Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Hoạt động phân tích công việc tại Ban Quản lý quảng trường Ba Đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.55 KB, 64 trang )

1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Giang
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Phân tích công việc là quá trình nghiên cứu nội dung công việc nhằm xác định
điều kiện tiến hành, các nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn khi thực hiện công việc
và các phẩm chất, kỹ năng người thực hiện công việc cần thiết phải có để thực hiện
công việc. Phân tích công việc cung cấp các thông tin về yêu cầu, đặc điểm của
công việc, như các hành động nào cần được tiến hành thực hiện, thực hiện như thế
nào và tại sao; các loại máy máy móc trang thiết bị, dụng cụ nào cần thiết khi thực
hiện công việc, các mối quan hệ với cấp trên và với đồng nghiệp trong thực hiện
công việc. Không có phân tích công việc, sẽ không thể tạo ra sự phối hợp đồng bộ
giữa các bộ phận trong cơ cấu doanh nghiệp cũng như trong tổ chức, không thể
đánh giá chính xác yêu cầu của công việc. Do đó không thể tuyển dụng đúng người
cho công việc, không thể đánh giá đúng năng lực thực hiện công việc của nhân viên
và hệ lụy là không thể trả lương, kích thích họ kịp thời, chính xác. Ðặc biệt, phân
tích công việc là công cụ rất hữu hiệu giúp các tổ chức, doanh nghiệp mới thành lập
hoặc đang cần có sự cải tổ hoặc thay đổi về cơ cấu tổ chức, tinh giản biên chế, sử
dụng tối ưu nguồn nhân lực, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như
hiệu quả hoạt động. Có thể nói phân tích công việc là hoạt động quản lý nhân sự
quan trọng và ảnh hưởng tới một loạt các hoạt động khác của tổ chức, đặc biệt trong
xu thế ngày nay, khi mà việc quản lý con người đang ngày càng bị ràng buộc và
phải tuân thủ theo pháp luật.
Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay hoạt động này lại chưa được quan tâm đúng mức,
chỉ có một số tổ chức, doanh nghiệp lớn thực hiện tốt nó, số còn lại có triển khai thì
thường tiến hành theo kiểu hình thức và rập khuôn. Với vai trò và thực trạng hiện
nay thì việc nghiên cứu hoạt động phân tích công việc là cần thiết và nên làm, đặc
biệt là trong các tổ chức công của nước ta, các tổ chức mang nặng tính mệnh lệnh,
chỉ huy. Việc nâng cao chất lượng hoạt động phân tích công việc sẽ giúp tổ chức
tuyển và bố trí đúng người, đúng việc, hoạt động có hiệu quả góp phần phát huy
năng lực của đội ngữ công chức, viên chức và nhân viên từ đó sẽ góp phần tiết kiệm


và sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách của nhà nước – tỷ lệ chính trong phần lớn
nguồn chi trả lương của các tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập này.
1
SV: Đoàn Thị Phương Hải Lớp: Kinh tế lao động 52B
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Giang
Ban quản lý quảng trường Ba Đình là một đơn vị sự nghiệp công lập, là một
trong số các tổ chức công giữ nhiệm vụ chính trị quan trọng. Trong những năm gần
đây, hoạt động phân tích công việc đã được tiến hành tại Ban quản lý song còn
nhiều hạn chế và chất lượng của hoạt động chưa cao, do đó việc nghiên cứu về hoạt
động này là cần thiết để góp phần cải tiến hoạt động phân tích công việc tại đây nói
riêng và các hoạt động quản lý nhân lực khác có liên quan tại tổ chức này nói
chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu tổng quát của đề tài là: Cải tiến hoạt động phân tích công việc đang
được thực hiện tại Ban quản lý quảng trường Ba Đình hiện nay. Xuất phát từ mục
tiêu nghiên cứu tổng quát trên, đề tài có những mục tiêu cụ thể dưới đây:
Xác định nội dung phân tích công việc, các đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng
đến hoạt động phân tích công việc tại Ban quản lý quảng trường Ba Đình.
Đánh giá thực trạng hoạt động phân tích công việc được tiến hành tại Ban
quản lý quảng trường Ba Đình hiện nay từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu và
nguyên nhân của các hạn chế còn tồn tại đó.
Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động
PTCV tại Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động phân tích công việc tại Ban quản lý Quảng
trường Ba Đình
Trong đó khách thể nghiên cứu: Chính là Cán bộ quản lý nhân lực và nhân viên
tham gia vào phân tích công việc tại Ban quản lý quảng trường Ba Đình.
Khách thể điều tra: Một bộ phận công chức, viên chức, nhân viên đang làm việc

tại các phòng, đội trực thuộc Ban quản lý Quảng trường Ba Đình.
Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu tập trung nghiên cứu hoạt động phân tích
công việc tại Ban quản lý quảng trường Ba Đình. Khảo sát thực tế bằng việc phát
bảng hỏi tại các phòng, đội trực thuộc Ban quản lý như sau: phòng Tổ chức – hành
2
SV: Đoàn Thị Phương Hải Lớp: Kinh tế lao động 52B
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Giang
chính, phòng kế hoạch tổng hợp, phòng Tài vụ, đội cây hoa cây cảnh và đội vệ sinh
môi trường, đội ươm cây phú thượng.
Về mặt thời gian: Bài nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động phân tích công
việc được tiến hành tại Ban quản lý Quảng trường Ba Đình từ năm 2009 đến nay.
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng việc phát bảng hỏi điều tra ngày 2/4/2014 và thu
về vào ngày 4/4/2014
Về mặt nội dung đề tài tập trung đánh giá các đặc điểm, nhân tố ảnh hưởng đến
phân tích công việc tại Ban quản lý quảng trường Ba Đình, đánh giá thực trạng
phân tích công việc tại đây theo từng bước trong quy trình đang được BQL sử dụng
bao gồm: xác định số công việc phân tích, lựa chọn phương pháp thu thập thông tin,
tổng hợp thông tin và sử dụng thông tin trong phân tích công việc.
4. Kết cấu của đề tài
Với lý do, mục tiêu nghiên cứu và nội dung như trên thì kết cấu của đề tài ngoài
lời mở đầu còn gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Đánh giá thực trạng phân tích công việc tại Ban quản lý quảng trường
Ba Đình.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm cải tiến phân tích công việc tại Ban quản lý
quảng trường Ba Đình
3
SV: Đoàn Thị Phương Hải Lớp: Kinh tế lao động 52B

4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Giang
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu.
Phân tích công việc là hoạt động làm cơ sở cho các hoạt động khác của Quản
lý nhân lực, đây là một hoạt động rất được chú trọng và làm rất tốt ở các nước phát
triển. Nhưng đối với Việt Nam đây là một hoạt động thực sự chưa được quan tâm
đúng mức, đặc biệt là đối với các tổ chức công thì dường như đây là một công việc
tương đối mới mẻ. Vì thế, ở nước ta số lượng các đề tài nghiên cứu về hoạt động
này cũng chưa có nhiều, phần lớn chỉ tập trung vào các hoạt động khác của quản lý
nhân lực như đào tạo, phát triển, tạo động lực, tuyển mộ, tuyển dụng hay đánh giá
thực hiện công việc…
Điển hình mấy năm trở lại đây, chuyên đề tốt nghiệp cuối khóa của sinh viên
khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực, trường ĐH Kinh tế Quốc Dân bắt đầu
nghiên cứu về hoạt động phân tích công việc. Cụ thể có thể kể đến chuyên đề tốt
nghiệp 46-74 , trường ĐH Kinh tế Quốc Dân mang tên “Hoàn thiện công tác phân
tích công việc tại công ty cổ phần đầu tư PV-Inconess của sinh viên Trần Thị My, đề
tài lựa chọn cách tiếp cận từ các mẫu văn bản liên quan đến phân tích công việc của
công ty để tìm ra những hạn chế và đề xuất giải pháp. Tiếp theo là “Hoàn thiện phân
tích công việc tại công ty cơ khí – điện tử - tàu thủy” của sinh viên Đàm Thị
Phương, khóa 48, đề tài được thực hiện tại một doanh nghiệp nhà nước và tại đây
doanh nghiệp mới chỉ thực hiện hoạt động phân tích công việc cho các công việc
theo tiêu chuẩn Iso của công ty. Ưu điểm của đề tài là đã đưa ra một số nhân tố ảnh
hưởng tới hoạt động PTCV của cơ sở thực tập, phân tích một số hạn chế mà hoạt
động phân tích công việc tại đây đang còn tồn tại. Nhược điểm của đề tài là chưa
tìm thấy được ưu điểm mà hoạt động PTCV tại đây có.
Hai đề tài tiếp theo của hai sinh viên khóa 49, đầu tiên là đề tài “Thực hiện
phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc để thực hiện hoạt động quản lý
nguồn nhân lực tại công ty cổ phần công nghiệp và thương mại Tổng hợp Thăng

Long” của sinh viên Lý Phương Linh thực hiện. Đề tài làm cùng lúc cả hai nội dung
là phân tích công việc và đánh giá công việc nên chưa thể đi sâu vào đánh giá hoạt
động phân tích công việc. Đề tài này chưa chỉ ra được các đặc điểm, nhân tố ảnh
4
SV: Đoàn Thị Phương Hải Lớp: Kinh tế lao động 52B
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Giang
hưởng tới hoạt động phân tích công việc tại công ty. Đề tài tiếp theo cũng do sinh
viên khóa 49 thực hiện đó với tên gọi “Phân tích công việc để hoàn thiện công tác
quản lý nguồn nhân lực trong công ty TNHH Kim Ngân Hà”, Cũng giống đề tài
trước, đề tài này cũng đi tiếp cận, nghiên cứu từ việc xem xét các văn bản có tính
chất gần giống với các sản phẩm của hoạt động PTCV là bản phân công nhiệm vụ
của công ty, từ đó đưa ra nhận xét các văn bản này còn sơ sài và còn nhiều hạn chế,
không đi đánh giá từng bước của hoạt động PTCV tại đây. Đề tài này tập trung chủ
yếu vào việc nêu ra ảnh hưởng của công tác PTCV đối với các hoạt động quản lý
nguồn nhân lực. Trong phần giải pháp, đề tài chọn việc đưa ra xây dựng một quy
trình hoàn toàn mới với hai phương pháp thu thập thông tin là sử dụng bản hỏi và
phỏng vấn nhưng không chỉ rõ việc áp dụng nó như thế nào cho từng nhóm lao
động trong công ty. Và cũng như đề tài trước, đề tài này cũng vẫn chưa nêu được
các đặc điểm, nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phân tích công việc tại đây.
Đề tài khác của sinh viên Đào Duy Tùng, lớp quản trị nhân lực 49B, mang
tên “Hoàn thiện phân tích công việc tại công ty TNHH Global MFG Việt Nam”.
Một điểm mới của đề tài là đi tiếp cận vấn đề theo quy trình phân tích thực hiện
công việc nhưng cũng như hai đề tài trên cùng mảng nghiên cứu khóa 49, đề tài này
cũng không đưa ra được các đặc điểm, nhân tố của hoạt động PTCV tại đây. Một
nhược điểm nữa là khi phân tích ảnh hưởng của PTCV tới hoạt động quản lý nhân
lực khác của công ty thì đề tài lại bị đi quá sâu vào từng hoạt động. Ví dụ như khi
nhắc tới việc ảnh hưởng tới hoạt động đào tạo đề tài đi phân tích gần hết các nội
dung của đào tạo bao gồm: xác định nhu cầu đào tạo, tổng hợp nhu cầu đào tạo, lập
kế hoạch đào tạo, đánh giá kế hoạch đào tạo, thực hiện kế hoạch đào tạo như thế

nào…
Một đề tài mới hơn, do sinh viên Hoàng Thái Ngân, lớp Quản trị nhân lực
50B, khóa 50, trường ĐH Kinh tế Quốc Dân có tựa đề “Phân tích công việc tại công
ty lâm nghiệp Cẩm Ngọc – Thanh Hóa”, đề tài nghiên cứu tại một đơn vị chưa hề
triển khai thực hiện hoạt động này từ đó đề xuất viêc tiến hành thực hiện. Đề tài đi
sâu vào những ảnh hưởng tiêu cực của việc chưa triển khai hoạt động PTCV tới các
hoạt động quản lý nguồn nhân lực khác
Như vậy qua đây có thể thấy số đề tài nghiên cứu về hoạt động phân tích
công việc là vẫn chưa có nhiều so với các hoạt động khác của quản lý nhân lực. Đặc
5
SV: Đoàn Thị Phương Hải Lớp: Kinh tế lao động 52B
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Giang
biệt cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một đề tài nào nghiên cứu hoạt động này
tại một đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động phi lợi nhuận. Trên cơ sở xem xét thực
tế tại BQL Quảng trường Ba Đình và tiếp thu những nghiên cứu của các khóa trước,
đề tài mong muốn được đóng góp một phần nhỏ giúp “Cải tiến phân tích công việc
tại Ban quản lý Quảng trường Ba Đình”.
1.2. Phương pháp nghiên cứu.
1.2.1. Phương pháp tiếp cận
Phương pháp tiếp cận để tìm ra đề tài nghiên cứu này bao gồm: khai thác, tìm
hiểu tài liệu do Ban quản lý quảng trường Ba Đình cung cấp, cùng quan sát các hoạt
động trong quá trình thực tập thực tế tại đây để xem xét các vấn đề còn hạn chế từ
đó lựa chọn ra đề tài nghiên cứu; tham khảo tài liệu, giáo trình cùng với đó là việc
khảo sát thu thập thông tin thực tế. Cụ thể, sau khi xác đinh được đề tài nghiên cứu,
tham khảo các giáo trình, tài liệu để nắm được các nội dung, nội hàm về phân tích
công việc. Và tiến hành khảo sát thực tế để thu thập thêm thông tin làm cơ sở cho
các nhận định, đánh giá của mình
1.2.2. Phương pháp định tính và định lượng
Phương pháp nghiên cứu của đề tài này bao gồm hai phương pháp là định tính

và định lượng được sử dụng đồng thời và đan xen nhau. Trong đó, phương pháp
định lượng là việc tổng hợp các thông tin, số liệu của Ban quản lý quảng trường Ba
Đình, kèm theo đó là khảo sát thực tế để đưa ra các con số cụ thể mang tính chất
định lượng. Phương pháp định tính được sử dụng khi đưa ra những ý kiến, nhận
định, đánh giá dựa trên những tổng hợp, phân tích từ định lượng và từ quan sát,
làm việc thực tế trong thời gian thực tập tại phòng tổ chức – hành chính Ban quản lý
Quảng trường Ba Đình.
1.2.3. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu.
Phương pháp thu thập thông tin, số liệu sử dụng và phục vụ đề tài nghiên cứu
được thu thập và tổng hợp từ hai nguồn bao gồm sơ cấp và thứ cấp, cụ thể để có số
liệu hai nguồn trên bài nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp sau:
Số liệu thứ cấp được tiến hành bằng phương pháp tập hợp và thu thập số liệu, tư
liệu được phát hành qua các kênh chính thức bao gồm: báo cáo tổng hợp hằng năm
từ 2009 đến năm 2013 phòng tổ chức – hành chính Ban quản lý quảng trường Ba
6
SV: Đoàn Thị Phương Hải Lớp: Kinh tế lao động 52B
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Giang
Đình, phòng kế hoạch tổng hợp và phòng Tài vụ ban quản lý quảng trường Ba
Đình, Bảng hỏi PTCV cho lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, các nghị định,
kế hoạch, thông báo do Ban quản lý quảng trường và Ban quản lý Lăng ban hành,
một số tài liệu tham khảo từ cổng thông tin điện tử Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ
Chí Minh.
Số liệu sơ cấp được tiến hành qua phương pháp điều tra thực tế bằng bảng hỏi
với nội dung gồm hai mươi câu, đối tượng của bảng hỏi là công chức, viên chức tại
các phòng và nhân viên, công nhân tại các đội sản xuất. Tổng cộng số phiếu phát ra
là 70 phiếu, có 65 phiếu thu về hợp lệ, trong đó tổng. Với cơ cấu giới tính như sau:
Bảng 1.1. Cơ cấu giới tính của phiếu điều tra thu về.
Giới tính Số lượng (Người) Tỷ lệ (%)
Nam 45 69,23

Nữ 20 30,77
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế)
Xét về cơ cấu phiếu điều tra phát ra và thu về từ các phòng, đội cụ thể như sau:
Bảng 1.2. Cơ cấu bảng hỏi được phát theo các bộ phận
Phòng, đội Số lượng phát ra Số lượng thu về hợp lệ
Phòng TC – HC 10 10
Phòng KH – TH 10 9
Phòng TV 4 4
Đội CHCC 15 14
Đội VSMT 15 13
Đội VSMT 16 15
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế)
Nội dung của phiếu điều tra gồm 3 phần chính: phần 1 là định danh người hỏi,
phần 2 là định danh người trả lời và phần 3 là các câu hỏi có nội dung liên quan tới
đề tài nghiên cứu với 22 câu hỏi. Các câu hỏi tập trung vào quy trình của hoạt động
phân tích công việc đang được sử dụng bên cạnh đó còn một số câu liên quan đến
đặc điểm, nhân tố ảnh hưởng tới phân tích công việc tại Ban quản lý, ví dụ như các
câu về mức độ hiểu biết, thái độ của cán bộ, nhân viên đang làm việc tại Ban quản
lý quảng trường Ba Đình về hoạt động PTCV tại đây.
(Nội dung cụ thể của từng câu hỏi trong phiếu điều tra xem phụ lục 1 đính kèm)
7
SV: Đoàn Thị Phương Hải Lớp: Kinh tế lao động 52B
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Giang
Số liệu thu về từ nguồn sơ cấp được tổng hợp và phân tích bằng phần mềm
excel. Sau đó được sử dụng làm các dẫn chứng, minh chứng cho các nhận định,
đánh giá trong chương 2 của đề tài đó là chương Đánh giá thực trạng hoạt động
phân tích công việc tại Ban quản lý quảng trường Ba Đình.
1.2.4. Quá trình nghiên cứu.
Quá trình nghiên cứu đề tài bao gồm một số bước sau:

Qua việc thực tập thực tế tại cơ quan, nghiên cứu các tài liệu do đơn vị cung
cấp xác định đề tài nghiên cứu.
Nghiên cứu một số sách giáo trình như: Giáo trình Quản trị nhân lực,
NXB.ĐH KTQD, năm 2010, giáo trình Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công,
NXB.ĐH KTQD năm 2012, Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực, NXB. ĐH KTQD
năm 2012 để xác định đối tượng nghiên cứu, từ đó xác định nội dung, nội hàm
nghiên cứu.
Xác định nội dung nghiên cứu, xây dựng đề cương của đề tài nghiên cứu và
thiết kế bảng hỏi sử dụng trong việc khảo sát lấy số liệu sơ cấp. Bảng hỏi được thiết
kế có nội dung gồm 3 phần: phần 1 là định danh người hỏi, phần 2 là định danh
người trả lời và phần 3 là các câu hỏi có nội dung phục vụ đề tài nghiên cứu.
Khảo sát thực tế bằng bảng hỏi tại các phòng, ban, đội của Ban quản lý
quảng trường Ba Đình và tiến hành tổng hợp thông tin thu thập được. Song song với
đó là việc sử dụng, phân tích thông tin từ tài liệu do cơ quan cung cấp. Tổng hợp
các số liệu, thông tin tiến hành viết đề cương chi tiết và từ đề cương chi tiết hoàn
thiện và tiếp tục phát triển thành báo cáo chuyên đề tốt nghiệp.
8
SV: Đoàn Thị Phương Hải Lớp: Kinh tế lao động 52B
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Giang
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TẠI BAN
QUẢN LÝ QUẢNG TRƯỜNG BA ĐÌNH.
1.1. Tổng quan về Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình.
1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ
Ban quản lý quảng trường Ba Đình là đơn vị sự nghiệp công lập được thành
lập dựa vào việc thực hiện Quyết định số 323/QĐ-TTg ngày 15/10/1975 của Thủ
tướng Chính phủ về tổ chức quản lý Quảng trường Ba Đình, ngày 16/12/1975, Ban
Quản lý Quảng trường Ba Đình được thành lập theo Quyết định số 1465/QĐ-TC
của Uỷ ban Hành chính Thành phố Hà Nội (nay là UBND Thành phố Hà Nội).

Sau gần 20 năm phát triển, thực hiện Quyết định số 930/QĐ-TTg ngày
14/12/1996 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 28/3/1997, UBND Thành phố Hà Nội
đã bàn giao Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình cho Ban Quản lý Lăng Chủ tịch
Hồ Chí Minh quản lý toàn diện. Ngày 08/4/1997, Thành uỷ Hà Nội có Quyết định
số 56/QĐ-TC chuyển giao Đảng bộ cơ sở Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình trực
thuộc Quận uỷ Ba Đình về sinh hoạt với Đảng bộ Đoàn 969 (thuộc Đảng bộ Quân
đội).
Từ đó đến nay, Ban quản lý quảng trường Ba Đình chịu sự quản lý hoàn toàn
của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện nay trụ sở chính của Ban quản
lý quảng trường Ba Đình đóng tại số 36A, Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội.
Chức năng của Ban quản lý quảng trường Ba Đình: Bảo dưỡng, sửa chữa hè
đường, thoát nước trong khu vực Quảng trường, chăm sóc cây cỏ, vườn hoa và
trồng cây trong Quảng trường theo thiết kế; quản lý các công trình thuộc hai khu
Tập kết nhân dân vào Lăng viếng Bác; đảm bảo công tác vệ sinh hàng ngày ở khu
vực Lăng, Quảng trường
1.1.2. Hoạt động của Ban quản lý quảng trường Ba Đình.
Với chức năng và nhiệm vụ như trên, các hoạt động chính của Ban quản lý
Quảng trường Ba Đình như sau:
9
SV: Đoàn Thị Phương Hải Lớp: Kinh tế lao động 52B
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Giang
Hàng năm xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác trình Trưởng ban
Ban Quản lý Lăng và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
Quản lý có hiệu quả, thực hiện tốt việc duy trì, chăm sóc vườn hoa, cây xanh,
cây cảnh, thảm cỏ và bảo đảm vệ sinh môi trường; cải tạo, duy tu, sửa chữa hệ
thống hè đường, thoát nước khu vực Lăng, Quảng trường Ba Đình, Đài tưởng niệm
các Anh hùng liệt sĩ, Khu đón tiếp nhân dân, vườn Kính Thiên và vườn ươm cây
Phú Thượng.
Tổ chức sản xuất cây hoa, cây cảnh, vòng hoa, lẵng hoa, biểu tượng bảo đảm

số lượng, chất lượng, tiến độ kịp thời phục vụ nhiệm vụ trang trí thường xuyên và
đột xuất khu vực theo kế hoạch được duyệt.
Chủ động tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học và đề xuất giải pháp thuộc
lĩnh vực chuyên môn về thổ nhưỡng, cây trồng, nhân giống, chiết ghép phục vụ
nhiệm vụ chính trị được giao.
Tổ chức tiếp nhận, chăm sóc và giới thiệu các loại cây hoa, cây cảnh do các
tổ chức và cá nhân trao tặng phục vụ việc trang trí tại khu vực Lăng và Quảng
trường Ba Đình.
Thực hiện tư vấn, liên kết, hợp tác dịch vụ về lĩnh vực cây hoa, cây cảnh; tổ
chức một số hoạt động liên doanh, liên kết cung cấp các dịch vụ phục vụ nhân dân
trong nước và khách quốc tế đến Lăng viếng Bác và tham quan khu vực.
Quản lý tổ chức, biên chế; bố trí, sử dụng hợp lý, có hiệu quả đội ngũ công
chức, viên chức, người lao động theo đúng quy định của pháp luật và phân cấp quản
lý của Ban Quản lý Lăng; thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ tiền lương và các
chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức,
người lao động thuộc thẩm quyền quản lý.
Thực hiện lập, quản lý, sử dụng có hiệu quả kinh phí, tài sản và các nguồn
lực khác được giao theo quy định của pháp luật.
Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo thường kỳ và đột xuất về hoạt
động của Ban theo quy định của pháp luật và yêu cầu của cơ quan cấp trên.
10
SV: Đoàn Thị Phương Hải Lớp: Kinh tế lao động 52B
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Giang
1.1.3. Kết quả hoạt động của Ban quản lý quảng trường Ba Đình.
Kể từ khi được thành lập đến nay, giữa bộn bề khó khăn, tập thể cán bộ nhân
viên Ban quản lý Quảng trường Ba Đình luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, nổ lực để
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trong đó Ban đã nhận được nhiều thành tích
đáng ghi nhận.
Năm 1980, Ban vinh dự được tặng Huân chương Lao động hạng Ba sau 05

năm xây dựng và phát triển.
Năm 1985, trước yêu cầu nhiệm vụ cần chủ động hơn trong việc cung ứng
cây hoa, cây cảnh phục vụ nhiệm vụ trang trí tại khu vực, Trại ươm cây Phú
Thượng thuộc Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình đã được thành lập. Tổng kết kỷ
niệm 10 thành lập, Ban vinh dự được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.
Trải qua quá trình xây dựng và trưởng thành, với tinh thần khắc phục khó
khăn, đoàn kết nỗ lực hoàn thành tốt, hoàn thành toàn diện nhiệm vụ chính trị mà
Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Ban Quản lý Lăng giao, năm 2000, Ban Quản lý
quảng trường Ba Đình vinh dự được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.
Năm 2009 được tặng Cờ Thi đua của Chính phủ và nhân dịp kỷ niệm 35 năm
ngày thành lập cơ quan và cùng thời gian này Ban đã vinh dự nhận được Huân
chương Độc lập hạng Ba, ghi nhận những đóng góp của tập thể công chức, viên chức,
người lao động vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
2.2. Một số đặc điểm và nhân tố tác động tới hoạt động phân tích công việc tại
Ban quản lý quảng trường Ba Đình.
2.2.1. Một số đặc điểm của Ban quản lý quảng trường Ba Đình tác động tới hoạt
động Phân tích công việc
2.2.1.1. Loại hình tổ chức.
Ban quản lý quảng trường Ba Đình là một đơn vị sự nghiệp công lập, do đó số
lượng công việc mà toàn bộ cán bộ, nhân viên ở đây đảm nhận được quản lý theo vị
trí việc làm theo nghị định số 41/2012/NĐ-CP. Từ đó dẫn tới hoạt động phân tích
công việc tại Ban quản lý quảng trường Ba Đình cũng dựa trên việc thống kê và phân
tích vị trí việc làm hiện nằm trong quyền hạn của Ban. Các văn bản là sản phẩm của
PTCV cũng được viết cho từng vị trí việc làm.
11
SV: Đoàn Thị Phương Hải Lớp: Kinh tế lao động 52B
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Giang
2.2.1.2. Cơ cấu tổ chức, lao động
Trong cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình bao gồm các

quan hệ công tác:
Quan hệ công tác chỉ đạo - thừa hành:
Các Phó Trưởng ban giúp việc phụ trách từng lĩnh vực công tác do Trưởng
ban phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về nhiệm
vụ được phân công. Các Phó Trưởng ban phải chấp hành sự chỉ đạo và phân công
của Trưởng ban.
Các Phòng, Đội chức năng thực hiện nhiệm vụ được Trưởng ban phân công.
Các Phòng, Đội phải chấp hành sự chỉ đạo của Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban
được Trưởng ban ủy quyền theo lĩnh vực phụ trách.
Chính đặc điểm quan hệ công tác chỉđạo – điều hành trong cơ cấu tổ chức
đã ảnh hưởng tới các mối quan hệ giữa các cấp, các bộ phận trong hoạt động PTCV
cụ thể: Hoạt động PTCV tại Ban quản lý quảng trường Ba Đình chịu sự chỉ đạo và
phân công trực tiếp của Lãnh đạo Ban tới các phòng, đội
Quan hệ phối hợp công tác:
Các Phòng, Đội phối hợp, hiệp đồng thống nhất với nhau theo từng lĩnh vực
công tác đã được phân công để thực hiện nhiệm vụ của Phòng, Đội mình và nhiệm
vụ chung của cơ quan.
Các Phòng thực hiện chức năng hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ đối với
các Phòng, Đội khác theo lĩnh vực công tác đã được phân công.
Do mối quan hệ phối hợp công tác nên các đơn vị trực thuộc BQL gồm 3
phòng: phòng TC – HC, phòng KHTH, phòng TVvà 3 đội gồm đội CHCC, đội
ƯCPT, đội VSMT thuộc BQL Quảng trường Ba Đình phải có sự hợp tác và phối
hợp với nhau trong quá trình tiến hành PTCV từ việc xây dựng quy trình đến việc
thực hiện các bước quy trình. Trong đó phòng TC – HC xây dựng quy trình sau đó
phổ biến và hướng dẫn thực đến các phòng, đội khác trong đơn vị.
Về cơ cấu lao động thì hiện nay Ban quản lý quảng trường Ba Đình có tổng
cộng 183 công chức, viên chức và nhân viên, phân chia theo tính chất các vị trí việc
làm thuộc quyền hạn do Ban quản lý thì bao gồm 2 bộ phận đó là lao động trực tiếp
và lao động gián tiếp với số lượng cụ thể được thể hiện trong bảng sau:
12

SV: Đoàn Thị Phương Hải Lớp: Kinh tế lao động 52B
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Giang
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động tại Ban quản lý quảng trường Ba Đình
phân theo tính chất.
Phân loại Số lượng (Người) Tỉ lệ (%)
Lao động gián tiếp 54 29.5
Lao động trực tiếp 129 70.5
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp phòng tổ chức – hành chính năm 2013)
Do bao gồm cả hai bộ phận lao động với trình độ của người lao động và môi
trường làm việc khác nhau nên ảnh hưởng tới mẫu phiếu khảo sát thu thập thông tin
dùng trong PTCV được sử dụng tại đây. Cụ thể, hiện nay có hai mẫu phiếu khảo sát
đang được sử dụng cho hai nhóm lao động đang làm việc tại BQL Quảng trường Ba
Đình với cách tiếp cận người lao động khác nhau. Đối với lao động trực tiếp câu hỏi
cụ thể, chi tiết dễ hiểu hơn, nhiều câu hỏi với câu trả lời là lựa chọn hơn.
2.2.2. Một số nhân tố tác động tới hoạt động phân tích công việc tại Ban quản lý
quảng trường Ba Đình.
2.2.2.1. Bộ phận quản lý nguồn nhân lực
Bộ phận QLNL tại BQL Quảng trường Ba Đình là bộ phận đóng vai trò quan
trọng trong hoạt động PTCV, do đó cả số lượng và chất lượng bộ phận QLNL tại đây
có ảnh hưởng trực tiếp tới PTCV, từ việc thiết kế quy trình PTCV, đến việc thực hiện
quy trình này trong thực tế. Hiện nay phòng tổ chức – hành chính tại Ban quản lý
quảng trường Ba Đình có 04 người chuyên trách về mảng quản lý nhân lực, là một
con số tương đối phù hợp với 183 lao động đang làm việc tại BQL. Trong đó Phòng
đã phân công một cán bộ phụ trách về hoạt động PTCV, là một chuyên viên đã có
trình độ thạc sĩ quản lý nguồn nhân lực.
Nhờ có một đội ngũ cán bộ QLNNL đủ về số lượng, có trình độ và có sự phân
công người chuyên trách, do đó hoạt động PTCV tại BQL được thiết kế và tiến hành
tuần tự theo một quy tŕnh khoa học gồm 4 bước, mẫu phiếu khảo sát dùng trong bước
thu thập thông tin được thiết kế cho hai nhóm LĐ là LĐ trực tiếp và LĐ gián tiếp khá

rõ ràng và tương đối đầy đủ. Tuy nhiên nội dung của bảng hỏi trong PTCV vẫn thiếu
những câu hỏi về các tiêu chí để xác định công việc được hoàn thành, đây sẽ là phần
13
SV: Đoàn Thị Phương Hải Lớp: Kinh tế lao động 52B
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Giang
nội dung dùng trong việc viết Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc, một sản phẩm mà
BQL Quảng trường Ba Đình chưa có.
2.2.2.2. Trình độ của đội ngũ cán bộ, nhân viên đang làm việc tại Ban Quản lý
Quảng trường Ba Đình.
Tham gia vào PTCV tại BQL Quảng trường Ba Đình bao gồm toàn bộ cán bộ,
nhân viên đang làm việc tại Ban với những vai trò khác nhau trong hoạt động này. Vì
thế mức độ hiểu biết về hoạt động PTCV của nhân viên tại BQL quảng trường Ba
Đình sẽ ảnh hưởng tới thái độ của nhân viên cũng như chất lượng thông tin mà người
lao động cung cấp phục vụ hoạt động này.
Theo khảo sát thực tế, bộ phận LĐ gián tiếp tại Ban nắm rõ mục đích, ý nghĩa
của PTCV, vì thế có thái độ rất tích cực với hoạt động này. Tuy nhiên cũng qua khảo
sát thực tế thì một bộ phận không nhỏ lao động trực tiếp tại Ban quản lý quảng trường
Ba Đình có mức hiểu biết còn hạn chế về PTCV. Do đó đã làm ảnh hưởng không tốt
tới hoạt động PTCV đã được tiến hành, họ không hồ hởi nhiệt tình tham gia hoạt
động PTCV do Ban tiến hành. Cụ thể kết quả chung cho câu trả lời về mức độ hiểu
biết đối với mục đích của PTCV thì kết quả thu được ở bảng dưới đây:
Bảng 2.2. Tổng hợp mức độ hiểu biết về mục đích PTCV của lao động tại BQL
quảng trường Ba Đình.
Lựa chọn Số lượng (Người) Tỷ lệ
Rất rõ ràng 18 27.69
Tương đối rõ ràng 14 21.54
Bình thường 15 23.08
Một phàn 17 27.68
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế bằng bảng hỏi)

Qua bảng số liệu trên cho thấy số người chưa nắm rõ về mục đích của PTCV chiếm
32/62 ý kiến từng tham gia vào PTCV tại BQL Quảng trường Ba Đình trong tổng số
65 người được hỏi. Đây là một con số khá lớn, vì chưa nắm rõ thông tin nên dẫn tới
thái độ tích cực tham gia cũng chưa cao và thông tin thu được chưa được đầy đủ.
2.2.2.3 Quan điểm của lãnh đạo Ban quản lý quảng trường Ba Đình.
Ban lãnh đạo BQL Quảng trường Ba Đình đã ý thức được tầm quan trọng của
của PTCV đối với hoạt động của Ban, do đó đã yêu cầu phòng tổ chức – hành chính
triển khai thực hiện hoạt động, đồng thời ban hành quyết định về nhiệm vụ của các
14
SV: Đoàn Thị Phương Hải Lớp: Kinh tế lao động 52B
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Giang
phòng ban, đội khác trực thuộc BQL trong quá trình triển khai PTCV. Cụ thể kế
hoạch do BQL Quảng trường Ba Đình ban hành ngày 04/05/2013 quy định về trách
nhiệm của các bộ phận như sau:
Phòng tài vụ có nhiệm vụ:
Nghiên cứu trình Lãnh đạo Ban phương án hỗ trợ kinh phí bảo đảm hoạt động
của Ban soạn thảo, Tổ biên tập trong quá trình xây dựng Đề án vị trí việc làm năm
2014.
Phối hợp với Phòng Tổ chức - Hành chính phục vụ hoạt động của Ban soạn
thảo, Tổ biên tập.
Các phòng, đội khác:
Phối hợp với Ban soạn thảo, Tổ biên tập thực hiện các nội dung theo yêu cầu
của thực tế tại đơn vị.
Phối hợp với Phòng Tổ chức - Hành chính trong việc thống kê, phân tích,
đánh giá các dữ liệu có liên quan phục vụ hoạt động.
Chính việc ý thức được tầm quan trọng PTCV của Ban lãnh đạo BQL Quảng
trường Ba Đình là nhân tố giúp PTCV tại BQL đã được tiến hành với tất cả số vị trí
việc làm hiện có. Đồng thời lãnh đạo Ban đã tham gia chỉ đạo và giám sát thực hiện
giúp hoạt động PTCV tại đây được tiến hành đúng tiến độ theo đúng kế hoạch đề ra.

2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động phân tích công việc tại Ban Quản lý Quảng
trường Ba Đình.
2.3.1.Xác định các công việc phân tích.
Thực hiện kế hoạch số KH402/QTBD ban hành ngày 25/11/2011 về kế hoạch
xây dựng Đề án xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức, viên chức theo ngạch.
Ban quản lý quảng trường Ba Đình đã tiến hành xây dựng đề án mẫu, sau đó ngày
04/05/2013 Trưởng BQL quảng trường Ba Đình đã ban hành Kế hoạch số 136/KH-
BQLQT về việc xây dựng Đề án vị trí việc làm năm 2014, hoàn thành và phê duyệt
trước ngày 30/06/2013 xác định số vị trí việc làm hiện có tại BQL quảng trường Ba
Đình.
Sau khi đề án được hoàn thành và phê duyệt, BQL quảng trường Ba Đình đã
tiến hành cho tiến hành xây dựng danh mục vị trí việc làm hiện có tại Ban và từ đó
PTCV cho từng vị trí việc làm. Như vậy việc xác định các công việc cần phân tích
15
SV: Đoàn Thị Phương Hải Lớp: Kinh tế lao động 52B
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Giang
được dựa trên việc xác định số vị trí việc làm. Đầu tiên ban thống kê số công việc
theo chức năng, quyền hạn của Ban quản lý quảng trường Ba Đình, sau đó phân
nhóm công việc và xây dưng danh mục vị trí việc làm hiện có.
Đây là một lợi thế giúp có thể xác định đủ số công việc cần phân tích. Với 183
lao động thì hiện nay tổng số vị trí việc làm của Ban quan lý quảng trường Ba Đình
như sau:
Bảng 2.3. Thống kê danh mục việc làm hiện nay tại Ban quản lý quảng trường
Ba Đình.
Phòng/ đội Vị trí việc làm Số lượng Mã số
Lãnh đạo Ban Trưởng Ban QL quảng trường BĐ 01 LĐ– 01
Phó trưởng BQL quảng trường BĐ 02 LĐ – 02
Phòng tổ chức – hành
chính

Trưởng phòng tổ chức hành chính 01 TC –01
Phó trưởng phòng TC – HC 01 TC–02
Chuyên viên 02 TC – 03
Kế toán tiền lương 01 TC – 04
Nhân viên hành chính 01 TC – 05
Nhân viên y tế 01 TC – 06
Nhân viên văn thư 01 TC – 07
Nhân viên đánh máy 01 TC – 08
Nhân viên phục vụ 01 TC – 09
Nhân viên phục vụ bếp ăn 01 TC – 10
Nhân viên bảo vệ 02 TC – 11
Nhân viên lái xe cơ quan 01 TC – 12
Kĩ thuật viên 01 TC – 13
Công nhân bảo vệ 03 TC – 14
Phòng tài vụ Trưởng phòng tài vụ 01 TV – 01
Kế toán tổng hợp 01 TV – 02
Kế toán viên 02 TV – 03
Phòng kế hoạch – tổng
hợp
Trưởng phòng KH –TH 01 KH – 01
Phó trưởng phòng 01 KH– 02
Kế toán viên 01 KH – 03
Kỹ sư 03 KH – 04
Chuyên viên 03 KH – 05
Kỹ thuật viên 02 KH – 06
Cán sự 02 KH – 07
Đội hoa cây cảnh Đội trưởng đội hoa cây cảnh 01 ĐH – 01
Đội phó đội hoa cây cảnh 02 ĐH – 02
Kĩ sư nông nghiệp 03 ĐH – 03
16

SV: Đoàn Thị Phương Hải Lớp: Kinh tế lao động 52B
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Giang
Công nhân cắt cỏ máy 05 ĐH – 04
Công nhân công viên 40 ĐH – 05
Công nhân lái xe 02 ĐH – 06
Nhân viên bảo vệ 05 ĐH – 07
Đội vệ sinh môi
trường
Đội trưởng đội VSMT 01 VS – 01
Đội phó đội VSMT 02 VS – 02
Công nhân quét rác 34 VS – 03
Công nhân cống ngầm 08 VS – 04
Công nhân vệ sinh công cộng 06 VS – 05
Công nhân lái xe 01 VS – 06
Đội ƯCPT Đội trưởng đội ƯCPT 01 ƯC – 01
Đội phó đội ƯCPT 01 ƯC – 02
Công nhân công viên 30 ƯC – 03
Tổng 183 42
(Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính).
Hiện ban Quản lý Quảng trường Ba Đình có 3 phòng và 3 đội trực thuộc ban,
kết quả thống kê vị trí việc làm vào cuối tháng 12/2012 thì toàn bộ cơ quan có 42 vị
trí việc làm, trong đó Ban quản lý Quảng trường Ba Đình đã tiến hành PTCV đối với
tất cả số vị trí việc làm hiện có tại cơ quan. Đây là một việc làm mà rất ít, cơ quan
nhà nước hiện nay thực hiện được, có thể nói đây là một đơn vị tiêu biểu thực hiện tốt
việc thống kê danh mục vị trí việc làm và cho tiến hành PTCV hiện có tại đơn vị
mình làm cơ sở cho hoạt động cải cách hành chính. Là một đơn vị đi đầu mà nhiều cơ
quan, đơn vị công khác cần học tập.
2.3.2. Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin
Hiện nay, tại Ban quản lý quảng trường Ba Đình đang tiến hành thu thập thông

tin để PTCV bằng phương pháp sử dụng bảng hỏi (phiếu điều tra).
Ưu điểm của việc sử dụng bảng hỏi là tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí một
lúc có thể thu thập thông tin từ nhiều người.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là người nghiên cứu không tiếp
xúc trực tiếp với người lao động nên dễ gây ra tình trạng hiểu nhầm ý câu hỏi, đồng
thời cả người tham gia cung cấp thông tin và cả người quản lý sẽ không có nhiều,
cũng như đầu tư nhiều thời gian xử lý bản câu hỏi. Bên cạnh đó, hiệu quả của họat
động PTCV sẽ phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của bảng câu hỏi được sử dụng trong
thu thập thông tin.
17
SV: Đoàn Thị Phương Hải Lớp: Kinh tế lao động 52B
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Giang
Cụ thể tại Ban quản lý quảng trường Ba Đình có hai loại bảng hỏi đang được
sử dụng trong hoạt động PTCV là bảng hỏi dành cho lao động gián tiếp và bảng hỏi
dành cho lao động trực tiếp.
Bảng hỏi cho lao động gián tiếp bao gồm 13 nội dung lớn, trong mỗi nội dung
lớn gồm nhiều nội dung nhỏ hơn, tương đối chi tiết. Tuy nhiên lao động gián tiếp
trong đó rất nhiều người đảm nhiệm nhiều vị trí việc quản lý, thực hiện những công
việc rất khó lượng hóa nên việc sử dụng bảng hỏi sẽ không thể tìm hiểu sâu vào công
việc mà lao động này đảm nhận. Nếu chỉ phát bảng hỏi để nhóm đối tượng này điền
hoàn thành, mà không có sự tiếp xúc, trao đổi giữa người thu thập thông tin với lao
động gián tiếp nhiều khi vì ngại ghi chép, hoặc vì một số lý do khác khiến người hoàn
thành bảng hỏi không thể điền hết các công việc một cách chi tiết dẫn tới câu trả lời
sẽ không đầy đủ.
Bảng hỏi thu thập thông tin đối với LĐ trực tiếp bao gồm 14 câu hỏi. Những
LĐ trực tiếp tại Ban quản lý hiện nay chủ yếu là công nhân sản xuất tại các đội, trình
độ không đòi hỏi cao tuy nhiên qua việc xem xét phiếu khảo sát giành cho lao động
trực tiếp hiện nay, có thể thấy một số câu hỏi trong phiếu khảo sát sẽ khó hiểu đối với
họ, một số câu hỏi trong phiếu có thể lựa chọn nhiều nội dung, tuy nhiên trong phiếu

không ghi rõ, điều này sẽ khiến thông tin thu được sẽ không đầy đủ và bị sai lệch. Ví
dụ như trích câu số 11.1 trong bảng hỏi PTCV cho lao động trực tiếp như sau:
Điều kiện làm việc 1 2 3 Điều kiện làm việc 1 2 3
Các chất hóa học Thiếu không gian làm việc
Lạnh Độ ẩm
Bụi, rác Tiếng ồn
Dầu,mỡ Xăng
Ánh sáng không đủ Hơi nóng
Thông gió không đủ Tư thế không thoải mái
Khác:
(Nguồn: Bảng hỏi PTCV dành cho lao động trực tiếp của phòng tổ chức – hành
chính BQL quảng trường Ba Đình)
Đối với câu này nếu không được giải thích các số 1, 2, 3 ở trên là như thế nào, người
lao động sẽ không hiểu rõ được.
18
SV: Đoàn Thị Phương Hải Lớp: Kinh tế lao động 52B
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Giang
Và câu hỏi liên quan về phẩm chất của người thực hiện công việc, đó là: “Xin hãy chỉ
ra các đặc điểm cá nhân (phẩm chất) mà người lao động đảm nhiệm chức danh như
Anh/Chị cần phải có?
Chi tiết: Nhận xét của người quản lý:
Đối với câu hỏi như thế này cần đưa ra một số phương án lựa chọn các phẩm
chất cụ thể, sau đó có thêm một lựa chọn khác để người lao động liệt kê thêm. Ví dụ
các lựa chọn có thể đưa ra như sau:
 Cẩn thận, tỉ mỉ
 Trung thực
 Chăm chỉ
 Sáng tạo
Khác (xin ghi rõ):…

Nhận xét của quản lý
Bởi vì với người lao động trực tiếp đôi khi họ rất ngại phải viết nhiều để hoàn
thành, hoặc có thể việc suy nghĩ sẽ không hết ý, từ đó dẫn tới câu trả lời được đưa ra
không đầy đủ.
Ngoài ra đối với nhóm lao động trực tiếp nếu chỉ dùng phiếu khảo sát thì chỉ
nhận được thông tin phản hồi một chiều từ phía người lao động, đôi khi việc không
suy nghĩ kĩ càng trước và hiểu rõ nội dung câu hỏi sẽ dẫn tới việc lựa chọn đáp án
không đúng với thực tế công việc khiến thông tin thu được là không chính xác. Bởi
theo kết quả điều tra thực tế để đánh giá hiệu quả hoạt động phân tích công việc tại
BQL quảng trường Ba Đình với câu hỏi: về thái độ căn nhắc suy nghĩ để đưa ra câu
trả lời cho mỗi câu hỏi đối với người lao động thì kết quả thu được như sau:
Bảng 2.4. Thống kê kết quả câu trả lời về việc suy nghĩ trước khi đưa ra câu trả
lời của người lao động
Lựa chọn Số lao động (Người) Tỉ lệ (%)
Suy nghĩ và cân nhắc kĩ lưỡng 20 30.78
Tương đối được suy nghĩ kĩ 28 43.07
Có nhiều lựa chọn và trả lời theo cảm tính 17 26.15
(Nguồn: Tổng hợp điều tra thực tế bằng bảng hỏi)
Như vậy số lượng lao động chưa suy nghĩ kĩ trước khi đưa ra câu trả lời hoặc
lựa chọn đang còn tương đối khá lớn, đặc biệt ở nhóm lao động trực tiếp bởi họ chưa
19
SV: Đoàn Thị Phương Hải Lớp: Kinh tế lao động 52B
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Giang
nắm được tầm quan trọng của phân tích công việc, dẫn tới họ có tâm lý cảm thấy mất
thời gian cho việc đầu tư thời gian điền phiếu khảo sát. Qua đó cho thấy việc phổ
biến để người lao động nắm được thế nào là phân tích công việc và vai trò của nó là
một vấn đề đang còn thiếu và cần được quan tâm.
Đồng thời trong nội dung của cả hai mẫu phiếu khảo sát dùng cho hai nhóm
LĐ thì vẫn chưa có nhóm câu hỏi về việc kết quả công việc được kiểm tra và thừa

nhận như thế nào, và tiêu chí gì để đánh giá rằng người lao động đã hoàn thành công
việc. Đây là nhóm câu hỏi có nội dung phục vụ việc viết bản tiêu chuẩn thực hiện CV
sau này, thiếu hụt nhóm câu hỏi có nội dung xác định kết quả của công việc dẫn tới
việc hiện nay BQL Quảng trường Ba Đình chưa bản tiêu chuẩn thực hiện công việc.
2.3.3. Tiến hành thu thập thông tin
Sau khi hoàn thành thiết kế phiếu khảo sát là bảng hỏi, bảng hỏi được xây dựng
hoàn chỉnh sẽ được chuyển đến trưởng các bộ phận tức là trưởng các phòng, đội phát
cho nhân viên của phòng, đội mình. Nhân viên hoàn thành và sau đó nộp lại cho
người quản lý. Trong suốt thời gian nhân viên hoàn thành bảng hỏi, không có sự tiếp
xúc, trao đổi giữa người quản lý bộ phận và bộ phận Quản lý Nhân lực với nhân viên.
Như vậy có thể thấy phương pháp thu thập thông tin trong PTCV hiện nay tại
BQL Quảng trường Ba Đình thiếu đi sự tương tác hai chiều là từ cấp trên xuống cấp
dưới và ngược lại. Trong lúc thu thập thông tin thì cán bộ quản lý trực tiếp các bộ
phận cùng với bộ phận quản lý nhân lực của cơ quan không có sự tiếp xúc với nhân
viên, để có sự hỗ trợ thêm thông tin và giải quyết các thắc mắc, chưa rõ trong các câu
hỏi. Và đặc biệt, người lao động trước khi hoàn thành bảng hỏi chưa nắm được rõ
mục đích, tầm quan trọng của hoạt động phân tích công việc. Cụ thể với câu hỏi điều
tra về đối tượng cần tham gia vào hoạt động PTCV đượcđưa ra nhằm phục vụ cho bài
nghiên cứu này thì kết quả thu được như sau:
20
SV: Đoàn Thị Phương Hải Lớp: Kinh tế lao động 52B
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Giang
Bảng 2.5. Thống kê ý kiến của lao động về đối tượng tham gia vào hoạt động
PTCV
Câu trả lời Số ý kiến (người) Tỷ lệ (%)
Chỉ mình cán bộ QL nguồn NL 15 23.07
Cán bộ QL NNL và các trưởng, phó phòng/đội 30 46.15
Tất cả lao động trong tổ chức 20 30.78
(Nguồn: Tổng hợp điều tra thực tế bằng bảng hỏi).

Như vậy tỉ lệ số ý kiến được hỏi cho rằng đối tượng tham gia vào hoạt động
PTCV chỉ mình cán bộ quản lý nguồn nhân lực là 23,07%, cùng với đó là số ý kiến cho
rằng chỉ cần cán bộ QLNNL và các trưởng, phó phòng/đội là 46.15%. Qua đó chứng tỏ
rằng mức độ nhận thức của người lao động tại Ban quản lý quảng trường Ba Đình về
trách nhiệm đối với hoạt động PTCV còn hạn chế, đặc biệt là nhóm LĐ trực tiếp.
Bên cạnh đó kết quả trả lời cho câu hỏi về mức độ hiểu biết mục đích của hoạt động
PTCV thì kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.2 trang 14 phía trước cũng cho thấy số
lượng người lao động tại BQL quảng trường Ba Đình chỉ hiểu một phần về mục đích
của hoạt động PTCV đang còn khá lớn trong số ý kiến được hỏi chiếm 27.68% tổng
số câu trả lời. Do chưa nắm rõ mục đích PTCV cũng như quyền lợi và nghĩa vụ khi
tham gia vào hoạt động này nên tinh thần tích cực, tự giác tham gia của người lao
động là chưa cao. Cùng với đó là chất lượng thông tin người LĐ cung cấp bị giảm sút
hơn so với tiềm năng thực tế mà người LĐ có thể đưa ra.
Vì thế qua hai bảng số liệu trên cho thấy việc phổ biến, truyền thông về quyền
lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động về hoạt động PTCV và mục đích của
hoạt động này là một việc cần thiết được tiến hành tại BQL Quảng trường Ba Đình
trước khi tiến hành PTCV
2.3.4. Tổng hợp thông tin.
2.3.4.1. Kiểm tra và chuẩn hóa thông tin.
Sau khi các phiếu khảo sát được hoàn thành sẽ được nộp lại cho người quản
lý, bên cạnh các câu trả lời của người lao động sẽ có ý kiến của người quản lý. Điều
này sẽ giúp thông tin được chuẩn hóa lại mang tính chính xác cao hơn. Đây là một
yếu tố góp phần nâng cao chất lượng của thông tin.
21
SV: Đoàn Thị Phương Hải Lớp: Kinh tế lao động 52B
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Giang
Tuy nhiên, đối với những phòng đội, đặc biệt là các đội thì số nhân viên trong
đội là lao động trực tiếp khá lớn mà chỉ giao cho mình đội trưởng cho ý kiến bên
cạnh câu trả lời của người lao động không tránh khỏi tình trạng việc xem xét lại chỉ là

xem phiếu có hợp lệ hay không mà không xem các thông tin thu thập được đã hợp lý
hoặc là các câu trả lời đã đầy đủ hay chưa, có cần bổ sung thêm gì không. Điều này
sẽ khiến cho kết quả thông tin thu được và tổng hợp lại có thể mang độ chính xác và
tin cậy không cao. Mà trước đó, sẽ có khá nhiều nhân viên, đặc biệt là lao động trực
tiếp chưa có sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ về hoạt động phân tích công việc.Vì thế
việc người quản lý cần phải kiểm tra các câu trả lời để bổ sung những thông tin còn
thiếu, điều chỉnh những thông tin sai lệch là một việc làm cần thiết.
Hơn nữa việc không chuẩn hóa lại thông tin sẽ khiến khó khăn cho việc viết
bản tiêu chuẩn công việc, một sản phẩm cơ bản của phân tích công việc nhưng hiện
tại lại chưa có tại Ban quản lý quảng trường Ba Đình. Hệ lụy của việc chưa có bản
tiêu chuẩn thực hiện công việc khiến cho việc đánh giá thực hiện CV của người lao
động sẽ không chính xác, một hiện trạng phổ biến ở BQL quảng trường Ba Đình nói
riêng và các tổ chức công của Việt Nam nói chung.
2.3.4.2. Tập hợp thông tin.
Sau khi hoàn thành phiếu điều tra, người lao động sẽ nộp cho người quản lý kí
nhận, bên cạnh các nội dung do chính người lao động trả lời là các ô nêu ý kiến của
người quản lý. Tuy nhiên thực tế hiện nay gần như bảng hỏi thu về người quản lý chỉ
phê duyệt mà không có ý kiến nhận xét, bổ sung hay điều chỉnh về nội dung.
Sau khi phiếu khảo sát được các bộ phận thu về, các trưởng, phòng/đội sẽ tổng
hợp kết quả và báo cáo tổng hợp về cho phòng tổ chức – hành chính. Như vậy phòng
tổ chức hành chính nhận được bản kết quả đã tổng hợp chứ không phải bản thông tin
thô thu được, mà kết quả này trước đó vẫn còn một số nội dung chưa được kiểm tra kĩ
càng và bổ sung từ đó dẫn tới việc kiểm tra để kí phê duyệt thông qua văn bản mô tả
công việc cũng như bản phân công nhiệm vụ của nhân viên các phòng, đội trình lên
không đầy đủ và chưa thực sự được sát thực tế.
Kết quả thông tin sau khi tổng hợp sẽ được các trưởng phòng, đội sử dụng để
viết bản mô tả công việc hoặc bản phân công nhiệm vụ thường xuyên cho các vị trí
việc làm thuộc quyền hạn quản lý của đơn vị mình.
22
SV: Đoàn Thị Phương Hải Lớp: Kinh tế lao động 52B

23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Giang
2.3.5. Các sản phẩm của phân tích công việc
2.3.5.1. Bản mô tả công việc
Sản phẩm quan trọng nhất của hoạt động PTCV là bản mô tả công việc, Thực
hiện Kế hoạch số 402/KH-QTBĐ ngày 25/11/2011 của BQL Quảng trường Ba Đình
về việc xây dựng Đề án xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch viên chức
Ban đã thành lập Ban soạn thảo, giao nhiệm vụ trực tiếp cho Tổ biên tập xây
dựng đề cương Đề án và đã cơ bản hoàn thành, riêng đối với nội dung xây dựng các
Bản mô tả công việc có liên quan trực tiếp đến trách nhiệm của Trưởng các Phòng,
Đội trực thuộc. Trong kế hoạch này có một số nội dung cụ thể như sau:
Trưởng ban Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình yêu cầu:
Trưởng phòng Phòng Tổ chức - Hành chính xây dựng Bản mô tả công việc
đối với các vị trí: Lãnh đạo Ban; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Phòng Tổ chức -
Hành chính; Viên chức, nhân viên thuộc Phòng Tổ chức - Hành chính; Nhân viên
vảo vệ thuộc Ban.
Trưởng phòng Phòng Tài vụ xây dựng Bản mô tả công việc đối với các vị trí:
Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Phòng Tài vụ; Viên chức, nhân viên thuộc Phòng
Tài vụ; Nhân viên thống kê - kế toán thuộc các Đội.
Trưởng phòng Phòng Kế hoạch - Tổng hợp xây dựng Bản mô tả công việc đối
với các vị trí: Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Phòng Kế hoạch - Tổng hợp; Viên
chức, nhân viên thuộc Phòng Kế hoạch - Tổng hợp; Công nhân lái xe; Kỹ thuật viên
thuộc các Đội.
Đội trưởng các Đội xây dựng Bản mô tả công việc đối với các vị trí: Đội
trưởng, Phó Đội trưởng của Đội mình.
Bà Nguyễn Thị Hoàng Dung - Kỹ sư Phòng Kế hoạch - Tổng hợp xây dựng
Bản mô tả công việc đối với các vị trí: Công nhân công viên (sản xuất và duy trì); Công
nhân quét rác; Công nhân vệ sinh công cộng; Công nhân cống ngầm thuộc các Đội.
Như vậy, tại BQL đã có sự phân công rõ ràng từng cá nhân, từng bộ phận trong
việc viết bản MTCV, điều này sẽ làm tăng tinh thần, trách nhiệm của những cá nhân có

liên quan. Cụ thể, mẫu bản mô tả công việc chung đang được sử dụng hiện nay
tạiQuản lý Quảng trường Ba Đình:
23
SV: Đoàn Thị Phương Hải Lớp: Kinh tế lao động 52B
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Giang
BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC
Chức danh:… Mã số công việc:…
Đơn vị:… Người quản lý trực tiếp:…
1. MỤC ĐÍCH

2.NHIỆM VỤ


3.YÊU CẦU
Trình độ

Kiến thức

Kĩ năng

Kinh nghiệm làm việc

Phẩm chất cá nhân

4. HOẠT ĐỘNG TRAO ĐỔI THÔNG TIN VÀ BÁO CÁO

5. TRÁCH NHIỆM GIÁM SÁT VÀ QUẢN LÝ

6. QUYỂN HẠN


7. ĐIỀU KIỆN VÀ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC

8. KÝ TÊN
Trưởng đơn vị Phòng tổ chức hành chính
Hà Nội, ngày…tháng…năm…
Thủ trưởng cơ quan
Qua việc quan sát mẫu trên có thể nhận thấy, mẫu bản MTCV đã thể hiện đầy
đủ các nội dung lớn của một bản mô tả công việc cần có, nhưng phần yêu cầu đối
với người thực hiện công việc đưa ngay sau nhiệm vụ là chưa hợp lý. Bởi cần mô tả
hết các nội dung của công việc sau đó mới đưa ra yêu cầu mà vị trí việc làm đó đòi
hỏi ở người đảm nhận.
Đồng thời, từ việc phân công trách nhiệm cá nhân trong việc viết bản MTCV
hiện nay tại BQL Quảng trường Ba Đình có thể rút ra một vài nhận xét sau đây:
24
SV: Đoàn Thị Phương Hải Lớp: Kinh tế lao động 52B
25
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Giang
Trưởng phòng ban/ đội nào thì trực tiếp xây dựng bản mô tả công việc cho
phòng, ban đó có ưu điểm là sẽ nắm và hiểu sâu về chuyên môn nghiệp vụ của
ngành nghề đó, tuy nhiên trong đó có các trưởng phòng/ đội không phải là cán bộ
quản lý nhân lực, vì thế bản mô tả công việc sẽ thiếu đi sự chuyên nghiệp và một số
nội dung khác.
Đặc biệt việc viết bản mô tả công việc cho nhân viên, công nhân các đội
được giao cho trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, sẽ gây nên tình trạng người viết
vừa không bám sát được công việc thực tế, lại không được đào tạo về quản lý nhân
lực, dẫn tới việc chất lượng của bản mô tả công việc không được cao. Vì thế khi
được hỏi: “Ông/ bà nhận thấy bản mô tả công việc hoặc bản phân công nhiệm vụ
thường xuyên đã phản ánh đầy đủ những nhiệm vụ, yêu cầu công việc hiện nay của
mình như thế nào?”, câu trả lời cụ thể như sau:

Bảng 2.6. Tổng hợp nhận xét về nội dung của bản mô tả công việc
Câu trả lời Số lượng (Người) Tỷ lệ (%)
Rất đầy đủ 10 15.38
Tương đối đầy đủ 17 26.15
Bình thường 28 43.08
Còn thiếu nhiều 10 15.42
Từ bảng 2.6 có thể nhận thấy số lượng lao động chưa hài lòng với bản mô tả
công việc hoặc bản phân công nhiệm vụ đối với vị trí việc làm mà mình đang đảm
nhận vẫn đang còn khá nhiều.
Ngoài ra, có những vị trí việc làm chưa có bản mô tả công việc mà mới chỉ
có bản phân công nhiệm vụ thường xuyên. Văn bản này có tính chất giống bản
MTCV, nhưng không phản ánh đầy đủ nội dung của một bản MTCV
Cụ thể qua quan sát ví dụ về bản phân côngnhiệm vụ thường xuyên cho vị
trí nhân viên phục vụ bếp sau đây:
BAN QUẢN LÝ
QUẢNG TRƯỜNG BA ĐÌNH
PHÒNG TỔ CHỨC - HÀNH CHÍNH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 11 tháng 02 năm 2014
BẢN PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THƯỜNG XUYÊN
25
SV: Đoàn Thị Phương Hải Lớp: Kinh tế lao động 52B
(Nguồn: Tổng hợp điều tra thực tế).

×