân viên trong Công ty, sẽ dễ dàng kiểm soát lực lượng lao động, điều hành,
bố trí, chuyển đổi, thay thế lao động dễ dàng hơn là khi không nắm bắt được lực
lượng lao động trong Công ty mình. Với mỗi ngành nghề, có những đặc trưng và
điều kiện riêng biệt cho nó. Vì thế nếu nhà quản lý nắm rõ trình độ, giới tính, tuổi
tác thâm niên của các nhân viên cũng như ưu điểm, hạn chế của họ sẽ dễ dàng trong

việc sắp xếp vị trí, phân công công việc hợp lý, đồng thời cũng khiến nhân viên của
mình tích cực hơn trong công việc.
2.2.1.1. Về cơ cấu, số lượng.
Như đã biết, đặc thù nghề nghiệp của Công ty chủ yếu là hoạt động về kỹ
thuật, đường thủy, những công việc đòi hỏi sức khỏe và nguy hiểm nên cơ cấu chủ
yếu của Công ty là nam giới.
SV: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động phân theo giới tính năm 2013
Phòng ban
Nam Nữ Tổng
Số lượng
(người)
Tỷ lệ (%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ (%) Số lượng
(người)
Ban Giám đốc 3 100.0 0 0.0 3
Phòng Kỹ thuật 5 83.3 1 16.7 6
Phòng TC - HC 6 60.0 4 40.0 10
Phòng KH - KD 3 50.0 3 50.0 6
Phòng TC - KT 1 25.0 3 75.0 4
Các trạm QLĐS 67 90.5 7 9.5 74
Tổng 85 82.5 18 17.5 103
( Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính, 2013)
Theo bảng 2.2, năm 2013 số lượng lao động nam là 85 người (chiếm 82.5%
so với tổng lao động toàn Công ty). Lực lượng này chủ yếu tập trung ở các Trạm
Quản lý đường sông với 67 người (chiếm 65% tổng số lao động toàn Công ty và

chiếm 90.5% lực lượng lao động của Trạm), còn lại Ban Giám đốc và các phòng
chức năng chỉ chiếm 9.5% tổng số lao động nam của Công ty. Ngay cả ban Giám
đốc, phòng Kỹ thuật, phòng TC - HC tỷ lệ nam giới trên nữ giới cũng chiếm đa số.
Trong khi đó, lao động nữ trong toàn Công ty chỉ có 18 người (chiếm 17.5 % tổng
số lao động toàn Công ty). Chỉ riêng phòng Tài chính - Kế toán là số lượng nữ
nhiều hơn nam (chiếm 75% lao động của phòng). Phòng Kỹ thuật chỉ có 1 lao động
nữ phụ trách theo dõi mực nước và ghi chép số liệu công văn cùng các công tác
khác. Trong khi tỷ lệ nữ giới trong Ban Giám đốc là 0%.
Nguyên nhân của sự bất hợp lý trên là do đặc thù kinh doanh của Công ty là
hoạt động trong lĩnh vực đường sông, khảo sát, thi công, xây dựng và sửa chữa
đóng mới các phương tiện nội thủy…nên cần một lượng lớn kỹ sư, lao động là nam
giới. Còn riêng phòng Tài chính - Kế toán chuyên về những công việc tính toán, tỷ
mỉ, đòi hỏi sự cẩn thận cao vì vậy mà số lượng nữ thường chiếm đa số.
Qua khảo sát về tuổi lao động trong Công ty, dễ dàng nhận thấy:
Lực lượng lao động dưới 30 tuổi chỉ bằng 1/3 số lao động toàn Công ty. Năm
2012 lao động dưới 30 tuổi có 32 người (chiếm 31.37%) và sang năm 2013 thì biến
động không nhiều là 33 người ( chiếm 32.04%). Trong khi, độ tuổi từ 30 đến 45
SV: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chiếm đa số trong lực lượng lao động. Năm 2012 chiếm 43.14% và năm 2013 là
44.66%. Từ bảng 2.3, có thể nhận thấy những biến động không nhiều trong cơ cấu
độ tuổi lao động qua các năm. Và trên 45 tuổi cũng chiếm một phần không nhỏ,
25.49% năm 2012 và năm 2013 giảm 2.19%. Nếu tính từ trên 30 tuổi thì tỷ lệ này
chiếm 68.63% ( 2012) và 67.96% (2013), chiếm phần lớn trong lực lượng lao động
toàn Công ty.
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động phân theo độ tuổi năm 2012 - 2013
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013
Số lượng

(người)
Tỷ lệ (%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ (%)
Dưới 30 tuổi 32 31.37 33 32.04
Từ 30 - 45 tuổi 44 43.14 46 44.66
Trên 45 tuổi 26 25.49 24 23.30
Tổng 102 100 103 100
( Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính, 2013)
Từ những đánh giá trên, nhận thấy rằng đội ngũ lao động trong Công ty đang
già hóa, chủ yếu là lao động lâu năm, có lợi thế về kinh nghiệm trong chuyên môn
và trình độ. Tuy nhiên, lực lượng lao động trẻ còn ít, đặc biệt là độ tuổi dưới 30. Vì
vậy mà sẽ khó khăn trong việc nắm bắt khoa học, kỹ thuật hiện đại. Trong khi, kinh
tế thị trường đang phát triển, việc cải tiến khoa học kỹ thuật cũng ngày càng được
chú trọng. Rất cần lực lượng lao động trẻ vì đây được coi là lực lượng tinh nhanh,
có khả năng tiếp cận công nghệ nhanh nhạy.
2.2.1.2.Về chất lượng.
Chất lượng lao động luôn là một yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất
cũng như kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Một
doanh nghiệp có đội ngũ lao động có trình độ, có năng lực thì tất yếu sẽ dẫn doanh
nghiệp đến thành công. Và ngược lại, một doanh nghiệp với đội ngũ yếu kém,
không có đủ trình độ thì sẽ đưa doanh nghiệp đó đến bờ vực phá sản. Trong quá
trình thu thập về trình độ của lao động trong Công ty, nhận thấy số người có trình
độ Đại học tăng dần qua các năm. Năm 2011 có 26 người chiếm 26% thì đến năm
2013 tăng thêm 7 người (chiếm 32% so với tổng lao động của Công ty).
Lực lượng này chủ yếu làm việc tại các phòng ban chính trong Công ty, cũng
là lực lượng tham gia lãnh đạo, quản lý chủ yếu của Công ty. Đặc biệt là Ban giám
đốc, đòi hỏi trình độ cũng như chuyên môn chuyên sâu, có kinh nghiệm lâu năm và
có khả năng lãnh đạo cũng như quản lý tốt.

SV: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 2.4: Trình độ lao động từ năm 2011 - 2013.
Trình độ
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số lượng
(người)
Tỷ lệ (%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ (%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ (%)
Đại học 26 26.0 30 29.4 33 32.0
Cao đẳng 31 31.0 29 38.4 29 28.1
Trung
cấp, nghề
43 43.0 43 42.2 41 39.9
Tổng 100 100 102 100 103 100
( Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính, 2013)
Những lao động trình độ cao đẳng có xu hướng giảm dần. Năm 2011 có 31
người (chiếm 31%) đến năm 2012 còn 29 người (chiếm 38.4% ) nhưng sau năm
2013 còn lại 28.1%. Trong khi đó, lao động tốt nghiệp trung cấp, nghề chiếm phần
lớn trong cơ cấu lao động của Công ty. Đặc biệt nhất là năm 2011 có 43 lao động
chiếm 43% tổng lao động của Công ty. Lý giải cho những điều trên là do công ty
hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật, công trình là chủ yếu, cần những lao động lành
nghề, có kinh nghiệm lâu năm nhưng ngày càng yêu cầu lao động phải có trình độ
cao để đáp ứng với công việc.

Như phân tích trên thì lực lượng lao động của Công ty đang già hóa, là
những lao động đã được tuyển dụng thì trước đó. Có thể là từ khi thành lập cho đến
nay, số lượng mới vẫn còn rất ít vì mỗi năm Công ty chỉ tuyển một lượng nhỏ lao
động phục vụ cho các công trình.
2.2.2.Lĩnh vực kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Mỗi doanh nghiệp sẽ có một đặc thù riêng về lĩnh vực kinh doanh của mình.
Với Công ty cổ phần Quản lý đường sông số 6, hoạt động trên lĩnh vực đường thủy
là chủ yếu, sẽ cần một lượng lớn lao động kỹ thuật, có trình độ, có kinh nghiệm.
Việc xác định rõ về lĩnh vực kinh doanh giúp cho nhà quản lý dễ dàng trong khâu
tuyển chọn các ứng viên phù hợp, đồng thời, nắm bắt được quy trình công nghệ
giúp phân bổ lực lao động thích hợp. Những khâu quan trọng, phức tạp và cần thiết
thì sẽ bố trí lao động lành nghề, có kinh nghiệm và đông đảo hơn so với những khâu
đơn giản hơn.
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103011338 do Sở Kế hoạch
và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 20/03/2006, các lĩnh vực hoạt động của
Công ty gồm:
- Quản lý bảo trì đường thuỷ nội địa .
SV: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Thực hiện một số nhiệm vụ được giao về tuyên truyền Luật giao thông
đường thuỷ nội địa và các quy định đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thuỷ
nội địa tại khu vực quản lý .
- Khảo sát địa hình, khảo sát lập phương án và thực hiện các công việc phụ
trợ phục vụ đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ
- Sản xuất, sửa chữa lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa.
- Nạo vét luồng, vùng nước cảng bến, san lập mặt bằng.
- Điều tiết khống chế, chống va trôi, đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ
nội địa.
- Trục vớt thanh thải chướng ngại vật, Hoa tiêu đường thuỷ nội địa.

- Thi công xây dựng, sửa chữa công trình giao thông thuỷ, bộ, dân dụng và
thuỷ lợi.
- Sửa chữa đóng mới phương tiện thuỷ nội địa, làm các công việc cơ khí.
- Khai thác, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh xăng dầu.
- Mở và khai thác bến thuỷ nội địa, dịch vụ vận tải, cho thuê phương tiện thuỷ.
- Kinh doanh kho bãi, cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kinh doanh vật tư
thiết bị giao thông.
- Dịch vụ thương mại, kinh doanh nhà hàng, dịch vụ ăn uống ( không bao
gồm kinh doanh quán bar ).
- Lữ hàng nội địa, quốc tế và các dịch vụ du lịch.
Trong công tác Quản lý bảo trì đường thuỷ, những người công nhân đường
thuỷ hàng ngày dùng Tàu công tác chuyên ngành đi kiểm tra trên sông, triển khai
các báo hiệu (Phao báo hiệu đường kính 1-1,4 m), lắp dựng các cột báo hiệu trên
bờ, đồng thời thay ắc quy để các báo hiệu phát sáng ban đêm, nhờ đó các phương
tiện ngược xuôi an toàn, không bị mắc cạn và không va vào các chướng ngại vật
dưới lòng sông. Đó là kết quả lao động, là một trong những sản phẩm truyền thống
của Công ty.
Một sản phẩm rất trừu tượng khác là công tác nạo vét, hay nói rõ hơn là khơi
sâu lòng sông mỗi khi nước cạn. Sản phẩm này lớn có giá thành lên tới hàng tỉ đồng
(trên một vị trí nạo vét). Vào mùa cạn, dòng sông Hồng nổi lên các cồn cát. Khi đó
từng đoàn phương tiện vận tải, những đoàn sà lan đầy ắp hàng xếp hàng dài chờ đợi
vì nước sông thấp, có nhiều chỗ khô cạn không đủ mớn cho tàu chạy. Những lúc
như vậy, Chi Cục đường thủy nội địa phía Bắc, đơn vị quản lý Nhà nước trên lĩnh
vực GTVT ký hợp đồng với Công ty để nạo vét các bãi cạn. Trong quá trình thi
SV: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
công, hàng mấy trăm ngàn m³ bùn cát được chiếc Tàu hút của Công ty ngày đêm
đào xuống lòng sông và vận chuyển đi nơi khác theo các ống dẫn. Lòng sông được
khơi sâu, sản phẩm đã hoàn thành, được nghiệm thu bàn giao và đưa vào sử dụng

ngay.
Những khách hàng thường xuyên ký hợp đồng với Công ty gồm: Chi cục
đường thuỷ nội địa phía Bắc, các đơn vị thi công cầu, thi công kè thuỷ lợi, các đơn
vị có công trình trên sông (bến đò, đường điện, cảng dầu, bến thuỷ…)
2.3. Phân tích thực trạng bộ máy quản lý của Công ty.
2.3.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức hiện nay của Công ty.
Đứng đầu là Hội Đồng Quản Trị. Chịu trách nhiệm quản lý lãnh đạo và quyết
định những vấn đề lớn, quan trọng của Công ty. Tiếp đến là Ban Giám đốc, gồm có
3 người là 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc. Bên cạnh đó là
Ban kiểm sát, chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động điều hành của Ban Giám
đốc. Cuối cùng là các phòng: Kỹ thuật, Tổ chức hành chính, Kế hoạch kinh doanh,
Tài chính kế toán và các Trạm quản lý đường sông đều chịu sự lãnh đạo của Ban
giám đốc. Nên mô hình cơ cấu của Công ty là: trực tuyến - chức năng.
SV: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần QLĐS số 6.
( Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính, 2012)
Khác với cơ cấu bộ máy quản lý cũ của Công ty khi là đơn vị sự nghiệp có
thu, chịu sự quản lý trực tiếp của Nhà Nước. Hoạt động theo mô hình cơ cấu trực
tuyến. Cơ cấu gọn nhẹ, chưa phân ra các bộ phận chức năng riêng biệt như các
phòng ban mà tập trung chủ yếu vào hoạt động của người lãnh đạo, đến các bộ phận
quản lý là các trạm trưởng. Sau khi thành lập, mô hình tổ chức đã hoàn thiện hơn,
có các phòng ban chức năng chuyên trách nhiệm vụ của mình. Sau 8 năm hoạt
động, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty có nhiều sự thay đổi theo hướng
ngày càng hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo cũng chú ý trong việc cải tổ
lại cơ cấu cho phù hợp, tinh nhanh, gọn nhẹ, và hiệu quả hơn. Thường xuyên đề ra
các chính sách cũng như biện pháp phù hợp nhằm đảm bảo tốt vai trò lãnh đạo của
mình.
2.3.2.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng phòng ban.

2.3.2.1. Ban giám đốc.
Giám đốc: Phê duyệt hệ thống văn bản. Cung cấp các nguồn lực để duy trì hệ
SV: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
20
Hội Đồng Quản Trị
Ban Giám Đốc
Trạm quản lý đường
sông
Phòng Kế hoạch
- Kinh doanh
Ban kiểm soát
Phòng Kỹ
thuật
Phòng Tài
chính - Kế toán
Trạm điều tiết khống
chế
Phòng tổ chức
hành chính
Tổ báo hiệu điện
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thống. Xây dựng Kế hoạch và mục tiêu chiến lược cho toàn Công ty.
Phó giám đốc 1: Trực tiếp thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc của
Công ty khi Giám đốc đi vắng, trực tiếp chỉ đạo các mặt công tác: Nội chính, Xây
dựng và giám sát việc thực hiện các quy chế nội bộ; Định biên lao động cho từng
thời kỳ; Theo dõi chỉ đạo hoạt động của Xí nghiệp Khảo sát - Công trình, kiêm các
chức danh: Phó chủ tịch các Hội đồng; thi đua khen thưởng; thi nâng giữ bậc, thi
phương tiện; Phó trưởng ban cải cách hành chính.
Phó giám đốc 2: Giúp Giám đốc chỉ đạo trực tiếp các lĩnh vực: Kỹ thuật,
chất lượng sản phẩm công trình; Theo dõi và chỉ đạo công tác đảm bảo ATGT; Điều

tiết, Chống va trôi; Công tác an toàn lao động; Xây dựng và giám sát định mức nội
bộ; Nghiên cứu thị trường, mở rộng SXKD và là Phó trưởng ban phòng chống lụt
bão.
Ngoài ra, còn có Ban kiểm soát, có nhiệm vụ: Kiểm tra tính hợp lý, hợp
pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh
doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Thẩm định
báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh theo định kỳ của Công ty.
Bảng 2.5: Cơ cấu Ban Giám đốc năm 2013.
Chức vụ Trình độ
Số
lượng
Yêu cầu
Giám đốc
Đại học Hàng Hải, thâm niên
22 năm.
1
Đại học Hàng Hải,
được đào tạo về
quản lý.
Phó giám đốc 1
Kỹ sư công trình, 17 năm kinh
nghiệm.
1
Kỹ sư công trình,
xây dựng.
Phó Giám đốc 2
Đại học Kinh tế chuyên ngành
quản trị kinh doanh, chứng chỉ
kế toán, 18 năm kinh nghiệm.
1

Tốt nghiệp đại học
chuyên ngành quản
trị, kế toán, xây
dựng.
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính, 2013)
Theo cơ cấu Ban Giám đốc năm 2013, nhận thấy không có sự chênh lệch quá
nhiều giữa trình độ chuyên môn và yêu cầu chức vụ từng vị trí trong ban. Đặc biệt,
ban Giám đốc có 3 người thì tất cả đều là nam giới, nguyên nhân chủ yếu là công ty
chuyên về các lĩnh vực kỹ thuật, làm việc trong môi trường sông nước, công việc
của ban Giám đốc đòi hỏi áp lực và căng thẳng lớn nên không phù hợp với nữ giới.
SV: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Giám đốc với thâm niên 22 năm công tác trong ngành nên sẽ là người có kinh
nghiệm, kỹ năng chuyên môn nhưng chưa tham gia khóa đào tạo nào về quản lý vì
vậy nên khó đánh giá được khả năng quản lý. Giám đốc cần tham gia thêm những
lớp đào tạo quản lý ngắn hạn để giúp khả năng lãnh đạo của mình được phát huy có
hiệu quả và tốt nhất. Với 2 phó Giám đốc phụ trách theo chuyên môn riêng, có thâm
niên công tác lâu năm, có trình độ, và phù hợp với yêu cầu đề ra. Tuy nhiên, nếu
được đào tạo thêm về kỹ năng quản lý thì sẽ hỗ rất nhiều cho Giám đốc và giảm bớt
khối lượng công việc lớn cho Giám đốc. Ban Giám đốc của Công ty là bộ phận
đứng đầu, ra quyết định và chịu trách nhiệm toàn bộ quyết định của mình. Đòi hỏi
bộ phận này phải am hiểu và kiểm soát được toàn bộ hoạt động, lực lượng cũng như
chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty.
2.3.2.2. Phòng Kế hoạch - Kinh doanh: 6 người
 Chức năng:
- Thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp cho Giám đốc về toàn bộ các
hoạt động SXKD của Công ty.
- Đôn đốc kiểm tra thực hiện các chỉ tiêu đảm bảo tiến độ và hiệu quả SXKD
cao nhất.

 Nhiệm vụ:
- Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự toán và tổng hợp quyết toán các công trình
(QLTX, ĐTKC, nạo vét, kè….). Bảo vệ các chỉ tiêu kinh tế (dự toán và quyết toán).
- Phân bổ kế hoạch theo tháng, quý, đồng thời triển khai việc thực hiện kế
hoạch sản xuất cho các đơn vị trực thuộc. Điều động phương tiện, thiết bị phục vụ
hoạt động sản xuất.
- Kiểm tra và tham mưu cho Giám đốc duyệt dự toán thi công của các đơn vị
và thanh tra quyết toán toàn bộ các công trình sản phẩm của toàn đơn vị thực hiện.
- Hỗ trợ các đơn vị trực thuộc lập dự toán thi công và hoàn thiện hồ sơ thanh
quyết toán các công trình.
- Tham mưu cho Giám đốc trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế.
- Kiểm tra giám sát và đôn đốc thực hiện các Hợp đồng kinh tế và các nhiệm
vụ của Công ty giao cho các đơn vị.
- Tham gia nghiệm thu, bàn giao, lập hồ sơ thanh toán và thanh lý các Hợp
đồng kinh tế.
- Chủ động tìm kiếm công việc, mở rộng các mối quan hệ với các cấp, các
ngành để tạo nguồn, tăng việc làm, tăng thu nhập cho CBCNV trong toàn đơn vị.
SV: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
22

×